Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:52:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thuật công kiên  (Đọc 72607 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 04:41:54 pm »

Chiến thuật công kiên, đánh địch phòng ngự trong công sự kiên cố là một hình thức tác chiến quen thuộc của bộ đội ta trong suốt hai cuộc kháng chiến. Em xin trình bày cụ thể hơn về chiến thuật này. Thông tin một phần lấy từ sách vở, một phần là từ hiểu biết và suy luận cá nhân, sai sót không thể tránh khỏi, mong mọi người góp ý.
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 04:43:10 pm »

I. MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH CẦN CHÚ Ý:         
1.   Đặc điểm tổ chức cứ điểm địch:
- Thường thì là một đại đội, liên đại đội hoặc tiểu đoàn chốt giữ.
-    Cứ điểm thường được xây dựng theo hệ thống cầu trục.Lô cốt chính (lô cốt mẹ) ở chính giữa hoặc ở hướng quan trọng. Các lô cốt phụ (lô cốt vệ tinh, lô cốt con) ở xung quanh. Mỗi lô cốt hay điểm tựa thường có một hoặc nhiều lỗ châu mai để bắn toả ra các hướng. Các lỗ châu mai hiểm là những lỗ châu mai nằm sát mặt đất, được nguỵ trang tốt hay ở vị trí mà đối phương khó phát hiện. Ngoài ra, lỗ châu mai hay hoả điểm cũng có thể được xây từ trước nhưng được giữ bí mật tuỳ theo phát triển của trận đánh. Những hoả điểm “chưa bị phát hiện” này sẽ đóng vai trò rất lớn trong chiến đấu tung thâm.
-   Lô cốt thường được xây dựng bằng xi măng cốt sắt thép hay bằng gỗ và đất đắp.
-   Chướng ngại vật của cứ điểm bao gồm: Hàng rào kẽm gai, rào tre, mìn, hào sâu, tường, v.v…. Với những cứ điểm kiên cố, giây kẽm gai được sử dụng phổ biến với rất nhiều kiểu như rào cũi lợn, mái nhà, sát đất, bùng nhùng v.v… với nhiều tầng nhiều lớp. Hệ thống hàng rào cũng có nhiều kiểu như song song hoặc hình sao, … mục đích để làm nhiễu hướng khi quân tấn công vượt qua rào. Thông thường mỗi lớp rào cách nhau khoảng 3 đến 7 mét để bớt tốn kém cũng như dễ cho việc tuần tra, bảo trì, bảo vệ.
-   Chiến hào, giao thông hào (ngầm hoặc lộ thiên) nối liền các lô cốt hay các vị trí quan trọng. Chiến hào trong phòng ngự thường chỉ rộng khoảng từ 60cm đến 1m sâu đủ để chạy khom lưng, chỉ đủ để cơ động lực lượng, không đào rộng để tránh quân tấn công lợi dụng làm nơi tổ chức, phát triển lực lượng. Chiến hào cũng là nơi đi dây điện thoại.
-   Nhà cửa được xây cất dưới hình thức ngầm, nổi, nửa ngầm nửa nổi.
-   Chiến hào và lô cốt kết hợp với nhau thành một hệ thống liên hoàn. Thông thường thì thường được xây dựng thành nhiều tầng phòng ngự. Tầng sau bao quát tầng trước. Tầng trước không khống chế đươc tầng sau.
-    Hoả lực gồm có: Các loại súng cá nhân, các loại súng cộng đồng như trung, đại liên, cối các loại, DKZ, kính hồng ngoại, súng phun lửa v.v… và thậm chí là pháo. Ngoài ra, Một cứ điểm phòng thủ còn có thể được yểm trợ bởi hoả lực pháo binh bên ngoài hay không quân.
-   Bố trí đội hình thường theo khu vực đơn vị. Trận địa cối, pháo thường được bố trí ở giữa cứ điểm. 
-   Cứ điểm cũng còn có thể có một số tiền tiêu vệ tinh bên ngoài làm nhiệm vụ cảnh giới cũng như chiến đấu.

Mô phỏng một đồn địch.
      
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 04:45:30 pm »

2.   Một số điểm căn bản của bên tấn công trong chiến thuật tấn công:
- Nguyên tắc đầu tiêu, và yêu cầu đầu tiên của chiến thuật là tập trung nhân lực và hoả lực vượt hơn đối thủ. Yêu cầu tối thiểu thường là 3/1. Tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà tỉ lệ này có thể là 7/1, 10/1 hoặc thậm chí là cao hơn. Bác Maseo có nói một câu và em rất tâm đắc: Các vị tướng ăn lương chỉ với yêu cầu trong mỗi trận đánh làm được việc này. (Cám ơn bác cuongnsls đã nhắc em về nguyên tắc tập trung)
-   Chuẩn bị theo nguyên tắc Tứ khoái nhất mạn hay 4 nhanh một chậm (cái này của Lâm Bưu): Tứ khoái: Tiến công nhanh, Xung phong nhanh, Thu dọn nhanh, Rút lui nhanh; Nhất mạn: Chậm chạp trong soạn thảo kế hoạch lực lượng.
-   Tấn công (cơ bản) theo nguyên tắc Một điểm hai diện. Điểm cơ bản của nguyên tắc này là hình thành một mũi đột kích chính đầu nhọn đuôi dài để đâm vào tung thâm phòng ngự địch. Đồng thời với đó là việc hình thành 1, 2, 3 hoặc 4 mũi tấn công phụ (mỗi mũi không đồng nghĩa với việc phải có bộ binh tấn công mà có thể là một mũi chi viện hoả lực) để đánh tạo điều kiện, đánh rối loạn, nghi binh, cho mũi điểm đột phá dứt điểm. Trong trường hợp cụ thể, mũi diện (có bộ binh) nào đó có thể biến thành mũi điểm nếu gặp thuận lợi.
- Cách đánh: Cơ bản là dùng sức mạnh đột phá qua chướng ngại vật, chia cắt và tiêu diệt địch.
-   Tổ chức đội hình đơn vị theo nguyên tắc Tứ tổ nhất đội (bốn tổ trong một đại đội): Tổ bộc phá, tổ hoả lực, tổ xung kích, tổ chi viện.
+    Tổ bộc phá: Tổ chức thành các tiểu đội bộc phá, trong thời kỳ đầu khi đạn, chất nổ, khí tài còn khan hiếm tổ bộc phá gồm: Tổ mật phá; tổ bộc phá, tổ lựu đạn, tổ thang ván, tổ đánh dấu. Dần dần, cùng với sự phát triển của quân đội, biên chế của tổ bộc phá rút gọn lại còn tổ mật phá, tổ bộc phá, tổ vũ khí kỹ thuật …
+    Tổ hoả lực: Theo điều lệnh, các đơn vị đều có tổ hoả lực, như tổ hoả lực tiểu đoàn, tổ hoả lực đại đội. Căn cứ vào số lượng mục tiêu, vũ khí cơ hữu hay phối thuộc để tổ chức hoả lực do Trung đội trưởng hoặc Đại đội trưởng chỉ huy. Các vũ khí của tổ hoả lực thường là đại liên, trung liên, DKZ và Bazooka, súng cối.
+    Tổ xung kích: Trung đội xung kích thường được tổ chức thành 3 tiểu đội xung kích và thường do trung hoặc đại đội phó chỉ huy. Trong các tổ xung kích cũng có tổ hoả lực riêng. Vũ khí của tổ xung kích thường là: tiểu liên, súng trường, lựu đạn, thủ pháo, bộc phá, vũ khí lạnh.
+     Tổ chi viện: Thực chất là tổ xung kích 2. Có nhiệm vụ chi viện cho tổ xung kích trong 2 trường hợp sau: Sau khi tổ đột kích hoàn thành nhiệm vụ thọc sâu, tổ chi viện di chuyển theo làm nhiệm vụ chiến đấu; Trường hợp tổ xung kích không còn sức đột phá, tổ chi viện sẽ thay thế tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 04:47:47 pm »


CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC CHIẾN ĐẤU:
A.   Hiểu rõ nhiệm vụ: Nghiên cứu và nắm vững nội dung, mục đích, yêu cầu và các chỉ thị liên quan đến đơn vị để đưa ra kế hoạch tác chiến.

B.   Tính toán thời gian:
1. Tính tổng thời gian trong việc chuẩn bị
2. Tính khối lượng công tác để dự trù kế hoạch chuẩn bị
3. Sắp xếp thời gian chuẩn bị cho thuộc cấp

C.   Nghiên cứu tình hình (họp chi uỷ Đảng lần I):
1. Nghiên cứu tình hình đã biết và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đã hiểu biết được chỗ nào?
+ Chỗ nào chưa rõ?
+ Chỗ nào cần điều tra?
+ Chuẩn bị vấn đề gì trước?
+ Dự kiến kế hoạch phân công như thế nào?
2. Tổ chức các cuộc họp sơ bộ cấp chỉ huy để nhận thức rõ nhiệm vụ và đặt kế hoạch chuẩn bị cho thống nhất trong toàn đơn vị.

D.   Trinh sát thực địa:
1. Trinh sát địa hình:
+   Chọn vị trí tập kết
+   Đường hành quân tiếp cận
+   Vị trí triển khai và các điểm chiếm lĩnh của các tổ
+   Các vị trí đột phá khẩu
+   Vị trí xuất phát xung phong
+   Vị trí chia cắt vùng chiến đấu
+   Đường và vị trí rút lui
2. Trinh sát địch tình:
+ Quân số
+ Vũ khí
+ Phiên hiệu
+ Khả năng của công sự và chướng ngại vật
+ Vị trí các loại vũ khí
+ Tinh thần chiến đấu
+ Qui luật hoạt động
+ Hoạt động tề điệp
3. Trinh sát tình hình dân chúng:
+ Sinh hoạt của dân chúng trong vùng lâm chiến
+ Những ảnh hưởng của dân chúng liên quan đến chiến đấu
4. Thời tiết: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiến như mưa, nắng, sương mù, trăng sao, thời gian trời tối hoặc sáng v.v….đến công tác chiến đấu
5. Nhiệm vụ chuyên môn của các tổ trưởng đi trinh sát:
+ Tổ bộc phá:
+++ Tìm hiểu các hướng và điểm đặt bộc phá
+++   Điểm xuất phát, lộ trình di chuyển
+++   Xác định các chướng ngại vật
+ Tổ xung kích:
+++   Tìm hiểu điểm đột phá khẩu
+++   Đường và vị trí xuất phá xung phong
+++   Các mục tiêu phải chiếm
+ Tổ hoả lực:
+++   Tìm hiểu các điểm hướng bộc phá và xuất phát xung phong của xung kích, các mục tiêu phải áp chế
+++   Các hướng tác xạ chính và phụ
+++   Vị trí các loại vũ khí

   
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 04:49:16 pm »

E. Suy nghĩ và quyết tâm, họp chỉ uỷ lần II:
Cấp chỉ huy phải phân tích từng yếu tố đã biết và tổng hợp các mặt rút ra kết luận thật chính xác và họp chi uỷ lần 2 để ra quyết tâm phương án tác chiến. Nội dung phân tích:
1.   Về địch: Chỗ mạnh, chỗ yếu
2.   Về địa hình: điểm lợi và điểm hại của hai bên
3.   Về ta: chỗ mạnh chỗ yếu
4.   Phương hướng khắc phục
5.   Phương án tác chiến
6.   Chọn điểm, diện
7.   Sử dụng lực lượng
8.   Thời gian hoàn thành mỗi công tác chuẩn bị

F. Hạ mệnh lệnh:
Thông thường lệnh tác chiến được trình bày trên sa bàn để cho các đơn vị hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
Lệnh chiến đấu gồm các phần:
1.   Phương hướng, vật chuẩn.
2.   Địa hình chung
3.   Tình hình chung
4.   Địa hình cụ thể
5.   Nhiệm vụ cả ta và bạn
6.   Nhiệm của của các đơn vị
7.   Mục tiêu công kích
8.   Vị trí đột phá khẩu
9.   Trận địa hoả lực
10.   Vị trí xuất phát xung phong (vị trí các bộ phận).
11.   Đường xung phong
12.   Mục tiêu phải chiếm của các đơn vị
13.   Vị trí chỉ huy, người thay thế
14.   Thời gian hoàn thành
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 04:50:00 pm »

G. Tổ chức hiệp đồng công tác:
I. Giai đoạn hành quân chiếm lĩnh
a. Hành quân:
- Giờ xuất phát
- Lộ trình và tốc độ hành quân
- Đội hình
- Vị trí cấp chỉ huy
- Biện pháp đối phó khi gặp địch (không quân, bộ binh, …)
- Cách vượt qua những đoạn khó khăn cụ thể
b. Chiếm lĩnh:
- Thời gian tiếp cận
- Vị trí triển khai của từng tổ
- Phương pháp chiếm lĩnh
- Thời gian phải hoàn thành xong
2. Giai đoạn khai hoả:
- Thời gian pháo bắn chuẩn bị
- Thời gian kết thúc
- Hướng và điểm bộc phá
- Phương pháp mở đột phá khẩu
- Mục tiêu áp chế của các loại vũ khí
- Hành động của các tổ.
3. Giai đoạn xung phong và chiến đấu từng phần:
- Thời cơ, thứ tự và phương pháp xung phong.
- Động tác đánh chiếm và mở cửa đột phá
- Mục tiêu xung phong
- Phương pháp xung phong của tổ hoả lực
- Hành động chiến đấu của các tổ chi viện, tổ bộc phá và các bộ phận khác
- Phương pháp đánh bít cửa đột phá và động tác phát triển tung thâm của từng tổ xung kích
- Phương pháp đánh phản kích, rút lui.
4. Giai đoạn rút lui:
- Phương pháp và lộ trình rút lui
- Biện pháp xử trí với các tình huống cụ thể khi rút lui
5. Linh tinh:
- Vị trí của cấp chỉ huy qua từng giai đoạn tác chiến
- Các tín hiệu hiệp đồng như cờ, pháo hiệu, còi, tù và, v.v…..
- Các vấn đề về tù và hàng binh, các vấn đề về chiến lợi phẩm, thương binh, tử sỹ.
- Phổ biến giờ khai hoả (lấy giờ thống nhất đồng hồ)

H. Chỉ thị bảo đảm:
I. Bảo đảm chiến đấu:
- Trinh sát
- Cảnh giới
- Nguỵ trang
- Chuẩn bị khí tài
II. Bảo đảm vật chất
-   Cơm, nước, lương khô, thuốc men
-   Dụng cụ cứu thương
-   Dây trói tù binh
-   V.v….

I.   Hội nghị chi bộ:
Tổ chức họp hội nghị chi bộ nhằm mục đích:
-   Quán triệt nghị quyết và nhiệm vụ
-   Thống nhất tư tưởng tác chiến
-   Đề ra phương hướng lãnh đạo

J. Tổ chức huấn luyện chiến thuật.
Sau khi chuẩn bị xong có thể tổ chức huấn luyện cho các đơn vị tham chiến bằng cách thiết lập mục tiêu tượng tưng hoặc tổ chức học tập trên sa bàn.

K Tổ chức kiểm tra:
Do đơn vị trưởng phụ trách kiểm tra lại lần cuối cùng những thiếu sót của đơn vị để kịp thời sửa chữa, bổ sung trước khi xuất quân.
-   Kiểm tra chuẩn bị vật chất và khí tài
-   Kiểm tra lại sự quán triệt cho các đơn vị ở các điểm sau:
+ Nhiệm vụ chung của các đơn vị
+ Kế hoạch tác chiến
+ Tổ chức hiệp đồng công tác
+ Nhiệmvụ của từng đơn vị

   L. Động viên chính trị:
   - Thống nhất tư tưởng và phát huy tinh thần chiến đấu cho các đội viên, phổ biến chính sách
- Mệnh lệnh và khắc phục khó khăn của đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ.
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 04:50:48 pm »

Xin post lại cơ cấu (phỏng đoán) trên giấy tờ của một tiểu đoàn bộ binh thời đánh Pháp:


TIỂU ĐOÀN BỘ BINH
   Đại đội chỉ huy - 33
   3 Đại đội xung kích (164 người x 3) - 492
   1 Đại đội hoả lực - 98
Tổng cộng: 623
Trang bị: 18 trung liên (LMGs), 112 tiểu liên, 168 súng trường, 4 đại liên (MMGs) , 2 cối 82 mm , 6 cối 60 mm, thuốc nổ, lựu đạn, thủ pháo

  Đại đội xung kích
      Ban chỉ huy - 10
      3 Trung đội xung kích (34 người x 3) - 102
      Trung đội bộc phá - 52
   Tổng cộng: 164   
   6 trung liên, 2 cối 60mm , 32 tiểu liên, 56 súng trường, lựu đạn, thủ pháo

         Trung đội xung kích
            Ban chỉ huy - 4
                  1 Trung đội trưởng
                  1 Trung đội phó
            2 Tiểu đội xung kích (12 người x 2) - 24
            1 Tiểu đội hoả lực hỗ trợ - 8
         Tổng cộng: 34   
2 trung liên, 10 tiểu liên, 18 súng trường, lựu đạn

               Tiểu đội xung kích
                  Tiểu đội trưởng  - 1
                  Tiểu đội phó  - 1
                  Chiến sỹ xung kích - 10
               Tổng cộng: 12   
               4 tiểu liên, 8 súng trường, lựu đạn


               Tiểu đội trợ chiến
                  Tiểu đội trưởng - 1
                  Tiểu đội phó - 1
                  Chiến sỹ trung liên - 6
               Tổng cộng: 8   
               2 trung liên, lựu đạn

   Đại đội hoả lực
      Ban chỉ huy  - 6
      Trung đội súng máy  - 42
        4 đại liên
      Bộ phận cối  - 50
        2 cối 82 mm
    2 cối 60 mm
   Tổng cộng: 98
   4 đại liên, 2 cối 82 mm,  2 cối 60 mm, 2 tiểu liên
   

      Trung đội súng máy
        Trung đội trưởng  - 1
        Trung đội phó  - 1
        Chiến sỹ súng máy (10 người x 4)  - 40
   Tổng cộng: 42   
   4 đại liên, 2 tiểu liên , lựu đạn
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2007, 01:49:20 pm gửi bởi vo quoc tuan » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2007, 11:22:52 am »

  Đại đội xung kích
      Ban chỉ huy - 10
      3 Trung đội xung kích (34 người x 3) - 102
      Trung đội bộc phá - 52
   Tổng cộng: 164   
   6 trung liên, 2 cối 60mm , 32 tiểu liên, 56 súng trường, lựu đạn, thủ pháo

Liệu ta có tổ chức các đội bộc phá riêng biệt thế này không nhỉ. Nếu không đánh công kiên thì đội này sẽ có nhiệm vụ gì ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2007, 01:57:03 pm »

  Đại đội xung kích
      Ban chỉ huy - 10
      3 Trung đội xung kích (34 người x 3) - 102
      Trung đội bộc phá - 52
   Tổng cộng: 164   
   6 trung liên, 2 cối 60mm , 32 tiểu liên, 56 súng trường, lựu đạn, thủ pháo

Liệu ta có tổ chức các đội bộc phá riêng biệt thế này không nhỉ. Nếu không đánh công kiên thì đội này sẽ có nhiệm vụ gì ?
Theo tớ là có. Trong các sách nhà ta đều cho thấy là trung đội bộc phá thuộc đại đội chứ không thuộc tiểu đoàn. Cách tổ chức này phù hợp với qui mô và lối đánh của ta thời chống Pháp. Nếu không đánh công kiên mà đánh vận động hay phục kích, giữ chốt v.v... đội này sẽ có nhiệm vụ tấn công bằng bộc phá, thủ pháo, ném lựu đạn.
Ở trên là do tớ ghép cả đội thang ván vào (cái này chắc là nên bỏ) chứ số người có lẽ không nhiều đến vậy
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2007, 08:41:13 pm »

http://www.sggp.org.vn/phimsachnhac/nam2004/thang8/14236/

.....
Ở Điện Biên, bộ đội ta đã đào hàng trăm kilômét giao thông hào. Từ những chiến hào có những mũi chĩa thẳng vào hướng lô cốt giặc. Trong tất cả các trận đánh từ Him Lam, A1 đến lúc bắt sống Đờ Cát-tri bộ đội ta tấn công theo đội hình hàng dọc.

Từ chiến hào mở đường máu qua các bãi mìn lớp lớp rào kẽm gai, tạo thành những mũi xung phong tấn công kinh hoàng tiêu diệt địch. Cách đánh sấm sét ấy thể hiện phương châm tác chiến “Đánh chắc tiến chắc” – tư duy thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp!

Chúng ta không đánh theo kiểu “ào ạt xông lên” bằng đội hình hàng ngang dày đặc thường gọi là “chiến thuật biển người”; như trong phim đã nhiều lần thể hiện. Nếu đánh theo kiểu dàn hàng ngang xông lên thì không thể vượt qua những bãi rào kẽm gai và mìn dài hàng trăm mét. Chúng ta sẽ làm “bia sống” cho pháo binh và các loại hỏa lực của địch sát thương, chắc chắn không có chiến thắng lẫy lừng Điện Biên.

.....
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM