Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:57:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 143902 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #180 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 10:13:33 am »





Đây là các trang trong cuốn sử của Đoàn 10, nếu cứ theo cuốn này thì vai trò của các chiến đấu viên trong trận đánh không thật sự nổi bật - chưa kể là còn nhiều chi tiết tự mâu thuẫn hoặc chưa rõ ràng. Các chi tiết liên quan tới trận đánh, số phận của BRV cũng như các quả thủy lôi còn lại cũng khác so với thực tiễn khách quan và lời kể của các nhân chứng.

Mục đích của anh em trên trang VMH khi đi vào phân tích các tài liệu của đối phương không phải để hạ thấp hay phủi sạch các ý nghĩa của chiến thắng này mà là muốn mổ xẻ tới tận chân tơ kẽ tóc sự việc chừng nào còn có thể. Bằng tài liệu của địch, bằng thực tiễn khách quan và các nguồn thông tin khác, chúng ta mới thực sự nhìn nhận được tầm quan trọng của chiến công này và qua đó càng khẳng định với phía đối phương giá trị của những thông tin do chúng ta công bố. Để làm được điều này, cuộc nghiên cứu của chúng ta sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức và cần nhiều sự hỗ trợ khác từ cơ quan chức năng chứ không phải cứ ngồi mổ xẻ với nhau thế này mà ra đâu.

Còn nếu các bác, các bạn cho rằng đọc tài liệu địch là phản động, là chối bỏ quá khứ, là tôn thờ địch, là lóa mắt trước sức mạnh của địch thì có lẽ chúng ta nên chấm dứt tranh luận cho đỡ mất lòng nhau.
Logged
lam1214vn
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #181 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 11:18:43 am »

Chào các bác.
Theo em thấy, tạm thời các bác nên bỉnh tĩnh lại rồi thảo luận tiếp, để tránh mất hòa khí  Cheesy.
Cho em hỏi ngoài lề 1 chút nha, E10 từ thời KCCM đến ngày 30-04-1975 có bao nhiêu trung đoàn trưởng vậy?
Cảm ơn các bác.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #182 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 11:50:04 am »

Chào các bác.
Theo em thấy, tạm thời các bác nên bỉnh tĩnh lại rồi thảo luận tiếp, để tránh mất hòa khí  Cheesy.
Cho em hỏi ngoài lề 1 chút nha, E10 từ thời KCCM đến ngày 30-04-1975 có bao nhiêu trung đoàn trưởng vậy?
Cảm ơn các bác.






Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #183 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 10:31:04 pm »

 Đây là các trang trong cuốn sử của Đoàn 10, nếu cứ theo cuốn này thì vai trò của các chiến đấu viên trong trận đánh không thật sự nổi bật - chưa kể là còn nhiều chi tiết tự mâu thuẫn hoặc chưa rõ ràng. Các chi tiết liên quan tới trận đánh, số phận của BRV cũng như các quả thủy lôi còn lại cũng khác so với thực tiễn khách quan và lời kể của các nhân chứng.

 Tôi đã nhiều lần gặp chú Cảnh và chú Minh là hai người trực tiếp tham gia trận đánh ( các bạn xem những trang trước , có bài báo cáo của chú Cảnh viết năm 2005 có xác nhận của chú Nguyễn Hoàng Sơn nguyên Đoàn phó , là chỉ huy trưởng trận địa thủy lôi ) và so với Lịch Sử Đoàn 10 thì sẽ thấy có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản trong trận đánh . Chú cảnh bức xúc không phải vì vai trò của mình không thật sự nổi bật , mà chú bức xúc là vì bài báo cáo lịch sử của Đoàn 10 ở trận đánh thủy lôi chìm tàu BRV không chính xác lắm , và trận sau của hai trái còn lại cũng không đúng sự thật theo lời chú Cảnh .
 Khi các bạn đọc kỹ lại hai bài báo cáo và so sánh các bạn sẽ thấy có nhiều điểm không rỏ ràng :
   1- Chú Cảnh xác định lại một lần nữa là suốt thời gian 4 tháng chú trinh bám sát trận địa ngày đêm quan sát tìm qui luật hoạt động của tàu tuần tiểu , rà phá mìn , theo dỏi luồng lạch tàu ra vào , thông thường khi có tàu hàng quân sự vào là có hai tàu nhỏ tuần tiểu và rà cắt mìn đi đầu , nếu có tàu lớn thì trên tời có hai chiếc máy bay L19 hoặc là loại hai thân . Đặc biệt hôm chiếc tàu BRV vào là có đến 12 chiếc trực thăng , hai chiếc L19 , hai tàu tuần tiểu còn có thêm hai tàu chiến . Không phải trên sông Lòng Tàu chiế BRV là bị ta chặn đánh lần đầu tiên , mà nhiều chiếc tàu dầu đã bị ta bố trí bí mật DKZ ở gần bờ sông , khi mục tiêu vào tầm là bắn xong rồi rút , các trận đánh quân ta gần như an toàn , tàu dầu giặc thì bị cháy  , vì chỉ có chiếc L19 , phóng vài trái róc kết . Còn nếu chiếc tàu nào , Mỹ cũng cho theo hộ tống bằng lực lượng máy bay hùng hậu như vậy , thì DKZ chỉ cần vừa bắn phát đầu tiên là đã lộ bí mật ngay . 12 chiếc trực thăng võ trang Mỹ mà Lone some khoe ảnh hôm trước được trang bị tận răng , nào là róc kết , nào là đại liên 6 nòng , nào là M79 dây , 12 chiếc mà nó quần lại bắn thì còn gì khẩu DKZ của quân ta nữa , khi quân ta phục bắn tàu dầu . Vì vậy quyển LS Đ 10 có vẽ nói cho quan trọng hơn thôi .
  2- Hôm đánh tàu BRV , không có trực thăng đổ quân như LSD9 10 mô tả , mà chỉ có 12 chiếc trực thăng đó thôi và hai tàu chiến  mà nó bắn đã mịt mù khói lữa rồi , chú Tám Sơn và chú Cảnh còn sống là nhờ đào hầm chỉ cách mép nước có 5 mét , ngụy trang bằng chà khô vì dọc theo hai bên sông Lòng Tàu giặc rãi thuốc độc cây cối chết sạnh chỉ còn cành khô . Sau khi bắn một loạt khói lửa mịt mù chúng ngưng bắn , lợi dụng vào đó chú Cảnh , chú Tám Sơn chạy vào đám khói mù băng qua bải đất trống vào rừng , hai chú là người rút sau cùng đến tắc An Chè thì đã thấy các bộ phận đã về đó có cã DKZ , 12ly 8 , chú Lê Tấn Phước , chỉ huy 12,8 ly là anh em họ với chú Cảnh cũng về đó , các bộ phận đang lần lượt rút về cứ an toàn , anh em không có một ai thương vong gì hết , vì khi thủy lôi nổ tàu mục tiêu đã bị chìm , thì các bộ phận DKZ , 12,8 LY ở lại làm gì dễ dàng ăn đạn MỸ như chơi , ta chỉ có vài ba khẩu DK và hai khẩu 12,8 ly khi trận địa đã lộ rồi thì làm sao mà địch lại với hàng tá vũ khí của giặc lớp ở tàu chiến nước sông lại lớn  , lớp ở 12 chiếc máy bay võ trang . Theo như bài báo cáo của LS Đ 10 thì ngay sau thủy lôi nổ địch đổ quân vào bải trống chốc lát , đánh nhau ác liệt với quân ta . Nếu Mỹ đổ quân nhanh như vậy chắc có lẽ Mỹ đã lập được công to vì chú Tám Sơn và chú Cảnh làm sao mà chạy khỏi để chúng bắt sống . Khi quân ta rút hết rồi thì Mỹ mới đổ quân xuống để bảo vệ hiện trường thôi
   3- Sông Lòng Tàu lúc nào cũng có may bay trên trời , tàu tuần liên tục nhiều lần trong ngày , kể cã đêm , mỗi ngày 30 lượt tàu , như vậy chưa tơi nữa tiếng là có tàu đi , làm sao mà mang thủy lôi cùng với hai ba chục người ra đó diển tập cho được , ban đêm chúng cũng đi tuần , chưa nói đến đồn bảo an ở gần đó , bọn nầy lại cũng thường xuyên đi tuần , rồi còn thiên nga , phượng hoàng dật dờ như hồn oan , rồi còn biệt kích , thám báo  . Ban đêm cũng không thể nào mà mang trái thủy lôi thật ra đó mà thao diển cho được như là LS Đ 10 nói , vì ta biết trái thủy lôi 1075 kg , ta nhận chìm ghe để thả trái thì dể , nhưng nếu mang trái thủy lôi thật ra sông Lòng tàu mà nhận chìm ghe để diển tập rồi chẳng lẻ bỏ cã ghe cã trái thủy lôi thật xuốnng sông lòng tàu luôn hay sao ? Thả rồi làm sao mà vớt thủy lôi lại lên ghe , chẳng lẻ ta làm sẳn thêm cây cần cẩu đườc nữa ở bờ sông Lòng Tàu .
   4 - Giờ thả thủy lôi nói không đúng ( theo lời chú Cảnh nói ), chú Cảnh cho thả lúc 20 giờ ngày 22 tháng 8 . Vì lúc đó là nước lớn đầy sông lúc đó canh chỉnh quả dọi thủy lôi mới chính xác .

    Không hiểu sao chú Cảnh chú Minh còn sống sờ sờ ra đó mà mãi đến ngày kỹ niệm 45 năm đánh chìm tàu BRV , chú Cảnh và chú Minh, gia đình chú Tám Sơn ( chú Tám qua đời năm 2006 ) , gia đình chú Mạnh ( liệt sỹ ) , mới được mời tham dự .
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2011, 10:43:59 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #184 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 11:00:22 pm »

- Trên tàu lúc đó có 45 THỦY THỦ DÂN SỰ chứ không phải chuyên viên kỹ thuật. Họ chăm lo việc vận hành con tàu đi từ cảng này sang cảng kia chứ không phải chăm lo riêng gì cho cái HẦM TÀU SỐ 3, bác ạ. Ngoài 45 thủy thủy ra, thời điểm đó trên tàu còn ít nhất 1 Hoa tiêu củta Hoa tiêu Sài Gòn lo việc dẫn tàu vào luồng, 3 MP của Mỹ để bảo vệ tàu (lên tàu ở Vũng Tàu) bác ạ.


 Bạn Lonesome hôm nay lại đưa ra một chuyện giật gân nữa rồi . Hết chuyện chiếc tàu BRV chỉ chở 16 chiếc xe ủi đất , rồi đến 45 lính Mỹ đi trên tàu thành ra thủy thủ dân sự . Như vậy ĐẶC cÔNG RỪNG SÁC của chúng ta mang thủy lôi ra để đánh nhầm tàu dân sự của Mỹ rồi . Các chú cựu binh Đặc Khu Rừng Sác vào đây mà xem nè ! Cứ đà nầy không khéo vài năm nữa lại vu cho các chú CCB là giết hại dân sự Mỹ rồi kết tội là " tội ác chiến tranh nữa thì chết mất " .
 Nếu 45 linh Mỹ nầy mà là thủy thủ dân sự thì Tổ lái tàu 7 người bị chết họ lấy cơ sở gì để kiện chính phủ Mỹ .
  HẾT BIẾT RỒI !
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #185 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 11:32:09 pm »

- Trên tàu lúc đó có 45 THỦY THỦ DÂN SỰ chứ không phải chuyên viên kỹ thuật. Họ chăm lo việc vận hành con tàu đi từ cảng này sang cảng kia chứ không phải chăm lo riêng gì cho cái HẦM TÀU SỐ 3, bác ạ. Ngoài 45 thủy thủy ra, thời điểm đó trên tàu còn ít nhất 1 Hoa tiêu củta Hoa tiêu Sài Gòn lo việc dẫn tàu vào luồng, 3 MP của Mỹ để bảo vệ tàu (lên tàu ở Vũng Tàu) bác ạ.


 Bạn Lonesome hôm nay lại đưa ra một chuyện giật gân nữa rồi . Hết chuyện chiếc tàu BRV chỉ chở 16 chiếc xe ủi đất , rồi đến 45 lính Mỹ đi trên tàu thành ra thủy thủ dân sự . Như vậy ĐẶC cÔNG RỪNG SÁC của chúng ta mang thủy lôi ra để đánh nhầm tàu dân sự của Mỹ rồi . Các chú cựu binh Đặc Khu Rừng Sác vào đây mà xem nè ! Cứ đà nầy không khéo vài năm nữa lại vu cho các chú CCB là giết hại dân sự Mỹ rồi kết tội là " tội ác chiến tranh nữa thì chết mất " .
 Nếu 45 linh Mỹ nầy mà là thủy thủ dân sự thì Tổ lái tàu 7 người bị chết họ lấy cơ sở gì để kiện chính phủ Mỹ .
  HẾT BIẾT RỒI !

Em nghĩ là bác nên đọc lại bài của lonesome. 16 xe ủi đất là số hàng trong hầm 3, không phải toàn bộ số hàng trên tàu.

Tại sao bác nghĩ đấy là chuyện giật gân. Việc tàu dân sự, thủy thủ dân sự tham gia phục vụ chiến đấu là chuyện hết sức bình thường. Cả thế giới có, và VN ta cũng có.

Lai lịch của tàu cũng như thủy thủ đoàn BRV em sẽ không múa rìu qua mắt thợ, chỉ đưa ra 1 chi tiết nhỏ. Tên đầy đủ của BRV là SS Baton Rouge Victory, với tiền tố SS dùng chung cho steamship, trong khi tất cả các tàu thuộc biên chế HQ Mỹ và do quân nhân HQ Mỹ điều khiển đều mang tiền tố USS.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #186 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2011, 08:58:18 am »

Em trộm nghĩ mọi người có những phương pháp làm việc khác nhau, nhưng cùng có chung mục đích là làm sáng rõ lịch sử, tôn vinh chiến công mà cụ thể nhất là công lao  của các bậc cha anh đã trực tiếp làm nên chiến công song nhiều lúc bị lãng quên.

Chẳng dám nói chắc là con tàu chở cái gì, nhưng nếu là xe cẩu, máy xúc... đi nữa thì cũng không làm em nghĩ khác về chiến công. Là người lính có nhiệm vụ thì hoàn thành. Trận đánh vừa là sự mạnh dạn, táo bạo trong phương pháp, vừa thể hiện sự mưu trí, tính toán khoa học, đồng thời cũng là tinh thần xả thân khi phải đối mặt với những tổn thất, hy sinh thường trực do tương quan lực lượng quá chênh lệch.

Mong các bác nghĩ lại mục đích lúc ban đầu và lại sát cánh bên nhau. Thú thật em thấy các bác hơi nóng vội. Khoảng cách thời gian, người còn người mất, thiếu tính hệ thống và đầy đủ của tài liệu...đâu có dễ mà ngay lập tức sáng tỏ mọi việc được.
Về phương diện tài liệu, em cũng nghĩ nên mở với tất cả mọi nguồn (miễn là với tinh thần nghiêm túc, có cơ sở khoa học). Đừng đánh giá thấp bất cứ nguồn nào, phương pháp nào.
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #187 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2011, 09:32:08 am »

Trở về khởi nguồn của trận đánh có thể cho thấy có 2 khả năng:
- Từ một nguồn tin tình báo, ta biết được chính xác lịch trình + hàng hóa trên tàu từ rất sớm, đủ sớm để "đặt hàng" thủy lôi và đưa về tới căn cứ cất giữ.
- Dựa trên tình hình chung, đây là thời kỳ Mỹ đang và sẽ triển khai quân mạnh đi kèm theo cần thiết phải có lượng lớn phương tiện chiến tranh (vũ khí, nhu yếu phẩm, cũng như máy móc thi công để triển khai các căn cứ quân sự...). Lượng hàng hóa vào Sài Gòn chủ yếu bằng đường sông và Lòng Tàu là một trong các tuyến chính, từ đó có nhận định chiến lược là phải tăng cường quấy rối, triệt phá tuyến vận chuyển này(cùng với một chiến dịch trọng tâm 7 ngày). 4 quả thủy lôi đã được đưa về căn cứ cùng với các loại vũ khí khác để phục vụ cho mục tiêu cụ thể này từ trước.
    + Nhận được tin báo chính xác từ Vũng Tàu về lượng hàng hóa trên BRV, đánh giá đây là một mục tiêu quan trọng và bố trí trận địa "đón tiếp" con tàu này. Hoặc
    + Mục tiêu là nhắm tới một con tàu quan trọng có tải trọng lớn vừa triệt tiêu một lượng hàng hóa, phương tiện lớn vừa gây tắc nghẽn tuyến vận tải, tạo tiếng vang thúc đẩy phong trào và gây hoang mang cho binh lính cũng như dư luận phía đối phương.
Tiếc là các thông tin liên quan về giai đoạn này không thật rõ ràng. (Tên tuổi, ngày tháng, diễn biến cụ thể)
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #188 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2011, 10:45:02 am »

Bạn Lonesome hôm nay lại đưa ra một chuyện giật gân nữa rồi . Hết chuyện chiếc tàu BRV chỉ chở 16 chiếc xe ủi đất , rồi đến 45 lính Mỹ đi trên tàu thành ra thủy thủ dân sự . Như vậy ĐẶC cÔNG RỪNG SÁC của chúng ta mang thủy lôi ra để đánh nhầm tàu dân sự của Mỹ rồi . Các chú cựu binh Đặc Khu Rừng Sác vào đây mà xem nè ! Cứ đà nầy không khéo vài năm nữa lại vu cho các chú CCB là giết hại dân sự Mỹ rồi kết tội là " tội ác chiến tranh nữa thì chết mất " .
 Nếu 45 linh Mỹ nầy mà là thủy thủ dân sự thì Tổ lái tàu 7 người bị chết họ lấy cơ sở gì để kiện chính phủ Mỹ .
  HẾT BIẾT RỒI !

Phương pháp tranh luận tiêu cực ... là chụp mũ người đối thoại!
Bác Hai nếu có điều kiện xem thêm bên ttvnol.com thì sẽ rõ trong trường hợp này người ta có câu nói tổng kết rất nổi tiếng thế giới mạng là ... mà một số lớn anh em ở đây đều rõ, nhưng không thể dùng với một người đàn anh, vào sinh ra tử, đáng được kính trọng như bác!
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2011, 10:52:23 am gửi bởi tuaans » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #189 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2011, 10:54:09 am »

- Trên tàu lúc đó có 45 THỦY THỦ DÂN SỰ chứ không phải chuyên viên kỹ thuật. Họ chăm lo việc vận hành con tàu đi từ cảng này sang cảng kia chứ không phải chăm lo riêng gì cho cái HẦM TÀU SỐ 3, bác ạ. Ngoài 45 thủy thủy ra, thời điểm đó trên tàu còn ít nhất 1 Hoa tiêu củta Hoa tiêu Sài Gòn lo việc dẫn tàu vào luồng, 3 MP của Mỹ để bảo vệ tàu (lên tàu ở Vũng Tàu) bác ạ.


 Bạn Lonesome hôm nay lại đưa ra một chuyện giật gân nữa rồi . Hết chuyện chiếc tàu BRV chỉ chở 16 chiếc xe ủi đất , rồi đến 45 lính Mỹ đi trên tàu thành ra thủy thủ dân sự . Như vậy ĐẶC cÔNG RỪNG SÁC của chúng ta mang thủy lôi ra để đánh nhầm tàu dân sự của Mỹ rồi . Các chú cựu binh Đặc Khu Rừng Sác vào đây mà xem nè ! Cứ đà nầy không khéo vài năm nữa lại vu cho các chú CCB là giết hại dân sự Mỹ rồi kết tội là " tội ác chiến tranh nữa thì chết mất " .
 Nếu 45 linh Mỹ nầy mà là thủy thủ dân sự thì Tổ lái tàu 7 người bị chết họ lấy cơ sở gì để kiện chính phủ Mỹ .
  HẾT BIẾT RỒI !

Em thấy bác cả giận mà bỏ qua các chi tiết em đã nói từ đầu
- Tàu SS BRV sau khi phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên thì được bảo quản cùng với 1 số ít tàu Victory còn tốt trong khi các tàu Victory khác bị đem bán sắt vụn. Sang CTVN, Mỹ tái biên chế các tàu này vào đội tài vận tải hàng hóa quân sự đường biển của CHÍNH PHỦ Mỹ. Cơ quan này chỉ định các công ty dân sự khác điều hành con tàu để chở hàng phục vụ cho QUÂN ĐỘI MỸ ( bao gồm Hải Quân, Không Quân, Lục Quân...) - bao gồm việc tiếp tế người và của cho quân Mỹ/Chư hầu tại VN. Chính vì thế các tàu này được coi như Tàu Dân Sự, thủy thủy trên tàu đều là THUYỀN VIÊN DÂN SỰ chứ họ không phải là THỦY THỦ thuộc biên chế BỘ HẢI QUÂN hay BỘ QUỐC PHÒNG Mỹ để mà bảo họ là LÍNH. Hai khái niệm này khác nhau bác ạ. Chính website của cái đội vận tải này cũng cho biết danh xưng chính thức dành cho những người trong lực lượng của họ là: Mariners. Seamen. Seafarers. Sailors. Never marines! tức là: Nhà hàng hải - Thủy Thủ - Thuyền viên. Không bao giờ gọi là Thủy Quân

- Chính vì bản chất của đội tàu này không phải là quân sự nên trong bài báo "Tưởng nhớ các thuyền viên bị lãng quên tại Việt Nam" do  Stephen Schwartz đăng trên báo San Francisco Chronicle ngày 20/10/1997, ông ta cũng chỉ dẫn lời của Dan Horodysky thuộc Hội liên lạc cựu Thủy Thủ Thương Thuyền Mỹ  cho rằng "Họ xứng đáng được coi như CỰU CHIẾN BINH" -Ông Dan Horodysky này lúc đó đang vận động hành lang chính phủ Mỹ cho các thủy thủ dân sự chết trong khi phụv vụ tại Việt Nam được hương toàn bộ chế độ của tử sỹ bên quân sự (ngắn gọn là được hưởng tử tuất)
Bác Wanta đã có bài tiếng Anh ở đây, bác có thể kiểm tra lại: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=22191.45

1 trong số 7 Gia đình của các thuyền viên này từng kiện CP Mỹ, thuyền trưởng và máy trưởng của tàu này vì đã thiếu trách nhiệm khiến thân nhân của họ bị chết trong vụ nổ và đòi bồi thưởng tổn thất tinh thần cũng như vật chất do cái chết của thân nhân họ gây ra. Tuy nhiên, Tòa đã bác đơn của gia đình này vì họ xét thấy Thuyền trưởng - Máy trưởng đã làm đúng các quy định áp dụng khi hải hành và bọ đơn không thể chứng minh được trách nhiệm của các bị đơn trong việc gây ra cái chết của thân nhân nguyên đơn. Chuyện kiện tụng này không thế được dùng như bằng chứng chứng minh các thủy thủy trên tàu là Quân Nhân.

Cũng nói thêm với bác, chỉ và tuần sau khi SS BRV chìm, phần lớn thuyền viên của tàu này đã lại được phân bố lên các con tàu khác để tiép tục chở hàng đến Việt Nam.

Kính bác.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2011, 11:00:10 am gửi bởi lonesome » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM