Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:07:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!  (Đọc 85777 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Thành viên
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 09:22:14 pm »

CHuyện trà, nhậu nhẹt thì bác Bí Bếp chắc quá sành. Nhớ ko lầm thì bác là 1 cao thủ ở trang dactrung.net  Cheesy

Ngoài các thông tin về trà, rượu của Tàu, bác có thể cho biết thêm món này của VN và các nước khác ko a?
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 09:42:12 pm »

Trà sen



Một ly trà cầm trên tay chính là sự hoà quyện của Thuỷ (nước) - Hoả (lửa) - Mộc (trà) - Kim (đồng) - Thổ (gốm) để hướng đến chữ “Hoà” của trà Việt. Thuỷ là hành trội nhất vận động luân chuyển qua Hoả - Mộc - Kim - Thổ, mang trong mình đủ ngũ hành và trở thành trà.




1. Trà nô

Trà nô là người pha trà, là người hoà quyện ngũ hành: Thuỷ - Hoả - Mộc - Kim - Thổ để có một ly trà ngon. Qua việc pha trà, trà nô truyền vào ly trà tình cảm và tinh thần của chính mình với một nguyên tắc: mộc mạc trong hình thức nhưng giàu có về tinh thần.


Ba chữ tạo nên một trà nô




- Tâm: tinh thần thư thái, an nhiên và hướng thượng.

- Trí: thấu hiểu được trà

- Thể: rèn luyện để có trải nghiệm pha trà



2. Trà cụ-tư tưởng ngũ hành

Trà cụ được xây dựng trên tư tưởng triết học ngũ hành truyền thống, kết hợp của ngũ hành: mộc là trà, thủy là nước, hoả là lửa, kim là nồi đồng và thổ là ấm trà. Sự hoà quyện ngũ hành tạo nên sự cân bằng hài hoà. Trong đó hành là thuỷ là chính với màu đen chủ đạo của bộ trà.





3. Pha trà

Trà như tri kỉ của trà nô, trong pha trà có sự thân thiết nhưng không điêu luyện, mộc mạc không hoa mỹ, thể hiện niềm vui như lần gặp gỡ đầu tiên với trà. Mỗi lần pha là một câu chuyện được kể trên bàn trà.

Trước khi pha trà, trà nô chuẩn bị bàn trà thật chu đáo, ngồi tĩnh lặng cùng hơi thở nhẹ nhàng, ngắm nhìn trà cụ để thưởng ngoạn niềm thích thú và vẻ đẹp từ những vật thể nhỏ bé mộc mạc đó. Thật an nhiên và bắt đầu pha trà.


Tiến trình pha trà:

a. Làm ấm và đánh thức trà:

- Dùng gáo múc nước vào ấm trà.

- Xoay nước ấm trà, đổ vào 4 chén trà và chuyên trà, đây là bước làm ấm các trà cụ trước khi pha trà.

- Dùng thẻ trà múc vừa đủ trà từ hũ vào ấm trà.

- Đổ nước xấp mặt tràm xoay ấm trên tay và đổ vào bồn trà, thao tác này đánh thức các sợi trà để pha được dậy hương và ngon hơn.


b. Pha trà:

- Đổ nước vào ấm, căn vừa đủ cho 4 chén trà, đậy nắp và đổ nước lên nắp ấm để làm nóng từ bên ngoài, nước che kín mép nắp ấm và tạo mặt nước ngâm đầy ấm.

- Đợi khoảng 3 phút cho trà chín.

- Trong khi đợi trà chín, tráng nước các chén trà và chuyên trà.


c. Mời trà:

- Rót trà vào chuyên cho trà được đều trong chuyên, giảm nhiệt độ vừa uống và gạn được các sơi trà còn sót lại.

- Rót trà từ chuyên vào các chén trà tuần tự.

- Mời trà bằng hai tay cùng một nụ cười thân thiện.


d. Thưởng trà:

- Để chén trà trên lòng bàn tay để cảm nhận cái hơi nóng từ chén trà, một hình ảnh như bóng sen trên mặt hồ, ngắm nhìn chén trà để cảm nhận vẻ đẹp và tinh thần trà.

- Một tay cầm chén trà và một tay đỡ chén trà, đưa ngang để thưởng hương trà.

- Uống trà từng ngụm nhỏ, chậm rãi, đắng chát rồi ngọt nhẹ.
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 09:59:45 pm »

CHuyện trà, nhậu nhẹt thì bác Bí Bếp chắc quá sành. Nhớ ko lầm thì bác là 1 cao thủ ở trang dactrung.net  Cheesy

Ngoài các thông tin về trà, rượu của Tàu, bác có thể cho biết thêm món này của VN và các nước khác ko a?

Chào bác Cây Tre:

Vâng, nhà em là Bí Bếp có sinh hoạt ở Dactrung.net ạ; trước giờ nhà em thích tìm học về sử & chuyện ăn uống và như các bác thấy chuyện ăn uống vẫn dễ "khả thi" và thực tế hơn cả.  Nhà em có điều nghiên chuyện trà & rượu ở quê nhà và nước Triều Tiên, v.v. tuy nhiên lý thuyết & thực hành (trà đá, chè tươi... cho đến trà tẩm hóa chất...) thì còn thử thách cho mình nhiều lắm.   Bí Bếp mong đây là dịp mình sẽ bàn xa, tán sâu hơn...  Smiley

Chào bác TĐT:

Cám ơn sự chia sẻ về thuyết ngũ hành trong nghệ thuật uống trà của người mình. Bí Bếp mong bác kể thêm về những loại trà Việt mà mình có thể tìm mua được hiện giờ.  Bài viết của bác ngắn gọn và rất xúc tích đồng thời gói trọn bao chân tình của bạn uống trà.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2008, 10:03:30 pm gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Lizzy
Thượng sĩ
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 10:34:57 pm »

Ngày xưa em cũng học chuyên ngành trà (đá) này. Hồi đi thực tập được lên Yên Bái và Lai Châu, vào các công ty chè thực tập.

Trà thì em giới thiệu trà Shan tuyết, đặc sản của vùng Yên Bái. Uống Shan tuyết k chát = trà Thái Nguyên, nhưng cái này hợp vị của em hơn, vì em chỉ khoái trà chát nhẹ nhàng Cheesy
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2008, 08:43:24 am »

Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu) tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...

Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghĩa một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, thận trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái. Anh ta lại đặt chai rượu xuống. Tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướm ướm. Chén rượu không có tai. Có thể là chiếc chén Bát Tràng, chén ở lò ông Thiếu hoặc chén cổ có men sáng, dưới đáy có chữ "Nội phủ". Quanh chén có vẽ chút thuỷ mặc và đôi câu thơ Đường.

Anh ta rút nút chai bằng cuộn lá chuối khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén. Thế là rượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt. Có thể là độc ẩm (uống một mình) hoặc là quần ẩm (uống với nhiều người).
Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớp đầu tiên, tớp thứ hai... Người ta thấy tinh thần phấn khởi. Nỗi mệt nhọc được giảm đi. Tâm hồn nhẹ tênh. Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống. Tự biến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do. Người ta chuyển thực tế vào mộng một cách dễ dàng và êm ả.


Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2008, 08:59:38 am »

Bảng phân loại rượu Tây phổ biến trên thế giới

Rượu khai vị :


 1. Dubonnet

 2. Martini Bianco, Italy

 3. Absinth

 4. Martini Dry, Italy

 5. Martini Rosso, Italy

 6. Pimm’s No.1
 
 7. Cinzano (Dry) , France
 
 8. Cinzano (Rosso) , France

 9. Cinzano (Bianco), France
 

Dòng Brandy :

10. Cognac
 
11 Armagnac
 
12 Martell VSOP
 
13 Martell Cordon Blue
 
14 Remy Martin Louis Ⅷ
 
15  Martell XO
 
16 Courvoisier VSOP, France
 
17 Courvoisier XO, France
 
18 Calvados
 
19 Remy Martin VSOP
 
20 Remy Martin XO
 
21 Remy Martin Club
 
22 Club de Remy
 
23 Seagram''''''''s VO
 
24 Hennessy VSOP
 
25 Hennessy XO
 
26 Hennessy Paradis
 
27 Hennessy Choice

Dòng Whiskey

28. Irish Whiskey
 
29. Ballantine''''''''s
 
30. White Horse
 
31. 100 Pipers
 
32. Ballantine''''''''s 12 Years
 
33. Ballantine''''''''s Finest, Scotland
 
34. Glenfiddich 10 Years
 
35. Glenfiddich
 
36. Glenmorangie, Scotland
 
37. Grant''''''''s
 
38. Johnnie Walker Black Label
 
39. Johnnie Walker Red Label
 
40. Crown Royal
 
41. Chivas Royal Salute
 
42. Jack''''''''s Daniel''''''''s
 
43. Canadian Club (12 years)
 
44. Dimple Haig
 
45. Bells Finest, Scotland
 
46. Old Parr 12 years, Scotland
 
47. Long John
 
48. Macallan Highland 12 years, Scotland
 
49. Cutty Sark
 
50. Four Roses
 
51. Scotch Malt Whisky
 
52. Scotch Whisky
 
53. Wild Turkey
 
54. Famous Grouse 15 Years
 
55. Chivas Regal 12 Years, Scotland
 
56. Chivas Regal 18 years, Scotland



Dòng rượu Gin
 
57. Beefeater Gin
 
58. Gordon''''''''s
 
59. Gibeys Special Dry Gin, London, England
 
60. Greenalls Original Dry Gin, London, England
 
Dòng RUM


 61. BacardiRum
 
62. Bacardi 151, Jamaica
 
63. Bacardi 8, Jamaica
 
64. Bacardi Light, Jamaica
 
65. Bacardi Black, Jamaica
 
66. Captain Morgan Light
 
67. Havanan Club7 year
 
68. Dark Rum
 
69. Captain Morgan Black
 

Dòng Vodka

70. ZUBROWKA(Bison Brand Vodka), Poland
 
71. Danzka Vidka, Senmark
 
72. Danzka Currant Vodka, Senmark
 
73. Stolichnaya Vodka
 
74. Moskovskaya Vodka
 
75. Finlandia Lime Vodka, Finland
 
76. Finlandia Vodka, Finland
 
77. Finlandia Cranberry Vodka, Finland
 
78. Finlandia Cranberry
 
79. Ketel One Vodka, Holland
 
80. Smirnoff Vodka
 
81. Absolut
 
82. Absolut Mandarin Vodka, Sweden
 
83. Absolut Citron Vodka, Sweden
 
84. Absolut Kurrant Vodka, Sweden
 
85. Absolut Vanilia Vodka, Sweden
Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2008, 08:01:33 pm »

Nhân ngày 27/7, baogt - bạn viết trên trang, có tặng anh em ta trong diễn đàn 5 lit rượu Shanlung (chuẩn!). ...

Em hóng được chút chuyện của các bác CCB, nhưng mang xuống đây bàn tiếp vì trên đó sợ lạc đề  Grin

Em cũng uống được rượu, nhưng không phải là người sành rượu, chỉ là uống cho nó vui, có không khí với anh em. Nhưng đối với rượu Shanlung (San Lùng), em rất thích cái màu của nó và mùi hương của nó. Màu của nó thì hơi xanh xanh, khi rót vào chén sứ nhìn rất đẹp. Còn mùi hương thì thật sự em chẳng biết diễn tả thế nào  Grin

Cô Thoáng phiêu bạt miền sơn cước nhiều, có biết họ làm rượu San Lùng thế nào không ?
Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
Lizzy
Thượng sĩ
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2008, 09:40:19 pm »

Rượu Sán Lùng theo dân tộc họ đồn thì được làm bằng thóc nương và hạt cao lương đỏ luộc chín.

Trước khi nấu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Rượu được chưng cách thuỷ hai lần,
- Lần thứ nhất là khử tap và lọc cốt.
- Lần thứ hai làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn

Ngoài rượu sán lùng, tui còn khoái rượu Ngô nữa. Khơ ......... khơ ....... tết rồi vừa được tợp 1 ít rượu xịn của bác Du già vác ở tận gốc về, đó là lần bù khú ở Ba Bể Cheesy ke ......ke....

nhắc đến là lại muốn đi Sad
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #18 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2008, 10:26:34 pm »

Xã Sán Lùng thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai - là nơi có thứ rượu ngon nổi tiếng. Nếu như các loại rượu khác đều cất từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín và ủ men thì rượu Sán Lùng được ủ và cất theo một quy trình độc đáo và công phu.

Nguyên liệu là thóc mẩy đều hạt, đem ủ cho nảy mầm, lúc đó tinh bột được chuyển hóa thành đường ở mức cao nhất. Người Mông đem thóc nảy mầm cho vào chõ đồ chín, tãi ra nong cho nguội, tới nhiệt độ thích hợp mới trộn đều với men, rồi ủ từ năm tới sáu ngày, khi tỏa mùi thơm thì đem cất rượu. Dù quy trình, nguyên liệu như vậy nhưng nếu nấu ở nơi khác, rượu sẽ không ngon bằng ở Sán Lùng. Bởi ngoài những bí quyết truyền đời, có lẽ nguồn nước và tiểu vùng khí hậu là những yếu tố không thể thay thế được đã tạo ra hương vị đặc biệt của rượu Sán Lùng.

Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.

Khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về, xúm quanh đống lửa, người ta nhâm nhi chén rượu Sán Lùng với thịt trâu sấy khô lùi tro nóng, đập tơi ra chấm tương ớt trộn một chút chanh, hoặc nhấm với cá suối sấy khô nướng than thì quả là thi vị.

Source: Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lào Cai: Báo động về rượu San Lùng giả

Lào Cai vốn nổi tiếng có rượu San Lùng được ủ và chưng cất theo một quy trình đặc biệt, nhưng hiện nay mặt hàng này đang bị làm giả một cách tràn lan.

Tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp này không chỉ làm tổn hại cho nhà sản xuất, mà còn gây mất an toàn thực phẩm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

Đâu là San Lùng thật?

Đến thời điểm này ở Lào Cai chỉ có 38 hộ thuộc HTX sản xuất rượu San Lùng do chị Trần Thị Hoa - Nguyên là giáo viên ở thôn San Lùng (Bản Xèo, Bát Xát) nghỉ hưu làm chủ nhiệm.

Rượu San Lùng được chưng cất từ thóc cùng bí quyết gia truyền về men thảo dược của người Dao vùng cao Bát Xát để lại. Sản phẩm rượu San Lùng đã được nhận giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao" tại Hội chợ hàng tiêu dùng toàn quốc năm 2003. Bình quân mỗi tháng HTX nấu rượu của chị Hoa chỉ sản xuất được xấp xỉ 4.000 lít. Hầu hết số rượu trên đã được Cty Du lịch Lào Cai đăng ký bao tiêu.

Nhằm bảo vệ và tôn vinh sản phẩm, được sự đồng ý của chính quyền dịa phương xã Bản Xèo và các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, rượu San Lùng đã dược Cty Du lịch Lào Cai đăng ký với Cục Sở hữu Công nghiệp, và Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam cấp chứng chỉ công nhận về bản quyền thương hiệu và quyền kiểu dáng mẫu mã bao bì, nhãn mác.

Sản phẩm được đóng chai có nhãn mác, mẫu mã đạt tiêu chuẩn và chỉ tiêu thụ theo kênh thuộc ngành du lịch quản lý. Do sản phẩm nổi tiếng về chất lượng được người tiêu dùng ưa chuộng, nên cũng dễ bị những kẻ làm ăn bất chính nhái nhãn mác "đưa rượu mới kém chất lượng vào bình cũ của San Lùng" để kiếm lời.

Ông Chủ tịch UBND huyện Bát Xát rất bất bình về việc này và luôn phàn nàn: "Lạ thật, ở chỗ nào bây giờ cũng thấy treo biển quảng cáo nấu và bán rượu San Lùng đặc sản. Rượu San Lùng thứ thiệt chỉ có một màu trong suốt, thơm dịu đặc trưng của thứ men lá và thóc thóc nương, đằng này lại còn có thứ rượu San Lùng màu vàng bày bán ở một số nhà hàng mà chủ quán cứ cho đó là San Lùng thứ thiệt để bán cho khách không am tường, thật đáng trách và nguy hiểm khi dùng thứ hàng nhái kia".

Có nhiều điểm vẫn ngang nhiên sản xuất rượu "San Lùng vàng"

Hiện nay, ngoài điểm sản xuất rượu San Lùng ở Bát Xát, tại Lào Cai còn có rất nhiều điểm nấu rượu, nhưng ở quy mô "cả làng" thì chỉ có thôn Hoà Lạc  (Gia Phú, Bảo Thắng). Điều đáng nói là chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cũng không thế quản lý được số lượng cũng như chất lượng của trên 30 hộ nấu rượu tại đây.

Ông Đỗ Duy Vinh - Giám đốc Trung tâm Y tế Bảo Thắng, thành viên đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm ATTP của tỉnh - cho biết: Ông đã từng đôi lần uống thử loại rượu của cơ sở này sau đó thấy đau đầu khác thường, ông đem mẫu đi kiểm tra mới biết: nồng độ aldehyt khá cao.

Ông Phạm Liêm - Giám đốc Trung tâm Y học dự phòng - cũng thừa nhận cơ sở của mình chưa đủ điều kiện để xét nghiệm, phân tích nồng độ của loại rượu này.

Đoàn kiểm tra ATTP đã gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm, nhưng vẫn chưa có kết quả trả lời.

Vào nơi sản xuất rượu "San Lùng vàng"

Đoàn kiểm tra ATTP tỉnh Lào Cai đến thôn Hòa Lạc. Trước cửa nhà anh Vũ Văn Triều có khoảng 10 thùng phuy sức chứa 200 lít chứa đầy rượu. Anh nói rượu nhà tự nấu, nhưng thoáng nhìn đã biết ngay với cơ sở đơn giản chỉ một gian bếp và một nồi nấu thủ công không thể cho ra lượng sản phẩm rượu lớn như anh kể 20lít/ngày.

Xung quanh lò nấu và cách thức ngâm ủ rượu không đảm bảo vệ sinh. Đồ ủ rượu chỉ là mấy cái thúng được phủ bằng vỏ chăn chiên cũ nát. Trên sàn bếp chum chóe, can nhựa bày la liệt, không có lối đi. Đối nghịch với sự tuềnh toàng của cơ sở, chúng tôi thấy trên thân 20 can nhựa chứa đầy rượu có dán nhãn ghi tên cơ sở sản xuất rượu San Lùng rất cẩn thận đang chuẩn bị xuất cho khách.

Nhẩm tính qua những đồ đựng hiện có, trong nhà anh Triều đang trữ một lượng rượu khoảng 2.200 lít. Bằng cả lượng rượu của 30 hộ HTX San Lùng sản xuất trong một tháng.

Quan sát kỹ, chúng tôi thấy rượu San Lùng của các cơ sở này đều có màu ngà vàng, mùi thơm hương nếp. Tôi đã từng nghe kể, nấu rượu ngon phụ thuộc vào từng vùng đất. Thiên nhiên ban cho làng San Lùng nguồn nước thì chỉ có nước ở vùng này mới nấu ra được rượu ngon. Tôi cũng lại nghe kể: có nơi dùng rượu sắn bỏ thêm chất phụ gia là lá nếp thơm hái từ trên rừng về chế vào sẽ thơm chẳng kém gì rượu San Lùng, nhưng chỉ tội có màu vàng ngà, không dược trong suốt như San Lùng thât.

Có lẽ cơ sở sản xuất của Hoà Lạc đã làm điều đó nên giá bán mới rẻ như vậy (chị vợ anh Triều chỉ vào can rượu 20 lít chỉ bán 60.000 đồng/can, bình quân 3.000đồng/lít kém rượu San Lùng thật 13.000 đồng/lít).

Các hộ ông Hậu, bà Vanh trong xóm đều làm như vậy. Khi đoàn kiểm tra vào, hộ ông Vanh còn nhanh tay đậy thùng nước có màu vàng sánh lại, tôi dám chắc rằng đó là thứ phụ gia "thần kỳ" hoá phép rượu bình thường thành San Lùng để bán kiếm lời.

Bà con ở đây thật thà: Từ trước đến nay chúng tôi chưa thấy có cơ quan chức năng nào đến kiểm tra nhắc nhở hoặc hướng dẫn gì về an toàn thực phẩm. Rượu của làng làm ra còn người mua thì vẫn tiếp tục sản xuất (!?)

Theo chính quyền địa phương và một số bà con trong vùng, mỗi ngày có hàng chục lượt xe chất chứa đầy can loại 20 lít chở rượu ra khỏi làng. Lượng xuất bán lớn như vậy song chưa có cơ quan chức năng nào xác định được chất lượng nên sản phẩm cứ lưu thông, hậu quả người tiêu dùng chịu, thật là điều đáng lo ngại.

Lục Văn Toán

Source: Tienphongonline
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2008, 10:31:05 pm gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #19 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2008, 10:37:29 pm »

Ngất ngư tiên tửu San Lùng

Có người bảo lời tán dương nào dành cho rượu cũng là dại dột, bởi cái thứ nước tinh tuý của trời đất ấy có “con sâu”, “con ma” làm lụi bại bao người, tan nát bao nhà. Nhưng vô tình, giữa hương xuân ngây ngất, lạc vào chốn tiên giới bồng lai, bản San Lùng (xã Bản Xỡ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), xứ sở của một loại mĩ tửu đã nức tiếng gần xa mà bất cứ kẻ sành cái ngon, cái đẹp nào ở đời cũng đã hơn một lần thưởng thức, tôi chẳng thể vô tình để không nói một lời gì về rượu.

Thêm nữa, một đêm sống cùng những người Dao đỏ, tác giả của thứ nước tiên, nước thánh uống nồng nàn ấy, tôi đã thấu nỗi oan khiên mà mấy chục năm nay rượu và dân bản San Lùng phải gánh chịu. Thôi thì trước nàng xuân mơn mởn, mượn rượu tôi đành giãi bày.

Truyền thuyết về rượu của trời

Dân ở cái bản cao ngất trời bốn bề mây phủ ấy vẫn tự hào gọi đặc sản quê mình là rượu tiên.

Chẳng biết cái tên này ra đời là do hương vị rượu thơm ngào ngạt “một người uống bốn người say”, người phàm trần uống một ngụm bỗng thấy mình như tiên khách hay tại những truyền thuyết mà bất cứ ai ở đất này đều biết, đều thuộc làu làu.


Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, ngày xửa ngày xưa, mặt đất còn nghèo, người trần còn đói. Giàng ở thiên đàng, nhưng thương người trần lắm, Giàng hay hạ thế ngao du khắp bốn phương để ban phát cho trần thế những điều tốt lành.

Đến đất ấy, thấy địa thế đẹp Giàng dừng lại để nghỉ chân. Trưa nắng, khát nước, Giàng đã hoá phép để con suối nhỏ chạy vòng vèo qua bản nước vốn đục ngầu thành suối tiên, nước trong leo lẻo.

Nhấp một ngụm nước suối ấy, cơn khát đang thiêu cháy cổ của Giàng tan biến, người phấn chấn lạ thường.

Về trời đã được mấy mùa mận nở trắng rừng, nhưng chẳng hiểu thế nào, đất ấy người ấy đã làm trái tim Giàng thổn thức.

Làm vua cai quản cõi trời, luật tiên giới khiến Giàng không thể xuống đất đó thăm lại thần dân nơi đó thêm một lần nữa(?)

Để nguôi ngoai những nỗi nhớ mong, hàng ngày Giàng vẫn sai các tiên nữ xuống đất đó để múc nước mang về thiên đình.

Nước ấy Giàng uống hàng ngày và càng uống thì khối tình, khối nghĩa của Giàng với bản làng nằm chót vót trên núi thẳm ấy càng sâu nặng. Và rồi, một hôm tù trường ngôi bản ấy giữa trưa nắng nghỉ lưng trên rẫy, nằm chiêm bao thấy ông lão râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào mách cho cách chiết xuất một thứ nước vừa có tác dụng giải khát vừa làm tăng thêm sức lực của con người.

Khi choàng tỉnh, tù trưởng thấy ngay chỗ mình nằm có mảnh giấy ghi cách thức để tạo ra thứ nước tiên, nước thánh diệu kỳ ấy và ông biết người vừa báo mộng cho ông là Giàng đáng kính.

Nước tiên ấy là tinh tuý của giời và đất, là những hạt thóc do bàn tay một nắng hai sương của dân bản ông tạo ra, và nước để đồ thóc chín được lấy từ dòng suối tiên mà ngày nào Giàng đã phù phép.

Truyền truyết thứ hai kể rằng, khi trời đất mới hết cảnh hỗn mang, bản San Lùng thủa ấy chưa có tên như bây giờ.

Những người Dao đỏ định cư ở đất này vì thấy nơi đây sơn thuỷ hữu tình, có non có suối.

Một lý do nữa khiến những người Dao đỏ vốn thích cuộc sống nay đây mai đó gắn bó với đất này là khi đến đây, những người đầu tiên đi mở đất ấy luôn thấy một chiếc cầu vồng xuất hiện trên đỉnh những quả núi cao chót vót.

Cầu vòng thì luôn có bảy sắc, nhưng cầu vồng ở đây thì chỉ có ba. Đoán là điềm lành, là nơi đất thiêng nên họ đã quyết định ở lại phá đất, lập làng.

Khi đất hoang đã thành làng, thành bản thì cầu vồng ba sắc vẫn luôn xuất hiện, và sau cũng một tù trưởng nằm chiêm bao thấy thần linh báo mộng rằng, dân bản ông đang sống là bình rượu tiên của thiên đàng, cầu vồng ba sắc chính là ba con rồng do trời sai xuống để lấy rượu cho tiên giới.

Giấc mơ tiên vừa dứt, vị tù trưởng ấy quyết định đặt tên cho bản mình theo tiếng người Dao là San Lùng (San Lùng nghĩa là tam long, tức ba con rồng). Dân bản San Lùng trồng cây lúa nương trên đỉnh núi ấy, cây lúa luôn trĩu hạt, gạo thì thơm phưng phức.

Uống nước chảy ra từ khe núi ấy thấy ngọt và thơm mát kỳ lạ. Khi những hạt thóc ấy được đem ra nấu rượu theo cách thức của người Dao đỏ thì rượu có hương vị thơm nồng đặc biệt mà không thứ rượu của vùng nào sánh đựơc.

Không say không về

Trước khi lên với bản, chủ tịch xã Bản Xèo, Lý Díu Thiền, cũng là một người Dao đỏ cảnh báo: “Muốn biết con gì lên núi bằng 2 chân, xuống núi bằng 4 chân thì lên San Lùng. Người Dao đỏ mến khách lắm đó, không say, không đi bằng 4 chân thì đừng nói chuyện về”.

Quả đúng như lời chủ tịch Thiền, người Dao đỏ ở đây quả thật vô cùng mến khách.

Đến nhà nào sự ưu ái cũng được thể hiện bằng những chén rượu thơm nồng.

Dạo bản một vòng đến nhà trưởng bản Lò Láo Tả thì mặt trời cũng vừa đứng bóng. Gặp đúng bữa cơm, thế nên, theo lời trưởng bản thì: “Không uống là không thật cái bụng”, tôi lại phải khăn gói theo hầu đức thánh Lưu Linh.

Rượu từ trong can được rót ra khắp lượt. Hương rượu thơm đến độ kẻ chẳng bao giờ uống lấy một giọt cái hợp chất tê tê say say như ông bạn đồng hành của tôi cũng buồn tay muốn thử.

Trưởng bản Tả ngồi khoanh chân trên nền gạch đá hoa khề khà mời khách. Ông bảo, đến Lào Cai mà không nếm thử hương vị của rượu San Lùng thì coi như chưa đến.

Không uống thì dại và càng dại hơn khi biết rượu nhà trưởng ban Lò Láo Tả ngon nhất nhì bản, nghĩ vậy, nên anh bạn đồng hành của tôi đã quên khuấy mất tửu lượng của mình.

Bản San Lùng có 36 hộ. Nhà nào cũng có nồi nấu rượu. Trưởng bản Lò Láo Tả bảo, người Dao đỏ ở đâu cũng biết nấu rượu thóc nhưng không có rượu nơi nào bì được với rượu San Lùng.

Cách thức nấu rượu thóc cũng đơn giản lắm, thóc sẩy sàng sạch, để nguyên vỏ cho vào chõ đồ, khi nào thấy tất cả mọi hạt nở bung ra trắng xoá thì múc ra mẹt, sau 2 đêm, men ăn thóc làm cả mẹt bốc hơi ngùn ngụt thì cho vào thùng chứa ủ tiếp.

Mùa đông thì ủ từ 5-6 ngày, mùa hè chỉ ủ 4 ngày. Ủ xong, cho vào nồi nấu cách thuỷ (cả trên và dưới đều phải có nước). Khi nấu lửa phải luôn đều. Già lửa một chút, rượu khê. Thiếu lửa thì không được rượu. Thêm một điều quan trọng nữa nước ở phía trên của nồi phải luôn lạnh, nên luôn cần một người túc trực để thay.

Quy trình và kinh nghiệm nấu rượu chỉ có vậy, ai cũng biết, ấy thế mà mấy người nhà cũng người Dao đỏ ở bản Nậm Pốu, nằm ngay sát bản San Lùng đã bao đời áp dụng cái công thức ấy mà rượu của họ vẫn chẳng thể ngon, không hề có hương thơm quyến rũ như rượu San Lùng.

Khi đã ngà ngà hơi men, trưởng bản Lò Láo Tả nói thẳng: “Rượu của bản tôi hơn rượu các nơi khác là do nguồn nước và do do cách thức chế men”. Nguồn nước, tất nhiên không phải lấy từ con suối quanh năm vẫn chảy ào ào qua bản, mà theo ông Tả thì có vài mạch nước ngầm mà chỉ đàn ông, con trai có uy tín trong bản mới biết.

Men nấu rượu là men lá, được làm là gạo nếp thơm nghiền nhỏ cộng với 15 loại lá rừng. Theo ông Tả thì 15 loại lá cây ấy, tất cả đều là vị thuốc đều là vị thuốc và “kẻ ngoại đạo” thì không thể biết tên các thứ lá cây này.

Ngay cả trong 36 hộ, 201 khẩu người Dao đỏ ở bản San Lùng này thì cũng chỉ 36 ông chủ gia đình biết tên, biết mặt những thứ cây ấy.

Nếu có vinh dự được đi theo xem họ hái lá rừng cũng chẳng thể biết được bởi họ rất cảnh giác. Mỗi lần đi rừng, họ hái cả gùi, vì trong cái đống hổ lốn ấy, có cả những cây, những lá mang về chỉ để vứt đi.

Thậm chí nhiều nhà còn cảnh giác đến độ, mang lá về rồi cũng băm, cũng giã xong để đấy chẳng làm gì. Men lá họ giữ kín như bảo bối gia truyền.

Khi người chủ gia đình ấy không còn đảm đương được trọng trách của mình bí quyết chế tạo men lá được truyền cho các con trai.

Trước khi truyền nghề, các người con trai ấy phải làm lễ ăn thề với các vị thần là không được tiết lộ bí quyết ấy cho bất kỳ ai. Ai không giữ được lời thề sẽ bị Giàng trị tội. Con gái theo chồng, tất nhiên, không ai được biết.

Dân bản San Lùng giờ đã có bát ăn bát để, chứ chẳng còn thiếu ăn thiếu mặc như chục năm trước đây. Rượu San Lùng đã thành thương phẩm nên nhà ai cũng có đồng ra đồng vào.

Nhà nào cũng có tivi màu, bắt đài trung ương có rõ mồn một nhờ hệ thống chảo thu mi ni . Trưởng bản Lò Láo Tả phấn khởi khoe: “Bản tôi mỗi tần mang xuống chợ khoảng 1000 lít rượu, tính ra mỗi tuần cũng thu cả chục triệu. Mừng lắm! Vui lắm!” Nhà ông Tả mỗi ngày cho ra lò khoảng 40 lít rượu, thu 450 nghìn đồng. Trừ tiền thóc, tiền củi cũng nhẹ nhàng bỏ túi cả trăm nghìn.

Thật hiếm có nghề nào mang lại lợi nhuận cao như thế. Rượu San Lùng trứ danh, đến bản San Lùng lại được nghe những “thương hiệu” trứ danh khác. San Lùng nhà lò Kim Phù, San Lùng nhà Lò Sài Phin, San Lùng nhà Lò Cao Pà, San Lùng nhà Chảo Cùi Chìu… Đi cùng với những “thương hiệu” ấy là một cuộc sống no đủ, là phơi phới tương lai.

Chén đắng đầu xuân

Trưởng bản San Lùng Lò Táo Trả sửng sốt khi nghe tôi kể đi bất cứ nơi đâu cũng thấy người ta bán rượu San Lùng. Trong cái sửng sốt của ông già gắn cả đời mình với nỗi nấu rượu ấy, tôi chẳng tìm thấy niềm vui vì rượu bản mình nổi tiếng khắp từ bắc chí nam mà chỉ thấy nỗi buồn, nỗi xót xa tràn đầy trên khoé mắt.

Ông buồn, xót xa cũng phải, vì bản ông chỉ có 36 nóc nhà, nấu nhiều thì mỗi tuần chỉ vẹn vẹn trên dưới 1000 lít rượu. Số ấy, bán cho dân Bát Xát còn chẳng đủ, huống chi… Vậy mà nơi nào cũng thấy: “Có bán rượu San Lùng nguyên chất”, hoặc “rượu San Lùng 100%…

Đã có người cố tình gọi chệch rượu San Lùng thành rượu “Sắn Lùng” tức là rượu sắn giả San Lùng, nhưng số này xem ra cũng chẳng thấm vào đâu.

Ông Lý Văn Trình, chủ tịch Hội nông dân xã Bảo Xèo thì khẳng định có nhiều rượu San Lùng trên thị trường là do những kẻ buôn rượu lấy rượu gạo pha vào. Ông quả quyết một công thức pha rượu như sau: ở bản San Lùng thì một lít rượu là một lít rượu, nhưng xuống đến huyện, 1 lít rượu ấy đã hoá thành 10, và đến tỉnh thì 10 lít rượu ấy hoá 100 và đi các tỉnh khác thì 100 hoá 1000. Số lượng rượu San Lùng trên thị trường đã chứng minh cái công thức là hoàn toàn có cơ sở.

Thêm một chén đắng nữa, khi thị trường lên cơn sốt, theo một số tay buôn rượu San Lùng ở thị trường Bát Xát, đã có không ít những gia đình ở bản San Lùng vì lợi nhuận mà bán đi chữ tín của mình. Họ cất rượu từ nơi khác về, và người mua rượu cứ thấy họ mang rượu từ trên bản xuống là mua, không cần biết ấy là rượu gì. Cứ đo đủ độ, nếm thử thấy ngai ngái là mua.

Trước thực trạng trên, ông Lý Dịu Thiền chủ tịch xã cho biết, chính quyền xã đang cố gắng hoàn thành mọi thủ tục để đăng ký thương hiệu cho thứ đặc sản quê mình.

Có vậy, rượu San Lùng sẽ thoát khỏi tiếng nỗi oan mà lâu nay vẫn phải gánh chịu.

Xuân mới, còn gì tuyệt vời hơn khi có chai rượu San Lùng thết khách. Rượu San Lùng nặng (48-520) nhưng êm, ai quá chén, say cũng không thấy đau đầu. Xuân mới, cũng xin gửi tặng dân bản San Lùng những mong ước tốt lành, cùng với một niềm hy vọng, nay mai, rượu San Lùng sẽ đúng là rượu San Lùng như sự kết tinh mong ước của trời và đất.

Thanh Việt

Source: diendanamthuc
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM