Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:41:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!  (Đọc 85775 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #30 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 05:31:56 am »

RƯỢU... PHÍA SAU NHÀ VĂN

Horace (65-8 Trước CN, thi sĩ La Mã chuyên viết thơ tình - ND) từng viết rằng, nhà thơ thế kỷ thứ V, thành Athen, tên là Cratinus, trong một lần tự bào chữa cho thói hay quá chén của mình, đã tuyên bố: “Không có câu thơ nào hay, hoặc bất tử, mà lại được viết bởi những người chỉ uống nước lã”. Cratinus hoàn toàn không nói quá, ít ra là với trường hợp riêng cá nhân ông.

Truyền thuyết kể rằng, ông đã chết vì đau buồn sau khi nhìn thấy một thùng rượu nho thơm ngon, đong đầy, bị vỡ nát. Và các văn nhân đời sau đã tạc dạ ghi lòng nỗi niềm khôn giải đó của ông. Bất cứ nơi nào dính dáng đến chuyện bút nghiên, người ta đều coi rượu là biểu tượng của sự linh lợi hoạt bát, của trí tuệ mẫn cảm. Và từ đời này sang đời khác, hành động uống luôn được người đời sùng kính gần được như một tôn giáo.


Vì sao các nhà văn (từ vĩ đại tới xuềnh xoàng) lại cứ luôn coi uống là môn nghệ thuật thứ hai của đời họ? Thứ nhất, bởi rượu khích lệ họ, mớm cung cho họ, thậm chí tặng họ món quà vô giá là cảm hứng. Năm 1714, một đức giáo chủ trẻ xứ Alexander, trong một bức thư tỏ tình gửi một quý cô, đã khởi đầu thế này: “Nữ Thánh linh thiêng nhất của tôi... Xin hãy hiểu cho cái chứng cứ về sự chân thành của tôi với em: Tôi đã phải uống rất nhiều để nói được lên sự thật”. John Keats, nhà thơ lớn của Anh, đã mô tả trong một bức thư viết năm 1819 rằng, rượu vang đỏ “thanh tao” có thể dựng lên “những quả núi trong đầu óc con người”, và biến một người tầm thường thành nhà hùng biện xuất sắc ngang Hermes (một trong những vị thần núi Olympus, có tài thuyết phục - ND). “Một cốc vang nâu ngon”, Falstaff viết (không nghi ngờ gì nữa, ám chỉ Shakespeare, người hay uống món mỹ tửu này) “...sẽ đưa tôi vào cõi trí tuệ, sấy khô tôi ở đó khỏi mọi ngu ngốc và đần độn, đánh đuổi mọi e dè ám ảnh, làm cho tôi nhanh nhẹn, linh hoạt, quên hết ưu phiền, đi đứng ăn nói đáng yêu, và đặc biệt là cái lưỡi như thể được sinh ra mới, uyên bác vô cùng”. Chà, có lẽ vậy.


Rượu hiếm khi khiến nhà văn đánh giá thấp tài năng của mình. Và say sưa chính là lý do thuận tiện nhất: Thăng hoa thì kiểu gì chẳng là thăng hoa, ai đòi hỏi nguồn gốc? Nhưng có bao giờ bạn viết ra một chuỗi những điều tầm bậy? Vâng, có những người tệ như thế đấy.

Hart Crane (1899 -1932) là một thi sĩ Mỹ danh tiếng lẫy lừng. Nhưng ông cũng viết ra rất nhiều những bài thơ ẩm ương mà chúng ta không thể tưởng tượng được trong những ngày bị rượu đánh gục. Vào đầu những năm 1980, nhà văn Norman Mailer (1923-2007, hai lần đoạt giải Pulitzer, được coi là nhà cách tân của tiểu thuyết Mỹ - ND) được giám đốc Sergio Leone đặt viết một kịch bản phim. Mailer thể hiện quyết tâm của mình bằng cách ở lỳ trong một căn phòng khách sạn với một thùng whiskey. Theo lời một nhà chép tiểu sử, một lần Leone được người của khách sạn gọi đến để chứng kiến cảnh Mailer đang hát, nguyền rủa, và la hét giữa đám vỏ chai. Và ông đã ra về, ký quyết định thanh lý hợp đồng với văn sĩ một cách dứt khoát.

Nhưng nói chung thì các nhà văn khôn ngoan thường biết cách tranh thủ những lúc lâng lâng để sáng tác, trước khi Tửu vương nổi cơn túy cuồng. Kingsley Amis (1922 - 1995, nhà thơ, nhà tiểu thuyết Anh quốc, giải thưởng Somerset Maugham - ND), trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 1975, đã thổ lộ: “Một cốc Scotch là một tàu phá băng nguyên tử trong nghệ thuật”. Còn John Mortimer (1923 - kịch tác gia người Anh - ND) thì nói với tờ New York Times rằng, một muỗng sâm banh buổi sáng sớm cũng khiến đầu óc ông lồng được lên như ngựa vía. Một bạn chung dãy nhà của nhà văn Tennessee Williams (tên thật là Thomas Lanier Williams III, 1911-1983, kịch tác gia Mỹ, giải Pulitzer- ND) kể rằng, ông thường dậy sớm, tự rót cho mình một cốc martini, một chai vang đỏ, và một nồi tướng cà phê, rồi sáng tác hối hả, dựng cả người đánh máy của mình dậy khiến anh ta càu nhàu mãi không dứt.

Một số nhà văn thậm chí còn sử dụng chất cồn với những chiêu thức kỳ lạ hơn. Tennyson (1809-1892, nhà thơ được phong tước của Anh - ND), theo hồi tưởng năm 1893 của James Knowles, bạn thân ông, thì vẫn thường ngồi nhìn chằm chằm vào chai pooctô như nhìn một nhà tư vấn sáng suốt. Khi nhận được bức thư báo tin vinh quang tước phong, ông băn khoăn day dứt mãi, rồi quyết định viết sẵn 2 bức thư, một - chấp nhận, và bức kia từ chối. Sau đó, ông úp cả hai bức lên bàn, uống cạn một chai pooctô đầy, rồi trong cơn say rút hú họa lấy một bức. Đó là bức chấp nhận sắc phong của Triều đình Hoàng gia.


Cuộc đời văn nhân thì vẫn cô đơn muôn trùng, nhưng không có cây bút biết uống rượu nào than thở về điều đó. Trong cuốn hồi ký viết năm 1975 Nơi đây, cõi New York, tác giả Brendan Gill (1914-1997, nhà văn nổi tiếng thuộc khuynh hướng giải thần tượng Mỹ- ND) đã mô tả tòa soạn tạp chí Người New York (nơi ông làm việc trong hơn 40 năm) như một xã hội của những vĩ nhân suốt ngày lướt khướt. Một đồng nghiệp của ông cũng phải thừa nhận rằng, sự nôn oẹ, ngất ngưởng đối với các “nhà” tại đây thì cũng giống như cạo râu hay tắm nước nóng buổi sáng, chỉ là thủ tục trước khi đi làm mà thôi. Edmund Wilson (1895-1972, nhà văn, nhà phê bình văn học Mỹ- ND) vẫn thường uống trong bữa trưa đến khi không đứng được lên. Abbott Joseph Liebling (1904-1963, nhà báo nổi tiếng Mỹ với câu nói: “Tôi viết hay hơn những người viết nhanh hơn tôi, và tôi viết nhanh hơn những người viết hay hơn tôi”- ND) từng có lần vất vả lắm mới thoát chết trong một khách sạn đang cháy, mà vẫn không quên vơ lấy chai rượu ngon đang uống dở. Còn Wolcott Gibbs (1902-1958, cây truyện ngắn Mỹ) thì vẫn thường bị vợ phát hiện ra cảnh đi tắm biển với... những chai martini vùi dưới cát.

Nhưng cũng có thể có bóng tối xung quanh những chiếc chai. Theo John Irving (1942-, cây tiểu thuyết Mỹ- ND), sự suy nhược tàn tạ chính là hậu quả của Hemingway và Fitzgerald (hai đại danh trong làng văn Mỹ) sau những năm tháng “rửa óc trong rượu”. Và sự đáng tiếc này cũng đúng với William Faulkner, Eugene ONeill, và Dylan Thomas, những nhà tư tưởng trong lốt các tiểu thuyết gia. “Tôi là một con chiên Thiên Chúa, và tôi không thể tự tử được”, đó là lời của Jack Kerouac, “nhưng tôi đã định rồi, phải uống đến chết”. Điều ông nói đã được chứng thực, sau khi các bác sĩ khám nghiệm gan từ cái tử thi 47 tuổi đó.

Liệu có một nàng thơ (hay nàng văn) nào trong đám chai, lọ, thùng, hũ các kiểu? Christopher Hitchens, một sinh viên được giao nghiên cứu, và cũng rất có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực “bừng thức” này, nói rằng: “Mối liên hệ thì cũng... chẳng biết thế nào. Nhưng tôi thấy, chữ rượu mạnh hàm chứa trực giác ban sơ của khái niệm cảm hứng do người Hy Lạp phát hiện ra” (chơi chữ “spirit”- “tinh thần”, “linh hồn” cũng có nghĩa nữa là “rượu mạnh”- ND).

Tình trạng bung biêng, nếu không phải là nguồn gốc của sáng tạo, thì cũng tạo ra phút tinh hoa phát tiết cho não bộ để con người có những hành động khác thường. Nó lưu lại thứ ánh sáng chói lòa của cuộc sống dưới dạng bảng hòa màu êm ái. Nó làm dịu đi nỗi âu lo thống khổ, và kích thích những suy tư tích cực. Nó sưởi ấm tâm trí và làm tan ra những ý tưởng vốn lâu nay đóng băng trong tăm tối. Thành quả của rượu không cho con người sự thấu cảm, nhưng giúp chúng ta phát hiện ra hang ổ của nó. Và rượu có thể cho phép con người nghe lén được những tiếng nói rất mơ hồ ngay từ trong đáy tim mình.

Vấn đề chỉ còn là làm sao để tìm ra giá trị vàng giữa những cơn bừng tỉnh và chìm đắm lẫn lộn. Niềm tin của Cratinus rằng chỉ có những câu thơ dở mới được viết khi thiếu rượu ngon, thì có vẻ hơi quá phấn khích để tin. Nhưng những vần thơ hay nhất thì, không nghi ngờ gì nữa, sẽ vút lên khi rượu trong chai đang còn ở mức thấp, để thần Dionysus còn đủ vững vàng khiêu vũ theo các giai điệu nhiệm màu của tiếng đàn lia thần Apollo ban ra

JOSEPH TARTAKOVSKY*
 LÃ THANH TÙNG (dịch từ Latimes.com)
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #31 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2008, 04:59:00 am »


Rượu vang & sim Mỹ
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2008, 02:59:00 pm »

Thấy các bác xa quê hương mà am hiểu quá, quả thực thẹn thùng.

Em vẫn hay bị các ông anh (ngành rượu  Grin) mắng rằng mày "uống rất hỗn".

Nhưng nếu nói về rượu Sán Lùng (phải đi qua Bắc Hà, Si ma cai phải không nhỉ  Huh) thì em khẳng định: phải uống ở trên ấy mới ngon, về xuôi nó nặng và mùi rất khó uống (rượu đểu thì em không biết nhá  Grin Grin Grin Grin)

Em cũng may mắn được sang Mường Khương uống rượu ngô trên ấy rồi (uống cách cái lò nấu rượu tối đa là 10m) nên phải nhắc các bác là đừng có dại uống ở cự li như thế, em bị khiêng như cái bị thịt lên xe về HN mà chưa tỉnh nổi (tất nhiên chỉ nói với bác nào dám ăn món thắng cố cực kỳ "man rợ" ở đó) Grin Grin Grin

Rượu vùng đồng bằng Bắc bộ thì em thích nhất rượu làng ... (gì nhỉ  Huh) ở Hưng Yên, cách Phố Nối khỏang 20km, hoặc rượu nếp nấu ở Từ Sơn (Bắc Ninh). Trung thì em chưa đi nhiều, chỉ dám nói rượu quê em (nghệ an) có mùi hắc rất lạ, nhưng uống vài bữa quen rồi thì thôi rồi. Hà Tĩnh em mới chỉ được uống ở Kỳ Anh, cũng hơi giống quê em  Grin Grin Grin Grin

Em đương nói trên cơ sở là uống rượu tại lò nhá, rượu bán ngòai đường em chưa bàn tới. Nhưng có lẽ Gò Đen hay Bàu Đá có nhiều rượu "không xịn" nên hồi đi miền Tây bọn em tòan gọi "rượu quê Lò Đúc" thôi  Angry
Logged
barcarra
Thành viên
*
Bài viết: 171


Họa sỹ của quansuvn.net


« Trả lời #33 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2008, 07:40:15 pm »


Em đương nói trên cơ sở là uống rượu tại lò nhá, rượu bán ngòai đường em chưa bàn tới. Nhưng có lẽ Gò Đen hay Bàu Đá có nhiều rượu "không xịn" nên hồi đi miền Tây bọn em tòan gọi "rượu quê Lò Đúc" thôi  Angry
Hình như là Bầu Đá chứ nhỉ, rượu màu xanh như xăng.

Đố các bác rượu nào nặng nhất VN  Grin Grin Grin
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #34 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2008, 07:48:36 pm »


Em đương nói trên cơ sở là uống rượu tại lò nhá, rượu bán ngòai đường em chưa bàn tới. Nhưng có lẽ Gò Đen hay Bàu Đá có nhiều rượu "không xịn" nên hồi đi miền Tây bọn em tòan gọi "rượu quê Lò Đúc" thôi  Angry
Hình như là Bầu Đá chứ nhỉ, rượu màu xanh như xăng.

Đố các bác rượu nào nặng nhất VN  Grin Grin Grin

bàu hay bầu cũng như giàu hay giầu mà thôi bác  Grin

Rượu nặng nhất bán ở chợ thì em không biết, chứ rượu nước 1 nào mà chẳng hơn 70 độ hả bác Shocked
Logged
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2008, 04:30:03 am »

Lang thang trên mạng em vớ được mẩu truyện hài về TRÀ, các bác đọc cho vui  Grin
====

Đổng Trác ục ịch đến gặp Hoa Đà tiên sinh và nói:

- "Ta cần ngươi tư vấn về sức khỏe cho ta."

Khách VIP vậy nên mặc dù đang tiến hành ca phẫu thuật chữa đau đầu cho một bệnh nhân, Hoa Đà cũng vội vàng gác lại. Đổng Trác bắt đầu kể :

- Chắc ngươi đã biết, ta có một con Bồ là Điêu Thuyền xinh đẹp nổi tiếng trong thiên hạ (đến đây, cả người nói và người nghe đều nuốt nước miếng cái ực). Một lần ta đi săn về thì thấy Bồ của ta đang nằm cùng Bố của ta (ý nói "Lã Bố của ta"). Ta giận quá định rút gươm chém chết cả 2 đứa nó nhưng vì Điêu Thuyền quá xinh đẹp nên ta ko nỡ xuống tay. Cuối cùng 3 người ngồi uống trà nói chuyện rồi ta bỏ qua."

Hoa Đà : vâng, thưa ngài ...

Đổng Trác: "Lần 2 ta đi bàn việc quân về thấy Bồ lại nằm với Bố. Ta định giết nhưng vì Bồ quá đẹp nên ta ko nỡ . Rồi 3 ta lại ngồi uống trà và ta lại bỏ qua."

Hoa Đà : yes, sir ...

Đổng Trác: "Lần 3 ta đi họp về lại gặp Bồ nhưng lần này Bồ nằm với Trương Liêu. Ta định giết nhưng Bồ quá đẹp nên lại uống trà nói chuyện rồi bỏ qua."

Hoa Đà : oui, monsieur ...

Đổng Trác: "Lần thứ 4, lần thứ 5, Bồ nằm với Lý Thôi, Quách Dĩ nhưng vì Bồ đẹp quá... nên lại uống trà nói chuyện với Lý, Quách rồi bỏ qua." ...

Hoa Đà hết nhịn nổi, bèn cắt ngang : "Vậy rút cuộc ngài cần hỏi tôi việc gì" ?

Đổng Trác: "À, là ta muốn hỏi: ở tuổi của ta mà uống nhiều trà thế có bị làm sao không?"

====

Nhân tiện em cũng có thắc mắc : "uống nhiều trà thì có những tác hại gì ?"
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2008, 04:32:35 am gửi bởi Galaxy » Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2008, 07:24:20 am »

Tốn tiền tốn củi, tốn thời gian...chứ có tác hại gì khác nữa đâu, các bác? Grin
Logged
barcarra
Thành viên
*
Bài viết: 171


Họa sỹ của quansuvn.net


« Trả lời #37 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 02:40:29 pm »

Hôm rồi có bác nào về Đồng Lộc ko, đi qua Khánh Lộc nhớ mua rượu chứ rượu đó là nhất (nặng, ngon  Grin).
Logged
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 04:30:47 pm »



TRÀ XANH

Trà đen, trà xanh đều là sản phẩm từ cây trà có tên khoa học là CAMELLIA SINENSIS. Trà đen được ủ men còn trà xanh thì không (trà ô long được ủ men một phần) trà xanh là thức uống sức khoẻ phổ biến ở Châu Á từ hơn 5000 năm qua.

Bạn pha trà xanh để thưởng thức hương vị hay để đạt được lợi ích sức khoẻ
Pha một tách trà xanh tuyệt hảo không dể dàng như bạn nghĩ. Nếu không được học "trà đạo" cẩn thận những chất polyphenol vốn có ích cho sức khoẻ có thể quay ra phá hỏng hương vị làm cho trà đắng và đầy bọt. Dùng nước nóng tốt hơn là dùng nước sôi ùng ục trên bếp.
Kích thước lá trà tốt nhất là chọn lá trà nhỏ xoăn ít vì nó giúp hãm trà nhanh hơn. Lá trà lớn xoăn tít quá mất nhiều thời gian hãm trà hơn.

Trà lá rời và trà túi lọc: nên dùng trà lá rời hơn là trà túi lọc. Túi lọc nên nhấn chìm, không nên để nổi lều bều trên mặt nước.

Thời gian hãm độ 2-5 phút hàm lượng polyphenol tăng lên với thời gian hãm. Hãm trà nhanh chỉ cho bạn thứ nước nhiều caffeine nhưng lại ít polyphenol.

Tốt nhất là pha theo hướng dẫn của từng hảng sản xuất nhưng dưới đây là nguyên tắc chung để pha trà ngon:

Dùng một túi trà, hay 2-4 gam trà(1-2 muỗng trà lá tuỳ theo từng loại trà xanh bạn đang dùng ) cho mỗi một tách nước
Đun sôi một ấm nước lạnh sau đó tắt bếp để nước nghỉ khoảng 3 phút

+ Đổ nước nóng lên trà lá hay trà túi hãm độ 3 phút.
+ Đợi thêm 3 phút nữa cho trà nguội bớt và thưởng thức.

Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #39 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 01:20:41 pm »

chả thấy ai nói gì về trà Sad Sad Sad Sad
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM