Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:18:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 181793 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 03:48:10 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG ĐÌNH HỒ


   Đặng Đình Hồ sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó bộ binh, đại đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Nhà nghèo, cha mẹ chết sớm, có đứa em lại bị chết đói, Đặng Đình Hồ phải đi chăn trâu, kiếm củi kiếm ăn. Từ ngày vào bộ đội, đồng chí rất hăng hái, dũng cảm, trưởng thành từ chiến sĩ xung kích lên cán bộ trung đội. Đặng Đình Hồ có tác phong chiến đấu linh hoạt, táo bạo, đã nổ súng là kiên quyết xung phong tiêu diệt địch, dù bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu, có tác dụng cổ vũ đơn vị hăng hái thi đua giết giặc lập công.

   Trận Đồi Mồi trong chiến dịch Hòa Bình (tháng 1 năm 1952), khi nổ súng, Đặng Đình Hồ đã nhanh chóng dẫn đầu tổ ba người xông lên cửa mở, chiếm lô cốt đầu cầu tạo điều kiện cho đơn vị đánh thẳng vào trung tâm, diệt một đại đội địch, làm chủ trận địa. Trong khi chiến đấu, Đặng Đình Hồ bị thương cả hai mắt, nhưng tự bò ra ngoài để anh em dìu về trạm quân y, nhường cáng thương cho đồng chí khác.

   Trong trận Lạc Quần (ngày 5 tháng 4 năm 1952), khi qua bộc phá cuối cùng vừa nổ, đồng chí dẫn đầu tổ ba người vượt lên chiếm vị trí đầu cầu. Thấy hỏa lực địch bắn rất mạnh uy hiếp cửa mở, đồng chí đề nghị đại đội điều trung liên lên cùng với tổ đồng chí đánh chiếm rộng ra, giữ vững chỗ dừng chân cho toàn đơn vị phát triển vào bên trong. Sau đó, đồng chí dẫn đầu tổ đánh vào chiếm được hai căn nhà thì bị thương, không chạy được nữa. Đồng đội đến băng bó, đồng chí động viên anh em xông lên tiếp tục tiêu diệt địch, khi diệt xong vị trí địch, mới chịu đi quân y.

   Trong trận Tuy Lộc Thượng, Ninh Bình (tháng 11 năm 1952), do chuẩn bị chu đáo nên tổ Đặng Đình Hồ làm nhiệm vụ mở cửa rất nhanh. Cửa mở xong, tiểu đội bạn đang phát triển vào bên trong thì vấp phải hỏa lực địch ở tường hộp cản lại. Đây là một kiểu chướng ngại mới, bộ đội ta chưa có kinh nghiệm nên không giải quyết được lại bị thương vong. Tiểu đội Đặng Đình Hồ lên thay, đánh đầu này, chúng cụm lại đầu kia, rất khó; đồng chí liền nghĩ ra sáng kiến dùng bộc phá và lựu đạn đánh sập đoạn tường giữa, chia đôi địch ra, từ đó đánh phát triển ra hai đầu tiêu diệt địch, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiến vào giải quyết nhanh trận đánh. Sáng kiến đánh tường hộp của Đặng Đình Hồ được phổ biến trong toàn đại đoàn, các đơn vị áp dụng tốt.

   Trận đánh bốt Vạn Lại (tháng 12 năm 1952) rất đặc biệt: ở bốt này địch bố trí hàng rào thép gai dài hàng trăm mét, dùng pháo binh các nơi bắn về mãnh liệt sát thương ta từ bên ngoài. Vừa mở xong cửa mở, Đặng Đình Hồ đã hết sức mau lẹ dũng cảm đánh chiếm vị trí đầu cầu, dùng lựu đạn, thủ pháo uy hiếp địch, cùng đơn vị đánh mạnh giải quyết nhanh diệt và bức hàng một đại đội Âu Phi trong 20 phút.

   Tháng 4 năm 1954, Đặng Đình Hồ phụ trách trung đội phó trung đội dũng sĩ của trung đoàn ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đơn vị nhận lệnh phối hợp với đại đội bạn đánh sở chỉ huy địch ở đồi C. Bước vào trận đánh, bạn chưa mở được cửa đã bị thương vong nhiều, Đặng Đình Hồ đề nghị xin lên đánh nhưng bộc phá hết, phải chờ, giữa lúc đó đồng chí không may bị thương. Nhưng đồng chí vẫn kiên quyết ở lại chỉ huy đơn vị, chờ bộc phá đưa lên mở được cửa mới chịu để anh em đưa ra ngoài.

   Ngoài tinh thần chiến đấu hăng say, lập công xuất sắc, Đặng Đình .Hồ còn rất chịu khó học tập, rèn luyện. Bị thương, hong mắt phải và tay phải yếu, đồng chí đã kiên trì tập bắn tay trái và đã bắn giỏi.

   Đặng Đình Hồ đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 7 lần được tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn khen và là Chiến sĩ thi đua của trung đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Đặng Đình Hồ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG TRẦN ĐÌNH HÙNG


   Trần Đình Hùng, sinh năm 1931, dân tộc Kinh quê ở xã Canh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 7 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng pháo binh ĐKZ, trung đoàn 36, đại đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 7 năm 1950 đến tháng 5 năm 1954, Trần Đình Hùng đã tham gia tất cả các chiến dịch lớn trong đội hình chiến đấu của đại đoàn ở Bắc Bộ. Đồng chí luôn cùng đồng đội phát huy truyền thống "chân đồng vai sắt, đánh giỏi bắn trúng" của binh chủng pháo binh. Bản thân đồng chí đã có nhiều hành động rất dũng cảm, có tác dụng động viên khích lệ đơn vị hăng hái xông lên giết giặc lập công.

   Trong một trận chiến đấu, Trần Đình Hùng nhận nhiệm vụ pháo thủ số một. Ngay phút đầu đồng chí đã ngắm bắn chính xác, diệt 2 hỏa điểm địch, mở thông cửa mở. Nhưng xung kích chưa lên kịp, địch dùng lựu đạn ném ra và phản kích chiếm lại, đồng thời dùng pháo bắn vào trận địa khẩu đội. Đồng chí bị pháo đổ đè lên người nhưng đã bình tĩnh thoát ra, nâng pháo lên tiếp tục ngắm bắn, diệt thêm một số địch. Lúc này đồng chí đã bị thương, nhưng vẫn động viên đồng đội, đồng thời tiếp tục ngắm bắn, diệt hỏa điểm đầu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho xung kích xông lên diệt gọn bọn địch trong vị trí.

   Chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954, khẩu đội Trần Đình Hùng làm nhiệm vụ phòng ngự đồi 106. Địch tập trung 1 tiểu đoàn, có máy bay và pháo binh yểm trợ, tấn công lên trận địa phòng ngự của đơn vị (chỉ có 1 khẩu ĐKZ và 1 tiểu đội bộ binh gồm 20 người). Thấy lực lượng ta ít, một số anh em lo ngại, Trần Đình Hùng vừa động viên anh em củng cố công sự, vừa đi tìm trong các hầm hào lô cốt của địch nhặt được 40 quả lựu đạn đem về phân phát thêm cho khâu đội. Đồng chí vui vẻ nói: “Hỏa lực tăng cường đây, khi nào bắn hết đạn, ta dùng lựu đạn này kiên quyết đánh đến cùng!”. Quyết tâm chiến đấu và hành động tích cực của Trần Đình Hùng đã bước đầu củng cố được tư tưởng đơn vị.

   Bộ binh địch bắt đầu tiến lên, kính ngắm ĐKZ bị hỏng, đồng chí ngắm qua nòng pháo, hô cho xạ thủ bắn, ngay phát thứ nhất đã trúng giữa đội hình địch. Một số tên bị tiêu diệt, bọn còn lại chững lại rồi tản ra. Sau một hồi nghe ngóng chúng lại hò nhau xông lên. Lần này đồng chí chờ cho chúng vào thật gần mới bắn, để vừa sát thương được nhiều, vừa uy hiếp tinh thần địch. Cứ thế liên tiếp nhiều lần, bọn địch xông lên, lần nào cũng đều bị pháo ĐKZ của khẩu đội Trần Đình Hùng bắn trúng đội hình, buộc phải rút lui ra xa. Biết không làm gì nổi, chúng gọi pháo bắn rất ác liệt vào trận địa khẩu đội. Anh em bị thương vong hết, đồng chí đặt nòng pháo lên miệng chiến hào tiếp tục bắn. Kết quả trận địa vẫn được giữ vững, khẩu đội ĐKZ do đồng chí chỉ huy đã bắn diệt tại chỗ 40 tên địch, phá hủy một súng cối 81 mi-li-mét.

   Cũng trong chiến dịch Điện Biên phủ, khi đánh vị trí 311B, chân súng ĐKZ bị hỏng, không ngần ngại, Trần Đình Hùng đã lấy vải bạt lót nòng súng vác lên vai, bò lên bờ hào để đồng đội nạp đạn bắn, diệt nhiều hỏa điểm và binh lính địch, chi viện cho xung kích phát triển thuận lợi. Lúc gần diệt xong đồn, đồng chí đang chuẩn bị ngắm bắn một hoả điểm thì bị thương vào đầu và cánh tay, nhưng Trần Đình Hùng vẫn cố gắng chịu dựng, bắn diệt được hỏa điểm địch rồi mới chịu băng bó, hành động dũng cảm của đồng chí đã được đơn vị phát động học tập.

   Ngoài tinh thần anh dũng chiến đấu, Trần Đình Hùng còn là một cán bộ gương mẫu về mọi mặt, có tác phong sâu sát, hết lòng thương yêu dìu dắt anh em đồng đội. Trong công tác cũng như trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng đội lập công.

   Trần Đình Hùng đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được trung đoàn, đại đoàn khen và là Chiến sĩ thi đua cua đại đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Trần Đình Hùng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN LỰC


   Nguyễn Xuân Lực sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 1 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đoàn phó bộ binh thuộc đại đoàn 325, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ ngày nhập ngũ đến 1954, đồng chí Nguyễn Xuân Lực tham gia chiến đấu ở Bình - Trị - Thiên và chiến trường miền Tây. Đồng chí đã trải qua nhiều thử thách được rèn luyện và trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn. Đồng chí liên tục chiến đấu 36 trận, chỉ huy bình tĩnh, gan dạ, xử trí linh hoạt, lúc nào cũng nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch, bảo vệ dân. Trong trận chống càn ở Thanh Hương đầu năm 1951, với cương vị chiến sĩ, đồng chí bị 2 viên đạn xuyên qua mông nhưng vẫn dũng cảm xông lên bắt sống một tên địch.

   Trận chống càn ở chiến khu Dương Hòa (Thừa Thiên), đơn vị đồng chí chặn đánh 2 tiểu đoàn Âu Phi đi càn. Được lệnh xung phong, Nguyễn Xuân Lực dẫn đầu tiểu đội từ ngang sườn đánh thẳng vào giữa đội hình địch, tạo điều kiện cho toàn đơn vị, đánh bật chúng xuống bờ sông, tiêu diệt nhiều địch, phá vỡ cuộc càn.

   Trận Thanh Hương, Thừa Thiên (tháng 9 năm 1952) Nguyễn Xuân Lực chỉ huy trung đội suốt một ngày một đêm đánh lui 6 đợt phản kích của địch, diệt 1 xe và 50 tên. Ngoài ra đồng chí còn chủ động phối hợp với đơn vị bạn chiến đấu quyết liệt, bẻ gãy một cánh quân khác cua địch, diệt nhiều tên, bảo vệ được cơ quan, giải thoát cho 500 đồng bào bị địch bắt tập trung.

   Trận Sơn Tùng (tháng 3 năm 1953), lần đầu tiên trung đoàn dùng bộc phá đánh vào một vị trí kiên cố của địch với nhiều hàng rào dây thép gai các kiểu, nhiều công sự, hầm ngầm. Đồng chí tự tay đánh liên tiếp 7 quả bộc phá, phá bung ba hàng rào phức tạp nhất rồi hướng dẫn anh em phá nốt hàng rào cuối cùng. Cửa mở thông, đồng chí đứng lên quan sát, địch ném lựu đạn bị thương nhưng vẫn dũng cảm dẫn xung kích lên đánh chiếm lô cốt đầu cầu.

   Trận đánh giao thông trên đường 13 đầu năm 1954, đơn vị Nguyễn Xuân Lực làm nhiệm vụ khóa đuôi quân địch, đồng chí chỉ huy trung đội khóa chặt và xung phong lên diệt hết bọn địch trên 2 xe, chiếm 1 khẩu pháo 37 mi-li-mét, thu nhiều súng, bắt sống 3 tên.

   Trong trận chống càn ngày 29 tháng 5 năm 1954, Nguyễn Xuân Lực bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy 1 tiểu  đội (chỉ có 7 người) chống lại 1 tiểu đoàn địch có máy bay, pháo binh yểm trợ. Đồng chí đã chỉ huy linh hoạt, lúc tập trung đánh chính diện, lúc phân tán đánh cả hai mặt: lúc khôn khéo luồn ra sau lưng hoặc đánh ngang sườn. Cuộc chiến đấu giằng co từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, tiểu đội đồng chí đã diệt 20 tên địch, phá vỡ cuộc càn của chúng.

   Nguyễn Xuân Lực đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng 3, 31 lần được trung đoàn, đại đoàn khen và là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nguyễn Xuân Lực được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 03:56:32 pm »

ANH HÙNG BÙI QUANG MẠI


   Bùi Quang Mại sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Dân Chủ, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, nhập ngũ tháng 2 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng bộ binh, tiểu đoàn 79, trung đoàn 102, đại đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Gia đình đồng chí Bùi Quang Mại rất nghèo, quanh năm phải đi làm mướn, bản thân đồng chí phải đi ở cho địa chủ ngay từ nhỏ.

   Từ ngày nhập ngũ đến năm 1954, Bùi Quang Mại đã tham gia chiến đấu trong tất cả các chiến dịch lớn ở Bắc Bộ, đánh 60 trận, chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm địch, thu nhiều vũ khí, phá huy chiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí đã diệt 41 tên, phá hủy 4 xe quân sự, 2 khẩu đại liên, bắn rơi 1 máy bay khu trục.

   Tháng 8 năm 1946, Bùi Quang Mại làm nhiệm vụ trinh sát đồn Bảo Sơn, Vĩnh Yên (cũ), đồng chí đã kiên trì táo bạo nằm trong hàng rào địch nhiều đêm để theo dõi quy luật hoạt động của chúng. Khi đơn vị đánh, đồng chí chỉ huy tiểu đội giả làm lính ngụy đi thẳng vào đồn, đánh từ trong đánh ra, kết hợp với ngoài đánh vào, diệt gọn 1 đại đội địch đóng ở đây.

   Đầu tháng 1 năm 1947, đơn vị làm nhiệm vụ phòng ngự trên đê sông Đuống. Bùi Quang Mại đã dùng trọng liên bắn rơi 1 máy bay khu trục, được tuyên dương thành tích là một trong những người đầu tiên bắn rơi máy bay giặc Pháp chiến trường Bắc Bộ.

   Tháng 1 năm 1947, đơn vị phục kích đoàn xe địch trên đường Phủ Thông - Bắc Cạn, Bùi Quang Mại đã dùng súng ba-dô-ca bắn cháy 4 xe, góp phần cùng đại đội diệt gọn đoàn xe 10 chiếc chở đầy hàng quân sự.

   Trong trận Lũng Phầy (đường số 4), 2 đơn vị đang xung phong bất ngờ bị vướng 3 lớp rào (địch mới tăng thêm, ta không nắm được), đồng chí xông lên dùng mã tấu chặt đứt cả ba lớp rào, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị nhanh chóng xung phong diệt gọn vị trí địch.

   Tháng 11 năm 1949, Bùi Quang Mại tham gia tiến công địch ở Phố Lu, Lào Cai, ngay phút đầu, đồng chí đã dẫn đầu đơn vị xung phong, dùng tiểu liên kiềm chế hỏa lực địch trong lô cốt cho toàn đơn vị tiến vào. Lúc đang dẫn đầu tiểu đội phát triển vào bên trong thì 1 quả pháo nổ gần làm đồng chí ngất đi. Khi tỉnh dậy đồng chí lại tiếp tục dẫn tiểu đội xông lên đánh chiếm dãy nhà lính, góp phần cùng đơn vị làm chủ hoàn toàn trận địa.

   Trong trận đánh vị trí Non Nước tháng 5 năm 1951, đồng chí Bùi Quang Mại được giao nhiệm vụ sử dụng trung liên bản kiềm chế hỏa lực địch, bảo vệ cho đơn vị pháo binh và yểm hộ cho xung kích. Ngay những phút đầu, đồng chí đã nổ súng kiềm chế hỏa lực địch và diệt 15 tên địch, sau đó đã cùng tổ trung liên chiến đấu quyết liệt đánh lui ba đợt phản kích cua chúng. Giữa lúc trận đánh đang gay go, Bùi Quang Mại được điều lên Non Nước bảo vệ thương binh. Lực lượng địch đông hơn gấp bội, chúng dùng pháo binh bắn dữ dội vào trận địa, rồi liên tiếp xông lên. Đồng chí tuy bị thương nhưng đã kiên cường động viên đồng đội chiến đấu diệt 20 tên, đánh lui hai đợt phản kích của chúng, đưa thương binh thoát ra ngoài an toàn. Về đến Gối Hạc, bộ phận đồng chí lại bị địch phục kích bất ngờ, Bùi Quang Mại đã cùng anh em thương binh trụ lại trong một hang đá, ngoan cường chiến đấu từ trưa đến tối, đánh lui 9 đợt phản kích của địch, diệt 17 tên, bảo vệ và đưa được thương binh về căn cứ an toàn.

   Bùi Quang Mại đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 6 lần được trung đoàn, đại đoàn khen và là Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1952.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Bùi Quang Mại được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



ANH HÙNG VŨ MẠNH


   Vũ Mạnh (tức Đỗ Văn Đoàn), sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng là đại đội trưởng bộ binh, đại dội 2, tiểu đoàn 9, trung đoàn 675. Quân khu Tả Ngạn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ đời ông, cha, gia đình đồng chí Vũ Mạnh rất cực khổ, quanh năm đi làm thuê làm mướn. Bản thân đồng chí cũng phải đi ở từ năm lên 7 đến năm 20 tuổi. Tháng Tám năm 1945, đồng chí tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền và đi bộ đội luôn từ đó. Địa bàn hoạt động và chiến đấu cua đồng chí là đồng bằng Bắc Bộ. Là một cán bộ trưởng thành từ cơ sở, Vũ Mạnh đã trực tiếp chiến đấu 65 trận, luôn luôn nêu cao tinh thần hăng say giết giặc, tác phong chiến đấu dũng cảm táo bạo, chi huy linh hoạt, mưu trí, bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu, nêu gương sáng cho toàn đơn vị. Từ ngày nhập ngũ tới năm 1954, đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt được hơn 500 tên địch, bắt hàng chục tên, phá huy hơn 400 xe, 20 khẩu pháo, thu nhiều súng và nhiều phương tiện chiến tranh khác; riêng Vũ Mạnh đã diệt 71 tên địch, bắt 3 tên, gọi hàng 22 tên, thu 9 súng các loại.

   Trận Lão Phụ, An Lão (ngày 1 tháng 5 năm 1949), trước khi đánh, Vũ Mạnh đã nằm hầm bí mật trong thôn, kiên trì bám sát, nắm chắc tình hình địch và tổ chức công tác vận động binh lính địch. Khi đánh, Vũ Mạnh chỉ huy tiểu đội giả làm lính ngụy đi thẳng vào đồn phối hợp với số anh em ngụy binh đã được giác ngộ tiến công địch giữa ban ngày, diệt gọn trung đội địch, thu 19 súng, đơn vị an toàn.

   Trận Hòn Dấu (Đồ Sơn) là một trận tổ chức công phu. Đây là một hòn đảo chơ vơ, bốn bề là biển, địch canh phòng rất cẩn mật. Ta rất khó tiến quân và cũng khó đường rút vì rất dễ gặp địch. Đã ba lần đơn vị tập kích không được. Lần thứ tư, Vũ Mạnh chỉ huy anh em giả làm người đánh cá bơi ra Hòn Dấu và bí mật đột nhập sở chỉ huy, dùng dao găm diệt địch. Ngay phút đầu đồng chí xông vào phòng tên quan tư Pháp, vật lộn với tên này rồi dùng dao đâm chết. Sau đó, Vũ Mạnh cùng một tổ sang phòng bên cạnh diệt được 1 tên quan ba và 2 tên sĩ quan khác, thu toàn bộ máy vô tuyến điện, giải thoát được 200 công nhân và đồng bào bị địch giam giữ. Trước khi rút, đồng chí còn chỉ huy anh em lấy được 3 chiếc ca nô và tự mình ở lại phá huy chiếc đèn biển rồi về cuối cùng.

   Trận phục kích địch ở Quán Cháy trên đường 10 (ngày 25 tháng 3 năm 1953) Vũ Mạnh chỉ huy 2 tiểu đội đào hầm giấu mình ngay cạnh đường, khi địch đến đồng chí nhanh chóng xông lên diệt 18 tên, thu 6 súng tiểu liên, 1 trung liên.

   Trận tập kích thị xã Kiến An (đêm 20 tháng 4 năm 1953) là một trận nổi tiếng. Trước khi đánh, Vũ Mạnh đã táo bạo giả làm sĩ quan ngụy vào điều tra tình hình. Khi đánh, đồng chí chỉ huy 15 chiến sĩ chuyên đánh bộc phá, có lúc bị sức ép ngất đi, tỉnh dậy đồng chí lại chỉ hướng cho trưng liên bắn kiềm chế, và tự mình tiếp tục cùng anh em đánh bộc phá, vừa đánh vừa gọi hàng. Kết quả: bộ phận đồng chí diệt 175 tên, thu 62 súng, gọi hàng 23 tên (có 20 tên Pháp). Toàn tiểu đoàn diệt 325 tên (đa số là sĩ quan), bắt tên tỉnh trưởng và tỉnh phó, phá hủy 403 xe quân sự, 20 khẩu pháo 105 mi-li-mét. Ngày hôm sau, địch phản kích; Vũ Mạnh bình tĩnh chỉ huy trung đội đánh lui 7 đợt phản kích của chúng, diệt 120 tên, thu nhiều vũ khí.

   Trận tập kích địch ở Cao Bạt, Thái Bình (đêm 1 tháng 5 năm 1954), vừa bước vào trận đánh đã gặp trở ngại; trung đội Vũ Mạnh đứt liên lạc với đại đội, xung kích bị lạc chưa lên, trung liên bị tắc, địch tập trung bắn mạnh vào đơn vị; giữa lúc khó khăn đó, Vũ Mạnh chủ động xông lên liên tiếp ném 8 quả lựu đạn diệt ba hoả điểm trung liên của địch rồi nhanh chóng nhảy lên chiếm lô cốt đầu cầu, cướp 1 khẩu trung liên địch và bắn mãnh liệt vào trong căn cứ, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên diệt địch và làm chủ trận địa. Kết quả trận này trung đội đồng chí diệt 157 tên địch, thu 22 súng, góp phần tích cực cùng tiểu đoàn diệt một tiểu đoàn địch, gồm 2 đại đội quân Pháp và 1 đại đội ngụy.

   Vũ Mạnh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 lần được trung đoàn và tỉnh đội khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua Quân khu Tả Ngạn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Vũ Mạnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG VÕ VĂN MỪNG


   Võ Văn Mừng (tức Võ Văn Hoá) sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thuận Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 6 năm 1951. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng đặc công, phân liên khu Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Trong thời gian là du kích cũng như khi vào bộ đội, đồng chí Võ Văn Mừng luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn hăng say giết giặc, đã đánh 107 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, táo bạo, phát huy nhiều sáng kiến tiêu diệt địch, bảo vệ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Năm 1947 - 1948, địch đóng nhiều đồn bốt trong xã chúng thường lùng sục vào các xóm bắt bớ, cướp bóc của nhân dân. Đồng chí Võ Văn Mừng đã có sáng kiến dùng lựu đạn gài (*) để ném bằng cách lấy cỏ khô cuộn xung quanh chốt càng của lựa đạn, khi ném cuộn co dãn dần ra, quả đạn vừa tới đích thì nổ. Đồng chí còn nghĩ cách giăng dây, đào hầm gài lựu đạn chùm, những kinh nghiệm đó được phổ biến cho toàn xã áp dụng, có kết quả diệt địch rất tốt.

   Đồn Cái Bẫy là một đồn xung yếu, địch xây dựng ở giữa lòng sông rộng, nước chảy xiết, xung quanh là một thôn có nhiều bọn phản động, chúng bố trí ở đây 2 khẩu pháo. Đồng chí đã kiên trì điều tra và cùng anh em tập dượt cách đánh. Tháng 10 năm 1952, được cấp trên chuẩn y kế hoạch tiêu diệt đồn này. Võ  Văn Mừng đã phải hò vào, bò ra đến 6 lần để cùng anh em chuyển bộc phá. Đặt xong các khối bộc phá anh em ra ngoài chập điện, làm nổ tung 500 viên đạn pháo, phá hủy 2 khẩu pháo, đánh sập đồn, tiêu diệt hoàn toàn một trung đội địch.

   Tháng 11 năm 1952, đơn vị Võ Văn Mừng nhận lệnh đánh tàu trên kênh xã Phong Mỹ. Địch cho một tiểu đoàn bộ binh và ba chiếc tàu càn vào xã. Đồng chí được giao khẩu ba-dô-ca có nhiệm vụ đánh chiếc tàu chỉ huy nhưng khẩu súng chỉ có một viên đạn. Để bảo đảm đã bắn là phải chắc trúng cần phải bố trí rất gần nhưng địa hình lại rất khó khăn, kẻ địch canh phòng rất nghiêm ngặt. Qua nghiên cứu điều  tra, Võ Văn Mừng đã nắm được quy luật tuần phòng của chúng, liền dùng bè chuối đưa súng luồn vào gần và đã nổ súng bắn trúng đầu máy chiếc tàu chỉ huy này, diệt 2 tiểu đội và cơ quan đầu não địch. Đồng chí bị thương ở tay, tuy rất nhức buốt nhưng vẫn cố phá chiếc bè chuối để giữ bí mật cách đánh và đưa súng về an toàn.

   Tháng 6 năm 1953, trên đường tiến quân gặp 1 tiểu đội địch đóng giữ bốt Tân Thuận Đông, Võ Văn Mừng cùng 5 du kích giả làm lính đi vào đồn giữa ban ngày, nhanh chóng diệt tên lính gác, rồi xông vào chặn kho súng, bắn chết 1 tên gọi hàng toàn bộ, thu 9 súng và một số lựu đạn.

   Trận đánh bốt Xẻo Quýt, Cao Lãnh (tháng 2 năm 1953), nhân lúc tên gác sơ hở đồng chí đã táo bạo đưa bộc phá vào đặt tận nhà ngủ, vừa đặt xong thì bị lộ. Một tên địch trông thấy đồng chí. Võ Văn Mừng liền xông đến quật ngã, rồi rút súng ngắn bắn chết tên này. Một tên khác đuổi theo, đồng chí quay lại bắn chính xác kết liễu đời nó. Ra ngoài Võ Văn Mừng gặp 2 tên gác, đồng chí bắn chết 1 tên còn 1 tên sợ quá bỏ chạy. Đồng chí hô anh em chập điện, bộc phá nổ, bốt sập, diệt gọn 1 trung đội địch.

   Trận đánh bốt Ông Kho (tháng 8 năm 1953), Võ Văn Mừng tiến vào đánh bộc phá thì dẫm phải chông, nhưng đồng chí vẫn quyết tâm tiến lên làm nhiệm vụ. Không may, bộc phá lại không nổ. Không do dự, Võ Văn Mừng vòng ra sau, leo lên nóc nhà dỡ mái, ném thủ pháo vào diệt một số, tạo điều kiện cho đơn vị tiến vào truy kích diệt nốt bọn còn lại và tiêu diệt hoàn toàn bốt này.

   Trận đánh bốt Phong Mỹ (tháng 9 năm 1953), sau khi bí mật vượt qua 3 lớp rào, Võ Văn Mừng chạy thẳng vào trong bốt, gặp tên đốc gác, đồng chí đánh gục hắn, rồi xông vào đặt bộc phá giữa cửa giật nổ. Bị thương nhiều chỗ ngất đi, tỉnh lại đồng chí vẫn dùng đèn bấm chỉ mục tiêu cho đồng đội và hướng dẫn xung kích xông vào.

   Võ Văn Mừng đã nhiều lần được huyện, tỉnh khen và 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua của huyện, tỉnh, khu.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Võ Văn Mừng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



------------------------------------------------------
(*) Lựu đạn gài là loại lựu đạn tự động nổ của địch gài vào hàng rào dây thép gai, hễ vướng vào là nổ. Hồi đầu kháng chiến đánh Pháp ta rất thiếu vũ khí, phải lấy vũ khí giặc giết giặc. Đồng chí Võ Văn Mừng đã có sáng kiến cải tiến lựu đạn.gài của địch thành lựu đạn ném để tiến công.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 04:01:28 pm »

ANH HÙNG ĐINH VĂN MẪU


   Đinh Văn Mẫu sinh năm 1924, dân tộc Mường, quê ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 1 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc đại đội 9 tiểu đoàn 11, trung đoàn 209, đại đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ ngày ở bộ đội địa phương huyện, đồng chí Đinh Văn Mẫu đã tỏ ra bền bỉ, tích cực trong mọi công tác. Tuy hoạt động lẻ tẻ, nhưng qua hai trận đồng chí đã diệt 3 tên địch, mang được 7 tử sĩ và 3 thương binh ra ngoài. Bổ sung vào bộ đội chủ lực, Đinh Văn Mẫu được phân công làm cấp dưỡng, 7 năm liên tục ở công tác này, trải qua 8 chiến dịch, đồng chí đã phát huy nhiều sáng kiến, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn ác liệt, hết lòng phục vụ, đảm bao đơn vị luôn luôn ăn uống tốt.

   Trong các cuộc hành quân chiến dịch: Biên Giới, Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ..., tuy đường xa, phải qua nhiều đèo dốc sông suối. Đinh Văn Mẫu vẫn thường xuyên gánh nặng 50 - 60 ki-lô-gam theo đơn vị, đến nơi lại vui vẻ, nhanh nhẹn thổi cơm nấu nước phục vụ bộ đội ngay. Có những lần giữa đường hành quân có người yếu mệt, đơn vị thiếu người mang vác, đồng chí đã gánh tới 80 ki-lô-gam. Có lần bản thân cũng bị ốm, giữa lúc đơn vị đang truy kích địch, Đinh Văn Mẫu vẫn cố gắng gánh chạy theo kịp đơn vị, bảo đảm có cơm cho anh em ăn đuổi giặc.

   Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 8 năm 1951), có lần Đinh Văn Mẫu cùng đồng đội mang cơm ra trận địa nhưng không gặp bộ đội (vì đơn vị đang truy kích địch), đồng chí vẫn bình tĩnh quyết tâm động viên anh em hướng theo tiếng súng tìm cho bằng được đơn vị bảo đảm cho bộ đội ăn no, tiếp tục chiến đấu.

   Một lần trong chiến dịch Tây Bắc (năm 1952), tiểu đội đồng chí đem cơm cho bộ đội phải qua con suối nước lũ chảy xiết. Đinh Văn Mẫu đã dũng cảm vượt qua trước, dùng đây rừng căng qua suối, buộc vào hai gốc cây to hai bên bờ để anh em vịn vào đội cơm qua. Đồng chí còn giúp đỡ đội cả ba gánh của các đồng chí yếu vượt suối lũ an toàn, nên đã bảo đảm cơm cho bộ đội ăn trước giờ nổ súng.

   Chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị phòng ngự trên đồi C1, D1, D2. Mỗi ngày đồng chí phải đi về 2, 3 chuyến trên chặng đường gần 3 ki-lô-mét, luôn luôn bị máy bay, pháo binh địch oanh tạc. Đồng chí vẫn bảo đảm đủ cơm nước cho đơn vị mình và còn giúp thêm đơn vị bạn. Đường mang cơm từ D1 sang D2 phải vượt một đoạn hào nông giữa ban ngày, máy bay và pháo địch tập trung bắn dữ dội, nhiều anh em nuôi quân rất ngại khi mang cơm ra trận địa qua đoạn đường này. Đồng chí đã đề nghị cán bộ cho bọc cơm vào vải mưa. rồi bọc vải dù ngụy trang ra ngoài, khéo léo bò qua, kéo gói cơm theo. Anh em làm theo đồng chí và đã vượt an toàn qua lửa đạn dày đặc của địch, đưa cơm đến tận tay từng chiến sĩ. Hành động dũng cảm sáng tạo của Đinh Văn Mẫu đã giải quyết dược tư tưởng cho anh em nuôi quân và động viên bộ đội ngoài trận địa, góp phần vào chiến thắng chung của đơn vị.

   Trong các chiến dịch, điều kiện phục vụ chiến đấu gặp nhiều khó khăn, nhưng Đinh Văn Mẫu đã có nhiều cố gắng cải thiện bữa ăn cho đơn vị. Đồng chí đã tích cực đi kiếm măng, đào củ mài, lấy hoa chuối rừng... bảo đảm thường xuyên bữa ăn của đơn vị có canh rau, góp phần bảo đảm tốt sức khoe của bộ đội, thực hiện khẩu hiệu "ăn no đánh thắng".

   Đinh Văn Mẫu luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, tích cực giúp đỡ, dìu dắt anh em trong tiểu đội, đồng chí khiêm tốn, giản dị, chân thành, liêm khiết, được đồng đội rất tin yêu.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 9 lần được đại đoàn và trung đoàn khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Đinh Văn Mẫu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG LÊ VĂN NỔ


   Lê Văn Nổ (tức Lê Cường), sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Hùng Sơn, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 3 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó đại đội 59 bộ binh , tiểu đoàn 664, trung đoàn 42, Quân khu Tả Ngạn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ khi nhập ngũ đến tháng 4 năm 1954, Lê Văn Nổ đã đánh 20 trận trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, với nhiệm vụ chuyên đánh bộc phá. Đồng chí luôn dũng cảm, táo bạo, dù khó khăn, nguy hiểm thế nào cũng kiên quyết vượt qua, thực hiện bằng được yêu cầu của xung kích, phá được nhiều hàng rào lô cốt, hầm ngầm, ụ súng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị chiến đấu và chiến thắng.

   Trận Triệu Nội (tháng 5 năm 1952), sau khi dùng bộc phá phá xong mấy lớp rào ngoài, tiểu đội bộc phá tiến vào bên trong thì gặp một chiến hào rộng 8 mét, sâu đến cổ, giữa có hàng rào dây thép gai cản lại. Địa thế rất khó khắc phục để đánh bộc phá, nhưng chùng chình chậm phút nào lại thêm thương vong vì hỏa lực địch tập trung bắn về hướng cửa mở rất mạnh, đồng chí Lê Văn Nổ ôm bộc phá lăn xuống, quyết tâm phá rào mở thông cửa mở. Bộc phá nổ dội vào trong hào, Lê Văn Nổ bị sức ép nặng nhưng khi tỉnh dậy lại ôm bộc phá dũng cảm xông lên đánh sập tiếp một hầm ngầm, diệt được hỏa điểm quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xông vào diệt gọn 2 trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí.

   Trận Cầu Tràng (tháng 12 năm 1952), Lê Văn Nổ đã 6 lần lên xuống đánh bộc phá dưới hỏa lực rất mạnh của địch, mở được cửa mở cho đơn vị xông lên diệt gọn 1 đại đội địch, thu toàn bộ vũ khí.

   Trận La Tiến tháng 1 năm 1954, khi mở xong cửa mở, địch ở lô cốt đầu cầu bắn về phía đơn vị rất dữ dội, cả tiểu đội bộc phá lần lượt lên đánh đều bị thương vong. Trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn và nguy hiểm đó, đồng chí đã xung phong ôm bộc phá lên đánh. Lê Văn Nổ khéo léo lợi dụng địa hình, vừa bò vừa vần khối bộc phá, chỉ sau ít phút đồng chí đã áp được bộc phá vào lỗ châu mai và đánh sập lô cốt. Hành động dũng cảm của đồng chí đã mở đường kịp thời cho các chiến sĩ xung kích xông vào tiêu diệt gọn đại đội địch.

   Cũng vào đầu năm 1954, đơn vị Lê Văn Nổ đánh trận diệt đồn Nghĩa Lộ (đường số 5). Đây là một tiểu khu quan trọng, địch có 2 đại đội Âu Phi thường xuyên chiếm giữ để kiểm soát tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Khi đơn vị vừa mở xong cửa mở thì bị địch tập trung hỏa lực bắn ra rất mạnh. Đồng chí dũng cảm ôm quả bộc phá 10 ki-lô-gam lên đánh sập một ngôi nhà, mở thêm đường cho đơn vị xông vào bên trong tiểu khu, diệt gọn 2 đại đội địch gồm hơn 200 tên.

   Lê Văn Nổ là một chiến sĩ bộc phá dũng cảm kiên cường, luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí còn hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cõng thương binh vượt qua bom đạn địch về phía sau được an toàn. Khi được phân công làm công tác vận động quần chúng, đấu tranh chống âm mưu cưỡng ép di cư cua địch năm 1955, Lê Văn Nổ đã kiên trì, cùng anh em trong tổ công tác vận động được 500 đồng bào công giáo ở lại làm ăn không vào Nam theo địch.

   Lê Văn Nổ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được trung đoàn và Quân khu khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua Quân khu Tả Ngạn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Lê Văn Nổ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG ĐÀM VĂN NGỤY


   Đàm Văn Ngụy, sinh năm 1928, dân tộc Tày, quê ở xã Minh Khai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 1 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó phụ trách tiểu đoàn trưởng thuộc tiểu đoàn 11, trung đoàn 196, đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sống trong một gia đình Cách mạng, đồng chí được giác ngộ sớm, 16 tuổi đã làm liên lạc dẫn đường, tiếp tế nuôi cán bộ hoạt động bí mật ở địa phương. Nhiều lần đồng chí cùng với anh em du kích chiến đấu bảo vệ cán bộ, cõng những cán bộ đau ốm vào ẩn giấu trong rừng tránh địch càn bắt.

   Từ khi vào bộ đội đến 1954, đồng chí Đàm Văn Ngụy đã tham gia chiến đấu ở nhiều nơi trên chiến trường Bắc Bộ. Đồng chí đã đảm nhiệm các cương vị: chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội xung kích, trên cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, tiến công kiên quyết, phòng ngự ngoan cường, chỉ huy bình tĩnh, mưu trí linh hoạt trong mọi tình huống phức tạp, đã đánh là kiên quyết giành thắng lợi.

   Tháng 5 năm 1945, Quân giải phóng đánh dồn Pò Mã (Thất Khê), khi nổ súng bọn địch co vào lô cốt cầm cự. Đàm Văn Ngụy xung phong cùng hai đồng chí khác tiến lên chọc thủng mái (bằng đất) ném lựu đạn vào, 30 tên địch hốt hoảng mang súng ra hàng.

   Năm 1946, trong trận phòng ngự ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đàm Văn Nguy nhận nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội chiếm một mỏm núi ở đầu phố, chặn giữ địch cho các đơn vị và cơ quan rút ra ngoài. Một đại đội địch dùng hỏa lực mạnh vây xung quanh tiến công vào. Đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy tiểu đội đánh lui bốn đợt phản kích của địch, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.

   Cuối năm 1946, gần 1 tiểu đoàn địch bao vây trung đội đồng chí ở Cơn Pheo (Lạng Sơn) Đàm Văn Ngụy nhận lệnh chỉ huy tiểu đội đánh cản địch và rút sau cùng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đồng chí dẫn tiểu đội vượt qua một cánh đồng tới chân núi thì bị hai đại đội địch chặn đường bao vây. Đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy tiểu đội bố trí, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên, giữ vững trận địa từ trưa đến tối, sau cùng chúng phải rút.

   Tháng 4 năm 1947, đơn vị Đàm Văn Nguy phục kích đánh đoàn xe địch ở Bó Củng (Lũng Vài). Khi có lệnh, đồng chí dẫn đầu tiểu đội xung phong nhảy lên xe thiết giáp địch, ném lựu đạn vào trong xe, diệt một số. Một tên lính nhảy ra, xông vào ôm chặt lấy đồng chí, ca hai cùng lăn xuống đường vật lộn nhau, vừa lúc đó cả đơn vị đã kịp xông đến, dùng lựu đạn đánh xe, diệt và bắt bọn địch còn sống sót.

   Tháng 8 năm 1949, đơn vị phục kích đoàn xe địch ở Lũng Vài. Khi đoàn xe 70 chiếc lọt vào trận địa, Đàm Văn Ngụy dẫn đầu trung đội xung phong, đánh chia cắt đội hình phía sau quân địch, diệt 20 tên, làm cho chúng rối loạn, tạo điều kiện cho đơn vị tiến công diệt nhiều xe và lính địch.

   Tháng 1 năm 1953, đơn vị đang di chuyển đội hình để bao vây tiến công Nà Sản (Sơn La) thì bị một đại đội biệt kích địch bất ngờ đánh vào bộ phận quân y phía sau, rồi rút. Đàm Văn Ngụy là quản trị trưởng, đã nhanh chóng tập hợp và tổ chức anh em luồn rừng truy kích bọn địch hơn 6 tiếng đồng hồ, diệt 14 tên, bắn bị thương nhiều tên khác.

   Thu Đông 1953-1954, Đàm Văn Ngụy chỉ huy đại đội đánh nhiều trận tiễu phỉ ở biên giới Việt - Lào, diệt được nhiều toán phỉ, bảo đảm an ninh biên giới. Đồng chí còn lãnh đạo đơn vị vận động nhân dân trong 20 bản gọi được 70 con em theo phỉ trở về.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì. 1 Huân chương Chiến công hạng ba. 7 lần được Quân khu và trung đoàn khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua của trung đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Đàm Văn Ngụy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 04:07:45 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THÁI NHỰ


   Nguyễn Thái Nhự sinh năm 1930, dân tộc Kinh quê ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ năm 1947. Khi được tuyên đương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng bộ binh thuộc tiểu đoàn 80, trung đoàn 812, Liên khu 5, đang viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Xuất thân trong một gia đình trung nông nhưng từ nhỏ Nguyễn Thái Nhự đã phải làm lụng vất vả và sớm xa gia đình đi làm thuê ở mướn cho đến ngày vào bộ đội.

   Từ ngày nhập ngũ đến năm 1951, Nguyễn Thái Nhự tham gia chiến đấu hơn 60 trận ở chiến trường Cực Nam Trung Bộ, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, linh hoạt. Đồng chí đã 7 lần xung phong vào đội quyết tử, tiêu diệt các cứ điểm, lần nào cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hành động quả cảm của đồng chí trong nhiều trận đánh đã tạo thời cơ cho cả đơn vị xông lên diệt địch nêu tấm gương tiêu biểu cho tinh thần sẵn sàng hy sinh quên mình vì thắng lợi chung của cách mạng, có tác dụng thúc đẩy đồng đội noi theo.

   Tháng 4 năm 1947, đơn vị đánh bốt ga Sông Lũy (Bình Thuận). Khi đó chưa có bộc phá, Nguyễn Thái Nhự xung phong vác quả đạn 75 ly bò sát lên đặt vào chân tường rồi đốt nổ, tạo điều kiện cho đơn vị xung phong diệt gọn bốt này.

   Trận đánh xe lửa ở Suối Dầu (Phan Thiết) năm 1948, Nguyễn Thái Nhự đã chỉ huy và dẫn đầu tiểu đội xông lên dùng lựu đạn ném vào toa xe, rồi nhảy lên cướp súng, lấy được 1 trung liên và bắt sống 1 tên địch.

   Tháng 6 năm 1949, Nguyên Thái Nhự tham gia đánh phục kích địch trên đoạn dường Suối Kiệt. Khi có lệnh xung phong, ngay phút đầu đồng chí đã xông ra diệt 3 tên địch, cướp 1 trung liên, rồi dùng ngay khẩu trung liên này bắn quét mãnh liệt vào đội hình quân địch, sau đó nhảy lên xe thu thêm 10 súng trường và dẫn đầu tiểu đội truy kích diệt hết bọn địch còn lại. Trận này ta diệt 2 trung đội địch, thu 2 xe, riêng tiểu đội Nguyễn Thái Nhự diệt 9 tên, bắt 8 tên, thu 2 trung liên và 20 khẩu súng trường.

   Trận đánh đồn D. tháng 2 năm 1950, Nguyễn Thái Nhự chỉ huy tiểu đội quyết tử, hóa trang giả làm phụ nữ vào cổng đồn bán hàng. Khi bọn lính ra mua, đồng chí nhanh nhẹn nổ súng bắn chết ngay bọn này, rồi dẫn đầu tiểu đội đánh thẳng vào giữa vị trí địch. Địch chống cự quyết liệt, đồng chí bị thương vào ngực, đang tự băng bó thì phát hiện thấy 2 tên đang vật nhau với một chiến sĩ ta, Nguyễn Thái Nhự cố lê đến gần dùng súng bắn chết 1 tên, còn tên kia bỏ chạy. Cùng lúc đó, cả đơn vị đã kịp thời xông vào tiêu diệt gọn vị trí này.

   Tháng 12 năm 1951, ta đánh trường sĩ quan Phan Thiết, một vị trí quan trọng nằm sâu trong lòng địch, địa hình rất. hiểm trở. Nguyễn Thái Nhự đang dẫn đầu tiểu đội quyết tử vượt qua một hồ rộng 200 mét thì bộ phận bên ngoài bị lộ, địch báo động và bắn ra dữ dội. Đồng chí bình tĩnh động viên tiểu đội tiếp tục bí mật vượt hồ rồi trườn qua một dốc cao, bất ngờ xông lên chiếm lô cốt đầu cầu trên đỉnh dốc, phát triển vào bên trong. Địch bị bất ngờ, lúng túng đối phó, đội hình rối loạn. Đơn vị nhân thời cơ đánh thốc vào, chỉ sau ít phút đã san phẳng vị trí quan trọng này, giết gần 100 tên phần lớn là sĩ quan, phá huy nhiều vũ khí. Riêng Nguyễn Thái Nhự đã diệt 15 tên địch.

   Tháng 1 năm 1953, 1 tiểu đoàn địch càn vào vùng Hàm Thuận. Nguyễn Thái Nhự chỉ huy tiểu đội ngoan cường đánh lui 5 đợt tiến công của địch, giải thoát 300 đồng bào bị địch bắt. Địch tập trung lực lượng quyết tâm càn lớn. Đồng chí được lệnh chỉ huy một tổ chặn địch cho đơn vị, cơ quan và nhân dân rút sang vùng khác. Giữa lúc đang chiến đấu căng thẳng thì đồng chí bị thương nặng. Một viên đạn xuyên từ nách ra lưng, Nguyễn Thái Nhự lấy khăn bịt lại, trao súng cho đồng đội, tiếp tục quan sát địch, hướng dẫn và động viên anh em kiên quyết chặn địch, bảo đảm cho đơn vị và nhân dân rút lui an toàn.

   Nguyễn Thái Nhự ngoài tinh thần anh dũng chiến đấu còn bền bỉ chịu đựng gian khổ, bám sát nhân dân, góp phần cùng địa phương gây dựng cơ sở, phát triển phong trào chiến tranh du kích.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương chiến công hạng ba, 1 lần được tuyên dương công trạng trong toàn quân, 5 lần được Liên khu và trung đoàn khen thưởng và được bầu là Chiến sĩ thi đua của toàn Liên khu.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nguyễn Thái Như được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG HOÀNG VĂN PHÁC


   Hoàng Văn Phác sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thành, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 1 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó công binh thuộc trung đoàn 333, Cục Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Hoàng Văn Phác xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bố bị giặc Pháp giết, cuộc đời khổ cực đồng chí phải đi cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. Đồng chí đã sớm nung nấu chí căm thù, nhiều lần xin tòng quân giết giặc.

   Trưởng thành từ một chiến sĩ công binh lên cán bộ đại đội, Hoàng Văn Phác luôn luôn nêu cao tinh thần tận tụy hy sinh, tích cực phát huy sáng kiến, dũng cảm khắc phục mọi khó khăn, xung phong nhận việc khó về mình, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn.

   Trong chiến dịch Trần Hưng Đạo, công binh có nhiệm vụ bắc cầu cho bộ đội hành quân. Nửa đêm, cầu bắc chưa xong thì có đơn vị bộ binh hành quân đến. Không thể để bộ đội bị ùn, lỡ kế hoạch chiến dịch, Hoàng Văn Phác và một đồng chí nữa đã xung phong lội xuống nước lấy vai đỡ cầu để bộ đội đi qua. Hơn một giờ ngâm mình dưới nước, chịu sức nặng cua cả đoàn người đi trên, đồng chí đã góp phần tích cực cùng đơn vị đảm bảo tốt cho bộ đội cơ động chiến đấu.

   Trong chiến dịch Hòa Bình, đơn vị cơ động hành quân di chuyển mỗi đêm trên chặng đường 40 km, Hoàng Văn Phác được cử đi tiền trạm, tới nơi nhận địa điểm xong, quay về đón đơn vị, trung bình phải đi 80 km, gấp đôi anh em khác. Đồng chí rất mệt nhưng vẫn vui vẻ, đến chỗ trú quân lại tích cực đào hầm làm lán và giúp đỡ các tổ khác hoàn thành nhiệm vụ.

   Trong chiến dịch Tây Bắc, một lần đơn vị Hoàng Văn Phác làm nhiệm vụ bắc cầu. Cầu bắc chưa xong thì bộ đội đã có lệnh sang gấp để diệt đồn Ba Lay. Nước sông chảy xiết, anh em chưa biết xử trí thế nào, đồng chí xung phong đóng bè chở mảng đưa một bộ phận vượt sông, rồi kịp thời rút kinh nghiệm phổ biến cho anh em, đưa toàn bộ bộ đội qua sông an toàn, kịp thời gian vây đồn, diệt địch.

   Trong một chiến dịch khác, đơn vị làm nhiệm vụ bắc cầu bảo đảm giao thông trên con đường lớn cho bộ đội truy kích địch. Đoàn xe đang vượt qua thì một chiếc rấm cầu bị gãy, xe ùn lại. Đồng chí đề nghị cán bộ vận động anh em đi lấy gỗ làm lại rầm cho chắc chắn. Trong khi chờ đợi, để bảo đảm thông xe, đồng chí đã xung phong ngâm mình dưới nước ghì cây chống và ghé vai đỡ rầm cầu cho 21 xe vượt qua an toàn.

   Dù được giao nhiệm vụ gì: chặt gỗ, nứa, làm lán, làm cầu, đập đá, làm đường... đồng chí đều tích cực làm việc có kế hoạch nên công việc nào cũng luôn đạt năng suất gấp hai, ba lần so với các đồng chí khác. Hoàng Văn Phác còn luôn luôn rút kinh nghiệm phổ biến cho anh em và giúp đỡ các đơn vị bạn cùng hoàn thành nhiệm vụ.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công hạng ba, được Bác Hồ tặng danh hiệu "Cán bộ gương mẫu”, được bầu là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn, 17 lần được tiểu đoàn, trung đoàn và Bộ tư lệnh Công binh khen thưởng.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Hoàng Văn Phác được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



ANH HÙNG TRẦN HIỀN QUANG


   Trần Hiền Quang sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Qưới, huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 1 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng công binh thuộc đại đoàn 330, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1947 đến năm 1954, Trần Hiền Quang hoạt động ở chiến trường miền Tây Nam Bộ. Dù là chiến sĩ bộ binh (1947-1949) hay chiến sĩ công binh đánh tàu trên sông (1950-1954), lúc nào đồng chí cũng nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch, bảo vệ dân, nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh. Đặc biệt từ khi làm nhiệm vụ chiến sĩ công binh đánh tàu, Trần Hiền Quang đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, đã đánh là kiên quyết tiêu diệt địch, lập công xuất sắc, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.

   Tháng 1 năm 1950, đồng chí tham gia trận đánh tàu trên sông Phong Điền (Ô Môn, Cần Thơ). Khúc sông này nằm sâu trong khu vực địch kiểm soát chúng đóng bốt xung quanh và bố phòng chặt chẽ. Trần Hiền Quang chỉ huy đơn vị len lỏi suốt đêm, tới nơi vừa bố trí xong thì trời rạng sáng. Đồng chí trực tiếp phụ trách hai tổ ở lại, còn cho anh em rút về trước. Sáng hôm sau, tàu địch đến; chờ cho chúng tới gần, Trần Hiền Quang mới chập điện; thuỷ lôi nổ, tàu địch chìm. Đồng chí chỉ huy anh em nổ súng diệt nốt những tên còn sóng sót rồi nhanh chóng rút ra an toàn.

   Tháng 2 năm 1954, Trần Hiền Quang được lệnh đánh đoàn tàu của bộ tham mưu địch ở vùng Cần Thơ, Rạch Giá đi kiểm tra cảng Bến Nhức (Châu Thành, Cần Thơ). Đồng chí trực tiếp đi nghiên cứu địa hình và đưa anh em đi đánh. Đến nơi, Trần Hiền Quang chỉ huy tiểu đội dùng xuồng để thủy lôi ở dưới, chất bao đựng rơm ở trên, giả làm dân chở lúa, đưa xuống tới chỗ định đánh. Bố trí xong, đồng chí cho anh em rút trước, chỉ để hai người ở lại cùng với mình. 6 giờ 30 sáng hôm sau, đoàn tàu địch lọt vào trận địa. Chiếc tàu nhỏ bảo vệ đã đến gần sát nơi đồng chí đang nấp, nhưng Trần Hiền Quang vẫn bình tĩnh để nó đi qua, chờ cho chiếc tàu chỉ huy tới gần mới chập điện. Thủy lôi nổ, chiếc tàu địch chìm tại chỗ. Toàn bộ tàu bị phá hủy, bọn sĩ quan và binh lính đi trên tàu đều bị diệt. Đồng chí bị sức ép (do thủy lôi nổ gần) nhưng vân cố gắng dìu một đồng chí thương binh trở về căn cứ an toàn.

   Trong trận đánh tàu trên sông Sa Nô (Ô Môn, Cần Thơ) tháng 3 năm 1952, Trần Hiền Quang chỉ huy một tổ, bơi thuyền hơn 50 ki-lô-mét đến nơi bố trí. Sông sâu, nước chảy xiết, gió rét, đồng chí đã gương mẫu và động viên anh em trong tổ kiên trì suốt 24 giờ, bố trí bằng được thuỷ lôi. Chờ đến sáng ngày thứ ba, tàu địch mới đến. Rút kinh nghiệm những lần trước, dọc theo bờ chúng cho bộ binh đi yểm hộ tàu. Bọn địch sục tới gần nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh, bí mật, chờ đúng thời cơ tàu đến, mới chập điện cho thủy lôi nổ. Tàu vỡ tung chìm ngay tại chỗ. Đồng chí hướng dẫn anh em luồn ra sau địch, rút về căn cứ an toàn.

   Tháng 12 năm 1952, địch mở cuộc càn lớn, chúng cho 25 chiếc tàu và 4 tiểu đoàn bộ binh từ Cần Thơ đánh vào vùng mới giải phóng của ta. Được lệnh đánh, Trần Hiền Quang đã cùng anh em nghiên cứu chỗ đặt thuỷ lôi trên sông Cái Xình (Long Mỹ, Cần Thơ), và đưa bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa. Chiếc tàu lớn của địch đậu đúng gần quả thủy lôi, quay mũi vào bờ đón quân đổ bộ. Đợi bọn địch lên gọn hết trên tàu, đồng chí mới cho lệnh nổ thủy lôi, chiếc tàu nổ tung, nhiều sĩ quan và 100 binh lính địch bị tiêu diệt, trận đánh sấm sét này làm chúng hoang mang phải bỏ dở cuộc càn.

   Tháng 12 năm 1953, trong trận đánh tàu trên sông Thi Đội (Ô Môn, Cần Thơ), đồng chí đã cùng một chiến sĩ kiên trì chờ đợi 3 ngày đêm liền trong điều kiện trời mưa rét, muỗi đốt, để đón thời cơ đánh thủy lôi. Kết qua đã đánh chìm một tàu, diệt gọn một trung đội địch.

   Qua 4 năm hoạt động, Trần Hiền Quang đã dẫn đầu đơn vị tích cực tham gia xây dựng phong trào du kích địa phương, đánh chìm 5 tàu chiến địch, 1 xe lội nước, đánh hỏng nặng 2 chiếc tàu khác, diệt 12 tên sĩ quan và 46 lính Âu Phi, 491 lính ngụy, phá hủy nhiều vũ khí. Chiến thắng đó đã có tác dụng lớn đối với chiến trường Khu 9 lúc bấy giờ.

   Trần Hiền Quang đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 6 lần được tiểu đoàn và Quân khu khen thưởng, 4 lấn được bầu là Chiến sĩ thi đua của tiểu đoàn và của Quân khu Tây Nam Bộ.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Trần Hiền Quang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 04:12:40 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN RIỀNG


   Nguyễn Riềng, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Duyên Nô, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhập ngũ tháng 11 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó bộ binh, bộ đội tình nguyện, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Cha mẹ Nguyễn Riềng làm phu đập đá, quanh năm vất vả vẫn chẳng đủ ăn, đồng chí phải đi làm mướn từ nhỏ.

   Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí xung phong đi bộ đội. Từ cuối năm 1945 đến 1954, Nguyễn Riềng nhận nhiệm vụ chiến đấu ở cực Nam Trung Bộ và chiến trường miền Tây. Đồng chí đã luôn nêu cao tinh thần tích cực cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, qua hơn 50 trận chiến đấu đã lập nhiều chiến công xuất sắc, nhiều lần bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu và đã có nhiều hành động sáng tạo, quả cảm trong những lúc khó khăn, nêu tấm gương tiêu biểu cho bộ đội ta và bạn cùng học tập.

   Trận Hà Thành tháng 10 năm 1948, tiểu đội Nguyễn Riềng đi đầu đội hình đại đội, đang hành quân thì gặp 1 trung đội lính lê dương đi càn. Bọn này những ngày đầu kháng chiến rất hung hăng kiêu ngạo, được mệnh danh là con cưng của lực lượng viễn chinh Pháp. Chúng ào ạt xông lên và nổ súng trước áp đảo. Đồng chí chủ động dẫn tiểu đội bí mật vòng ra sau, bất ngờ dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh giáp lá cà tiêu diệt địch. Cùng lúc đó đơn vị đã tiếp cận nổ súng. Bị đòn choáng váng đánh vào hai phía, địch hoang mang bỏ chạy. Trán này ta diệt 9 tên, bắt sống 4 tên, thu 14 súng các loại; đây là trận đầu tiên ta bắt sống được tù binh lê dương Âu Phi ở chiến trường này. Bộ đội và nhân dân vô cùng phấn khởi.

   Trận Thuận Phước (tháng 11 năm 1948) lần đầu đánh công sự vững chắc, đơn vị chưa có kinh nghiệm, trang bị chưa đầy đủ, tổ chức chưa hợp lý, cách đánh chưa thành thạo, bị hỏa lực mạnh của địch khống chế, xung kích đã thương vong nhiều vẫn chưa dứt điểm. Đồng chí dẫn một tổ dũng cảm vượt qua tầm hỏa lực, luồn vào bám sát một ụ súng đang bắn ra mãnh liệt. Chờ lúc địch ngừng bắn thay băng đạn, đồng chí kề tiếu liên bắn quét vào giữa lỗ châu mai, dập tắt một hỏa điểm quan trọng đang ngăn cản bước tiến của quân ta. Bọn địch còn sống sót hoảng hốt bỏ chạy. Đơn vị thừa thắng phát triển vào bên trong. Đang chiến đấu thì Nguyễn Riềng bị thương vào cả hai chân. Nhưng đồng chí vân cố gắng nén chịu tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc.

   Trận Quang Thiện tháng 12 năm 1948, đơn vị Nguyễn Riềng lại chạm trán 1 trung đội lê dương. Sau khi dẫn đầu tiểu đội đánh vào phía sau đội hình, diệt gọn 1 tiểu đội địch. đồng chí phát hiện 1 tên lính Pháp đang bắn đại liên ngăn cản đội hình xung phong của bộ đội ta phía trước. Nguyễn Riềng liền bò tới sau một ụ đất bất ngờ diệt tên này rồi cướp khẩu đại liên, bắn xối xả vào quân địch, tạo thời cơ cho đơn vị xông lên diệt gọn trung đội lính lê dương.

   Trận Ninh Mã tháng 12 năm 1948, khi đoàn xe thiết giáp lọt vào trận địa phục kích của ta trên đường số 1, đơn vị vừa nổ súng, chuẩn bị xung phong thì bị 2 chiếc xe thiết giáp đi sau bắn vào đội hình, trung đội trưởng bị hy sinh. Đơn vị mất chỉ huy, đang gặp khó khăn lúng túng, một số đồng chí đã ngần ngại do dự, Nguyễn Riềng chủ động nêu khẩu hiệu động viên anh em quyết tâm trả thù cho trung đội trưởng, rồi tự động dẫn đầu tiểu đội xung phong ra mặt đường đánh xe thiết giáp. Cả đơn vị ào ạt lao theo, chiến đấu quyết liệt và chỉ sau ít phút kết thúc trận đánh.

   Trận Kiệt Ngôn tháng 5 năm 1950, chiến đấu trên đất bạn, Nguyễn Riềng cùng tổ súng máy chiếm giữ được điểm cao, đánh lui 2 đợt tiến công của địch. Các đồng chí có nhiệm vụ chặn giữ ở đây để đơn vị lớn bí mật di chuyển, vòng phía sau bất ngờ đánh thọc ngang sườn, tiêu diệt quân địch. Súng máy hết đạn, đơn vị lớn vẫn chưa thấy. Địch lại tiến công lên. Nguyễn Riềng bảo đồng đội ghìm súng máy tại chỗ nghi binh, còn đồng chí dùng tiểu liên kê lên thùng đạn bắn điểm xạ ngắn, diệt từng toán địch. Lúc thấy đấu hiệu phía sau địch rối loạn biết đơn vị lớn đã bắt đầu tiến công, đồng chí liền tập trung tiểu liên bắn mãnh liệt uy hiếp dồn địch trở lại, tạo điều kiện cho đơn vị xung phong diệt gọn 2 trung đội địch (1 trung đội lính Âu Phi, 1 trung đội lính ngụy). Đây là trận thắng lớn đầu tiên ở vùng này. Nhân dân bạn rất phấn khởi và tin tưởng ở bộ đội tình nguyện Việt Nam. Trận đánh thắng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố và phát triển cơ sở mở rộng vùng giải phóng trên đất bạn.

   Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, Nguyễn Riềng còn làm tốt công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở chính quyền cách mạng. Từ cuối năm 1950 đến 1954, đồng chí đã gương mẫu vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn, luôn luôn đi sát lãnh đạo đơn vị và vận động nhân dân cùng tích cực tăng gia, sản xuất, từ đó xây đựng và dìu dắt các đơn vị dân quân du kích ở các làng bản, củng cố chính quyền cách mạng, góp phần xây dựng vùng căn cứ của bạn thêm vững chắc.

   Nguyễn Riềng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 5 lần được trung đoàn và Liên khu khen thưởng, là Chiến sĩ thi đua Liên khu 5.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nguyễn Riềng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG PHẠM VĂN RY


   Phạm Văn Ry, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Thành, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 10 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng đặc công, Phân khu miền Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Phạm Văn Ry xuất thân từ dân nghèo thành thị, cuộc sống lam lũ, vất vả để kiếm ăn đã sớm tạo cho đồng chí sự khôn ngoan, nhanh nhẹn, tháo vát để đối phó trong xã hội cũ. Cách mạng tháng Tám thành công giữa lúc đồng chí mới 13 tuổi. Tuổi nhỏ nhưng chí lớn; đồng chí quyết tâm tìm mọi cách để được vào bộ đội.

   Tháng 9 năm 1945, Phạm Văn Ry đang đi bán kẹo như thường lệ, nhận thấy địch sơ hở, đồng chí đã mưu trí lấy được một khẩu súng trường đem nộp cho bộ đội. Được nhận vào bộ đội, Phạm Văn Ry rất phấn khởi. Hai năm đầu làm liên lạc, đồng chí đã khôn khéo, bí mật vào đồn giặc lấy được 18 súng và 9 lựu đạn về trang bị cho đơn vị.

   Năm 1947, được trên phân công, Phạm Vãn Ry đã vận động được người chú họ là trung úy ngụy lấy được của địch 12 súng ngắn, 1 trung liên, 4 tiểu liên và 10.000 viên đạn ra hàng.

   Tháng 2 năm 1948, Phạm Văn Ry bị địch bắt: chúng tra tấn dã man, đổ nước vào mũi, quay điện, nhiều lần chết đi sống lại, đồng chí vẫn một mực không khai. Không khai thác được gì chúng đưa đồng chí qua đồn Hà Chiểu. Nhân một hôm đi làm, tên lính gác sơ hở, đồng chí đã giật được khẩu súng, chạy thoát về đơn vị tiếp tục chiến đấu.

   Trong 2 năm 1948-1949, Phạm Văn Ry đã chỉ huy một tổ đánh mìn phá hủy 7 đầu máy xe lửa, tự tay đồng chí đã phá được 5 đầu máy trên đường số 9. Có lần đồng chí giấu búa đinh trong người, giả vờ đi nhặt chim thuê cho tên quan một Pháp đi bắn chim trong 3 ngày liền. Đến ngày thứ ba đồng chí đã được  tên Pháp tin cậy, nó dựng súng một bên ngồi nghỉ mát. Đồng chí nhảy tới dùng búa đập vỡ đầu tên Pháp, thu được một khẩu súng các-bin về đơn vị.

   Tháng 4 năm 1949, đồng chí đã mưu trí và táo bạo lừa giết được tên đồn trưởng Nhị Bình - một tên phòng nhì lợi hại, thu được súng và cặp tài liệu quan trọng. Tài liệu này đã giúp trên nghiên cứu bắt được 40 tên phản động chui vào hàng ngũ ta.

   Từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 6 năm 1951, Phạm Văn Ry làm nhiệm vụ giao liên dẫn đường. Đoạn đường đồng chí phụ trách thường bị địch phục kích bắt, giết cán bộ, miền Đông gọi đây là đoạn "đường máu”. Nhiều lần giữa đường gặp địch, Phạm Văn Ry đã bình tĩnh xử trí, tìm mọi cách đưa cán bộ vượt qua an toàn. Có lần bị địch bao vây, đồng chí đã bình tĩnh cất giấu tài liệu, rồi dũng cảm chiến đấu thu hút sự chú ý cua địch về mình để cán bộ vượt qua an toàn. Suốt trong thời gian này, Phạm Văn Ry đã bảo đảm an toàn cho cán bộ và không để mất mát tài liệu, giữ vững đường dây liên lạc.

   Cuối năm 1953 đầu năm 1954, Phạm Văn Ry được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở trong lòng địch và làm công tác địch, ngụy vận. Đồng chí đã kiên trì vận động nhân dân mạnh dạn gặp các gia đình và cả binh lính ngụy để giác ngộ họ. Nhờ đó qua 6 tháng, Phạm Văn Ry đã củng cố tốt lại cơ sở ở 2 xã đã bị địch phá rã và qua gần một năm công tác, đồng chí đã làm tan rã 3 đại đội ngụy binh.

   Tổng cộng trong 10 năm chiến đấu Phạm Văn Ry đã tự tay phá được 5 đầu máy xe lửa, một xe bọc thép, diệt 41 tên địch, thu 20 súng, vận động 3 đại đội ngụy ra hàng và 166 tên khác đấu tranh trở về nhà làm ăn. Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên giao. Đồng chí được khu và huyện khen 6 lần, 2 lần được thưởng 2 khẩu súng ngắn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Phạm Văn Ry được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG SÙNG PHÁI SINH


   Sùng Phái Sinh sinh năm 1915, dân tộc H’mông, quê ở xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Tham gia cách mạng năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Pú Nhung.

   Từ năm 1949 đến 1954, Sùng Phái Sinh tham gia chiến đấu bảo vệ làng bản. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, kiên trì vận động tổ chức nhân dân, chiến đấu dũng cảm, mưu trí một mình cũng kiên quyết đánh địch, bảo vệ tính mạng và tài sản cua đồng bào, chỉ huy linh hoạt, táo bạo, biết phát huy truyền thống lấy ít đánh nhiều, lợi dụng địa hình rừng núi để diệt.địch. Đồng chí còn tích cực tuyên truyền giác ngộ đồng bào, vạch rõ âm mưu giặc chia rẽ giữa các dân tộc, xây dựng khối đoàn kết giữa các bản làng ngày một tốt hơn.

   Tháng 9 năm 1951, bốn lần địch càn vào xã cướp thóc, ngô và thuốc phiện của dân, ba lần chúng tới tuy chỉ có một mình nhưng Sùng Phái Sinh đã chủ động đánh địch ngay từ khi chúng chưa vào tới bản, bắn chết 10 tên, buộc chúng phải rút chạy. Lần thứ tư, chúng huy động 300 quân từ ba hướng càn vào xã; Sùng Phái Sinh báo cho cán bộ và nhân dân tạm lánh, còn mình khôn khéo lợi dụng rừng cây, di chuyển cả trên ba hướng, lúc nấp, bắn, toán địch này, lúc bắn toán địch kia, kéo chúng lại gần nhau. Sau khi bắn chết 3 tên, bắn bị thương nhiều tên và quan sát thấy chúng đã bắt đầu bắn lẫn nhau, đồng chí nhanh nhẹn lẩn vào rừng. Chúng bắn nhau loạn xạ một hồi, rồi tưởng lực lượng ta đông nên xô nhau bỏ chạy về đồn. Qua 4 lần tự động đánh địch, đồng chí đã xây dựng được lòng tin cua nhân dân, nhiều thanh niên xung phong vào đội du kích đánh giặc giữ làng.

   Tháng 2 năm 1952, địch lên cướp phá ở Mai Thuận, Sùng Phái Sinh chỉ huy tổ du kích diệt 4 tên tại chỗ, buộc chúng phải rút. Ngày hôm sau chúng lên 150 tên, thấy lực lượng địch đông, đồng chí cho chiến sĩ rút, còn mình ở lại luồn rừng, lợi dụng núi cao, khe đá, ẩn nấp bắn tiêu diệt 7 tên, trong đó có tên quan ba chỉ huy, em trai tên vua Mèo phản động Đèo Văn Long, làm địch rất hoang mang, tháo chạy.

   Cuối năm 1952, Sùng Phái Sinh dẫn bộ đội đến bao vây đồn Tuần Giáo. Đồng chí gọi hàng được 25 tên, tạo điều kiện cho bộ đội chiếm đồn không tốn một viên đạn. Sau đó Sùng Phái Sinh còn chỉ huy du kích về bản Phênh Pi và Tênh La truy quét bọn tàn binh, bắt sống 1 tên Pháp, buộc nó khai nơi cất giấu súng đạn, lấy được 60 khẩu súng và nhiều đạn.

   Năm 1953, địch rút chạy khỏi Nà Sản, Sùng Phái Sinh chỉ huy du kích xuyên rừng, đón đường, vây bắt được 20 tên giặc.

   Suốt 5 năm hoạt động, Sùng Phái Sinh đã làm tốt công tác xây dựng cơ sở cách mạng trên rẻo cao miền Tây Bắc, nêu tấm gương về chịu đựng gian khổ, tích cực công tác, hết lòng bảo vệ cán bộ, kiên quyết phá tan âm mưu chia rẽ dân tộc của địch. Khi mất liên lạc với cán bộ, đồng chí ăn rau, củ rừng thay cơm, xuyên rừng đi tìm cho kỳ được để tiếp tục hoạt động. Đồng chí đã vận động, xây dựng được cơ sở cách mạng ở 16 bản, giáo dục tinh thần tương trợ lẫn nhau và lập được 50 tổ sản xuất, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc Mèo và dân tộc Thái, được nhân dân tin yêu.

   Sùng Phái Sinh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần là Chiến sĩ thi đua của Quân khu Tây Bắc.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Sùng Phái Sinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 04:17:01 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG ĐỨC SONG


   Đặng Đức Song sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Cộng Hòa, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 4 năm 1952. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng bộ binh đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 98, đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Đặng Đức Song tham gia chiến đấu từ năm 1952, đến năm 1954. Đồng chí là chiến sĩ liên lạc và chiến sĩ xưng kích, đã có nhiều hành động dung cảm trong chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kết thúc các trận đánh thắng lợi.

   Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ở những trận phòng ngự rất ác liệt, địch tiến công mạnh, lực lượng ta ít, Đặng Đức Song dã anh dũng chiến đấu, dìu dắt tổ tân binh lập công xuất sắc, giữ vững trận địa, giải quyết nhiều tình huống khó khăn.

   Trong trận phòng ngự Đồi Xanh chiến dịch Điện Biên Phủ, Đặng Đức Song chỉ huy một tổ tân binh chiến đấu ngoan cường, đánh lui hai đợt tiến công của địch. Sau đó pháo binh địch bắn rất ác liệt vào trận địa, đồng đội bị thương vong rút hết xuống hầm, chỉ còn đồng chí Đặng Đức Song và một tân binh, Đặng Đức Song bình tĩnh động viên đồng chí tân binh quyết tâm chiến đấu và đã cùng nhau đánh lui đợt tiến công thứ ba của địch, giữ vững trận địa.

   Cũng trong chiến dịch này, trận chiến đấu trên đồi C1 là một trận chiến đấu rất ác liệt, giành đi giật lại  từng thước đất giữa ta và địch. Lần thứ nhất Đặng Đức Song dẫn ba tân binh vượt qua đạn pháo địch để nghiên cứu tình hình địch rồi về đưa đơn vị lên. Khi đạn pháo làm sập hầm, đồng chí bị đất lấp nửa người ngất đi, tỉnh dậy lại tiếp tục cùng đơn vị tham gia chiến đấu. Lần thứ hai, Đặng Đức Song lại được lệnh vượt qua tầm hoả lực ác liệt của địch, đưa một đơn vị nữa vào chiến đấu. Khi phát hiện hỏa lực trung liên địch bắn ngăn chặn đường tiến của ta, đồng chí dũng cảm bò đến gần ném lựu đạn diệt ổ trung liên này, mở đường cho đơn vị xung phong, rồi lại đưa 6 thương binh vượt ra khỏi khu vực nguy hiểm. Lần thứ ba, mặc cho hỏa lực địch bắn dày đặc, đồng chí lợi đụng pháo sáng dũng cảm lên xuống 6 lần tìm đường dẫn một đơn vị vào bổ sung chiến đấu. Quá trình lên xuống, bản thân đồng chí đã dùng lựu đạn diệt 5 tên địch để mở đường.

   Trận đồi Mâm Xôi ngày 3 tháng 5 năm 1954, trên đoạn đường hào gần 2 ki-lô-mét, hỏa lực địch tập trung bắn rất ác liệt, Đặng Đức Song đã 3 ngày lội dưới đường hào bùn nước ngập đến bụng, đưa đại đội trưởng qua lại đoạn đường nguy hiểm này để nghiên cứu mở cửa đột phá. Khi chiến đấu, đại đội trưởng hy sinh, đồng chí cùng một chiến sĩ nữa đã dũng cảm đưa bằng được đại đội trưởng về phía sau. Tinh thần thương yêu đồng đội của đồng chí đã cổ vũ toàn đơn vị hăng hái xung phong diệt địch.

   Đặng Đức Song đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 14 lần được trung đoàn, đại đoàn khen thưởng, và được bầu là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Đặng Đức Song được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THÀNH


   Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xóm Hào Nam, xã Thịnh Hào, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 10 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng bộ binh thuộc trung đoàn 48, đại đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ ngày nhập ngũ, Nguyễn Văn Thành đã đánh 17 trận trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ. Đồng chí luôn luôn thể hiện rõ tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy linh hoạt, lập nhiều chiến công xuất sắc, nhất là đánh địch trong công sự vững chắc, hai lần bị thương vẫn quyết tâm chỉ huy đơn vị chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc thắng lợi.

   Trận Cầu Vật (đường số 10 - Thái Bình) năm 1952, khi mở xong cửa mở, địch bắn rất mạnh vào đội hình đơn vị, một số bị thương vong, Nguyễn Văn Thành cũng bị thương gãy ba cái răng, giữa lúc đang dẫn đầu tiểu đội xung phong. Nhưng đồng chí nén đau dẫn đầu đơn vị vượt qua lưới lửa của địch, đánh chiếm một căn nhà và dãy tường hộp làm chỗ đứng chân, rồi phát triển vào bên trong chia cắt địch, tạo điều kiện thuận lợi cho hướng chính xung phong áp đảo, diệt và bắt toàn bộ quân địch (40 tên), thu toàn bộ vũ khí và quân dụng trong đồn.

   Trận Vô Tình, Nam Định, tháng 11 năm 1952, sau mấy phút nổ súng đồng chí đã chỉ huy trung đội đánh chiếm dược lô cốt chính rồi nhanh chóng phát triển vào bên trong. Các hướng tiến công khác đơn vị bạn chưa vào được, Nguyễn Văn Thành đã linh hoạt tổ chức trung đội hình thành ba mũi tiến công, đánh chia cắt địch, liên tiếp chiếm được 5 lô cốt, tạo điều kiện cho các hướng khác tiến vào diệt toàn bộ quân địch (60 tên).

   Trận Quỳnh Côi (Thái Bình), tháng 1 năm 1953, sau khi phá xong hai lớp rào, Nguyễn Văn Thành dẫn đầu tiểu đội xung phong, diệt lô cốt đầu cầu rồi nhanh chóng vừa phát triển vừa gọi hàng (diệt thêm 4 tên, gọi hàng 18 tên). Nhờ đó đã củng cố và mở rộng được bàn đạp cho toàn đơn vị xung phong diệt gọn vị trí địch (hơn 70 tên).

   Trận Yến Vĩ, Mỹ Đức - Hà Tây, tháng 5 năm 1953, địch đóng trong công sự kiên cố, rất khó đánh, Nguyễn Văn Thành có sáng kiến tự mình dẫn đầu một tổ, bí mật vào sát lô cốt, trèo lên nóc thả lựu đạn qua lỗ thông hơi diệt ụ trọng liên 12,7 mi-li-mét tạo điều kiện cho đơn vị xung phong diệt địch.

   Trận Kim Thanh, Hà Nam, tháng 2 năm 1951, ta chiếm lĩnh trận địa vào đêm sáng trăng, địch phát hiện được chúng gọi pháo và các ụ súng trong đồn bắn ra ác liệt Đồng chí vẫn bình tĩnh động viên đơn vị quyết tâm đánh. Ngay phút đầu, đơn vị Nguyễn Văn Thành đã phá được 20 mét rào thép gai và đồng chí dẫn đầu đơn vị xông lên đánh chiếm ngay lô cốt đầu cầu. Đồng chí bị thương nặng vào đùi, nhưng vẫn giấu đồng đội. Nằm trên nóc lô cốt, đồng chí bình tĩnh quan sát và chỉ huy đơn vị chiến đấu, góp phần chủ yếu cùng đơn vị bạn diệt và bắt toàn bộ quân địch trong vị trí (80 tên).

   Nguyễn Văn Thành không những chỉ huy đơn vị chiến đấu giỏi, mà còn thường xuyên chủ động xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu chiến sĩ, dìu dắt anh em nhanh chóng trưởng thành. Đối với đơn vị bạn, đồng chí luôn luôn nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, tích cực học tập, rút kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ chỉ huy. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được mọi người mến phục tin yêu.

   Nguyễn Văn Thành đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tiểu đoàn và đại đoàn khen thưởng, 4 lần là Chiến sĩ thi đua đại đội và đại đoàn.

   Ngày 7 thắng 5 năm 1956, Nguyễn Văn Thành được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THẬM


   Nguyễn Văn Thậm sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 2 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng công binh thuộc trung đoàn 1, phân liên khu miền Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sáu năm hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, Nguyễn Văn Thậm đã tham gia chiến đấu 17 trận, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần hăng say chiến đấu dũng cảm vượt qua mọi thử thách ác liệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt trong đánh phá gian thông địch, đồng chí đã có nhiều hành động quả cảm, nêu tấm gương tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập. Đồng chí đã đặt mìn đánh sập 10 chiếc cầu quan trọng, phá hủy 4 xe quân sự, diệt 178 tên địch, gây cho chúng nhiều khó khăn và thiệt hại.

   Trận đánh cầu An Nhơn (Sài Gòn - Thủ Dầu Một) năm 1949, lần đầu tham gia chiến đấu, Nguyễn Văn Thậm đã bình tĩnh, bám sát đồng đội vượt qua nhiều tuyến canh gác của địch, vào đặt bộc phá đánh sập chiếc cầu dài 80 mét, làm ngừng trệ giao thông đường sắt của địch trên tuyến đường này hàng tháng trời liên tiếp.

   Cầu Lái Thiêu nằm trên tuyến đường chiến lược Sài Gòn - Thủ Dầu Một. Địch tổ chức canh gác tuần phòng nghiêm ngặt. Nguyễn Văn Thậm đã dũng cảm và mưa trí dùng bè chuối đưa bộc phá vào chân cầu, đánh sập hai nhịp cầu dài 120 mét, diệt luôn cả bọn lính canh gác bên trên.

   Năm 1950, sau một tháng rèn luyện kỹ thuật hoạt động dưới nước, Nguyễn Văn Thậm cùng tổ tiến hành nghiên cứu và đánh 2 cầu xi măng Bến Phấn, Bến Cát để phối hợp chiến đấu với chiến dịch Lê Hồng Phong. Trong trận đánh cầu Bến Phấn, đồng chí vừa đặt bộc phá xong, vào chưa tới bờ thì bị địch phát hiện và bắn đuổi theo như trút đạn. Sợ đứt đây điện, vừa uổng công vừa mất không bộc phá, đồng chí liền không quản hiểm nguy, chập điện cho bộc phá nổ sập cầu. Đồng chí bị sức ép ngất đi, may mắn được đồng đội dò theo luồng nước cứu sống dìu về.

   Trận.tập kích cầu Ông Khương bị lộ, địch từ tháp canh ở hai đầu cầu bắn ra mãnh liệt, ngăn cản quân ta tiếp cận. Đồng chí đề nghị một kế hoạch táo bạo đánh nhanh diệt gọn: cho 2 tiểu đội đánh mạnh vào hai tháp canh ở hai đầu cầu, phân tán hỏa lực địch, còn đồng chí dũng cảm bất ngờ ôm bộc phá vượt qua làn đạn địch chạy thẳng vào giữa cầu giật đổ. Kế hoạch được thực hiện trót lọt. Cầu Ông Khương đổ sụp kéo theo xác hai tiểu dội địch ở tháp canh hai đầu cầu xuống lòng sông.

   Trận đánh cầu Lái Thiêu lần thứ hai, năm 1952, địch rút kinh nghiệm lần bị đánh trước, chúng bố trí hàng rào bao bọc, chăng điện sáng và cho quân tuần tra canh gác nghiêm ngặt. Nguyễn Văn Thậm đã kiên trì bám sát, điều tra tỉ mỉ 20 ngày đêm, nắm vững quy luật và tìm ra kẽ hở trong kế hoạch bố phòng của địch, giúp trên hạ quyết tâm chính xác. Khi được lệnh, đồng chí chỉ huy tiểu đội vào đặt mìn theo đúng kế hoạch. Cầu Lái Thiêu bị đánh sập đã gây nên tiếng vang rất lớn. Trận đánh đã làm rung động mạnh mẽ hàng ngũ quân địch, ảnh hưởng trực tiếp và phá vỡ cuộc càn lấn chiếm của địch vào vùng căn cứ của ta.

   Tháng 6 năm 1953, Nguyễn Văn Thậm lại chuẩn bị một trận đánh thứ ba tại cầu Lái Thiêu. Lần này nắm được quy luật đại đội biệt kích địch thường ra tắm ở cầu sau lúc đi sục sạo về, đồng chí cho bộc phá vào thùng gắn kín làm thủy lôi thả chìm ở bến. Khi bọn địch ra tắm, đồng chí chập điện cho bộc phá nổ diệt 75 tên (có 10 tên Pháp). Nhân dân địa phương rất phấn khởi vì bộ đội ta đã tiêu diệt được lũ biệt kích vô cùng tàn ác, có nhiều nợ máu với nhân dân trong vùng.

   Nguyễn Văn Thậm sống gương mẫu về mọi mặt, khi chiến đấu cũng như khi công tác, lúc học tập cũng như sinh hoạt bình thường, hao giờ đồng chí cũng xung phong nhận việc khó về mình, đoàn kết thân ái giúp đỡ đồng đội, khiêm tốn thật thà với đồng bào, đồng chí, được mọi người mến yêu.

   Nguyễn Vãn Thậm đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì và 3 lần được Quân khu khen thưởng.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nguyễn Văn Thậm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba va danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 04:21:32 pm »

ANH HÙNG HÀ NGUYÊN THỊ


   Hà Nguyên Thị, sinh năm 1916, dân tộc Kinh, quê ở xã Tích Giang, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 7 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ quân y, thuộc Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Suốt 8 năm làm công tác hộ lý, y tá, Hà Nguyên Thị luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy trong công tác, hết lòng thương yêu, phục vụ thương bệnh binh vô điều kiện. Mặc dầu chân bị thọt nhưng năng suất làm việc của đồng thí thường không thua kém người khác. Đồng chí còn luôn luôn gương mẫu học tập, rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, là tấm gương tiêu biểu, có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn ngành quân y.

   Năm 1947, địch càn lên Mỹ Đức, Hà Tây, Hà Nguyên Thị phụ trách một thuyền chở 25 thương binh. Dân công không có, đồng chí xưng phong lội xuống sông cạn đẩy thuyền và vận động được một lái thuyền cùng chở giúp suốt đêm, đưa được số thương binh đó vượt ra khỏi vòng vây của địch an toàn.

   Có lần hai thương binh bị bệnh thần kinh chạy vào rừng, Hà Nguyên Thị đã một mình đi suốt đêm tìm kiếm đưa được hai đồng chí thương binh đó trở về viện quân y.

   Đối với thương binh nặng hoặc bệnh binh mắc các bệnh truyền nhiễm, với tình thương yêu đồng đội sâu sắc, đồng chí đã luôn đi sát chăm sóc, giúp đỡ. Bình thường mỗi hộ lý chỉ phục vụ được 4 đến 5 thương binh nặng, nhưng đồng chí đã phục vụ được 10 đến 15 người mà vẫn chu đáo.

   Những lúc có nhiều thương, bệnh binh về điều trị, thường là đồng chí thức suốt đêm để xoa bóp hoặc ngồi làm chỗ dựa cho thương binh dễ ngủ. Thấy thương, bệnh binh ăn ít, đồng chí đi sát tìm hiểu nguyên nhân, rồi vừa động viên an ủi, vừa tự tay nấu lại các món ăn cho anh em ăn.

   Sau mỗi chiến dịch, thương, bệnh binh đông nên thiếu chỗ ở, Hà Nguyên Thị đi vận động nhân dân giúp đỡ; giường chiếu hỏng, đồng chí tự tay tìm cách sửa _ chữa lại cho thương binh; thiếu người phục vụ đồng chí xung phong làm thêm giờ.

   Ngoài tinh thần trách nhiệm tận tụy phục vụ, Hà Nguyên Thị còn say mê học tập. Vào bộ đội còn chưa biết chữ, đồng chí chịu khó, tranh thủ học, chỉ sau một thời gian đã đọc thông, viết thạo. Về chuyên môn, Hà Nguyên Thị đã phấn đấu từ hộ lý trở thành một y tá giỏi.

   Hà Nguyên Thị luôn luôn điềm đạm, gương mẫu, đoàn kết, khiêm tốn và giản dị. Đồng chí được mọi người tin cậy, mến yêu. Anh em thương, bệnh bính thường nói: "Thật đúng là một lương y kiêm từ mẫu, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ".

   Hà Nguyên Thị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 28 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Hà Nguyên Thị được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG VÕ THIẾT


   Võ Thiết, sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Đường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 12 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó thuộc đại đoàn 305, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1946 đến năm 1954, Võ Thiết đã cùng đơn vị tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường Quảng Trị, miền Tây và Liên khu 5. Bất kỳ ở đâu, đồng chí cũng nêu cao tinh thần hăng say giết giặc, dũng cảm, mưu trí, bình tĩnh khắc phục mọi khó khăn, kiên quyết chỉ huy đơn vị đánh thắng. Chiến đấu đã giỏi, xây dựng cơ sở vũ trang trong vùng địch tạm chiếm cũng giỏi, đồng chí dã chiếm được lòng tin của nhân dân và đồng đội. Đồng chí đã chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 44 trận, cùng đơn vị diệt và bắt hơn 1.000 tên địch: xây dựng được 20 tổ dân quân du kích, dìu dắt anh em chiến đấu trưởng thành, góp phần củng cố lực lượng vũ trang ở nhiều địa phương.

   Tháng 1 năm 1946, đơn vị tập kích đồn M, (thuộc miền Tây), đồng chí chỉ huy một tổ giả làm người đi buôn, táo bạo bất ngờ vào diệt bọn lính gác rồi xung phong vào đồn diệt 1 lính Pháp, bọn ngụy hốt hoảng bỏ chạy. Tổ đồng chí thu được 25 súng và nhiều trang bị khác của địch. Khi rút, bị địch phục kích đánh bất ngờ, đồng chí dũng cảm chỉ huy anh em phản công quyết liệt, diệt tại chỗ một số tên, bọn còn lại bỏ chạy, đơn vị rút về an toàn.

   Tháng 3 năm 1948, Võ Thiết chỉ huy tiểu đoàn bám sát, bao vây, liên tục quấy rối đồn Phường Lan (Quảng Trị), buộc bọn lính phải bỏ đồn rút chạy, tạo điều kiện cho đơn vị đón đường diệt gọn 1 trung đội.

   Tháng 3 năm 1953, Võ Thiết chỉ huy một trung đội phân tán hoạt động xây dựng cơ sở du kích và vận động nhân dân đấu tranh chống địch. Qua một thời gian, các đồng chí đã xây dựng được 20 tổ du kích ở vùng Quảng Nam và dìu dắt anh em chiến đấu chống càn, diệt 13 tên địch, bảo vệ được nhân dân, khiến anh em rất phấn khởi và tin tưởng.

   Trận Măng Đen tháng 1 năm 1954, Võ Thiết là đại đội phó phụ trách hỏa lực. Đồng chí dã chỉ huy đơn vị diệt 12 ụ súng, yểm hộ cho đơn vị xung phong, bắt sống 24 tên địch, giải quyết xong đồn phụ, thấy hướng đồn chính đang khó khăn, đồng chí chủ động xin lệnh phối hợp và chỉ huy đơn vị đánh bộc phá mở cửa. Bản thân dùng trung liên khống chế hỏa điểm địch, rồi dẫn đầu xung kích xung phong, tiêu diệt hoàn toàn vị trí địch.

   Trận tập kích thị xã Plây Cu tháng 2 năm 1954, do đồng chí trực tiếp chỉ huy, đơn vị chia thành ba mũi tiến công, tập kích chớp nhoáng vào thị xã đánh tan 2 đại đội địch, đốt 6 kho, 4 nhà lính, phá hủy 1 xe tăng.

   Trong trận tiêu diệt binh đoàn cơ động số 100 của địch trên đường 19 ngày 24 tháng 6 năm 1954, Võ Thiết chỉ huy đại đội tiến công cắt đứt đội hình phía sau đoàn quân địch, diệt gọn 14 xe chở đầy lính. Đoàn quân đi trước quay lại phản kích, đồng chí chỉ huy đơn vị nhanh chóng chiếm điểm cao đánh lui 3 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch, giữ vững trận địa và giam chân chúng tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn trung đoàn triển khai, cơ động lực lượng, kết quả: đã đánh tan binh đoàn cơ động của Pháp gồm 5 tiểu đoàn, bắt sống 800 tên, thu 279 xe quân sự, thu và phá hủy 12 khẩu pháo địch.

   Qua các trận đánh, Võ Thiết luôn luôn chú ý rút kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và chỉ huy, bản thân hết sức tích cực học tập, gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, đoàn kết, được đồng đội tin yêu.

   Võ Thiết đã được quân khu, trung đoàn, tiểu đoàn khen thưởng 7 lần.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Võ Thiết được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG LƯU VIẾT THOẢNG


   Lưu Viết Thoảng, sinh 1 năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 11 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó đại đội thuộc Đoàn 151, Cục Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ khi nhập ngũ đến năm 1954, Lưu Viết Thoảng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong nhiều chiến dịch. Đồng chí là một chiến sĩ công binh dũng cảm, có nhiều sáng tạo trong việc phá bom nổ chậm, góp phần bảo đảm tốt tuyến đường vận chuyển ra tiền tuyến.

   Trong thời gian làm đường chuẩn bị chiến dịch, đơn vị cử đi tháo bom lấy thuốc phá đá, Lưu Viết Thoảng mới ở cấp dưỡng chuyển sang làm tổ trưởng, chưa có kinh nghiệm, dụng cụ lại thiếu, nhưng đồng chí đã kiên trì vừa học anh em, vừa mày mò nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ. Có lần gặp loại bom mới, Lưu Viết Thoảng bố trí anh em ở xa, một mình vào tìm cách tháo gỡ để rút kinh nghiệm cho toàn đội. Trong một thời gian ngắn, đồng chí đã cùng tổ tháo được 18 quả bom, lấy được 3.525 ki-lô-gam thuốc nổ, cung cấp cho đơn vị phá đá mở đường.

   Thời kỳ địch ném bom ác liệt đoạn đường đi Sơn La, hòng ngăn can sự tiếp tế của ta, Lưu Viết Thoảng được giao phụ trách một tổ bám trụ trên đường, quan sát và đánh dấu vị trí bom rơi của địch. Nhiều lần máy bay địch ném bom vừa bay đi, Lưu Viết Thoảng đã ra đánh dấu vị trí bom rơi, thì chúng vòng lại ném tiếp. Một mình đồng chí vẫn bình tĩnh nằm bên đường quan sát. Một lần, địch ném 4 quả bom nổ chậm, không trúng mặt đường nhưng cần tháo gỡ ngay để đảm bảo an toàn cho dân công và xe pháo đi qua. Đồng chí đã dũng cảm dẫn đầu cùng đồng đội đào hố chui xuống, đặt thuốc nổ phá bom, giải quyết được kịp thời yêu cầu cấp bách của tuyến đường vận chuyển.

   Tháng 4 năm 1954, để mở đầu đợt tổng công kích tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Lưu Viết Thoảng được giao nhiệm vụ phụ trách một tổ đào đường hầm, đưa một khối bộc phá lớn vào đánh sập lô cốt trung tâm trên đồi A1. Trải qua 16 ngày đêm, đồng chí đã cùng anh em dũng cảm, kiên trì đào 43 mét đường hầm, đưa 900 ki-lô-gam bộc phá vào đặt giữa lòng đồi A1. Ngày 6 tháng 5 năm 1954 ta cho nổ khối bộc phá, đánh sập cả hệ thống ụ súng phòng ngự phía ngoài, một lô cốt phụ và nửa lô cốt chính, làm tê liệt sức đề kháng của địch, tạo điều kiện cho bộ binh tiêu diệt vị trí quan trọng này.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 16 lần được trung đoàn, đại đoàn khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Lưu Viết Thoảng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 04:26:29 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TỊCH


   Nguyễn Văn Tịch sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã An Vĩnh Ngải, thị xã Tân An, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 2 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng đặc công, tiểu đoàn 303, miền Đông Nam Bộ.

   Nhà nghèo, Nguyễn Văn Tịch phải đi ở cho địa chủ từ khi còn nhỏ. Năm 15 tuổi, đồng chí xin vào làm liên lạc cho bộ đội để được tham gia chiến đấu.

   Chín năm chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Văn Tịch đã tham gia đánh 76 trận. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu giết giặc lập công, dũng cảm vượt qua mọi nguy hiểm khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Khi làm chiến sĩ trinh sát, Nguyễn Văn Tịch luôn luôn táo bạo bám sát theo dõi nắm chắc địch, kịp thời phục vụ đơn vị chiến đấu. Khi trực tiếp chiến đấu, dù gặp tình huống khó khăn phức tạp thế nào, đồng chí cũng luôn luôn xung phong dẫn đầu đơn vị vượt qua, kiên quyết tấn công tiêu diệt địch. Đồng chí đã tự tay đặt bộc phá và nổ súng diệt 404 tên địch, chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên khác, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.

   Trận Thanh Bình, Mỹ Tho năm 1947, địch huy động 5.000 quân bao vây căn cứ ta. Các đơn vị bị quân địch chia cắt và bị đứt liên lạc với nhau. Suốt một ngày, Nguyễn Văn Tịch dũng cảm vượt qua lửa đạn và vòng vây của địch, mang lệnh của cấp trên tới các đơn vị phản công lại địch, phá được vòng vây.

   Trận đánh địch tiến công vào Đồng Tháp Mười năm 1950, đồng chí chỉ huy tiểu đội trinh sát suốt ngày đêm vào tận vị trí nắm tình hình địch báo cáo lên cấp trên kịp thời. Có lần đồng chí dũng cảm nổ súng để thăm dò lực lượng địch, tạo điều kiện cho cấp trên hạ quyết tâm và chỉ huy tác chiến. Nhờ vậy, đơn vị đã đánh rất trúng, tiêu diệt được nhiều địch.

   Tháng 11 năm 1951, Nguyễn Văn Tịch được lệnh đánh đồn Hòa Khanh. Đồng chí chỉ huy một tổ vượt qua bãi lầy 10 ki-lô-mét tiếp cận địch. Một chiến sĩ bí mật luồn vào đặt bộc phá để phá khẩu pháo, chưa thực hiện được kế hoạch đặt quả thứ hai để diệt đồn thì bộc phá đã nổ. Không để địch kịp phản ứng, Nguyễn Văn Tịch nhanh chóng xông vào đặt quả thứ hai vào đúng vị trí đã định rồi giật nổ, diệt đồn lính Âu Phi và khẩu pháo của chúng.

   Trận đánh thị trấn Cái Bè, Mỹ Tho (tháng 4 năm 1952), Nguyễn Văn Tịch đã kiên trì vượt qua mạng lưới tuần tiễu, bố phòng nghiêm ngặt của địch, điều tra cụ thể, giúp trên lập kế hoạch tác chiến chính xác. Lúc được lệnh tiến công, Nguyễn Văn Tịch dẫn hai đồng chí đi đầu bí mật vượt qua hàng rào và lô cốt phụ bên ngoài, vào sâu bên trong đặt bộc phá, phá tan lô cốt chính. Đó cũng ]à hiệu lệnh nổ súng. Đơn vị đã chiến đấu đúng theo kế hoạch và đã tiêu diệt gọn 4 đại đội địch đóng giữ đồn này. Tháng 3 năm 1953, đánh bót Ông Tồn, Mộc Hóa, đồng chí đã vượt qua bao nguy hiểm, điều tra liên tục 15 đêm giúp trên định xong kế hoạch tác chiến. Được lệnh đánh, đồng chí lại chỉ huy một tổ bí mật cắt hàng rào vào đánh lô cốt chính.

   Khi vượt qua hàng rào, gặp 3 tên lính gác đứng chặn, đồng chí xử trí rất nhanh, ra hiệu cho đồng đội nghi binh lạc hướng đối phó với 3 tên này, cần thì nổ súng tiêu diệt, còn mình xông thẳng tới lô cốt, ấn bộc phá qua lỗ châu mai. Bọn địch ở trong cố đẩy ra, đồng chí quyết đẩy vào và không trù trừ, giật luôn kíp nổ. Lô cốt chính đổ sụp, bọn địch ngoan cố bên trong bị tiêu diệt tạo thuận lợi cho đơn vị tiêu diệt hoàn toàn đồn địch.

   Nguyễn Văn Tịch xứng đáng là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua giết giặc lập công của miền Đông Nam Bộ.

   Nguyễn Văn Tịch đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 10 lần được phân khu, trung đoàn, tiểu đoàn khen, được công nhận là Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1952.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, đồng chí Nguyễn Văn Tịch được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG NGUYỄN THÀNH ÚT

   
   Nguyễn Thành Út (tức Huỳnh Văn Voi) sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang, nhập ngũ tháng 11 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 9, trung đoàn 570, đại đoàn 330, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Mồ côi cha mẹ từ năm 10 tuổi, Nguyễn Thành Út phải đi lang thang làm thuê kiếm sống. Cách mạng tháng Tám thành công, lúc đó Nguyễn Thành Út mới 15 tuổi nhưng đã khai tăng cho đủ tuổi để xung phong vào bộ đội.

   Chín năm chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, Nguyễn Thành Út đã đánh 42 trận lớn nhỏ, trận nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm mưa trí, luôn luôn dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Trận Ngà Tu tháng 3 năm 1946, đồng chí đã dũng cảm chỉ huy một tổ chiến đấu, liên tục 2 ngày đêm giữ vững phòng tuyến. Ngày thứ ba, địch dùng đạn lửa bắn vào trận địa, tổ súng máy bị thương vong hết, đồng chí xông vào hầm đang cháy, mang được khẩu trung liên ra tăng cường cho tuyến phòng thủ. Bị bỏng cả vai và tay, Nguyễn Thành Út vẫn kiên quyết chiến đấu bảo vệ phòng tuyến đến cùng.

   Tháng 8 năm 1948, một trung đội địch đi càn lọt vào vòng vây của ta ở Mộc Hóa. Chúng co lại cố thủ và đánh trả quyết liệt mong tìm đường thoát. Giữa lúc tình thế đang giằng co, Nguyễn Thành Út bí mật bò vòng ra sau lưng địch, rồi bất ngờ xông lên ném thủ pháo vào giữa đội hình chúng, miệng hô lớn "xung phong”. Quân địch hoang mang, rối loạn. Bộ đội ta kịp thời xông lên diệt gọn cả trung đội. Ngày hôm sau bọn địch huy động lực lượng phản kích lại. Đồng chí đã cùng đơn vị bố trí chặn đánh, xung phong đuổi chúng trên 2 ki-lô-mét, diệt nhiều tên, làm địch rất khiếp sợ. Những tên sống sót hoảng hốt chạy về đồn cố thủ.

   Trận đánh đồn Bà Lực (tháng 12 năm 1950), địch bắn ra dữ dội. Đơn vị xưng phong hai đợt vẫn chưa vào được Đợt thứ ba Nguyễn Thành Út xách trung liên xông vào sát đồn, đứng hẳn lên kẹp trung liên vào nách bắn chế áp hỏa điểm địch, mở được cửa mở cho đơn vị tiến vào diệt gọn vị trí này.

   Tháng 8 năm 1952, đánh trận Bảy Ngàn, Nguyễn Thành Út và trung đội trưởng đi trước. Hai người đội bèo, ngâm mình dưới nước, bí mật lọt vào đồn, chiếm cầu thang gác chẹn địch. Địch trên gác phản kích quyết liệt. Trung đội trưởng hy sinh, chỉ còn một mình, Nguyễn Thành Út vẫn dung cảm, kiên quyết chiến đấu chặn địch cho đến khi xung kích xông vào tiêu diệt gọn bọn chúng.

   Tháng 3 năm 1954, đơn vị đồng chí đánh trận vận động diệt địch ngoài công sự ở An Biên. Trận chiến đấu diễn biến phức tạp, cả tiểu đội bị thương vong gần hết. Đồng chí cũng bị thương nhưng vẫn bình tĩnh dũng cảm chỉ huy anh em đánh thẳng vào giữa đội hình địch gây cho chúng rối loạn. Tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn đại đội địch.

   9 năm chiến đấu, 6 lần bị thương, sức khỏe bị giảm sút nhiều, nhưng Nguyễn Thành Út vẫn cố gắng liên tục chiến đấu và công tác, luôn luôn ở vị trí hàng đầu.

   Nguyễn Thành Út đã được tặng thương 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 7 lần được quân khu, đại đoàn và tiểu đoàn khen thưởng.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nguyễn Thành Út được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba va danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


ANH HÙNG NÔNG VĂN VƯƠNG



   Nông Văn Vương, sinh năm 1930, dân tộc Tày, quê ở  xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 6 năm 1946, khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó đại đội bộ binh thuộc đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ khi nhập ngũ đến tháng 7 năm 1954, Nông Văn Vương đã tham gia chiến đấu trên địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn nguy hiểm thế nào cũng kiên quyết vượt qua, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kết thúc trận đánh thắng lợi. Đặc biệt trong nhiệm vụ đánh bộc phá, đồng chí luôn luôn thể hiện tinh thần quả cảm, đã đánh là phá bằng được hàng rào, nổ sập lô cốt dù hỏa lực địch ngăn chặn dày đặc vẫn tìm mọi cách áp sát mục tiêu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đơn vị ca ngợi là "chiến sĩ bộc phá anh dũng”. Gần 9 năm tham gia chiến đấu, đồng chí đã tự tay diệt 55 tên địch, bắt 9 tên.

   Trong trận đánh đồn Bình Liêu, Móng Cái (tháng 10 năm 1951), lúc tổ bộc phá đã phá được mấy hàng rào ngoài, địch tập trung hỏa lực bắn ra hướng cửa mở rất dữ dội, một số đồng chí chạy lên làm nhiệm vụ đã hy sinh, không ngần ngại, Nông Văn Vương xung phong ôm bộc phá lên phá nốt hàng rào, rồi lại ôm bộc phá lên ấn vào lỗ châu mai lô cốt đầu cầu; địch đẩy ra, đồng chí ném lựu đạn qua lỗ châu mai và đẩy tiếp bộc phá vào: phá tung lô cốt, diệt 7 tên. Đồng chí cũng bị sức ép ngất đi. Ít phút sau tỉnh dậy lại tiếp tục theo đơn vị chiến đầu. Vì lực lượng ta ít nên bọn địch chống trả quyết liệt suốt từ 6 giờ đến 12 giờ. Biết địch dồn vào khu vực lô cốt chính ở giữa đồn để cố thủ chờ tiếp viện. Nông Văn Vương xung phong ôm khối bộc phá 15 ki-lô-gam vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, nhanh chóng phá sập lô cốt chính, diệt 20 tên, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt gọn đại đội địch, làm chủ trận địa.

   Trận Cầu Ngà, Bắc Ninh (năm 1952), Nông Văn Vương phụ trách tổ đi đầu làm nhiệm vụ phá lô cốt.
Khi có lệnh nổ súng hai đồng chí phá hàng rào bị thương, Nông Văn Vương lên thay và phá tung luôn hai hàng rào, rồi cùng đồng đội lên đánh lô cốt cao. Anh em đang loay hoay vì đồng chí vác thang đã bị thương ở bên ngoài; không nề nguy hiểm, Nông Văn Vương nhờ đồng đội công kênh lên để đặt bộc phá. Địch bắn đồng chí bị thương nhưng vẫn ở lại hướng dẫn anh em giải quyết xong trận đánh mới chịu để bộ phận tải thương đưa ra.

   Nông Văn Vương rất chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, luôn luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn, dũng cảm cứu giúp đồng đội trong chiến đấu. Đặc biệt trong trận Nà Xi (Nà Sản, Sơn La), tháng 1 năm 1953, tuy bị hỏa lực địch khống chế rất nguy hiểm, Nông Văn Vương vẫn bò qua hai lớp rào đưa hai thương binh, trườn ra ngoài an toàn. Hành động của đồng chí đã có tác dụng giáo dục sâu sắc đối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

   Nông Văn Vương đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được đại đoàn, trung đoàn khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua số một của đại đoàn.

   Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nông Văn Vương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM