Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:44:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thuật công kiên  (Đọc 72603 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2008, 01:47:03 pm »

Trận tiến công cứ điểm Phố Lu
Của eBB102/fBB308
Ngày 6 đến 18/1/1950


I. Tình hình chung

1. Địa hình


Phố Lu là thị trấn của huyện Bảo Thắng, Lào Cai, nằm trên tả ngạn sông Thao, trên vùng đồi thấp dần về phía tây nam. Về phía tây bắc có đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua, dài khoảng 20km. Phía nam Phố Lu là huyện Bảo Hà, một đầu mối giao thông quan trọng nối liền các đường 4B, đường 70. Cách Phố Lu khoảng 15km về phía tây – tây bắc là khu vực mỏ Apatit Cam Đường.


2. Tình hình địch

Phố Lu là tiền đồn quan trọng của thị xã Lào Cai, khống chế đường liên lạc của ta từ Việt Trì, Phú Thọ lên biên giới với Trung Quốc. Đặc biệt, từ khi mất Phố Ràng, Pháp dồn sức xây dựng Phố Lu thành cứ điểm kiên cố, lực lượng thường xuyên có 2 đại đội với 200 tên do quan hai Gauthier chỉ huy.

Địch được trang bị hoả lực mạnh, bố trí thành nhiều tầng, đặc biệt là gần các trục đường giao thông.

Phía ngoài cùng địch bố trí 3 hàng rào thép gai xen lẫn với bãi mìn, tiếp đó là các bức tườg ghép ngoài bằng đường ray và gỗ tà vẹt, giữa đổ đất dày 2m. Tại các vị trí xung yếu địch bố trí lô cốt gỗ đất, ngoài ra còn lợi dụng nhà xây và nhà cao tầng tạo thành các ổ đề kháng, bên trong đồn có lô cốt và hầm ngầm.

Phía nam là sân bay dã chiến, máy bay cánh quạt hạng nhẹ có thể lên xuốg, cuối sân bay kề bên đường xe lửa là đồn lính dõng, có chòi gác bảo vệ. Với các vọng gác và ổ hoả lực trên nhà cao tầng, địch có thể phát hiện, ngăn chặn ta từ xa.

Khi Phố Lu bị uy hiếp, địch có thể dùng PB, KQ chi viện.

Ban ngày địch cho lính dõng thường xuyên tuần tra, lùng sục để phát hiện ta và khống chế nhân dân. Địch thường tổ chức phục kích ở những nơi nghi ngờ quân ta có thể qua, khi phát hiện ta chúng có thể bao vây tiêu diệt hoặc gọi PB, KQ oanh tạc.

Tóm lại: đồn Phố Lu là cứ điểm kiên cố, quân số đông, hoả lực mạnh, hệ thống vật cản vững chắc, tầm quan sát rộng, phát huy được hết tính năng các loại hoả lực, được chi viện kịp thời về binh hoả lực khi bị tiến công.


3. Tình hình ta

eBB102 do đ/c Vũ Yên làm e trưởng, đ/c Vũ Lăng làm e phó, đ/c Hoàng Thế Dũng làm ctv.

Biên chế 4 d: dBB18 (Bình Ca), dBB54 (Thủ Đô), dBB69 (khu 1 Việt Bắc), dBB79 (trợ chiến LK3) và các phân đội bảo đảm.

Trang bị: 1 sơn pháo 75mm, 1 cối 107mm, 3 súng 12,7mm, 6 đại liên, 27 trung liên, 8 bazooka, 3 cối 81mm, 6 cối 60mm, 4 súng phóng lựu, còn lại là tiểu liên, súng trường, lựu đạn và mác xung kích.

Cán bộ chiến sĩ đã tham gia nhiều chiến dịch nên có kinh nghiệm chiến đấu, bộ đội rất phấn khởi khi nhận nhiệm vụ mở màn chiến dịch.


II. Tổ chức chiến đấu

1. Nhiệm vụ


eBB102 được phối thuộc dBB11 và dPB40 có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Phố Lu, mở màn chiến dịch Lê Hồng Phong 1.


2. Cách đánh

Nghi binh, lừa địch, nhanh chóng tiêu diệt địch ở vòng ngoài, thọc sâu đánh chiếm đồn lính dõng tạo thế phát triển đánh chiếm bên trong. Tổ chức đánh viện binh địch từ Lào Cai đến ứng cứu.


3. Tổ chức lực lượng

dBB18 và 11 + 1 bCB tiến công từ hướng đông, hướng chủ yếu.

dBB79 + 1 b CB tiến công từ hướng nam, hướng thứ yếu.

dBB69 + 1 bCB đánh địch từ Cầu Nhỏ vào đồn lính dõng, tạo thế đưa lực lượng phát triển vào trung tâm.

Trận địa pháo 75mm và cối 81mm chi viện hoả lực cho BB theo lệnh của e.

Trận địa 12,7mm có nhiệm vụ bắn máy bay, bảo vệ đội hình tiến công của e.

dBB54 là dự bị của e, sẵn sàng chiến đấu trên các hướng, trước mắt sử dụng c7, 8 bố trí tại Sơn Hải cách Phố Lu 10km sẵn sàng đánh viện từ Lào Cai về.

dPB40 bố trí tại Cốc Đầm bắn theo yêu cầu các hướng và diệt viện từ Lào Cai về.


III. Diễn biến chiến đấu, kết quả

1. Diễn biến


20.00 5/1/1950, từ vị trí tập kết từng đ/v tổ chức cơ động vào vị trí xuất phát xung phong, thứ tự là TS và CB dẫn đường, cảnh giới, tiếp đến là dBB18, 11, 79, 69, tiếp đến là đ/v hoả lực. Lực lượng chặn viện của dBB54 cơ động theo đường 70 vào Sơn Hải bố trí trận địa chặn địch. Lợi dụng trời tối, có công tác tổ chức tốt, bộ đội giữ nghiêm kỉ luật. Đến 24h, các đ/v đã vào hết vị trí xuất phát tiến công, làm công sự, xây dựng trận địa cho pháo và chờ lệnh, sẵn sàng nổ súng.

17.00 6/1/1950, e trưởng Vũ Yên phát lệnh nổ súng, mở đầu là pháo 75mm và cối 107mm bắn vào các mục tiêu quy định. Khi pháo chuyển làn, xung kích nhanh chóng đánh chiếm sân bay và từ đó chia làm 2 mũi: 1 đánh chiếm Phố Lu, 1 đánh chiếm đồn lính dõng; tại đồn lính dõng địch chống cự quyết liệt, hoả lực địch từ nhà tầng, lô cốt bắn chặn làm bộ đội thương vong nhiều, không tiến lên được.

Trên hướng dBB79, lợi dụng hoả lực bắn chuẩn bị, CB đã nhanh chóng dùng bộc phá đồng loạt mở cửa, các hàng rào lần lượt bị phá, nhưng khi đưa BB đánh chiếm lô cốt đầu cầu đều không được vì bị địch ngăn chặn. Hoả lực PB ta không bắn trúng được lô cốt, các bức tường không bị phá nên sau nhiều lần xung phong vẫn không chiếm được mục tiêu.

Trên hướng chủ yếu, dBB18 và 11 cũng chỉ chiếm được một số mục tiêu phía ngoài. Sau 11 giờ chiến đấu, ta xung phong nhiều lần đều bị ngăn chặn không tiến lên được.

Sang ngày 7/1/1950 địch dùng PB, KQ đánh phá vào trận địa e, kết hợp với lực lượng ở Phố Lu phản kích hòng đẩy ta ra khỏi trận địa. Bộ đội anh dũng chiến đấu đẩy lui nhiều đợt phản kích, diệt nhiều sinh lực địch.

Đêm 8/1/1950 được hoả lực chi viện, ta lại tổ chức tiến công, dBB69 nhanh chóng chiếm được đồn lính dõng, diệt 15 tên, bắt 20 tên, số sống sót chạy vào trong phố.

Trên hướng dBB18, 11, 79 bị địch ngăn chặn quyết liệt nên vẫn không chiếm thêm được mục tiêu nào. Trước tình hình đó e quyết định rút bộ đội ra ngoài trận địa để rút kinh nghiệm, chuẩn bị kế hoạch tiến công mới.

Sau 2 ngày ta tiến công liên tục, địch bị tổn thất nặng, quân số còn khoảng 60%. Mặc dù được KQ, PB chi viện, tiếp tế nhưng tinh thần binh lính hoang mang. Viện binh từ lào Cai về đều bị c7 chặn đánh không tiếp ứng chi viện được nhau. Lợi dụng lúc ta ngừng tiến công, địch tiếp tục củng cố công sự vật cản để đối phó với đợt tiến công mới của ta.

Rút kinh nghiệm 2 ngày tiến công, e nhận định: bộ đội vừa trải qua những ngày chiến đấu vất vả, có tổn thất nhưng quân số vẫn còn 85% đủ sức đánh tiếp. Nguyên nhân chưa chiếm được Phố Lu là do hoả lực ta bắn phân tán, chưa tập trung vào những mục tiêu quan trọng, chưa chế áp được hoả lực địch. Toàn e đã rút kinh nghiệm, bổ sung hậu cần đầy đủ.

14.00 13/1/1950 pháo 75mm, cối 107mm, 71mm đồng loạt nã vào Phố Lu, tập trung đánh phá các lô cốt đầu cầu. Lợi dụng hoả lực chế áp, CB và xung kích 1 nhanh chóng vượt đường tàu vào vị trí mở cửa. Sau 30 phút hoả lực chuẩn bị, các hướng vẫn chưa mở được cửa mở vì địch bắn ra dữ dội làm nhiều đ/c hy sinh, lực lượng mở cửa được điều thêm, hoả lực đi cùng tiếp tục được đưa tập trung vào cửa mở. Sau 3 giờ ta mở được 4 cửa mở, chiếm được một số mục tiêu vòng ngoài. Địch vừa chống trả vừa huy động PB, KQ liên tục bắn phá vào đội hình ta. Trước tình hình này, chỉ huy e hội ý và được f trưởng đồng ý, chuyển phương án tác chiến sang bao vây chặt, cắt tiếp tế của địch, khi có thời cơ thì đánh chiếm.

Từ 14 đến 17/1/1950, trên các hướng ta tổ chức bao vây, bắn tỉa làm địch không phát hiện được vị trí nào ta định mở cửa. Máy bay địch quần thảo bắn phá và thả dù, bị 12,7mm của ta bắn cháy 1 chiếc Đa-cô-ta, những chiếc khác không dám bay thấp nên có nhiều dù thả vào vị trí ta.

Ngày 18/1/1950, từ mờ sáng ta vẫn tổ chức bắn tỉa trên các hướng như mọi ngày, địch không phát hiện thấy ta có gì khác nên phản ứng của chúng không đổi.

09.00 cùng ngày, 1 c địch từ Lào Cai được KQ, PB yểm trợ tổ chức đợt phản công mới giải toả cho Phố Lu nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt của ta. Sau nhiều lần xung phong không vượt qua được chốt của c7, địch phải lui quân.

18.00, hoả lực e kết hợp hoả lực đi cùng trên các hướng bắn dồn dập vào các hoả điểm địch trong 15 phút, chớp thời cơ địch còn đang lúng túng hoang mang, xung kích trên các hướng cùng CB nhanh chóng mở cửa, lần lượt đánh chiếm từng căn nhà, ụ súng, chiến hào và phát triển vào trung tâm. Địch phản ứng rời rạc, rút dần vào các hầm ngầm, nhà gác cố thủ chờ viện binh. CB dũng cảm vượt qua hoả lực địch dùng bộc phá đánh sập một số căn nhà, diệt nhiều tên, số còn lại cố thủ trong hầm ngầm, CB của d79 đã dùgn 20kg TNT phá cửa hầm, nhiều tên bị diệt, số còn lại xin hàng.

19.30 18/1/1950, eBB102 hoàn toàn làm chủ thị trấn Phố Lu.

20.00 cùng ngày, e được lệnh rời khỏi Phố Lu. Các phân đội nhanh chóng giải quyết công tác chiến trường, tổ chức lui quân. Đến 20.30 toàn e về tới nơi tập kết an toàn.


2. Kết quả

Ta diệt 96 tên, bắt sống 100 tên, thu 8 đại liên, 1 FM, 42 tiểu liên, 82 súng trường cùng đạn dược, quân trang, quân dụng.

Ta hy sinh 34 đ/c, bị thương 62 đ/c (số liệu này có thể in nhầm, theo ở đây, số tổn thất là gần 300. Theo hồi ký Đại tướng V.N.Giáp, có 100 hy sinh, 180 bị thương. Nhiều tư liệu của f308 hay e102 cũng thường nhắc đến việc trung đoàn bị thương vong khá lớn trong trận này).

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2008, 01:53:21 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2008, 01:48:30 pm »

Trận tiến công căn cứ Nghĩa Đô
Của d115/e165
Tháng 2-1950


I. Tình hình chung

1. Địa hình


Khu vực Nghĩa Đô là khu vực đồi núi, căn cứ Nghĩa Đô nằm trên các quả đồi thấp nên địa thế của Nghĩa Đô thấp hơn xung quanh, phía tây và tây nam có một số dãy núi cao hơn, trung bình từ 400m trở xuống, tạo thành vành đai kéo dài từ phía bắc xuống phía nam bọc lấy Nghĩa Đô, càng vào phía căn cứ, địa hình càng thấp dần rất có lợi cho ta quan sát địch, xung quanh căn cứ địa hình tương đối bằng phẳng. Tại căn cứ có 3 gò: gò A cao 26m cách đồn 250m, gò B cao 26m cách đồn 700m, gò Đen cao 30m.

Nghĩa Đô tuy ở địa thế thấp nhưng sát căn cứ địa hình trống trải nên địch vẫn có tầm quan sát rộng, cả 4 phía núi không cao, các khe suối cạn, có nhiều con đường đất, đường mòn tiện cơ động lực lượng, khi ta tiến công có thể quan sát địch từ xa, địa hình trống trải nên phải xây dựng trận địa xuất phát xung phong ở xa so với đồn.


2. Tình hình địch


Sau khi chiếm một số vị trí ở Lào Cai và Hà Giang, địch đưa d2 Thái thuộc binh đoàn cơ động số 5 về xây dựng căn cứ ở làng Kim, Nghĩa Đô, Thu Tường, Lào Cai. Căn cứ Nghĩa Đô có vị trí chiến lược quan trọng, là tiền đồn của tiểu khu Lào Cai, bình phong phòng ngự trên tuyến biên giới Lao – Hà, bảo vệ đường liên lạc từ thị xã Lào Cai đi châu lị Hoàng Su Phì. Với hành lang này địch có thể kiểm soát khống chế từ Nà Ngần, Sống Nhị, Hoàng Su Phì, Mường Khương, Pha Long, Bắc Hà trên diện tích 800km2.

Cấu trúc căn cứ chia làm 2 khu:

Đồn chính: đóng trên đồi cao 25m, có 47 lính Pháp, 150 lính khố đỏ do đại tá Đe-co-ni chỉ huy. Quanh đồn có hàng rào bằng cây rứa dại đến hàng rào dây thép gai rộng 2m, cao 1,6m. Cách đồn 30m là 3 lớp hào rộng 2m, sâu 1,6m dưới có cắm chông, phía trong lớp hào trong cùng khoảng 4m có lô cốt và ụ súng. Các ụ súng được trình đất cao 1,6m, dài 2,8m, ngoài ra có hệ thống giao thông hào nối liền các ụ súng với nhau. Phía bắc, đông bắc và đông địch đều bố trí 1 ụ đại liên, 4 phía có 4 cổng, cổng chính quay về phía đồn phụ. Khu vực đồn chính chia làm 2 khu: khu A ở phía bắc đồn, ở phía tây bắc có 1 lô cốt; khu B ở phía nam đồn, ở phía đông bắc có 7 lô cốt. Tại lô cốt số 1 địch bố trí 1 khẩu 12,7mm và 1 pháo 94mm, giữa khu A và B bố trí 1 cối 81mm.

Đồn phụ: nằm ở phía đông nam, đối diện cổng đồn chính, có 1 lô cốt, 9 nhà lính. Tại đây địch bố trí công sự sơ sài, gồm nhà ở, nhà thông tin, kho đạn gần lô cốt. Lực lượng có 45 lính Thái trắng và 40 lính dõng do sĩ quan ngụy chỉ huy.

Khi đồn bị tiến công địch có thể sử dụng quân dù hoặc bộ binh từ Bắc Hà xuống ứng cứu, lực lượng khoảng 1b.

Địch luôn tung lực lượng thường xuyên ra dò xét tình hình, phát hiện lực lượng ta. Nếu gặp lực lượng nhỏ thì bao vây tiêu diệt, nếu gặp lực lượng lớn thì gọi phi pháo đánh phá.

Tóm lại: địch xây dựng tương đối kiên cố, bố trí trận địa liên hoàn, hoả lực mạnh, bố trí trên cao so với địa hình chung để quan sát phát hiện từ xa, hệ thống vật cản nhiều tầng, có thể ngăn chặn sức đột phá của ta. Ngoài quân số tại chỗ, địch được chi viện của KQ, PB, kể cả BB từ nơi khác đến. Song điểm yếu là thời gian xây dựng và chiếm đóng Nghĩa Đô ngắn, chưa thông thạo địa hình, số lính dõng khả năng tác chiến kém.


3. Tình hình ta

cBB115/e165 có 3 cBB, 1 c pháo 187mm, 1 cCB, 2 b trợ chiến, trang bị 2 cối 81mm, 2 ĐKZ, 2 đại liên, 10 trung liên, 2 bazooka. d115 được bổ sung đủ quân số theo biên chế, e lựa chọn bổ sung một số cán bộ c, d có năng lực để chỉ huy chiến đấu. Mọi công tác chuẩn bị chiến đấu được tiến hành khẩn trương. Tinh thần cán bộ chiến sĩ tốt, nhất là được chiến thắng Phố Lu và Bản Lầu cổ vũ.


II. Tổ chức chiến đấu

1. Nhiệm vụ

dBB115/e165 được tăng cường 1 c phóng bom, 1 cCB, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt căn cứ Nghĩa Đô, bắt tù binh, thu vũ khí, sau đó bàn giao cho d11 chốt giữ, cơ động về Nà Khao nhận nhiệm vụ.


2. Cách đánh

Lợi dụng địa hình, bí mật triển khai lực lượng, phát huy ưu thế các loại hoả lực, bất ngờ nổ súng, mở cửa qua hàng rào, đột phá nhanh, nhanh chóng xung phong đánh chiếm mục tiêu, diệt SCH và vị trí hoả lực địch ở cả 2 đồn, đánh chiếm từng lô cốt, kết hợp tác chiến với binh vận.


3. Tổ chức lực lượng

- cBB601 được tăng cường 1 cCB (-1b), 2 ĐKZ, 2 phóng pháo 187mm đảm nhiệm hướng chủ yếu tiến công vào phía bắc đồn chính, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chi viện cho cBB603 tiến công đồn phụ.

- cBB503 được tăng cường 1 bCB đảm nhiệm hướng thứ yếu tiến công vào phía nam đồn phụ, sẵn sàng chi viện cBB601 tiến công đồn chính.

- cCB509 dò gỡ mìn, mở cửa 2 đồn.

- cBB501 là dự bị của d, sẵn sàng chi viện trên 2 hướng.

- c505 phóng pháo 187mm chi viện BB chế áp hoả lực địch ở 2 đồn, các trận địa pháo ở Bắc Hà.


III. Diễn biến chiến đấu, kết quả

1. Diễn biến chiến đấu


a) Trận thứ nhất: 8/2/1950

03.30 7/2/1950, d115 tổ chức hành quân vào vị trí quy định, xây dựng trận địa xuất phát tiến công. Trên đường phát hiện khoảng 1 b địch phục kích tại đèo Pủi ngăn chặn ta. Để đảm bảo bí mật, d115 tổ chức vòng tránh không va chạm với địch, đến 12h trưa địch mới rút. Ta tiếp tục hành quân vào vị trí, theo đường vòng, địa hình phức tạp và do trời tối nên đúng giờ quy định chỉ có c505, c503 vào vị trí.

24.00 8/2/1950, c505 được lệnh khai hoả mở màn trận đánh bằng 3 quả bom B15 nhưng vì trời mưa, ngòi bẩn không cháy được thuốc đạn, riêng phóng bom 187mm và cối 81mm do thời gian gấp, đo đạc thiếu chính xác do vậy bắn không trúng mục tiêu.

01.00 9/2/1950, c503 cho CB lên phá hàng rào nhưng do thiếu hoả lực yểm hộ nên bị địch bắn mạnh vào 2 bên cửa mở, CB len 2 lần nhưng không phá được hàng rào ở cả 2 đồn, trong khi đó lực lượng của d quá mỏng, hoả lực tập trung không đủ, địch chống cự mạnh, Đến 03.45 d trưởng ra lệnh mỗi c để lại 1 bộ phận nhỏ bám địch, đại bộ phận lui ra tuyến sau củng cố.

Về phía ta: hy sinh 2 đ/c, bị thương 5 đ/c.

Về phía địch: không rõ.

b) Trận thứ hai: 10/2/1950

Sau khi rút kinh nghiệm, bổ sung vũ khí, củng cố bộ đội, chỉ huy d quyết tâm tổ chức tiến công vào sáng 10/2.

10h sáng 10/2, trước lúc ta tiến công đồn chính, địch cho 4 lính dõng cầm cờ trắng ra trá hàng, đồng thời tổ chức một lực lượng ra bố trí ở góc đồn phía tây gần trận địa pháo 187mm của ta. Đến 14h địch cho máy bay khu trục lượn quanh đồn, quân trong đồn ra ngoài lô cốt. Lợi dụng sơ hở của địch ta dùng cối và các loại hoả lực bắn mãnh liệt vào đồn, địch chống trả yếu ớt, chạy trở lại đồn. Từ các hướng xung kích ta xông vào đồn, KQ, PB địch bắn dọc 2 bên cửa mở nhằm ngăn chặn lực lượng ta.

Sau 2 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt một số quân địch. Đến 16.30 số địch trong đồn đã cụm lại chống cự, chờ quân tiếp viện. Về phía ta đạn phóng pháo 187mm hết, cối 81mm hỏng, đạn súng trường mỗi khẩu còn khoảng 20 viên. Thấy tình hình không tiếp tục chiến đấu được, d trưởng lui quân ra phía sau củng cố.

Về phía ta: hy sinh 1 đ/c, bị thương 2 đ/c.

Về phía địch: không rõ.

c) Trận thứ ba: 23/2/1950

Sau trận thứ 2, d tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu, huấn luyện bổ sung theo tình hình thực tế ngày 10/2, tiếp tục làm công tác chuẩn bị. d115 quyết định tiến công lần thứ 3 vào Nghĩa Đô. Chuẩn bị cho trận đánh, d được tăng cường 1 c của dBB54, 1 c của dPB40 đồng thời được tăng cường một số trang bị hiện có trước khi vào chiến đấu gồm 2 súng 12,7mm, 3 pháo 75mm, 1 phóng pháo 187mm, 4 bazooka, 20 trung liên, 350 súng trường. Tinh thần cán bộ chiến sĩ tốt, hăng hái.

Lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu gồm 2 c 501 và 503.

15.45 23/2/1950 trận tiến công thứ 3 vào Nghĩa Đô bắt đầu. Các loại hoả lực tập trung bắn dồn dập vào 2 đồn. Ngay loạt đầu đạn pháo đã bắn cháy một số nhà, phá hỏng 1 khẩu 12,7mm của địch. Địch bỏ lô cốt và nhà ở chạy tản ra các giao thông hào, các loại hoả lực địch bị tê liệt. Tại các vị trí trên các tuyến giao thông hào, địch chống trả mạnh, đẩy xung kích ta ra khỏi các vị trí đã chiếm được. Bị địch ngăn chặn quyết liệt, ta không có hoả lực để chế áp, tổ chức đột phá không tập trung, xung kích không vào được đồn, sức chiến đấu giảm dần, sau 2 đợt xung phong đều bị chặn lại không phát triển được.

c) Trận thứ tư: 24/2/1950

Sau khi rút kinh nghiệm 3 trận trước, d115 quyết định tổ chức tiến công Nghĩa Đô ban ngày.

Địch trong trận này bố trí khác với 3 trận trước, chúng bố trí lực lượng chủ yếu là hoả lực thành 3 tuyến từ ngoài vào:

-   Tuyến 1: súng trường, lựu đạn.
-   Tuyến 2: tiểu liên, trung liên.
-   Tuyến 3: cối và các loại hoả lực khác.

07.15 24/2/1950, hoả lực của d đồng loạt bắn vào đồn, sau đó xung kích đồng loạt xung phong. Mặc dù tinh thần bộ đội rất hăng hái, chiến đấu dũng cảm nhưng do chiến đấu dài ngày, số lượng đạn còn lại ít, địch có hoả lực mạnh, bố trí thành nhiều tầng hỗ trợ nhau hiệu quả, do vậy ta xung phong 4 lần đều không vào được đồn. Mặc dù số địch còn lại ở mỗi đồn rất ít, chúng vừa co cụm chống cự quyết liệt, vừa tổ chức phản kích cục bộ, kéo dài thời gian chờ quân viện. Trưa 24/2, địch điều 1 d dù từ Mã Nôi lên ứng cứu. Quân dù nhảy ngay xuống vị trí ta xuất phát tiến công, ta phải chiến đấu với cả quân dù. Đến khi hết đạn không tiến công được nữa, d trưởng ra lệnh cho lui về tuyến sau để bảo toàn lực lượng. Phát hiện ý đồ của ta, địch tập trung hoả lực bắn chặn đường rút quân. Do bị địch bắn chặn, đại bộ phận lui về tuyến sau, còn một số ít bị kẹt rút ra bờ suối, đến đêm mới ra được.


2. Kết quả chiến đấu (4 trận)


Về địch (theo tài liệu của địch ta thu được): bị thiệt hại nặng 2 đồn, bị tiêu diệt 180 lính Pháp và Thái, 10 lính dõng; bị phá huỷ 1 pháo 40mm, 1 súng 12,7mm, 1 đại liên, 3 trung liên, 1 kho súng (100 súng trường, 100 tiểu liên), 1 kho quân trang quân dụng, 1 kho đạn, 1 kho lương thực. Ta thu 24 súng trường, 1 Tôm sơn, 1 mS.35 dù (?) và một số quân trang quân dụng, bắt 4 lính dõng.

Về ta: hy sinh 51 đ/c (1 c trưởng, 3 b trưởng, 2 b phó, 3 a trưởng), bị thương 168 đ/c (4 b trưởng, 7 a trưởng, 4 a phó).
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2008, 01:53:43 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:52:55 am »

Trận tiến công cứ điểm Đông Khê
Của eBB209
Từ 16 đến 18/9/1950


I. Tình hình chung

1. Địa hình, thời tiết


Thị trấn Đông Khê thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm dọc theo đường số 4, trên ngã ba đường đi Cao Bằng, Tà Lùng, Thất Khê. Cách Đông Khê 45km về phía bắc là TX Cao Bằng, 15km về phía nam là Pò Khẩu, 5-7km về phía đông là Phìa Khoá, 12km về phía tây là làng Hạc.

Địa hình khu vực có nhiều núi cao hiểm trở xen kẽ với làng mạc, có nhiều suối nhỏ có thể lội qua được, đường sá có đường 4 thuận tiện cho cả ta và địch cơ động.
Thời tiết lúc tác chiến là mùa thu, đêm lạnh, nhiều sương mù thuận tiện cho ta tiếp cận địch nhưng gây khó khăn cho quan sát, phát hiện mục tiêu.


2. Tình hình địch

Cụm cứ điểm Đông Khê nằm trong hệ thống phòng thủ Cao Bắc Lạng, trực thuộc phân khu Thất Khê. Sau khi bị ta tiêu diệt lần thứ nhất (5/1950), địch tập trung củng cố và xây dựng thêm một số ụ súng, lô cốt bê tông cốt thép.
Lực lượng địch có 2 c thuộc d2/e3 lê dương và 1 b bảo an do tên đại úy A-li-úc chỉ huy, quân số khoảng 350 tên. Vũ khí có 2 pháo 105mm, 2 cối 81mm, 2 cối 60mm, 2 pháo 57mm, 2 pháo 20mm. Bố trí thành 2 khu vực chính là khu trung tâm và ngoại vi.

Khu trung tâm: gồm có:

-   Đồn To: là vị trí chủ yếu của cứ điểm. Xung quanh có 2-3 hàng rào thép gai. Nhà cửa mái lợp tôn, có giao thông hào nối với nhau, có nhiều ụ súng và lô cốt. Lực lượng chốt giữ khoảng 2 b, 1 pháo 105mm, 2 cối 81mm, 2 pháo 57mm.

-   Cạm Phầy: cách Đồn To khoảng 200m về phía bắc, lực lượng khoảng 1 a + 1 trung liên.

-   Nhà thương, Nha cũ: phía tây bắc Đồn To 100-150m, lực lượng khoảng 2 b.

-   Phủ Thiện: tây nam Đông Khê 120-150m, lực lượng khoảng 2 b, 1 pháo 105mm, 1 pháo 20mm.

Vành đai ngoại vi gồm Phìa Khoá, Ký Sẩu, Pò Đình, Pò Hẩu, Yên Ngựa.

Ban ngày địch canh gác chặt chẽ, đêm tổ chức một số vọng gác cơ động ở các ngã ba, ngã tư, trên hướng nghi ngờ có lực lượng ta tiếp cận. Địch thường xuyên tuần tiễu xa cứ điểm 2km, mỗi tuần 2 lần đi lùng sục ra xa 10km. Hàng ngày có máy bay tiếp tế.

Tóm lại: cứ điểm Đông Khê có hoả lực mạnh, công sự kiên cố. các cứ điểm được xây dựng liên hoàn, có thể chi viện hỗ trợ nhau. Khi bị tiến công được KQ, PB chi viện, có thể được viện binh từ Cao Bằng và Thất Khê tới. Song địch cũng có điểm yếu là do phải bố trí trên một khu vực rộng, lực lượng phân tán, dễ bị chia cắt, bao vây. Tinh thần binh lính hoang mang, lo sợ.


3. Tình hình ta

eBB209 tham gia trên hướng thứ yếu gồm 3 dBB, các c trực thuộc, 1 cPB 75mm, vũ khí có một số SKZ, bazooka, đại liên…

Đơn vị đã có kinh nghiệm chiến đấu tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc ở địa hình rừng núi. Cán bộ chiến sĩ có tinh thần và quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ đã tham gia chiến đấu, có kinh nghiệm.
Nhân dân trong khu vực có truyền thống cách mạng, tích cực tham gia kháng chiến, giúp đỡ bộ đội.


II. Tổ chức chuẩn bị chiến đấu

1. Nhiệm vụ


eBB209 được tăng cường cPB370 (3 khẩu 75mm) tiến công trên hướng thứ yếu (phía nam) tiêu diệt địch ở Pò Đình, Pò Hẩu, Ký Sẩu, Khâu Áng, phối hợp với eBB174 tiêu diệt địch ở khu trung tâm.


2. Cách đánh

Sử dụng pháo cối chế áp, phá huỷ các hoả điểm, trận địa pháo, hầm ngầm, lô cốt. BB thực hành tiến công bao vây chặt, chia cắt nhanh, diệt từng bộ phận tiến tới diệt toàn bộ quân địch. Tổ chức một lực lượng sẵn sàng đánh địch ĐBĐK xuống phía nam.

Trận đánh chia làm 2 giai đoạn:

-   Đêm 15 rạng 16/9/1950 đến chiều 17/9/1950: tiến công địch ở ngoại vi (Khâu Áng, Pò Hẩu, Pò Đình).

-   Từ 17.00 17/9 đến hết ngày 18/9: tiến công khu trung tâm (Phủ Thiện, Ký Sẩu, Nha cũ), phối hợp với eBB174 tiêu diệt Đồn to, tiến tới làm chủ Đông Khê.


3. Tổ chức lực lượng

dBB130 triển khai ở tây nam cách Phủ Thiện 200m, được PB của e và MT trực tiếp chi viện, tiến công trên hướng chủ yếu của e, diệt địch ở Phủ Thiện, Trường học, Nha cũ, phối hợp với dBB166 và eBB174 tiêu diệt Đồn to.

dBB166, triển khai ở đông nam Pò Hẩu, Pò Đình 200m, được PB của e và MT trực tiếp chi viện, tiến công trên hướng thứ yếu của e, diệt địch ở Pò Hẩu, Pò Đình, Ký Sẩu, sau khi hoàn thành nhiệm vụ làm lực lượng dự bị cho e.

dBB154 triển khai ở đông nam Phủ Thiện 800m, làm lực lượng dự bị của MT, sẵn sàng đánh địch ĐBĐK ở phía nam và đông nam cứ điểm.

c cối của e và cPB370 3 khẩu 75mm của MT có nhiệm vụ chế áp PB địch ở Đồn to, bãi ô tô, phá huỷ mục tiêu trong các cứ điểm ngoại vi ở đông nam Phủ Thiện, chi viện BB chiến đấu, đồng thời sẵn sàng chi viện dBB154 tiến công địch ở Khâu Áng và đánh địch ĐBĐK ở phía nam.

c SMPK 12,7mm bố trí ở nam Pò Hẩu sẵn sàng bắn máy bay, đánh địch ĐBĐK, bảo vệ SCH và đội hình của e.


III. Diễn biến chiến đấu, kết quả

1. Diễn biến


Từ đầu 9/1950, e đã tổ chức đoàn cán bộ từ cấp c trở lên đi trinh sát khu vực Đông Khê. Quá trình trinh sát thực địa, e đã sơ bộ giao nhiệm vụ cho các đơn vị, hiệp đồng những nội dung chính với đơn vị bạn cùng tiến công vào Đông Khê.
Ngày 12/9/1950, eBB165 và LLVT Lào Cai đã nổ súng tiến công địch ở Ba Kha (Lào Cai), dBB248 đánh địch ở Đồng Đăng, Na Sầm (Lạng Sơn), nghi binh lừa địch, tạo điều kiện cho các đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị tiến công địch ở cụm cứ điểm Đông Khê.

18.30 15/9/1950, từ vị trí tập kết, e bắt đầu hành quân vào chiếm lĩnh trận địa. Đội hình hành quân theo thứ tự: dBB130, dBB166, dBB154, e bộ và các đơn vị trực thuộc.

05.00, đội hình e cơ bản đã vào vị trí, riêng cPB 75mm bị lạc, vì vậy không thực hiện được kế hoạch nổ súng theo đúng quy định lúc 05.00 16/9.

05.30 16/9, 1 tốp địch tuần tiễu sục sạo trên đường Tà Lùng về cứ điểm gặp lực lượng của dBB251/eBB174. Ta chủ động tiến công, địch bỏ chạy về Đông Khê, sau đó gọi PB bắn mạnh về phía Phìa Khing, Phìa Khoá. Mặc dù cPB 75mm của eBB209 chưa vào vị trí, nhưng MT vẫn lệnh cho eBB174 nổ súng trước, tiến công Phìa Khoá, Yên Ngựa, đồng thời lệnh cho eBB209 nhanh chóng tổ chức đội hình phối hợp cùng tiến công.

10.30, eBB174 hoàn toàn làm chủ Phìa Khoá, Yên Ngựa. Địch cho 6 máy bay khu trục bắn phá về phía đông Yên Ngựa và xung quanh Nà Cúm, c SMPK 12,7mm đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc các mục tiêu vừa chiếm được và đội hình eBB174.

Suốt chiều 16/9, địch ráo riết chuẩn bị chiến đấu nhưng không tổ chức đợt phản kích nào mà chỉ dùng KQ, PB bắn phá xung quanh Yên Ngựa, Phìa Khoá và đông bắc Đông Khê, thả dù tiếp tế cho các cứ điểm.

Lúc này cPB cũng đã chiếm lĩnh xong trận địa, bắn cầm canh vào thị trấn. BCH MT thấy có thể tổ chức cho các đơn vị tiến công trên các hướng lúc 17.00, nhưng 16.30, PB ở phía nam phối thuộc cho eBB209 đã tự động nổ súng.

17.00 16/9, BCH MT lệnh cho nổ súng tiến công Đông Khê. Do trận địa PB ở đông bắc bị KQ địch hoạt động mạnh nên 18.45 mới chuẩn bị xong và bắn vào Cạm Phầy, Đồn to. Trong khi PB bắn, dBB249 bí mật áp sát Nhà thương, Cạm Phầy, dBB251 áp sát đông bắc cứ điểm.

Trên hướng eBB174, khi PB ngừng bắn, dBB249 tiến công Nhà thương, Cạm Phầy, dBB251 tiến công Đồn to.

Trên hướng eBB209, dBB130 tiến công địch ở Phủ Thiện (c363 tiến công Phủ Thiện, c366 tiến công Nha thông tin, Phố cũ, c360 tiến công địch ở Trường học, Nha cũ). Sau ít phút chiến đấu, e đã chiếm được Phủ Thiện, Phố cũ, Trường học không mấy khó khăn. BCH MT lệnh cho eBB209 tích cực phát triển chiến đấu, tạo điều kiện cho eBB174 tiến công Nhà thương và Đồn to nhưng bị hoả lực địch ngăn chặn không phát triển được.

Sau khi tiến công lần thứ nhất vào khu trung tâm gặp khó khăn, BCH MT nhận địch tuy ta có thương vong, đạn dược tiêu hao nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục tiến công địch. Về địch phần lớn công sự đã bị phá hủy, một số cứ điểm ngoại vi bị diệt, quân số thương vong nhiều, tinh thần hoang mang dao động. BCH MT quyết định kiên quyết giữ vững các vị trí đã chiếm, xốc lại đội hình tiếp tục tiến công lúc 17.00 17/9.

Sau khi nhận nhiệm vụ các đơn vị tiếp tục củng cố, làm công tác chuẩn bị cho tiến công lần 2.

Trên hướng eBB174, dBB249 tạm dừng ở Cạm Phầy, Phía Khoá, dBB251, 255 tập kết ở Phìa Khinh để chuẩn bị tiến công Đồn to.

Trên hướng eBB209, dBB130 tiếp tục củng cố để tiến công Phủ Thiện, e điều c249/dBB166 về làm dự bị cho dBB130 và dBB154 làm dự bị cho e.

Cả ngày 17/9 PB địch không hoạt động, chỉ có KQ bắn phá trận địa ta, bị PK bắn rơi 1 chiếc xuống cánh đồng Nà Pá.

17.00 17/9, các đơn vị BB, PB ở phía nam đã sẵn sàng nổ súng. Lúc này KQ địch vẫn đánh phá ác liệt xung quanh cứ điểm Đông Khê.

eBB209 được lệnh dùng pháo cối bắn mạnh vào Đồn to, Phủ Thiện.

19.00, dBb255/eBB174 xung phong đánh chiếm Đồn to. Khi c653/dBB255 tiến vào đánh chiếm lô cốt A bị lô cốt 1, 4 bắn chặn nên chỉ chiếm được một phần Đồn to. eBB174 cử TMT e xuống trực tiếp kiểm tra tình hình, đồng thời điều sơn pháo 75mm lên bắc Cạm Phầy bắn vào Nhà thương chi viện cho c316/dBB249. c316 đã đột phá thắng lợi, tiêu diệt phần lớn địch ở Nhà thương, số còn lại chạy về Nha cũ.

dBB130 xung phong vào Phủ Thiện, phát triển lên Nha thông tin, Phố cũ, Nha cũ và bắt liên lạc với c316/dBB249.

00.30 18/9, phần lớn địch ở Đông Khê bị tiêu diệt, chỉ còn Khâu Áng, Nà Cúm và Đồn to. dBB255 phát triển vào bắc Đồn to bị địch bắn ra mạnh. MT lệnh cho eBB174 củng cố lực lượng và tăng cường hoả lực cho dBB255 tiếp tục đột phá. Sau khi củng cố đội hình, d rút c653 về làm dự bị cho e, c924 và 925 tiếp tục phát triển chiếm được lô cốt 1 và 4 thì bị địch ngăn chặn không phát triển được.

04.30 18/9, eBB174 điều c671/dBB251 phối hợp với dBB255 tiếp tục tiến công Đồn to. Đồng thời MT lệnh cho eBB209 nhanh chóng đột phá vào nam Đồn to, phối hợp với eBb174. Sau khi hoả lực chế áp ngắn, BB các hướng đồng loạt xung phong. Ta hoàn toàn làm chủ Đồn to.

Ở Nà Cúm, đến 02.00 18/9, c86/dBB249 tiến công Nà Cúm không đạt kết quả, đến 04.30 thực hành xung phong đợt 2 vẫn bị đánh bật ra. Được hoả lực e chi viện, dBB249 đã tiến công đánh chiếm được Nà Cúm.
Tại Khâu Áng, bị PB của eBB209 bắn mạnh, địch tháo chạy vào rừng nhưng bị dBB18/eBB36 chặn đánh, buộc phải đầu hàng. Trận tiến công cứ điểm Đông Khê kết thúc thắng lợi sau 54 giờ chiến đấu.


2. Kết quả

Địch: bị diệt hơn 100 tên, bị bắt 200 tên, bị bắn rơi 1 máy bay khu trục. Bị ta thu 2 pháo 105mm, 1 pháo 57mm, 1 cối 81mm, 1 trọng liên, 5 đại liên, 3 khẩu PIAT, 13 trung liên, 2 cac bin, 2 súng ngắn, 162 súng trường…

Ta (eBB209): hy sinh 13 đ/c (có 1 cán bộ c, 6 cán bộ b) và 3 dân công, bị thương 223 đ/c (3 cán bộ c, 21 cán bộ b). (Số hy sinh chắc chắn là in sai, nhìn vào số cán bộ hy sinh cũng có thể thấy điều đó)


3. Ý nghĩa

Chiến thắng Đông Khê đã chặt đứt một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ đường số 4. Đây là trận chiến đấu công kiên có quy mô tương đối lớn, có hiệp đồng giữa các binh chủng, tập trung tiêu diệt 1 cứ điểm lớn của địch bố trí phòng ngự trong công sự kiên cố, hoả lực mạnh, quân số đông ở địa hình rừng núi hiểm trở.

Lần đầu tiên ta áp dụng thành công chiến thuật công kiên có hiệu quả ở cấp trung đoàn. Thắng lợi của trận Đông Khê đã tạo điều kiện quan trọng để chiến dịch Lê Hồng Phong II hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giải phóng một vùng biên giới rộng lớn, mở thông đường liên lạc giữa ta với TQ và các nước XHCN. Đồng thời mở ra một giai đoạn chiến đấu mới: chuyển từ cách đánh du kích sang đánh chính quy.


Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:55:53 am »

Trận tiến công cứ điểm Bí Chợ
Của eBB102/fBB308
Đêm 27 rạng 28 tháng 3 năm 1951


I. Tình hình chung

1. Địa hình


Đồn Bí Chợ nằm trên quốc lộ 18 nối Đông Triều và Uông Bí thuộc huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Địa hình cơ bản là tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du. Đồn nằm trên một gò đất cao nổi bật lên giữa những cánh đồng bằng phẳng.
Vị trí, địa hình của đồn thuận lợi cho địch quan sát và cơ động lực lượng, khó khăn cho ta khi tiếp cận và che giấu lực lượng.


2. Tình hình địch

Cứ điểm Bí Chợ thuộc phân khu Núi Đèo nằm trong hệ thống phòng thủ đường 18 của địch, có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ tuyến đường giao thông 18 và đường máng nước Uông Bí đi Hải Phòng.

Cứ điểm bố trí theo hình thước thợ, diện tích 12.000m2. Ngoài cùng có 2 lớp hàng rào tre nứa, tiếp đó 2 lớp hàng rào thép gai, các lớp rào cách nhau 4-5m, giữa bố trí chông, mìn. Trong hàng rào là một bức tường 2 bên ghép các thanh tà vẹt và đường ray. Tường cao 0,5m, dày 0,6m, trên cắm mảnh chai và căng dây thép gai.

Cứ điểm có 6 lô cốt, cao 2,5-7m, 1 hầm ngầm sâu 3m. Lô cốt bố trí ở các góc cứ điểm. Góc tây nam có lô cốt 1, hầm ngầm. Góc tây bắc có lô cốt 2 và 3. Góc đông bắc lô cốt 4. Góc đông nam lô cốt 5. Góc tây nam lô cốt 6. Lô cốt và hầm ngầm xây xi măng cốt thép.

Trong cứ điểm có 4 dãy nhà xây gạch, có giao thông hào nối liền và với các lô cốt.

Lực lượng địch ở Bí Chợ có 1 c Âu Phi tăng cường, khoảng 180 tên do tên đồn trưởng Lê-ô-na chỉ huy. Vũ khí có 6 đại liên, 3 cối 81mm, 7 trung liên. Sau khi ta mở màn chiến dịch diệt đồn Lọc Nước, Sống Trâu, Lán Tháp, địch tăng cường thêm cho Bí Chợ 2 khẩu 12,7mm.

Ngoài hoả lực bản thân, Bí Chợ còn được PB từ Uông Bí, HQ ở cảng Đông Triều và KQ từ sân bay Cát Bi chi viện.


3. Tình hình ta

eBB102/fBB308 (-dBB79) được tăng cường dBB80/eBB36/fBB308 và liên đội pháo 75mm do e trưởng Vũ Yên và c/ủy Hoàng Thế Dũng chỉ huy. Quân số hơn 900 người, vũ khí có 6 sơn pháo 75mm, 3 cối 82mm, 3 đại liên.

eBB102 và các đ/v tăng cường đều là những đ/v đã tham gia chiến đấu nhiều, có kinh nghiệm, bộ đội có tinh thần cao. Khó khăn là bộ đội đã liên tục tham gia các chiến dịch, có ít thời gian củng cố huấn luyện, sức khoẻ bộ đội giảm sút. Thời gian chuẩn bị cho trận đánh gấp, chiến sĩ mới bổ sung chưa qua chiến đấu chiếm gần 50% quân số.

Trong quá trình chuẩn bị 1 chiến sĩ quân báo bị bắt, 1 chiến sĩ khác vào hàng địch nên yếu tố bất ngờ đã bị ảnh hưởng.


II. Công tác chuẩn bị chiến đấu

1. Nhiệm vụ


eBB102 được tăng cường dBB80, 2 liên đội sơn pháo 75mm có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm Bí Chợ, sau đó sẵn sàng phối hợp với đ/v bạn diệt viện binh địch từ Mạo Khê, Quảng Yên tới ứng cứu.

Cùng thời điểm eBB102 tiến công Bí Chợ, eBB88/fBB308 tiêu diệt địch ở Uông Bí, eBB141/fBB312 tiêu diệt địch ở Tràng Bạch.


2. Cách đánh

Cơ động từ xa đến, tập trung binh lực bất ngờ tiến công tiêu diệt cứ điểm trong đêm rồi thu quân về vị trí tập kết trước khi trời sáng.


3. Tổ chức lực lượng

dBB54 + 2 pháo 75mm đảm nhiệm tiến công trên hướng chính từ phía tây vượt đường 18 đánh vào cứ điểm, tiêu diệt lô cốt 1, 2, 3 rồi phát triển vào trung tâm phối hợp với hướng phụ.

dBB18 + 1 pháo 75mm đảm nhiệm tiến công trên hướng phụ từ phía đông, tiêu diệt lô cốt 4, 5, 6 rồi phát triển vào trung tâm phối hợp với hướng chính.

dBB80 là lực lượng dự bị và chặn viện, bôn tập theo phía tây đội hình dBB54 xuống phía nam đường 18, tây nam Bí Chợ 3km, sẵn sàng đánh viện binh địch và chi viện cho hướng chính.

Liên đội sơn pháo 1: tăng cường 2 khẩu cho hướng chính và 1 khẩu cho hướng phụ.

Liên đội sơn pháo 2: do e trực tiếp chỉ huy, bắn phá lô cốt 2, 3, 4 và chi viện cả 2 hướng (ưu tiên hướng chính).

C cối 82mm của e có nhiệm vụ bắn phá trung tâm cứ điểm, diệt khu thông tin, trận địa cối, chi viện bộ binh mở cửa và đánh chiếm đầu cầu.


III. Diễn biến chiến đấu, kết quả, ý nghĩa

1. Diễn biến


18.00 27/3/1951, toàn e bắt đầu xuất phát, hành quân từ núi Yên Tử theo đường rừng tới khu tập kết ở mỏm Năm Mẫu.

21.00 27/3, e chia làm 3 bộ phận:

-   dBB54 do d phó Vũ Phương chỉ huy hành quân qua phía tây, chiếm lĩnh phía tây Bí Chợ.

-   dBB18 do d trưởng Nguyễn Nhị chỉ huy hành quân qua phía đông, chiếm lĩnh phía đông Bí Chợ.

-   dBB80 do d trưởng Mai Xuân Tần chỉ huy hành quân phía sau theo trục đường bên phải dBB54.

Do trời tối, việc đánh dấu đường không chu đáo nên bộ đội bị lạc đường, có đ/v còn xác định lệch hướng chiếm lĩnh trận địa, quay lưng lại phía địch, nhiều đ/v chiếm lĩnh trận địa chậm.

23.45 27/3 các đ/v mới lần lượt vào chiếm lĩnh trận địa. Bộ phận sơn pháo 75mm tăng cường cho dBB54 đến 01.15 28/3 mới chiếm lĩnh trận địa xong.

Quá trình hành quân, địch không phát hiện hành động của ta. Pháo địch chỉ bắn cầm canh, không gây thương vong và cản trở gì.

01.00 28/3, e trưởng nhận được báo cáo là các đ/v vào vị trí chiếm lĩnh trận địa. Cùng lúc đó địch phát hiện một bộ phận ta ở hướng dBB54, chúng bắn pháo sáng và dùng cối 81mm, súng 12,7mm, đại liên bắn ra xung quanh. Pháo địch từ các nơi cũng bắn đến chi viện. Ta vẫn kiên trì bí mật, chừng 5 phút sau địch thôi bắn.
E trưởng phán đoán địch chưa phát hiện cuộc tiến công của ta, mà có thể chúng chỉ cho là ta đang trinh sát, đã lệnh cho các đ/v củng cố lại đội hình, bố trí hoả lực, lấy sẵn phần tử các hoả điểm địch vừa bắn, sẵn sàng nổ súng.

01.15 28/3, địch ở lô cốt số 2 lại phát hiện bộ đội ta di chuyển sát hàng rào, chúng nổi còi báo động. Thấy thời cơ đã có thể nổ súng được, để giành thế chủ động, e trưởng phát lệnh tiến công.

Sau loạt cối 82mm của ta bắn vào trung tâm Bí Chợ, 6 khẩu sơn pháo 75mm từ các hướng bắn phá lô cốt địch. Từ 2 hướng xung kích tiến lên mở cửa.

Ngay từ phút đầu cối 82mm của ta đã bắn trúng khu trung tâm, phá huỷ hệ thống điện đài và trận địa cối của địch. Cứ điểm Bí Chợ hoàn toàn mất liên lạc với phân khu Núi Đèo và phòng tuyến đường 18.

PB địch từ các nơi bắn đến chi viện nhưng không chính xác vì bị mất liên lạc.
Mặc dù địch chống trả quyết liệt, sau 7 phút nổ súng, cả 4 mũi trên 2 hướng đã mở xong hàng rào và tiến vào đánh chiếm các lô cốt.

Trên hướng tây: 01.30, cBB273/dBB54 do c trưởng Việt Dũng chỉ huy, sau khi diệt 2 khẩu 12,7mm đặt trên tháp cao đã dùng bộc phá 15kg đánh tung lô cốt 2, tiến vào chiếm lô cốt 3. Địch ở đây bị PB ta đánh phá mạnh nên nhanh chóng bị tiêu diệt. cBB269 đánh vào lô cốt 1, sau lô cốt là hầm ngầm nên bị địch dưới hầm ngầm chống trả quyết liệt. Sau ít phút đầu, cBB269 đã chiếm được khu vực đầu cầu nhưng lại bị địch từ hầm ngầm phản kích đẩy ra xa.

Trên hướng đông: dBB18 phát triển thuận lợi. Đến 01.35 cả 2 mũi (cBB263 đánh lô cốt 4, cBB259 đánh lô cốt 5) đều chiếm được lô cốt địch.

01.40, sau khi nắm tình hình, e trưởng lệnh cho 2 hướng khẩn trương củng cố đội hình, đánh chiếm các vị trí còn lại.

Hướng đông: cBB263 tiếp tục tiến sâu vào khu nhà phía bắc, cBB259 từ lô cốt 5 đánh sang lô cốt 6 và khu nhà phía nam.

Hướng tây: cBB273 phải tiến về phía hầm ngầm và đánh vào khu nhà phía bắc. Mũi cBB269 gặp khó khăn, dBB54 đã đưa cBB267 dự bị của d vào đánh chiếm lô cốt 1 và phối hợp với cBB273 đánh hầm ngầm.

01.50, tất cả các lô cốt, hầm ngầm của địch đều bị tiêu diệt, các mũi phát triển vào trung tâm. Trong lúc tiến công, do bị vướng tường ngăn trong khu nhà ở, bộ đội ta không phát tín hiệu để nhận ra nhau được nên cBB267/dBB54 đã đánh bộc phá và ném lựu đạn nhầm vào vị trí mà cBB259/dBB18 đã chiếm được, làm 1 a trưởng hy sinh, 2 chiến sĩ bị thương.

Đúng 02.00 28/3/1951, ta làm chủ cứ điểm Bí Chợ, diệt và bắt hầu hết quân địch (bị diệt 160 tên, tên đồn phó Bút-sê và 5 tên lính bị bắt. Tên đồn trưởng Lê-ô-na cùng một số binh lính ẩn náu trốn thoát).

Sau khi tiêu diệt đồn địch, e lệnh cho các đơn vị thu dọn chiến trường rồi thu quân. Mệnh lệnh này không đến được hết các đ/v và không được thực hiện nghiêm túc. Cả 2 d khi đánh xong nhiều chiến sĩ đã tự động rời trận địa, do đó thu chiến lợi phẩm không triệt để, nhiều súng đạn lương thực của địch ta không thu và mang hết về.

04.00, quân ta hoàn toàn rời khỏi trận địa.


2. Kết quả

Địch: bị diệt 160 tên, bị bắt 6 tên.

Ta: hy sinh 26 đ/c, bị thương 50 đ/c. Hỏng 1 sơn pháo 75mm.


3. Ý nghĩa

Tiêu diệt cứ điểm Bí Chợ, ta đã đập tan 1 vị trí phòng ngự kiên cố quan trọng của địch trên phòng tuyến đường 18. Chiến thắng Bí Chợ cùng chiến thắng Tràng Bạch đã buộc địch phải rút bỏ Uông Bí và vét quân ở Việt Bắc tăng cường cho đường 18. Tạo thời cơ cho ta mở rộng chiến tranh du kích, có điều kiện tiêu diệt sinh lực địch.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:57:35 am »

Trận tiến công đồn Non Nước
Của dBB54/eBB102/fBB308
Đêm 29 rạng 30/5/1951


I. Tình hình chung

1. Địa hình


Đồn Non Nước nằm trên đỉnh núi Non Nước. Đây là một ngọn núi đá đột xuất giữa vùng đồng bằng sông nước thuộc TX Ninh Bình. Núi Non Nước nằm sát bờ sông Đáy, cạnh ngã ba sông Đáy và sông Vân. Núi nằm ở phía bắc TX, đỉnh núi bằng phẳng, diện tích khoảng 500m2.

Núi có vách đá đứng thành vại, hiểm trở. Phía tây có con đường duy nhất đánh bậc ghép đá chạy ngoằn ngoèo chữ chi từ chân núi lên đỉnh. Địa thế rất thuận lợi cho địch phòng ngự, khó khăn cho ta tiến công.


2. Tình hình địch

TX Ninh Bình và Phát Diệm là một trong 4 khu quân sự quan trọng của địch ở tây nam đồng bằng Bắc Bộ. Tại khu vực TX Ninh Bình địch bố trí 1 d, chủ yếu là ngụy quân đóng tại 2 cứ điểm chủ chốt Non Nước và Cầu Cổ. Khi phán đoán ta mở chiến dịch Quang Trung, địch tăng cường thêm 1 cTQLC đến lập cứ điểm ở nhà thờ Đại Phong trong TX.

Ngoại vi TX địch bố trí một số đồn bốt nhỏ: Hoàng Đan ở bắc-tây bắc, bên tả ngạn sông Đáy do 1 b lính Pháp đóng; Bích Đào ở đông nam, bên đường 12 đi Phát Diệm do 1 b ngụy binh đóng; xa hơn là Chùa Cao nằm giữa Ninh Bình và Phát Diệm.

Tại Non Nước địch bố trí 1 c do tên quan hai Béc-na Đờ Lát (con trai tướng Đờ Lát, tổng tư lệnh Đông Dương) chỉ huy. Dựa vào thế núi hiểm trở chúng xây dựng 2 tầng phòng ngự:

-   Tầng 1 có 4 lô cốt (1-4) và 2 ụ súng xếp bằng đá.

-   Tầng 2 có 4 lô cốt (4-8), lô cốt 8 bố trí SCH. Các lô cốt được nối với nhau bằng giao thông hào có ụ súng, có nhà hầm nửa chìm nửa nổi kiên cố.

Xung quanh cứ điểm, dưới chân núi, cả 3 phía đông, tây, nam địch dựng 3 lớp rào thép gai, kết hợp với sông Đáy và sông Vân trở thành tuyến vật cản lợi hại.

Non Nước được PB gồm 4 khẩu 105mm đặt ở Cầu Cổ và tàu chiến ở ngã ba sông Vân và chân cầu Cổ yểm trợ trực tiếp khi cần còn được KQ chi viện.

Phía nam Non Nước 100m là cứ điểm Hồi Hạc.


3. Tình hình ta

dBB54/eBB102/fBB308 do d phó Vũ Phương chỉ huy được bổ sung biên chế đầy đủ trước khi vào chiến dịch. D có 3 cBB, 1 c trợ chiến, quân số hơn 600 người. Cán bộ chiến sĩ hầu hết đã qua chiến đấu,có kinh nghiệm, tinh thần quyết tâm cao. Khó khăn: đây là lần đầu tiên d tiến công địch ở địa hình đồng bằng ven TX, d vừa trải qua nhiều chiến dịch liên tục, sức khoẻ bộ đội giảm sút.

Cùng tác chiến có dBB79/eBB102 đánh địch ở nhà thờ Đại Phong.

Nhân dân trong khu vực phần đông là công giáo sống ở vùng địch nhưng giàu lòng yêu nước, sẵn sàng giúp đỡ bộ đội.


II. Tổ chức chuẩn bị chiến đấu

1. Nhiệm vụ


dBB54 là lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu của eBB102, có nhiệm vụ tiêu diệt đồn Non Nước, phối hợp với đơn vị bạn diệt địch ở Hồi Hạc, làm chủ TX Ninh Bình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng đánh viện binh địch trên hướng đường 10 từ cầu Cổ sang TX.


2. Cách đánh

Triển khai lực lượng thành thế bao vây, dùng hoả lực chế áp địch, xung phong bằng nhiều tổ nhỏ, phối hợp đánh chiếm từng lô cốt, ụ súng, từng tầng phòng ngự. Mục tiêu chủ yếu là SCH địch.


3. Bố trí lực lượng

cBB273 + 2 sơn pháo 75mm tiến công trên hướng chủ yếu (đông nam), diệt lô cốt 1, diệt địch ở dãy hào phía nam và nam-đông nam (tầng 1), phát triển lên tầng 2 diệt lô cốt 8, phối hợp với hướng thứ yếu diệt SCH địch, sẵn sàng đánh viện binh trên hướng Cầu Cổ.

cBB267 + 2 sơn pháo 75mm tiến công trên hướng thứ yếu (tây nam), diệt lô cốt 2, 3 ở tầng 1, phát triển lên tầng 2 diệt lô cốt 4, 5, phối hợp với hướng chủ yếu diệt SCH địch.

cBB269 là dự bị triển khai ở phía tây núi Cánh Diều, sẵn sàng chiến đấu trên hướng chủ yếu và đánh viện binh địch từ Cầu Cổ.

c271 triển khai cách Non Nước 800m, chi viện hoả lực cho các hướng.


III. Diễn biến, kết quả

1. Diễn biến


18.00 28/5, dBB54 bắt đầu hành quân từ núi Mang Sơn – Trường Yên đến Phúc Chỉnh (nam TX 2km). Nhân dân xã Phúc Chỉnh đã dùng hàng chục thuyền nan ghép lại xếp luồng lên làm cầu cho bộ đội vượt sông Vân, dùng hàng chục thuyền khác chở pháo, cối dọc theo sông Vân vào chiếm lĩnh trận địa.

Cùng lúc, dBB79/eBB102 hành quân chiếm lĩnh trận địa tiêu diệt địch ở nhà thờ Đại Phong; dBB80/eBB36 hành quân chiếm lĩnh trận địa tiêu diệt đồn Hoàng Đan.

Do chưa quen cơ động bằng thuyền trên địa hình đồng lầy, sông ngòi nên dBB54 hành quân bị chậm. Từ 02.00 đến 04.00 29/5, d mới lần lượt vào vị trí. Trời đã gần sáng, nếu nổ súng tiến công sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, f quyết định cho hoãn trận đánh, rút về Phúc Chỉnh. Nhưng do nghiên cứu lệnh không kĩ, dBB54 vẫn nằm lại TX, phân tán thành 2 bộ phận, lợi dụng địa hình tại chỗ giấu quân, thiếu sự chỉ huy thống nhất của d. Tuy nhiên, khi dBB79 tiến công diệt 50 tên ở nhà thờ Đại Phong, dBB54 đã chủ động chặn đánh, diệt và bắt toàn bộ 48 tên còn lại định chạy về Non Nước.

Bị đánh ở nhà thờ Đại Phong, sáng 29/5 địch hùng KQ, PB bắn phá dữ dội vào các làng xóm 2 bên sông Vân, dùng tàu chở quân theo sông Đáy từ Phát Diệm lên tăng cường cho TX. 12h, 1 d địch đổ bộ lên TX càn quét, các bộ phận của dBB54 đã chặn đánh quyết lịet, buộc chúng phải rút về Cầu Cổ. Địch tăng cường thêm cho Non Nước 1 c, dùng 1 b chiếm giữ núi Hồi Hạc.

Trước diễn biến tình hình trên, BTL f quyết định tăng cường dBB29/eBB88 cho eBB102 để tiếp tục tiến công địch. eBB102 ra lệnh tăng cường c213/dBB29 cho dBB54 với nhiệm vụ đánh Hồi Hạc. BCH e điều thêm 2 sơn pháo 75mm tham gia đánh nhà thờ Đại Phong về tăng cường cho dBB54. E phó Vũ Lăng từ SCH e xuống kiểm tra đôn đốc và giúp dBB54 tổ chức chiến đấu.

19.30 29/5, dBB54 điều chỉnh và bổ sung lại kế hoạch tác chiến:

- c273 + 3 sơn pháo 75mm tiến công trên hướng chủ yếu.

- c267 + 2 sơn pháo 75mm tiến công trên hướng thứ yếu.

- c213/dBB29 + 1 sơn pháo 75mm tiến công Hồi Hạc.

- c269 làm dự bị.

Từ 20.00-24.00 29/5, các đơn vị đã tổ chức thực hành chiếm lĩnh trận địa xong, sẵn sàng nổ súng.

Đúng 1h 30/5, dBB54 phát lệnh nổ súng, hoả lực e và d dồn dập bắn vào các lô cốt, ụ súng yểm trợ các tổ bộc phá tiến lên phá hàng rào mở cửa.

01.10 ngày 30/5/1951, trên cả 2 hướng cửa mở đã mở xong, PB được lệnh bắn sâu vào đồn và tàu địch trên sông Đáy. Xung kích trên cả 3 hướng đánh vào Non Nước và Hồi Hạc đồng loạt xung phong.

Hướng chủ yếu: c273 do c trưởng Việt Dũng chỉ huy ngay từ đầu đã gặp khó khăn, xung kích không tiến lên được vì bị đèn pha địch ở tàu chiến chiếu sáng khu vực cửa mở, hoả lực địch từ Hồi Hạc, Non Nước và tàu chiến khống chế cửa mở. Sau khi sơn pháo 75mm của ta bắn vỡ đèn pha trên tàu chiến địch, c273 mới vượt qua được cửa mở nhưng lại ùn lại vì gặp vách đá dựng đứng cao 5m, bộ đội thương vong nhiều do địch ở lô cốt 1 bắn xuống.

Hướng thứ yếu: c267 do c trưởng Duy Sơn chỉ huy sau chừng 15’ lúng túng trước cửa mở đã lợi dụng thế núi hướng này có nhiều khe, vách nhưng độ dốc thấp, dùng từng tổ 3 người phân tán chiếm lĩnh các hang hốc, yểm trợ nhau, luồn qua các khe đá leo lên đánh chiếm tầng 1. Tổ 3 người Khương – Lục – Xá do tổ trưởng Giáp Văn Khương chỉ huy đã linh hoạt hỗ trợ cho nhau vừa kiềm chế địch, vừa dũng cảm dùng thang trèo qua các vách đá tránh tầm hoả lực địch để tiếp cận mục tiêu. Tổ trưởng Giáp Văn Khương đã treo mình bên vách đá, bám miệng lỗ châu mai tống lựu đạn vào diệt lô cốt 2, tạo thế cho các tổ tiến lên tầng 1, rồi cùng các tổ bạn phát triển đánh chiếm lô cốt 3, 4 và các ụ súng khác. 02.30, c267 hoàn toàn làm chủ tầng 1.

Hướng phối hợp: c213 do c trưởng Nguyễn Quốc Trị chỉ huy ngay từ đầu đã phát triển thuận lợi. Sau khi diệt tổ tiền tiêu của địch ở nam Hồi Hạc, c213 hình thành 2 mũi bao vây trận địa chính của địch ở phía bắc, dùng sơn pháo 75mm diệt ụ đại liên rồi xung phong. Sau 30’ nổ súng c hoàn toàn làm chủ Hồi Hạc, diệt 30 tên, địch ở Hồi Hạc còn 40 tên sống sót rút vào một hang đá. C213 không phát hiện được, cho là đã diệt gọn quân địch, liền tổ chức 1 b phát triển sang Non Nước theo cửa mở c267. Lực lượng còn lại thu dọn chiến trường, sẵn sàng chiến đấu.

3h 30/5, thấy hướng thứ yếu phát triển tốt, hướng chủ yếu địa hình phức tạp khó phát triển, d quyết định cho c273 tổ chức lại lực lượng, vận động về hướng cửa mở của c267 theo đường độc đạo từ chân núi lên phối hợp với c267 và 213 đánh lên tầng 2.

Địch ở tầng 2 chống trả quyết liệt. Các chiến sĩ c273, 267, 213 lợi dụng ngóc ngách, hang hốc của núi đá ẩn nấp, phát huy cách đánh của tổ 3 người Khương – Lục – Xá dùng dây súng, thắt lưng nối lại ném móc vào các kẽ đá để leo lên tầng 2 đánh chiếm các ụ súng, lô cốt.

Tổ 3 người Khương – Lục – Xá vẫn là mũi nhọn sắc bén nhất của trận đánh. Các đ/c đã công kênh nhau vượt qua vách đá nhảy vào sân sau tập kích đánh chiếm lô cốt 5 nằm ở tây nam tầng 2, tạo thế cho xung kích theo đường độc đạo vọt lên, toả ra đánh chiếm trận địa. Tổ Khương – Lục – Xá đã thọc sâu đánh chiếm khu thông tin và SCH địch, phối hợp với các mũi bao vây quân địch ở hầm ngầm và gọi hàng bắt sống toàn bộ địch ở đây lúc 5h sáng 30/5. Hoàn thành nhiệm vụ trận đánh, ta thổi kèn chiến thắng và kéo cờ lên đỉnh lô cốt cao giữa đồn Non Nước.

05.05 30/5, đơn vị chuẩn bị thu quân thì c trưởng Quốc Trị phát hiện hang đá ở Hồi Hạc còn địch, lập tức chỉ huy bộ đội bao vây gọi hàng. Địch chống cự, đặt đại liên ở cửa hang bắn ra dữ dội. Sau khi c213 điều sơn pháo 75mm đến bắn vào cửa hang, địch vội vã đầu hàng.

05.30 30/5, trận Non Nước kết thúc thắng lợi. Ta tổ chức thu dọn chiến trường, dẫn tù binh về phía sau rồi lui quân.

6h 30/5, địch đưa 2 c từ Cầu Cổ sang phản kích định cứu bọn địch cố thủ trong hầm ngầm và hang đá ở Non Nước – Hồi Hạc (địch hy vọng bọn này chưa bị tiêu diệt). Cuộc phản kích bị 18 cán bộ chiến sĩ do d phó Vũ Phương chỉ huy ở lại chặn đánh, diệt thêm một số. Trong khi lui quân, một số cán bộ chiến sĩ không nhận được lệnh đã mắc kẹt trong vòng vây của địch, bị hy sinh và bị bắt.


2. Kết quả

Địch: bị diệt gần 80 tên (có tên trung úy Béc-na Đờ Lát), bị bắt 120 tên.

Ta: hy sinh và bị thương 80 đ/c, bị bắt 3 đ/c.


3. Ý nghĩa

Trận đánh đồn Non Nước ta đã tiêu diệt toàn bộ 2 c địch trong công sự vững chắc có PB yểm trợ. Đây là cứ điểm mạnh nhất trên phòng tuyến nam sông Đáy, làm rung chuyển hệ thống phòng thủ tây nam đồng bằng của địch, khiến địch hết sức hoang mang lo sợ. Trận đánh đã làm nức lòng nhân dân vùng địch hậu, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích và gây lòng tin của nhân dân  vào thắng lợi của kháng chiến.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:59:15 am »

Trận tiến công địch ở Mạo Khê đồn và Mạo Khê phố
Của eBB36/fBB308
Ngày 31/3/1951


I. Tình hình chung

1. Địa hình, thời tiết


Mạo Khê phố và Mạo Khê đồn cách nhau khoảng 1km, thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Cách Mạo Khê đồn khoảng 6km về phía bắc là mỏ than Mạo Khê. Cách Mạo Khê phố khoảng 10km về phía đông là TX Hồng Gai. Trục đường 18 từ Đông Triều đi Mạo Khê phố đi Hồng Gai, xe cơ giới cơ động dễ dàng.

Thời tiết là mùa xuân, sáng sớm và chiều tối có mưa phùn, sương mù, thuận lợi cho cơ động tiếp cận mục tiêu nhưng hạn chế quan sát.


2. Tình hình địch

Sau khi Mạo Khê mỏ bị ta tiến công đêm 29/3, địch tăng cường lực lượng cho Mạo Khê phố và Mạo Khê đòn từ 1 c trước đó, tăng thêm 1 d lính Âu Phi có xe tăng, xe bọc thép nhằm tăng thêm binh lực giữ vững Mạo Khê phố và Mạo Khê đồn.

Khu vực Mạo Khê phố có 1 dBB có xe tăng, thiết giáp.

Khu vực Mạo Khê đồn có 1 cBB có xe tăng, thiết giáp.

Hàng ngày địch tổ chức các toán nống ra sục sạo xung quanh nhằm phát hiện lực lượng ta. Đêm co về các lô cốt, thỉnh thoảng bắn vu vơ ra xung quanh.

Điểm mạnh của địch là quân số đông, hoả lực mạnh, phòng ngự dựa theo trục đường nên có thể được chi viện, ứng cứu kịp thời, được PB ở Đông Triều và HQ ngoài khơi chi viện. Điểm yếu là các căn cứ cách xa nhau 1km nên dễ bị bao vây, cô lập.


3. Tình hình ta

eBB36/fBB308 gồm 3 dBB (80, 84, 89) và các c trực thuộc, do đ/c Hồng Sơn làm e trưởng, đ/c Hoàng Xuân Tuỳ là c/ủy. Trước khi bước vào trận đánh đơn vị được bổ sung quân số, vũ khí trang bị đầy đủ. Đơn vị đã tham gia nhiều trận đánh, có kinh nghiệm chiến đấu, quyết tâm cao.


II. Tổ chức chuẩn bị chiến đấu

1. Nhiệm vụ


eBB36 dưới sự chỉ huy của fBB312 tiến công Mạo Khê phố và Mạo Khê đồn, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng ta tiêu diệt quân tiếp viện của địch.


2. Cách đánh

Bí mật cơ động lực lượng, bao vây chặt, hiệp đồng chặt chẽ, bất ngờ nổ súng tiến công, thực hiện đánh chắc, tiến chắc, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch.


3. Bố trí lực lượng

dBB80 + 1 cBB5/dBB84, 1 bCB, 1 bSMPK 12,7mm được hoả lực e chi viện, tiến công Mạo Khê phố, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chi viện dBB84 đánh địch ở Mạo Khê đồn.

dBB84 (-cBB5) + 1 aTS, 1 bCB, 1 bSMPK 12,7mm được hoả lực e chi viện, tiến công Mạo Khê đồn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chi viện dBB80 đánh địch ở Mạo Khê phố.

dBB89 chặn viện từ Đông Triều xuống.

cBB5/dBB84 là lực lượng dự bị.


III. Diễn biến chiến đấu, kết quả

1. Diễn biến


21.00 30/3/1951, các đơn vị bắt đầu hành quân thành 2 trục:

-   Trục 1: dBB80, SCH e, bộ phận hoả lực, dBB89.

-   Trục 2: dBB84.

Quá trình hành quân thỉnh thoảng gặp pháo sáng của địch, nhưng đơn vị giữ được bí mật, đội hình hành quân vào vị trí đúng thời gian.

01.15 31/3/1951, e ra lệnh nổ súng tiến công.

Trên hướng dBB84 đánh Mạo Khê đồn gặp khó khăn do nụ xoè, dây cháy chậm bị ẩm, khi phá hàng rào có quả bộc phá không nổ phải cài đặt lại. D chỉ mang lượng bộc phá đủ để đánh 2 lớp hàng rào theo kế hoạch nhưng địch đã rào thêm 3 lớp rào nữa. Vì vậy đánh đến ống bộc phá thứ 5 ta mới mở được 3 lớp rào, bộ đội phải gom bộc phá để đánh và dùng dao chặt các lớp rào còn lại. Sau gần 30’ mới mở thông cửa mở tiến vào đồn, lực lượng ta bị thương vong nhiều ngay trước cửa mở. Trong quá trình ta tổ chức chiến công, PB địch từ Đông Triều và tàu chiến bắn đến dữ dội, đồng thời địch trong đồn tổ chức nhiều đợt phản kích nhằm đẩy ta ra khỏi cứ điểm. d84 liên tục tổ chức các đợt xung phong nhưng đều bị địch đánh bật lại không phát triển chiến đấu được.

Trên hướng dBB80 đánh Mạo Khê phố, lực lượng địch mới tăng cường đến chủ yếu đóng ở đây, chúng đục tường nhà, chất bao cát ở các ngã ba, ngã tư làm công sự. Khi ta mở được cửa mở tiến vào phố, các mũi đã linh hoạt luồn lách qua các ngõ hẻm, nóc nhà để tiến công. Lúc này xe tăng, thiết giáp địch từ trung tâm tiến ra bắn mãnh liệt vào xung kích ta. Phân đội hoả lực đã bắn cháy 6 xe thiết giáp, ngăn chặn mũi phản kích của địch. Khẩu ĐKZ bị gãy kim hoả, đ/c Trần Đình Hùng đã linh hoạt dùng đinh đóng vào hạt nổ, nổ súng diệt thêm 1 xe tăng địch. dBB80 đã chiếm được hầu hết Mạo Khê phố, dồn địch vào trung tâm cố thủ, tiếp tục tiến công đến khi trời sáng.

Qua báo cáo của các d, e xét thấy địch còn đông, khả năng tiến công tiếp sẽ không có lợi nên đã lệnh cho các hướng lui quân.

Sau khi nhận được lệnh rút quân, các đơn vị đã nhanh chóng giải quyết thương binh, tử sĩ, cơ động về vị trí tập kết.


2. Kết quả

Địch: bị diệt gần 400 tên, bị bắn cháy 1 xe tăng, 6 thiết giáp, bị phá huỷ 6 cối 81mm.

Ta: hy sinh 58 đ/c, bị thương 137 đ/c. Hỏng 2 ĐKZ, 4 súng máy, 25 tiểu liên và súng trường. Tiêu thụ 215kg thuốc nổ và 1.250 lựu đạn.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 12:00:29 pm »

Trận tiến công cứ điểm Pheo
Của eBB102/fBB308
Ngày 8/1/1952


I. Tình hình chung

1. Địa hình


Khu vực Pheo (nay là trung tâm thị trấn Kỳ Sơn) thuộc tỉnh Hoà Bình, nằm trên trục đường 6 từ Hoà Bình đi Hà Nội.

Cụm cứ điểm Pheo gồm làng Pheo, đồi Pheo và đồi Miều nằm ở phía nam đường 6.

Địa hình tương đối phức tạp, xung quanh đồn và giữa các khu địch trồng tre gai ken dày, kết hợp hàng rào dây thép gai. Phía trong là hào sâu và các bãi mìn xen kẽ, vào đồn chỉ có lối duy nhất là đường 6, địch canh phòng cẩn thận.


2. Tình hình địch


Địch ở Pheo là d2 bán lữ đoàn 13 lê dương gồm 4 c và trận địa PB 4 khẩu và 1 cTTG. Bố trí thành 3 cụm:

- Cụm 1 ở đồi A (đồi Pheo): 1 cBB + 1 bTTG.

- Cụm 2 ở làng Pheo: 1 cBB + 1 bTTG.

- Cụm 3 ở đồi B (đồi Miều): 1 cBB.

Ở từng cụm địch xây hầm hào, lô cốt kiên cố, có hoả lực mạnh với tầm khống chế rộng, giữa các cụm có đường hào liên hoàn để cơ động, chi viện nhau.

Tóm lại: Pheo là 1 cụm cứ điểm quan trọng của địch, được coi là yết hầu nối liền TX Hoà Bình với các cứ điểm khác trong hành lang đường 6 nên địch tập trung hoả lực mạnh, quân số đong và được bố trí phòng thủ kiên cố, ở vị trí địa hình có ưu thế về chiến thuật, có tầm quan sát khống chế rộng, phát huy được hoả lực. Các khu vực được tổ chức liên hoàn, dễ chi viện nhau, vật cản tận dụng được các luỹ tre gai hiểm hóc, kết hợp các khe sâu, nên Pheo là 1 vị trí phòng thủ vững chắc, lại được sự chi viện của KQ và PB.


3. Tình hình ta


eBB102/fBB308 do đ/c Vũ Yên làm e trưởng, đ/c Vũ Lăng làm e phó, đ/c Hoàng Thế Dũng làm c/ủy. Biên chế 3 dBB (18, 54, 79) và các phân đội trực thuộc, trang bị được tăng cường 5 sơn pháo 75mm, 3 cối 81mm, 6 cối 60mm, 8 bazooka, 6 đại liên, 27 trung liên, 6 súng phóng lựu.

CBCS đã trưởng thành qua nhiều chiến dịch, trình độ kĩ chiến thuật được nâng cao. Trong đợt 1 và 2 CZ, eBB102 làm dự bị nên còn sung sức, cán bộ chỉ huy có xu hướng nặng về đánh lớn nên có tư tưởng chủ quan.


II. Tổ chức chuẩn bị chiến đấu

1. Nhiệm vụ


eBB102 được tăng cường c213/dBB29/eBB88, 5 sơn pháo 75mm có nhiệm vụ tiêu diệt quân địch ở cụm cứ điểm Pheo, cắt đứt trục đường 6, bao vây TX Hoà Bình.


2. Cách đánh


Bí mật triển khai lực lượng, hình thành thế bao vây, bất ngờ đồng loạt nổ súng mở cửa, thực hành thọc sâu chia cắt tiêu diệt cụm 1 và 2, tổ chức bao vây khống chế cụm 3.


3. Bố trí lực lượng

dBB54 + 3 sơn pháo 75mm tiến công trên hướng chủ yếu (đông bắc) vào cụm 1 ở đồi Pheo.

dBB79 + 2 sơn pháo 75mm tiến công trên hướng thứ yếu (tây bắc) vào cụm 2 ở làng Pheo.

dBB18 ở hướng tây bao vây cụm 3 ở đồi Miều không cho địch ứng cứu 2 nơi kia.

c213/dBB29/eBB88 làm dự bị cho e.


III. Diễn biến chiến đấu, kết quả, ý nghĩa

1. Diễn biến


20.30 7/1/1952, từ vị trí tập kết e tổ chức hành quân theo 2 trục:

-   Trục 1: đi đầu là TS, CB, tiếp đó là dBB54, dBB79, c213, hoả lực.

-   Trục 2: dBB18 dùng thuyền vượt sông Đà sang chiếm lĩnh trận địa.

Đội hình vừa rời vị trí xuất phát hơn 100m thì các đơn vị hành quân theo trục 1 bị KQ địch phát hiện và đánh phá mãnh liệt, một số đ/c hy sinh, một số chạy máy bay, lạc đội hình.

21.45 các đơn vị mới thu lại và tổ chức chiếm lĩnh trận địa.

22.00, các đơn vị hoàn thành công tác chuẩn bị, chờ lệnh nổ súng. Do thiếu tỉ mỉ, cụ thể, không kiểm tra chặt chẽ nên một số đ/c đã vứt bỏ thuốc nổ, đạn, lựu đạn, thủ pháo, khi chiếm lĩnh không đào công sự, hút thuốc để lộ, địch phát hiện lực lượng ta làm ảnh hưởng tới chiến đấu sau này.

22.05 7/1/1952, e lệnh nổ súng tiến công. PB ta bắn lệch mục tiêu, có quả rơi đúng đội hình của ta, một số rớt ra ngoài. ĐKZ đi cùng và các hướng bắn phá một số mục tiêu. Lợi dụng hoả lực chế áp, CB và BB tiếp cận mở cửa.

Trên hướng chủ yếu: dBB54 mở được 1 cửa mở, BB nhanh chóng xung phong đánh chiếm mục tiêu. Khi chiếm được một số mục tiêu vòng ngoài, đang tiếp tục phát triển vào bên trong thì bị hoả lực địch từ các ụ súng bên trong bắn rất mạnh, buộc phải dừng lại. Ta và địch ở thế giằng co quyết liệt. Mũi vu hồi của dBB54 do 1 bBB vòng theo sườn đông nam đồn Pheo đánh vào phía sau quân địch. Khi đã vượt qua hàng rào đánh vào trận địa pháo thì địch bất ngờ phản kích, một số đ/c hy sinh, còn lại phải rút lui.

Trên hướng thứ yếu: dBB79 bị hoả lực địch ngăn chặn dữ dội, lực lượng bị ùn lại trước cửa mở. Do không kiềm chế được hoả lực địch nên không mở được cửa, bộ đội hy sinh nhiều, bộc phá hết, đạn hoả lực cạn, d trưởng điện về e xin lực lượng chi viện.

Trên hướng bao vây: dBB18 bí mật triển khai đội hình, khi hướng chủ yếu và thứ yếu tiến công đã nổ súng chế áp kịp thời. Địch trong công sự đánh trả nhưng cũng không dám tổ chức ra phản kích. dBB18 đã hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch ở vị trí này.

04.30 8/1/1952, trên tất cả các hướng ta đều gặp khó khăn, thương vong nhiều, đạn gần hết. Xét thấy tình thế không thể tiến công tiếp, e lệnh cho PB tổ chức bắn kiềm chế tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức giữ vững khu vực đã chiếm. Lệnh cho c213 vào tiếp ứng cho dBB79, nhưng trên đường cơ động, c213 bị PB địch bắn chặn gây nhiều thương vong.

05.30, e lệnh cho PB bắn yểm trợ cho các đơn vị rút lui. Do không hiểu đúng ý định của e, PB đã bắn dồn dập mấy phút và ngừng bắn, địch phát hiện BB ta bắt đầu rút quân, chúng dùng xe tăng từ làng Pheo truy kích, kết hợp PB từ Hoà Bình, Ao Trạch và cụm 1 bắn chặn đầu đội hình, xe tăng bắn đuổi từ phía sau, làm đội hình rút lui bị rối loạn, nhiều đ/c hy sinh, số còn lại chạy tản mát.

Lực lượng c213 bị xe tăng và BB địch bao vây, phần lớn cán bộ chiến sĩ hy sinh, trong đó có d phó Phạm Vĩnh Thắng, ctv c Chu Đức, b trưởng Nguyễn Bá Lựu, b phó Nguyễn Văn Nhạ, chỉ còn lại vài đ/c lợi dụng địa hình địa vật thoát được.

21.00 8/1/1952, số anh em còn lại mới về đơn vị ở nơi tập kết.

23.00, các d đã kiểm tra được quân số, báo cáo lên e. Đến 24.00, e báo cáo lên f và tiến hành củng cố đơn vị, kiểm tra vũ khí, giải quyết thương binh tử sĩ.


2. Kết quả

Ta hy sinh 262 đ/c, bị thương 318 đ/c, bị bắt 26 đ/c và mất nhiều vũ khí trang bị. Không tiêu diệt được cứ điểm.


3. Ý nghĩa

Trận đánh cứ điểm Pheo thất bại, không những không chặt đứt được mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng ngự của địch ở Hoà Bình mà còn ảnh hưởng xấu tới uy tín, truyền thống của đơn vị, tác động không tốt tới ý chí chiến đấu của bộ đội.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2008, 08:16:09 pm »

Trận tiến công cứ điểm Chùa Cao
Của eBB88/fBB308
Đêm 4 và đêm 6/6/1951.


I. Tình hình chung

1. Địa hình


Cứ điểm Chùa Cao thuộc xã Yên Cư, huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Đây là 1 ngôi chùa đã bị địch biến thành pháo đài, cứ điểm chiếm đóng kiên cố, nằm ở  phía nam và đông nam thị xã Ninh Bình, cạnh quốc lộ số 10, ven sông Đáy, trên đường đi Phát Diệm, được coi là vị trí bảo vệ vành ngoài cho giáo khu Phát Diệm. Cứ điểm nằm bên cạnh dòng sông Đáy, vừa là vật cản tự nhiên vừa là con đường thủy tiếp tế rất thuận lợi, xung quanh phía tây là vùng ruộng lúa nước rất khó tiếp cận.


2. Tình hình địch

Cứ điểm Chùa Cao có hình chữ nhật, được xây dựng trên khu gò đất cao, có diện tích khoảng 600m2, chiều dài khoảng 90m, chiều rộng 60m. Cứ điểm có 5 lô cốt, lô cốt B là lô cốt mẹ ở giữa; 4 lô cốt: A, C, D, E là lô cốt con bố trí xung quanh. Các lô cốt này đều xây bằng gạch, đá, xi măng khá kiên cố, tường dày từ 0,6m - 0,8m. Bốn lô cốt A, C, D, E xây hai tầng, cao 5m, riêng lô cốt B lô cốt mẹ) cao 7m, cấu trúc thành 3 tầng.  Mỗi lô cốt con chứa được 1 a, riêng lô cốt mẹ chứa được 1 b và có thể dùng hoả lực chi viện cho các lô cốt con ở bốn góc. Các lô cốt con được nối với nhau bằng tường hộp. Đó là 1 loại tường hào xây nổi, cao 2,5m, dày 0,8m, rộng 1,5m có nắp làm bằng gỗ và được lấp đất bên trên, hai mặt tường đều có lỗ châu mai có thể bắn ra ngoài và bấn cả vào trong trung tâm. Chân các tường hào và lô cốt còn được đắp thêm đất ở phía ngoài dày 3m, cao 1m. Xung quanh các lô cốt địch rải dây thép gai từ nóc xuống chân để đề phòng ta tiếp cận đánh bộc phá. Bên trong cứ điểm là 8 ngôi nhà cho sĩ quan ở và chứa lương thực, đạn dược. Phía ngoài cách hào nổi từ 5m đến 7m địch đào hào sâu 1,4m, rộng 4m, lòng hào có cắm chông, trong và ngoài hào nước có hai hàng rào dây thép gai kiểu cũi lợn, ngoài cùng là hàng rào tre rào chéo cánh sẻ, các hàng rào đều bố trí xen kẽ mìn chống BB và mìn phát sáng.  

Mỗi lô cốt con địch bố trí 1 a, 1 đại liên và 2 trung liên. Lô cốt mẹ địch bố trí 1 b, 2 đại liên và 3 trung liên. Ngoài ra còn có 1 pháo 75mm, 1 cối 81mm bố trí ở phía tây bắc lô cốt mẹ, sẵn sàng chi viện cho cả bốn mặt. Tổng quân số trong cứ điểm là 162 tên, trong đó có 8 tên Pháp, 3 Âu Phi, 124 lính ngụy do viên đại úy Rosemarie chỉ huy. Số Âu Phí mới tăng viện là những tên lính đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, còn lính ngụy đại đa số là những phần tử thuộc các đảng phái phản động nên rất ngoan cố. Vũ khí có 1 pháo 75mm, 1 cối 81mm, 6 đại liên, 11 trung liên.

Sau khi bị ta tiến công trong đợt 1 , địch chú trọng bố trí hoả lực trên hướng nam và hướng tây nam. Chúng bố trí chu đáo, bí mật và kết hợp chặt chẽ giữa các lô cốt ngoại vi với nhau,  giữa ngoại vi với trung tâm, giữa hoả lực bắn thẳng và cầu vồng, giữa hoả lực bên trong và bên ngoài cứ điểm chi viện cho nhau, tạo ra 1 lưới lửa dày đặc. đan chéo nhau, ngăn chặn sự tiến công của ta từng bước và từ ngoài vào trong.  


3. Tình hình ta

eBB88/fBB308 có kinh nghiệm chiến đấu công kiên ở địa hình rừng núi, chưa có kinh nghiệm chiến đấu công kiên ở đồng bằng, nhưng cán bộ, chiến sĩ của e có tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường. Từ đầu năm 1951, e đã liên tiếp tham gia 3 chiến dịch nên quân số thiếu hụt nhiều, mỗi c còn lại khoảng 2 b, riêng d29 chủ công của e chỉ còn 4 bBB. Quân số e trực tiếp tham gia trận chiến đấu này có 5 cBB, 1 c cối 82mm gồm 4 khẩu, 3 c trợ chiến của 3d gồm 9 đại liên, 3 ĐKZ 57mm. Ngoài ra f còn tăng cường thêm dBB18/eBB102, 1 cPB 75mm gồm 3 khẩu, 4 ĐKZ 57mm, 2 SKZ và 4  trọng liên.

Tinh thần của bộ đội rất hào hứng khi nhận nhiệm vụ chiến đấu. Tuy nhiên, sau khi liên tiếp giành thắng lợi ở cả đợt đầu của chiến dịch, bước vào đợt 2 đã xuất hiện tư tưởng chủ quan khinh địch ở 1 số cán bộ, chiến sĩ.


II. Tổ chức chuẩn bị chiến đấu

1. Cách đánh


Sử dụng toàn bộ lực lượng của e, tổ chức thành 4 mũi (3 mũi đột phá, 1 mũi nghi binh kiềm chế), lấy hướng nam là hướng tiến công chủ yếu, lô cốt A là điểm đột phá. Đột phá liên tục, kiên quyết tiêu diệt cứ điểm Chùa Cao.


2. Tổ chức sử dụng lực lượng

- d322 được tăng cường 2 ĐKZ 57mm làm nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu của e, đột phá làm 2 mũi. Mũi điểm, do c225 phụ trách đột phá lô cốt A, phát triển vào tung thâm đánh chiếm lô cốt B, nhà số 5 và ụ pháo cối của địch. Mũi diện do c227 phụ trách, đột phá lô cốt E, đánh chiếm nhà số 3, số 4, sau đó phát triển đánh vào phía tây lô cốt B, phối hợp cùng với c225. c229 còn hơn 1 b làm dự bị cho d, sẵn sàng chi viện cho mũi điểm để hoàn thành nhiệm vụ. Toàn d triển khai trận địa xuất phát xung phong ở phía nam và tây nam cứ điểm.

- d23 được tăng cường 2 ĐKZ 57mm, 2 SKZ phụ trách hướng diện của e đánh vu hồi phía tây cứ điểm vào lô cốt D và C. D cử 1 blàm nhiệm vụ nghi binh kiềm chế địch ở phía đông lô cốt C, sẵn sàng đánh địch không cho chúng rút chạy ra đường 10. 2 b của c211 đột phá trực tiếp lô cốt D, đánh chiếm nhà số 1, số 2 sau đó phát triển sang lô cốt E phối hợp cùng c227 nếu mũi này chưa hoàn thành nhiệm vụ. c209 lực lượng còn 2  blàm dự bị của d và nhiệm vụ chi viện cho c211 . Toàn  d triển khai địa hình xuất phát xung phong ở phía tây và đông cứ điểm.

- d29 lực lượng còn 4 b, tổ chức thành 1 c cùng với c213 của d23 làm dự bị của e, sẵn sàng chi viện cho hướng điểm.

- d18 bố trí trận địa ở phía nam làng Văn Bồng, khu vực bãi tha ma, có nhiệm vụ đánh chặn quân tiếp viện của địch từ hướng Phúc Nhạc theo đường 10 đi lên.

- Hoả lực của e bố trí thành hai trận địa. Trận địa hoả lực 1 bố trí ở giữa bãi tha ma phía nam cứ điểm, gồm 2  sơn pháo 75mm, 4  cối 82mm, 2 SMPK 12,7mm làm nhiệm vụ chi viện cho mũi điểm đột phá. Trận địa hoả lực 2, gồm 1 sơn pháo 75mm, 2 cối 82mm, 2 SMPK 12,7mm bố trí ở bãi tha ma phía tây cứ điểm, cách cứ điểm 100m làm nhiệm vụ chi viện cho mũi diện của d322 đột phá.


III. Diễn biến chiến đấu, kết quả

1. Tiến công lần thứ nhất (đêm 4/6/1951).

Sau khi nhận nhiệm vụ, ngày 3/6, e trưởng cùng các d trưởng và c trưởng đi trinh sát thực địa. Do thời gian gấp nên đoàn cán bộ trinh sát của e chỉ nghiên cứu được địa hình xung quanh chứ không thâm nhập điều tra được kỹ lưỡng tình hình địch bên trong cứ điểm.  

 Sau 1 ngày gấp rút tiến hành chuẩn bị chiến đấu, 19.00 ngày 4/6/1951 các đ/v của e bắt đầu hành quân chiếm lĩnh trận địa. Hướng điểm, d322 đi đầu, tiếp đến là bộ phận hoả lực, SCH và sau cùng là đội dự bị. Quá trình hành quân, mặc dù trong khi trinh sát thực địa, e đã kết hợp nghiên cứu đường hành quân và đã có bộ phận tiền trạm đi sửa chưa quãng đường lầy lội, nhưng do không giao nhiệm vụ cụ thể cho các đội phải thường trực bảo đảm cho đến khi bộ đội hành quân qua, nên gặp trời mưa to các đoạn đã sửa chữa đều bị hư hỏng, ảnh hưởng lớn đến tốc độ hành quân của đ/v. Mặt khác, do hành quân vào đêm tối trời và chiến trường mới lạ, cán bộ không nhớ đường, đ/v lại thiếu liên hệ với địa phương để dẫn đường, nên có đ/v bị lạc.

Đến 22.00 ngày 4/6, các đ/v mới hành quân tới vị trí tập kết, riêng sơn pháo 75mm của e bị lạc chưa tới được. E trưởng cho các đ/v dừng lại đợi hoả lực đến sẽ cùng vào chiếm lĩnh. Sau 1 giờ chờ đợi thấy đ/v sơn pháo 75mm gần đến, e ra lệnh cho các đ/v đến trước vào chiếm lĩnh trận địa, khi nào hoả lực tới nơi sẽ vào chiếm lĩnh trận địa sau. 24 giờ, các đ/v đã chiếm lĩnh xong trận địa xuất phát tiến công, riêng mũi điểm đã bí mật nhổ được 1 đoạn hàng rào tre của địch và đặt được bộc phá ống vào hàng rào dây thép gai thứ nhất. liên lạc giữa e  đến các d, c bằng điện thoại đã thông, các đ/v sẵn sàng đợi lệnh; phân đội sơn pháo 75mm lúc này mới vào được vị trí triển khai, đang khẩn trương chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị xạ kích, lấy tầm hướng bắn. Địch trong cứ điểm không có gì thay đổi, thỉnh thoảng lính trong vọng gác bắn 1 vài phát súng vu vơ.

Tại SCH, e trưởng, c/ủy nghe các đ/v báo cáo xong tình hình và thống nhất đánh giá: tuy ta vào chiếm lĩnh muộn so với kế hoạch, nhưng vẫn giữ được bí mật, sơn pháo 75mm chuẩn bị chưa đầy đủ nhưng đại bộ phận đã chuẩn bị song cần tranh thủ nổ súng ngay để giành thế chủ động và có nhiều thời gian giải quyết trận chiến đấu trong đêm.

00.19 ngày 5/6/1951 e lệnh cho c225 ở mũi điểm đánh quả bộc phá đầu tiên làm hiệu lệnh cho các mũi tiến công. Bộc phá nổ, tiếp sau đó hoả lực của e, d và các c bắn dồn dập vào những mục tiêu đã được phân công, quân địch bị đánh bất ngờ chưa kịp đối phó, bộ đội từ các hướng vận động đánh bộc phá mở hàng rào . Riêng c211 hướng diện, đột phá vào lô cốt D chuẩn bị bộc phá không tốt và do trời mưa ẩm ướt, bảo quản không chu đáo, nên nhiều lần bộc phá không nổ, thời cơ mất dần, địch có điều kiện tập trung hoả lực đối phó mạnh hơn. Khi đ/v tiếp cận đến hào nước thì đã bị thương vong nhiều, phải lùi về phía sau để củng cố lại đội hình.

Trong khi đó, c225 mũi điểm tiếp cận hàng rào, phát tín hiệu cho pháo chuyển làn để bắc thang vượt qua  hào nước, khi hoả lực của ta bắn chuyển làn vào tung thâm, thì hoả lực địch ở tầng dưới chưa bị sát thương bắn ra rất mạnh (hoả lực của ta giai đoạn bắn chế áp phá hoại hầu hết bắn vào các tầng trên của lô cốt).Trong khi đó, hoả lực của c trong giai đoạn bắn chuẩn bị, đạn dược bị tiêu hao nhiều nên lúc này không đủ sức kiềm chế các lô cốt của địch. Tổ thang ván dưới làn hoả lực dày đặc của địch không tiến lên được, phải lợi dụng lúc địch ngừng bắn để vượt lên, leo thang qua hào nhưng do quá trình chuẩn bị, chủ quan coi thường địch nên việc chuẩn bị chỉ qua loa đại khái, thang ván đủ nhưng kích thước thiếu hụt không bắc qua hào nước được, đ/v chững lại trước cửa mở bị hoả lực địch chế áp mạnh. C trưởng ra lệnh lội xuống hào, nhổ chông để vượt qua và lao lên đánh vào lô cốt A. Khi đánh vào lô cốt A, bộc phá không đủ. Đánh hết bộc phá rồi mà lô cốt vẫn chưa thủng. Ctrưởng cho tổ đột kích leo lên nóc lô cốt đánh xuống, tiếp cận kiềm chế các lỗ châu mai, kết hợp lựu đạn, thủ pháo liên tiếp đánh xuống, sau 10 phút chiến đấu ác liệt, mũi điểm mới chiếm được lô cốt A.

c227 mũi diện, cánh trái của điểm, khi gặp hào nước không có thang ván để vượt qua, phải dừng lại trước đột phá , bị hoả lực địch khống chế mạnh, bộ đội thương vong nhiều, trong đó có cả ctrưởng và ctv. C phó lên thay, vẫn không hiệp đồng đột phá đ~lợc với mũi điểm, vì vậy sau khi củng cố mũi này cũng phải lội xuống hào nước, nhổ chông, vượt qua hào để đánh vào lô cốt E. Do không có hoả lực kiềm chế nên hoả  lực của địch tử các lỗ châu mai bắn ra dày đặc. Tổ bộc phá khối của ta tiến đến chân lô cốt thì bị sát thương gần hết, không thể thực hiện được nhiệm vụ phải dừng lại ở mép hào.

c211 mũi diện, sau khi củng cố, mở được hàng rào, đánh vào lô cốt D từ phía tây bắc. Khi gặp hào nước, bộ đội lao thang ván vượt hào nước nhưng đều bị ngắn, hụt, nên xử trí lúng túng và mất nhiều thời gian, địch có đủ điều kiện tập trung đối phó. Trong khi đó hoả lực của cd bắn rời rạc, không chế áp được hoả lực địch. Tổ bộc phá khối vượt qua được hào nước, dũng cảm vượt qua làn đạn dày đặc của địch đặt được bộc phá vào chân lô cốt, nhưng tất cả bộc phá khối không quả nào nổ. Đội hình bị ùn lại, bị hoả lực địch sát thương, đ/v phải rút ra ngoài hàng rào và bám vào mép hào nước để cầm cự với địch.

b nghi binh hoạt động ở phía lô cốt C, thời gian đầu phối hợp khá tốt với các hướng. Song do không có công sự ẩn nấp nên bị sát thương 1 a, sức chiến đấu rời rạc, không đủ sức thu hút lực lượng và hoả lực địch, bị địch phán đoán được hướng nghi binh của ta, nên chúng vẫn tập trung hoả lực bắn vào hướng lô cốt A và E.

Đến 00.50 ngày 5/6, địch phát hiện rõ được các mũi đột phá của ta, PB của chúng từ Cầu Cổ, Phúc Nhạc, Vĩnh Trụ tập trung bắn chặn các cửa mở, nhất là hướng đột phá của c225 và c227 để ngăn chặn các phân đội của ta ở phía sau tiến vào. Tình hình trên các hướng lúc này, mũi điểm c225 đã  chiếm được lô cốt A và đột phá, nhưng phát triển vào lô cốt B chậm, các mũi diện chưa hoàn thành đột phá nên ít có tác dụng phối hợp với mũi điểm.

Trước tình hình trận đánh gặp khó khăn, BCH e đã động viên c225 mũi điểm nhanh chóng đánh chiếm lô cốt B và trận địa pháo của địch để hỗ trợ cho các mũi diện hiệp đồng đột phá; lệnh cho d 322 tìm mọi cách chi viện cho c225 hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu ở tung thâm. Đồng thời, e yêu cầu c227 tích cực đột phá lô cốt E, c211 của d23 đột phá lô cốt D, phồl hợp chặt chẽ với mũi điểm. E cũng lệnh cho hoả lực trọng liên và pháo 75mm rút về vị trí trú quân, riêng các c cối 82mm ở lại chờ lệnh sau.

Sau khi nhận được lệnh của e trưởng, d trưởng 322 đôn đốc các c tổ chức lại hoả lực, chấn chỉnh lại bộ đội nhanh chóng tiếp tục phát triển. C225 điều tổ hoả lực vào bố trí ở đột phá  tích cực kiềm chế hoả lực địch và kiềm chế rất hiệu quả, tổ đột kích của cchớp được thời cơ chia làm hai mũi tiến đánh lô cốt B và nhà số 5.

Mũi diện c227 tích cực đột phá làm cho địch phải phân tán đối phó nhưng hoả lực kiềm chế rời rạc, ít hiệu quả nên bị hoả lực địch khống chế, sau 30 phút chiến đấu mới chiếm được lô cốt E. Quân địch bỏ chạy vào tường hộp, c phó chỉ huy đột kích không cho bộ đội truy kích ngay, mà lại cho bộ đội dừng lại củng cố, với lí do bộ đội thương vong nhiều. Lợi dụng cơ hội này, địch chấn chỉnh lại lực lượng và bắt đầu phản  xung phong. C tuy đã chiếm được lô cốt nhưng đứng chân chưa vững, trận địa mới chiếm chưa được củng cố nên bị địch đánh bật ra ngoài.

c211 tiếp cận sát lô cốt địch bắt đầu tiến công, nhưng hoả lực của ckiềm chế rời rạc, không hiệu quả, đội hình ùn tắc trước cửa mở nên bị hoả lực địch sát thương, không tiếp tục đột phá được phải rút ra ngoài củng cố. Trong lúc này, pháo chi viện và hoả lực trong cứ điểm của địch vẫn phong toả dày đặc ở các đột phá  và bắn vào đội hình chiến đấu của ta, đường điện thoại liên lạc giữa e và các d luôn bị đứt, sửa chữa không kịp, sự chỉ huy, hiệp đồng giữa các mũi rời rạc, c225 phải độc lập chiến đấu trong cứ điểm.

c227 sau khi bị địch đánh bật ra ngoài đột phá  đã xin tăng viện để tiếp tục tiến công. E lệnh cho d phó chỉ huy thê đội 2 dẫn 1 c lên tăng viện. Thê đội 2 mặc dù đã tích cực phối hợp với c227 tiếp tục đột phá, song vì không có công sự, hoả lực địch dày đặc, hoả lực của ta kiềm chế rời rạc nên 3 lần xung phong đều bị địch đánh bật ra, bộ đội thương vong nhiều phải lui ra ngoài hàng rào để củng cố.

c225, sau khi chiếm được lô cốt B và nhà số 5 đã tổ chức phát triển sang khu vực ụ pháo và nhà số 6. Nhưng do chỉ có 1 đ/v chiến đấu độc lập trong cứ điểm, nên bị địch ở các lô cốt C, D, E và những nhà còn lại tập trung hoả lực ngăn chặn và tổ chức phản kích vào sườn trái, cbị thương vong 1 số, không đủ sức  phát triển, phải dừng lại chiếm giữ lô cốt B và nhà số 5 chiến đấu giằng co với địch, chờ d chi viện để tiếp tục chiến đấu.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2008, 08:17:06 pm »

Trước tình trận chiến đấu gặp khó khăn, 03.30 ngày 5 tháng 6, BCH e nhận định: Mũi điểm c225 đã đột phá thành công, đánh chiếm được lô cốt B và nhà số 5 là nơi địch đặt SCH; các mũi khác đột phá không thành công nhưng lực lượng địch bị tiêu hao nặng, chúng đang gặp khó khăn và cố thủ chờ đến sáng để cầu cứu viện binh; thê đội 2 của e vẫn còn nguyên vẹn. E quyết định đưa c213 của d thê đội 2 vào tăng cường cho c225 để nhanh chóng tiêu diệt số địch còn lại, giải quyết dứt điểm trận đánh trước khi trời sáng. Đ/c tham mưu trưởng e được giao nhiệm vụ dẫn c213 vào để trực tiếp gặp đ/c e phó đang ở vị trí chỉ huy của d 312, truyền đạt ý định quyết tâm của e trưởng.

Sau 30 phút nhận lệnh, đ/c tham mưu trưởng e cùng c213 lên tới vị trí chỉ huy d322. Tại vị trí chỉ huy của d 322, đ/c e phó xuất phát từ tư tưởng ngại đánh ban ngày, cho rằng trời sắp sáng, ta bị thương vong nhiều không thể đánh được cứ điểm trong đêm nên thay đổi ý định của e trưởng, dùng c213 vào thay cho c225 và lệnh cho c225 rút ra khỏi cứ điểm, các mũi diện chuẩn bị lui quân. Rút về tới SCH e, e phó báo cáo lại tình hình với e trưởng và c/ủy. Do không nắm vững tình hình hoạt động ở các hướng, các mũi và cũng cho là e phó  trực tiếp ở phía trước nắm chắc tình hình hơn nên e trưởng cũng thay đổi ý định đồng ý cho lui quân. E lệnh cho các mũi khẩn trương đưa thương binh, tử sĩ và rút theo đường cũ về vị trí trú quân; đồng chí d trưởng d 322 trực tiếp chỉ huy c 213 và c225 yểm hộ cho đ/v rút lui, sau đó sẽ rút lui sau cùng, bộ phận còn lại của d thê đội 2 rút vào làng Yên Cống (cách cứ điểm 100m) xây dựng công sự chờ lệnh của e.

Khi nhận được lệnh rút lui của e, ở hướng điểm c213 đã vào trong cứ điểm để thay thế cho c225; c225 do bị hoả lực địch bắn chặn chỉ mới rút ra được 1 số. D trưởng 322 do ngại hy sinh, gian khổ đã không vào trong cứ điểm để trực tiếp chỉ huy 2 c rút quân, mà chỉ đứng ngoài cửa mở để nắm tình hình. Khi thấy 1 bộ phận của c225 rút ra, d trưởng 322 cho là c225 đã rút ra hết và c213 sẽ rút ra ngay sau đó, nên đã không tổ chức yểm trợ cho c213 rút quân mà tự ý rút trước ra bãi tha ma. Các mũi khi nhận được lệnh tổ chức rút quân không chặt chẽ, để cho các bộ phận rút lui lẻ tẻ, mạnh ai người nấy chạy, không yểm hộ cho nhau khi rút ra. Địch trong đồn quan sát thấy ta rút lui, đưa đại liên lên nóc lô cốt kết hợp với PB bắn ra dồn dập, làm bộ đội thương vong thêm. Mờ sáng, e trưởng lên kiểm tra trận địa, nghe đ/c d trưởng 322 báo cáo còn 1 bộ  phận nhỏ c213 kẹt trong cứ điểm do bị địch dùng hoả lực phong toả. Nhận thấy nếu tập trung lực lượng đánh ban ngày để yểm trợ cho bộ phận còn lại lui quân thì sẽ thiệt hại lớn, e trưởng lệnh cho đ/v tiếp tục lui quân.

05.30 ngày 5/6, bộ đội cơ bản đã rút ra ngoài cứ điểm, KQ và PB địch vẫn tiếp tục bắn phá vào các khu vực nghi có bộ đội rút quân. Trong cứ điểm, địch tập trung hoả lực khống chế đột phá  của mũi điểm để chặn đường rút của ta. c213 và 1 số cán bộ, chiến sĩ của c225 còn lại tổng số hơn 80 người, do ctv d322 chỉ huy vẫn chiếm giữ được lô cốt B, nhà số 5, lô cốt A, đoạn đường hẹp ở phía nam và đông nam. Khi thấy trời sáng rõ mà vẫn không nhận được mệnh lệnh nào của cấp trên, đ/c ctv d322 quyết định cho các lực lượng còn lại trong cứ điểm rút quân, song không rút ra được vì hoả lực địch chế áp mạnh đột phá . Đ/c ctv đã hội ý cấp ủy và cán bộ c quyết tâm ở lại trong cứ điểm, giữ vững khu vực đã chiếm, chờ đến tói phối hợp với lực lượng bên ngoài tiếp tục tiến công. Sau khi hạ quyết tâm ở lại chiến đấu trong cứ điểm, ctv d cùng các cán bộ c giao nhiệm vụ cho các b, a cải tạo công sự, lấp đoạn tường hộp không cho địch lợi dụng để phản kích, bố trí lại lực lượng, chiếm nhà chứa nước, kho lương thực để giải quyết sinh hoạt cho bộ đội chiến đấu trong ngày, động viên  bộ đội khắc phục khó khăn, quyết tâm chiến đấu giữ vững trận địa. Đồng thời BCH trong cứ điểm cử 1 liên lạc viên vượt vòng vây của địch về báo cáo tình hình và xin chỉ thị của e.

Khoảng 8h sáng, địch đưa 1 tàu LTC và 1 ca nô chở gần 2 c từ Phát Diệm theo dòng sông Đáy đến ứng cứu Chùa Cao. Địch đổ bộ lên khu vực phía bắc cứ điểm 300m rồi sử dụng hoả lực trên tàu bắn dữ dội vào lô cốt A, lô cốt B, nơi ta đang chiếm giữ, đồng thời đưa 1 b chiếm đoạn đường 10 ở đông bắc cứ điểm, dùng trung đại liên bắn vào sườn đông nam lô cốt A và khống chế cửa mở. Dưới sự chi viện đắc lực của KQ, PB, lại được tăng cường thêm lực lượng, địch trong cứ điểm liên tiếp tổ chức phản kích để chiếm lại lô cốt B và nhà số 5. Bộ đội ta dựa vào công sự kiên cường chiến đấu đánh bật các đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa. Đến 10 giờ ngày 5, ta và địch vẫn trong thế giằng co. Bộ đội ta tuy chiến đấu đơn độc, đạn dược lấy được của địch đã bị tiêu hao nhiều, song do cán bộ các cấp luôn đi sát đ/v chỉ huy và trực tiếp cầm súng chiến đấu nên tinh thần của bộ đội vẫn vững vàng. ở phía ngoài, đ/c liên lạc vượt được qua cửa mở thì bi thương nặng, mãi 10.00 ngày 5/6 mới tới làng Yên Cống, gặp được d29 thê đội 2 của e đang trú quân tại đây) để báo cáo tình hình. d29 báo cáo đ/c e phó, nhưng do không nhận được mệnh lệnh nên d không có hành động gì để chi viện cho bộ đội trong cứ điểm. 12.30, địch tăng cường thêm lực lượng vào trong cứ điểm và tổ chức phản kích quyết liệt. Chúng  tập trung pháo chi viện và máy bay bắn phá dữ dội vào khu vực lô cốt A, lô cốt B, dùng hoả lực bắn thẳng trong cứ điểm chi viện cho các mũi BB đánh vào hai bên bên sườn trận địa của ta. Cán bộ, chiến sĩ c213 cố thủ ở những vị trí đã chiếm được, đến 12.30 thì hết đạn, phần lớn bị hy sinh, chỉ có 7 đ/c thoát được ra ngoài, số còn lại bị địch bắt. 14.30 trận chiến đấu kết thúc, địch chiếm lại hoàn toàn cứ điểm.

Kết quả, ta diệt 40 tên địch, bắt 4 tên, làm bị thương khoảng 1 b. Về ta, e bị thiệt hại nặng nề mà không chiếm được cứ điểm: 159 đ/c bị hy sinh và mất tích, 145 đ/c bị thương.


2. Tiến công lần thứ hai (đêm 6/6/1951).

Sau khi chiếm lại được toàn bộ cứ điểm, địch chuyển số quân cũ đi nơi khác, đồng thời đưa 1 c ngụy và 1 c Âu Phi đến thay cho lực lượng cũ. Ngoài số pháo, cối, đại liên hiện có, lực lượng mới đến cứ điểm còn được trang bị nhiều trung liên, tiểu liên và đầy đủ vũ khí, trang bị cá nhân. Ở đường sông địch cho 1 tàu LCT và 5 ca nô với quân số khoảng 2 c thường trực đỗ cạnh bờ sông, cách cứ điểm 350m về phía bắc làm lực lượng hỗ trợ và chi viện cho cứ điểm. Chiều ngày 5 và ngày 6/6, địch tăng cường sửa chữa công sự, hàng rào dây thép gai, bịt lại những đoạn cửa mở đã bị ta đột phá đêm trước, pháo địch chỉnh lại tầm hướng và bắn thử xung quanh cứ điểm. Chúng còn cho quân đi sục sạo vào những làng lân cận như Yên Cư, Yên Cống... điều tra dò xét dấu vết bộ đội ta, bắt dân lấp lại nhưng công sự trận địa mà bộ đội ta đã đào hôm trước, tung gián điệp, Việt gian ra dò xét các vùng lân cận.

Về ta, sau đợt tiến công không thành công vào đêm 4 và sáng ngày 5/6, eBB88 rút về vị trí trú quân. Sau khi củng cố lại lực lượng, mỗi d còn 4 b, riêng d23 còn 2 b. Với lực lượng hiện có, mỗi d tổ chức thành 1 c chiến đấu Tinh thần của bộ đội giảm sút, đa số bi quan, mệt mỏi, chỉ có số ít muốn đánh lại để trả thù. Sau đêm 4 tháng 6, BTL f nhận định: trận tiến công của eBB88 không thành công, đã để lại 1 cchiến đấu cô lập trong cứ điểm, ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần đoàn kết hỗ trợ chiến đấu và lòng tin của cán bộ, chiến sĩ. Về tình hình địch, tuy có bị tiêu hao nhưng chúng đã thay quân và tăng thêm 1 b (f nhận định địch chỉ có 5 b), nhưng số quân mới chưa thông thuộc địa hình, công sự sửa chữa lại chưa vững chắc; nếu ta tranh thủ đánh ngay sẽ có điều kiện tiêu diệt địch, thêm nữa, eBB88 vẫn còn đủ khả năng tiếp tục tiến công, chỉ cần làm công tác tư tưởng, động viên lòng căm thù giặc sâu sắc, giải quyết tư tưởng bi quan mệt mỏi, tăng cường thêm cho e khoảng 2 cvà 1 số pháo bắn thẳng là có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở nhận định trên, đồng thời để đảm bảo sự đoàn kết nhất trí và củng cố lại tinh thần chiến đấu của  đ/v, f chủ trương tiếp tục giao nhiệm vụ cho eBB88 tổ chức tiến công tiêu diệt cứ điểm Chùa Cao lần thứ hai vào đêm 6/6/1951.

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2008, 08:18:54 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2008, 08:17:32 pm »

Trong lần tiến công này, e được tăng cường dBB80 của eBB36 và 2 ĐKZ 57mm. Tối ngày 5 tháng 6, sau khi nhận nhiệm vụ của f, eBB88 đã tổ chức trinh sát thực địa, dẫn các cán bộ cvà d mới đi nghiên cứu nắm địa hình, phái các tổ trinh sát theo dõi nắm địch. Tiếp đó, e triệu tập các cán bộ đã chiến đấu trong cứ điểm đêm hôm trước để nắm tình hình bố trí công sự địch trong cứ điểm. Trên cơ sở các thông tin nắm được, e hạ quyết tâm sử dụng toàn bộ lực lượng đột phá cứ điểm trên 4 mũi, cùng lúc tiêu diệt cả 4 lô cốt ngoại vi rồi phát triển vào tung thâm, hướng chủ yếu vẫn lấy hướng nam, điểm đột phá là lô cốt A. Nhiệm vụ cụ thể các đ/v như sau:

- d29 (quân số còn 4 b) được tăng cường 1 ĐKZ 57mm dưới sự chi viện trực tiếp của hai  sơn pháo 75mm, 4  cối 82mm làm nhiệm vụ hướng điểm đột phá lô cốt A, sau đó phát triển tiêu diệt lô cốt B, nhà số 5, nhà số 6 và cụm pháo cối của địch.

- d322 (quân số còn 4 b) được tăng cường 1 ĐKZ 57mm, và được sự chi viện của 1  sơn pháo 75mm, làm nhiệm vụ mũi diện 1, đột phá phía nam lô cốt E, sau đó phát triển tiêu diệt nhà số 3, nhà số 4 và phối hợp cùng mũi điểm đánh lô cốt B.

- d18 (quân số còn 4 b) được tăng cường 2 ĐKZ 57mm làm nhiệm vụ mũi diện 2, đột phá tây bắc lô cốt D, sau đó phát triển đột phá vào tung thâm tiêu diệt nhà số 1, nhà số 2 phối hợp với mũi điểm và mũi diện bên phải.

- d23 (quân số còn 2 b) được tăng cường 1 ĐKZ 57mm làm nhiệm vụ mũi diện 3, đột phá đông bắc lô cốt C, sau đó phát triển tiêu diệt nhà số 7, nhà số 8. D 80 (7 b) làm nhiệm vụ thê đội 2 của e bố trí ở phía nam bãi tha ma, sẵn sàng chi viện cho mũi điểm và mũi diện 1.

- Phân đội 12,7mm 4 khẩu được phối thuộc 1 aBB bảo vệ chiếm lĩnh phía nam đê sông Đáy, cách cứ điểm 250m về phía tây bắc có nhiệm vụ kiềm chế quân địch đến ứng cứu bằng ca nô, tàu chiến. Sau đó ban ngày rút về bố trí ở phía bắc làng Yên Cống làm nhiệm vụ phòng không đảm bảo cho e trong khi chiến đấu và lui quân.

Rút kinh nghiệm trận trước, e nhấn mạnh công tác chuẩn bị như bộc phá, thang ván, bảo đảm đào công sự, ngụy trang đề phòng KQ, PB địch. Riêng về công tác chính trị, tư tưởng, e không rút kinh nghiệm từ trận chiến đấu trước, mà chỉ đề ra yêu cầu chung chung, thiếu cụ thể. Cấp c, vin vào thời gian ít, phải dành thời gian cho chuẩn bị vật chất chiến đấu nên không làm công tác tư tưởng, quán triệt quyết tâm, chỉ phổ biến qua loa. Tình hình tư tưởng bi quan, thiếu tin tưởng của cán bộ, chiến sĩ diễn ra khá phổ biến. Khi đ/v phổ biến kế hoạch hành quân chiến đấu vẫn còn nhiều cán bộ, chiến sĩ cho rằng trên nói thế thôi chứ chưa chắc tối nay đã đánh. Tình hình tư tưởng trên của cán bộ, chiến sĩ đã dán đến công tác chuẩn bị của 1 số đ/v không được tiến hành 1 cách tích cực, chu đáo; quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của đ/v không cao.

Sau gần 1 ngày chuẩn bị, 19.00 ngày 6/6, các đ/v bắt đầu hành quân vào chiếm lĩnh trận địa theo kế hoạch. Riêng d29 phụ trách mũi điểm, thuốc nổ chưa lấy về kịp phải lùi lại để tiếp tục chuẩn bị, đến 22 giờ 30 phút đ/v mới bắt đầu xuất phát, thời gian rất gấp nên chuẩn bị có nhiều thiếu sót. Khi đến vị trí tập kết, để khỏi phải chờ đợi lâu mất thời gian và đề phòng đội hình bị ùn tắc nên e ra lệnh đ/v nào đến trước vào chiếm lĩnh trận địa trước và phải tuyệt đối giữ bí mật, nhưng đội hình hành quân của e bị kéo dài, mũi nọ cách mũi kia khoảng thời gian 2-3 giờ đồng hồ, đ/v đến trước phải nằm đợi lâu.

Đến 1 giờ ngày 7/6, các đ/v mũi diện 1, trận địa hoả lực của e, thê đội 2 và SCH e đã chiếm lĩnh xong trận địa. Trong khi đó d18 phụ trách mũi diện 2 vào cách cứ điểm 350m, thấy trên đường 10 có ánh lửa, d dự đoán có địch phục kích nên cho bộ đội dừng lại chờ đến khi e nổ súng tiến công thì d sẽ tiến đánh và tiến vào chiếm lĩnh trận địa. Tới 2 giờ ngày 7 tháng 6, d29 mũi điểm mới chiếm lĩnh xong trận địa, riêng d 3 phụ trách mũi diện 3 vẫn lạc đường chưa tới nơi.

02.10, e thấy thời gian vào chiếm lĩnh trận địa đã quá muộn, nếu chờ đ/v vào chiếm lĩnh đầy đủ thì thời gian không đảm bảo giải quyết xong trận địa trước khi trời sáng nên quyết định cho e nổ súng tiến công. Sau khi d 29 ở mũi điểm nổ bộc phá lệnh nổ súng, hoả lực của e, d đồng loạt bắn vào các mục tiêu phân công, xung kích ở các mũi tiến hành mở cửa.

Ở mũi điểm của d29, sau 10 phút tổ xung kích đã mở xong hàng rào dây thép gai, ra tín hiệu cho pháo chuyển làn bắn vào lô cốt B để đ/v bắc thang vượt hào nước và chuẩn bị bộc phá đánh lô cốt A, nhưng bị hoả lực địch trong cứ điểm bắn chặn, tổ bộc phá thương vong gần hết. C trưởng lệnh cho tổ đột kích 1 lên thay nhưng đánh quả đầu tiên không nổ, phải chuẩn bị 1 thời gian mới đánh tiếp quả thứ hai. Khi bộc phá viên lùi xuống thì pháo ta bắn vào lô cốt. B cho là bộc phá của ta đã nổ liền ra lệnh cho cả tổ xung phong. Khi tổ đột kích ta tiến sát lô cốt thì lúc đó bộc phá ta mới nổ làm cả tổ bị thương vong. Tổ đột kích 2 tiếp tục xung phong giữa đường bị chùn lại vì hoả lực địch dày đặc không vượt qua được nên không hoàn thành nhiệm vụ phải lui ra ngoài.

Trong khi đó ở mũi diện 1, d322, do bộc phá nhiều lần không nổ nên chưa phá xong được hàng rào thứ 2, hoả lực địch bắn ra rất mạnh, hoả lực của c không đủ sức kiềm chế. D phó thay đổi ý định, cho bộ đội rút ra ngoài củng cố để quay lại đột phá ở hướng tây nam lô cốt, nhưng không có dự kiến trước nên không đủ bộc phá, lúng túng mãi không đột phá được, địch phát hiện tập trung hoả lực bắn thẳng cùng pháo cối chi viện phong toả dày đặc trước cửa mở. D phó chỉ huy bị thương nặng, lực lượng bị tiêu hao nhiều không đủ sức để tiếp tục đột phá phải rút lui ra ngoài để củng cố và xin tăng viện. 

Mũi diện 2 do d18 phụ trách, khi đến sát hàng rào địch thì bị pháo bắn chặn lại, c trưởng bị thương, c phó lên thay chỉ huy tiến hành đột phá nhưng lại mở cửa chệch vào hướng khu vực công sự dày đặc của địch, sừ dụng hết lượng bộc phá mà hàng rào thép gai vẫn chưa mở hết, đội hình bị ùn lại, chỉ huy lúng túng bị hoả lực địch khống chế mạnh c phó bị thương. D phó chỉ huy thay c phó, cho thang ván bắc qua rào dây thép gai để xung kích vượt lên đánh lô cốt, nhưng hoả lực đi cùng không đủ sức kiềm chế các lỗ châu mai nên khi bộc phá viên tới gần lô cốt đều bị hoả lực địch gây sát thương. Địch thả lựu đạn xuống sát chân tường để đề phòng ta tiếp cận. Lựu đạn địch nổ, b trưởng lại cho là bộc phá ta đã nổ và báo cáo lên c, c lệnh cho tổ đột kích xung phong, nhưng xung phong tới nơi sát lô cốt mới thấy đột phá  chưa mở, đội hình xung phong dồn lên và ùn lại hoả lực địch bắn mạnh gây thương vong. D lệnh cho ĐKZ vào chi viện, tổ đột kích 2 dùng thang ván trèo lên lô cốt đánh xuống nhưng không được. Do chiến đấu đơn độc, không có sự hiệp đồng chi viện của các mũi khác nên bị hoả lực địch ở ca nô và tàu chiến áp đảo, d phó hy sinh, đ/v phải rút lui ra ngoài để củng cố.

Hướng d23 mũi diện 3, do bị lạc đường, mãi tới gần 3 giờ mới bắt đầu triển khai chiếm lĩnh trận địa, khi tiếp cận hàng rào bị địch phát hiện tập trung hoả lực chế áp. Khẩu đội ĐKZ bị sát thương, hoả lực của d không đủ sức chế áp hoả lực địch, bộ đội bị thương vong nhiều không đủ sức đột phá phải rút ra ngoài củng cố. 

Đến 03.10 ngày 7/6, các mũi tiến công của ta hầu như đều phải rút ra ngoài củng cố, pháo chi viện của địch vẫn không ngừng bắn vào các khu vực cửa mở để bảo vệ cho cứ điểm. Trước tình hình trên, BCH e nhận định: sau 1 giờ chiến đấu, cả 4 mũi của e đều không hoàn thành nhiệm vụ đột phá cửa mở, trừ mũi điểm mở được đột phá  nhưng không còn đủ sức phát triển tiến công, nguyên nhân là do không có sự hiệp đồng chặt chẽ với các hướng các mũi khác nên địch có điều kiện tập trung hoả lực bẻ gãy từng mũi tiến công của ta; thời gian còn khoảng 2 giờ nữa mới sáng rõ, đ/v vẫn còn đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ; cần phải có sự hành động thống nhất và chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ, lợi dụng mũi điểm đã đột phá được lô cốt ngoại vi, đưa thê đội 2 vào tăng cường cho mũi điểm để tiếp tục tiến công. Sau khi xác định quyết tâm giải quyết cứ điểm trước khi trời sáng, e lệnh cho d80 đưa 1 ctăng cường cho mũi điểm, các mũi khác củng cố lại lực lượng, tiếp tục tiến công khi có hiệu lệnh của e.

04.10, c tăng viện mới tới được vị trí chỉ huy của d29 (mũi điểm). D trưởng 29 thấy pháo địch phong toả dữ dội, hoả lực ta không đủ sức kiềm chế hoả lực địch, hơn nữa trời lại gần sáng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi chiến đấu ban ngày, do đó d đề nghị với e trưởng cho rút lui.

04.30, sau khi nghe báo cáo tình hình, các mũi đều gặp khó khăn, trận đánh kéo dài sẽ bị hoả lực địch gây sát  thương lớn, e quyết định cho lui quân, từng d theo đường cũ rút về vị trí trú quân đã quy định.

04.50 các đ/v thực hiên lui quân, nhưng tổ chức không chặt, đội hình lộn xộn, cán bộ không nắm được đ/v, bị PB địch bắn truy kích, mạnh ai hấy chạy, bỏ lại cả vũ khí và thương binh, tử sĩ. Bộ đội lui quân bị thương vong thêm 1 số, nhiều đ/v sau 2 ngày mới tập trung đủ về vị trí trú quân.

Kết quả chiến đấu lần 2: Số thương vong của địch ta không nắm được cụ thể. Về ta, bị thương và hy sinh 300 đ/c.

Kết quả cả hai lần tiến công Chùa Cao: Địch bị diệt và bi bắt 44 tên, bị thương 40 tên. Ta bị thương 415 đ/c, hy sinh và mất tích 189 đ/c. 
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM