Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:13:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 143904 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #140 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2011, 07:10:39 pm »

 Bạn Lonesome , rất am hiểu vì sao chú Cảnh chọn vịtri nầy để đánh và hiểu nhiều về cách đánh . Mình sẽ giải thích thêm một số từ ngữ địa phương về con nước thủy triều ( nước lớn ròng ) để các bạn hiểu chính xác thêm .
  - Đêm 21 /8/66 lúc 20 giờ tiến hành thả thủy lôi là nước lớn đầy sông . Như vậy chu kỳ của con nước thủy trịều là hơn 12 giờ khoảng 12 giờ 30 phút . Như vậy sau khi thả thủy lôi là nước bắt đầu ròng ( chảy từ trong đất liền ra biển , mực nước càng ngày càng hạ thấp , vì vậy trái thủy lôi càng ngày càng cách mặt nước gần hơn 8 mét , tuy nhiên lợi dụng con nước ròng vào ban đêm nên tàu địch không đi tuần vì , nguyên tắc hoạt động của tàu sông là rất sợ hành quân lúc nước ròng , có nhiều bất lợi cho tàu , khi nước ròng bờ sông cao lên hạn chế tối đa hỏa lực và tầm nhìn từ dươi tàu lên , còn phía trên bờ thì lại thuận lợi cho việc tập kích bấy nhiêu . Vì thế nước ròng tàu Mỹ và Ngụy không dám hoạt động trừ khi rất cần thiết .Như vậy với con nước lúc đó khoảng 4 giờ sáng là thủy triều bắt đầu dâng nước bắt đầu chảy ngược từ biển lên , nhưng mực nước sông còn thấp , đến khoảng 7 giờ sáng là trời vừa sáng và thủy triều cũng lên hơn nửa sông nên tàu địch đi tuần và rà phá lôi . Ngoài việc chọn vị trí thuận lợi để chiếc tàu đi qua phải xê đít tàu gần như chuyển động ngang để tăng chiều rộng vướng lôi , chú Cảnh còn phải canh góc chết ( tử giác ) của tàu dò lôi bằng siêu âm thì mới không bị tàu quét lôi phát hiện .
  Với con nước sáng hôm 23/8/66 thì lúc đó nước còn đang từ biển chảy vào vì vậy không có chuyện dòng nước đạp từ rạch dừa ở phía ngang hông vào mạng tàu làm tàu lệch hướng qua trái và chỉ có dòng nước chảy vào sông rạch dừa thôi , Như vậy tới đó tàu chạy tự nhiên không có ảnh hưởng dòng nước chảy ngang . Anh em chú ý thêm một điều quan trọng nầy nữa , chiếc tàu lái bằng bánh lái phía đuôi tàu , nên khi bẻ lái không giống như xe ô tô lái bằng bánh trước . Một yếu tố nữa là còn tùy thuộc vào tàu chạy xuôi nước hay ngược nước mà đánh lái . Tàu chạy ngược nước lái ăn hơn tàu chạy xuôi nước . Vì vậy tàu chạy xuôi nước muốn lái ăn thì phải tăng ga chứ không giảm ga , giảm ga là lái không ăn . Với một lô yếu tố kèm theo như vậy nên chú Cảnh dám quả quyết rằng chiếc tàu BRV phải vướng .
  Còn thông tin về Đại Tá Cao Thanh Tao ( Sáu Tao ) . Chú Nguyễn Hữu Minh cung cấp thêm tin như sau :
  Sau trận đánh tàu chú Sáu Tao và chú minh bắt một tên gián điệp do địch gài vào Rừng Sác , qua khai thác tên nầy nhận là cấp bậc trung úy phòng nhì . Còn chú Cảnh thì cho biết , trong trận đánh tàu BRV chú Sáu Tao chỉ huy phó phụ trách trận địa bộ binh và DKZ , để chặn hai đầu không cho địch vào trận địa thủy lôi , để anh em thả thủy lôi , và có nhiệm vụ bảo vệ trận địa cho đến khi thủy lôi nổ tất cả rút về , còn Cao xạ thì do chú Tấn Phước chỉ huy , chú Tám Sơn chỉ huy trận địa thủy lôi .
  Lúc thả hai trái thủy lôi sau nầy vào tháng 12/1966 thì chú Sáu Tao chỉ huy thả hai trái thủy lôi còn lại thay thế cho chú Tám Sơn ( chú Tám Sơn không được phân công tham gia trận sau nầy , còn chú cảnh thì chỉ tham gia trinh sát . Sau khi đánh chìm tau BRV chú Cảnh nhận tiếp nhiệm vụ ở lại trân địa hai tháng nữa để trinh sát tiếp đánh đợt hai , nhưng đến khi thả thì chú Cảnh cũng được lệnh khỏi phải xuống thao tác thủy lôi vì anh em đã biết và Trinh sát đưa chú Cảnh về cứ . Hai trái thủy lôi thả không đúng luồng tàu chạy nằm trên bải cạn , sáng 9 giờ chú Cảnh nghe đài Sài Gòn thông báo đã lấy hai trái thủy lôi của ta về Nhà Bè khoảng 3 giờ chiều thì nghe có tiếng nổ .

 Một số từ ngữ địa phương về con nước :
 - Nước rong : là con nước lớn nhất trong tháng có hai lần nước lớn dâng cao vào giữa tháng và đầu tháng .
 - Nước kém : là con nước lớn thấp nhất trong tháng , cũng có hai lần trong tháng .
 - Nước lớn : là khi thủy triều dâng lên , ở trên sông thì nước chảy theo hướng biển vào đất liền .
 - Nước ròng : là thủy triều xuống ở biển , còn ở trên sông thì nươc chảy từ đất liền ra biển .
 - Nước đứng lớn : Ở biển khi thủy triều không còn hạ xuống nữa , đứng lại để chuẩn bị dâng lên . Còn ở trên sông thì nước bắt đầu ngừng chảy từ đất liền ra biển , đứng lại để chuẩn bị chảy từ biển vào ( nước chuẩn bị lớn ).
 - Nước đứng ròng : Ở biển nước thủy triều đang dâng tràn rồi ngưng lại chuẩn bị rút xuống . Ở trên sông là lúc nước lớn đầy sông , nước đứng lại không chảy nữa và chuẩn bị đổi chiều để chảy ngược ra biển .
 - Nước Lững : nước gần gần đứng ròng , hoặc nước đã ròng nhưng còn tương đối đầy sông ( ăn lưng lững bụng , tức là no thì chưa no hẳn , mà đói thì không đói )
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2011, 07:31:50 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #141 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2011, 09:20:07 pm »

Tàu chạy ngược nước lái ăn hơn tàu chạy xuôi nước . Vì vậy tàu chạy xuôi nước muốn lái ăn thì phải tăng ga chứ không giảm ga , giảm ga là lái không ăn . Với một lô yếu tố kèm theo như vậy nên chú Cảnh dám quả quyết rằng chiếc tàu BRV phải vướng .


Bác HR ơi, cái này là chuẩn đấy ạ. Lý do mà tàu nặng thường canh vào cầu lúc nước xuống là để khi họ giảm tốc thì bánh lái vẫn "ăn lái" và có thể man nơ được. Đó chính là lí do tại sao BRV canh giờ qua khúc sông này là khi nước đang lên (có thể đã sắp đạt đỉnh và đứng), khi họ đang trên đường vào tới cảng Sài Gòn/Phao Nhà Bè, cảng Đồng Nai ... thì cũng là lúc nước bắt đầu rút, việc điều khiển tàu cũng thuận lợi hơn. Em dò bảng thủy triều của 4 năm gần đây thì ngày 22 hay bị mất 1 lần nước lớn/nước rong. Để đi sâu hơn vào thủy văn, em nghĩ chúng ta phải đi tìm các tài liệu giấy không có trên Net thôi bác HR ạ.

Chuyện em nói tới sức nước đạp từ cửa sông Dừa, sông Đồng Tranh, sông Lòng Tầu ... chỉ để giải thích cho chuyện tại sau hoa tiêu SG hay cho tàu cua hết trước khi đi ngang cửa sông Dừa. Kể cả lúc nước đứng, khu vực này cũng khá nguy hiểm nên các hoa tiêu SG vẫn phải cua hết, góc càn của tàu sẽ là cực đại.

Kính bác.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #142 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2011, 11:35:01 pm »

NHÂN CHUNG VÀ SỰ KIỆN ( Tiếp tục )
[/b]
NHỮNG TÀI LIỆU THU THẬP TỪ NƯỚC NGÒAI :
  Một số bạn trẻ có trình độ hiểu biết cao và rất nhiệt tình sưu tầm được nhiều tài liệu từ nước ngoài và dịch lại cho anh em hiểu như bạn CHIANCHANG , LONESOME , V.V. .. Nhưng khi đọc ra thì lại cảm thấy rất lúng túng vì khi chưa phân tích ta thấy như có vẽ nội dung tài liêu phản biện lại , kết quả trận đánh như có vẽ làm giảm đi giá trị của trận đánh . Nhưng khi xem xét lại cuối cùng nó đều phù hợp cã và càng làm cho ta cảm thấy tin tưởng vào nguồn tin kết quả trận đánh mà trước đây quân báo ta đã thu thập được
 - Một số tài liệu cho biết về bản đồ thể hiện độ sâu của luồn lạch sông Lòng Tàu thể hiện độ sâu rất phù hợp với thong số của chú Cảnh đưa ra là 23, 3 mét . Qúa chính xác dù chú Cảnh phải đo bằng dây dọi và nhiều lần thăm dò luồn lạch .
  Những tài liệu nói về chiếc tàu chở gì , bao nhiêu tấn là gây tranh luận nhiều nhất :
-  Theo tài liệu của những người tham gia kiện chính phủ Mỹ thì cho rằng tàu BRV chở 8.500 tấn .

On August 23, 1966, the ship was proceeding along the Long Tao river, about 22 miles southeast of what was then Saigon, when a limpet mine, placed on the 8,500 ton freighter's hull, ripped through its belly. The explosive had been positioned by a swimmer and then detonated electronically by someone crouching on the riverbank.
 Theo đường link : http://www.usmm.org/batonrouge.html
-   Theo tài liệu của Hải Quân Mỹ do LONESOME đưa ra thì tàu chỉ chở có gần 2000 tấn chủ yếu là hàng hóa không quan trọng như , xe tải quân sự và mốt số thiết bị nặng ( Militiary truck – heavy equiperment )
-    Theo tài liệu của LS SG-CL-GĐ KC thì trên tàu gồm : 100xe M113 , 3 máy bay phản lực còn nguyên cấu kiện , Một khối lượng thực phẩm đủ để phục vụ cho một sư đòan MỸ trong một mùa khô .
-   Từ lời kể của chú MINH và chú Cảnh ( người trực tiếp đánh và  nhin thấy trên bon tàu chở gì ) : “ Chiếc tàu chở rất khẳm ( đúng tải thiết kế 10.000 tấn ) , chở gì thì tôi không biết , nhưng nhìn thấy có khỏang ba hoặc bốn chiếc xe tăng M48 , tất cã nòng súng đều quay hướng lên bờ còn lại là những kiện hàng phủ bạc  , Sau khi đánh xong tàu , được cấp trên đưa tài liệu tạp chí của Mỹ do cô Mười Anh dịch thì kết quả là : 300 xe quân sự các lọai , trong đó có 100 xe M113 , một chi đội xe M48 , 30 khẩu 155ly , ba máy bay phản lực và 30 tấn thuốc nổ cực mạnh . Một số hàng thực phẩm để 1 sư đòan Mỹ ăn trong mùa khô  .
 Như vậy với một lô tài liệu trái ngược nhau thì ta tin vào đâu , trên cơ sở gì , lọai nhựng nguồn tin nào .
    Bây giờ chúng ta trở lại chổ bối cảnh tình hình Miền Đông Nam Bộ lúc bấy giờ :- Thời điểm đánh tàu là cuối giai đọan cuộc hành quân CRIMP của Mỹ đánh vào vùng bắc Củ Chi , Mỹ phát hiện nhiều địa đạo ngòai sức tưởng tượng của người Mỹ , qua cuộc hành quân Crimp  nầy quân Mỹ tổn thất khá lớn , riêng xe bọc thép M113 chỉ tính ở Củ Chi đã diệt gần 100 chiếc . Như vậy người Mỹ cần thiết phải bổ xung thiết bị thất thóat để bù lại và còn chuẩn bị cho cuộc hành quân CEDAR FALL còn qui mô hơn hành quân Crimp .  Ta có thể nói chở 100 chiếc M113 là chưa đáp ứng đủ nhu cầu rất cần thiết ở chiến trường . Ngòai ra số máy bay cũng bị pháo kích cháy , hư hao khá lớn . Thuốc nổ dùng để đánh địa đạo Củ Chi cũng rất cần . Ngòai ra xe ủi đất cũng rất cần thiết .  
   Chúng ta có thể mạnh dạng  chắc chắn rằng chuyến hàng mà BRV mang theo là tối quan trọng vì :
-   Bình thường các chuyến tàu hàng khác , người Mỹ chỉ hộ tống có hai chiêc hoặc một chiếc máy bay , và hai tàu chiến . Riêng chiếc tàu nầy hộ tống đến hai chiếc máy bay quan sát , 12 chiếc máy bay trực thăng , hai chiếc tàu cắt dây mìn , còn có hai chiếc tàu chiến từ biển vào theo . Chẳng lẽ hàng Người Mỹ dùng lực lượng hộ tống như vậy để chở hàng vớ vẫn , hay là chở khoai tây sang Việt Nam ư ! Hơn nữa về phía ta lãnh đạo cac cấp từ cô Ba Định đến cấp chỉ huy ĐOÀN 10 đều rất quan tâm cho trận đánh nầy , không lẽ tình báo chiến lược ta không đánh hơi ra chuyến hang đó là rất quan trọng hay sao ?
-   Giai đọan nầy Đặc Khu Rừng Sác hay dùng DKZ bắn cháy nhiều tàu dầu , cho nên người Mỹ đưa xe tăng M48 để trên bon tàu , khi vào vùng nguy hiểm là gở hết bạc che phủ chống nước biển ra , nòng súng quay lên bờ để sẳn sang bắn trả khi bị DKZ của ta tấn công . Nhờ vậy mà chú MINH và Chú Cảnh đều thấy rỏ M 48 . Ngay cã tấm hình chụp chiếc tàu BRV  lúc mới cua vào sông ngã bảy thì tấm bạc đã được dở ra và khi phóng to hình đã nhìn thấy rỏ chiếc xe tăng M48 ( tấm ảnh do wanta cung cấp ở đầu trang ) , lúc nầy xe tăng còn chưa quay nòng pháo hướng lên bờ  .
    Còn nguồn tin giải mã từ Hải Quân Mỹ : Trên tàu BRV chỉ chở có 2000 tấn hàng hầu hết là xe tải quân sự , 16 xe ủi , và một số thiết bị không quan trọng l. Theo cá nhân tôi thì thấy tin nầy anh em mình  phải bình tỉnh suy nghĩ  tìm cách xác minh làm rỏ :
-   Chiếc tàu 10.000 tấn mà chở chỉ có 2000 tấn thì nó nổi lều bều , không thể nào chạm vào thủy lôi đang cài ở độ sâu 8 mét được ( vô lý ) , trước đó đã có hai chiếc tàu 2000tấn và 5000tấn đi qua mà thủy lôi còn chưa chạm đáy tàu .
-   Một vài người biện minh rằng khi chở 2000 tấn hàng thì hảng tàu phải bơm thêm nước biển vào để cho tàu dể lái . Tôi thấy cũng vô lý , mọi người ai cũng biết chính từ giới vận tải quân sự Mỹ  ra mà trên thế giới nầy có bài tóan vận tải tối ưu được giảng dạy ở các trường đại học kinh tế trên thê giới , chẳng lẽ người Mỹ lẫn thẩn đến nổi điều chiếc tàu 10.000 tấn chỉ để chở 2000 tấn thôi sao . Trong khi chiến trường VN người Mỹ cần đủ thứ . Như vậy ta có thể suy đoán là tàu chở 2000 tấn ( trong đó có xe quân sự và thiết bị nặng , còn thiết bị đó là gì thì ta tính sau ) . Thay vì bơm nước biển vào cho nặng tàu thì Người MỸ chở chèn thêm vào đó hàng nhu yếu thực phẩm , đạn dược cho quân đội .
 Bây giờ ta dựa vào các thông số của Mỹ để tính tóan xem ,tải trọng của những thiết bị mà tin từ tình báo ta đưa ra có phù hợp không ?

  -  Xe M 113 : 100 chiếc  X 12 tấn  = 1.200 tấn .
  -  Xe M 48         4 chiếc  X  45 tấn =    180 tấn
  -  Pháo 155     30 khẩu   X  7,2 tấn =   216 tấn .
  -  Xe  ủi          16 chiếc    X  8 tấn =    128 tấn
  - Máy bay   3 chiếc         x 4 tấn    =       12 tấn
  - Thuốc nổ                                               30 tấn

Tổng cộng :                                       = 16 38  tấn .
Như vậy còn 200 tấn nữa là xe quân sự .


Như vậy là quá khớp , rồi phải không anh em . Vậy là Lonesom cứ yên tâm , nguồn tin đưa ra không bị hố đâu , vì ta chưa phân tích kỹ mà thôi !

 Chẳng qua là trong tài liệu của Hải Quân Mỹ họ nói khéo léo thôi thay gì họ không muốn nói là bao nhiêu xe tăng , bao nhiêu pháo , bao nhiêu xe … Họ chỉ nói gần 2000 tấn xe tải quân sự và thiết bị nặng khác , còn hơn 7000 tấn hàng nhu yếu phẩm họ không quan tâm đến . Có thể vì bị đanh chìm chiếc tàu nầy mà cuộc hành quân CEDAR FALL phải chậm lại hơn 2 tháng .
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #143 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2011, 11:59:48 pm »

 Một số bạn trẻ có trình độ hiểu biết cao và rất nhiệt tình sưu tầm được nhiều tài liệu từ nước ngoài và dịch lại cho anh em hiểu như bạn CHIANCHANG , LONESOME , V.V. .. Nhưng khi đọc ra thì lại cảm thấy rất lúng túng vì khi chưa phân tích ta thấy như có vẽ nội dung tài liêu phản biện lại , kết quả trận đánh như có vẽ làm giảm đi giá trị của trận đánh . Nhưng khi xem xét lại cuối cùng nó đều phù hợp cã và càng làm cho ta cảm thấy tin tưởng vào nguồn tin kết quả trận đánh mà trước đây quân báo ta đã thu thập được

Kể cả phản biện thật đi nữa cũng tốt chứ sao bác Hai Ruộng. Nó là cách làm khoa học, làm rõ các chi tiết liên quan đến sự kiện.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #144 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 12:42:02 am »

Bác HR: Về chuyện tàu 10600 tấn (đấy là tính trọng tải chết, thực chất tổng trọng tải của tàu chỉ có 7200 tấn) chở 2000 tấn hàng mà vẫn khẳm thì có cách giải thích khác:

- Hàng trên tàu là hàng cồng kềnh, không thể xếp chồng lên nhau. Hầm số 3 chỉ có 16 xe ủi do các xe này phải ràng buộc dưới hầm, rất tốn diện tích. Bác xem qua cái sơ đồ và thông số kích thước hầm tàu mà em gửi ở các trang trước, hầm 3 là 1 trong 2 hầm to nhất và lại là hầm nằm ở gần trọng tâm tầu nhất. Về nguyên tắc cân bằng tầu, hàng nặng nhất phải nằm ở hầm sâu nhất và gần trọng tâm nhất. Nếu bảo chở xe tăng M48 và 100 xe M113 thì xảy ra vấn đề: lượng hàng hóa đó được xếp ở đâu? Trong các hầm khác thì không đủ chỗ, cộng thêm trên boong chính cũng không đủ chỗ. Cứ theo logic là kích thước hầm hàng, nguyên tắc chằng buộc và xếp hàng thì xếp đủ số xe tăng/thiết giáp/máy bay này là không khả thi với tàu BRV. Một điểm cực kì quan trọng là giữa các hầm chính của tàu Victory có các hầm ngăn nước, làm giảm đáng kể diện tích chứa hàng của tàu.

- Chuyện 1 con tàu chạy rỗng mà vẫn đằm là bình thường. Do cấu tạo của tàu BRV, bánh lái và chân vịt nằm khá cao nên kể cả khi không đủ tải, họ vẫn phải bơm nước vào để dằn tàu, nhận chìm chân vịt và bánh lái xuống để bánh lái và chân vịt phải ngập nước thì tàu mới vận hành an toàn được.

- Cái ảnh của bác Wanta và mọi người cung cấp không cho thấy rõ hình thù để quyết định các xe trên boong là xe tăng. Chưa kể toàn bộ thủy thỉ trên tàu đều là dân sự, không phải pháo thủ tăng để mà phản kích khi bị tấn công và điều quan trọng là các loại vũ khí chở trên tàu đã phải được vô hiệu hóa (tháo đạn, tháo kíp...) để tránh trường hợp va đập gây nổ (trước đó đã có 1 tàu vận tải bị nổ do chở bom đi trong vùng bão, bom xô vào nhau gây nổ phá banh con tàu). Với lại cái ảnh đó chụp sau khi BRV bị trúng thủy lôi, 2 con tàu nhỏ kè bên cạnh là để chống dạt cho BRV chứ không phải tàu hộ tống ạ.

Cái cách tính dựa trên trọng lượng của bác là không sai nhưng không giải quyết được bài toán xếp hàng trên tàu. Nếu bác nhìn vào ảnh chụp cận cảnh khu đài chỉ huy/buồng máy... của tàu thì bác sẽ thấy khu vực này là không dùng để xếp xe cộ gì được

Ảnh mạn phải http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3b/SS_American_Victory_Starboard.jpg

Đây là ảnh chụp mạn trái tàu, vị trí trúng thủy lôi là quãng cái ống khói chiếu xuống

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b5/RedOakVictory2010Aug19.jpg

Đây là ảnh chụp tàu Lane Victory chạy rỗng, có thể thấy bánh lái và chân vịt, hàng trên boong đều được phủ bạt.



Tàu Arbedeen Victory năm 1966, bánh lái và chân vịt chìm sâu hơn nhưng thân tàu vẫn nổi khá cao chứ không "khẳm" tới mớn 8-8,5m (là mớn nước khi tàu đạt lượng choán nước cao nhất ~ khi tàu chở hàng đến mức đạt deadweight - trọng tải chìm tàu).

Về âm độ của 2 quả thủy lôi, nếu quả thực nó nằm đúng ở vị trí mà bác Cảnh tính toán và ở cách mặt nước khoảng 8m thì sẽ không thể chạm và nổ hết cả 2 quả. Như em đã nói, điều kiện thủy văn và cốt lường ở đây là rất phức tạp, sức nước đạp từ các sông ra là khá mạnh cộng thêm việc các bác thả thủy lôi lúc nước bắt đầu rút hôm 22/8 nên không thể loại trừ trường hợp 2 quả thủy lôi bị sức nước cuốn vào cùng 1 chỗ và may mắn là không chạm vào nhau. Ngay cả cái xác tàu BRV sau khi bị chìm rồi mà còn bị nước đẩy lùi về hạ lưu được mấy trăm mét thì chuyện 2 quả thủy lôi nặng có hơn 1 tấn bị nước cuốn cũng có thể xảy ra. Dĩ nhiên, bác Cảnh có thể phản biện lại rằng trước đó bác đã thí nghiệm và có các điểm chuẩn để xác định điểm chạm. CHính vì thế em mới bảo để xác định đúng chính xác các chi tiết liên quan, chúng ta phải đầu tư thời gian, công sức và neuron nhiều hơn nữa, bác ạ.

Chuyện số hàng hóa trên tàu suy luận theo cách của bác cũng là 1 cách nhưng dù sao đó vẫn là suy nghĩ chủ quan của chúng ta vì thực tế tàu BRV không cản hết luồng và đây cũng không phải tàu vận tải duy nhất chở hàng tiếp tế cho Mỹ trong giai đoạn đó. Như em đã nói, có 1 nguồn tin khác của Mỹ cho biết mục tiêu của vụ tấn công này là 1 tàu chở VŨ KHÍ  KHÁC lẽ ra đã đi vào SG trước tàu BRV nhưng lịch tàu bị đổi nên BRV mới "lãnh đạn". Nếu con số vũ khí chúng ta biết được lại là của cái con tàu may mắn kia thì sao ạ?
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2011, 01:11:14 pm gửi bởi lonesome » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #145 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 12:58:10 am »


Cái ảnh này cho thấy phần thân tàu sơn đen cũng khá là sâu. Cái phần mũi tàu thì thon vát nhưng ở chỗ hầm số 3 và buồng máy thì thẳng và p hình to. Đó là lời giải thích tại sao tàu bị chạm ở sâu như thế.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #146 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 01:08:55 am »

- Một số tài liệu cho biết về bản đồ thể hiện độ sâu của luồn lạch sông Lòng Tàu thể hiện độ sâu rất phù hợp với thong số của chú Cảnh đưa ra là 23, 3 mét . Qúa chính xác dù chú Cảnh phải đo bằng dây dọi và nhiều lần thăm dò luồn lạch .


Tài liệu này là của Hoa Tiêu Sài Gòn cung cấp bác ạ, thực ra đó là bảng luồng tàu do Hoa Tiêu công bố, độ sâu luồng có thể có chênh lệch so với lúc bác Cảnh đo ạ.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #147 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 01:15:41 am »

Một số lời bình trong các sách, bài báo, film tài liệu có mô tả như sau;
- BRV là tàu lớn nhất của hải quân Mỹ - tuy nhiên dạo này không thấy nói đến nữa.
- BRV là niềm tự hào của hải quân Mỹ - điều này theo bảng liệt kê đóng tàu vận tải loại victory thì có đến hơn 500 cái giống thế và nó có tên, năm sản xuất; kể cả những chiếc đáng ra phải đóng nhưng hủy!

Bác hai ruong có vẻ lo lắng khi anh em nói đến các tài liệu Mỹ là giảm ý nghĩa trận đánh chìm tàu này của đoàn 10. Có lẽ bác không phải lo lắng như thế! Bác hai có thể tham khảo trường hợp tàu Ma-đốc. Sau thời gian bị bí mật che phủ, nay một số thông tin của cả 2 bên về trận đã được biết đến nhiều hơn ... Những thông tin trên không hề làm giảm ý nghĩa của trận đánh tàu Ma-đốc, về ý chí quyết tâm đánh Mỹ của Hải Quân ta. Ta có mắc bẫy khiêu khích của Mỹ không? Không, trước sau gì sự kiện đó cũng sẽ xảy ra.
Logged
lam1214vn
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #148 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 02:10:15 pm »

Chào diễn đàn ạ.
Qua tác phẩm " Đặc khu rừng sác " của tác giả Hồ Sĩ Thành em được biết, ngoài đánh thủy lôi thì pháo đặc công của E10 cũng trở thành nỗi khiếp sợ của Mỹ-Ngụy. Có thể cho em biết chi tiết về trận đấu pháo dài ngày diễn ra ở rừng sác được ko?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #149 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 07:20:01 pm »

 Có lẽ mình phải nhờ Tuans hay Lonesome pốt lại tấm hình sơ đồ kích thước con tàu và kích thước các hầm hàng , vì hình nhỏ quá mình không đọc được kích thươc và dịch giúp vì mình hơi dốt tiếng Anh và qui đổi đơn vị ra mét luôn cho tiện . Cảm ơn các bạn .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM