Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:13:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện Kể ở Đại Đội  (Đọc 267654 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lính_Rừng.CPC
Thành viên
*
Bài viết: 92



« Trả lời #550 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 05:02:21 am »

Các đồng chí ạ.!

Những năm tháng công tác chiến đấu làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường K, phải nói thực sự là gặp muôn vàn khó khăn vất vả mà người lính TNVN phải vượt qua , ngoài chuyện chiến đấu hy sinh gian khổ trên đất bạn , bên cạnh đó người lính phải chịu đựng nhiều cái nhiều cái khó khăn khác như, thời tiết khí hậu  khắc nghiệt của rừng núi nơi tuyến đầu biên giới, riêng cái chuyện sốt và sốt rét ác tính là nỗi ám ảnh lớn  của rất nhiều người lính nơi chiến trường...!

Mùa mưa, nếu vào chiến dịch thì bộ đồ lính lúc nào cũng ẩm ướt do mồ hôi và mưa dầm,anh em nằm chốt cũng vậy, khổ nhất là các anh em tân binh mới, chưa biết cách mắc võng căng tăng, mưa to coi như cả đêm không ngủ vì người ướt như chuột lột với cái lạnh tê cóng của rừng núi, phải trải qua một mùa mưa mới có kinh nghiệm mắc võng ngủ rừng sao cho khỏi ướt và không bị muỗi cắn

Qua mùa khô thì có cái khổ của mùa khô, chẳng hạn như chuyện tắm giặt phải lội bộ 3-4 cây số mới có nước, tắm xong phải gánh nước về cho anh nuôi, đến đơn vị thì mồ hôi ra ướt cả người, nên phải sơ-cua một can 4 lít nước tắm lần 2, đi tắm hay lấy nước có hôm bị địch phục hay gài mìn, mà thằng Sáu đơn vị tôi đã đạp mìn 652 A bay mất một chân, cho nên nhiều đơn vị khắc phục bằng cách đào giếng tại nơi đứng chân, may mắn thì đào xuống khoảng 10 -12 m là có nước, có cái đào mãi mà chẳng thấy nước đâu, có trường hợp có nước nhưng khi nấu chín uống vào đi tiểu buốt chịu không nổi

Có một chuyện làm tôi nhớ mãi ngày trước Trung đội tôi cũng đào cạnh nhà  một cái giếng, nhưng do đất cứng mỗi ngày chỉ đào được 2 - 3 m đến ngày thứ tư giếng tương đối sâu nhưng vẫn chưa có nước, tranh thủ giờ nghỉ trưa BTrưởng xuống đào một mình, anh em ngủ dậy chỉ cần thả thùng xuống lấy đất , có lẽ do mệt anh cuốc xuống bá vào thành giếng dội ngược lưởi cuốc cắm sâu vào chân trái anh máu ra rất nhiều, anh la lên nhưng mọi người không nghe , đến khi nghe được thì hởi ơi anh sắp xỉu vì máu ra nhiều và đau

anh em dùng dây cột vào nách BTrưởng kéo lên băng bó đưa lên bệnh xá Tiểu đoàn vậy mà phải nằm lại một tuần với vết thương khâu 8 mũi, ngày lên thăm  tôi thấy thương cho anh quá BTrưởng nhìn tôi nói anh không sao đâu, về nói anh em đào tiếp và phải hết sức cẩn thận khoảng 2 m nữa là có nước tha hồ mà xài...! nhưng có được đâu, 2 ngày sau đơn vị nhận lệnh bàn giao vị trí lại cho đơn vị bạn, đơn vị tôi lên tuyến trên nhận nhiệm vụ mới, chuyện đào giếng lấy nước suốt 3 - 4 ngày coi như công "dã tràng"

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 04:38:25 pm gửi bởi Lính_Rừng.CPC » Logged

     Xưa & nay    
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #551 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 10:17:59 pm »

            Chào các bạn . Hón chuyện thấy bạn BY " hay khoe " và những "thành tích" ,khoe " cái oai "của LL đại đội  Grin. Cũng đúng thôi vì LL là cái tai ,cái mắt ,cái tay ,cái chân của chỉ huy mà . LL cũng phải thật thà .Cũng phải thông minh nhưng cũng phải biết láu lỉnh ,ngụy biện vv ...Người LL giỏi là người sống được với nhiều đời thủ trưởng . Thậm chí còn được cấp trên xin ( điều ) Lên làm LL của TT cấp cao hơn .
           Đ/v TP Cũng có những LL như vậy . Và cũng chính vì thể mà TP học được cách biết thế nào là nước đã được đun sôi 100 độ hoặc chưa sôi được đủ 1oo độ . Kể cả là nước nguội rồi cũng phân biệt được . Đâu là nước đã đun sôi ,đâu là nước chư được đun sôi . Hoặc là nước chưa được đun .
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 11:22:25 am gửi bởi tranphu341 » Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #552 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 12:37:43 pm »

           Chào các bạn . Hón chuyện thấy bạn BY " hay khoe " và những "thành tích" ,khoe " cái oai "của LL đại đội  Grin. Cũng đúng thôi vì LL là cái tai ,cái mắt ,cái tay ,cái chân của chỉ huy mà . LL cũng phải thật thà .Cũng phải thông minh nhưng cũng phải biết láu lỉnh ,ngụy biện vv ...Người LL giỏi là người sống được với nhiều đời thủ trưởng . Thậm chí còn được cấp trên xin ( điều ) Lên làm LL của TT cấp cao hơn .
           Đ/v TP Cũng có những LL như vậy . Và cũng chính vì thể mà TP học được cách biết thế nào là nước đã được đun sôi 100 độ hoặc chưa sôi được đủ 1oo độ . Kể cả là nước nguội rồi cũng phân biệt được . Đâu là nước đã đun sôi ,đâu là nước chư được đun sôi . Hoặc là nước chưa được đun .
Tôi cũng đã được làm liên lạc kiêm văn thư đại đội hơn 1 năm với 3 đời đại trưởng, 3 đời CTV cùng các cấp phó cũng có nhiều lần thay đổi. Quả là rất nhiều vấn đề nhiêu khê, vì mỗi thủ trưởng 1 tính cách, 1 sở thích khác nhau Huh  Undecided nên để hoàn thành nhiệm vụ của 1 cs liên lạc không phải dễ..hềhề!
    Cách kiểm tra nước mà bác tranphu nói có phải là rót nước vào tro bếp không vậy?
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #553 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 01:40:22 pm »

      Chào bạn DinhLongGiang . Bạn làm được liên lạc được 3 đồi cán bộ cũng là giỏi lắm rồi . Còn cách kiểm tra nước đã được đun nấu sôi hẳn rồi hay chưa . Bạn nói đổ nước vào tro bếp thế nào TP chưa biết . Còn cách của TP biết thì ko phải như vậy .
           Thế bạn đã bao giờ cầm ấm xuống bếp lấy nước mà khi xách về lại chỉ có thịt hoặc thức ăn bên trong chưa ? Grin Grin Grin
Logged
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #554 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 02:58:38 pm »

Hồi làm L.L.Đ.Đ...Một lần vợ chưa cưới của một đc btrưởng lên thămngười yêu.....B.C.H.Đại đội .Nhường một gian cho đôi-uyên ương , .,chỉ báo hại cho chú LL.Tối hôm.đó phải án ngữ " cửa mở". không cho một "tên" nào ở dưới B mò vào !!!. HIC..
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 03:16:55 pm gửi bởi Duc18153 » Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #555 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 03:40:48 pm »

 Làm thằng lính bộ binh "lìu tìu" phía dưới B là sướng nhất các bác ạ. Grin

 Nằm chốt 3 thằng 1 hầm, cơm có người mang đến tận miệng, tối gác chia nhau thời gian mà gác 1 đêm đến 4h đồng hồ là cùng, nếu hầm 2 vọng gác thì 6h/đêm, địch vào thì đánh, địch chạy thì lại chơi hoặc tìm cách cải thiện, mà mình có bỏ chạy thì cùng nhau chạy. Đánh vận động thì cứ theo B và B theo đội hình C, lên cùng lên xuống cùng xuống, nhỡ có bị thương hay hy sinh thì cũng đành chịu vì ai cũng vậy cả. Khi hành quân tác chiến thì của mình, mình mang cũng súng với đạn và gạo ăn cùng tư trang, nếu gặp địch "quai" quá thì cắm đầu vào ụ mối gốc cây mà tránh đạn, ông B trưởng hay C có thúc vận động lên thì tất cả cùng lên và mời ông đi trước làm gương, đánh xong 1 trận thì về đâu chốt lại đào hầm nghỉ ngơi chờ cơm anh nuôi nấu xong là "đớp", mai lại tiếp tục hành quân. Đi chiến dịch hay càn quét cũng vậy thôi, cứ tà tà vô lo vô nghĩ, quanh mình anh em súng đạn đầy thằng Pốt mà cứ lôi thôi thì ta có dư "đồ chơi" chơi lại với nó cả tháng trời, Pốt thích chơi kiểu gì mình chơi theo kiểu ấy, nhạc nào cũng nhảy được hết kể cả nhạc đám ma. Grin

 Nhưng làm thằng LL C trưởng thì vất vả lắm, nằm chốt thì thường C bộ ở giữa đội hình hơi lùi lại phía sau, các sếp nhiều khi cũng phải gác nếu đơn vị ít người thì thằng LL đừng hy vọng sẽ được miễn khoản này, dù là gác phía sau cũng là gác nhỡ địch bọc hậu thì toi, khi luồn rừng càn quét thì chẳng biết hướng nào là địch thì cũng coi như nhau tất, chẳng thế mà đơn vị BY bị địch 2 lần chơi thẳng vào C bộ chẳng nể nang gì mình, C trưởng và CTV vác K54 ra chát bùm với thằng Pốt bên kia ụ mối, còn lần nữa BY bị nó bắn cho tung cả võng tý nữa thì "teo" với nó. Trước giờ nhận trận địa thì LL phải bám thủ trưởng cùng đi nhận rồi quay lại móc đơn vị lên, vô phúc nhớ nhầm đường mà dắt đơn vị vào trước chốt địch thì có mà đi hết với nó, lúc mình đi thì anh em móc võng ngáy khò khò chờ LL về dắt đi, vào trận thì LL chạy tứ lung tung cả trong khi đạn bắn vèo vèo, mũi nào yếu thì bổ sung ngay thằng LL vào mà tác chiến như bình thường, có thương binh tử sỹ thì như thằng vận tải chuyển anh em về phía sau, kiêm luôn y tá nếu cần, đánh nhau bình thường thì bám C trưởng luôn đi đầu với thằng PRC25 cũng ghê răng chết đi được, địch nó mà biết thì nó ưu tiên nhóm này trước bằng hỏa lực cối với đại liên, trong đêm luồn sâu thì chẳng thoát đi đầu đội hình, C trưởng lo cắt hướng trên bản đồ thì thằng LL chạy trước chạy sau kiểm tra nhắc nhở anh em mệnh lệnh chiến đấu. Nằm đâu là lại phải theo thủ trưởng lên D nhận lệnh nắm kế hoạch, gần D cũng đỡ chứ xa khoảng 1 2km là rách việc rồi, đi đường anh em lo ngay ngáy nhỡ gặp độ chục thằng Pốt thì dễ đi nguyên cả 2 anh em lắm. Khi đã có lệnh mới hay nhiệm vụ mới thì về C lại đi báo các B trưởng lên họp nhận lệnh, gặp ông B trưởng nào nhanh nhẹn lên ngay thì đi một nhẽ có ông xuống đến 3 lần gọi mà có thèm lên ngay đâu, khi C trưởng mắng B trưởng sao gọi lại không lên nhận lệnh thì nó xưng xưng mọc mọc nói: Nó chưa nhận lệnh từ LL thì làm gì nó. Lúc C hội ý thì LL tranh thủ móc cái võng cho mình, tiện tay làm luôn cả của ông anh C trưởng, mùa khô còn đỡ chứ mùa mưa thì cũng tốn khối thời gian vì chuyện này rồi lo chuyện nước nôi hiện tại với chuẩn bị cho nước uống ngày mai. Tối đến lại lóp ngóp theo C trưởng đi xuống các B kiểm tra hầm hố vọng gác trong đêm sau đó về C bộ lo nhận phiên gác của mình.

 Trong suốt thời gian thằng LL lo công việc của nó thì thằng lính dưới B được thay nhau nghỉ ngơi, nó chỉ lo việc của cá nhân nó, chẳng cần phải quan tâm đến B trưởng hay nhiệm vụ ngày mai, B trưởng mà quát nó thì nó quát lại, chửi nó thì nó réo 3 đời B trưởng lên mà chửi lại thì làm gì nhau, về cứ nó luôn đau bụng nhức đầu với sốt rét thì cũng đến chịu thua nó chứ hơn nó sao được trong khi chẳng có thằng LL nào dám như thế cả.

 Làm chân LL cũng bởi vì C trưởng CTV quý mến mình không nỡ xin xuống B chứ đôi khi thấy anh em sinh hoạt dưới B cũng thích lắm, muốn xuống ở chung lắm chứ ngặt nỗi anh em thương nhau không nỡ bỏ đi, chứ gặp ông C trưởng hay CTV mà hách dịch đòi hỏi LL như thằng đầy tớ của mình thì gặp BY, bảo đảm cho ăn ty tỷ thứ "không ăn được" ngay. Chỉ có những thằng LL có mục đích hay tham vọng gì đó mới chịu nhún nhịn hạ nhục mình trước những đòi hỏi vô lý của C trưởng hay CTV, còn là người đàng hoàng chỉ vì nhiệm vụ thì chẳng việc gì phải khụy lụy ai cả, cứ thật lòng mình mà sống, ai hiểu được là cái tốt còn ai không hiểu thì cũng chẳng cần quan tâm, xuống B sống sướng hơn nhiều.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Lính_Rừng.CPC
Thành viên
*
Bài viết: 92



« Trả lời #556 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 05:03:20 pm »

     Chào bạn DinhLongGiang . Bạn làm được liên lạc được 3 đồi cán bộ cũng là giỏi lắm rồi . Còn cách kiểm tra nước đã được đun nấu sôi hẳn rồi hay chưa . Bạn nói đổ nước vào tro bếp thế nào TP chưa biết . Còn cách của TP biết thì ko phải như vậy .
           Thế bạn đã bao giờ cầm ấm xuống bếp lấy nước mà khi xách về lại chỉ có thịt hoặc thức ăn bên trong chưa ? Grin Grin Grin

Theo như tôi được biết thì có hai cách thử nước đã đun sôi, cũng do mấy chú em Liên lạc mách bảo
-Cách thứ nhất: cầm ấm ở độ cao khoảng 60cm rót (chế) xuống nền đất cứng, nghe nổ lụp bụp là nước đã đun sôi

-Cách thư hai: ngửa bàn tay đặt ấm nước sôi lên lòng bàn tay, nếu hơi ấm không nóng là nước đã sôi, ngược lại nóng là nước chưa sôi, tôi đã thử nhưng với bếp củi anh nuôi nơi đơn vị... ( cách thử thuốc bắc ) còn đun bằng bếp ga thì các bác phải chuẩn bị mỡ trăn trước khi thử  Grin Shocked Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 06:30:46 pm gửi bởi Lính_Rừng.CPC » Logged

     Xưa & nay    
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #557 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 10:46:14 pm »

          Chào bạn Lính-Rừng.cpc . Như vậy cách thử nước đã được đun sôi măc dù nước đã nguội hay mới đun sôi như cách thử thứ nhất của bạn là đúng đấy .Còn cách thứ 2 thì quả là TP không giám đâu . Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
             Đây ko phải là TP học được cách thử nước của liên lạc mà là của đ/c Lẫm cvtc3 của TP . Quê ở HÀ NAM .Là dân thợ mộc làng nghề bây giờ . Hướng dẫn vì có 1 lần hồi ở Quảng trị đ/c Nguyễn LL đại đội đun nước pha trà . Đ/C Lẫm nói là nước chưa được sôi . Đ/c LL cứ cái là nước sôi rồi . Bực quá đ/c Lẫm phải bật mí ra bí mật của cách thử trên . TP học lỏm được luôn  Grin Grin Grin
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #558 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 10:51:41 pm »

hehe chổ em thì có cách để biết nước có sôi không một cách thụ động hơn hơn đó là sau khi uống nước thằng nào cũng đi tiểu gắt ( tiểu nhiều lần 1 lần vài ba giọt ) là biết ông anh nuôi lười nấu nước không sôi .
Cái lạ là uống nước chưa nấu thì không bị gì mà uống ước không sôi là bị tất vì vậy khi làm anh nuôi được căn dặn kỹ 2 điều : không được nấu cơm khét và không được nấu nước không sôi .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Lính_Rừng.CPC
Thành viên
*
Bài viết: 92



« Trả lời #559 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2011, 08:18:50 am »

Các đồng chí ạ.!

Hôm nay tôi xin tản mạn đôi điều về người lính Tình nguyện Việt Nam trên đất bạn....!
Ngày trước tuy cuộc sống  nơi chiến trường có khó khăn gian khổ khốc liệt, nhưng ở đó người lính vẫn lạc quan yêu đời,ngoài công tác chiến đấu giúp bạn, những lúc rảnh các anh còn cho ra lò những bài thơ mang đậm chất lính trận...! đã có rất nhiều bài thơ ra đời từ ngòi bút của “ Lính ” như anh Phạm sỹ Sáu bên E4 – F5, anh đã viết rất nhiều thơ về lính...! bài thơ tôi  thích nhất ngày ấy là “ Gởi bạn bè làm xong nghĩa vụ ” rồi đến bài  “ Điểm danh đồng đội ”   những bài thơ hay về “ Lính” được anh em trong đơn vị ghi chép cẩn thận trong quyển nhật ký của mình, và được nằm gọn trong ba lô

Tôi nhớ một bài thơ được chuyền tay nhau, nghe nói cũng do “ Lính ” ta sáng tác nhưng lâu quá rồi tôi không còn nhớ tên tác giả, bài thơ rất hay, nói về người lính ngoài mặt trận bị người yêu bỏ, họ quen nhau trong một chiều lá me bay trên đất Sài gòn vào thập niên 80..! do bon chen trong cuộc sống cô ấy đã rời bỏ quê hương & người yêu ra đi....! tôi chỉ nhớ loáng thoáng vài câu
Xin được đưa lên một đoạn bài thơ coi nhơ chút kỹ niệm của lính ngày trước

Bài thơ với tựa đề “ Cho em ”

Không phải ngẫu nhiên anh bắt đầu bài thơ
Bằng hai chữ “ Cho em ”
Dù tình yêu bây giờ chỉ còn một nửa,
Anh không muốn nói lên đây chi những tình yêu đôi lứa.
Cho dù thơ anh vẫn bắt đầu bằng hai chữ “Cho em”
Có lẽ bây giờ em đang ở Malaysia,
Đang náo nức cho một chuyến bay sang nước Mỹ.
Còn thời gian đâu để em suy nghĩ,
Về những con người còn ở lại nơi đây.
Đất nước này còn thiếu gạo thiếu rau,
Và dĩ nhiên còn thiếu xăng cho em chạy Honda
Dạo chơi trong những ngày Chúa Nhật.
Hạt cao lương còn lẫn trong bát cơm sau những ngày tất bật.
Và họng súng đen ngòm còn chĩa thẳng vào đây.
Đất nước hôm nay,
Vẫn còn thiếu nhiều cho những ai hay đòi hỏi,
Nhưng vẫn đủ cho những người biết nói:
“Tôi là người Việt Nam”
Đất nước này trở mình chỉ mới năm năm.
Đâu phải chỉ riêng em đau nhức.
Những con người không quen với những ngày khổ cực
Đều có suy nghĩ như em.
Họ vào cuộc bon chen,
Khao khát một tấm thông hành đi Pari, Nữu Ước.
Và âm thầm từng bước
Người ta chuốt bỏ mình vào cõi mông lung.
Anh không thể hình dung,
Có thể có Những người Việt Nam
Lại lấy tiếng Việt Nam làm ngoại ngữ.
Thà anh mù chữ,
Còn hơn phải đọc lá thư đầy lỗi chính tả
Từ bên ấy gửi về.
Sao em nỡ chê
Những hạt cao lương của những ngày khốn khó.
Sao em không thấy niềm tin còn ẩn mình trong đó.
Đâu phải ngày một ngày hai mà có cả thiên đàng.
Nguyễn Trãi đã từng ăn độn mười năm,
Mà vẫn viết nổi "Bình Ngô đại cáo”
Có lẽ người không nghĩ rằng hơn năm thế kỷ sau,
Trong đám người con cháu,
Lại có những người không hiểu nổi ý tiền nhân
Có lẽ bây giờ em đang ở Washington.
Khoảng cách đã xa có làm em nhớ lại,
Chuyện tình của một người con trai và một người con gái,
Quen nhau trên con đường lá me bay
Anh vẫn thường ôm ấp những vành xe,
Chở tình nhân rong chơi ngoài phố xá.
Anh đâu phải là gỗ đá,
Nên vẫn biết đau lòng trước cảnh chia xa.
Con đường này ngày xưa hai đứa vẫn thường qua,
Có lẽ hôm nay lá me rơi nhiều hơn mọi bữa.
Nhưng em ơi..............................................!
                            
Chiến tranh biên giới tây nam xảy ra....! tiếp đến là làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn...!Người lính bỏ lại đằng sau tất cả những gì mình yêu quý nhất,  gia đình, bạn bè, người yêu...! sau ba năm vật đổi sao dời điều gì đến nó sẽ đến " Lính mà " buồn vui nào có sá chi...! chiến tranh kết thúc hơn hai mươi năm rồi, đầu óc thật sự mà nói là lâu nhớ mau quên, kỹ niệm về người lính trong suốt ba năm công tác chiến đấu trên đất bạn thì còn nhiều , tôi sẽ cố nhớ để cúng anh em hồi tưởng lại những gì một thờ oanh liệt của người lính K năm nào
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2011, 10:09:07 pm gửi bởi Lính_Rừng.CPC » Logged

     Xưa & nay    
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM