Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:06:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 144249 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #220 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 12:01:23 pm »

tôi không đủ tư cách để post bài trên đây. Kính!

Câu này bác đúng bác ạ. Bác không đủ tư cách để phán xét, mỉa mai người khác.
Có những bất đồng, hiểu nhầm, nhưng tôi tin mọi người đều theo dõi với tinh thần xây dựng vì mục đích chung, đừng đào sâu cách biệt làm gì.
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #221 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 01:14:51 am »

cô hatuyenha ơi, xơ gan cổ trướng chưa phải là K gan, nhưng tiên lượng cũng dè dặt lắm ạ ... như chú Cảnh có cổ trướng (tràn dịch màng bụng) và nôn ra máu (chảy máu tiêu hóa - giãn vỡ tĩnh mạch thực quản) thì là nặng rồi  Sad Xơ gan có thể biến chứng thành K gan  Undecided
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #222 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2011, 10:43:26 am »

      Chiều qua mình đến báo cáo anh Vũ quốc Hùng về HT và hỏi ý kiến anh về một việc khác . Anh đã được nghe anh Tuấn Tr. báo cáo nên sau khi nghe mình nói xong anh có nói : anh không ngờ là HT lại đạt được kết quả như vậy , rất đáng mừng là thời buổi kinh tế thị trường này vẫn có rất nhiều người quan tâm đến các chiến công xưa , vẫn quan tâm đến những người có công xưa như vậy.
       Mình mừng vì anh đã nhận xét thế . Rất cám ơn các thành viên của trang đã góp gió . Mình cũng báo cáo với anh cụ thể của sự góp gió này , nghe xong anh đặc biệt cảm động khen ngợi trang ta. Mình vui quá.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #223 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2011, 12:41:38 pm »

      Chiều qua mình đến báo cáo anh Vũ quốc Hùng về HT và hỏi ý kiến anh về một việc khác . Anh đã được nghe anh Tuấn Tr. báo cáo nên sau khi nghe mình nói xong anh có nói : anh không ngờ là HT lại đạt được kết quả như vậy , rất đáng mừng là thời buổi kinh tế thị trường này vẫn có rất nhiều người quan tâm đến các chiến công xưa , vẫn quan tâm đến những người có công xưa như vậy.
       Mình mừng vì anh đã nhận xét thế . Rất cám ơn các thành viên của trang đã góp gió . Mình cũng báo cáo với anh cụ thể của sự góp gió này , nghe xong anh đặc biệt cảm động khen ngợi trang ta. Mình vui quá.

Chị ạ: Bác ấy nói đúng đấy nhưng cũng chẳng có gì lạ, thời nào cũng vậy thôi, quốc gia nào cũng vậy thôi
Thương dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái thấu mồ ngập xương.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #224 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 03:36:56 pm »

Nghe bạn Trunguy@ phân tích mình mới hiểu căn bệnh này . Cám ơn bạn nhiều . Như vậy anh Cảnh đang mắc bệnh nan y đấy nhỉ ,lo quá .
À mà hình như còn chảy máu đường đại tiện nữa bạn Trunguy@ ạ , thế là chảy máu đường ruột à ?
Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #225 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 12:35:30 am »

      Chiều hôm nay trong khi đi trực, tình cờ Wanta đọc báo công an TP.HCM ra ngày 22/09/2011 trong mục "Vấn đề hôm nay" có bài "45 năm trước, hai tiếng nổ kinh hoàng trên sông Lòng Tàu" của nhà báo Đinh Phong nói về sự kiện đánh chìm tàu BRV ngày 23/08/1966 của Đoàn 10 Đặc Công Rừng Sác. Đoạn cuối nhà báo Đinh Phong đã viết:

      "....45 năm đã đi qua, Đoàn 10 rừng Sác đã có nhiều chiến công vang dội trước và sau trận đánh ngày 23-8-1966. Hiện nay nhiều chiến sĩ kiên cường của Đoàn 10 rừng Sác còn sống và trở lại đời thường. Anh em đều tự hào với chiến công đánh tàu sáng 23-8-1966 và ước mong: từ chiến công vang dội làm kinh hoàng và rúng động quân Mỹ ở miền Nam và Lầu Năm Góc, đơn vị đánh tàu và những người trực tiếp tham gia trận đánh tàu cần được tôn vinh, phong tặng danh hiệu Anh hùng."

      Các bác có thể xem nguyên văn bài báo tại đường link dưới đây
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=398876

       Nhà báo Đinh Phong nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, nguyên là phóng viên báo Nhân Dân, Trưởng Ban liên lạc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #226 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 02:37:44 am »

 Sau khi làm việc với chú Cảnh , đã đánh dấu vào bản đồ và vẽ lại sơ đồ diển biến trận đánh tất cả 3 bản đã gữi lên chị Hà . Tuy nhiên bài thuyết minh mình lại vô ý viết nhằm front chữ VNI TIMER nên không pot lên đây được . Bây giờ phải gỏ lại .

 
NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN (TIẾP TỤC )[/center][/b]

ĐỂ diển tả toàn bộ trận đánh ta dùng 3 bản đồ  : Bản đồ thứ 1 . Nói rỏ căn cứ ĐCRS ở vùng tiếp giáp xã Lý Nhơn , khu vực sông Đinh Ba . Vẽ đường hành quân ra trận địa . Bản đồ thứ 2 nói rỏ các vị trí trận địa của phòng không , của 2 trận địa DKZ và trận địa thủy lôi . Bản đồ thứ 3 nói rỏ vị trí thả thủy lôi và cách xác định vị trí bằng vật chuẩn .
 
I - KHU CĂN CỨ : (Bản đồ số 1 )
- Chú thích mang số 1
: Chỉ vị trí kho cất giấu thủy lôi nằm ở ngọn rạch Chàm phía nam Đầm Bui .
 - Chú thích mang số 2 : Nơi cua quẹo và ngã ba rạch Chàm , nơi chọn làm địa điểm diễn tập thả thủy lôi thật , sau khi diễn tập xong thủy lôi phải trục lên đưa đi cất giấu , trục thủy lôi bằng tay còn khó hơn lúc thả thủy lôi . Sau khi kết thúc diễn tập thủy lôi được đưa về điểm số 3 , nơi C2 Vận Tải đóng quân để tiện cho việc vận chuyển thủy lôi ra trận địa .
  Dù rất khó khăn vất vả anh em ĐCRS vẫn cố gắng tìm ra phương pháp thủ công để trục thủy lôi lên xuồng , bằng cách nhận cho xuồng chìm , chú Cảnh lặn xuống đáy rạch dùng tay quay vào cần quay để xả dây cáp cho trái thủy lôi nổi lên trên mặt nước . Dùng xuồng chìm múc trái thủy lôi vào xuồng , sau đó tát nước ra , xuồng nổi lên và giữ trái thủy lôi , tiếp tục lặn xuống quay dây cáp ngược lại để thu dây cáp trục ghếch dần dần lên mặt nước , xả hết nước trong ghếch ra cho ghếch tự nổi trở lại , đóng nắp ghếch không cho ghếch chìm , rồi nhận chìm xuồng thả trái thủy lôi ra cho nổi trên mặt nước , sa đó tiếp tục quay dây cáp thu ngắn lại cho thủy lôi nằm dính trên ghếch , rồi lại dùng xuồng múc thủy lôi vào , tát nước cho thuyền nổi lên , chở thủy lôi về cứ C2 . Tất cã bao lần diễn tập đều phải thực hiện vào ban đêm , vì ban ngày may bay ( cá rô ) và biệt kích lùng sục liên tục ( ghếch của thủy lôi chế tạo rổng bên trong , bình thường thì ghếch nổi trên mặt nước , khi cần chìm thì mở nắp nước vào nhận chìm ghếch xuống ) .
 
- Chú thích mang số 3
: Vị trí đóng quân cua C2 vận tải , nơi nầy thông qua Đầm Bui ( nơi diển tập ) bằng lạch nhỏ xuồng có thể qua được
 
- Chú thích mang số 4 : Nhà của Tham Mưu
II - ĐƯỜNG HÀNH QUÂN RA TRẬN ĐỊA (Bản đồ số 1) :
  Từ căn cứ hành quân bằng xuồng ghe ra sông Đinh Ba , rồi sông Mũi Nai , qua sông Dần Xây rồi rẽ vào sông Mùng Năm (Kế bên cầu Dần Xây bây giờ ) , đi đến gần ngọn sông Mùng Năm qua tắc ĂN Chè ( tắc là con rạch tự nhiên , hoặc do người đào tắc qua hai con sông hay nối liền hai con sông ) , rồi ra sông Vàm Cống ( bản đồ ghi là tắc Cống ) tắc Cống còn có tên gọi là sông Ông Tiểu , từ tắc Cống ra trận địa thủy lôi . Chiếc ghe cui chở Tư Lệnh Hai Nhã gồm hai người chèo , một chiến sỹ liên lạc và Tư Lênh , khi đến ngã ba đoạn giữa rạch Vàm Cống lại rẽ phải nên lạc đường ra sông Mồng Gà ra đồn lính bảo an ngay tại cửa sông Mồng Gà , may nhờ chú Nguyễn Hữu Minh phát hiện kịp thời nên cho một trinh sát chèo xuồng nhanh đuổi theo gọi ghe Tư Lệnh quay lại , cũng may là phát hiện kịp thời nên không xảy ra sự cố . Khi trinh sát đuổi kịp thì ghe cui của Tư Lệnh đã đến rất gần đồn bảo an , nghe tiếng trẻ con trong đồn khóc ( lính bảo an đóng đồn thường đưa cã vợ con theo ở trong đồn ) .
 
III - TRẬN ĐỊA ĐÁNH TÀU BRV( Bản đồ số 2 ) :
  Với quyết tâm đánh cho được con tàu vận tải quân sự 10.000 tấn BRV đang chuyên chở vũ khí tối cần thiết cho quân đội Mỹ đang sa lầy ở Củ Chi bởi trận càng CRIMP đánh vào khu vực phía bắc Củ Chi đã bị Dân Quân Củ Chi đánh cho thiệt hại nặng , bắn cháy gần trăm chiếc xe M113 , nhiều xe cơ giới , bắn rơi hàng chục chiếc máy bay trực thăng . Chưa kễ những thiệt hại của quân Mỹ do các đơn vị ta ở khu vực xung quanh Sài Gòn gây ra . Trong đó có trận bắn súng cối của Biệt Động Thành bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất , làm cháy hàng chục chiếc máy bay . Ngoài ra quân Mỹ còn phải có nhiều xe tăng , xe bọc thép M113 , nhiều vũ khí đạn dược , kể cã xe ủi đất , chất nổ cực mạnh , chất độc hóa học để chúng tiếp tục mở trận càng Cedar Falls kế tiếp , người Mỹ cho rằng " Củ Chi còn thì Sài Gòn mất " . Vì vậy trận đánh tàu nầy rất quan trọng nên được Cô Ba Định phó Tư Lệnh quân Giải Phóng Miền Nam chỉ đạo cho ĐCRS phải tiêu diệt con tàu nầy và chặn cho được yết hầu của địch . Về phía Mỹ họ cũng coi trọng việc bảo vệ con tàu quan trọng và rất cần thiết nầy ,nên họ tổ chức lực lượng bảo vệ rất mạnh và rất bất ngờ so với những chiếc tàu trước kia mà trinh sát ta đã nắm quen thuộc . Lần này thay vì cho một hoặc 2 chiếc máy bay bay từ Sài Gòn ra bảo vệ bằng cách bay vòng vòng trên không theo hộ tống con tàu và phía trước có 2 tàu tuần tiểu vừa bảo vệ vừa phá lôi , mìn , thì lần nầy Mỹ dùng thêm 2 tàu chiến từ Vũng Tàu vào hộ tống , thay vì 2 chiếc máy bay thì họ thêm 12 chiếc máy bay trực thăng võ trang bay từ Vũng Tàu vào rà sát mặt sông .
 Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng theo yêu cầu của cấp trên giao Tư Lệnh Hai Nhã đã huy động gần như toàn lực của ĐCRS , tổ chức thành 4 trận địa bao gồm :
1- Trận Địa Thủy Lôi :do Nguyễn Hoàng Sơn Đoàn phó Đoàn 10 , chỉ huy trưởng trận địa thủy lôi , chỉ huy phó trận đánh  . Hồ Xuân Cảnh trợ lý tác chiến kỹ thuật , Nguyễn văn Mạnh du kích dẫn đường , Nguyễn Hữu Minh vừa trinh sát vừa liên lạc bảo vệ cho Nguyễn Hoàng Sơn , một chiến sỹ thông tin hữu tuyến và khoảng 20 chiến sỹ tham gia phụ giúp việc vận chuyển và thả lôi . Sau khi thả lôi xong thì tất cả đều rút về tắc ĂN cHÈ chỉ huy sở trận đánh . trận địa thủy lôi chỉ còn lại 4 người Nguyễn Hoàng Sơn ở cùng công sự với Hồ Xuân Cảnh cách mép nước sông Lòng Tàu 5 mét - cách rạch Vàm Cống 10mét- 15 mét . Phía sau cách khoảng 100 mét sát lạch nước ngang nhỏ là công sự của Nguyễn Hữu Minh cùng một chiến sỹ thông tin hữu tuyến để liên lạc kịp thời về cho Tư Lệnh Hai Nhã đóng tại tắc Ăn Chè .
  Cã hai công sự đều quan sát về phía cây khô bên kia sông Lòng Tàu gần như tạo thành đường thẳng qua ba điểm : Vật chuẩn cây khô - điểm thả thủy lôi - mắt nhìn nơi công sự , để dể dàng quan sát xem tàu vào vị trí thả lôi chưa , lúc 8 giờ 8 phút ngày 23/8/66 , cã chú Cảnh và chú Minh đều xác nhận mũi tàu vừa ló qua đường ngắm nầy khoảng 10 mét thì thủy lôi nổ đúng vị trí thả trái .
 ( xin để ngày sau tiếp tục )
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 10:44:15 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #227 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 06:29:54 am »

chú cảnh còn nhớ cã đám "dân sự" nầy mặc quân phục màu gì

Theo em thì trên tàu này có cả lính hải quân đi theo.

Tàu Baton Rouge thuộc về chủng loại VC2-S-AP2, và theo cái link này http://www.absoluteastronomy.com/topics/Victory_ship thì trên tàu có trang bị pháo do lính thủy Mỹ điều khiển:

"The VC2-S-AP2,VC2-S-AP3, and VC2-M-AP4 were armed with a 5 inch (127 mm) stern gun for use against submarines, a bow-mounted 3 inch (76 mm) anti-aircraft gun and eight 20 mm cannon, also for use against aircraft. These weapons were manned by United States Naval Armed Guard personnel, members of the United States Navy."

(Tạm dịch: các loại tàu VC2-S-AP2 ... được trang bị pháo 127mm chống tàu ngầm, pháo phòng không 76mm và 8 súng phòng không 20mm. Số vũ khí này do lính hải quân Mỹ điều khiển)
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #228 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2011, 09:24:44 am »

chú cảnh còn nhớ cã đám "dân sự" nầy mặc quân phục màu gì

Theo em thì trên tàu này có cả lính hải quân đi theo.

Tàu Baton Rouge thuộc về chủng loại VC2-S-AP2, và theo cái link này http://www.absoluteastronomy.com/topics/Victory_ship thì trên tàu có trang bị pháo do lính thủy Mỹ điều khiển:

"The VC2-S-AP2,VC2-S-AP3, and VC2-M-AP4 were armed with a 5 inch (127 mm) stern gun for use against submarines, a bow-mounted 3 inch (76 mm) anti-aircraft gun and eight 20 mm cannon, also for use against aircraft. These weapons were manned by United States Naval Armed Guard personnel, members of the United States Navy."

(Tạm dịch: các loại tàu VC2-S-AP2 ... được trang bị pháo 127mm chống tàu ngầm, pháo phòng không 76mm và 8 súng phòng không 20mm. Số vũ khí này do lính hải quân Mỹ điều khiển)


Đấy là trang bị cung cho các tàu Victory trong thời chiến thôi bạn ạ. BRV được hạ thủy trong giai đoạn cuối WWII nên không tham gia, chỉ tham gia cuộc chiến Triều Tiên thôi và không phải tàu nào cũng được trang bị chừng đó thứ. Bạn đọc lại từ đầu chủ đề đi, anh em có nói qua vụ BRV là tàu QUÂN SỰ hay tàu DÂN SỰ nhiều lần rồi.

@Bác HR: Bác từng nhắc tới 1 nguồn tin bí mật cho biết thiệt hai của BTV SAU trận đánh, không biết bác có thể tiết lộ nguồn tin đó không chứ cái đoạn "Mỹ nó thiệt hại thế này thì nó phải thế kia" không đủ cơ sở để chứng minh cho số hàng trên tàu BRV đâu bác ạ. Về hiện tượng Mỹ tăng cường bảo vệ cho ngày hôm đấy hoàn toàn có thể giải thích được theo 2 hướng khác với những gì các bác DC đoàn 10 đang suy luận:

- Mỹ ghi nhận trước trận đánh đã có 1 vụ tấn công  vào các tàu rà lôi  nên mới phải điều thêm máy bay + các phương tiện quân sự khác tập trung 1 cách bất thường.
- Sau BRV lẽ ra đã có 1 tàu chỡ vũ khí khác nhưng do BRV đi trước nên dính thủy lôi.

Mọi việc hoàn toàn có thể xảy ra như vậy chứ không nhất thiết là để bảo vệ BRV bác ạ. Cùng 1 sự vật hiện tượng, nếu chúng ta chịu khó nhìn theo nhiều hướng từ nhiều góc độ thì sẽ thấy được vấn đề 1 cách tổng quát hơn và thế là tốt hơn, bác ạ. Để tuyên truyền trong thời điểm đó, có thể chúng ta chấp nhận những gì chúng ta suy luận và nói là đúng (dù nếu phân tích ra thì chính những gì chúng ta thuật lại cũng còn nhiều cái mâu thuẫn) nhưng khi nhìn bằng con mắt khoa học lịch sử, chuyện tiếp cận và so sánh các luồng thông tin trái chiều nhau là việc thường tình nên làm chứ không phải xa lạ gì.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2011, 10:14:20 am gửi bởi lonesome » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #229 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2011, 01:46:03 am »

NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN ( Tiếp tục )....
[/b]
2- Trận địa DKZ (1): Do Cao Thanh Tao chỉ huy trưởng trận địa và cũng là chỉ huy phó trận đánh . Trận địa DKZ bố trí giữa hai ngọn rạch Ông Địa sát mí rừng , cách trận địa thủy lôi khoảng trên 1000mét , trận địa nầy do chú Sáu Tao chọn . Trận địa có nhiệm vụ bảo vệ trận địa thủy lôi phải bắn chìm tàu tuần tra cho được trước khi chúng đến trận địa thủy lôi nếu chúng tình cờ đi tuần khi anh em đang thả lôi để giữ bí mật nơi thả trái . Đồng thời làm nhiệm vụ sẳn sàng bắn chìm tàu BRV nếu tàu nầy đi qua trận địa mà thủy lôi không nổ , hoặc nổ nhưng chưa chìm . Trận địa gồm 2 khẩu DKZ 75 bố trí trong công sự , 2 khẩu DKZ 57 bố trí cơ động trên xuồng . Tất cã đều ngụy trang khéo léo , sáng ngày 23/8/66 hai tàu tuần tiểu đi từ Sài Gòn ra để đón tàu BRV , chạy ngang trận địa không phát hiện gì kể cã máy bay rà sát mặt sông cũng không phát hiện .
3- Trận địa DKZ (2) : Do Trần Mân chỉ huy hành quân từ khu căn cứ Bắc sông Lòng Tàu ra sát bờ sông lòng Tàu bên rạch Diêm Vương ( trong bản đồ ghi là rạch Long Vương ) . Có nhiệm vụ bắn chìm tàu BRV khi nó chưa chìm và dạt qua bờ bên phải sông . Trận địa nầy gồm 4 khẩu DKZ 75 ly .
4 - Trận địa phòng không : Do Lê Tấn Phước chỉ huy được bố trí gần ngã ba sông Dần Xây và sông Lòng Tào , sát bên rạch Sóng Trâu . Gồm 1 khẩu 12ly8 và 1 khẩu 12ly7 , có nhiệm vụ bắn đón máy bay từ hướng Sài Gòn (Nhà Bè) hoặc từ Biên Hòa bay xuống bảo vệ cho trận địa DKZ , khi trận địa nầy nổ súng .
  Như vậy chứng tỏ Ban Chỉ Huy trận đánh của ta cũng phán đoán tình hình theo thông lệ hoạt động của địch trong nhiệm vụ bảo vệ các chuyến tàu trước . Nhưng đối với tàu BRV thì không ngờ địch cho nhiều máy bay bảo vệ mà lại bay từ Vũng Tàu vào , nên nếu trận địa DKZ có nổ súng thì trận địa phòng không khó mà bảo vệ cho trận địa DKZ như mong muốn , nếu tình huống trận địa DKZ buộc lòng phải nổ súng thì chắc chắn quân ta thương vong không phải ít , khi phải đối đầu với lực lượng 12 chiêc máy bay trực thăng võ trang của Mỹ đang bay quần sát trên đầu , sẳn sàng nhả đạn . Chưa kễ 2 chiếc L19 .
IV - TRẬN ĐỊA THỦY LÔI Sad Bản đồ số 3 )
  Để xác định chính xác trận địa thủy lôi và vị trí thả thủy lôi chú Hồ Xuân Cảnh và chú Nguyễn văn Mạnh , bám sát trận địa theo dõi suốt 2 tháng trời , sau nầy còn gần một tháng thì có thêm chú Nguyễn Hữu Minh , vừa bảo vệ cho chú Tám Sơn ra kiểm tra việc thử nghiệm trận địa  , chú Minh còn có nhiệm vụ phụ giúp tổ trinh sát và báo cáo với chú Tám Sơn khi chú Tám Sơn về cứ .
  Suốt hai tháng trời ban ngày trầm mình trong bùn ở lạch nhỏ cách bờ 100 mét , hai bên bờ cây cối trống trải do chất độc hóa học của Mỹ rãi , phải ngụy trang thật khéo léo để tránh sự phát hiện của tàu tuần , máy bay trinh sát , lính bảo an đi càng dọc theo bờ , rồi bọn thiên nga , phượng hoàng lãng vãng sát bờ sông , kễ cã che mắt để khỏi bị dân đi bắt cua , đốn củi phát hiện . Có lần địch càng suốt một tuần không đi đâu được , người tiếp tế cũng không , chú Cảnh và chú Mạnh phải bắt cua , sò tại chổ để ăn sống suốt một tuần . Ban ngày thì nằm im theo dõi hoạt động của tàu địch tuần tiệu , phá lôi , hoạt động của máy bay trinh sát hộ tống tàu , theo dõi luồng tàu chạy . Ban đêm đợi khi nước ròng sát đáy sông , mới đẩy xuồng bơi ra sông để đo độ sâu , chọn thời điểm nước đứng để thao tác cho chính xác bằng cách thả dây dọi để đo độ sâu  . Khi nước ròng sát đáy sông bãi bùn hai bên lộ ra chỉ còn lại lòng sông rất thuận lợi cho việc thăm dò luồng sâu tàu chạy . Còn tàu chiến hay tuần tiểu gì cũng không chạy khi nước ròng sát đáy sông . Lúc đó không có máy móc gì cã , nên gần như đêm nào cũng phải đo , đo đi đo lại ghi chép cẩn thận theo từng con nước , đo nhiều khúc sông , tìm vật chuẩn để ban đêm dễ xác định vị trí  . Ban ngày đến khi nước lớn lại theo dõi kiễm tra lại có đúng luồng tàu chạy không .
 Cuối cùng đi đến kết luận rút ra điều kiện để chọn vị trí thả lôi . Vị trí đó phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau :
 - Vị trí phải thuận lợi cho việc chuyên chở lôi ra thả , hạn chế việc chuyên chở lôi đoạn dài trên sông lớn dể bị địch phát hiện , thời gian thả phải thật nhanh giữa ca tuần tiểu của tàu địch . Thả vào nước lớn để dể di chuyển từ lạch nhỏ ra .Chọn gần rạch Vàm Cống .
 - Điểm đánh thủy lôi phải phù hợp với điểm bố trí trận địa DKZ . Để phòng khi thủy lôi chưa diệt được tàu địch thì DKZ bồi tiếp ngay sau đó , khi chúng chưa gọi máy bay chi viện kịp thời . Qua nhiều lần tranh luận bàn bạc giữa các chỉ huy trận địa , nên cuối cùng thống nhât chọn vị trí như trên bản đồ . Vì vị trí nầy là phù hợp với địa điểm bố trí DKZ của chú Sáu Tao .
 - Điều quan trọng nhất là xác định đúng luồng tàu chạy . Tàu BRV tuy lớn , nhưng nếu so với bề rộng khúc cua của con sông gần 1000mét thì chiều ngang con tàu 18 mét , không thắm vào đâu . Chỉ cần thả lôi lệch 10-20 mét thì xác xuất tàu chạm thủy lôi rất thấp .
 - Phải chọn ở đoạn sông có khúc cua gắt để khi tàu vào cua mũi một bên còn đuôi tàu ở một bên , vì tàu bẻ lái ở đuôi , độ càng quét lớn so với tàu dài 130 mét , tuy nhiên cũng không thắm vào đâu khi so với chiều rộng con sông 1000 mét . Ở đoạn cua phía trước vị trí thả lôi tàu có độ càn quét lớn , nhưng cua nó rộng , tàu nhỏ thì cua sát bờ trái , tàu lớn thì cua vòng lớn hơn . Nhưng khi gần hết đoạn cua thì tàu lớn hay nhỏ gì cũng bắt buộc phải đi vào một điểm , đó là điểm giữa của luồng sâu người ta gọi là điểm giữa chữ S . Vì đến điểm nầy tàu bắt buộc phải lấy lái đi đúng điềm nầy để cua ngược lại . Và điểm nầy sau khi cân nhắc cẩn thận đã được chọn .
  Để chọn được vị trí thả lôi rồi phải vừa suy luận , vừa làm phao thăm dò rồi tiếp tục suy luận , cuối cùng  mới  làm thử nghiệm lại nữa kiễm chứng cho chắc chắn . Dùng 40 bẹ dừa nước cột vào đá hào làm neo thả để kiễm định ví trí chắc chắn . Đêm 27 tháng 5 thả trước 10 phao thăm dò luồng lạch , 5 phao thăm dò độ sâu quét lôi của tàu địch , 5 phao thăm dò xác định độ càng quét khi tàu chuyển hướng . Sau nhiều ngày quan sát cuối cùng chú Cảnh đã chọn được vị trí thả lôi như trên bản đồ số 3 . Đề nghị chọn vị trí nầy được  Ban Chỉ Huy thông qua .
 - Cách xác định vị trí thả lôi trên thực địa :
 Đợi đến đêm nước ròng sát đáy sông . Từ vị trí điểm gốc O ( điểm tận cùng của voi đất tạo ra bởi sông Lòng Tao và rạch vàm Cống ), đẩy xuồng thẳng ra khỏi bãi bùn dài 50 mét, tới mép nước chọn điểm A ( đoạn OA dài 50 mét . Từ điểm A nhìn vào cây khô lộ rỏ trên nền trời ở bờ sông bên kia ( cây khô nằm giữa khoảng 2 con rạch nhỏ bên bờ bắc sông Lòng Tào . Từ bờ sông hướng cây khô , chọn điểm C , trừ đi 100mét bãi bùn từ điểm C đến mép nước sông khi ròng sát đáy chọn điểm B ( đoạn CB dài 100 mét ) . Như vây điểm M1 chính là điểm giữa của đoạn AB chính là điểm giữa của luồng tàu chạy . Đó cũng chính là điểm thả trái thủy lôi đầu tiên .
 - Cách xác định trái thứ hai : Từ vị trí M1 đi theo hướng trục BA một đoạn 10 mét , sau đó đi thẳng góc với hướng BA , ra 10 mét phía bên phải . Đó chính là điểm M2 trên bản đồ và là điểm thả trái thứ hai . Như vậy khoảng cách giữa M1 và M2 là 14, 1... mét . Như vậy trái thủy lôi được thả Zíc zắc . Mà vị trí được vẽ theo tỷ lệ của bản đồ cùng với độ dài và đường lượn vòng của con tàu theo mũi và lái đều được vẽ theo tỹ lệ của bản đồ số 3 .
   Sau khi xác định vị trí bằng vật chuẩn và điểm chuẩn . Để chính xác làm thử nghiệm lại . dùng hai phao bẹ dừa và neo đá hào , cột cách mặt nước 8 mét tượng trưng cho hai trái thủy lôi ,thả đúng hai vị trí M1 và M2 . Sau đó theo dõi 9 ngày đêm , tàu tuần tiều và tàu 2000 tấn , 3000 tấn chạy qua đều không chạm phao bẹ dừa cho đến ngày thứ 9 có chiếc tàu dầu 12.000 tấn chạy qua càng đứt dây neo , hai bẹ dừa nổi lên trôi theo dòng nước .
 Thao Tác Thả Thủy Lôi :
  Khi vận tải thủy lôi đến ngã ba Vàm Cống , chú Cảnh cho anh em móc bùn để thêm vào ghe cho khẳm dể nhận chìm , lúc đó nước lớn và đã gần đứng lại ( nước không còn chảy mạnh ) thời điểm thuận lợi cho việc thả trái tránh sai xót vị trí do nước chảy . Đúng 20 giờ Chỉ huy Tám Sơn ra lệnh thả trái , ghe được nhận chìm tại vị trí M1 trái thủy lôi và Ghếch nổi trên mặt sông , chú Cảnh xuống nước thao tác , đẩy trái thủy lôi canh đúng vị trí so với vật chuẩn và điểm chuẩn , thao tác thả dọi canh 8 mét , mở bảo vệ sừng thủy lôi ( mở an toàn vòng một ) , sa đó dùng tay vặn mở khóa an toàn vòng hai trên nắp thủy lôi  (trái thủy lôi đã sẳn sàng nổ khi bị chạm mạnh vào sừng làm bể bóng thủy tinh , axít đựng trong bóng thủy tinh chảy vào pin khô làm pin phát điện kích nổ thủy lôi ) . Sau đó mở nắp ghếnh cho nước chảy vào ghếch , ghếch chìm , thủy lôi vẫn còn nổi trên mặt nước , khi quả dọi chìm đụng đáy sông thì lập tức bộ cò khóa dây cáp neo thủy lôi lại , lúc nầy ghếch còn cách đáy sông 8mét và đang tiếp tục chìm , nên kéo theo quả thủy lôi chìm xuống , cách mặt nước đúng 8 mét thì ghếch chạm đáy sông và thủy lôi lơ lững cách mặt nước 8 mét . Thao tác trái thứ hai cũng tương tự . Hai Trái thả xong chưa đầy 20 phút . Hai chiếc ghe anh em còn lắc nước ra để thu lại ghe , không mất chiếc nào .
 Những Khẳng định của chú Cảnh và chú Minh ( vì bây giờ chỉ còn hai người còn sống đã trực tiếp tham gia và nhìn rõ trận đánh ) :
 1- Thủy lôi thả đúng vị trí theo vật chuẩn điểm chuẩn , không hề bị trôi lệch theo dòng nước như một vài nhà khoa học tuyên đoán . Vì khi nổ cã hai người đều ngồi đúng trong công sự theo dõi so với vật chuẩn là cây khô bên kia bờ tạo thành đường thẳng qua ba điểm , đó là : cây khô - vị trí thả - vị trí công sự . Khi mũi tàu vừa ló ra khỏi vị trí thả trái thì nổ ( trái thủy lôi có thể bị cuốn lệch theo chiều nước chảy , nhưng ghếch thì bám chặt vào đáy sông không bị trôi ). Nổ đúng vị trí xác định .
 2- Cã hai trái đều nổ bên mạng phải chiếc tàu , chứ không phải mạng trái như tài liệu nào đó của Mỹ đưa ra . Sau nầy khi Mỹ trục tàu ra Vũng Tàu để sửa chữa , nhiều người dân Vũng Tàu còn nhìn thấy rỏ hai lỗ thủng cùng một phía bên phải mạn tàu , mỗi lỗ hai chiếc ghe cui chui vào được , chứ không phải một lỗ thủng dài 12 mét , rộng 3-4 mét như tài liệu của Mỹ đưa ra .
 3 - Người lái tàu mặc áo trắng ,một vài người mặc áo thủy thủ ( áo trắng có rằn xanh ngang ) . Số còn lại trên bon đều mặc đồng phục quần áo lính .
 4- Trên bon tàu lúc nhì ngang khi tàu vào cua , có thấy xe tăng M48 khoảng vài ba chiếc , nòng pháo quay lên bờ . Phía sau đài chỉ huy có xếp chồng lên nhau những hai ba thùng hàng rất dài tương đương với chiều dài của máy bay phản lực .
 5- Điều mà chú Cảnh không ngờ là hai trái đều nổ ở cùng một bên mạn tàu . Vì khi thả trái chú chỉ tính toán là mỗi trái nổ một bên tàu , vì thả theo hình zic zắc . cũng chỉ hy vọng nổ một trái là cũng đạt yêu cầu . Nhưng mà " hay không bằng hên " nổ cã hai trái ở cũng bên phải . Có lẽ lúc tàu vào vị trí trận địa nước còn đang lớn , nước chảy theo chiều từ biển vào , nên ở cửa sông dừa nước đẩy trái thủy lôi ở vị trí M1 lệch về phía phải do ngay luồng nước chảy vào sông Dừa , còn trái ở vị trí M2 thì ra khỏi luồng nước sông dừa , nên xui về phía nước chảy vào sông Lòng Tàu . Vì vậy hai trái đều nổ vào mạn phải .
 6- Thủy lôi nổ ngay buồn máy nên tàu chìm ngay không rướng lên được mét nào nữa . Mục tiêu hoàn toàn bị tiêu diệt . 4 chiếc tàu bảo vệ và 14 chiếc máy bay bắn như mưa lên hai bên bờ , khói mù mịt , sau khi ngừng bắn , lợi dụng trận địa mịt mù khói quân ra rút ra khỏi trận địa an toàn , không có ai bị thương vong . Đây là sách lược đánh nhanh rút lẹ , để bảo vệ an toàn lực lượng sáng suốt của các cấp chỉ huy trận địa .


« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2011, 01:51:19 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM