Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:26:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các bài viết tách riêng chờ thực hiện đúng quy định của Box.  (Đọc 127989 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lương văn liệu
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 09:08:22 pm »

kíng gửi anh QUANG cAN
Em đọc bài hướng dẫn của anh và nhờ anh tra cứu giúp hồ sơ liệt sỹ lương hữu cảnh
sinh năm 1945
cấp bậc trung sỹ
đơn vị D1 KN
nguyên quán hải thịnh hải hậu hà nam ninh
đã hy sinh ngày 25 tháng 7 năm 1974
tại mặt trận phía nam
trong trường hợp chống mỹ bảo vệ tổ quốc
được xác nhận là liệt sỹ
nhập ngũ 8 - 1971
đơn vị đã mai táng tại khu vực riên của đơn vị gần mặt trận
                               ngày 1 tháng 3 năm 1976
                                     thủ trưởng trung tá trần du đã kí
 em trân trọng cảm ơn
      em liệu

Bạn đọc và làm theo quy định của box trước đã.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 08:28:16 am gửi bởi quangcan » Logged
Chicken0914
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #61 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2011, 10:11:43 am »

Gửi các bác!
Cháu đang cùng gia đình tìm mộ của ông ngoại cháu - Liệt sĩ Dương đắc Chưng. Trước đây gia đình có nhận được giấy báo tử nhưng do thiên tai nên toàn bộ giấy tờ của ông cháu đều mất hết. Gần đây mẹ cháu đã dò hỏi 1 số bạn bè cũ của ông thì thu thập được 1 số thông tin sau, rất mong các bác giúp cháu

Liệt sĩ Dương Đắc Chưng
- Quê: Chi Lăng - Chương Mỹ - Hà Tây
- Nhập ngũ 13/9/1965
DKB thuộc F351 đơn vị CDC trung đoàn 84 bộ pháo binh
- Đi B ngày 25/3/1966
- Địa chỉ đi B: D2 trung đoàn pháo binh 724a đi hải yến
- Hy sinh ngày 15/9/1969 (mẹ cháu nhớ giấy báo tử ghi hy sinh tại Chiến trường miền Nam)

Những thông tin trên thực sự cháu không hiểu lắm, rất mong các bác giúp đỡ để gia đình cháu có thể tìm được mộ ông. Cháu xin cảm ơn

Địa chỉ liên hệ
Email: summer_scent0914@yahoo.com

Yêu cầu đọc và làm theo đúng quy định
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2012, 10:19:23 am gửi bởi quangcan » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #62 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 04:56:31 am »

...
Vậy nguười thờ cúng LS là ai? Nếu mẹ bạn là người duy nhất thì làm đơn hỏi phòng TB-LĐ-XH để xin trích lục lại hồ sơ.
Logged
lương văn liệu
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2012, 08:38:18 pm »

kính gửi chương trình giúp tìm liệt sỹ
tôi là lương văn liệu muốn tìm hồ sơ liệt sỹ lương hữu cảnh
sinh năm : 1945
cấp bậc trung sỹ
chức vụ chiến sỹ
đơn vị D1 KN
nguyên quán hải thịnh hải hậu nam định
đã hy sinh 26-7-1974
tại mặt trận phía tây nam
trong trường hợp chống mỹ bảo vệ tổ quốc
được xác nhận là liệt sỹ
đon vị đã mai táng tại khu vực riêng của đơn vị - gần mặt trận
           1 -3 -1975
           thủ trương đã kí trung tá trần du
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #64 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2012, 12:53:10 pm »

@lương văn liệu: Yêu cầu đọc và làm theo quy định. Nhắc thành viên lương văn liệu lần cuối.
Logged

An Ninh
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2012, 10:35:21 pm »

Chưa đóng ghóp được gì cho diễn đàn nhưng cháu cũng mạo muội nhờ các chú các bác tìm hiểu cho cháu những thông tin liên quan đến người thân của cháu là liệt sĩ Hà Công Vang.
Họ Tên : Hà Công Vang
Sinh năm : 1942
Quê quán : Hữu Niên - xã Hàm Ninh - Quảng Ninh - Bình Trị Thiên ( Nay là Tỉnh Quảng Bình )
Nhập ngũ : 2/ 1960
Xuất ngũ : 4/ 1964
Tái ngũ : 4/1965
Cấp bậc : Thượng sỹ
Chức vụ : Tiểu đội trưởng
Đơn vị : a - b2- c9 - d3 - e 101d - f 325c
Phiên hiệu đơn vị : 5742
Hy sinh ngày : 26/10/1967 ( theo giấy báo tử
Trường hợp hy sinh :
Sau khi tái ngũ được biên chế vào trung đoàn 101d huấn luyện ở Triệu Sơn - Thanh hóa. Sau đó hành quân vào tập kết ở phía Bắc sông Bến Hải, tham gia đánh các trận Bái Sơn - Đá Bạc, Phú Ân - Bà Nghén, đến trận ở Đông Bắc Hồ Khê ( thuộc xã Can Thanh - Cam Lộ - Quảng Trị ) thì hy sinh. Theo lời kể của một đồng đội cũ là chú Hóng quê ở xã An Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình thì dượng cháu lúc đó là tiểu đội trưởng đại liên và đó là trận đánh địch đổ bộ đường không ( mũi vu hồi ) sau khi hy sinh thì 3 ngày sau mới tìm thấy thi thể. Đơn vị sau trận đánh rút về trạm 70 ( nông trường Lệ Ninh ) để rút kinh nghiệm.
Theo chú Hóng thì dượng cháu được mai táng tại nghĩa trang đơn vị ( cách khu vực trận đánh khoảng 1km về phía Tây ). tuy nhiên theo một số cựu chiến binh ( Đại tá Trần Hồng Liên và chú Đinh Văn Dân quê Ninh Bình ) có tham gia trận đó thì sau trận đánh đó các liệt sĩ đều được đưa về bắc sông Bến Hải mai táng.
Trận đánh đó ngòai dượng cháu là liệt sĩ Hà Công Vang còn có liệt sĩ Nguyễn Văn Kiểm cũng là tiểu đội trưởng.
Tiểu đoàn trưởng lúc đó là đồng chí Đỗ Văn Cóng quê ở Cao Bằng ( nói giọng cà lăm )
Chính trị viên tiểu đoàn là đồng chí Trọng ( giáo viên nhà trường đi thực tế )
Trung đoàn trưởng là đồng chí Bạch Quý Hương ( hoặc là Bạch Quế Hương - người ký giấy báo tử )
Chính ủy trung đoàn là đồng chí Nguyễn Như Hoan.
Cháu đã liên lạc với phòng chính sách sư 325 và lữ đoàn Hải quân 101 nhưng không tìm thấy thông tin, vì vậy cháu rất mong các chú các bác tìm giúp cho gia đình cháu thông tin về liệt sỹ Hà Công Vang, thân nhân liệt sĩ Nguyễn Văn Kiểm, hay thông tin về các chú, các bác CCB đã từng sống và chiến đấu cùng đơn vị dượng cháu.
Địa chỉ của cháu : Nguyễn An Ninh
HT : 1TA - 159 - Thạch Thất - Hà Nội
Email : Mc.Security45@gmail.com
Điện thoại : 0904430009 - 0975887325
Hoặc chị : Hà Thanh Mai - Hội Phụ nữ huyện Quảng Ninh- tỉnh Quảng Bình.
Cháu xin chân thành cảm ơn !
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 10:53:10 pm »

Có tin này,gửi vào đây mong có ai đó biết được chỉ giúp cho liệt sĩ về được với quê hương.

Ngôi mộ hoang ly kỳ

Chuyến lưu lạc của 17 năm trước

Câu chuyện đó đã ám ảnh tôi trong nhiều năm qua cho đến khi tôi gặp anh Nguyễn Tiến Hồng, một người đã nhìn thấy tường tận bộ hài cốt bị cháy sém ở góc sân ga. Đó là câu chuyện xảy ra của 17 năm về trước nhưng Hồng vẫn chưa một ngày nguôi quên. Anh đã từng viết một bức thư lên Ban Liên lạc hội cựu chiến binh, với một mong mỏi, biết đâu người nhà bộ hài cốt có thể đọc được, và quay trở lại. Nhưng vẫn biệt vô âm tín.

Những người trực tiếp chôn cất ngôi mộ giờ cũng đã già lắm rồi. Và câu chuyện của họ cũng sẽ rơi vào quên lãng cùng với thời gian, nếu không một ai còn biết thông tin về ngôi mộ. Và đau xót hơn, là sẽ không còn một cơ hội nào nữa, dù rất ít ỏi cho sự trở về của người nằm dưới mộ.

Đó là khoảng cuối năm 1993 đầu năm 1994, khi Hồng còn học lớp 10. Hồng nhớ rất rõ, hôm đó mấy anh em rủ nhau đi học thì nhìn thấy  nhiều người tập trung ở một góc sân ga. Bộ hài cốt được để trong chiếc túi du lịch màu xám, bị đốt cháy và tung tóe ra ngoài, nhưng vẫn còn nguyên hộp sọ và xương. Bác Sang, nay vẫn còn sống, cùng với mấy người nữa đã gom nhặt cẩn thận từng mẩu xương và đem về chôn ở ngay cạnh đường ga.

 
Ngôi mộ vô danh ở ga Yên Bái (ảnh Quốc Hùng).


Hồng kể, đây là hài cốt của một liệt sỹ quê ở Hà Nam từng là bộ đội hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Anh đã được bố đi tìm và đưa về trên chuyến tàu Lào Cai - Hà Nội chạy qua ga Yên Bái vào khoảng 11h đêm. Chuyến tàu dừng tại ga Yên Bái 30 phút nên ông đi ăn cơm và không quên mang theo túi hài cốt của con trai mình.

Nhưng bất hạnh thay khi ngồi ăn cơm ông đã bị kẻ gian lấy mất chiếc túi. Người bố đó đã vừa khóc vừa tìm cho đến sáng sớm không thấy nên phải đi chuyến tàu xuôi Hà Nội lúc 6h50' hôm đó. Trong lúc tìm, ông có nói với mọi người là mình quê ở Hà Nam đi tìm hài cốt của con là liệt sĩ chống "Tàu". Đó chắc hẳn là một gia đình nông dân nghèo, và chuyến đi cũng là một nỗ lực lớn của họ để đưa con về nơi chôn nhau cắt rốn.

Câu chuyện của 17 năm trước đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân vùng ga Yên Bái. Anh Hồng bảo, không biết ông cụ bây giờ còn sống hay không, vì lúc đó, ông cũng đã ngoài 70 tuổi rồi. Có lẽ ông già, trong cơn hoảng loạn đã không hề nghĩ đến việc báo với các cơ quan chính quyền, bởi nếu thế, chắc hẳn ông sẽ có thêm một cơ hội được đón con trở về.

Và những chuyện ly kỳ xung quanh ngôi mộ hoang

17 năm, ngôi mộ vẫn nằm lặng lẽ ở đó, lúc đầu nó chỉ là một nhô đất được lấp bằng mô ít gạch đá, về sau có một số nhà hảo tâm đã góp tiền xây bao quanh ngôi mộ cho đỡ bị trồi sụt, xói lở. Khi chôn cất xong bộ hài cốt vô danh, ông Sang còn trồng lên trên mộ một cây đại. Thật kỳ lạ vì cây đại không được chăm sóc nhưng vẫn xanh tốt và trổ hoa hàng năm.

17 năm, không một ai ghé tìm. Ngôi mộ vẫn nằm lặng lẽ ở đó, và mặc dù được người dân  xung quanh hàng ngày vẫn thắp hương, cúng bái, thì ngôi mộ vẫn là vô danh. Ngay cả thông tin, đó là mộ liệt sĩ, cũng không có một bằng chứng nào chứng thực để có thể đưa bộ hài cốt vô danh vào tập kết ở nghĩa trang của thành phố. Tất cả mới chỉ là những phỏng đoán. Rất nhiều câu chuyện ly kỳ đã được người dân ở đây kể lại, thực thực, hư hư.

Cách đây mấy năm, có một cô gái đến ôm lấy ngôi mộ khóc than và nhận người nằm trong mộ là người yêu của mình. Mấy ngày sau thì cô gái chết. Về sau người dân ở đây tìm hiểu thì biết cô gái đó bị tâm thần.

Còn gã ăn trộm trên chuyến tàu hôm ấy, Hồng kể, chính là một "cộm cán" thời đó trên tàu, tên là Bình có vợ hiện đang sống ở ga Yên Bái. Hôm đó, thấy ông già cứ ôm khư khư chiếc ba lô, hắn tưởng bở vì nghĩ chắc đó là một món hàng béo bở. Nên hắn theo dõi nhất cử nhất động của cụ già, cho đến khi tàu dừng, ông cụ mang theo túi xách xuống ăn tối ở ga Yên Bái. Bình đã nhanh chóng cuỗm cái túi cao chạy xa bay.

Hồng kể lại, anh đã gặp chị Ngọc, người vợ đầu của tên trộm và nghe chị kể lại nhiều hệ lụy mà gia đình chị phải gánh chịu từ sự việc đó. Vào một đêm tối trời, khi đó chị Ngọc đang có bầu đứa thứ hai, bỗng nghe một tiếng thét thất thanh trong buồng tối nhà mình, nhìn thấy chồng và mấy người bạn dấm dúi chiếc túi xách. Bộ hài cốt làm cho những gã đàn ông vốn không biết sợ là gì run rẩy. Về sau chị Ngọc biết chồng đã vứt bộ hài cốt ra sân ga, thậm chí còn đốt cháy đen.

Từng ấy năm, chị Ngọc sống với nỗi ám ảnh về hành động của chồng..........................
.......................................................................

Đó có lẽ không chỉ là tâm nguyện của chị Ngọc mà còn là tâm nguyện của nhiều người dân sống ở đây, khi hàng ngày vẫn nhìn thấy ngôi mộ vô danh nằm lẻ loi bên một góc đường tàu. Đó cũng là tâm nguyện của người viết bài báo này, với chỉ một mục đích duy nhất, thêm một kênh thông tin để biết đâu, người nhà của bộ hài cốt vô danh có thể đọc được…

Nếu ai có thông tin gì về người nhà của bộ hài cốt xin liên hệ với anh Nguyễn Tiến Hồng theo số điện thoại: 0983970899
http://www.cand.com.vn/vi-VN/cstc/2011/3/145592.cand
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
bienngot
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #67 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 03:27:52 pm »

Cháu xin chào các bác, các chú!
Hiện tại gia đình cháu đang tìm mộ liệt syữ hy sinh tại mặt trận phía nam - quân khu 4.
Liệt sỹ: Lại Hồng Quang
Sinh năm: 1952
Quê quán: Xóm 12 Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà
Nhập ngũ: tháng 4/1970
Chức vụ: Đại đội phó
Đơn vị: Sư đoàn 320
Hy sinh ngày 10/9/1972
Tại mặt trận phía nam - quân khu 4.

Ai biết tin gì về liệt sỹ xin báo cho tôi theo địa chỉ:
Lại Thị Thu Hà là cháu gọi liệt sỹ bằng bác ruột
Điện thoại: 0943211313
Mai: hoaviolet8900@gmail.com
Cháu xin chân thành cảm ơn
Logged
khuathuutho
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #68 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2012, 11:07:10 pm »

Cháu chào các Bác, các Chú!
Hôm nay là lần đầu tiên cháu biết đến diễn đàn, sau khi mò mẫm tìm kiếm các thông tin trên mạng về các liệt sỹ gia đình cháu.
Cháu có một người anh là liệt sỹ hy sinh năm 1973 đến nay sau nhiều lần gia đình đi tìm kiếm ( tìm kiếm tại khu vực các nghĩa trang nơi trước khi anh mất, tìm bằng cách gọi hồn, đang trên mạng mà vẫn không tìm được).
Anh cháu là Khuất Hữu Song hy sinh ngày 3/7/1972( theo giấy báo tử) trên giấy báo tử ghi đơn vị là viện 10-kt nhưng gia đình không thể biết được đơn vị này giờ ở đâu. Có một bác ở cùng xã với nhà cháu có kể lại rằng hồi năm 1972 bác có tới thăm trạm xá của anh cháu tại khu vực Đắk tô tân cảnh, sau đó mấy tháng khi đi hành quân ngang qua trạm xá thì mọi ngừoi nói là anh ấy đã hy sinh vì sốt rét, tuy nhiên do hành quân gấp nên không thể đến mộ thắp hương vì vậy đến ngày nay gia đình không biết mộ ở đâu.
Vậy viện 10-KT và hi sinh khu vực Đăk tô tân cảnh là những thông tin duy nhấ gia đình cháu biết.
Cháu nhờ các bác, các chú tư vấn giúp cháu cách tìm, đơn vị viện 10-Kt là ở đâu?....
Cháu xin chân thành cảm ơn.


Đọc và thực hiện theo yêu cầu của box.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2012, 10:42:01 am gửi bởi quangcan » Logged
quankhu9
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #69 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2012, 11:22:46 pm »

Cháu chào các Bác, các Chú!
Hôm nay là lần đầu tiên cháu biết đến diễn đàn, sau khi mò mẫm tìm kiếm các thông tin trên mạng về các liệt sỹ gia đình cháu.
Cháu có một người anh là liệt sỹ hy sinh năm 1973 đến nay sau nhiều lần gia đình đi tìm kiếm ( tìm kiếm tại khu vực các nghĩa trang nơi trước khi anh mất, tìm bằng cách gọi hồn, đang trên mạng mà vẫn không tìm được).
Anh cháu là Khuất Hữu Song hy sinh ngày 3/7/1972( theo giấy báo tử) trên giấy báo tử ghi đơn vị là viện 10-kt nhưng gia đình không thể biết được đơn vị này giờ ở đâu. Có một bác ở cùng xã với nhà cháu có kể lại rằng hồi năm 1972 bác có tới thăm trạm xá của anh cháu tại khu vực Đắk tô tân cảnh, sau đó mấy tháng khi đi hành quân ngang qua trạm xá thì mọi ngừoi nói là anh ấy đã hy sinh vì sốt rét, tuy nhiên do hành quân gấp nên không thể đến mộ thắp hương vì vậy đến ngày nay gia đình không biết mộ ở đâu.
Vậy viện 10-KT và hi sinh khu vực Đăk tô tân cảnh là những thông tin duy nhấ gia đình cháu biết.
Cháu nhờ các bác, các chú tư vấn giúp cháu cách tìm, đơn vị viện 10-Kt là ở đâu?....
Cháu xin chân thành cảm ơn.


Bạn xem thông tin này
Phiên hiệu đơn vị KT và các đơn vị chiến đấu tại Mặt trận Tây Nguyên B3
Thứ Hai, 6.10.2008 | 16:18 (GMT + 7)
(LĐĐT) - Các liệt sỹ có phiên hiệu đơn vị KT là đã chiến đấu và hy sinh tại Mặt trận Tây Nguyên B3 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Căn cứ tài liệu lịch sử và hồi ký của các vị tướng lĩnh, có nhiều đơn vị đã tham gia chiến đấu ở Mặt trận Tây Nguyên, cụ thể như sau:
- Tiểu đoàn pháo binh 200 gồm 148 cán bộ, chiến sỹ được lựa chọn từ hai tiểu đoàn pháo của F324 và F305, vào Tây Nguyên từ đầu năm 1961. Tháng 02.1967, trên cơ sở tiểu đoàn pháo binh 200, trung đoàn 40 pháo binh được thành lập, mang số hiệu tên huyện 40 ( Đắkglây Kon Tum )- để luôn nhớ tới nơi đứng chân của Tiểu đoàn 200, đơn vị pháo binh đầu tiên vào chiến trường B3. E40 pháo binh gồm có các tiểu đoàn 30, 31, 32, và 34. E40 đã chiến đấu ở B3 đến năm 1975.

- Trung đoàn 320 vào B3 từ tháng 9.1964, là trung đoàn đầu tiên đủ quân được chọn lọc từ 3 sư đoàn 304, 308, 350. Tiếp theo đó là các Trung đoàn bộ binh 101A thuộc F325A, Trung đoàn 33 (101B) thuộc F325B, tiểu đoàn 545 quân khu Tây Bắc và tiểu đoàn đặc công 952.

- Trung đoàn 66 ( gồm các tiểu đoàn 7,8,9 ) thuộc F304 xuất phát ngày 20/8/1965 từ  Thanh Hoá lên đường vào Tây Nguyên chiến đấu. Đầu tháng 11.1965, E66 kịp thời có mặt tại thung lũng Ia Đrăng để tham gia chiến dịch PlâyMe lịch sử. E66 đã lập công xuất sắc trong chiến dịch PlâyMe, được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân, nên còn gọi là Đoàn PlâyMe để ghi nhớ truyền thống của Trung đoàn và E66 đã chiến đấu ở Tây Nguyên cho đến năm 1975. 

- Sư đoàn 1 được thành lập tháng 12.1965 tại Mặt trận B3, gồm các Trung đoàn 66, 33, 320. Đầu năm 1967, Tây Nguyên được bổ sung tiểu đoàn 33 hoả tiễn ĐKZB và Trung đoàn bộ binh 174. Vào đến Tây Nguyên, E174 được biên chế vào đội hình của F1. Cuối năm 1968, F1gồm các Trung đoàn 33, 320 và 174 được lệnh cơ động vào miền Đông Nam Bộ và đến cuối năm 1969, F1 đã giải thể để đưa các Trung đoàn thọc sâu xuống đồng bằng sông Cửu Long chiến đấu .

- Trung đoàn 88 bộ binh thuộc F308, Trung đoàn 24A bộ binh thuộc Quân khu Tả ngạn và Sư đoàn 325B vào B3 từ đầu năm 1966. Vào đến Tây Nguyên, F325B được đổi thành F10 ( mang phiên hiệu Nông trường 10 ). Đến cuối năm 1966, một số Trung đoàn của Tây Nguyên được điều động vào Nam Bộ, đồng thời F10 chuyển sang hoạt động phân tán từng Trung đoàn để phù hợp tình hình chiến đấu trên chiến trường.

- Trung đoàn 95 từ mặt trận phía tây Thừa Thiên Huế chuyển lên chiến đấu ở Tây Nguyên từ giữa năm 1966 cho đến năm 1975.

- Sau Tết Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tư lệnh bổ sung cho Tây Nguyên các đơn vị: Trung đoàn 209 hành quân từ miền Bắc vào, Sư đoàn 325C ( thiếu 1 trung đoàn ) từ Khe Sanh - Quảng Trị đến, Trung đoàn 10 và 20 từ đồng bằng Khu 5 lên. Sau một thời gian ngắn hoạt động ở Tây Nguyên, hầu hết các đơn vị trên đã được Bộ Tổng Tư lệnh điều vào miền Đông Nam Bộ.

- Đến cuối năm 1968, khối chủ lực Tây Nguyên chỉ còn lại ba Trung đoàn bộ binh là 66, 95, 24A, Trung đoàn 40 pháo binh và một số tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật.

- Trung đoàn 28 thành lập ngày 15.10.1968 tại Quảng Bình với lực lượng gồm các tiểu đoàn 8A, 8B và tiểu đoàn 3 là những đơn vị độc lập của Mặt trận Trị Thiên. E28 vào B3 chiến đấu từ tháng 02.1969. Trong mấy tháng mùa mưa năm 1970, E28 phối hợp với E24A sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Hạ Lào, giải phóng thị xã AtôPơ. Sau đó, E28 đã chiến đấu ở Tây Nguyên đến năm 1975.

- Cuối năm 1971, E24A được điều động vào miền Đông Nam Bộ. Đầu năm 1972, Bộ Tổng tư lệnh đã bổ sung cho Tây Nguyên các đơn vị, gồm: Sư đoàn 320A, Trung đoàn 24B, Trung đoàn 7 công binh, Trung đoàn pháo binh 675, ba tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, 01 tiểu đoàn xe tăng T54,  01 tiểu đoàn ô tô vận tải, 01 tiểu đoàn thông tin và Sư đoàn 2 QK5 cùng với khối chủ lực hiện có ở Tây Nguyên gồm 03 trung đoàn bộ binh 66, 95, 28 ; trung đoàn pháo binh 40; tiểu đoàn 631, các tiểu đoàn đặc công 37, 406 Kon Tum, cùng một số đơn vị binh chủng kỹ thuật để mở chiến dịch giải phóng Đắk Tô - Tân Cảnh.

 - Sư đoàn 10 được thành lập ngày 20. 9. 1972 tại huyện Đắk Tô, thành phần gồm 03 Trung đoàn bộ binh 28, 66, 95 và 8 tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật ( gồm : D37 đặc công, D30 pháo cao xạ, D32 pháo hỗn hợp, D41 pháo cơ giới, D24 quân y, D25 vận tải, D26 thông tin và D31 công binh ), đều là những đơn vị có truyền thống chiến đấu vẻ vang, đã trải qua nhiều năm gắn bó với địa bàn cao nguyên chiến lược. F10 còn có tên gọi là Đoàn Đắk Tô để luôn nhớ về nơi thành lập và truyền thống anh hùng của các đơn vị trong Sư đoàn đã lập công xuất sắc trong chiến dịch giải phóng Đắk Tô - Tân Cảnh tháng 4.1972. Giữa năm 1973, E24B được điều động về Sư đoàn 10, đến tháng 12.1973, E95 được tách ra khỏi F10 để tiếp tục nhiệm vụ đánh cắt giao thông, từ đó đến nay đội hình của F10 gồm 3 Trung đoàn 66, 28 và 24B.

Cả hai Trung đoàn 24A và 24B đều kế thừa truyền thống của Trung đoàn 42 từ thời chống Pháp ở vùng Tả ngạn sông Hồng, được Bác Hồ khen " Trung dũng và luôn luôn trung dũng ".Vào đến Tây Nguyên, E42 được đổi thành E24. E24A chiến đấu ở Tây Nguyên từ đầu năm 1966 đến cuối năm 1971 và từ 1972 đến 1975: chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. E24B chiến đấu ở Tây Nguyên từ đầu năm 1972 đến năm 1975.

- Trong thời gian từ tháng 01.1975 đến cuối tháng 3.1975, các đơn vị đã tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, gồm có :

F10; F320A; F316( từ Nghệ An hành quân vào ); F968; Trung đoàn 25; Trung đoàn 95; Trung đoàn 95B(thuộc F325); Trung đoàn đặc công 198; hai Trung đoàn pháo binh 40 và 675; ba Trung đoàn pháo cao xạ 232, 234 và 593; Trung đoàn xe tăng 273; hai Trung đoàn công binh 7 và 575 (thuộc Đoàn 559); Trung đoàn thông tin 29; 2 Tiểu đoàn vận tải và cầu phà ; 3 trạm sửa chữa xe pháo và các đội điều trị. Ngoài ra còn có các đơn vị phối hợp và phối thuộc ở các hướng, gồm : Sư đoàn 3 Sao Vàng của QK5 từ Bình Định hành quân đến đông An Khê-Gia Lai; Trung đoàn bộ binh 271; Tiểu đoàn đặc công 14 của Miền đến Gia Nghĩa ; Tiểu đoàn 21 của Sư đoàn 470 ( thuộc Đoàn 559 ) đến Bản Đôn.

F968 là Sư đoàn bộ binh, thuộc Đoàn 559-Bộ đội Trường Sơn- đường HCM. Từ cuối năm1974 trở về trước: F968 đóng quân ở bên Lào. Tháng 01.1975: F968 được điều động từ Hạ Lào về Mặt trận Tây Nguyên, bí mật luồn vào thay vị trí của F10 và F320A tại Kon Tum, Gia Lai, thực hiện kế hoạch nghi binh lừa địch để 2 Sư đoàn 10 và 320A bí mật hành quân về Đắk Lắk, tạo bất ngờ cho chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột .

F320A kế thừa truyền thống của Sư đoàn 320( Đại đoàn Đồng Bằng ) được thành lập ngày 16.01.1951 ở Quân khu 3. F320A gồm 4 trung đoàn: 48, 52, 54 và 64. Năm 1968-1969: F320A chiến đấu ở Cam Lộ - Quảng Trị ; năm 1970-1971: chiến đấu ở đường 9 - Nam Lào; từ đầu năm 1972 đến năm 1975: chiến đấu ở Tây Nguyên.

F10 cùng với F320A là những Sư đoàn chủ lực mạnh của chiến trường B3, đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong đội hình F10 có các Trung đoàn 66, 28, 24B là những đơn vị có bề dày thành tích chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trung đoàn 66 đã hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. Sau khi giải phóng Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột, F10 và F320A là lực lượng nòng cốt, vinh dự đứng trong đội hình Quân đoàn 3 được thành lập ngày 26.3.1975, tạo thành mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch HCM lịch sử.

Thân nhân liệt sỹ căn cứ giấy báo tử ghi phiên hiệu đơn vị KT, có thể liên hệ trực tiếp hoặc gửi thư đến Ban Chính sách Quân đoàn 3 ( địa chỉ: QL19 - phường Trà Bá - TP.PlâyKu - Gia Lai ) để biết cụ thể nơi hy sinh và phần mộ của liệt sỹ. Còn có thông tin gì thiếu sót, rất mong các Cựu Chiến binh bổ sung thêm để giúp các thân nhân, gia đình liệt sỹ giảm bớt khó khăn trong hành trình tìm mộ người thân của mình.

(Nguyễn Phú Dũng, 337 đường Trần Phú - thị xã Kon Tum . ĐT 0982.017138)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM