Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:00:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện Kể ở Đại Đội  (Đọc 267143 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #500 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 12:28:19 am »

     Hi!Hi!
      Báo cáo các bác Wanta vừa phát hiện trên diễn đàn VMH của chúng ta có một nhà "Phù thủy" đại tài tầm cở "Harry Porter". Khu vực doanh trại 2 Bis XVNT và cổng sau sở thú ở đầu cầu Thị Nghè thuộc Quận 1, TP.HCM, nhà Phù thủy này "Úm ba la... hô biến!" một phát nhảy qua thuộc Quận Bình Thạnh bên kia cầu Thị Nghè. Chưa hết lữ đoàn 195 KSQS được thành lập ngày 19/05/1975 nhà phù thủy này "Úm ba la... hô biến!" một phát 5 năm sau trở thành lữ đoàn KSQS 179 thành lập tháng 01/1979.

      Nếu những tháng ngày chiến tranh đó nhà phù thủy đại tài này "Úm ba la... hô biến!" một phát đám Pôn pốt - IêngSary chết hết thì Nhà nước mình phong AH ngay vì cuộc chiến tranh BGTN không phải kéo đài 10 năm và đở đổ biết bao xương máu của những người lính trẻ đồng đội của chúng ta.

      "Xin giới thiệu với các bác CCB trên diễn đàn VMH, nhà phù thủy đại tài đó là ...... chiensivodanh"

      Nói về KSQS thì trong những ngày tháng chiến tranh đó tất cả các CCB chúng ta không ít thì nhiều cũng chứng kiến KSQS "thực thi quyền lực" hoặc bị KSQS "hỏi thăm sức khỏe". Mình xin kể với các bác 2 câu chuyện về KSQS.

     Câu chuyện thứ nhất KSQS thực thi quyền lực mà mình là người chứng kiến. Chuyện xảy ra vào đêm Giáng Sinh năm 1978 (24/12/1978) khi đó mình vừa xong khóa huấn luyện và thuộc D4 Quyết Thắng cũng đóng tại 2 Bis XVNT. Tối hôm đó, mình đã xin phép "Đại tá rào" ra ngoài đến khu vực NVH Thanh niên và Nhà Thờ Đức Bà chơi, lúc đó vào khoảng 21 giờ khu vực này tập trung rất đông người đi lễ nhà thờ và đi chơi, có một "chú đội" ở Biên giới về không biết thuộc đơn vị nào, ăn mặc lè phè (lính BG về mà) đang đứng ngay chân tượng đức mẹ bị KSQS hỏi thăm (khu vực này gần doanh trại KSQS trên đường Nguyễn Du), "chú đội" móc ngay một trái lựu đạn (chẳng biết là còn kíp hay đã tháo kíp rồi) thế là mọi người chạy toán loạn dạt hết ra các lề đường xung quanh, khu vực công viên đức mẹ vắng tanh chỉ còn một mình « chú đội » đứng đó với trái lựu đạn trên tay. KSQS túa ra đứng xa xa vây quanh, súng lăm lăm, có 2 bác KSQS từ từ tiến gần lại một trước, một sau để thương lượng (tình hình rất là căng thẳng), bất thình lình một bác KSQS từ sau nhào vào ôm chặt khóa 2 tay, bác KSQS phía trước nhào vào chụp tay không cho lựu đạn rơi ra, tước lấy trái lựu đạn và sau đó « binh binh, bụp bụp », chú đội ta chỉ biết cúi đầu che mặt chịu trận, tiếp đó thì « a lê hấp » chú đội bị quăng lên xe và chở đi. Mọi người thở phào nhẹ nhỏm, và mọi sinh hoạt của người dân đi chơi, đi lễ nhà thờ trở lại bình thường. Có thể cảnh KSQS « thực thi quyền lực » với chú đội đó quá nặng nề và phản cảm nhưng theo mình trong tình thế đó thì không thể nào khác được, nếu trái lựu đạn đó nổ thì sinh mạng của bao người dân sẽ ra sao? Bên ngoài sẽ nghĩ như thế nào khi sự việc đó lại do một người bộ đội gây ra ngay trong đêm giáng sinh và tại trước Nhà Thờ Đức Bà.

   Câu chuyện thứ hai mình bị KSQS hỏi thăm. Chuyện xảy ra vào cuối năm 1979 mình được đơn vị cho về nước đi 7A và 175 khám mắt. Sau khi khám mắt có kết quả xong mình với một số anh em được về phép hợp đồng với nhau ở lại chơi đến qua tết hãy lên đơn vị.

   Trong một lần vào buổi trưa nắng gắt mình ngồi xe lam từ Quận 4 qua chợ Bến Thành đi dạo chơi chờ chiều ghé rạp Bến Thành cùng với một số anh em xem phim « Cô gái ngồi trên cây chổi » (việc xem phim cũng là một kỷ niệm mình sẽ kể sau). Xe đổ khách ở đường Calmette mình đi bộ về phía đường Phó Đức Chính, vừa chặt cua chuẩn bị ra đến Bến xe buýt thì thấy bóng dáng 3 chú KSQS đang đi tuần tra, tránh không kịp mình bị chặn lại, một bàn tay nắm cổ áo mình lắc lắc, mình nhìn xuống vội cài khuy áo ngực lại (khi đó quân phục quân hàm, quân hiệu nghiêm chỉnh chỉ có phạch ngực áo) và một lời nói « mời đồng chí về trạm ». Đi theo 3 chú KSQS trong bụng mình đánh « lô tô » nghĩ thầm « bỏ mẹ rồi ! Giấy phép không có, chỉ có giấy kết quả khám mắt của 175 mà đã trễ 3 tháng rồi, khéo mà nói chứ nếu không đưa đi TK60 thì "thúi đời trai". Về đến trạm KSQS đặt tại Bến xe buýt thế là bắt đầu buổi làm việc đầu tiên là họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, kế tiếp là hỏi giấy tờ mình trình giấy kết quả khám mắt của 175 và nói "tôi được đơn vị cho về đi khám mắt tại 175 nên chỉ có giấy kết quả khám mắt ngoài ra chẳng có giấy tờ gì cả, hiện tại đang chờ xe của sư đoàn để về đơn vị", trong khi nói mình liếc mắt vào cuốn sổ trực thấy dày đặc danh sách những người đã bị hỏi "thăm sức khỏe" trước đó ở cột hình thức xử lý mình thấy số thì ghi "giáo dục cho đi", số thì ghi "đưa về thu dung" ; kế tiếp một câu hỏi "Quân nhân ra đường tại sao phạch ngực áo" mình nói các "đồng chí thông cảm, tôi từ bên quận 4 đi bộ qua bến xe lam ở ga xe lửa để về nhà, trời nắng nóng quá nên có cởi khuy áo ra cho mát". Tay KSQS suy nghĩ một lúc rồi ghi vào sổ "Giáo dục cho đi". Mừng quá, mình đi thẳng qua ga xe lửa (đâu dám đi về đường Lê Lợi lỡ hắn theo dõi biết mình nói dóc) vòng ngược đường Lê Thánh Tôn hợp quân với anh em ở điểm tập kết "Rạp Bến Thành" với mục tiêu "Cô gái ngồi trên cây chổi" đến nơi anh em chung đơn vị đang tập trung đầy đủ toàn mặc đồ "Xi Vin" chỉ có mình mặc quân phục nghiêm chỉnh, anh em hỏi sao trễ vậy mình nói "bị KSQS hỏi thăm sức khỏe" liền bị phán cho một câu "Ngu! Ai biểu mặc quân phục làm chi". Nghĩ cũng tội các bác ạ! ở TNXP mặc đồng phục qua bộ đội mặc quân phục riết đâm ra quen mặc bộ đồ "Xi Vin" vào nó cứ ngượng ngượng làm sao, sau này ra quân cũng vậy phải một thời gian lâu tôi mới quen dần bộ đồ "Xi Vin".

   Kỷ niệm về KSQS của tôi là thế đấy các Bác, tùy theo từng tình huống mà họ có biện pháp xử lý lúc thì cương quyết và bạo lực nhưng cũng có lúc họ xử lý có tình có lý, chứ không phải lúc nào cũng bạo lực cả
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #501 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 12:49:13 am »


Tôi hay nghe mọi người thường nói  “ trong cái may có cái rủi ” thế rồi “ trong cái rủi có cái may ” tôi thấy câu nói nầy rất hay và đúng,vì thực tế đã chứng minh bằng câu chuyện “ may rủi ” sự việc đến với anh em chúng tôi trong một lần cáng bệnh binh về tuyến sau


 Lính_Rừng.CPC!

 Đúng là trong cái may có cái rủi và trong cái rủi lại có cái may. Cái may của các bạn là chưa lọt vào ổ phục kích của địch chứ nếu lọt vào đó thì chắc giờ này sẽ không có ai kể cho chúng ta nghe chuyện lính cười đến đau cả bụng này. Grin

 Thật tệ chuyện 2 thằng lính sốt rét kia để anh em phải khiêng cáng khổ sở như vậy mà cũng nằm cáng được. Trên topic nào đó của anh em đã viết BY có đọc được cũng tượng tự như vậy, lính bị thương nằm cáng mà nghe đạn địch bắn về hướng mình rát quá nhảy xuống cả võng mà nằm bẹp tránh đạn, còn đơn vị BY thì vỡ trận ù té chạy giữa năm 1978, lính vận tải cáng thương binh chạy chậm hơn cả lính bộ binh rút lui không có chiến thuật và địch thì đuổi theo sát đít, lính vận tải thì cứ cố chạy không dám bỏ lại thương binh mà chạy tháo thân, thằng TB trên võng hoảng quá nhảy xuống chạy nhanh hơn cả thằng lính vận tải. Sau trận đó lính trong D được bữa cười ngất và nó như một giai thoại về chuyện TB nằm võng cáng truyền mãi sang thời lính đàn em như BY còn không nhịn nổi cười.

 Đơn vị BY thì lính sốt rét thì đừng có mơ nằm võng cho anh em cáng, trừ thằng lên cơn sốt rét ác tính, phát điên phát dại rồi thì hãy nói chuyện, còn thì CTV hay anh em thường động viên nhau đi qua khó khăn đó, chẳng ai đi nằm võng để anh em khiêng mình cả. Nhiều cách để động viên nhau, nói nhẹ cũng có nói nặng cũng có và chửi cũng có luôn. Cố lên mày, thằng nào cũng thế cả đưa bớt đồ trong ba lô tao vác cho, hay: Cứ từ từ đi đừng nằm bệt sốt rét nó quật không dậy nổi đâu, yên tâm có tao đi sau khóa đuôi rồi, cứ từ từ mà đi, đi được mới nhanh khỏi, hoặc: Mày không cố gắng hả? Cho một mình mày nằm lại đây luôn, mà nằm lại đây thì Đan Mạch nhà mày sống được mới là chuyện lạ. Grin

 Một điều mà BY thấy lạ trên chiến trường K sau này hoặc ở những đơn vị bạn khác không thấy ai nói đến, hôm qua cũng có tâm sự với @linhtrungdoan về chuyện này, cũng chỉ là góc độ nhận xét của 1 người lính, tiện đây Lính_Rừng.CPC cho BY hỏi luôn:

 Theo như bài viết bạn có nói tuyến đường các bạn đi về tuyến sau theo trục lộ, hàng ngày đều có lính công binh mở đường rồi ta mới đi lại, tất nhiên phương án này thì đơn vị nào từ cấp E trở xuống đều phải thực hiện tránh bị địch cài mìn. Đó chính là công tác phòng tránh hậu quả khi địch cản phá ta trên đường giao thông, công tác này của chúng ta là giải quyết những tình huống đã bị động, ta bị địch dẫn dắt vào một cuộc chơi do địch cầm cái luôn thụ động theo lối "chơi" của địch.

 Vậy thì thế chủ động của ta trong tình huống giữ đường, bảo vệ đường như thế nào? Công tác đôn đốc giám sát thực hiện của những SQ chỉ huy ra sao? Nếu có thì những mưu lược cùng kiến thức quân sự của SQ phải được mang ra thi thố để tránh đi sự thụ động theo lối "chơi" của địch? Theo BY được biết bằng kinh nghiệm từ thế hệ đàn anh truyền lại, luôn giành thế chủ động trong cuộc "chơi" với bất kể đối phương nào, chơi thế nào là do sự dẫn dắt của ta, không bao giờ nhường lợi thế này cho phía đối phương.

 Trên một cung đường nhất là khu vực địch hoạt động mạnh, chắc chắn phải có chốt gác giữ đêm ngày và tuần tra liên tục. Đơn vị bạn có tổ chức những tổ phục kích theo nhóm 3 người bí mật nằm giữ vị trí nghi ngờ nào đó đón lõng chờ địch lúc đêm tối không? Nhóm này có nhiệm vụ, nếu gặp địch tổ chức luồn sâu đánh lớn thì họ lặng lẽ thu thập thông tin rồi lùi về báo đơn vị chờ lệnh cấp trên, nếu gặp địch lẻ tẻ cài mìn hay phục kích đánh lén ta đi lại trên đường như trường hợp bạn đã kể trên thì diệt luôn trước khi địch gây hậu quả. Đơn vị nằm chốt trên diện rộng quân số thưa thì ta có thường xuyên tổ chức càn đẩy đội hình ra xa, nắm bắt địa hình và tình huống địch thay đổi phương án tác chiến không? Có biết địch hay dùng phương án gì và ta đã rút ra kinh nghiệm gì ở mỗi lần tổn thất, phương án giải quyết của ta là gì?

 Đơn vị tôi trước đây thì cấp C và cả D hay tung những mũi nhỏ nằm phục kích đón lõng ở những vị trí trọng yếu, từng "chơi" cho lính Pốt trong rừng F339 hết nước dở trò cài mìn khi chúng tôi vào tải gạo cho đơn vị bạn, C trước khi đóng chốt ở đâu đó bao giờ cũng lấy 1/3 quân số càn rộng ra ngoài vị trí của mình, vừa nắm bắt địa hình thực tế và kiểm tra trên bản đồ luôn nên khi địch tập kích trận địa thì ta có thể đã có sẵn phương án tác chiến đánh trả, các mũi nhỏ tung ra phục kích nằm ngoài đội hình mà 1 lần bác tranphu341 có nói đó là Râu Tôm dùng nắm tình hình địch. Đơn vị bạn Lính_Rừng.CPC sau này cấp C có tổ chức như vậy không?

 Theo BY nghĩ, nếu chúng ta tổ chức tốt được như vậy thì sẽ giảm thương vong rất nhiều và ta luôn ở thế chủ động, giành được thế chủ động thì chắc chắn sẽ có những kết quả đáng khích lệ và thằng địch cũng sẽ "kiềng" mặt mấy ông "quái vật" chiến đấu ngay. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #502 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 07:44:38 am »

Sốt rét đang nằm trên võng đước anh em cáng khi địch phục kích không bỏ chạy mới là chuyện lạ , may cho mấy thằng đó đấy nếu địch nổ súng sớm một tý thì cái lưng nó in dưới đường rồi , sốt rét thì nhằm nhò chi đơn vị mình năm 81 địch chơi H12 vô bệnh xá E , mấy thằng cưa giò lủi xuống hầm còn nhanh hơn ai hết , chỉ loáng cái chẳng ai dìu ai thế mà dãy giường bệnh nhân sạch trơn không một bóng người , hi hi bọn Pốt chắc mắc cười quá  Grin chúng ngưng bắn hì ôi thôi các bố ấy rên ư hử y tá và y sĩ khiêng lên bằng chết , thằng này đè lên thằng kia , lúc trước thấy nó rên hừ hừ dây truyền nhằng nhịt .. nghe ùng oàng chúng tình hẳn không cần ai lao hết xuống hầm .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #503 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 07:50:55 am »

Này em bắt đền bác Wanta với bé Hiền đấy nhé , đang sướng coi bây giờ ổng không viết nữa lấy gì giải khuây đây , các bác coi chuyện giả tưởng mà cứ cho là thiệt tác giả không hài lòng là phải rùi , hì người ta đã lấy nick là vô danh rùi thì làm gì có chuyện thiệt mà các bác cứ bàn cãi .
Chiến sĩ vô danh là những liệt sĩ hy sinh không biết tên tuổi , còn ổng sống sờ sờ ra ấy mà lấy tên vô danh thì các bác théc méc làm giề .
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #504 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 08:47:33 am »

Lúc BH học QY ở 115, mấy anh trong C hay đi ra Kỳ hòa xem ca nhạc và xem phim lại còn chỉ xem chùa, ngày thường thì còn được còn thứ 7 , CN cũng đòi vào , mà đâu có ít cả trăm lính , có khi còn cự cãi đánh nhau với bảo vệ , nên cứ t 7 , CN là ở đó họ nhờ KSQS lại trực , sau cứ t7 , cn ai về thì phải có phép của C , còn không thì cấm trại vậy mà không biết sao mấy anh cũng  đi gần hết Cheesy Cheesy 
       Không biết BH học ở QYV115 năm nào vậy. Tôi cũng có một kỷ niệm tại QYV115 trong ngày ra quân đấy. Đó là vào tháng 9 năm 1982, đoàn ra quân chúng tôi từ K về đến binh trạm tại thành Ông Năm ở Hôc Môn nghỉ lại 3 ngày để chuẩn bị về Bắc. Buổi chiều hôm trước về đến nơi lúc 6 giờ chiều. Đã lâu quá rồi tôi không còn nhớ ngày nào nữa. Hôm đó chúng tôi còn phải lo ổn định nơi ăn ở và nghỉ ngơi. Đến sáng hôm sau anh em chúng tôi bắt đầu đón xe đò kéo nhau vào thăm TP Bác: Chợ Tân Bình, chợ Bến Thành. Định bụng hôm sau sẽ đi tham quan một số nơi khác nữa của thành phố, để thỏa trí tò mò vì lần đầu tiên trong đời được đến thành phố lớn được mang danh là " Hòn ngọc viễn đông". Với những thằng lính quê miền núi, vào bộ đội lại toàn ở núi rừng thì đây là một dịp may hiếm hoi. Khi về miền núi phía bắc rồi biết còn có ngày nào quay lại?
       Thế nhưng thật là xui xẻo ! Ngay đêm hôm đó, 1 anh bạn cùng làng với tôi, tên là Bông, đột nhiên đau bụng lăn ra giãy giụa giữa 12 giờ đêm. Chúng tôi vô cùng hốt hoảng báo với trưởng đoàn đưa quân của trung đoàn và y tế của binh trạm. Sau đó chúng tôi vội vàng khiêng Bông đến 1 bệnh xá QY gần đó. Sau khi các bác sỹ ở đó khám chẩn đoán là có thể đau ruột thừa, hoặc bị tắc ruột, phải đưa đi bệnh viện lớn gấp. Thế là bệnh xá liền cho 1 xe Hồng thập tự chở đi ngay trong đêm. Lúc đó đã là 1 giờ sáng, các bác sỹ của BX chỉ cho 1 người trong chúng tôi đi theo. Chúng tôi chỉ biết quay về binh trạm chờ đợi trong nỗi lo lắng thấp thỏm. Vì mới cách 3 hôm trước ở trạm Công Pông Chơnăng, 1 đồng đội cùng quê của chúng tôi, tên là Dựng đã phải ra đi vì cơn sốt rét ác tính, mãi mãi không thể về đến quê nhà sau bao năm xa cách!!!
        Đến khoảng 3 giờ sáng thì anh bạn đi theo xe đưa Bông vào viện ( tên Phong ) trở về báo tin là Bông đã được cấp cứu kịp thời và phải nằm lại để điều trị. Chúng tôi thở phào và tạm thời đỡ lo. Đến sáng ra thì chúng tôi được các ánh trong đoàn đưa quân báo tin : Sáng ngày mai các đồng chí se ra ga Hố Nai để lên tàu ra Bắc. Thôi chết rồi! Còn Bông thì làm sao đây?
Thế là mấy anh em cùng xã chúng tôi lại phải vội vàng kéo nhau đi tìm viện 115 để xem tình hình của Bông ra sao. Đành bỏ chuyện đi thăm thành phố thôi. Tiếc cay tiếc đắng, nhưng biết làm thế nào được?! Đồng đội - đồng hương là hơn hết! Thế rồi 5 anh em chúng tôi vội ra đón xe đi. Nhưng khổ nỗi, anh bạn Phong của chúng tôi phải ngồi trong thùng của xe Hồng thập tự, chỉ thấy xe đưa đi ù ù ... đến nơi rồi xuống. Lúc quay về cũng lại ù ù ngồi trong thùng xe, đến nơi ở lại xuống rồi về chỗ ngủ, chẳng biết xe đưa đi theo hướng mô tê nào của thành phố rộng lớn như SG này. Lúc ngồi trên xe chỉ  nghe được 1 anh ytá nói là đi qua ngã tư Bảy Hiền gì đó Huh Chúng tôi đành đón xe đến ngã tư Bảy Hiền xuống xe rồi mới tính tiếp. Đến nơi nhìn trước, ngó sau chỉ thấy người xe nườm nượp như suối chảy không ngừng từ 4 hướng đổ về nơi ngã tư rồi lại nườm nượp rẽ đi các lối. Không biết cái Viện 115 nó ở hướng nào đây, hỏi ai bây giờ? Bỗng tôi chợt nhớ lời dạy của các cụ khi còn ở nhà " đường đi ở ngay lỗ miệng mình ấy ". Phải hỏi đường thôi! Tôi bảo mấy ae tấp vào lề đường đứng chờ. Còn tôi băng qua đường đến bên trạm KSQS ở ngay bùng binh hỏi thăm. Sau khi nghe tôi trình bày, mặc dù thấy chúng tôi không có quân hàm, quân hiệu gì nhưng biết là ae ở bên chiến trường K về phục viên nên các cs KSQS cũng tận tình chỉ đường và cách đón xe lam. Nhưng cụ thể viện QY 115 ở chỗ nào thì các đc cũng hổng biết.
         Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình tìm đường đến viên 115 : đường Trần Quốc Toản - 3/2- Nguyễn tri Phương...Loanh quanh hỏi thăm đường lại lên xe, xuống xe nhiều lần rồi cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra QYV 115. Nhưng đến đây mấy anh em chúng tôi lại bị mắc lại ngoài cổng với mấy tay vệ binh gác cổng. Vì chúng tôi không có chứng minh hay căn cước quân nhân. Thật là khổ sở, suốt những năm ở chiến trường chúng tôi chỉ nhận được lệnh đi đánh nhau, đi phục kích, gài mìn chứ đâu đã có lần nào nghe cấp trên bảo đi làm chứng minh hay căn cước QN gì đâu Huh Roll Eyes May sao có anh bạn tên Dũng cùng quê HSB nhưng khác huyện, từ C13 đặc công F302 chuyển về đại đội tôi nên cùng ra quân lại có chứng minh quân nhân. Thế mới lạ. Nhờ vậy mà vb chỉ cho mình Dũng được vào, còn chúng tôi đành đứng  chờ ở ngoài. Dũng vào trong viện được 1 lúc thì quay ra lắc đầu là không tìm thấy Bông đâu. Trời ạ, làm sao bây giờ? Không thể bỏ thằng bạn cùng làng ở lại đây mà về bắc được. Bằng mọi giá phải tìm được nó để ngày mai cùng về! Cuối cùng tôi nảy ra sáng kiến : tôi đề nghị với mấy tay vệ binh cho tôi vào thay Dũng, còn Dũng có chứng minh thì ở ngoài cổng với vb kiểu như làm con tin cho tôi. Nghe cũng xuôi xuôi nên mấy tay vb cho tôi vào. Tôi chạy thẳng một mạch vào phòng trực cấp cứu của viện hỏi thăm. Chị trung úy bác sỹ trực giở sổ theo dõi và chỉ cho tôi nơi bệnh nhân Bông đang nằm. Theo chỉ dẫn, tôi chạy lên tầng 3 khoa ngoại và đã tìm ra Bông đang nằm trong 1 phòng cùng khá nhiều bệnh nhân. Tôi nhìn quanh thì thấy toàn là thương binh đủ các kiểu, khoảng 10 người, có người còn quấn băng  ở đầu, chân, tay, có người thì mới tháo băng, vết thương còn tấy đỏ...các nữ ytá cũng khá đông. Tôi vào chào hỏi mọi người xong, hỏi tình hình bệnh của Bông ra sao thì Bông nói là sau khi khám các bác sỹ ở đây chẩn đoán là đau do rối loạn tiêu hóa, do ăn phải đồ lạnh. Hú vía! Tưởng viêm ruột thừa hay tắc ruột thì nguy to! Sau khi bàn nhau tôi quyết định đi tìm bắc sỹ để xin cho Bông ra viện ngay ngày hôm đó. Nhưng hôm sáng hôm đó bác sỹ trưởng khoa mắc họp chi bộ nên các bác sỹ trực có hẹn chúng tôi đến buổi chiều mới xem xét. Thế này thì chết tôi rồi! Tôi đành ra cổng báo tin với mấy a/e và bảo chúng nó cứ về trước, để mình tôi ở lại.
      Tôi quay trở lại nơi phòng bệnh chờ đến giờ làm việc buổi chiều như đã hẹn. Và nhờ thế tôi mới có dịp quan sát và trò truyện làm quen với các anh em thương binh đang nằm ở đây. Qua nói chuyện tôi được biết, đa số các anh em đều quê ngoài bắc, chỉ có 2 anh ở nam. Trong đó có 1 anh bị thương khá nặng ở bụng phải nằm bất động trên giường. Còn lại các anh em khác đã đi lại tập tễnh, không có ai cụt chân, cụt tay. Tất cả anh em đều bị thương ở chiến trường K từ các đơn vị chuyển về đây. Bị thương nhưng anh em rất vui tính, nói cười rôm rả và rất hay trêu mấy em y sỹ, ytá. Tôi nhớ có 1 cậu ở f5 bị thương ở chân trái do dính mảnh mìn đồng đội đạp phải đã hy sinh. Cậu ta  nhập ngũ năm 1980, mặt trông còn non choẹt nhưng rất lém lỉnh. Cậu ta tên là Hoà, năm đó vừa 19 tuổi. Đang nói chuyện tự nhiên cậu ta nói là người cảm thấy gây gây khó chịu và nằm xuống co quắp chân tay lại khe rên hưhư. Có 1 em ytá còn rất trẻ, khá xinh ( không biết có phải BH ko?hihi) chạy lại hỏi: Anh Hoà làm thế, sốt à ? Hoà rên khẽ : Chắc thế! Em ytá vội chạy đi lấy nhiệt kế bảo Hoà kẹp nách để kiểm tra. Em ytá vừa quay đi Hoà liền rút nhiệt kế ra chùi chùi lên mông và ngóc đầu lên nhìn theo em ytá, rồi quay sang phía chúng tôi nháy mắt cười ranh mãnh. Hoà cứ làm đi làm lại như vậy cho đến lúc thoáng thấy em ytá quay trở lại, liền kẹp nhiệt kế vào nách nằm im và khẽ rên ừ ừ. Mấy ae TB đang ngồi nói chuyện nháy nhau ngồi như không biết chuyện gì. Em ytá đến gần Hoà lấy nhiệt kế đưa cho em đó xem. Xem xong em ytá kêu lên: Trời ơi anh Hoà sốt 38,5 độ rồi nè! Nói xong em lây tay sờ lên trán, lên má Hoà.  Hoà khẽ lim dim mắt và lấy tay cầm lấy tay em ytá giữ lại nơi má, miệng lại khẽ rên ư ư: Tay thơm mát quá!..ư.ư...
        Một thoáng ngỡ ngàng, chợt hiểu ra em ytá rút phắt tay lại phát mấy cái mạnh vào mông anh chàng Hoà : Đồ quỷ! Cho chết này! Cho chết này!
         Hoà vừa ngồi dậy vừa cười sằng sặc vẻ khoái trí: Đấy mọi người thấy chưa? Muốn các em sờ má thì phải có mánh khoé chứ... hề hề...
        Mọi người trong phòng cũng cười ồ theo :  Em bị nó chọc quê rồi nhé!
Cô bé ytá đỏ mặt chạy mất dép.
      Trưa hôm đó mấy anh em TB mời tôi ở lại ăn trưa cùng ae tại phòng bệnh. Một anh lớn tuổi nhất trong phòng nói với tôi: Chú mày cứ ở lại đây ăn cơm với bọn tôi, không thiếu đâu mà sợ. Bây giờ mà chú ra ngoài ăn thì đến lúc quay lại bọn vệ binh nó không cho vào đâu! Rôi anh gọi 1 cô ytá bảo : Này Chanh ơi! Trưa nay ưu tiên cho bọn này thêm một suất cơm nhé, Vì hôm nay bọn anh có đồng đội từ CPC về thăm. Cô ytá liền dạ một tiếng ngọt sớt. Đúng là tình cảm của lính, tuy mới gặp nhưng như đã thân quen lâu lắm rồi! Trưa hôm đó tôi nghiễm nhiên trở thành khách quý được ăn 1 bữa cơm thắm tình đồng đội với những TB tại phòng bệnh của QYV 115. ăn xong chúng tôi lại tiếp tục kể cho nhau nghe nhiều chuyện về đơn vị mình nơi chiến trường K.
      Đến chiều tôi lên gặp trưởng khoa và nói rõ ngọn ngành để xin cho Bông được xuất viện. Chị trung tá BS trưởng khoa nghe xong rất thông cảm cho hoàn cảnh của chúng tôi nên đã ký giấy xuất viện và kê thêm cho chúng tôi 1 ít thuốc mang về uống thêm. Chúng tôi phấn khởi cầm giấy ra viện, chào tạm biệt anh em TB trong phòng và các anh chị em csqy để ra về.
        Nhưng lại thêm một sự rủi ro nữa đến với chúng tôi. Số là khi vào viện,  các bệnh nhân đều phải gửi hết quần áo quân phục ở kho của bệnh viện và mặc đồ của bệnh nhân theo quy định. Đến khi ra viện mới trả lại để lấy đồ của mình mặc. Nhưng thật không may cho chúng tôi là khi xuống kho quân nhu của viện đổi đồ thì cô giữ kho lại đi đâu không ai biết. Vì hôm đó là chiều thứ 7. Anh quân nhu đi tìm khắp bệnh viện cũng không thấy nên bảo chúng tôi chờ để anh ấy đi tìm ở bên ngoài. Nói xong anh đạp xe ra cổng. Phải chi có điện thoại di động hay xe máy nhiều như bây giờ.
        Thế là chúng tôi lại phải chờ đợi. Trong lúc chờ, chúng tôi đi lòng vòng quanh khu nhà của bệnh nhân, thấy qyv thật là rộng, có cả một sân bóng đá rất rộng. Ở các hành lang lúc này tôi mới thấy có rất nhiều TB, người chống nạng, người ngồi xe lăn, người đeo tay, băng đầu đi lại trên khắp các hành lang. Chắc đều là từ chiến trương K về cả? Rất nhiều các bác, các em nữ quân y ở viện này, trong đó tôi nghe rất nhiều chị em nói với nhau bằng giọng bắc. Đến khoảng 4 giờ chiều từng tốp, từng tốp các em này trút bỏ bộ y phục và mặc những bộ cánh rất mốt thời đó í ới gọi nhau kéo ra cổng viện đi dạo phố. Tôi cứ đứng ngẩn ra nhìn theo mà thấy lòng xốn xang. Bao năm ở bên K toàn thấy chị em phụ nữ mặc xà rông đen, nay nhìn thấy cảnh các em nói tiếng mẹ đẻ, ăn mạc rất đẹp giễu qua trước mặt phấp phới, tôi thấy mình chẳng khác gì Từ Thức lạc vào cõi tiên. Bên ngoài cổng viện, phía đại lộ Nguyễn Tri Phương cuộc sống tấp nập của phố phường đang diễn ra thật hấp dẫn. Tôi ước gì được đi theo các em để cùng dạo phố. Thế mà chúng tôi lại bị chết dí ở đây. Sốt ruột quá tôi bảo Bông: Hay là ông bỏ mẹ bộ quân phục đi, mặc bộ bệnh nhân này ra cổng nói dối là ra ngoài 1 chút sẽ quay vào rồi anh em mình tếch luôn. Bông cười chỉ tay xuống quần rồi lắc đầu. Lúc này tôi mới nhìn kỹ và cũng phì cười. Chàng Bông thì cao to lộc ngộc 1,78m mà cái quần thì ngắn cũn chỉ đến dưới đầu gối khoảng hơn 10cm, lúc này nhìn pháo thủ số 1 cối 82 của c tôi trông chả khác gì một anh hề chèo. Diện bộ cánh này ra phố giờ này chắc bà con mình vỡ bụng mất. Thế là lại tiếp tục chờ.
         Lúc này sân bóng đá của viện bắt đầu nhộn nhịp, sôi nổi. Tôi liền bỏ Bông ngồi chờ và chạy lại cùng các anh em TB lúc này đã đứng ngồi đầy quanh sân làm khán giả hò reo náo nhiệt để xem. Đến khi xong trận bóng đá không tính hiệp thì trời đã nhá nhem tối, mà cô nàng thủ kho của khoa vẫn chưa xuất hiện. Chúng tôi đang bàn nhau quyết định áp dụng kế sách mà tôi đưa ra ở trên thì anh quân nhu mới lóc cóc đèo cô nàng về. Trông nàng ta cũng khá dễ coi, cũng diện bộ cánh quần loe áo chẽn khá đẹp. Cô nàng thanh minh thanh nga là đang đi chơi ở Chợ Lớn với bồ vì nghĩ là thứ 7 sẽ ko có người ra viện. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, đổi quần áo xong ra đến cổng thì trời đã tối hẳn, khoảng 7 giờ tối. Không gặp chiếc xe lam hay xe đò nào chúng tôi không chờ nữa mà lên 1 chiếc xích lô về ngã tư Bảy Hiền rồi tiếp 2 chặng xe lam nữa mới về đến bến xe Tân Thới Nhì – Hôc Môn. Lúc đó đã 9 giờ đêm. Các anh em đồng hương đang đứng chờ ở đó ùa lại ôm chầm lấy chúng tôi: Sao, chúng mày còn đi chơi bời ở đâu mà lâu thế? Chúng tao tưởng 2 thằng mày đăng ký ở lại tp luôn rồi chứ!
        Chơi bời cái con khỉ gió gì, đang đói muốn chết đây! Đi ăn rôi còn có sức mà về bắc cái đã. Mọi chuyện kể sau!
        Ăn xong, về đến nơi ở tắm rửa xong sau 1 ngày vừa lo lắng, bực tức vừa đói, tôi mệt mỏi nằm lăn ra ngủ luôn. Mặc cho Bông kể lể sự tình với anh em, đúng sai thế nào tôi không cần biết.khỏi cần nói chữa! he he
       Sáng hôm sau ban đưa quân bàn giao 1 số hồ sơ cho ra quân cho chúng tôi ( tôi được giao đoàn phó cùng với 1 anh hơn tôi 7 tuổi làm đoàn trưởng) dẫn quân ra bắc. Chúng tôi lên xe ra binh trạm 15 Hố Nai – Biên Hoà để lên tàu về quê. Thế là tôi bỏ lỡ dịp may được đi ngắm thành phố SG hoa lệ.
       Từ đó đến nay đã gần 30 năm, tôi chưa có dịp trở lại mà chỉ được ngắm TP qua tivi, sách báo thôi! Hic.hic.. bao giờ cho đến ngày xưa ?
Logged
Lính_Rừng.CPC
Thành viên
*
Bài viết: 92



« Trả lời #505 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 08:53:45 am »


 Lính_Rừng.CPC!

 Thật tệ chuyện 2 thằng lính sốt rét kia để anh em phải khiêng cáng khổ sở như vậy mà cũng nằm cáng được. Trên topic nào đó của anh em đã viết BY có đọc được cũng tượng tự như vậy, lính bị thương nằm cáng mà nghe đạn địch bắn về hướng mình rát quá nhảy xuống cả võng mà nằm bẹp tránh đạn, còn đơn vị BY thì vỡ trận ù té chạy giữa năm 1978, lính vận tải cáng thương binh chạy chậm hơn cả lính bộ binh rút lui không có chiến thuật và địch thì đuổi theo sát đít, lính vận tải thì cứ cố chạy không dám bỏ lại thương binh mà chạy tháo thân, thằng TB trên võng hoảng quá nhảy xuống chạy nhanh hơn cả thằng lính vận tải. Sau trận đó lính trong D được bữa cười ngất và nó như một giai thoại về chuyện TB nằm võng cáng truyền mãi sang thời lính đàn em như BY còn không nhịn nổi cười.

Một điều mà BY thấy lạ trên chiến trường K sau này hoặc ở những đơn vị bạn khác không thấy ai nói đến, hôm qua cũng có tâm sự với @linhtrungdoan về chuyện này, cũng chỉ là góc độ nhận xét của 1 người lính, tiện đây Lính_Rừng.CPC cho BY hỏi luôn:

Theo như bài viết bạn có nói tuyến đường các bạn đi về tuyến sau theo trục lộ, hàng ngày đều có lính công binh mở đường rồi ta mới đi lại, tất nhiên phương án này thì đơn vị nào từ cấp E trở xuống đều phải thực hiện tránh bị địch cài mìn. Đó chính là công tác phòng tránh hậu quả khi địch cản phá ta trên đường giao thông, công tác này của chúng ta là giải quyết những tình huống đã bị động, ta bị địch dẫn dắt vào một cuộc chơi do địch cầm cái luôn thụ động theo lối "chơi" của địch.

Em xin trả lời với bác Binhyen1960 như sau:
Nơi xe bị phục hôm đó rơi vào khu vực bạn đảm nhiệm, tuyến đường nầy dài khoảng 6km, ta đảm nhiệm đoạn trong, bạn đảm nhiệm đoạn ngoài,Sáng ra ta và bạn tổ chức thông đường khi đã gặp nhau bắt tay, xong khu vực người nào người ấy về, tiếc rằng hôm đó tại vị trí gặp nhau giữa ta và bạn chẳng có ma nào mò đến nắm tay hay bắt tay cả, từ điểm yếu nầy  trinh sát địch biết được vị trí giáp ranh, ta hay chủ quan nên mò ra gài mìn phục kích theo chiến thuật “ chiến tranh du kích ”

Theo tài liệu em tham khảo thì “chiến tranh du kích” là một từ Hán-Việt chỉ một loại hình chiến tranh không thông thường, được phe nhóm quân sự nhỏ và yếu hơn, cơ động hơn áp dụng đối với đối phương lớn mạnh hơn và kém cơ động hơn. Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục kích, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh. Mục tiêu của các cuộc tấn công du kích là những yếu điểm của đối phương

Cho nên cuộc chiến trên chiến trường Campuchia, địch đã vận dụng kiểu chiến tranh du kích, nhằm tiêu hao lực lượng ta khắp các mặt trận như "phục kích" và "gài mìn" theo các trục lộ huyết mạch, thời điểm đó đơn vị cũng đưa ra nhiều biện pháp khắc phục như thường xuyên tung lực lượng ra thông chốt đường, kết hợp với dân công bạn phát hoang hai bên đường sâu vào hàng trăm mét , nhưng cái yếu của ta, theo em nghĩ là lực lượng quá mỏng , tổ chốt thì cố định, cho nên địch biết rõ giờ giấc hoạt động, vị trí từng tổ chốt từ đó chúng ra phục hoặc gài mìn giữa hai tổ chốt hay những nơi ta chủ quan
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2011, 11:53:40 am gửi bởi Lính_Rừng.CPC » Logged

     Xưa & nay    
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #506 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 11:01:26 am »

Sốt rét đang nằm trên võng đước anh em cáng khi địch phục kích không bỏ chạy mới là chuyện lạ , may cho mấy thằng đó đấy nếu địch nổ súng sớm một tý thì cái lưng nó in dưới đường rồi , sốt rét thì nhằm nhò chi đơn vị mình năm 81 địch chơi H12 vô bệnh xá E , mấy thằng cưa giò lủi xuống hầm còn nhanh hơn ai hết , chỉ loáng cái chẳng ai dìu ai thế mà dãy giường bệnh nhân sạch trơn không một bóng người , hi hi bọn Pốt chắc mắc cười quá  Grin chúng ngưng bắn hì ôi thôi các bố ấy rên ư hử y tá và y sĩ khiêng lên bằng chết , thằng này đè lên thằng kia , lúc trước thấy nó rên hừ hừ dây truyền nhằng nhịt .. nghe ùng oàng chúng tình hẳn không cần ai lao hết xuống hầm .
      Đó gọi là phản xạ có điều kiện, bản năng sinh tồn của người lính chiến đấy các bác ạ. Mình cũng đã từng ở trường hợp như vậy, năm 1979 khi đơn vị vừa mới chuyển xuống huyện Ba Rài, Kampongthom chân trái mình bị nhiểm trùng nặng mỗi khi đứng là máu tụ xuống chân đau đi không nổi (nguyên nhân ban đầu chỉ là vết gai cào ngay ống quyển nhưng do đi hành quân liên tục lội sình, lội suối nên bị nhiểm trùng nặng mủ không thoát ra được nên sưng to lên như bị phù thủng), chân phải lại bị xức móng chân ngón cái. Anh em trong B thông cảm nên đêm không để mình gác và ngủ trên nhà sàn.
      Một đêm đang ngủ ngon giấc tự nhiên nghe "bùng ... bình, tạch ... tạch" phản xạ tự nhiên bật dậy tay chụp cây AK, tay chụp bao xe "phi thân" từ trên nhà xuống đất (không chạy theo cầu thang), chạy ra công sự nằm. Khi mọi chuyện yên lắng trở lại về lại nhà sàn để ngủ thì trời ơi hai chân nó nhức thấu tận trời xanh, đi không muốn nổi luôn. Sau vụ đó mình ra bệnh xá E, BS Đấu (bây giờ là thiếu tướng Viện trưởng viện 175) khám nói "may mà chú ra sớm, chứ nếu trễ một tý nữa thì hoại thư phải tháo khớp", lúc đó mới thấy mình quá chủ quan nghĩ chỉ là vết thương nhỏ thôi, "hú vía" may mà ra kịp chứ nếu không giờ cũng phải chống tó rồi.
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #507 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 11:37:05 am »

... Sau vụ đó mình ra bệnh xá E, BS Đấu (bây giờ là thiếu tướng Viện trưởng viện 175) khám nói "may mà chú ra sớm, chứ nếu trễ một tý nữa thì hoại thư phải tháo khớp", lúc đó mới thấy mình quá chủ quan nghĩ chỉ là vết thương nhỏ thôi, "hú vía" may mà ra kịp chứ nếu không giờ cũng phải chống tó rồi.
Người khác rồi bác wanta.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #508 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 12:14:44 pm »

Này em bắt đền bác Wanta với bé Hiền đấy nhé , đang sướng coi bây giờ ổng không viết nữa lấy gì giải khuây đây , các bác coi chuyện giả tưởng mà cứ cho là thiệt tác giả không hài lòng là phải rùi , hì người ta đã lấy nick là vô danh rùi thì làm gì có chuyện thiệt mà các bác cứ bàn cãi .
Chiến sĩ vô danh là những liệt sĩ hy sinh không biết tên tuổi , còn ổng sống sờ sờ ra ấy mà lấy tên vô danh thì các bác théc méc làm giề .
mấy hôm nay BH lo đi lấy hài cốt liệt sĩ nên chỉ lên mạng bằng xách tay , nên không lên thường xuyên anh Quyền ơi .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #509 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 12:18:57 pm »


Cho nên cuộc chiến trên chiến trường Campuchia, địch đã vận dụng kiểu chiến tranh du kích, nhằm tiêu hao lực lượng ta khắp các mặt trận như phục kích, và gài mìn theo các trục lộ huyết mạch, thời điểm đó đơn vị cũng đưa ra nhiều biện pháp khắc phục như thường xuyên tung lực lượng ra thông chốt đường, kết hợp với dân công bạn phát hoang hai bên đường sâu vào hàng trăm mét , nhưng cái yếu của ta, theo em nghĩ là lực lượng quá mỏng , tổ chốt thì cố định, cho nên địch biết rõ giờ giấc hoạt động, vị trí từng tổ chốt từ đó chúng ra phục hoặc gài mìn giữa hai tổ chốt hay những nơi ta chủ quan


 Lính_Rừng.CPC!

 Như vậy là quân ta tự đưa mình vào thế bị động mất rồi, phát động chiến tranh du kích thì chúng ta là "sư phụ" thằng Pốt về lối đánh này, một kiểu chiến tranh rất khó chịu với lực lượng mạnh hơn nhiều lần về mọi phương diện. Nếu như dùng người mà giăng quân số cho nhi nhít kín hết cả thì còn sai lầm nhiều nữa, 1 C khoảng 30 người đảm nhận khoảng 5km và giữ cho tương đối an toàn là điều không khó nếu người chỉ huy năng động hơn trong phương án tác chiến, cục diện chiến trường biến hóa thì ta cũng phải biến hóa theo cho phù hợp chứ để địch nắm được quy luật hoạt động và sinh hoạt của mình, chốt cố định 1 chỗ giữ chặt vị trí thì đúng là miếng mồi ngon cho chiến tranh du kích hoạt động.

 Bác DinhLongGiang!

 Bác bơi giỏi thế chứ bơi giỏi nữa mà khi ra giữa dòng sông chảy như vậy với cái "bị thịt" như thế cùng vũ khí đạn dược mà cả 2 bác không cùng nhau đi thăm "Hà Bá" mới là chuyện lạ. Grin

 May cho bác và đơn vị của bác đấy Grin. Trước chiến dịch GP K đơn vị BY được chọn là mũi thọc sâu của E nên có gần 1 tháng hàng ngày luyện tập, tập bơi vượt sông, chặt chuối đóng bè với bao nylon bọc đồ gác súng lên phao bơi trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ngay trên dòng nước. Vậy mà E trưởng xuống kiểm tra lúc đó phải lắc đầu ngán ngẩm: Chưa sang đến bờ bên kia đã chìm nghỉm hết chưa nói chuyện gặp địch bên kia bờ sông xả đạn xuống dòng nước. Grin

 Tôi bơi cũng thường thôi, nếu dìm xuống nước thì kiểu gì cũng lại tự nổi lên, ấy vậy mà mang theo chục kg nữa thì cũng chịu chìm chứ không dám kèm thêm ai, nhỡ gặp thằng "dở hơi" ra giữa dòng nó ôm chặt lấy mình thì thôi rồi coi như mình cũng đi đứt cùng với nó. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM