Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:32:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thuật công kiên  (Đọc 72400 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #50 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 03:23:09 pm »

Tôi có lần được nghe các Cụ CCB đánh Điện Biên Phủ tập trung ở nhà Bố tôi để ăn mừng ngày chiến thắng ĐBP 7/5 bàn luận về các kiểu đánh công đồn thời chống Pháp và lõm bõm có nhắc đến Đánh Công Kiên, tôi sẽ phone hỏi lại cụ xem nó như thế nào để hầu các Bác về Đánh Công kiên nhá... Grin Grin Grin
Vậy thì tuyệt quá, tiến hành nhanh bác nhé.  Smiley
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #51 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 04:13:30 pm »

OK, ngay tối nay, nhưng không biết có thành công không vì cụ già và yếu lắm, năm nay đã 81 rồi.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #52 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2010, 10:45:52 pm »

Thật đáng tiếc, tôi đã phone cho Cụ rồi, nhưng đúng lúc Cụ lên cơn ho ( Cụ bị ho mãn tính ) vì vậy phải hẹn hôm khác Cụ khỏe thì mới nói chuyện được. Cụ là lính của e88-f308 Quân tiên phong, Cụ đi lính năm 1949, Trong chiến dịch ĐBP, Cụ tham gia đánh đồi độc lập, tham gia đánh và chia cắt sân bay mường thanh, bị thương ngày 23/4/1954 tại trận tiến công và chia cắt sân bay lần 2. Thất hẹn các Bác vậy.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 11:33:00 am »

Hôm nay, may quá Cụ khỏe, tôi tranh thủ phỏng vấn cụ về chiến thuật đánh công kiên thời KC chống Pháp, Cụ bảo " a lúi, dài lắm, nói qua điện thoại không hết được đâu vớ " Nhưng đại để là như thế này :
- Đánh công kiên tức là đánh công đồn kiên cố của địch bằng cách trước tiên là phải mở rào, thường đồn của địch vòng ngoài bao giờ cũng được bảo vệ rất nhiều lớp rào kẽm gai như : rào cũi chó, rào giàn mướp, rào mái nhà, rào lò so...sau các lớp rào đó thường thì chúng đào một hào sâu và rộng  bảo vệ sau cùng mới đến được các lô cốt và đồn của chúng. Thường thì ta không đánh vào cổng chính của đồn vì ở đây chúng sẽ bố trí nhiều hỏa lực, mà ta đánh vào sườn hoặc hậu của đồn.
- Khi đánh đồn, trước hết là đánh " Cửa mở ", các lính xung kích cảm tử cầm thỏi bộc phá dài khoảng 1,5m được làm từ thân cây tre nhồi thuốc nổ và kíp giật nụ xòe, được tiểu đội trưởng xung kích dẫn lên vị trí đặt bộc phá, giật nụ xòe, bộc phá nổ thường thì một quả bộc phá chỉ quét được một mảng rào khoảng 2m, bộc phá nổ xong thì tiếp tục một xung kích khác lao lên đặt tiếp vào...cho đến khi tới được vòng trong cùng là cái hào sâu. Công đoạn này là nguy hiểm nhất, thương vong nhiều nhất, có trận ta chết hơn hai tiểu đội xung kích mà vẫn chưa mở được " Cửa mở ", trận đánh đồi độc lập, Cụ nói, ta phải mất Ba anh tiểu đội trưởng mới phá được hết các rào ( tương đương 3 tiểu đội xung kích hy sinh..), sau khi cửa đã được mở, một tiểu đội xung kích khác vác một cái cầu bằng gỗ chạy lên lao qua hào để Bắc cầu, Công đoạn này gọi là " Chiếm lĩnh đầu cầu", khi đã chiếm lĩnh được đầu cầu thì việc đánh đồn coi như đã chắc ăn 50%. lúc này đã ít nguy hiểm hơn vì ta đã có cửa mở tiến sát vào đồn để bắn yểm trợ rồi.
- Sau khi đã chiếm lĩnh đầu cầu, ta bố trí hỏa lực để bắn ghìm đầu địch cho quân ta tràn vào đánh phát triển ra và đánh vào trung thâm chiếm lĩnh toàn trận địa.
Nhà Em nghe cụ nói sơ qua như thế về đánh công kiên. Cụ đã nhiều tuổi rồi, có thể trí nhớ đã kém, nếu có gì chưa đúng nhà Em sẽ hỏi lại Cụ. Các Bác thôing cảm nhé.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 01:29:34 am »

Vô cùng cám ơn bác Mr.Ngan. Bọn em thuộc thể loại chưa bắn viên đạn nào thì dù có nghiên cứu cả đời cũng không thể bằng những người đã trải qua lửa đạn. Nên mọi thông tin, như từ ông Cụ nhà bác, đối với chúng em đều rất đáng quý và luôn đón nhận với sự trân trọng cao nhất.

Em xin phép bàn thêm một chút về thông tin của Cụ.
Về việc chọn hướng cửa mở, đúng là thường thì không đánh vào mặt chính của đồn. Việc này phải được qua điều nghiên cụ thể, với nguyên tắc đánh vào điểm yếu nhất trong hệ thống phòng ngự, từ đó đột phá phát triển chia cắt địch. Ví như trận Yên Vỹ trên phòng tuyến sông Đáy năm 1951, trận này được coi như trận đầu tiên ta đánh vào hệ thống boongke của tướng De Lattre bao quanh đồng bằng sông Hồng. Sau khi trinh sát thì điểm đột phá mở cửa lại chính là mặt chính và con đường duy nhất dẫn vào đồn (bao quanh là đồng chiêm).
Cái hào mà Cụ nhắc tới theo em hiểu thì không phải là hào chướng ngại vật mà là hào chiến đấu tiền duyên của địch. Với một số đồn, thì đó là tuyến hào duy nhất. Các cứ điểm thường có trên hai tuyến hào để làm tuyến sau tiện cho việc phòng thủ và phản kích. Sau tuyến hào là các công trình như chỉ huy, thông tin, hoả lực cầu vồng, nhà ngủ v.v....
Theo sách nhà ta, thì em thấy chiếm lĩnh đầu cầu là chiếm lĩnh lô cốt ở tiền duyên địch, nơi ta mở cửa đánh vào. "Cầu" ở đây hợp lý hơn theo em là con đường mà bộc phá mở cửa qua các lớp hàng rào. "Đầu cầu" là lô cốt kể trên.
Trong KCCP, mở được cửa chiếm lĩnh đầu cầu là coi như thắng lợi cao. Giai đoạn này luôn là căng thẳng nhất với người chỉ huy. Trong trận đồi Độc Lập, do mở cửa trệch hướng nên ta phải đánh đi đánh lại nhiều lần, phải đi tập trung bộc phá dự bị để đánh tiếp. Nổi bật lên trong tình huống này là Cụ Nguyễn Văn Ty, tiểu đội trưởng bộc phá khi đã xác định được bộc phá đánh sai hướng, chủ động liên hệ bộc phá đánh tiếp sau đó dẫn dắt anh em mở cửa thành công. Cụ được phong Anh hùng.

Em xin nói tiếp về lô cốt đầu cầu. Đúng như tên gọi của nó, đầu cầu nên rất quan trọng. Đây là điểm nút để ta phát triển vào đồn địch. Nên kiểu gì thì sau khi phát triển qua cũng luôn có một lực luợng mạnh trấn giữ ở đây. Đề phòng trường hợp địch đánh bọc hậu bịt cửa mở. Khi bị địch phản kích mà bị đẩy ra khỏi lô cốt đầu cầu thì coi như phải đánh lại. Hình tượng giống như địch bịt được cái lỗ phễu.
Vấn đề hiệp đồng chiếm lô cốt đầu cầu cũng rất quan trọng. Sự phối hợp giữa bộc phá, xung kích và hoả lực phải ăn khớp. Hoả lực hỗ trợ bộc phá viên mở cửa, cửa mở thông lập tức xung kích phải lên ngay. Lên chậm là mất thời cơ chiến đấu. Đồng thời hoả lực cũng phải chuyển làn bắn sâu vào tung thâm để không đấm lưng xung kích. Đã có trường hợp xung kích đã vào rồi lại phải bật ra vì cối và pháo 75ly của ta vẫn cứ rót vày đây (đồi 3 của cứ điểm Him Lam). Với trang bị thiếu thốn của ta thời KCCP thì đây thực sự là một vấn đề không dễ dàng, nó đòi hỏi kinh nghiệm lớn của người chỉ huy.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #55 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 01:33:29 am »

Bọn em rất mong bác Ngân hỏi được chuyện cụ thể ở trận đồi Độc Lập của Cụ được không ạ.  Smiley Trận này rât quan trọng mà có ít tài liệu.  Smiley
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 09:21:27 am »

Ơ này bác New, ta phá rào bùng nhùng như thế nào ấy nhỉ. Hình như có cụ kể là cứ nhét bộc phá vào nổ là dây thép gai lại bị hất lên rồi rơi xuống như cũ, thế chắc các cụ phải dùng kìm?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #57 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 12:51:35 pm »

Tớ cũng có đọc về cái này, rào bùng nhùng rất khó phá khi đặt bộc phá rào tung lên rồi lại rơi xuống. Vì khác với các loại rào khác với dây thép gai tương đối căng, rào bùng nhùng thì giống như một cái lò xo. Cách phá theo tớ nhớ (có thể không chính xác) thì khi đặt ta chú ý đặt ở vị trí cọc rào và đặt chúc ngược đầu bộc phá xuống dưới theo góc 45 độ.
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2010, 01:52:33 pm »

Bọn em rất mong bác Ngân hỏi được chuyện cụ thể ở trận đồi Độc Lập của Cụ được không ạ.  Smiley Trận này rât quan trọng mà có ít tài liệu.  Smiley

Sẵn sàng bác Mới ạ, tuy nhiên vẫn có lời "nếu Cụ khỏe".
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 10:51:03 pm »

Công kiên - đánh địch phòng ngự trong cứ điểm kiên cố.

Theo cuốn "Chiến thuật công kiên bộ binh" của Trường lục quân Việt Nam - 1952 (không rõ tên sách gốc có phải như vậy) của ta dịch lại từ sách Trung Quốc thì: trong phần Đề cương nghiên cứu tư tưởng chiến thuật, họ không dùng cụm từ "chiến thuật công kiên" mà dùng cụm từ "chiến thuật một điểm hai mặt".
Tại trang này: http://indochine54.free.fr/vm/vtac1.html#top họ cũng dịch xuôi sang tiếng Anh là "the One point two face tactics".

Theo ý kiến tớ, các bác nghiên cứu có nên để nguyên từ "công kiên" khi thể hiện bằng tiếng Anh. Cụ thể, ta có thể dùng là "Cong kien tactic"? Vì theo tớ nghĩ, tuy người Trung Quốc nghĩ ra chiến thuật này đầu tiên, nhưng người Việt Nam tại chiến trường Việt Nam mới là người phát triển, ứng dụng chiến thuật này lên mức cao nhất. Việt hoá như vậy theo tớ là thú vị và khẳng định nét Việt trong game của người Việt chúng ta.

Hôm nay tôi đọc 1 tài liệu, có nói về chiến thuật công kiên như sau:

Chiến thuật tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc bằng đột phá lúc đầu ta gọi là công đồn, đến năm 1950, ta gọi là công kiên. Sau này được Việt hóa gọi là tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc.

Cứ điểm đại đội Pháp gồm:

- 1 đại đội Âu - Phi. Biên chế gồm: 170 tên có 128 súng trường, 27 tiểu liên.

- Vũ khí: 11 trung, đại liên, 2 cối 61, được tăng cường 1 - 2 DKZ 57mm, 1 - 2 cối 81mm và 1 - 2 khẩu 12,8mm.

- Diện tích đóng quân: 350 x 400m

- Có 8 lô cốt con ở xung quanh và 1 lô cốt mẹ ở giữa.

Đồn của Pháp gồm:

- 1 đại đội

- VŨ khí: 9 trung liên, 2 đại liên, 2 cối 61, tăng cường 1 - 2 DKZ

- Diện tích 80 - 150m2

- Đóng thành hình tứ giác hoặc ngũ giác, có tường bao quanh và có lô cốt ở từng góc (cao 2 - 3m), có lô cốt cố thủ ở giữa đồn.

- Hàng rào  3-4 lớp, có nơi 6-8 lớp, dày ít nhất 100m, trung bình 200m, có nơi 300 m, có mìn xen kẽ.

- Phần lớn có giao thông hào bao quanh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM