Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:09:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kế sách giữ nước thời Lý - Trần  (Đọc 79077 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 08:57:01 pm »


Sử cũ ghi chép có thể chưa đầy đủ, nhưng cũng đã phản ánh nét nổi bật ở các thế kỷ XI XIII, về hiệu lực quản lý của nhà nước; đối với các vùng núi xa xôi ở phía tây, tây - bắc, phía nam (Hoan Ái) còn gặp nhiều trở ngại. Có khá nhiều cuộc nổi dậy của thổ tù, thủ lĩnh, châu mục buộc nhà vua, vương hầu hoặc đại quan phải đi đánh dẹp. Ít nhất vùng Hà Tuyên: 3 cuộc vào các năm 1013, 1015, 1024; vùng Châu Phong (Vĩnh Phú): 2 cuộc vào năm 1024, 1199; vùng Lâm Tây (Tây Bắc): 2 cuộc vào các năm 1037, 1154; Cao Bằng: 3 cuộc vào các năm 1038, 1050, 1125; vùng Hòa Bình: 3 cuộc vào các năm 1088, 1119, 1184; vùng Lạng Sơn: 4 cuộc vào các năm 1027, 1042, 1043, 1139-1141; vùng châu Ái (Thanh Hóa): 7 cuộc vào các năm 1011, 1029. 1035, 1043, 1050, 1061, 1188; vùng Hoan Diễn (Nghệ Tĩnh): có 6 cuộc vào các năm 1026, 1031, 1103, 1161, 1198, 12081. Ngoài những vụ nổi dậy đã trình bày trên đây còn phải kể đến các vụ điển hình như vụ “loạn ba vương” sau cái chết của Lý Thái Tổ vào năm 1028 tại Thăng Long, vụ cát cứ của họ Nùng ở Cao Bằng vào các năm 1038-1052; vụ Thân Lợi ở Châu Lạng vào các năm 1139-1141 thời Lý; vụ Ngô Bệ ở vùng núi Yên Phụ (Hải Hưng) vào các năm 1344 -1360; vụ Dương Nhật Lễ ở Thăng long sau cái chết của Trần Dụ Tông vào năm 1364 - 1370... thời Trần. Hiện tượng này không thấy diễn ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, và hầu như rất hiếm thấy tái diễn dưới triều Trần, từ thế kỉ XIII trở đi.

Thực tế trên phản ánh sự lớn mạnh không chỉ về tổ chức, về hiệu lực quản lý đất nước của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, mà còn biểu thị sự đoàn kết, tập hợp của cả cộng đồng các dân tộc xung quanh triều đình trung ương để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chính sách “cơ mi” đối với vùng các dân tộc ít người của nhà nước quân chủ còn kéo dài đến thời Trần, nhưng với một hình thức khác. Nhà nước thời Trần không dùng quan hệ hôn nhân, mà đã cắt đặt đơn vị hành chính cấp trấn, lộ bao khắp vùng ở lãnh thổ thượng du, biên viễn. Đó là các lộ Lạng Giang, lộ Tam Giang, trấn Thiên Quan, trấn Thiên Hưng, trấn Thái Nguyên, trấn Lạng Sơn, trấn Tuyên Quang, do các chức an phủ, trấn thủ đứng đầu như các trấn lộ khác. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và dân cư, ở các vùng này, nhà nước cũng chỉ nắm giữ đến cấp trấn, lộ, còn cấp châu, phủ vẫn tuyển chọn từ các thổ tù, tù trưởng, giao cho họ quản giữ. Nhìn chung, nhằm mục tiêu xây dựng bộ máy quản lý đất nước, các vương triều Lý - Trần bằng những biện pháp quản lý mềm dẻo đã đạt được một bước phát triển đáng kể góp phần đoàn kết khối đại gia đình các dân tộc, tạo sức mạnh vô địch trong chống giặc giữ nước như lịch sử đã ghi nhận. Ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ XIII là một thử thách lớn đối với hiệu lực tổ chức, quản lý của nhà nước quân chủ và với khối đoàn kết toàn dân. Nhìn chung ba cuộc kháng chiến, trong vòng 30 năm (1258, 1285, 1287 - 1288) đặc biệt là cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), mọi miền của đất nước đều có giặc và cả nước đều tập hợp chung quanh triều đình để đánh thắng giặc.

Để có được sức mạnh vượt qua những thử thách lớn lao đó, bên cạnh việc quan tâm sử dụng các biện pháp mềm dẻo để đoàn kết các tộc ít người miền thượng du, biên viễn, nhà nước còn giao cho quý tộc vương hầu trấn trị những vùng đất trọng yếu. Nếu như thời Lý trong buổi đầu có Khai Quốc vương Bồ trấn trị phủ Trường Yên, Uy Minh hầu Nhật Quang giữ Nghệ An, Lý Thường Kiệt (nguyên họ Ngô được ban họ nhà vua) giữ Thanh Hóa, Lý Đạo Thành giữ Nghệ An thì đầu thời Trần có Trần Thủ Độ, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật từng quản giữ Thanh Hóa, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang quản giữ Diễn Châu (Nghệ An). Ngoài việc làm trên, nhà nước Trần còn tiến thêm một bước, cho vương hầu quý tộc được hưởng thái ấp, có phủ đệ ở các địa phương trọng yếu, chỉ về kinh đô dự triều hội. Như:

Yên Sinh Vương Trần Liễu ở Đông Triều, Yên Hưng (Quảng Ninh)
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Hưng)
Trần Thủ Độ ở Quắc Hương (Tức Mạc - Nam Hà)
Trần Quốc Chẩn ở Chí Linh (Hải Hưng)
Trần Nhật Hao ở xã Dương Xá (huyện Hưng Hà - Thái Bình )
Trần Quang Khải ở xã Cao Đài (huyện Mỹ Lộc - Nam Hà)
Trần Quốc Tảng ở Tỉnh Bang (huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng )
Trần Khát Chân ở Cổ Mai (huyện Thanh Trì - Hà Nội)
Trần Khánh Dư ở Dưỡng Hòa (huyện Duy Tiên - Nam Hà ).
Trưởng công chúa quản ở Bạch Hạc (Vĩnh Phú).

Chính sách ưu đãi đặc quyền, đặc lợi cho vương hầu qúy tộc đặc biệt ở thời Trần kết hợp với chủ trương tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước phản ánh phương châm “tông tử duy thành” (dùng con cháu tông thất làm thành lũy) mang đặc trưng của nhà nước quân chủ qúy tộc thời kỳ này.

Nhà vua thời Lý - Trần đặc biệt quan tâm đến củng cố đoàn kết nhất trí trong nội bộ vương triều, xem như hạt nhân quan trọng của khối đoàn kết toàn dân, tạo nên thế cả nước đồng lòng. Vua - tôi, nhà nước - toàn dân cố kết thành một khối là điều kiện quyết để các vương triều Lý - Trần, từ cảnh giác đề phòng đến kiên quyết đánh thắng giặc từ phía bắc, đẩy lùi kẻ thù phía nam. Cũng nhờ có sự đoàn kết nhất trí đó mà nhà nước còn đập tan được nhiều vụ phản loạn, gây rối từ bên trong.

Nếu như kẻ thù xâm lăng từ bên ngoài, phản loạn từ bên trong là những hiểm họa nhất thời đối với sự mất còn của đất nước thì việc bị xâm phạm, gây rối nơi biên cương, đặc biệt ở phía tây và phía nam vẫn thường xuyên diễn ra buộc nhà nước thời Lý-Trần phải quan tâm.

Bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, biên giới phía nam của nước ta đến Hoành Sơn, giáp với Chăm Pa (Chiêm Thành). Phía tây là địa bàn của các tộc Lão Qua và người Chân Lạp đang trong quá trình biến động trước làn sóng di cư của người 'Thái từ phía bắc tràn xuống, gây nên nhiều xáo trộn trong khu vực. Các bộ tộc người Lão Qua (Lào) sau hàng thế kỷ bị người Chân Lạp (Khơ Me) tiếp đến người Thái (vương quốc Sukhôthai, vương quốc Ayuthaya) thống trị, đến giữa thế kỷ XIV, Phạ Ngừm mới đuổi được bọn đô hộ, lập nên quốc gia Lạng Xạng (nước Lào), đẩy lùi vương quốc Chân Lạp về phía nam. Trong bối cảnh lịch sử đó, ở phía nam, vùng đất Hoan Diễn (Nghệ Tĩnh ngày nay) và ven biển phía đông nam là đối tượng thường xuyên bị cướp phá, vi phạm của người Chiêm Thành; ở phía tây, vùng tây bắc (Đà Giang) thượng du Thanh Hóa (đầu nguồn sông Mã), Nghệ An (vùng Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông) lại thường xuyên bị người Chân Lạp, Ngưu Hống, người Lão xâm nhập. Nhận thức được mối hiểm họa từ phía nam, tây nam này, nhà nước thời Lý - Trấn đã nhiều lần cất quân đánh dẹp. Không kể nhiều lần nhà vua, hoặc thượng hoàng trực tiếp cầm quân, ta thấy còn có nhiều gương mặt có tên tuổi, như Lý Thường Kiệt (1069, 1074), Dương Anh Nhĩ (1132), Tô Hiến Thành (1167), Phạm Ngũ Lão (1291, 1301, 1311), Trần Khánh Dư, Trần Quốc Chấn, Đoàn Nhữ Hài (1311), Nguyễn Trung Ngạn (1334), Đỗ Tử Bình, Hồ Quý Ly (1377, 1380, 1382, 1383 ...), Trần Khát Chân (1389 - 1390) đã phải xuất quân giữ yên bờ cõi.

Tóm lại, nhà nước quân chủ thời Lý - Trần , nhờ củng cố được khối đoàn kết các dân tộc miền xuôi, miền ngược, đoàn kết toàn dân bằng nhiều biện pháp linh hoạt mềm dẻo, đã chiến thắng kẻ thù xâm lược ồ ạt từ phía bắc, ổn định biên thùy phía tây, đẩy lùi nguy cơ xâm lược của người Chiêm Thành, mở rộng lãnh thổ, đặt thêm hai lộ Tân Bình (từ Hoành Sơn đến bắc sông Thạch Hãn) và Thuận Hóa (nam sông Thạch Hãn đến phía nam Hải Vân), tạo thế vững mạnh cho đất nước.
______________________________________
1. Các số liệu được rút ra từ Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Việt sử lược.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 09:05:54 pm »


III. VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC CHUNG SỨC

Thời Lý - Trần , với gần bốn thế kỷ tồn tại đã làm nên nhiều chiến công rực rỡ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng lượng thời gian phải tiến hành chiến tranh giữ nước lại không nhiều. Chỉ riêng chống giặc phương Bắc chỉ mất khoảng 15 tháng1. Để dành được thắng lợi qua nhiều đợt thử thách hiểm nghèo nhưng ngắn ngủi đó là do sức mạnh, tiềm lực vật chất và tinh thần được bồi đắp, vun trồng và tích lũy trong những năm tháng thanh bình.

Trong thời đại Lý-Trần khoa học kỹ thuật ở nước ta chưa phát triển, kinh tế nông, công, thương nghiệp còn trong tình trạng vận động chậm chạp của thời trung cổ. Tuy vậy, quốc gia Đại Việt lại phải đương đẩu với một kẻ thù xâm lược lớn mạnh: đất rộng, người đông, giàu tiềm lực, lại là một bộ máy nhà nước có lịch sử xây dựng lâu đời, với nhiều kinh nghiệm, từ học thuyết cho đến kết cấu tổ chức chính trị, quân sự, trải hàng thiên niên kỷ từ Tần, Hán đến Đường, Tống, Nguyên. Trong khi đó, nhà nước Lý - Trần, vì hoàn cảnh tồn tại phát triển đặc biệt của đất nước lại đang bước vào thời kỳ củng cố, hoàn chỉnh. Vấn đề đồng lòng, chung sức trong bất kỳ lĩnh vực nào và bao giờ cũng quan trọng, nhưng trong bối cảnh lịch sử - xã hội Đại Việt các thế kỷ XI - XIV lại cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói là yếu tố quyết định. Hơn ai hết, đương thời Trấn Quốc Tuấn đã rút ra điều này khi trả lời vua Trần Anh Tông về kế chống giặc. Theo ông, thời Đinh Lê “dùng được người tài giỏi” “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa” còn thời Trần thì “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức2. Vị tướng lĩnh tài ba kiệt xuất, người anh hùng dân tộc thời Trần đã phát hiện cực kỳ chính xác điểu cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên do giới hạn trong tư duy của thời đại, ông quan niệm: “đó là trời xui nên vậy3.

Đồng lòng, chung sức trong sự nghiệp giữ nước là thực tế trong lịch sử Đại Việt thời Lý - Trần. Để có được thứ vũ khí vô địch này, tất nhiên đòi hỏi một quá trình, do tác động của nhiều yếu tố và có sự tự giác của mọi tầng lớp xã hội, nhưng trước hết và quyết định là ở đội ngũ cầm quyền. Điều đó phải được biểu hiện ở ý thức và hành động cụ thể trong quan hệ nội bộ quý tộc chấp chính, gắn liền với quan hệ giữa nhà nước quân chủ và nhân dân thông qua các chủ trương, đường lối và chính sách cai trị.

Điểm lại lịch sử, về mặt này không thể không nhấn mạnh đến tính chất trẻ trung của một bộ máy nhà nước với một hệ thống tồ chức còn đang độ triển khai trên cơ sở hương, giáp, xã từ công xã nông thôn đã và đang nhanh chóng giải thể. Nhà nước quý tộc Lý-Trần còn mang nhiều yếu tố gần dân, hoặc “thân dân” như nhiều người thường nhắc tới. Gần dân, thân dân ở đây không chỉ trong tác phong sinh hoạt, thái độ ứng xử, mà có lẽ quan trọng hơn, trong tư tưởng, trong tâm linh.

Trước hết, trong khuôn khổ chế độ phong kiến kiểu phương Đông, đội ngũ quý tộc Lý - Trần không phải là quý tộc bẩm sinh. Lý Công Uẩn, Trần Cảnh - các vua đầu của hai vương triều Lý - Trần có nguồn gốc từ cửa Phật, hoặc từ dân chài. Tất nhiên một khi đã lên ngôi vua thì lập tức họ dành ưu tiên đặc quyền, đặc lợi cho con cháu họ hàng, từ phẩm tước, chức vị đến bổng lộc theo trật tự gần xa trong quan hệ huyết tộc. Phải chăng ở đây là phiên bản được phóng đại của quan niệm “trong họ, ngoài làng” bền vững trong làng xã, ít nhất cho đến trước Cách mạng Tháng Tám? Mặt khác, họ cũng không phải là tầng lớp khép kín. Trên lý thuyết, tước vương, hầu và chức quan cao cấp chỉ dành riêng cho con cháu hoàng tộc. Nhưng trong thực tế, đội ngũ quý tộc quan lại được tuyển dụng, bên cạnh chế độ nhiệm tử, còn có chế độ bảo cử (chọn người hiền tài), chế độ khoa cử (chọn nhân tài) mở rộng cửa cho mọi người. Như vậy, đội ngũ quý tộc Lý - Trần bao gồm tông thất, quan lại thường xuyên được tăng bổ bằng nguồn thoát thai từ “trăm họ”. Sử sách có chép vua Trần Thánh Tông từng nói với tông thất: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ... lo thì cùng lo, vui thì cùng vui…4, và nhà vua còn “xuống chiếu cho các vương hầu tông thất, khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình, vua cùng ăn uống với họ. Hôm nào tối trời không về được thì xếp gối dài, chăn rộng, kê giường liền cùng ngủ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau5.

Sử còn cho biết thêm chính Trần Thái Tông từng “ban yến ở nội điện, các quan (không chỉ có tông thất - TG nhấn mạnh) đều dự. Đến khi say mọi người đứng cả dậy dang ta mà hát” và “sau này trong yến tiệc, có người đội mo nang, cầm dùi làm tửu lệnh6.

Và vào năm 1282, trước nguy cơ xâm lược của giặc Nguyên, vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị Bình Than “họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu7.

Lịch sử đã chứng minh nhà nước thời Lý - Trần song song với việc vun đắp khối đồng tâm nhất trí trong nội bộ tông thất, còn đặc biệt quan tâm củng cố khối đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cầm quân từ trung ương đến cơ sở. Đối với các vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lánh của cư dân các tộc ít người, nhà nước có chính sách, biện pháp mềm dẻo thu hút, tập hợp các tù trưởng, thủ lĩnh thành bầy tôi của triều đình. Mối quan hệ vua tôi được gắn bó bằng quan hệ hôn nhân, bằng quyền và lợi trên cơ sở vì lợi ích chung của cả nước. Chính họ là người quản giữ dân, bảo vệ từng tấc đất vùng lãnh thổ rừng núi biên viễn, là tai mắt của triều đình, huy động quân dân bản địa chặn chân giặc từ biên giới, khóa đuôi và truy đuổi giặc trên đường tháo chạy.

Ở miền xuôi, trong các chức vụ quan trọng ở triều đình, từ chỗ do vương hầu tông thất nắm giữ, dần dần được bổ sung thay thế bằng những người có tài cán, đỗ đạt hoặc không đỗ đạt ngoài đám tông thất. Thời Lý đã có những gương mặt nổi tiếng như Lê Phụng Hiểu từng lập công lớn được phong tước hầu, được ban cấp ruộng đất hậu gọi là “thác đao điền”; Lý Thường Kiệt, vốn không phải là tông thất, từng được trao trọng trách chức thái úy; Lê Văn Thịnh do khoa cử xuất thân từng được ban chức thái sư; Mạc Hiển Tích do khoa cử xuất thân được bổ làm hàn lâm viện học sĩ; Tô Hiến Thành làm nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước vương, quyền nhiếp chính giúp Lý Cao Tông khi lên ngôi lúc ba tuổi... Sang thời Trần, quan trường càng mở rộng cửa cho người có tài năng, do đó người “bách tính” gia nhập quan trường càng nhiều. Điểm các gương mặt nồi tiếng thời Trần, đội ngũ những người ngoài tông thất không kể xiết. Họ có mặt ở khắp mọi lĩnh vực, giữ chức vụ quan trọng trong triều đình cũng như ngoài trấn, lộ, phủ.
_____________________________________________
1. Kháng chiến chống giặc Tống lần thứ hai gồm ba tháng (cuối 1076 đến tháng 3-1077); chống Nguyên Mông lần thứ nhất: hơn một tháng (cuối tháng 12-1257 đến tháng 1-1258); lần thứ hai: sáu tháng (tháng 1 đến tháng 6-1285); lần thứ ba: 5 tháng (từ tháng 12-1287 đến đầu tháng 4-1288).
2, 3. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.II, tr.77.
4, 5, 6, 7. Đại Việt sử kí toàn thư, sđd. t.II, tr35, 38, 45.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 09:10:51 pm »


Chế độ đãi ngộ thưởng phạt công minh giữ một vai trò rất lớn trọng củng cố khối đồng tâm nhất trí của vua tôi. Tiếc rằng sử cũ không cho biết gì hơn về lương bổng ngoài một số việc rời rạc. Thời Lý, vào năm 1067 đời Lý Thánh Tông cấp bổng cho quan đô hộ phủ sĩ sư (quan coi hình phạt) mỗi người hàng năm 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối, v.v..., ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ1. Đến thời Trần, năm 1230 đời Trần Thái Tông mới “định lệ cấp lương bổng cho các quan văn võ trong ngoài và các quan ở cung điện, lăng miếu, chia tiền thuế, ban cấp theo thứ bậc2; năm 1244 lại “quy định lương bổng cho các quan làm việc trong ngoài và các quan túc vệ3; thời Minh Tông, năm 1316, “xét định các quan văn võ cấp cho hộ khẩu theo thứ bậc khác nhau4. Nhà sử học Phan Huy Chú từng dẫn lời Ngô Ngọ Phong: “Thời Lý các quan trong ngoài đều không cấp bổng. Quan trong thì bất thần vua thưởng cho; quan ngoài thì giao cho dân một miền để đặt người thuộc viên thu thuế đất, hồ ao đánh vào dân cày, dân cá mà lấy lợi...5. Về lương bổng đời Trần, Phan Huy Chú cũng chỉ đoán định: “Có lẽ lấy ở thuế công, định làm lệ thường, cũng như ngụ lộc ở đời gần đây chăng?6.

Nếu như vế lương bổng ta chưa có đủ tài liệu để làm sáng tỏ thì về thưởng phạt có thể nắm bắt được tương đối rõ nét hơn. Ngoài việc khảo khóa như đã trình bày để phân loại, sắp xếp thăng thưởng, giáng, bãi miễn, sử còn chép việc quy định nhiều trường hợp xử tội những đội ngũ quan chức, kể cả vương hầu, một khi phạm tội. Thời Lý, năm 1129, đời Lý Thần Tông, hạ chiếu: “nô tỳ của vương hầu và các quan không được cậy thế đánh đập quan quân và bách tính, kẻ nào phạm thì gia chủ phải tội đồ, kẻ nô sung làm quan nô7. Năm 1174 đời Lý Anh Tông, thái từ Long Xưởng có tội, bị phế làm thứ nhân và bắt giam8. Thời Trần, Trần Di Ái (chú họ của vua) đi sứ, nhận chức tước của giặc khi về nước bị đổi là Trần Ái, đưa xuống làm khao giáp binh phủ Thiên Trường9, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư có công được phong làm phiêu kỵ đại tướng quân, thăng đến hàm thượng vị hầu, phạm tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy, bị đánh trượng, sau đó tước hết chức tước, tịch thu gia sản, phải về Chí Linh làm nghề bán than, đến năm 1282 mới được cho dự bàn việc chống giặc10. Năm 1283 thượng vị hầu Trần Lão phạm tội viết thư nặc danh phỉ báng nhà nước phải nộp tiền chuộc tội 1.000 quan, đưa xuống làm lính11. Trong xem xét khen thưởng công lao đánh giặc, không chỉ quan quân mà cả vương hầu một khi đầu hàng giặc đều bị tội nặng, dấu bản thân vương hầu đang ở triều đình giặc cũng bị kết án vắng mặt; trong đó có Chương Hiến hầu Trần Kiện (con Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang) bị đổi làm Mai Kiện, Trần Ích Tắc (con trai Trần Thái Tông) gọi là Á Trần; thượng vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng bị đổi làm Mai Lộng...12

Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cũng như đánh dẹp nội loại thời Lý-Trần, dường như đã thành lệ, nhà vua, có khi thượng hoàng, hoàng tử, vương hầu thường trực tiếp cầm quân, và không ít người đã hy sinh anh dũng. Điều này không chỉ có tác dụng động viên, cổ vũ quân dân mà còn biểu thị tinh thần đồng lòng chung sức, gắn bó giữa đội ngũ quý tộc cầm quyền với “trăm họ” trước nạn nước. Thời bình, vương hầu quý tộc được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, thời chiến hoặc thời loạn, chính họ cũng là người đã xông pha trận mạc đối diện với quân thù. Dường như bên cạnh tinh thần thượng võ, ở đây còn có ý thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong đám vương hầu quý tộc - hạt nhân của bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến quý tộc thời Trần. Điều này hẳn đã góp phần cố kết đội ngũ trong bộ máy nhà nước thành một khối đồng lòng, chung sức.

Tuy nhiên, nhà nước thời Lý - Trần cho dù có đồng tâm nhất trí, kiên quyết chống giặc, cũng không thể giữ được nước một khi thiếu sự hưởng ứng tham gia đóng góp sức người, sức của của quân dân khắp mọi miền. “Cả nước chung sức” mới là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định trong công cuộc giữ nước thời Lý-Trần. Nếu như trong cuộc chống giặc Tống dưới thời Lý, chiến tranh chỉ diễn ra chủ yếu ở vùng bắc sông Đuống, phòng tuyến sông Cầu đến Lạng Sơn, Cao Bằng thì trong ba cuộc chống giặc Nguyên - Mông dưới thời Trần, đặc biệt là cuộc kháng chiến lần thứ hai, cả nước đều có giặc. Ba lần giặc đến, ba lần triều đình đều bỏ Thăng Long, rút về hạ lưu dựa vào dân để bảo toàn lực lượng, tạo thời cơ, tăng cường sức lực phản công giành thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, cả các vùng ven biển, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam đều lao vào cuộc chiến đấu sinh tử với quân thù. Trong khi đó, vùng rừng núi tây bắc, bắc, đông bắc ít nhất cũng một lần chặn giặc đến, truy quét giặc trên đường tháo chạy. Tất cả đều được huy động vào công cuộc chống giặc theo lệnh của triều đình.

Trong lịch sử chống xâm lăng, không phải lúc nào chúng ta cũng thắng lợi. Không kể đến chống Tần của Thục Phán, chống Mã Viện của Hai Bà Trưng, chống quân Lương của Lý Nam Đế, chỉ kể sau nhà Trần, có Hồ Quý Ly, các vua Hậu Trần đều tổ chức chống giặc Minh, nhưng đành chịu thất bại mặc dù chiến đấu đến hơi thở cuối cùng; nhà Nguyễn trong chống giặc Pháp vào giữa thế kỷ XIX phải nhượng bộ từng bước để đi đến đầu hàng.

Điều kỳ diệu trong công cuộc phá giặc Tống, thắng giặc Nguyên-Mông, bình Chiêm Thành thời Lý-Trần là ở chỗ “cả nước góp sức”. Tinh thần yêu nước, quyết tâm giữ nước vốn là truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhưng để phát huy được truyền thống, tạo nên được thế “cả nước góp sức” hoàn toàn không đơn giản. Đó không thể là kết quả của năm, của tháng càng không chỉ đợi đến khi có giặc mới phát lời kêu gọi. Trần Quốc Tuấn có viết “Hịch tướng sĩ”, vua Trần Nhân Tông có triệu tập Hội nghị Diên Hồng, có truyền lệnh cho cả nước phải chống giặc ở bất cứ nơi nào có giặc đến cũng chỉ nhằm thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm cả nước chung sức mà nhà nước thời Lý - Trần đã vun trồng, tạo dựng từ những năm tháng thanh bình. Hẳn rằng hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn có đủ tư cách và thẩm quyền để từ thực tiễn cuộc đời cầm quân chống giặc của mình rút ra bài học “cả nước góp sức”.
_______________________________________________
1. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.I, tr. 284, 320, 347, 348.
2, 3. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.II, tr. 12, 17.
4, 5, 6. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Sđd, phần “Quan chức chí”. t.I, tr. 451-452.
7, 8. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.I, tr. 284, 320, 347, 348.
9. Trần Di Ái Đại Việt sử kí toàn thư chép là nhà Nguyên cho làm Lão hầu, An Nam Chí lược chép là phong An nam quốc vương.
10, 11, 12. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.II, tr. 46, tr. 63.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 10:28:17 pm »


Trở lại với lịch sử, nhà nước Lý - Trần trên con đường xây dựng, củng cố đã thực sự bước vào kiểu nhà nước phong kiến phương Đông theo mô hình Trung Hoa với hệ tư tưởng Nho giáo. Thế nhưng không phải không có lý do để sau gần ba thế kỷ (từ năm 1075 đến giữa thế kỷ XIV) nho sĩ đại thần Lê Quát còn phải thừa nhận một sự thực: “… Trên từ công vương, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc Phật thì dẫu hết tiền của cũng không tiếc... Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho tới thôn cùng ngõ hẻm, không mệnh lệnh mà người ta vẫn theo, không thế thốt mà người ta vẫn tin...” và than phiền: “Ta thuở trẻ đọc sách, để tâm khảo xét xưa nay, cũng hiểu sơ sơ đạo của thánh nhân để giáo hóa dân chúng mà rốt cuộc vẫn chưa được một hương tin theo1. Sử gia Lê Văn Hưu cũng phê phán Lý Thái Tổ quá sùng Phật: “Xây tháp ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thời Phật lộng lẫy hơn cung vua2. Nhóm sử gia thời Lê cũng chê Trần Thánh Tông “Ưu du cõi tam muội, tìm dấu đạo nhất thừa thì không phải là phép trị nước hay của đế vương”3, chê Trần Nhân Tông: “để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thành nhân4. Ở đây có vấn đề đời sống tâm linh của dân tộc mà các vua Lý - Trần là người đại diện. Về vấn đề này, Phan Huy Chú tỏ ra sắc sảo thoáng đạt và đã nắm bắt được điều cốt lõi của thời đại khi ông viết: “Đời Lý Trần đều tôn chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buồi ấy... dù là chính đạo hay dị đoan, đều tôn chuộng không phân biệt... Những người thi đỗ không phải ai cũng là chân Nho, mà những nhà nho chỉ chăm chăm về chương cú thì e không thể trông cậy ở họ giúp nên công việc bình trị được. Tôi trộm nghĩ: cách chọn người nên lấy đức hạnh làm gốc, nếu người có bàn lĩnh tốt thì dẫu kiêm thông cả cửu lưu tam giáo5, cũng chẳng hại gì...6.

Để có được sức mạnh của “cả nước góp sức”, trước hết nhà nước Lý - Trần quan tâm đến đời sống vật chất của dân, làm cho dân giàu nước mạnh bằng cách mở mang nông nghiệp, giao thông thủy lợi, miễn giảm tô thuế khi có hiện tượng thiên tai loạn lạc (sẽ trình bày ở chương sau). Tuy nhiên, điều không kém phần quan trọng là nhà nước còn quan tâm đến đời sống tinh thần của dân - một sực mạnh vô hình trong dựng nước thời bình cũng như trong chống giặc thời chiến. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng vì các vua Lý - Trần phần đông đều là tín đồ của đạo Phật nên dân cũng sùng phật. Trong thực tế, Phật giáo đã ăn sâu bén rễ vào xã hội Việt từ khá sớm, đã có một vai trò tích cực trong đời sống xã hội, cũng như trong bộ máy nhà nước trước Lý - Trần. Nhà nước tiếp thu Nho giáo, sử dụng Nho giáo như một công cụ đào tạo quan lại, quản lý đất  nước cai trị nhân dân, tạo thêm sức mạnh cho nhà nước, nhưng lúc bấy giờ Nho giáo chưa thật ăn sâu, bén rễ vào nước ta. Như vậy, nhà nước Lý - Trần vẫn rất tôn trọng đạo Phật. Các vua Lý- Trần còn muốn tạo nên một thiền phái riêng của Đại Việt - phái Thảo Đường thời Lý Thánh Tông, phái Trúc Lâm thời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Tiếp thu thành tựu văn minh của nhân loại vì nhu cầu phát triển xã hội, xây dựng đất nước gắn liền với nuôi dưỡng, vun đắp gia tài văn hóa của dân tộc, trong đó có tôn giáo, tín ngưỡng, trong thời bình các vua Lý- Trần đã gắn bó với dân, quan tâm đến đời sống tâm linh của dân như của chính bản thân mình. Nhà vua, triều đình tôn thờ, sùng bái cái mà nhân dân sùng bái, tôn thờ. Phải chăng ở đâycó một mối liên kết chặt chẽ về mặt tinh thần, nhiều khi còn bền vững hơn về vật chất, và do đó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh “cả nước góp sức” trong thời chiến? Không mấy khó hiểu khi có những Nhà vua - Phật - chiến sĩ tập hợp một dân tộc - đệ tử Phật - chiến sĩ sẵn sàng vũ trang đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược để giữ nước, giữ nhà.

Nhà nước quân chủ mạnh không phải là đặc điểm riêng của thời Lý-Trần, điều đó cũng được biểu hiện ở nhà nước Lê sơ (thế kỷ XV) thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX). Điểm khác biệt là sức mạnh của nhà nước Lý - Trần không dựa trên bạo lực chuyên chế, mà thực sự dựa vào lòng dân. Cho đến nay, chúng ta có quá ít tài liệu để làm sáng tỏ phương châm “trị nước chăn dân” của nhà nước Lý - Trần. Nhà bác học Phan Huy Chú từng nhận xét “hình pháp các đời Lý - Trần không thể biết rõ từng điều tỉ mỉ kỹ càng. Buổi đầu định ra luật cách, tưởng cũng đã dùng theo chế độ của các đời Đường, Tống, song trong khoảng rộng nghiêm, nhiều lúc có châm chước. Nay lục ra những điều đã thấy trong sử, lần lượt chép ra để có thể biết được đại khái7.

Quả vậy nếu như thời Lê có Luật Hồng Đức, thời Nguyễn có Luật Gia Long làm cơ sở để khảo cứu, thì thời Lý - Trần mọi văn bản về pháp luật đều đã thất truyền. Nhưng qua ghi chép của biên niên sử, ta biết thời Lý-Trần đã quan tâm đến luật pháp. Đó là bộ Hình thư được soạn vào năm 1042 đời Lý Thái Tông, bộ Quốc triều thường lễ, vào năm 1230 đời Trần Thái Tông, bộ Hoàng triều đại điển, bộ Hình thư do Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên soạn theo lệnh vua Trần Dụ Tông vào năm 1341. Nhà nước Lý-Trần quản lý đất nước theo luật pháp là điều có thể khẳng định, nhưng luật lệ ra sao còn phải bỏ ngỏ. Về bộ Hình thư ra đời vào đầu triều Lý, sử cho biết: “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót sai trung thư san định luật lệnh, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, đề cho người xem dễ hiểu, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện8. Qua đoạn ghi chép ngắn ngủi, duy nhất, về luật pháp thời này của sử cũ ta thấy Hình thư - bộ sách luật mở đầu của thời này, nổi lên mấy điểm cốt yếu:

1. Khắc phục tình trạng phiền nhiễu, khắc nghiệt, oan uổng do người chịu trách nhiệm cầm cân công lý đã gây nên cho dân.
2. Giữ phép nước trên tinh thần nhân ái, yêu thương con người.
3. Phổ biến rộng rãi cho dân dễ hiểu, tạo điều kiện thuận tiện cho dân tuân theo pháp luật.

Từ trị nước theo luật tục do người đứng đầu nhà nước Đinh, Tiền Lê điều hành vận dụng, đến cai trị theo luật pháp, nhà nước thời Lý - Trần đã đánh dấu một bước tiến dài trên con đường văn minh. Cũng theo sử chép, thời Lý - Trần, ngoài những hình phạt thông thường như đánh bằng roi, gậy, tù, đầy, chém, còn có những hình phạt thảm khốc như róc thịt, phanh thây “thương mộc mã”... Điều đó không lấy gì làm lạ đối với thời trung cổ. Điều đáng ngạc nhiên là hình phạt có khi thảm khốc như vậy nhưng chính vua Lý lại không hài lòng với chuyện “khắc nghiệt”, thương xót những người “bị oan uổng quá đáng”, hoặc những người bị giam cầm “ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét”, “chết không đáng tội”, đặc biệt đối với người dân vì “không hiếu biết mà mắc vào hình pháp9. Rất có thể cái nhân từ của Lý Thánh Tông chưa đủ để khái quát nâng lên thành quan điểm chung của nhà nước thời Lý - Trần, nhưng ít nhất điều ghi chép cá biệt này đã hàm chứa một nét chung nhất, đó là tinh thần nhân ái, thân dân, của thời đại mà tư tưởng Phật còn bao trùm trong toàn xã hội từ cung đình cho đến dân gian. Quản lý đất nước, cai trị dân, lập pháp và hành pháp đều xuất phát từ chữ “nhân”; nhưng ở thời Lý - Trần, có lẽ chưa phải là chữ “nhân” mang nội dung giai cấp sâu sắc của Nho giáo, mà là chữ “nhân” theo quan điểm “từ bi bác ái”, “cứu nhân độ thế” của nhà Phật - điều mà các sử gia sau này khó chấp nhận, thường phê phán. Nhưng chính ở điểm này, trong bối cảnh lịch sử - xã hội thế kỷ XI - XIV lại biểu thị sự gần gũi, cảm thông, sự thống nhất giữa đội ngũ cầm quyền - nhà nước, và người bị cai trị - trăm họ, ít nhất ở đời sống tâm linh - một mặt sinh hoạt rất quan trọng không thể xem thường đối với sự tồn tại của từng con người cũng như của cả cộng đồng dân tộc. Sự gặp gỡ, gần gũi này đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh “cả nước góp sức” trong chống giặc giữ nước thời Lý - Trần.


*
*   *

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn. Nhà nước thời Lý - Trần nói chung, thời Lý, thời Trần nói riêng, cũng không ngoài quy luật đó.

Nói đến nhà nước mạnh của thời Lý - Trần không có nghĩa là không có lúc nhà nước này bộc lộ những mặt yếu kém, không tự thân điều chỉnh, cải tổ được, dẫn đến suy yếu và bị sụp đổ. Nhà Trần thay nhà Lý vào năm 1226. Đến lượt mình, nhà Trần từ nửa cuối thế kỷ XIV đã tỏ ra bất lực, không đáp ứng yêu cầu quản lý một xã hội đã và đang vận động mạnh mẽ đòi hỏi những cải cách phù hợp. Quyền lực quản lý đất nước chuyển sang tay nhà Hồ vào năm cuối cùng của thế kỷ XIV (1400). Tuy nhiên, vượt lên trên những biến thiên, thăng trầm đó, với một nhìn nhận bao quát từ góc độ chống giặc giữ nước, ta dễ thấy trong lịch sử trung đại không có một nhà nước quân chủ nào điều hành, tổ chức chống giặc với thắng lợi liên tiếp, vẻ vang như nhà nước thời Lý - Trần. Cho đến nửa cuối thế kỷ XIV mặc dù đã bước vào chặng tàn, nhà nước Trần thời Trần Nghệ Tông vẫn chèo lái, đối phó được với những đe dọa, uy hiếp của nhà Minh. Mặt khác, và quan trọng hơn, nhà nước còn tổ chức đánh tan nhiều hành động khuấy rối, vi phạm lãnh thổ, tấn công xâm lược từ phía Nam của giặc Chiêm Thành10, dập tắt mối nguy “hai đầu đều có địch” vì mục đích bảo vệ Tổ quốc.

Những chiến công trong chống giặc giữ nước thời Lý - Trần mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, và còn vang dội đến muôn đời. Vinh quang đó thuộc về các thế hệ tiền nhân sống, lao động và chiến đấu trong các thế kỷ XI - XIV, bao gồm nhà nước và cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ quốc gia Đại Việt.

Một bộ máy quản lý nhà nước mạnh, dựa vào dân, quan tâm đến mọi mặt đời sống của dân, gắn bó cả nước thành một khối “đồng tâm nhất trí” “cả nước góp sức” trong chống giặc giữ nước, giữ nhà là bài học vô giá mà nhà nước Lý - Trần - người chịu trách nhiệm trước lịch sử về vận mệnh của Tổ quốc, đã để lại cho các thế hệ mai sau.

______________________________________________
1, 3, 4. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.II, tr. 153, 28, 42.
2. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.I, tr. 134.
5. Cửu lưu là chín học phái thời Xuân Thu Chiến quốc. Tam giáo: Nho, Phật, Đạo.
6. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.II, tr. 152.
7. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.II, tr. 291.
8. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. t.I. tr. 271.
9. Lời Lý Thánh Tông nói với các quan tả hữu, các quan coi ngục. Xem Đại Việt sử kí toàn thư. Sđd, t.I, tr. 282, 284 .
10. Căn cứ vào các sách sử biên niên của ta. chúng tôi thống kê được từ giữa thế kỷ XIV có 16 lần Chiêm Thành quấy rối, tấn công Đại Việt trong đó có 3 lần xâm phạm đến kinh đô Thăng Long vào các năm 1371, 1377 và 1383. Trong lần xâm lược năm 1389 - 1390 chúa Chiêm là Chế Bồng Nga bị chết tại trận ở Hải Triều (Nam Hà). Mối hiểm họa bị xâm lược từ phía nam chấm dứt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 10:35:24 pm »


CHƯƠNG III
XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”

Đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ được nền độc lập tự chủ, trước hết là thành tựu của võ công, sức mạnh của quân đội. Tuy nhiên, thắng lợi trên chiến trường còn phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh tổng hợp của hậu phương về mọi mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, trong đó yếu tố kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng.

Nước Đại Việt thời Lý - Trần ở vào thế luôn luôn bị đe dọa xâm lược: quấy nhiễu từ hai đầu biên cương nam và bắc. Trong tình thế đó, nhà nước cùng với việc sắp đặt tổ chức, rèn luyện một lực lượng vũ trang mạnh còn đặc biệt quan tâm mở mang kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, bảo đảm “thực túc binh cường”. Ở đây có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước - hai phạm trù riêng biệt nhưng là điều kiện của nhau: có dựng nước mới giữ được nước và ngược lại.

Xây dựng đất nước vững mạnh bao gồm nhiều mặt. Trong chương này chỉ đề cập đến mặt kinh tế.

Là một quốc gia nông nghiệp, nước Đại Việt vào các thế kỷ XI- XIV trải trên một vùng lãnh thổ không phải là rộng lớn lắm, giới hạn từ giải cao nguyên và núi non Hà Giang - Cao Bằng đến Móng Cái ngày nay ở phía bắc và bên trong về phía nam Hải Vân1. Tuyệt đại bộ phận lãnh thổ là rừng núi và đồi trung du không thuận tiện cho nông nghiệp lúa nước. Để bù lại sự thiệt thòi đó lại có đồng bằng châu thổ mầu mỡ của sông Hồng, sông Mã và sông Lam mà cư dân Việt đã bắt đầu tràn xuống định cư và khai thác từ thời sơ sử. Tuy nhiên, bước vào thời Lý - Trần với cư dân ước khoảng từ 5 triệu đến 7 triệu2 các vùng đồng bằng châu thổ trên chưa phải đã được khai thác hết. Chưa nói đến khu ngập mặn ven biển Bắc Bộ mà vùng thị xã Thái Bình vào thế kỷ X còn là cửa biển với tên gọi cửa Bố (Bố Hải khẩu); ở Thiên Trường, Trường Yên thuộc Nam Hà, Ninh Bình ngày nay mãi cho đến năm 1471 đê Hồng Đức mới được xây dựng; một số xã ven biển thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa mới hình thành sau này. Trong khi đó, trên bề mặt châu thổ sông Hồng, sông Mã còn loang lổ nhiều đầm hồ, ô trũng và rừng núi. Cảnh quan Thăng Long thời Lý - Trần với một loạt hồ lớn như hồ Lục Thủy (Hồ Gươm), Hồ Dâm Đàm (Hồ Tây), hồ Chu Tước (Hồ Bẩy Mẫu) còn thông nhau với những vùng trũng, khu rừng rú ở phía tây, khu lầy lội ở phía đông nam cho ta một hình ảnh cụ thể. Ở Dâm Đàm còn có voi rừng để cho vua Lý Thái Tông tổ chức săn bắt vào năm 10443.

Châu thổ màu mỡ nhưng thiên nhiên lại vô cùng khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường năm theo chu kỳ hai mùa mưa nắng. Thiên nhiên đã mở ra một chân trời rộng lớn, nhiều hứa hẹn và hấp dẫn với người dân Đại Việt, nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức, nhiều thử thách mà sức con người đơn độc, một địa phương nhỏ hẹp không giải quyết nổi. Ở đây đòi hỏi một hợp lực có sự điều hành của bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

Để tìm hiểu về xây dựng kinh tế nhằm đạt mục tiêu “quốc phú binh cường” trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần, chúng ta lần lượt đề cập đến các mặt nông nghiệp, công thương nghiệp và giao thông vận tải.


I. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Dường như đã thành một nhìn nhận quen thuộc, có thể là sáo mòn, khi nói đến cái gọi là “trọng nông ức thương” trong chính sách kinh tế nhằm xây dựng đất nước của các nhà nước quân chủ nước ta thời trung đại “ức thương” hay không còn phải bàn, còn “trọng nông” là điều đã khẳng định.

Trong lịch sử dân tộc ta, nhà nước thời nào cũng vậy, kể cả ngày nay, không thể không “trọng nông”. Có chăng sự khác nhau là ở chỗ trọng nông theo kiểu nào, bằng cách nào, ở mức độ nào trong mối tương quan với các mặt hoạt động kinh tế khác. Điều này còn tùy thuộc vào yếu tố khách quan - giới hạn của thời đại, và yếu tố chủ quan - khả năng và nhận thức của nhà nước quy định.

Thời Lý - Trần, nhà nước đã có cách giải quyết khá độc đáo vấn đề nông nghiệp.

Trước hết, trong quan điểm người đứng đầu nhà nước đã rất coi trọng công việc nặng nhọc của người lao động trên đồng ruộng. Việc nhà vua cày tịch điền ở nước ta đã được thực hiện từ thời Lê Hoàn vào năm 987. Việc làm này được vua Lý Thái Tông lặp lại vào các năm 1030 ở Điểu Lộ (Hưng Yên cũ?), năm 1032 ở Đỗ Động Giang (Hà Tây ngày này). Cũng ông vua này vào năm 1038 đã đến cửa Bố cày ruộng. Sau khi sai đắp đàn làm lễ tế thần nông, nhà vua tự thân cầm cày. Có viên nịnh thần nào đó đã can: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế”. Nhà vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo4. Dẫu chỉ là cày tượng trưng, có tính chất “động viên”, nhưng ít nhất việc làm và lời nói của nhà vua cũng biểu thị một tinh thần tôn trọng, khuyến khích công việc sản xuất nông nghiệp.
___________________________________________
1. Về biên giới phía nam: thế kỷ X đến Hoành sơn: thời Lý vào năm 1069 đến bắc sông Thạch Hãn, Quảng Trị ngày nay; thời Trần vào năm 1306 đến bắc Quảng Nam ngày nay.
2. Theo Nguyễn Trãi, trong Dư địa chí cho biết thời Ngô có 3.100.000 đinh, thời Lý có 3.300.000 đinh. Số liệu này có điều bất hợp lý. Ở đây chúng ta sử dụng con số ước đoán đã được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận (TG).
3. Đại Việt sử toàn thư. Sđd. t.I. tr. 276.
4. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t.I, tr. 266.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 10:39:25 pm »


Chung quanh vấn đề phát triển nông nghiệp thời Lý - Trần, chúng ta lần lượt tìm hiểu những điểm sau đây:

1. Sự phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất.

Nông nghiệp, bản thân nó bao gồm hai nhân tố cơ bản: người cày ruộng với tư cách là chủ thể lao động sáng tạo và ruộng đất với tư cách là khách thể, đối tượng khai thác. Thiếu một trong hai nhân tố đó không có nông nghiệp.

Nông nghiệp ở nước ta đã xuất hiện từ rất sớm: “Lạc dân” cùng “Lạc điền” đã xuất hiện từ buổi đầu lịch sử. Bước vào thời Lý - Trần, sở hữu ruộng đất đã thành vấn đề lớn của xã hội. Hẳn rằng thời kỳ ruộng đất trên danh nghĩa là của nhà vua (chỉ kể từ khi giành được độc lập tự chủ), trong thực tế giao cho các công xã nông thôn quản lý, các thành viên chia nhau cày cấy và làm nghĩa vụ tô thuế theo một phương thức nào đó, mà tài liệu chưa cho phép làm sáng tỏ không còn phù hợp nữa. Sự không phù hợp này có thể do phương thức tổ chức quản lý canh tác, do nhu cầu dân sinh đòi hỏi phải nâng cao hiệu suất nông nghiệp, do phân hóa xã hội, dẫn đến sự giải thể của các công xã nông thôn. Và đi liền với nó là sự xuất hiện của sở hữu tư nhân các loại, ghi dấu một bước phát triển của xã hội. Hàng loạt hiện tượng tranh chấp chung quanh việc mua bán ruộng đất đã diễn ra buộc nhà nước Lý - Trần phải can thiệp, đưa vào luật lệ, hoặc chiếu lệnh. Lần đầu tiên sử chép vào năm 1135 đời Lý Thần Tông: “Xuống chiếu những người đã bán ruộng ao không được trả tăng tiền mà chuộc lại, làm trái thì phải tội1.

Có lẽ cần nhắc lại rằng không phải đến thế kỷ XII sở hữu tư nhân về ruộng đất mới xuất hiện. Ngay từ những năm trước thế kỷ X, dưới chế độ đô hộ của ngoại bang, điền trang đã xuất hiện. Khi giành lại được độc lập tự chủ, cùng với việc xóa bỏ ách đô hộ, các điền trang của bọn thống trị ngoại tộc bị thủ tiêu. Tuy nhiên cũng còn những điền trang của người Việt tồn tại. Ta có thể kể đến các trường hợp Lê Lương, Dương Đình Nghệ ở Châu Ái (Thanh Hóa) làm ví dụ. Nhưng nhìn chung trên đại thể, công xã nông thôn với chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất vẫn thống trị trong kết cấu ruộng đất hồi thế kỉ X. Trong quá trình vận động phát triển của xã hội, sở hữu tư nhân về ruộng đất xuất hiện từ cá biệt đến phổ biến và thành vấn đề ở thế kỷ XII, buộc nhà nước thời Lý phải can thiệp như đã dẫn trình.

Từ đây, nhà nước Lý - Trần không những không ngăn chặn mà còn tạo điều kiện để sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển bằng nhiều cách: cho phép mua, bán, chuộc theo luật lệ, quy định việc tranh chấp, bán ruộng công cho dân, cho phép vương hầu, quý tộc, phò mã, cung tần lập điền trang. Có thể dẫn ra một số trường lợp cụ thể: tháng chạp năm Nhâm Tuất (1142) vua Lý Anh Tông xuống chiếu: “Những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại, việc tranh chấp ruộng đất trong vòng năm năm hay 10 năm thì còn được tâu kiện; ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cầy cấy trồng trọt trong vòng một năm thì được kiện mà nhận, quá hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng2. Cùng năm này nhà vua lại xuống chiếu: “Những người tranh nhau ruộng ao của cải không được nhờ cậy nhà quyền thế, làm trái thì đánh 80 trượng xử tội đồ3. Thời Trần Thái Tông, vào năm Mậu Thân (1248) tổ chức đắp đê “chỗ nào đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo thời giá trả lại tiền4. Năm Giáp Dần (1254) “bán ruộng công, mỗi diện (mẫu) là 5 quan tiền, cho phép dân mua làm ruộng tư5. Thời Trần Thánh Tông, năm Bính Dần (1266) “xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán, không sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang6.

Rõ ràng trên lý thuyết, ruộng đất là của nhà vua: “đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”, nhưng trong thực tế người dân có quyền sở hữu bao gồm các quyền: sử dụng, hưởng hoa lợi, mua bán, cầm nhượng, thừa kế được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đây là điều độc đáo và cơ bản trong chính sách ruộng đất của nhà nước Lý - Trần. Độc đáo ở chỗ mở đầu và còn có chính sách không thấy được lặp lại ở các vương triều sau như đặc quyền lập điền trang của vương hầu chẳng hạn. Cơ bản ở chỗ tạo nên một sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể canh tác và khách thể được khai thác. Với chính sách này, người nông dân là chủ nhân phần ruộng đất của mình, tất nhiên giới hạn ở khu vực ruộng tư. Nhưng tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó. Chúng tôi muốn nói đến sự phân hóa xã hội dẫn đến một bộ phận nông dân biến thành nô tỳ, sự thu hẹp của ruộng công do làng xã quản lý - chỗ dựa về kinh tế của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nhưng trên đại thể, mặc dù không có số liệu cụ thể, bằng suy luận ta thấy chính sách này mang nội dung tích cực tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp: mở rộng diện tích canh tác, năng suất ruộng đất cao hơn và do đó sản lượng nông nghiệp toàn xã hội tăng. Hệ quả tất nhiên dẫn đến cuộc sống no đủ - một đòn bẩy không nhỏ tạo nên thế mạnh “thực túc binh cường” ở thời Lý - Trần.
____________________________________________
1. Đại Việt sử kí toàn thư. Sđd, t.I: tr. 326.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr. 333.
3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr. 334.
4, 5, 6. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr. 19, 23, 34.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 10:47:47 pm »


2. Tổ chức khai hoang, mở rộng diện tích canh tác

Như đã trình bày, vùng châu thổ mầu mỡ thời này chưa phải đã được khai thác hết, còn nhiều nơi hoang rậm, lầy thụt. Hẳn rằng không phải đợi đến nhà nước tác động, mà bản thân cư dân thời kỳ này cũng tiếp tục khẩn hoang theo kinh nghiệm cổ truyền từ xa xưa, khi tiến xuống chiếm lĩnh trung du và đồng bằng. Họ đã tự tổ chức khai phá, mở rộng không gian sinh tồn, tạo nên những vùng sinh thái nhỏ hẹp, lập nhiều tụ điểm dân cư mới. Nhưng đó chỉ là việc khai hoang tự phát như một sinh hoạt lao động mang tính tự nhiên trước hết vì nhu cầu ăn ở hàng ngày. Về phía tác động của nhà nước, ở thời kỳ này sử chép khá tản mạn và rất hiếm hoi.

Trước hết, chúng ta không hề thấy một chủ trương ngăn cấm, mà chỉ thấy những biểu hiện khuyến khích, hoặc nhà nước tồ chức khai hoang. Câu chuyện tương truyền về một người có tên là Hoàng Lệ Mật người làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) có công mò được xác một công chúa thời Lý bị chết đuối, được nhà vua cho đem dân nghèo ở Lệ Mật đến khai hoang lập làng ở phía tây thành Thăng Long1, hiện còn di tích đền thờ gắn với khu “thập tam trại”2 là một ví dụ về thời Lý. Sang thời Trần, vua Trần Nhân Tông còn cho phép một đối tượng hạn hẹp chiêu tập dân nghèo, không sản nghiệp, khai khẩn ruộng hoang lập điền trang vào năm 1266. Do tác động của chủ trương này, một loạt điền trang xuất hiện. Có thể dẫn ra điền trang của thượng tướng Trần Phó Duyệt (cha Trần Khánh Dư) ở ven sông Kinh Thầy (Chí Linh, Hải Hưng), điền trang của An Sinh vương Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) ở An Lạc (xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc - Nam Định cũ), điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn ở An Nội và Cổ Nhuế (Từ Liêm - Hà Nội), điền trang của Trần Khánh Dư ở Linh Giang... Vua Trần Nhân Tông khai hoang lập nên các trang ấp ở Hạ Hào, Hữu Cáo, Sơn Dựng ở Thanh Hà, Hải Hưng; một vùng rộng lớn ở Văn Lâm, Ninh Hải (Gia Khánh - Ninh Bình) do thượng hoàng Trần Thái Tông mộ dân về khai khẩn3. Ta còn biết thêm điền trang của Trần Thủ Độ ở ấp Ngừ, làng Khuối. làng Khống (xã Liên Hiệp và Thái Thụy, huyện Hưng Hà), điền trang của tướng quốc Thái úy Trần Nhật Hạo ở Dưỡng Xá (xã Tiên Đức, huyện Hưng Hà), điền trang của Bảo Anh phu nhân ở Phất Lộc (xã Thái Giang - Thái Thụy), ở Thương Liệt (xã Đông Tân, Đông Hưng), điền trang của Bà Chúa Muối - vợ Trần Anh Tông ở Quang Lang (Thụy Hải, Thái Thụy), đều thuộc tỉnh Thái Bình ngày này4. Cho đến cuối thời Trần, hoàng hậu Bạch Ngọc - vợ của Trần Duệ Tông (làm vua từ 1373 - 1377), người huyện Hương Khê đã đưa 172 người về khẩn hoang ở vùng đất giáp hai huyện Can Lộc và Đức Thọ ngày nay, về sau lập thành bốn điền trang mới: Lai Sơn, Hằng Nga, Ngũ Khê, Tùng Chính với tồng diện tích đến 3985 mẫu5.

Chủ trương khuyến khích khẩn hoang, cho phép một đối tượng hạn hẹp có đặc quyền lập điền trang còn được phản ánh gián tiếp qua ghi chép ngắn ngủi của sử sách. Năm 1371, Thái hậu Chiêu Từ lập phép cắt chân bãi bồi (sa châu tiệt cước), sử có chép: “Trước đây các nhà vương hầu, công chúa lập điền trang ở ven sông thì đất phù sa mới bồi đều thuộc về người chủ6. Năm 1397, nhân việc hạn danh điền (ruộng có chủ đúng tên) theo chủ trương của Hồ Qúy Ly, sử lại chép: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bối ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang7.

Trong tổ chức khai hoang thời kỳ này, bên cạnh những hình thức đã kể trên, nhà nước còn sử dụng một lực lượng đông đảo tù binh Chiêm Thành, phân bổ sắp đặt cho họ cư trú và khai khẩn ở các vùng thượng du hoặc ven biển. Sử cho biết vào năm 1044, vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được hơn 5.000 tù binh, xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ thuộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang (nay thuộc Tương Dương, Nghệ An) đến Đăng Châu (nay thuộc Yên Bái), đạt hương ấp phỏng theo tên gọi cũ của Chiêm Thành8. Cho đến nay, mọi dấu vết cư trú và khai khẩn của người Chiêm thời này hầu như đã mờ xóa. Trường hợp thôn Đa Gia Ly, sau đổi thành thôn Bà Già, điểm cư trú của người Chiêm gần Thăng Long mà Trần Nhật Duật thường cưỡi voi đến chơi 3-4 ngày mới về9, nay là thôn Phú Gia, huyện Từ Liêm, không hề còn vết cũ, cả tên họ của cư dân cũ10. Tuy nhiên, rất hiếm hoi, còn tìm thấy đôi nét mờ nhạt về người Chiêm thuộc vùng ven biển thời đó ở Bát Đụn Trang, nay thuộc các xã Thụy Hồng, Thụy Dũng huyện Thái Thụy, Thái Bình11.

Từ những thông tin tản mạn, khan hiếm chắt lọc từ sử sách hoặc thu lượm qua khảo sát điền dã ta biết được nhà nước thời Lý - Trần đã có chủ trương khuyến khích khẩn hoang bằng nhiều hình thức, sử dụng nhiều lực lượng khác nhau. Với chủ trương đó, diện tích canh tác không ngừng mở rộng. Từ những bãi bồi ven sông cho đến các vùng thượng du, đặc biệt vùng ven biển, đều ghi nhận thành tựu khai khẩn của thời Lý - Trần.
__________________________________________
1. Theo Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. phần “dư địa chí”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 1992, t.I, tr.111.
2. Mười ba trại: Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Đại Yên, Cống Yên, Cống Vị; Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Vạn Phúc, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Yên Biểu, Kim Mã. nay đều thuộc Hà Nội. Có ý kiến cho “thập tam trại” trên xuất hiện về sau này vào thế kỷ XVIII - XIX . Xem Nguyễn Quang Ngọc bài Góp thêm ý kiến về hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần và lịch sử “Thập tam trại”. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1(226) - 1986.
3. Tham khảo Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam. NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1982. t.I
4. Nhiều tác giả: Ngàn năm đất và người Thái Bình, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, 1989, tr. 166 - 167.
5. Tham khảo Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1982, t.I.
6, 7. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr. 154, 193.
8. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t.I, tr. 276.
9. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t.II, tr. 118.
10. Tham khảo Nguyễn Vinh Phúc Những phát hiện khảo cổ học 1976, bài “Tìm ra thôn Bà Già”
11. Xem Nguyễn Thị Thảo: Bước đầu khảo sát Bát Đun. Trang thời Trần, Thái Bình với sự nghiệp dựng nước thời Trần, Ban nghiên cứu lịch sử Thái Bình, 1986. tr . 206 - 207.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 11:00:23 pm »


3. Tổ chức trị thủy, thủy lợi

Trị thủy đã trở thành vấn đề từ xa xưa với cư dân Việt sinh sống trên vùng đất thường niên bị lũ lụt, cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được hưởng một nguồn lợi tự nhiên do độ phì của phù sa lắng đọng, nhưng cũng phải, chịu đựng sự tàn phá khủng khiếp của thủy tai. Những kinh nghiệm cổ truyền trong thủy lợi của thời kỳ cư dân còn quần tụ ở thung lũng nhỏ hẹp, đồng bằng chân núi, cạnh sông suối với hệ thống “mương, phai, lái, lịn” (mương, đập, guồng, máng) còn tồn tại phổ biến ở vùng người Mường, người Thái ngày nay, không còn phù hợp, đúng ra không đáp ứng nổi trong môi trường địa lý, sinh thái vùng đồng bằng châu thổ. Có lẽ tầm quan trọng hàng đầu với cư dân vùng châu thổ là chống lũ lụt. Do đó, đê điều đã xuất hiện từ rất sớm. Đến thời Lý - Trần, sử chép lần đầu tiên vào năm 1077 thời Lý Nhân Tông “đắp đê ở sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ (khoảng 134 km)”. Cũng dưới thời Lý Nhân Tông vào năm 1108 có đắp đê ở phường Cơ Xá.

Sang thời Trần, vào năm 1248 đời Trần Thái Tông, việc đắp đê đã trở thành một chủ trương chính sách lớn của nhà nước. Sử chép “tháng 3 (âm lịch), lệnh cho các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn đến bờ biển để ngăn nước lũ trần ngập. Đặt chức hà đê chánh phó sứ để quản đốc”... Đắp đê quai vạc (đỉnh nhĩ) là bắt đầu từ đó. Có lẽ chủ trương này được thực hiện tích cực ở vùng châu thổ Bắc Bộ, trong khi đó ở Thanh Hóa hệ thống đê còn chưa hoàn thiện cho nên vào năm 1255 vua Trần Thái Tông lại “sai Lưu Miền bồi đắp đê sông ở các xứ Thanh Hóa” và “chọn tản quan làm hà đê chánh phó sứ ở các lộ. Khi việc làm ruộng nhàn rỗi thì đốc thúc quân lính đắp đê đập đào mương ngòi để phòng lụt, hạn”. Cho đến cuối thời Trần, vào năm 1390 đời Trần Thuận Tông còn “khơi sông Thiên Đức” (sông Đuống).

Nguồn thông tin hạn hẹp trên đã cho ta nhận thức về vai trò của nhà nước thời Lý - Trần trong trị thủy - một nhiệm vụ khá quan trọng của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền phương Đông. Việc trị thủy trong vùng châu thổ do phù sa của các dòng sông không mấy hiền hòa bồi đắp không thể là công việc của một nhà, một địa phương nhỏ hẹp. Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Lý - Trần nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, đã quan niệm việc trị thủy như một quốc sách, một mặt quan trọng trong hoạt động của nhà nước từ trung ương cho đến các lộ, có bộ máy điều hành nằm trong hệ thống quan chức của nhà nước.

Nếu như việc đắp đê, khơi dựng sông nhằm mục tiêu tiêu úng trị thủy chống lũ lụt thì việc phòng hạn mà sử có chép vào năm 1255 lại đòi hỏi một hệ thống mương máng. Cho đến nay ta không có tài liệu dù qua khảo sát thực địa, để khôi phục lại hệ thống này vào thời Lý - Trần. Có thể nghĩ rằng việc tưới nước chống hạn nhằm đảm bảo nguồn nước canh tác lại tùy thuộc vào từng địa phương nhỏ hẹp với vị trí địa lý của nó trong tổng thể châu thổ có bình độ không đồng đểu. Do đó, tập quán canh tác với hệ thống mương phai cổ truyền được cải tiến và áp dụng tùy từng địa phương mà nhà nước các thời đều quan tâm đôn đốc. Mặt khác, do phù sa bồi đắp thường niên cùng với tác động của con người, bộ mặt thiên nhiên của châu thổ ngày một hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa là bề mặt châu thổ không ngừng biến đổi theo thời gian kéo theo những biến đổi trong hệ thống mương máng, vì vậy, khôi phục lại bộ mặt mương máng thời kỳ này dù chỉ ở những nét lớn, là ảo tưởng. Ở đây, ta lưu ý đến chi tiết nhà nước đã huy động cả lực lượng quân lính và giám sinh tham gia việc đắp đê, đào mương ngòi để phòng lụt, hạn. Phòng lụt, chống hạn là công việc của toàn dân được nhà nước điều hành, đôn đốc.

Sử chép năm 1315, đời Trần Minh Tông, vào tháng 6 (âm lịch) nước sông lên to, nhà vua đích thân đi xem đắp đê. Quan ngự sử tâu: “Bệ hạ nên chăm lo sửa đức chính, xem làm gì việc đáp đê nhỏ nhặt”. Hành khiển Trần Khắc Chung nói: “Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa đức chính không gì lớn hơn việc đó, cần gì phải ngồi thinh, tư lự rồi bảo là sửa đức chính1. Vua Trần đã hành động đúng, biểu thị thái độ quan tâm đến đắp đê chống lụt. Viên quan ngự sử nào đó vừa nịnh trên lại vừa phô bày kiến thức rởm; còn hành khiển Trần Khắc Chung đã nói lên được điều cốt lõi của đức chính là quan tâm đến đời sống của dân - một đặc điểm nổi bật của nhà nước thời Lý - Trần: thân dân, chăm lo cho dân được sống no đủ, yên lành, nền tảng của “thực túc, binh cường”.

4. Bảo vệ sức kéo

Trong sản xuất nông nghiệp, nếu như đê điều, mương máng là biểu hiện tác động chủ quan của con người nhằm hạn chế tác hại và lợi dụng thuận lợi của thiên nhiên thì sức kéo lại là nguồn hỗ trợ, tạo nên sức mạnh hợp lực và hiệu quả của lao động cơ bắp. Đã từ lâu, từ thời sơ sử, tổ tiên ta đã biết thuần dưỡng trâu bò, để sử dụng trong cày bừa, chuyên chở. Cũng từ ngày đó, trâu bò đã trở thành người bạn thân thiết, chia sẻ đói no với người dân cày cho đến khi có nền nông nghiệp cơ khí xuất hiện thay thế. “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, có thể nói đây là chân lý rút ra từ nhận thức kinh nghiệm truyền đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nhà nước thời Lý - Trần quan tâm đến nông nghiệp không thể không quan tâm đến bảo vệ sức kéo.

Sử chép vào thời Lý Thái Tông, năm 1042, nhà vua xuống chiếu “kẻ nào ăn trộm trâu của công xử phạt 100 trượng, một con phạt thành hai con2. Có thể nghĩ rằng vào đầu thời Lý, ruộng tư tuy đã xuất hiện, nhưng phổ biến vẫn là ruộng công, do đó, trâu bò trên đại thể còn là vật sở hữu của nhà nước hoặc do cộng đồng hương, giáp, xã quản giữ. Do đó, nhà nước quan tâm đến bảo vệ sức kéo “của công”. Sang thế kỷ XII, khi ruộng đất tư đã phổ biến, theo đó sức kéo là trâu bò cũng trở thành của tư nhân. Là của riêng nhưng chúng lại có tác động đến đời sống toàn xã hội như ruộng đất vậy. Hẳn rằng nhận thức được điều này cho nên nhà Lý đã từng hạ chiếu khuyến nông, khai khẩn ruộng hoang hóa, bảo vệ sở hữu ruộng đất tư, đồng thời cũng bảo vệ sức kéo của toàn xã hội. Sử chép, năm 1117 thời Lý Nhân Tông “tháng hai (âm lịch) định rõ lệnh cấm giết trộm trâu”. Hoàng Thái hậu (Ỷ Lan) nói: “Gần đây ở kinh thành, hương ấp có nhiều người trốn tránh lấy việc ăn trộm trâu làm nghề nghiệp, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung một con trâu. Trước đây ta đã từng nói đến việc ấy, nhà nước đã có lệnh cấm. Nay giết trâu lại càng nhiều hơn trước. Bây giờ vua xuống chiếu kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp (phục dịch trong quân), vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ (làm việc ở nhà chăm tằm) và bồi thường trâu, láng giềng biết mà không tố cáo phạt 80 trượng3.

Ngăn cấm việc mổ trộm trâu với những hình phạt nặng nề là vậy, nhưng dường như chưa mấy tác dụng. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông lại xuống chiếu: “trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm một bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì trị tội theo hình luật4. Năm 1143 vua Lý Anh Tông lại xuống chiếu “thiên hạ từ nay về sau cứ ba nhà làm một bảo, không được mổ riêng bò trâu, nếu có việc cúng tế phải tâu xin được chỉ rồi mới cho mổ, kẻ làm trái thì trị tội nặng, láng giềng không cáo giác cũng xử cùng tội5.

Trâu bò là nguồn sức kéo quan trọng, đồng thời còn là nguồn thực phẩm và là đồ tế vật. Nhà nước thời này hiểu rõ điều đó, nhưng vẫn đặt yêu cầu của sức kéo lên hàng đầu vì mục đích mở mang nông nghiệp. Do đó, nhà nước đã quản lý việc mổ trâu bò vì những mục đích khác. Qua ghi chép ngắn ngủi của sử cũ, ta còn phát hiện được số lượng trâu bò ở thời này không ít, có phổ biến ở các hộ nông dân. Cảnh “mấy nhà cày chung một con trâu” đã là tai họa cho nông nghiệp, buộc nhà nước phải can thiệp, dùng đến hình thức “tam gia liên bảo” để giám sát lẫn nhau, bảo vệ trâu bò.
_____________________________________________
1. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. t.II. tr. 100. Ngự sử - chức quan trông giữ phong hóa, pháp độ, có nhiệm vụ giám sát, can gián; hành khiển - một chức quan đứng sau hàng tể tướng, thời Lý và đầu thời Trần chuyên dùng hoạn quan. Từ Trần Thánh Tông trở đi dần dần dùng văn quan giữ chức hành khiền. Đến đời Lê Thành Tông mới bãi bỏ chức quan này.
2, 3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.271, 302
4, 5. Đại Việt sử  ký toàn thư. Sđd, t.I tr. 307, 333 - 334.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 11:07:30 pm »


5. Chính sách nông-binh, quan hệ giữa kinh tế và quân sự.

Tìm hiểu về chủ trương phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu “quốc phú, binh cường” thời Lý - Trần không thể không đề cập đến “ngụ binh ư nông” được nhìn nhận từ góc độ kinh tế.

Theo ghi chép cửa sử sách vào năm 1128 đời Lý Thần Tông. nhà vua chủ trương “cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng theo chế độ xưa1. Nhà sử học Phan Huy Chú khảo về “lương lộc” của quân lính cho hay về thời Lý “ngoại binh không có lương, cứ luân phiên đến hết phiên canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp. Nhà Trần theo phép nhà Lý (...) binh các đạo thì đều chia phiên về làm ruộng, cho đỡ tốn lương2. Phan Huy Chú còn dẫn lời Ngô Thì Sĩ nói rõ hơn về thời Lý: ngoài quân cấm vệ “lại có chín quân như sương quân: để sai khiến làm mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì cho gọi ra lệ thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiểu sổ dân ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng. Đó là đúng với nghĩa “ngụ binh ư nông3.

Nhiệm vụ tham gia sản xuất nông nghiệp, có lẽ đối với loại gia binh và dân binh khỏi phải bàn vì hai loại này, tuy là binh, nhưng thời bình họ không phải tập trung, chỉ tham gia sản xuất ở hương ấp hoặc các điền trang, thái ấp của vương hầu. Riêng với loại quân thường trực (chính binh) thuộc các “vệ” thời Lý, các “quân”, “đô” thời Trần lại bao gồm hai loại: cấm quân và sương quân còn gọi là ngoại binh (quân canh giữ cổng thành, phục vụ bên ngoài) ở thời Lý; thời Trần gọi là quân túc vệ và quân các đạo (như ngoại binh thời Lý).

Theo sử sách, ta lại biết nhà nước thời Lý chỉ cấp lương bổng cho quân cấm vệ hoặc quân túc vệ. Đối với loại quân này: theo Phan Huy Chú được cấp 10 bó lúa mỗi năm làm lương bổng. Nhà Trần cấp cho bao nhiêu không rõ4. Nguồn lương thực nuôi quân không ngoài tô thuế thu của dân. Năm 1092 đời Lý Nhân Tông “định sổ ruộng, thu tô mỗi mẫu ba thăng5 để cấp lương cho quân6.

Về số lượng loại quân này sử chỉ cho biết thời Lý năm 1028 đặt 10 vệ cấm quân, đến năm 1059 tăng lên 16 vệ, thích vào trán ba chữ “thiên tử quân7, ước khoảng 3.200 người. Số sương quân và quân các đạo (ngoại binh) có nhiệm vụ thay phiên nhau cày ruộng tự túc lương thực, hẳn là với số lượng đông hơn nhiều mà tài liệu chưa cho phép xác định, dù chỉ ước đoán. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng một đội quân đông đảo không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Với chính sách “ngụ binh ư nông”, không những nông dân không phải trích ra một lượng sản phẩm lớn đề nuôi quân, mà nông nghiệp không mất đi một nguồn lao động quan trọng (tráng đinh). Hẳn rằng đây cũng là một biện pháp quan trọng của nhà nước Lý - Trần nhằm duy trì một nền nông nghiệp không ngừng phát triển.

Khi nghiên cứu chủ trương “ngụ binh ư nông” của nhà nước thời này cũng cần đề cập đến thái ấp, nơi cung cấp, nuôi dưỡng nguồn “gia binh” của vương hầu, đặc biệt ở thời Trần.

Ta biết về thời Trần, bên cạnh điền trang là sở hữu riêng của vương hầu quý tộc, nhà nước còn có chế độ ban cấp thái ấp cho họ. Xét về mặt sản xuất nông nghiệp, thái ấp không góp phần tăng diện tích canh tác và về mặt sở hữu vẫn là ruộng đất công. Người được ban cấp chỉ được quyền hưởng tô thuế và huy động nhân lực trong phạm vi thái ấp, giới hạn trong một đời. Sau khi người được ban cấp qua đời, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước trực tiếp quản lý hoặc trả lại cho hương ấp quản lý. Tại đây, gia binh của vương hầu làm nhiệm vụ sản xuất và phục dịch lúc thời bình theo chủ trương “ngụ binh ư nông”. Điều cần quan tâm thêm là sự kết hợp giữa thái ấp với quốc phòng. Sự kết hợp này được thể hiện ở hai điểm.

Trước hết, dường như khi phong cấp thái ấp, nhà nước phong kiến quý tộc Trần có ý thức giao cho vương hầu tông thất nhiệm vụ trấn giữ những vùng quan yếu của đất nước. Điều này hoàn toàn khác với chế độ phân phong của nhà nước phong kiến phân quyền. Cho đến nay chúng ta chưa có tài liệu để khôi phục diện mạo đầy đủ của thái ấp thời Trần về mọi phương diện. Tuy nhiên qua sự phân bố các thái ấp, ta có thể nắm bắt được ý đồ của nhà nước Trần. Có thể kể các thái ấp8: Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Hưng) của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn; Quắc Hương (Vụ Bản, Bình Lục, Nam Hà) của Thái sư Trần Thủ Độ; Cao Đài (Mỹ Lộc, Nam Hà) của thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải; Tĩnh Bang (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng; Cổ Mai (Thanh Trì, Hà Nội) của Thượng tướng Trần Khát Chân; Dương Xá (Hưng Hà, Thái Bình) của Thái úy Trần Nhật Hạo; Dưỡng Hòa (Duy Tiên, Nam Hà) của Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư; Văn Trinh (Quảng Xương, Thanh Hóa) của Thái úy quốc công Trần Nhật Duật; Diễn Châu (Nghệ An) của Tĩnh Quốc vương Trần Quốc Khang.

Qua sự phân bố các thái ấp, ta thấy nổi lên các vùng chiến lược trọng yếu: vùng biên cương phía bắc (Chí Linh, Đông Triều - Quảng Ninh); vùng cửa ngõ đông bắc (Hải Phòng, Thái Bình); vùng phên giậu phía nam (Thanh Hóa, Nghệ An); vùng bản bộ và phụ cận của quê hương nhà Trần (Nam Hà).

Mặt khác, cùng với ban cấp thái ấp, nhà Trần cho vương hầu, quý tộc có quyền tập hợp và điều khiển gia binh, hương binh trong phạm vi thái ấp của mình khi quốc gia hữu sự. Về điều này sử gia Ngô Sĩ Liên nói: “Năm Nguyên Phong (niên hiệu thời Trần Nhân Tông từ 1251 đến 1258, chỉ cuộc kháng chiến lấn thứ nhất- TG) giặc Nguyên sang lấn cướp, các vương hầu đem gia đống và hương binh thổ hào làm quân cần vương9. Phan Huy Chú viết: “Năm thiệu Bảo thứ 6 (1284), quân Nguyên xâm lược, vua sai các vương hầu và tông thất đều mộ binh và thống lĩnh binh của mình10. Cần nói rõ thêm, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời này không cho phép vương hầu tông thất có quân đội riêng. Chỉ khi cần thiết như chống ngoại xâm, loạn lạc, để bảo vệ đất nước và nhà vua, vương hầu mới được quyền tập hợp gia nô, tráng đinh trong phạm vi thái ấp và khu vực ảnh hưởng của mình lập thành những đội quân ứng nghĩa. Xong việc, đám quân này lại giải tán trở về làm công việc sản xuất hoặc phục dịch của mình. Điều này cũng giống như hương binh, chỉ khác là hương binh hoặc do người đứng đầu hương ấp điều khiển hoặc cho phụ thuộc vào các tướng làm nhiệm vụ chiến đấu. Qua hai đặc điểm trên, ta có thể rút ra từ chính sách ban cấp thái ấp của nhà Trần một sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt chính trị (chế độ quân chủ quý tộc), kinh tế (nông nghiệp) và quốc phòng (chốt ở những vùng chiến lược quan trọng).

Đã thành một khâu liên hoàn trong chủ trương chính sách về nông nghiệp của nhà nước thời Lý Trần: phát triển sở hữu tư nhân về ruộng đất, tổ chức khai hoang, trị thủy thủy lợi, bảo vệ sức kéo, ngụ binh ư nông, ban cấp thái ấp. Những chủ trương chính sách trên không ngoài mục đích mở mang nông nghiệp, làm cho dân giàu nước mạnh, bảo đảm “thực túc binh cường” với tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu giữ nước.
_____________________________________________
1. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd. tI tr. 324.
2, 3. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Sđd, t.III, tr. 31, 7-8
4. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.III, tr.31.
5. Thăng: đơn vị đo lường cổ, tương đương với 2 lít và 2,9 kg.
6, 7. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I. tr. 296, 257, 283.
8. Theo Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam. Sđd. t.I: tr. 104-120.
9. Đại Việt sử kí toàn thư. Sđd: t.II. tr. 30.
10. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.I, tr .
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2008, 10:15:36 pm »


II. MỞ MANG CÔNG, THƯƠNG NGHIỆP

Đề cập đến công, thương nghiệp thời Lý - Trần người ta thường nhắc đến các làng chuyên dệt vải, lụa giấy quanh Hồ Tây như Nghi Tàm, Trích Sài, Trúc Bạch; các làng Ma Lôi (Hải Hưng) chuyên làm nón, làng Bát Tràng (Gia Lâm), Phúc Lãng (Hà Bắc), Hương Canh (Vĩnh Phúc) chuyên sản xuất đồ gốm, sành, sứ; cục bách tác của triều đình ở kinh thành Thăng Long. Về thương nghiệp, phải kể đến các chợ trong nội địa có mặt ở hầu khắp các địa phương đến trung tâm Thăng Long 61 phố phường và phố Hiến đã manh nha từ thế kỷ XIV. Ngoài ra còn các tụ điểm ngoại thương ở biên giới phía bắc gọi là “bạc dịch trường”, trang Vân Đồn ở biển Quảng Ninh. Và cũng còn phải kể đến việc lưu hành tiền tệ, bên cạnh tiền Trung Hoa còn có mười loại tiền đồng đúc vào thời Lý và năm loại tiền đúc vào thời Trần, tất cả những điều trên đã nói lên một cách khái quát những nét cơ bản về sự phát triền của công thương nghiệp thời Lý - Trần.

Yêu cầu của sách chuyên đề này không phải khảo cứu về công, thương nghiệp thời Lý - Trần trong quá trình phát triển của nó, mà hướng về một nền công, thương nghiệp vì mục đích phục vụ dân sinh kết hợp với quốc phòng. Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta sẽ tìm hiểu về chính sách của nhà nước với công thương nghiệp đối với dựng nước và giữ nước.

Như đã trình bày ở phần trên, nhà nước thời Lý - Trần rất “trọng nông”. Về mặt công, thương nghiệp, ta chưa thấy hoặc không thấy một biểu hiện “ức thương” của nhà nước thời này. Sử sách không hề chép một lần nhà nước cấm chợ, ngăn sông, cấm buôn bán hoặc cấm các nghề thủ công hoạt động. Mặt khác, cũng phải thừa nhận nhà nước cũng không có một văn bản hoặc chiếu lệnh của nhà vua động viên, khuyến khích công, thương như đã từng nhiều lần khuyến nông. Một số sự kiện được sử sách ghi chép vào thời Lý như:

Năm 1097 cấm nhân dân không được xây nhà ngói, đóng thuyền lớn.

Năm 1099 cấm phụ nữ trong thành không được ăn mặc theo kiểu cung nữ.

Năm 1145 cấm thợ bách tác (các cục thủ công của nhà nước không được sản xuất đồ dùng theo kiểu của nhà nước để bán cho nhân dân).

Năm 1179 cấm không được đem nắm muối và đồ sắt lên bán đổi ở đầu nguồn1.

Như vậy hẳn chưa đủ cơ sở đề nhận định rằng nhà nước không khuyến khích sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công nghiệp. Các chủ trương trên nhằm giải quyết, xử lý những vấn đề xã hội; tuyệt nhiên, theo chúng tôi, không thuộc lĩnh vực kinh tế. Cho đến năm cuối cùng của thế kỷ XIV - năm 1400, Hồ Hán Thương bắt đánh thuế thuyền buôn. Sự kiện này phản ánh một sự thực: cho đến cuối Trần, buôn bán đường thủy đã khá phổ biến mà nhà nước không đánh thuế. Điều này càng chứng minh thêm nhà nước thời Lý- Trần không cản trở việc buôn bán, không “ức thương”.

Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu về thủ công nghiệp thời Lý - Trần đã phục vụ đời sống xã hội, kết hợp với quốc phòng như thế nào?

Cứ cho rằng nhà nước thời này tổ chức cục bách tác, cho cung nữ dệt gấm vóc (năm 1040), tổ chức khai thác ngọc trai ở châu Vĩnh An (năm 1033), sai người khai mỏ vàng ở Vũ Kiên (Cao Bằng), Hạ Liên (Bắc Cạn), đãi vàng ở các xứ Như Cá (?) (năm 1143) nhằm phục vụ cho cuộc sống nơi cung đình gồm một bộ phận nhỏ so với toàn xã hội. Vậy còn việc xây dựng thành quách, công sự và dụng cụ quốc phòng, kiến trúc tôn giáo các loại hẳn vì lợi ích của một đối tượng rộng khắp - toàn dân.

Chỉ riêng việc kiến trúc tôn giáo ta thấy chùa tháp, đền quán, đúc chuông, tô tượng khắp nơi từ kinh thành cho đến lộ, phủ được sử sách ghi chép dày đặc vào thời Lý - Trần và được dân chúng hưởng ứng tham gia nhiệt liệt. Sự phát triển của chùa chiền đến mức vào cuối thế kỷ XIV, đời Trần Nghệ Tông còn có tình trạng: “Chỗ nào có người ở tất có chùa Phật, bỏ rồi lại xây, hỏng rồi lại sửa, chuông, trống, lâu đài chiếm đến nửa phần so với dân cư2 thì không thể không có một nền sản xuất thủ công nghiệp rộng khắp, phong phú về sản phẩm, đa dạng về chất liệu và tinh xào về kỹ thuật được. Ngay từ đầu thời Lý, tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp đã xuất hiện. Sử chép vào năm 1031 vua Lý Thái Tông “xuống chiếu phát tiền thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ3. Thành tựu kiến trúc, mỹ thuật thời Lý - Trần đã được giới khoa học khảo cứu, giới thiệu và quen biết với mọi người.

Sử gia đương thời - Lê Văn Hưu (1280 - 1322) - phê phán Lý Thái Tổ: “tiêu phí của cải, sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể” để “đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ phật lộng lẫy hơn cung vua4 cũng có cái đúng. Tuy nhiên, với quan điểm Nho giáo độc tôn, ông không nhìn nhận được đây là một mặt rất quan trọng trong đời sống của nhân dân - đời sống tâm linh - mà nhà nước đã nắm bắt, đúng ra là đã hòa nhập được và đã quan tâm đặc biệt. Trong giới hạn của thời đại, với việc làm này, nhà nước thời Lý - Trần đã tạo nên một sắc thái độc đáo cho buổi bình minh của nền văn minh Đại Việt. Thủ công nghiệp thời Lý - Trần không chỉ phục vụ cái mặc, cái ở và tiện nghi sinh hoạt thường ngày nơi hương ấp mà còn thỏa mãn tình cảm, ước mơ của nhân dân trong sinh hoạt tinh thẩn lúc thái bình thịnh trị.

Nhưng thời kỳ Lý - Trần đâu chỉ hòa bình để dựng nhà, dựng nước, tạo nên một cuộc sống giàu có êm ả. Nạn xâm lăng nhiều phen xảy đến từ hai đầu nam bắc của Tổ quốc đã là hiện thực. Nhà nước thời Lý - Trần nhận thức rõ được điều này và luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng huy động toàn dân cầm vũ khí chống giặc.

Việc đóng thuyền nhiều kiểu loại: du thuyền, thuyền vận tải, đặc biệt là thuyền chiến với một số lượng không phải là ít, cùng các loại vũ khí đáp ứng nhu cầu quốc phòng, nhiều lần đánh thắng giặc hẳn là phải đòi hỏi một nền thủ công nghiệp phát triển. Còn phải kể đến việc xây dựng theo hướng mở rộng và nhiều lần tái thiết kinh đô Thăng Long, xây dựng 50 kho sở ở Nghệ An (năm 1037), kho của nhà vua (năm 1038), dựng hành cung Tức Mạc (1229), sáu hành cung ở Thanh Hóa (1240), thành Tây Giai ở Thanh Hóa (năm 1397) các công trình xây dựng, kiến trúc, tu tạo trên đều có liên quan mật thiết đến quốc phòng.

Tiếp theo thủ công nghiệp là thương nghiệp. Thủ công nghiệp xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên sản phẩm thủ công nghiệp chỉ trở thành hàng hóa một khi nó được giao lưu, trao đổi thị trường và thương nghiệp xuất hiện. Không còn nghi ngờ về sự có mặt của hoạt động thương nghiệp vào thời Lý - Trần. Vấn đề là thương nghiệp thời này phát triển đến mức nào? Chính sách của nhà nước đối với thương nghiệp và mối quan hệ của thương nghiệp với quốc phòng ra sao?

Ở đây ta cũng không thấy có được một văn bản của nhà nước đối với thương nghiệp, chỉ có những biểu hiện của hoạt động thương nghiệp được sử sách ghi chép.

Cùng với việc dời đô ra Thăng Long, ngay từ đầu đã hình thành một trung tâm buôn bán với chợ Cửa Đông nổi tiếng, khu phố thường được gọi là Hà Nội cổ bao gồm các phố Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Đào, Nguyễn Siêu, chợ Đồng Xuân, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Cân ngày nay5. Năm 1035, lại thấy sử chép “mở chợ Tây Nhai có hành lang dài6. Cùng với việc mở mang công nghiệp, phát triển thủ công nghiệp, nhu cầu trao đổi thông qua thị trường ngày càng tăng. Ở Thăng Long, ngoài khu cấm thành, hoàng thành còn có một khu dân cư hoạt động công thương sầm uất vào đầu đời Trần (năm 1230) đã đạt tới 61 phố phường7. Ngoài kinh đô, ở các địa phương đều có chợ. Trần Cương Trung - sứ giả Trung Hoa có mặt ở nước ta thời Trần có nói đến chợ: “hai tháng họp một kỳ, trăm thứ hàng hóa tụ tập tại đây. Cứ năm dặm thì dựng một cái nhà bốn mặt đều đặt chõng làm nơi họp chợ8.

Việc buôn bán không chỉ đóng khung trong thị trường nội địa. Quan hệ buôn bán với nước ngoài đã mở mang, hình thành những tụ điểm buôn bán lớn. Các bạc dịch trường - một thứ chợ biên giới phía bắc đã xuất hiện từ thời Lý. Có thể kể đến Vĩnh Bình, Cổ Vạn phía Lạng Sơn, Hoành Sơn phía Cao Bằng và Vĩnh An phía Quảng Ninh ngày nay. Trong đó Vĩnh An giáp với châu Khâm là địa điểm giao lưu thương mại với Trung Hoa thuận tiện và lớn nhất vào thời Lý - Trần. Việc buôn bán lớn nơi đây “phải có viên coi châu Vĩnh An ở nước ta thông điệp cho viên coi châu Khâm trước, rồi kẻ phú thương mới được đem hàng hóa vào. Cũng có lúc nhà nước sai sứ sang châu Khâm buôn bán. Các hàng của ta có vàng, bạc, tiền đồng, trầm hương, thục hương, sinh hương, trân châu, ngà voi, sừng tê. Về nhà Tống, các đại thương ở vùng Thục (Tứ Xuyên) mỗi năm tới một lần đem gấm Thục đổi lấy hương chở về Thục. Buôn như vậy rất to, mỗi lần trao đổi kể có hàng ngàn quan tiền9. Quan hệ buôn bán còn mở rộng với các nước Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Sử chép vào năm 1149, đời Lý Anh Tông, “thuyền buôn ba nước Trảo Ơa (Java - Indônêxia), Lộ Lạc, Xiêm La (đều thuộc vùng Thái Lan) vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương10. Cũng từ thời Lý, ngoài trang Vân Đồn ở phía bắc, vùng Thanh Hóa, Nghệ An còn có Cửa Chào (Lạch Trường), Cửa Tha (Cửa Thoi), Cửa Viên (Cửa Cờn) là nơi giao lưu tiếp xúc với thuyền buôn nước ngoài.

Dường như thương nhân nước ngoài không chỉ được phép đến buôn bán, tiếp xúc ở hải đảo, cửa sông. Ít nhất sử còn phép vào năm 1274 người Tống ở Giang Nam tránh giặc Nguyên đã đem 30 thuyền biển chở vợ con, của cải sang lánh nạn. Nhà nước cho dẫn họ về Thăng Long ở phường Nhai Tuân (?) được bày hàng mở chợ buôn bán riêng11. Ngoài ra còn có mặt thương nhân Hồi Hột (vùng Tân Cương) để đến năm 1267 Hốt Tất Liệt đòi vua Trần nộp với ý đồ khai thác nội tình Đại Việt12, và thương nhân người Hoa ở tụ điểm phố Hiến trong buổi đầu manh nha vào thế kỷ XIV.

Từ những biểu hiện trên, có thể hình dung được nhà nước thời Lý - Trần, một mặt cảnh giác trước sự dòm ngó của nước ngoài, nhưng không “bế quan tỏa cảng”, nếu không muốn nói là sẵn sàng đặt quan hệ với thương nhân các nước láng giềng. Khỏi phải nói về tác động tích cực qua lại giữa nội thương và ngoại thương. Chúng ta lưu ý đến chủ trương mở mang công, thương nghiệp của nhà nước Lý - Trần trong quan hệ với nông nghiệp. Hẳn rằng vào thời Lý - Trần, cùng với việc mở mang nông nghiệp, và trên cơ sở nông nghiệp, công thương nghiệp đã đạt một bước tiến bộ đáng kể, góp phần kích thích sản xuất nông nghiệp tạo nên sức mạnh kinh tế nói chung của đất nước. Và hệ quả tất yếu của nó là thỏa mãn nhu cầu dân sinh và quốc phòng, không chỉ nhiều lần đánh thắng giặc mạnh mà còn nhanh chóng hàn gắn, khôi phục đất nước sau nhiêu lần bị tàn phá vì chiến tranh và thiên tai nghiêm trọng.
_________________________________________
1. Theo Đại Việt sử ký toàn thưViệt sử lược.
2. Lời Văn bia của Lê Quát: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd. t.II, tr.153.
3, 4. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t.I, tr. 260, 242.
5. Tham khảo thêm Trần Quốc Vuợng - Vũ Tuấn San: Hà Nội ngàn xưa, Sở Văn hóa Hà Nội, 1975.
6, 7. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II. tr.264, 10.
8. Dẫn theo Hà Văn Tấn - Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1968. t.I, tr.290.
9. Theo Chu Khứ Phi: Lĩnh ngoại đại đáp, trích theo Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt. NXB Sông Nhị. Hà Nội, 1949, tr.106.
10. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd: t.I. tr.337-338.
11. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd. t.IV, tr.37.
12. Nguyên sử, dẫn theo Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM