Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:52:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!  (Đọc 85969 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 02:25:07 pm »

..........................

------------


Trà. Có một điều là xương sống của trà đạo Việt Nam, đi đâu cũng thấy, nếu không thự hiện người ta đánh giá ngay là người không biết uống trà, ccó là sự bình đẳng. Xin lỗi các bạn Trung Nam, từ Huế đổ vào không biết đến điều đó.


Các bạn đi lính, thấy bất cứ chàng lính bắc nào đều pha trà buồn cười, hắn ta rót mỗi chén một nửa, rồi mới rót nốt nhưng theo chiều ngược lại. Thàng nào ẩu xị (dân Mông Phụ Đường Lâm Sơn Tây), thì đưa cái vòi chén vẩy vẩy cho cùng lúc rót tất cả các chén.

Có câu "rượu chén đầu, chè chén cuối", hay vắn tắt hơn là "rượu đầu chè cuối", người ta làm thế để thể ai cũng có đầu và có cuối. Bình đẳng, đó là tiên đề của cuộc trà, dù là trà gì. Cái này đặc biệt khác trà đạo Ấn Độ, Nhật Bản, hay tầu.

Đến bi h, dân Bắc mỗi nhà có một bể nước mưa có mục tiêu lớn nhất là trà, việc này đã có từ rất lâu rồi, những nhà cổ kính 200 năm đã có. Ngày xưa, dân Bắc thường uống chè 4 người, chứ không phải trà tma rượu tứ. Nhưng nhiều nhất vẫn là trà tay đôi, khoảng 9-10 giờ sáng, các ông cụ có thằng cháu đi sau, cắp ô đi thăm nhau. Trà hồ đó phải bê lò ra đun nước tại trận, trà không rót từ ấm chuyên ra chén ngay, mà cho vào chén tống, rồi từ chén tống mới rót ra chén quân cho mỗi người. Bộ đồ trà Việt Nam vì vậy có ấm pha, 1 chén tống, 4 chén quân, một khay. Bộ đồ trà này khác hẳn các thứ trà đạo Nhật, Tầu, Ấn.

Lại có việc rồi, lúc nào trà dư tửu hậu tớ lại post tiếp bài về trà.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2008, 05:05:29 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 04:38:46 pm »

Cho em hót tí về trà nhá! đây là món mà em nghiện, ko quá đam mê nhưng không bỏ được. Tản mạn tí.
Có bác nào ở đay tưng biết đến quán trà ông già ở chân cầu thang chung cư khu bê - tông Thanh Xuân ko? Những năm cuối 9x em cùng 1, 2 thằng bạn hay đến đây uống. Quán trông cũ kỹ nhưng rất sạch, thường mở vào buổi tối, khách tối nào cũng nườm nượp mặc dù đồ bán ở quán chỉ có trà, hạt bí + hạt dưa, kẹo lạc mà thôi. Nói về trà, (bọn em hay gọi là trà ông già, do một ông già trông khá trí thức và khó tính làm chủ quán), trà ông pha đặc khiếp, sít cả cổ lại, ko dành cho giải khát hay cho bọn tục uống - nốc một lần hết một chén được, mà một ly trà (nhỏ xíu, lơn hơn ly mắt trâu tí) uống phải 15' mới hết. Trà ông pha, một ấm ông đổ  cả một vốc (em ko phét đâu) nên làm gì mà ko đặc. Mà cái thứ trà này là loại đặc biệt, thấy bảo là chính tay ông lựa và ướp hương, đảm bảo chất lượng. Ly uống trà luôn đc rửa sạch và ngâm trong một nồi nước luôn sôi mắt cua. Uống trà của ông, mới nhấp đầu thấy khó uống vô cùng: đắng, chát xít lại, đặc như mật. nhưng khi nuốt rồi bắt đầu cảm đc cái hậu của trà, ngọt mãi, ngọt mãi... khó tả lắm. Uống trà ở đây, nếu đi một mình có thể ngồi nói chuyện với ông, chuyện thơ văn (nhìn xung quanh thấy ông treo đầy câu đố và đối thơ văn, các bài thơ ông mời hoạ lại...) và nghe ông nói chuyện về cách uống trà (trà lý - em ko dùng từ trà đạo ở đây), thấy hay và thú vị. Ông khó tính lắm, ồn ào hoặc hơi mất lịch sự là ông từ chối bán ngay, trà của ông ai muốn mua về cũng đc, nhưng đắt khiếp (10.000 một lạng, trong khi trà ngon thời đó có 2000đ một lạng), còn uống tại chỗ thì 500 (năm trăm) đồng một ly - trong khi quán cóc toàn 200 ko hà. Đến quán này, mặc dù là người khá sành trà nhưng chưa bao giờ em uống hơn hoặc kém 2 ly, chỉ hai ly thôi, và 1 số điếu thuốc...
Quán này cũng là một kỷ niệm thời SV, xa HN lâu rồi, ko biết bây giờ quán này còn ko
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2008, 04:40:49 pm gửi bởi taisaolainhuvay » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #42 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 03:14:15 am »

HP vừa có chuyện không vui với mấy tay quản lý 4r, trong thời gian đợi chúng nó sử lý, mình post tiếp đoạn này, rất có thể sẽ là đoạn cuối cùng của mình trong 4r.

Mình không đủ trình uống trà, đây là những gì mình đã biết, rất nhỏ trong lý trà, rất mong sau này các bạn kể quan điểm của các bạn, cùng tinh hơn.

Trà quán có cái hay riêng của nó, các bạn ở HN chắc nhiều bạn nhớ quán trà vỉa hè đầu Lý Quốc Sư. Gần đấy có quán phở nổi tiếng, nhưng không liên quan gì đến trà này. Quán trà trước do một ông lão bán, sau này con cái cụ bán, nhưng phong cách vẫn vậy. Cũ như quán trên thôi, có nồi nước sôi mắt cua để làm nóng chén, ngày xưa không biết đó là sát trùng, rất sạch, chỉ biết rằng uống trà cần chén rất nóng. Bạn cũng nói đúng, người Việt không gọi "trà đạo" mà là "trà lý"-hay đúng hơn là "lý trà", chỉ có mấy lão bốc phét vừa dốt vừa kệch mới gọi là trà đạo Việt. Võ con gà chọi không gọi là miếng mà là lối, mỗi thứ mỗi miếng, mỗi nghề, mỗi lối, mỗi lý. Đi xem gà chọi ở miền Bắc mà gọi con này miếng hay, như mấy sách báo kệch hay kể, thì tức là truyền cho người ta biết cái thông điệp: người nói là dân ngoại đạo.

Cái lý cơ bản nhất của chè mạn Việt Nam là bỉnh đẳng, mình đã nói trên rồi, còm một cái lý nữa là giản dị. Kỹ thuật trà Việt Nam cao siêu, nhưng người ta khoe rất kín, che dấu đi những cái dễ nhận. Hai điểm đó mới đầu tưởng khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau. Vì bình đẳng, nên người ta không khoe giầu, sang, đẹp, quý, người nào cất tiếng khoe trình độ uống trà cũng là cũng là thiếu tinh tế, mà người ta khoe thành tích uống trà bằng những dấu vết tuy kín nhưng người biết không thể phủ nhận, người có không thể làm giả. Điểm thứ ba là tôn trọng người được mời, âu cũng là một thể hiện của bình đẳng và giản dị. Lý trà Việt Nam bao gồm từ bộ ấm chén, đến dịp uống, đến cách pha, đến cách mời, đến thứ tự người uống và dĩ nhiên có cái phần nho nhỏ là chọn trà và các động tác uống. Trà đạo Nhật trông rõ ràng động tác, nên dễ học và đánh giá, trà tầu là thứ khoe cao sang. Ở Việt Nam cũng có ấm trà vui của hàng xóm, có thưởng trà người dưới, có dâng trà người trên, nhưng khi uống đều tuân theo trà lý, và cơ bản của trà lý là bình đẳng và giản dị.
Đáng tiếc là thời Nguyễn, trà lý không được dân Kinh Thành Huế tôn sùng, lai căng trà tầu, làm mai một cách uống trà của dân Huế đổ vào Nam, và cũng là một điểm làm dân Bắc Hà không bao giờ tâm phục triều đình ngắn ngủi đó. Trà lý thời Nguyễn càng được phát triển ở Bắc Hà do đã hết cuộc chiến 200 năm, giao lưu văn hóa phát triển.
Hiếm có văn hóa nào thấm nhuần và phổ biến như trà lý, bất cứ người con trai Bắc Hà nào cũng biết giữ cái lý lớn nhất của Trà Việt, tức là không bao giờ có chén đầu chén cuối, hay là ai cũng có thủy có chung. Mình buồn cười, ở cái đất võ biền Đường Lâm, thanh niên pha trà rất ẩu, thế nhưng không quên lắc cái ấm, vẩy vòi để chan hòa.

Hương vị trà.
Người Việt gọi trà xanh là trà tươi, còn ngày nay thương mại Thế Giới dùng trừ green tea để chỉ cách dùng trà Viễn Đông: Tầu, Nhật, Việt. Trà Ấn khác, sau được du nhập sang Âu, người Ấn coi trà là một công cụ tu đạo, không quan tâm nhiều đến hương vị, văn hóa, mà sao cháy đen chỉ giữ chất kích thích, nay được gọi là trà đen.
Điểm đặc biệt khác của trà Việt là nó chát và mang hương vị tự nhiên. Trà Tầu, Trà Nhật đều trồng, hái, sao, bằng những cách đặc biệt để loại bot gần hết vị chát. Các thứ trà danh tiếng của Tầu Nhật về Việt chỉ để uống cho biết, không ai ưa.
Ví dụ, trà Nhật được trồng ở các sường núi lạnh, ẩm, ít nắng, hái rất non, nếu nhập trà nguyên liệu trồng ở Việt cho rẻ, ngày nay người Nhật bắt nông dân phủ lưới che gần hết nắng và phun đậm nước liên tục, thứ chè cớm nắng đó dù chế biến công phu thế nào đối với người Việt cũng nhạt toẹt, mặc dù nồng độ chất kích thích lớn, nước thì loãng tếch như nước lã.
Trà Tầu cũng vậy, ví dụ Ô Long họ che nắng, bón phân, phun nước cho cộng trà dài ra mà rất non, hái cái cộng đến 5-7 lá dài đến 5-7 phân, rồi ủ, mục tiêu là trà hơi mục thối, hết chất tươi, hết chát, rồi lại sao tẩm nhiều để tẩy hết hương và ướp hương khác vào trà, rồi đúng nghĩa đen, tẩm thêm nước trà pha rồi vào cho lúc pha được nước. Vậy nên một cộng trà Ô Long mới cuộn được thành cục to tướng. Đưa Ô Lông cho một cao nhây râu bạc Việt Nam thì sẽ được khen là được nước, nhưng nước đỏ quạch và vô vị !!!.
Còn Thiết Quan Âm thì chỉ còn hương, hương ướp thêm không phải hương trà, dùng cho phụ nữ biểu diễn nết na.
Người Việt lấy trà những mùa sương, nắng, chát, lấy non hơn (3 lá) nhưng chát hơn, so với Tầu sao rất ít chỉ để khô trà, nắng thật to thì phơi cũng đủ, được thứ trà quý. Trà ngon Việt Nam là nước xanh tự nhiên chứ không đỏ như Tầu, không nhạt như trà Nhật, và rất chát nếu so với hai thứ đó. Nước trà Việt sánh hơn, và quan trọng hơn là có hương vị tự nhiên, dù có ướp hương khác đến đâu mà mất hương tự nhiên cũng vứt, ví như Lipton. Đặc trưng của vị trà Việt là ngọt có hậu, uống nuốt nước rồi nhưng vị ngọt đọng lại nơi cổ họng, nên người thiếu tế nhị khen trà mới "khà" một tiếng để báo cái vị ngọt đó. Dù là trà tươi hay trà mạn đều phải giữ cái lý đó. Thiếu cái đó thì các cụ bảo khác gì Lipton, cho các cụ uống Ô Long với trà Nhật thì đúng là .... đồ Lipton nhạt toẹt.
Trà Việt thường là sao cũng phải kết hợp với phơi, không ai ủ một chút trà còn ẩm, vì nó lên tạp vị. Thường loại trà ngon xen kẽ phơi và sao nhẹ vài lần. Trước chỉ có trà nhà nước bao cấp mới sao, chỉ dùng cho dân lấy hương, còn nước lấy từ trà khác.
Trà Việt Nam mà cho Tầu Nhật nó xài thì được vài giọt là nó nhổ toẹt, nó chế chát xít. Có lẽ ba cái thứ "hại ta" chỉ thứ cuối là tắt đèn đâu cũng xơi được.

Đồ trà.
Trà lý Việt Nam có từ rất sớm. Thời cổ, người Việt pha trà xanh trong ấm to, nay con cháu là cái ấm tích ủ. Có thời ấm đồng được dùng nhiều để rót trà xanh. Trà xanh uống bát, không cần rót đều vì pha lâu, đã đủ lý thủy chung.
Từ thời Lý đã có đồ pha trà mạn, nhưng trà tươi pha ấm tích vẫn còn dùng ở các nhà quyền quý cho đến ngày nay. Ngay cả người tầu cũng sản xuất loại "ấm cô tiên", vẽ cô gái áo quần dải lụa thướt tha bay lên, để bán sang Việt Nam.

Đồ trà Việt Nam cấu tạo mày sắc cũng như chạm trổ đề giản dị, chỉ có hình dáng kích thước phải tuân nghiêm ngặt mà thôi. Trong khi các chén rượu Việt Nam rất nhiều mầu và hình, thì bộ đồ trà thường làm bằng sành, loại đất nung rẻ nhất, không men. Những kỹ thuật làm ấm trà Việt Nam rất cao. Bộ ấm trà mạn cổ dân Việt hay dùng có loại sành đỏ "gan gà" hay được nhầm thành Mạnh Thần tầu, điểm khác biệt của Mạnh Thần bề ngoài là Mạnh Thần màu vàng, có mem, cao hơn chút. Còn ấm Việt Nam đỏ quạch và bẹp, vòi dài. Nắp ấm gan gà cũng nhô cao và chọc một lỗ gần giống dáng Mạnh Thần. Chuyện dân gian cũng nói đến việc đó, để chê bai người kệch.
Chuyện rằng, có ông bố vợ thích trà mạn, thường khoe có cái ấm Mạnh Thần, thường ngâm "Thứ nhất Thế Đức gan gà, Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần". Một hôm ông con rể bực mình (chắc uống trà chưa dư nhưng tửu đã hậu), bảo, con cá với bố là cái ấm ấy con làm. Hai bố con cá nhau một hồi, ông bố đập ấm, thấy có cọng rơm làm cốt gắn quai, như ý ông con, đành chịu thua.
Cũng có loại ấm Việt nam làm giả Mạnh Thần, cao hơn, Như Mạnh thần thật, nhưng chất lượng kém xa.
Ấm gan gà đó được làm ở vùng gốm lừng danh thế giới Quảng Ninh, đồ gốm vùng này thời Lý Trần đã đi khắp thế giới. Loại ấm đặc sắc nhất là ấm hai vỏ, cách nhau một khoảng, dùng cách nhiệt. Ấm tuy dầy cộp nhưng nhẹ, ngoài chỉ âm ấm. Không men, nhưng đất nung gan gà cực mịn, đến mức không men mà bóng, có thế mới làm được hai lớp siêu mỏng. Loại gan gà ấn tượng nhất là ấm nhỏ tí, đắp hoa văn nổi (thạch sùng), mình đã được may mắn được chiêm ngưỡng một cái ở Lục Ngạn, ngày nay không thấy ai làm. Nhiều cái gan gà nung quá lửa hay ám khói có vệt đen trông ngộ ngộ. Cả bộ có đủ cả chén tống, chén quân và bình đựng trà. Ngày nay dân vùng này vẫn sản xuất để bán ấm gan gà, giá rẻ bèo. Trước đây là loại ấm chủ lực, thường được gọi là "gan gà", rồi "gan gà Hải Phòng" vì miền đất đó sau về Hải Phòng, Hải Dương.
Sau này có loại ấm da lươn, chén da lươn nhưng lòng trắng hay lam, thành chén đứng, mấy năm trước vẫn là loại chén chính, gọi là "chén da lươn" luôn. Rồi có loại ấm sứ đen nhánh. Da lươn và đen thường là loại to, giá bình dân. Rồi có loại ấm Bát Tràng mem vẽ lam, rồi ngọc rạn, riêng loại ấm men ngọc rạn hình cầu dễ thể hiện "tuổi trà" nên được coi là đồ quý với dân "pro", là thứ đồ đặc sản chỉ có ở Việt Nam. Bộ men vẽ lam đi kèm với điếu bát là bộ đồ phòng khách phổ biến nhất ở nhà khá giả sau này, cùng với khay trầu, ống vôi, ống nhổ. Các ấm màu sáng thường cao hơn, hình cầu hay cao chút. Một cái khác của ấm trà Việt nam là quanh vành miệng ấm thường có viền hơi lõm.
Ngoài ấm pha, trước đây không có bình nước nóng, còn có "siêu" đun. Siêu đun có cán như gáo, cũng có chỗ rót như gáo nhựa ngày nay, có một chố đất nung lồi lên như kim hỏa để dấn nhiệt chóng sủi, cũng gọi là "kim hỏa".
Dù trà tươi hay trà mạn, bàn nước bao giờ cũng có thùng đổ bã trà, một công cụ không thể thiếu khi uống trà, vừa dùng xả điếu cầy, đôi khi nhổ trầu.
Dĩ nhiên, ngày xưa bộ đồ trà có thêm chú tiểu đồng, thường là cháu trưởng hay học trò yêu, đun nước rót trà, thường gọi là "thằng nhỏ".
Ấm trà độc ẩm nhỏ tí không dùng thằng nhỏ, những bao giờ cũng đủ 4 chén. Người độc ẩm uống ấm bé nhưng không thiếu đồ đãi khách. Ấm độc ẩm thường là loại "gan gà" hai lớp, vì nó rất cách nhiệt nên ấm nhỏ không nguội nhanh. Thật ra thì gọi theo thời hiện đại thôi, chứ ngày xưa không có ấm độc ẩm chuyên dùng, mà chỉ là ấm to ấm bé. Uống ấm bé người ta còn tu, không rót ra chén, hưởng trọn hương trà.

Về ấm chén, đồ Việt Nam chỉ khác đồ tầu như vậy. Trà tầu không có lý thủy chung nên không có khái niệm bàn trà quây quần, mỗi người một chén có nắp, sang thì mỗi người một bàn uống riêng. Ô Long thì chén loe, kẻ sỹ uống mà không ngửa cổ mang tiếng ngạo mạn, Thiết Quan Âm thì chén nhỏ cao, phụ nữ dù nết na đến mấy uống cũng phải ngửa cổ để khoe của.
Để thỏa mãn tính bình đẳng, bộ đồ Việt Nam khác biệt với đồ tầu ở chén tống chén quân. Chén uống trà Việt Nam nhỏ xíu (bằng mắt con trâu), không nắp, chén tròn, uống ngửa cúi tùy tâm, lúc uống trà là lúc thoải mái tâm hồn. Bộ đồ trà Việt Nam trước đây bao giờ cũng có bốn chén, không bao giờ uống nhiều người một ấm, nếu trong sân trà thì tối đa 4 người riêng một bàn. Đĩa đựng chén có thể có nhưng đa phần không cần vì ngồi quây quần quanh bàn trà. Chén tống là đặc trưng khác biệt của bộ đồ trà Việt Nam, trà từ ấm pha rót ra chén quân, rót hết ấm, đủ lý thủy chung, rồi mới "chuyên" ra các chén mỗi người là chén quân. Vì chỉ riêng trà Việt có lý thủy chung, nên riêng trà Việt mới có chén tống.

Uống trà.
Người Việt có thưởng trà kẻ dưới, dâng trà người trên, nhưng thường là đãi trà, theo lý trà Việt, đâu cũng là đãi trà, chỉ có cách nói lệch do nguyên nhân khác. Vua có thưởng bầy tôi chén trà, bầy tôi về khoe vua đãi trà thì vua mới vui. Cái lý trà của Việt Nam là bình đẳng, nên trừ "thằng nhỏ" có mời mà không uống, thì người chủ việc mời đều uống.
Khi uống trà, người Việt tỏ lý lớn nhất là thư thái, trog trạng thái minh mẫn nhất đó của con người, các thái độ tôn trọng nhau được thực hiện chặt chẽ và tế nhị nhất. Một điểm khác đặc biệt của trà Việt là bàn trà quây quần, nên mọi người cùng uống theo lẽ, cùng tỏ thái độ khen chê tế nhị.
Một thứ tự đặc biệt của người Việt là người mời trà bao giờ cũng uống trước, điều đó ở nước ngoài có thể mất đầu. Người mời trà nhấc chén, khách mới nhấc chén, nhưng khách lại đợi người mời trà uống trước, rồi mới uống. Người mời trà uống trước là thái độ tôn trọng nhất của ông thể hiện với khách, ông mời khách chân tình, rất Việt, chứ không khách sáo lễ nghi. Đồng thời, trà rót từ một chén tống như nhau, ông uống trước là tỏ thái độ "nếm trước" nếu vạn nhất có độc thủ, hay nếu không cũng là cách thể hiện "trà tôi thường dùng, tôi mời, chứ không phải loại trà cho".
Khi uống trà, ai cũng phải tỏ ra thư thái từ từ, không có chút vẻ vội, nên mọi người đưa chén lên chậm rãi. Mỗi người cầm chén, khẽ gạt vào đĩa đựng hay thành khay để hết nước rỏ, rồi nhấc lên đưa mắt nhìn nhau để uống đúng thứ tự. Động tác gạt cũng làm chậm nhịp uống lại, làm họ không bối rối khi phải đợi bất ngờ, ví như người chủ uống trước mải nói hay phải trả lời ai.
Người uống trà đưa chén ngang mũi, tỏ ý biết thưởng hương trà, rồi nhấp ngụm nhỏ, tỏ ý xem xét vị trà. Ngụm này được nuốt rất điệu bộ: môi mím, mắt chăm chú như vô hồn, miệng ngậm để trà trôi khắp miệng từ từ qua rất cả các giác quan trong miệng, đến cổ họng trà đi qua chậm để biết hậu vị. Hậu vị là biểu hiện cao không thể thiếu của trà ngon, nên nhiều người thấy thế, xong nhịp uống liền "khà" một cái, báo cho chủ biết họng đã khe khé vì hậu vị, trà của ông ngon. Hết ngụm khởi động, người ta đưa mắt nhìn nhau, nhường nhau bình phẩm.
Rồi mới uống chén trà từng ngụm nhỏ.

Khen trà là một lý quan trọng. Vì không như trà Tầu, trà Việt không bao hàm sang giầu quyền quý, nên khen trà ngon, hay, thơm... đều là không lịch. Người biết lý trà được đãi ấm trà ngon làm một câu đầy đủ "trà uống được" là chủ vui nhất, người ngắn gọi thì "được" là vui rồi. Không như Nhật Tầu, văn tốt chữ hay đem nịnh trà. Ở Việt, ai "nịnh trà" liền được chủ khách coi thường. Biếu trà cũng vậy, đem biếu mà bảo "có ấm trà ngon biếu ông", là người ta cười cho. Từ "Trà ngon" chỉ dùng hướng dẫn vợ mua trà đãi khách. Khi ấm trà tàn, tình giao trà đã đậm như người thân, người ta mới nói đến chuyện thơm ngọt hơn kém, nhưng cũng chỉ ý nhịn thôi.

Rửa bộ đồ trà
Chuyện rằng, có cô con dâu đem ấm trà của bố chồng đi rửa, về sạch bóng, liền bị chửi một trận te tua. Ngày trước, bộ đồ trà được rửa rất sạch, vì lúc uống trà là lúc lòng mình trong sạch nhất, ít ra là hình thức. Thế nhưng, tuyệt đối không được rửa vài điểm. Đó là xung quanh miệng ấm (vành lõm nếu có), phần miệng vòi và dưới vòi, phần vỏ đối diện với vòi. Trà đóng lâu ngày thành "cao trà", tuổi uống trà lâu năm liên tục thì "cao trà" đọng dầy hàng ly, khách trà nhìn thấy kinh nể, đó là thể hiện kín đáo.
Bộ "gan gà" và bộ men ngọc rạn đọng cao trà chắc nhất. Riêng gan gà không men, chất trà thấm vào ấm, nên nếu là ấm của cao nhân, rót nước sôi không, cũng có trà. Riêng đặc điểm này thì tầu chỉ có "Tử Sa", tuy nhiên đồ Tử Sa dầy cộp nặng trịch, không nhẹ và càng không thể hai lớp như "gan gà". Nhưng gan gà mầu sậm, cao trà và màu sành hòa nhau, khó nhìn, nên thường dùng làm ấm nhường nhật nói chuyện với tri kỷ. Còn men ngọc rạn, màu men này làm đồ khác đã quý, riêng làm ấm trà thì màu sáng của men làm trội cao trà, vết rạn làm cao trà bám chắc, dễ gây ấn tượng hơn.
Da lươn rất khó nhìn thấy cao trà, cũng khó bám, vì men bóng và nâu đồng màu với cao trà. Sứ hoa lam hoa văn nổi đậm và đẹp, trông sang, nhưng hai thứ này không được dân uống trà pờ-rồ ưa chuộng. Da lươn ý nhị, người được đãi trà thấy lòng chén trắng sạch bong, nhấc chén lên thăm trà mới thấy cao trà, khó nhìn lẫn vào màu vỏ chén, mới biết đã được cao nhân nhìn mắt xanh.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2008, 06:05:53 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 05:03:10 am »

Pha trà.
Cách pha trà Việt vẫn còn được dùng đến nay, đó là đảm bảo ấm, chén đều nóng.
Trà đồng rủa sạch tinh ấm chén, đặt lên khay, giữa 4 người, và đun nước suôi già.  Đầu tiên là mở nắp ấm, đổ (gọi là chuyên đầy nước vào ấp rồi đóng lại, rồi lại chuyên đầy nước vào các chén. Tiếp theo, trà đồng đợi một chút, rồi đổ hết nước trong ấm, cho trà đong sẵn vào. Tiểu đồng rót tí nước đủ để ướt hết trà, rồi rót đổ đi, lượt nước này làm trà ngấm đều, mới ra được nước trà đủ hương vị, đổ cạn nước tráng trà rồi mới đổ đầy ấm pha trà. Khi ấm trà gần được, tiểu đồng mới đổ nước chén tống chén quấn đi, các chén này nóng rực, mới rót trà. Nhà sang hay ngoài quán còn có nồi nước sôi mắt cua liên tục để nhúng chén cho nóng.

Ngày xưa người Việt hay dùng hai loại bình, là bình tỳ bà (lọ) và bỉnh tỏi (nậm hay to gọi ngắn là bình). Hai loại bình này đã được xuất khẩu khắp thế giới thừ thời Lý-Trần. Bình tỳ bà hình bầu dục, miệng bé, còn bình tỏi như củ tỏi, cổ như dọc tỏi, bé mà cao. Có người nghiên cứu đồ cổ còn bảo đó là bình đực-cái, tớ chưa thấy sách cổ nào nói vậy. Bình thường đựng chất lỏng, lọ thường đựng đồ khô, trừ lọ nước của sỹ tử cho dễ đeo (lọ có vành miệng dễ buộc dây). Bình tỏi thường giá cao, nên dân thường ít dùng, thường lấy lọ đựng tất các thứ. Chè đựng trong lọ rất khô.
Loại bình nhỏ dễ cầm một tay được dùng để đựng trà khi uống. Người Việt cổ không đong trà cầu kỳ, mà "đong" chỉ là đổ ra tay, người pha trà chuyên nghiệp mắt không cần nhìn cũng biểu đủ thiếu, lọ thường nút là chuối khô. Riêng loại "gan gà" chuyên đựng trà có hai lớp, vào những ngày nóng quá, nó điều hòa nhiệt độ bên trong nên trà để lâu uống vẫn ngon, độ quánh của đất làm đồ này cho phép làm những vách rất mỏng mà chắc, nên thường được nặn những đồ khó như vậy, bình nhỏ dùng lúc pha có nắp gốm. Có rất nhiều bình lọ các dòng da lươn, men hoa lam, men ngọc rạn và một số ít men đen. Bình lọ có thể có nắp, nhưng để lâu thường chỉ nút lá chuối, hay ngoài lớp lá chuối lọ đậy thêm cái nắp chụp như chum. Một cái bình tỏi Lý-Trần men hoa lam được trung bầy ở Thổ Nhĩ Kỳ còn được truy gốc gác đến người vẽ, xưởng làm, cả tiểu sử người vẽ.
Ngày nay người ta vẫn tráng ấm chén, tráng trà, rồi có người cầu kỳ đổ nước xong đậy nắp rồi đổ nước nóng lên nắp, đồ trà đã đổi nhiều nhưng lý trà vẫn thế.

Ngày xưa dân đồng bằng mỗi nhà có một bể nước mưa, nhà giầu đến hàng chục khối, pha trà hàng mùa. Nước đồng bằng nhiều sắt, pha trà tanh, tạp. Bên cạnh bể nước thường có bụi nhài, rửa gì tiện tay hắt nước ra. Buổi chưa sáng, các ông già ra lấy nhài, lúc nhài thơm nhất, rồi thả một bông vào ấm trà. Dân trung du thường có kiểu kiến trúc vườn khá đẹp, một cái vườn phụ hẹp ngay trước sân, trồng cây cảnh và cao, cau cân đối hai bên cao vút, chính giữa là một cây ngâu được tỉa hình cầu tròn vo. Ướp ngâu khá mất công, nhưng cầu kỳ nhất vẫn là ướp sen.

--------------
Trà nhà Nguyễn.
Nhà Nguyễn uống trà khác với Bắc Hà, kém hơn nhiều bậc. Nhà Nguyễn không có khái niệm "thủy chung" trong trà lý, mà đó là cốt lõi của lý trà, nên Triều Đình Nguyễn không có lý trà. Dân quý tộc Huế thường mua ấm chén tầu và dùng trà tầu, có cải tiến đi chút là trà ướp sen, nhưng so với cách ướp sen thời Lê hay dân Tây Hồ vẫn làm thì kém xa.
3 loại bộ đồ trà mà nhà Nguyễn thường đặt về là "Thứ nhất Thế Đức gan gà, Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần". Các loại ấm này phân to nhỏ khác nhau, đều có đĩa chén, khay thường làm lấy ở Việt Nam, kiểu ấm cao, chén to. Thật ra ba hiệu sứ này không lấy gì làm to chuyện bên tầu, và nay có vẻ thất truyền. Huế bi h sở hữu nhiềm món đồ cổ liên quan đến trà giá trị cao, nhưng không phải vì thế mà dân Huế biết uống trà từ cổ. So với gan gà duyên hải nhà ta, "Thế Đức gan gà" là màu nâu xỉn, ta đỏ sậm.  Thế Đức cũng có kiểu ấm độc ẩm hình vuông cao như ấm tích, vì không có hai lớp nên nó dễ tản nhiệt và làm như hình ấm tích cũng để trong giỏ bông như ấm tích ủ nhà ta.
Thật ra, nói thế, chứ loại phổ biến nhất vẫn là Mạnh Thần màu vàng, sáng sang hơn. Mọi người đều công nhận câu trên chỉ là vần, còn không rõ loại nào hơn về chất lượng. Nguyên nhân chính là hàng làm cho giống Di rợ, lại tham nhũng, khó mà ổn chất lượng.

Đồ trà tầu.
Dân sành trà bên Tầu không dùng gốm Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây như là loại đỉnh nhất. Bộ đồ trà họ ưa dùng nhất là "Tử Sa", có màu nâu tím, cấu tạo như bộ đồ trà Việt Nam, nhưng không có chén tống và chén uống cũng to hơn. Tử Sa làm từ một loại đất đặc biệt, trong lòng ấm không tráng men, nên ấm "có tuổi" cũng đổ nước lã thành trà như gan gà ta. Triều Đình Huế phù phiếm không dùng loại đỉnh này. Nay Tử Sa vẫn là hàng đặc sản của Tầu. Tử Sa rất dầy, ấm mỏng dễ tản nhiệt mà, trừ mỗi loại gan gà 2 lớp nằm ngoài quy luật. Nhiều người nhầm "Thế Đức gan gà" với Tử Sa, nhưng màu của chúng hoàn toàn khác nhau, Thế Đức nâu xỉn, còn Tử Sa nâu tím. Dĩ nhiên gan gà ta có 2 lớp bằng loại đất sét siêu mịn quánh, nên có cái dáng bẹp đặc trưng.

Cách uống bằng Tử Sa cũng là trà bàn như ta, chén cũng không có nắp, màu rất hợp với nước Ô Long.

Mình được anh Hùng Kều mời trà Ô Long, rượu Mao Đài hôm anh ấy mới nhận được bộ đồ Tử Sa. Bộ của anh ấy khay cũng làm bằng cùng loại gốm, nặng uỵch. Người ta pha xong, đậy nắp, trút nước nóng lên vỏ ấm, nước chảy xuống khay, có một cái lỗ chảy đi, có một cải tiến là cắm tuy-ô, không biết có phải của nhà phát minh Hùng Kều không (anh ấy cực kỳ thông minh). Anh Hùng rất sành đồ Tầu. Ngay cả câu "Thập tải luân giao cầu cổ kiếm - Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Cao Bá Quát), anh ấy cũng sang tận Bắc Kinh xin chữ treo. À, cái bộ Trung Văn Chi Tinh là chương trình đánh máy tiếng tầu đầu tiên ở Hà Nội, anh ấy cho mình năm 1996 và mình phát tán đầu tiên ở Hà Nội, một thời gian dài đó là công cụ duy nhất, đấy là phiên bản 2.0, các bạn mình trong Viện Hán Nôm còn đem đi cài suốt kiếm ăn .

Một thứ ấm hay được chuộng bên tầu là "Chu Sa", thường ở ta là hiệu "Ngạc Phủ", màu đỏ tươi, nhưng không lừng danh bằng Tử Sa. So với gan gà ta, Ngạc Phủ Chú Sa đỏ tươi sáng hơn, của ta tối. Nhiều ông buôn đồ cổ thường hay nhầm chúng là gan gà, tuy là gan gà tầu lại màu sậm hơn "Chu Sa" và dĩ nhiên không có ấm tầu nào 2 lớp, áo bông khoác ngoài làm gan gà ri nhà ta bẹp ra rất đặc biệt chứ không hình cầu như ấm tầu.

Thật ra gan gà ta rất giản dị, nó là loại ấm pha trà hay, nhưng chỉ quý về mặt trà, còn mặt bạc thì rẻ bèo, đến nay người ta vẫn sản xuất và đi bán đầy. Ngày xưa nặn một ấm gan gà, nhất là hoa văn nổi và hai lớp thì khó lắm, nhưng nay có máy. Loại đất đó thì miền duyên hải dùng cả triệu năm nữa không hết, nó chỉ là sét đồng bằng sông Thái Bình, ngày xưa phải kén sét sạch, chứ nay máy làm sạch bóng. Người xưa truyền lại là ấm quý, các ông ấy tưởng ấm quý là ấm đắt, đúng là lẫn hết cả lộn. Tuy nhiên, các loại ấm hiện nay thì màu sắc không được như cổ đại, rẻ quá nung ẩu chăng, mà làm ở linh tinh cũng nhiều chứ không phải chính thổ. Đến bún Phú Đô còn làm ở Mỹ Đình nữa là gan gà.

Buồn cười, một lần say rượu, thằng bạn cá với mình là cái ấm của mình hai lớp, mình không tin, nó đập ngay ra, 2 lớp thật, nhưng giỗ cái ấm được 12 năm rồi. Đặc trưng tất cả các gan gà là bẹp, trông đĩ đời hơn là hàng tầu.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2008, 07:09:32 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 10:41:25 am »

Đúng gu của mình thấy nó sướng sướng, em làm bài nữa nhá.
Em ko biết và ko thích mấy thứ trà đạo cùng với triết lý về trà cao siêu, những cách uống trà rườm rà khó tính yêu cầu về ấm chén bình tích, chén tống chén quân gì đó, nước mưa với nước bể...
Em càng không ưa cái kiểu uống "phàm phu", uống lấy được như mấy bác miền Nam sau khi uống xong ly cà phê rót thẳng bình trà vào ly và uống tiêp, cái thứ trà Lâm Đồng hình như khi hái họ dùng dao phạt cả cành rồi về chặt khúc, đem sao (xao?), pha ra thứ nước đắng ngòm, chát xít và đậm mùi hương sen hương nhài hoá học.
Em thích uống trà theo kiểu bình dân Bắc Bộ, sáng ngủ dậy làm ấm trà, ăn cơm xong làm ấm trà, coi TV thời sự làm ấm trà, trước khi đi ngủ làm ấm trà. Cái kiểu uống trà bình dân mà vào bất cứ nhà nào ở vùng quê BB cũng có, khách đến pha ấm trà rồi chủ khách ngồi đàm đạo, tán phét, một ấm uống đi lại 2 3 lần. Người BB bọn em uống không quá cầu kỳ nhưng hoàn toàn không dễ dãi. Trà búp, trà móc câu (đố bác nào phân biệt được 2 loại trà này - theo kinh nghiệm chứ đừng dùng sách vở) + nước vừa sôi tơi, nước phích còn mới, đừng dùng nước từ hôm trước pha trà nó nổi lềnh phềnh, uống vô duyên lắm. Cứ thế mà pha là có một ấm trà ngon. Người ta cứ bảo trà búp là ngon, thực ra trà búp chỉ là một dòng trà (phân biệt với trà bồm - trà xanh), còn muốn ngon thì phải tuỳ theo loại búp nào. cái này thì chịu. Khi thử trà, nhón một nhúm nhỏ, bỏ vào miệng nhai, ban đâu thấy lạt tanh vô vị, ngay sau đó thấy đắng nghét, chát, ngọt, và thơm sộc lên mũi theo em đó là trà ngon. Nếu pha lên, rót ra chén, nghiêng chén thấy màu xanh lơ quanh cái vành thì có thể là trà ngon (có thể thôi nhá, nhiều trà được nước nhưng uống chán òm). Còn em, cứ sau tết độ hơn tháng thế nào cũng phải điện cho bầm em gửi vào mấy kí trà, đây là trà xuân, mọc sau tết khi có mưa xuân, uống cực kỳ ngon, bầm em thửa của người quen.
Em có cái đặc biệt là pha trà ko bao giờ tráng, người ta bảo tráng cho sạch, tráng đi uống mới ngon vân vân, nhưng theo em như thế là dở, dù có cho một nắm trà vào ấm mà tráng đi rồi thì nó cứ nhàn nhạt làm sao, mất hẳn vị đậm đà ban đầu. Biết sau này người trồng trà có phun thuốc sâu, nếu ko tráng uống cũng thấy sờ sợ, nhưng có sao đâu, chết cũng chết rùi. Hôm nọ pha trà cho sếp tiếp khách, theo thói quen em cũng không tráng, sếp trợn mắt "sao mày ko tráng". em ngớ người...
Cái bộ ấm chén của em (ấm chén để pha trà đó), bọn bạn chửi mãi: sao ko rửa đi để dơ thế sao uống. chả là nó thấy cao trà dính xung qanh ấm + ly.(cao trà chứ ko phải cặn nha). He he, kệ chúng nó chứ, thằng biết ăn bẩn mới là thằng biết thưởng thức...
Logged
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 04:02:29 pm »

SAY TRÀ
hờ hờ, say rượu say bia, say thuốc chứ ai nói say trà bao giờ. Vậy mà có đó, những người thích uống trà khẳng định là có say, và những người nghiện trà thì thích cái say lâng lâng này. Say trà đặc biệt ở chỗ không phải uống nhiều là say (uống quá nhiều và quá đặc thì cũng có thể say được). Muốn say, uống lúc đói, lúc bụng hoàn toàn không có gì, hơi cồn cào nữa, làm một ngụm trà thật đặc, say liền. Người nào không quen thấy khó chịu, bứt rứt, hoa mắt, cồn cào đói mà ko muốn ăn, nhưng nếu quen rồi thấy nó lâng lâng, hơi phiêu phiêu hưng phấn mặc dù đầu óc hoàn toàn tỉnh táo (khác với rượu, bia). Cái cảm giác này em khám phá ra lúc còn là SV, cuối tháng hết tiền ăn sáng, qua quán cóc quen "u cho con chén nước chè" rồi vào giảng đường, 15 phút sau tự nhiên thấy khoái khoái, học rất vào và cảm giác này kéo dài hơi lâu lâu (ko giống say thuốc các bác nhỉ). Nhưng chỉ được đến khoảng 10 h là bụng nó hành vừa vì đói, vừa vì trà làm cho xót ruột, vật vã trên bàn để rồi xin thằng bạn mấy đồng kiếm gì bỏ bụng rồi học tiếp hoặc... bùng luôn về nhà. Hôm sau lại điệp khúc cũ tiếp diễn. Cứ thế rồi thành thói quen, lây sang mấy thằng bạn luôn, nên bọn em toàn ăn sáng muộn và có khi khỏi cần ăn trưa (he he, kinh tế)
Cứ tưởng cái khoái lạc con con này (chữ của cụ Nam Cao) chỉ mình mình biết, hoá ra về quê mới nghiệm ra. Đàn ông ở quê,  lại nghiện thuốc lào nữa, sáng mới dậy thế nào cũng phải làm ấm trà, bắn điếu thuốc lào rồi mới đi vệ sinh cá nhân là hưởng thụ cái khoái lạc này, thế mới biết các cụ cũng biết hưởng thụ ra phết.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 11:29:33 pm »

hehe , viết thế là tốt ,có tiến bộ, cố phát huy nhá Grin. hồi xưa tui có ở chung với 1 ông C trưởng dân Hà Tây , ông này không bao giờ thấy uống nước ngày chỉ uống ba cử trà mỗi cử chỉ uống nước 2 là xong . Sáng sớm ổng làm 1 ấm rót ra chỉ tráng đủ đít ly rồi chiêu rồi chép chép , mắt thì mơ về nơi xa lắm , tưởng ngon ăn tui quất nữa ly muốn quéo lưỡi , chút xíu thì bụng cồn cào hoa mắt , người vã mồ hôi , muốn ói mà không ói được , sợ tới già . Thôi uống trà kiểu nam bộ cho đã khát  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2008, 04:35:03 pm »

hehe , viết thế là tốt ,có tiến bộ, cố phát huy nhá Grin. hồi xưa tui có ở chung với 1 ông C trưởng dân Hà Tây , ông này không bao giờ thấy uống nước ngày chỉ uống ba cử trà mỗi cử chỉ uống nước 2 là xong . Sáng sớm ổng làm 1 ấm rót ra chỉ tráng đủ đít ly rồi chiêu rồi chép chép , mắt thì mơ về nơi xa lắm , tưởng ngon ăn tui quất nữa ly muốn quéo lưỡi , chút xíu thì bụng cồn cào hoa mắt , người vã mồ hôi , muốn ói mà không ói được , sợ tới già . Thôi uống trà kiểu nam bộ cho đã khát  Grin
cám ơn Mr. Luật sư đã có lời khen. Bây giờ em xin phép nói tiếp  về trà hương, mặc dù trà hương e không thích lắm , nhưng cũng biết chút chút, và cũng có uống.
Thường người ta dùng 5 loại hoa ướp trà mà uống, gồm: sen, nhài, cúc, ngâu, sói. Uống trà hương như ông ngoại dem thì kiểu cách phức tạp lắm, như thế này: Hoa không ướp trực tiếp vào trà, trà mạn ngon pha một ấm đặc nóng, chén luộc sôi nóng, đặt hoa lên một đĩa nhỏ (laọi dùng để đít chén), hoa sen thì lấy nhị, hoa cúc to thì lấy vài cánh, sau đó vớt chén ra úp ngược chén lên hoa, khi trà ngấm thì ngửa chén lên và rót trà ngay vào, như vậy hương hoa tươi vừa đọng vào thành chén quyện với trà rất ngon, nhưng mà tốn công và phí lắm. Lại như ông ngoại em nói, muốn ướp trà sen thì không phải lấy nhị mà lấy cái đầu nhị hoa sen, như vậy nó mới thơm và thanh khiết (chữ của chú TRí Nguyễn), như vậy thì tốn quá, ko biết bao nhiêu bông sen mới được ấm trà. Còn như bầm em ướp thì đơn giản hơn, lấy một nụ sen tươi sắp nở, vừa mới ngắt xong (nhớ là vừa mới ngắt song), khéo léo mở từng cánh của nọ sen ra, lấy thìa xúc từng thìa nhỏ vào trong đó, rồi lấy chỉ buộc lại, xong cắm vào lọ nước, để từ sáng đến chiều là uống được. (Một lần e đã thử ướp nhưng lại ngu mua hoa sen ngoài chợ, trông còn tươi nhưng cái nhị bên trong bắt đầu héo rồi, về ướp xong ko uống được.) Còn các hoa khác, đơn giản hơn nhiều, chỉ việc ngắt hoa rồi ném ngay vào trong lọ trà (nhớ đừng rửa, và trà phải thật khô), như vậy từ sáng đến chiều là có ấm trà hương rồi. Chỉ có điều hoa cúc thì ko nên cho nhiều, mùi đậm đà khó uống lắm. Nói vậy nhưng em vẫn thích trà chân hơn, ko hương hoét gì cả.
Logged
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2008, 04:39:30 pm »

Các bác cứ hay nói về rượu đông tây kim cổ, san lùng mới chả bàu đá, làng vân mới gò đen. nhưng có một loại rượu ngon cực mà chả thấy bác nào nói đến. Rượu gạo tẻ nấu bằng men ta, nấu trong chõ cổ có con ba ba bằng gỗ mít, bên trên có cái chậu nước lạnh để cô rượu, đây mới là loại quốc lủi nút lá chuối trứ danh, nếu đảm bảo 1 cân gạo 1 lít rượu thì ko có rượu nào ngon bằng (tất nhiên còn phải tuỳ tay người ủ men nữa). Bây giờ em đố bác nào tìm được rượu này nữa đới
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2008, 07:38:19 pm »

Cái cách thưởng rượu, thưởng trà của cụ Nguyễn "Vang bóng một thời" với tôi nghe chừng không ăn thua. Rượu chè gì mà phải chờ tuần trăng tròn, hoa lan nở, úp sọt nhốt hương giò lan cho nó tẩm vào viên cuội tráng mạch nha rồi mang ra làm "mồi mút" thì bố ai chờ được? Nhiêu khê quá thể! Mà vớ phải ông bạn thật thà, vốn chẳng phải tao nhân mặc khách gì, nhỡ nhai nhầm thì vỡ răng.
Trà ngon nhất, ấn tượng nhất, sốt sồn sột nhất phải là trà đen mốc B'lao Lâm đồng lính tráng! Tống cả vốc vào ca Inox Mỹ rồi úp cái bình toong nhựa đầy nước sôi lên. Nhấc bình lên từ từ cho nước chảy xuống ca. Nếm thấy quắt lưỡi, se môi thì rót ra bắt sắt. Ba bốn người uống chung một bát. Nhìn anh em mà uống nhé! Làm cả tợp lớn thì vừa bỏng họng rộp môi, vừa nghe chúng nó chửi cho là đồ tục uống. Mà uống trà theo phong cách đó chính ra vừa uống vừa chửi nhau thì mới hợp. "Mày trước khi đi ở cơ quan nào? _ Ờ, ờ....! Cơ quan 202!_ Sao nghe lạ thế? _Ờ...ừ! Cơ quan thuỷ lợi ấy mà! _   Gớm! Th...ô...ôi bố...........! Nói cụ nó là dân bồ cu chân nhện, làm thuỷ lợi vác đất huỳnh huỵch trong đội 202 của xã cho nó rồ...ôi...! Bày đặt cơ quan nọ kia! Gì mà cơ quan....202 Huh Hô hô!"-_"Thì loại mày ở nhà hơn chó gì tao? ông nội xỏ nhầm giày Tây, bố lộn xích xe tăng, mẹ lau dầu bom nguyên tử. Thành phần chuyên ném đá hội nghị với bóc trộm khẩu hiệu! Tưởng giề...?"_ Mày nói ai bóc trộm khẩu hiệu?_ Thằng nào nghe là nói thằng đó đó!_Thế là "Uỵch! Uỵch" lao vào tương nhau chí chết.... Uống trà như thế mới đã chớ! Ba bốn lần chế nước sôi đầy bình toong, thằng gác ca đầu hết phiên đã xách súng vào mà nghe chừng ca trà vẫn chưa nguội, chuyện vẫn chưa nhạt. Chén rượu hâm nóng Tào A man thưởng cho Quan Vũ lúc chém bay đầu Hoa Hùng chỉ là chuyện nhỏ!
Khi có xe nhu yếu phẩm ở nước nhà sang, lính sẽ có trà, có thuốc. Những lần uống trà như thế, thường rất lâu mới ngủ được. Nhiều khi trắng đêm đợi trăng hạ huyền. Cả trung đội mắt cứ thao láo dù mồm vẫn lẩm nhẩm khúc tự ru :" Ngủ ngon A Cay ơ ơ i...!"
Nhớ trà thì ít, nhớ quê thì nhiều...!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2008, 07:48:18 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM