Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:34:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 144225 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2011, 08:56:29 pm »

 Cảm ơn bạn CANGIUOCLONGAN đã đính chính dùm mình .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2011, 08:59:06 pm »

NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN ( Tiếp theo )
[/b]
Nguyên văn bản báo cáo về trận đánh được viết vào năm 2005 , sau đó lại bị cấp trên bỏ quên bài báo cáo nầy của chú Hồ Xuân Cảnh , người chủ động đưa ra nhiều sáng kiến và trực tiếp tham gia trinh sát , thăm dò và đánh tàu BRV .
 
TRẬN ĐÁNH CHÌM TÀU VẬN TẢI QUÂN SỰ BATON ROUGER VICTORY 10.000 TẤN CỦA HẠM ĐỘI 7 MỸ LÚC 8 GIỜ 8 PHÚT NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 1966 TẠI SÔNG NGÃ BẢY .
[/b]

Được đồng chí Nguyễn Hòang Sơn nguyên đòan Trưởng Đặc Công Thủy của Hải Quân đi B chiến đấu giới thiệu với Đòan 5001 – Đòan 43 (Đòan 10) , nên tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp từ bước đầu tiên , đến khi kết thúc trận đánh táu chiến Mỹ bằng trái thủy lôi  Kb của Liên Xô viện trợ , bao gồm các bước công tác chủ yếu phải chủ động đề xuất thực hiện :
1-   Tôi đến gặp Đòan vận tải chiến lược nhận 4 quả thủy lôi Kb mới được tàu không số chở từ ngòai Bắc vào . Sau đó chọn nơi bí mật có địa hình tốt làm cầu bến kho có cẩu ba lăng tự tạo , bốc xếp chứ 4 quả thủy lôi khỏang 5 tấn .
Bị máy bay trinh sát Mỹ phát hiện , gọi máy bay phản lực ném bom hai lần , nên ta phải dời kho đi nơi khác 4 lần , trên cầu bến phải đắp hầm nổi có chiều dầy một mét đất trở lên chống sóng từ trường của địch trinh sát , lien tục có một tổ trinh sát canh gác bảo vệ kho thủy lôi Kb . Ở kho thứ ba , hạ sỹ Trần Tiến Thược người Nghệ Tỉnh đã hy sinh do bị ném bom bi gần kho .
2-   Nhờ Đội 5 , Đặc công thủy giúp đở , được Đội Trưởng  Sáu Loan cử đồng chí Dần và Huấn là hai chiến sỹ giỏi trực tiếp theo tôi đến trinh sát cấu trúc đáy tàu và độ mớm ngập nước của tàu chiến Mỹ lọai cở 10.000 tấn trở lên đang đậu ở quân cảng Nhà Bè , để nắm tiêu số cho quả dọi thủy lôi Kb . Đội trưởng Sáu Loan đã đưa tổ ba anh em chúng tôi đến cửa vàm rạch Miểng Sành  - Phước Khánh xuống nước công tác . Nhiệt tình và trình độ của tổ luôn cao , nên chỉ hai đêm đã nắm đủ các tiêu số kỹ thuật quan trọng nêu trên , được Đội Trưởng đón về căn cứ an tòan ( 18-4-1966 )
3-   Được Tư Lệnh Hai Nhã giao đến nhờ cấp Ủy xã Tân Thạnh giúp đở chuẩn bị trận địa . Đồng chí bí thư Thuận cử đồng chí Mạnh Ròm là trinh sát giỏi của xã đội ( chồng của cô Huệ Đen  Thạnh An ) liên tục cùng tôi bám trụ trinh sát khu vực Dần Xây đến Vàm Cống do trên chỉ đạo , liên tiếp trên hai tháng . Hai anh em bám trụ bằng chiếc xuồng tam bản nhỏ , nhận sát đáy ngọn lạch nhỏ cách Vàm Cống từ sông ngã bảy 50 mét đã bị chất hóa học Mỹ làm chết hết cây , chỉ còn gốc và chà khô được cặm thêm che bớt nắng ( 19 tháng 5 năm 1966 ) .
-   Ban ngày theo dõi luồn lạch tàu chạy vào chạy ra ở đâu , cách khỏang bao nhiêu , tàu tuần tiểu và tàu quét lôi họat động theo thứ tự nào , máy bay trinh sát các lọai hay chú ý điểm nào , lính và Phượng Hòang , Thiên Nga họat động bằng phương tiện nào , hay chú ý đọan bờ sông nào trong khu vực ta dự định .
-   Ban đêm khi nước lòng sông xuống thấp thì đẩy xuồng ra thả dọi đo tìm long lạch sâu nhất và ngã ba long lạch hợp thủy sông Ngã Bảy – sông Lòng Tàu – sông Dừa , chọn điểm giữa thả khối neo (ghếch ) làm bằng nguyên quầy hào nặng trên 50 kg , cột dây cước 20 , dài trên 50 mét với phao nổi là bẹ dừa nước to khỏang 3 tấc dài trên 2 mét ,. Thả thêm phao neo như thế ở đáy luồng lạch đầu sông Lòng Tàu cách phao ngã ba là 100 mét , ban ngày nhìn 2 phao bẹ dừa đó xem tàu lớn có chạm vào không và tàu quét lôi có cắt đi không ? Do ta đặt phao bẹ dừa đúng luồng lạch tàu lớn chạy , nên an tòan suốt 9 ngày , sau đó bị tàu dầu 12000 tấn càng vào làm đứt hai phao trôi ra hướng biển . Vị trí ngả ba luồng lạch sâu , tàu lớn chạy đã thuộc long cả hai anh em khi quan sát chất vấn nhau ban ngày và ban đêm . Điểm lựa chọn là nơi tàu lớn phải chuyển hướng chạy theo lòng lạch vào Sài Gòn và chạy ra biển có bề ngang thân tàu càng quét phao hay thủy lôi rộng nhất .
-   Ngày 10 tháng 8 năm 1966 , hai anh em về căn cứ Rạch Tượng báo cáo với đồng chí Tám Sơn về điểm đặt thủy lôi và độ sâu thủy lôi ( cách mặt nước 8 mét ) đánh tàu 10.000 tấn trở lên . Khi nước sông lên cao , khi lững trung bình và khi thấp , báo cáo kết quả thả phao trinh sát đã nêu trên .
4-   Tôi và Mạnh Ròm đưa đồng chí Tám Sơn và tiểu đội Trinh Sát đến trận địa kiểm tra lại các kết quả trinh sát tôi đã báo cáo và nắm rỏ thực trạng hơn . , được kết luận kết quả trinh sát đạt yêu cầu tốt , cần nắm thêm tình hình càn quét dọc sông của lính Bảo an tại các đồn gần trận địa như Đèn Xanh , Tân Thạnh ( ngày 19 tháng 8 năm 1966 )
5-   Phối hợp C2 do đồng chí Tám Sơn và C trưởng Sáu Tao chỉ huy diển tập thả thủy lôi ở trận địa theo thủ công , dùng ghe máy cở 3000 dạ chở thủy lôi Kb đi thả không cần tàu thả thủy lôi như Hải Quân . Kết quả làm tốt tại ngọn sông Rạch Tràm, chỉ 20 phút thả xong hai trái thủy lôi Kb thật , hướng dẩn lại việc thao tác quả dọi độ sâu cho thủy lôi , các chiến sỹ trên ghe đều thao diển tốt , động tác nhanh và chính xác , lúc quả thủy lôi rời khỏi ghe trật tự , yên lặng an tòan , đồng bộ theo diều động của chỉ huy . ( 20 tháng 8 năm 1966 ) .
6-   Chiều ngày 22 tháng 8 năm 1966 tôi và Mạnh đón hai ghe thủy lôi được C2 đưa đến tắc An Chè tiếp cận trận dịa . Có đồng chí Tư Lệnh Hai Nhã và đại diện Tham Mưu , Chính trị , Hậu cần , Quân Y đặc khu , một C bộ binh có DKZ 75 và DKZ 57 , một C cao xạ có cả 12ly7 và 12ly8 , một B trinh sát của Đặc Khu , đều đến nhận vị trí chiến đấu theo sơ đồ phương án tác chiến Bộ Tư Lệnh Đặc Khu đã định . Tôi và Mạnh lắp ráp hệ thống điện và sừng chạm của thủy lôi Kb rồi kiểm tra lại chi tiết từng phần cho sẳn sàng chiến đấu . Nước sông lên gần đầy rất thuận lợi cho chuẩn bị xuất trận .
7-   Nhằm 20 giờ ngày 22 tháng 8 năm 1966 . Đồng chí Tám Sơn chỉ huy trưởng trận địa chính ra lệnh xuất phát thả thủy lôi . Tôi được đi chunng với đồng chí Tám Sơn đi xuống xuồng tam bảng 7 lá của trinh sát C2 giữa hai ghe chở thủy lôi ra sông Ngã Bảy , chỉ mới 5 phút đã tới điểm giữa ngả ba lựa chọn . Đồng chí Tám Sơn ra lệnh “thả “ , lập tức hai ghe thủy lôi bị nhận chìm . Thủy lôi rời khỏi ghe nổi trên mặt nước . Tôi xuống thao tác quả dọi độ sâu thả chìm một thủy lôi xuống sâu cách mặt nước 8 mét , rồi đẩy quả còn lại ra khỏang cách so le theo luồng lạch cách nhau 10 mét rồi tiêp tục cho chìm sâu cách mặt nước 8mét . Cả 20 người thả thủy lôi lên 4 xuồng trinh sát vào bờ an tòan . Chỉ sau 15 phút trên mặt sông, nhanh chóng và đồng bộ đáng mừng . Tư Lệnh Hai Nhã ra sát bờ sông quan sát diễn biến tòan cảnh trên đây rồi lệnh :
-   Các trận địa cho thay phiên canh gác giúp anh em nghỉ dưỡng sức , Ban chỉ Huy đơn vị hội ý thống nhất phương án tác chiến ngày 23 tháng 8 năm 1966 , có gì cần thiết báo cáo ngay Tư Lệnh . Cả khu vực bình yên đầy sung sức cho ngày quyết chiến
8-   Đồng chí Tám Sơn kiểm tra các đơn vị trợ chiến và trận địa chính xong trước 6 giờ , lệnh cho tôi cùng đến công sự chỉ huy , cách bờ sông Lòng Tàu chỉ 5 mét do trinh sát chuẩn bị đêm trước
Trên sông tàu tuần tiểu và tàu quét lôi vẫn qua trận địa vào 7 giờ như trước đây , nước sông lững , trung bình . Ba tàu hàng nối nhau cở 2000 tấn , 5000 tấn chạy vào Sai Gòn qua trận địa bình thường .
  Đến 7 giờ 30 phút , xuất hiện hai máy bay trinh sát lien tục bay dọc sông Nhà Bè và Vũng Tàu , rồi 12 chiếc trực thăng HU-1A rà sát mặt sông , 3 chiếc F 105 quần liên tục trên vùng rừng sác , các tày tuần và tàu quét lôi bắn bừa bải lên các lùm cây còn lại dọc bờ sông . Bất thường là hai tàu chiến LCJ Vũng tàu vào chạy ép gần hai bờ sông  , qua trước trận địa ta , sung và pháo trên tàu luôn quay tìm mục tiêu .

Lúc 8 giờ 8 phút sáng ngày 23 tháng 8 năm 1966 , tàu vận tải quân sự 10.000 tấn vào tử địa chờ sẵn . Hai quả thủy lôi Kb nổ một lúc vang động cã ngã ba sông Ngã Bảy – Lòng Tàu – Sông Dừa . Chiếc tàu chìm ngay tại chổ như chiếm đọat đáy sông . Nước lòng sông bị đẩy ngập tràn ngập bờ sông trên một mét làm cả vùng sóng động dữ dội . Gần 10 phút sau , nước mặt sông bình lại , chiếc tàu chỉ còn lú lên nóc đài chỉ huy với cột cờ nám khói  nghiên sát mặt nước rất tiêu điều , sỹ quan và lính Mỹ trên tàu chết trọn , không gian nồng nực , vang động đầy lửa khói của hỏa tiển trực thăng bắn , các lọai tàu tuần tiểu bắn lọan xạ lên bờ sông , máy bay F105 thả bom bừa bãi xuống khu vực rừng rậm phía sau .
   Các đơn vị của ta rút vào tắc An Chè về phía sau an tòan cã người và vũ khí , ghe xuồng đến căn cứ mình trọn vẹn . Tôi và đồng chí Tám Sơn rút vào sau cùng , được trinh sát đưa về căn cứ chuẩn bị trước cho cơ quan cấp trên . Tuy bom đạn vẫn vang động chiến trường , khắp khu B ( phía tây sông Lòng Tàu ) ghe xuồng các đơn vị náo nức chạy đến chào mừng Tư Lệnh Hai Nhã ở Rạch Tràm .
   Máy bay và tàu chiến Mỹ vẫn bắn phá khu trận địa và rải trái sáng suốt đêm 23 tháng 8 năm 1966 . Bại trận làm cho kế họach vũ khí càng vào chiến khu và lương thực thực phẩm cho một sư đòan Mỹ cã mùa khô bị Đặc Công Rừng Sác bẻ gãy tại điểm tiếp giáp sông Ngã Bảy – Lòng Tàu – Sông Dừa của Thạnh An – Tam Thôn Hiệp – Tân Thạnh huyện Duyên Hải (Cần Giờ)
  Quân Dân Cần Giờ đều bắt radio nghe đài phát thanh Miền Nam , Miền Bắc những bài chào mừng của Đảng , Chính Phủ , Quân Đội và đồng bào cã nước ta đang cùng Rừng Sác Cần Giờ làm Dũng Sỹ Diệt Mỹ . Đường vận tải chiến lược sông Lòng Tàu tê liệt gần một tháng đã làm rung động đến các chiến trường . Cã Miền Nam chúng ta đang thi đua đánh bại “ Chiến Tranh Cục Bộ “ của Mỹ .
   Mặt Trận Dân Tộc Gỉai Phóng và Bộ Chỉ Huy Quân Sự Miền Nam đã khen tặng huân chương Quân Công và danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang đầu tiên cho Đòan 10 – Đặc Công Rừng Sác .

                                                                         Thạnh An , ngày 26 tháng 8 năm 2005
                                                                          Người viết Hồ Xuân Cảnh .

 Xác nhận của đồng chí Tám Sơn .

Lạc Tấn ngày 20 tháng 10 năm 2005 .
Đ/C Hồ Xuân Cảnh đã thuật lại trận đánh chìm tàu Mỹ “ Baton Ru giơ Vich Tor “, lúc 8 giờ 8 phút ngày 23 tháng 8 năm 1966 tại sông Ngã Bảy xã Thạnh An , huyện Cần Giờ là hòan tòan chính xác .  Đã ký xác nhận  Nguyễn Hòang Sơn .

     Bản báo cáo nầy chú Hồ Xuân Cảnh đã nộp lên cấp trên nhưng bị thất lạc cho đến khi một thành viên của Trang Net “ Dựng Nước Giữ Nước  VMH “ đến nhà chú Cảnh tại đảo Thạnh An Cần Giờ lần thứ hai khoảng tháng 7 năm 2011 và phải nhờ chị cã HATUYENHA gọi điện thọai trực tiếp nói chuyện với chú Cảnh . Chú mới chịu trao cho bản báo cáo nầy và thổ lộ tâm tình cùng thành viên VMH .

   ( Còn tiếp . ... Lần sau thành viên VMH được chú Hồ Xuân Cảnh kể thêm về trận đánh tàu BRV)  
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2011, 09:14:41 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 09:50:39 am »

Còn có cã người nhận  đánh tàu baton rouger victory nữa nè các bác ơi !



Một chiến công
10-09-2007 18:53
Ba chiến sĩ đặc công thủy được trang bị súng B.41 nhờ du kích địa phương dẫn đường ba đêm liền vuợt qua tuyến án ngữ đến được gian nhà lá nằm ẩn mình trong một vườn dừa ,bí mật ém quân...
...Họ đếm nhỏ trong miệng 1,2,3....
Rồi  “ầm!”
Một tiếng nổ kinh khủng nhận chìm chiếc tàu Baton Rugơ victory chở xe tăng, đại bác, máy bay còn trong kiện xuống lòng sông. luôn cả 4 chiếc tàu chở đầy lính Mỹ cũng không còn dấu vết .Chiếc đầm già cũng gãy cánh chúi mũi xuống dòng sông, nước dâng cao như ngọn sóng thần tràn lên bờ ruộng mang theo cả xác tàu, mảnh bom, mảnh sắt vụn tung tóe khắp đồng...
...Các đài phương Tây đưa tin, bình luận, còn Lầu năm góc thừa nhận một thất bại chua cay .
(Viết theo lời kể của Đại tá Lê Bá Ước)

 Chuyện kể quá hay đấy chứ bác Hai Ruộng. Grin

 Các cháu thiếu nhi mà được nghe những mẩu chuyện chiến đấu thế này thì thích và vỗ tay to phải biết. Grin Chỉ mỗi 1 quả đạn B41 mà tiêu diệt được tàu chiến Baton Rugo Victory thêm 4 chiếc tàu chở đầy lính Mỹ và cả chiếc trực thăng nữa. Quá giỏi cả ngày xưa và cả bây giờ. Grin

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 01:51:20 pm »

Các bác cho em hỏi cơ chế kích nổ thủy lôi trong sự kiện này là như thế nào? Có vẻ không phải là điều khiển kích nổ, nhưng điểm công phá lại ở khá sâu trong chiều dài thân tàu.
Quả thứ 2 có lẽ bị kích nổ do xung kích của quả thứ nhất??
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 01:59:17 pm »

Chạm nổ thôi bác ạ.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
lam1214vn
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #125 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 02:01:56 pm »

chào diễn đàn ạ.
em là lính mới, đọc qua nội dung chương trình HT thật cảm động. Có thể cho em đ/c Sáu Tao là một trong những cán bộ chỉ huy trực tiếp trận đánh hiện giờ còn sống ko ạ ? Sao ko nghe thông tin gì về đ/c Sáu Tao ạ ? Cảm ơn diễn đàn.
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #126 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 02:29:08 pm »

Cảm ơn bác Chiangshan. Em cũng hình dung như thế, nhưng cũng chính vì thế mà băn khoăn: Nếu chạm nổ thì điểm công phá sẽ ở đâu đó gần mũi tàu hơn, ở đây đã vào sâu khoảng 50m mới nổ. Có lẽ là do tàu đang vào cua ở ngã 3 sông Lòng Tàu?
Xác suất để tàu chạm cùng lúc 2 quả thủy lôi cũng nhỏ, thêm nữa cũng chỉ có một lỗ thủng trên thân tàu.
Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #127 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 09:43:03 pm »


Một chiến công
10-09-2007 18:53


Rồi một buổi sáng cuối năm 1967, cánh đồng Long Tân ... , chiếc tàu kéo nhiều mã lực nặng nề lôi phía sau 8 xà lan tải trọng hàng ngàn tấn chở vũ khí với sự hộ tống của 4 chiếc tàu chở hàng trăm lính Mỹ xé nước ngược xuôi bảo vệ .

Một tiếng nổ kinh khủng nhận chìm chiếc tàu Baton Rugơ victory chở xe tăng, đại bác, máy bay còn trong kiện xuống lòng sông. luôn cả 4 chiếc tàu chở đầy lính Mỹ cũng không còn dấu vết .Chiếc đầm già cũng gãy cánh chúi mũi xuống dòng sông, nước dâng cao như ngọn sóng thần tràn lên bờ ruộng mang theo cả xác tàu, mảnh bom, mảnh sắt vụn tung tóe khắp đồng.

(Viết theo lời kể của Đại tá Lê Bá Ước)

Nguyễn Thị Hạnh

Đây là đường link : http://www.nhontrach-dongnai.gov.vn/thongtinkinhtexahoi/datvanguoinhontrach/mlnews.2007-09-10.14070379


Thời gian, địa điểm xảy ra trận đánh đều sai. Mục tiêu vừa viết là 8 xà lan, đoạn tiếp theo bỗng hóa thành tàu Baton  Huh không hiểu nhà báo này muốn viết về trận nào đây ? Đại tá Lê Bá Ước là người sống rất tình nghĩa, thủy chung với đồng đội, tuy sức khỏe kém nhưng vẫn khá minh mẫn nên không thể có chuyện ông đi kể câu chuyện linh tinh như vậy được. Chú Hồ Xuân Cảnh và bác binhyen chẳng cần phải bức xúc với những nhà báo ấm ớ làm gì  Cheesy
@lam1214vn : Đại tá Cao Thanh Tao do sức khỏe kém nên từ nhiều năm nay ông không đi họp mặt truyền thống E10 . Hôm 23.8 ông cũng không tới được dù BTC hội thảo đã tới tận nhà ( gần bến phà Bình Khánh, Nhà Bè ) trao giấy mời.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #128 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 09:54:10 pm »

                                     NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN ( Tiếp theo)

Gặp chú Nguyễn Hữu Minh : khỏang năm 2000 khi tôi chuyển sinh họat về địa phương và tự nguyện tham gia công tác Khu Phố . Tôi chú ý đến một người lúc nào cũng mặc chiếc áo bộ đội, trầm ngâm ít nói , nhưng công tác nào ở khu phố cũng tham gia rất nhiệt tình rất có trách nhiệm , tôi rất quí mến và làm quen , mới biết chú tên Nguyễn Hữu Minh nguyên là lính Đặc Công Rừng Sác đã từng hai lần vượt ngục do địch bắt , lần lần làm quen chú mới kể chuyện đánh tàu Baton rouger Victory . Tôi nữa tin nữa ngờ , hỏi thăm mấy chú CCB lớn tuổi thì mấy chú bảo trận đó có thật , chú Phương công tác ở ngòai Bắc cũng bảo “ lúc đó có nghe đài báo nói rầm rộ về trận đánh đó “ .Nhưng mấy chú CCB cũng không tin vì nếu chú Minh có tham gia thì có lẽ đã được phong Anh Hùng rồi , nhưng sao không thấy chú Minh có khen thưởng gì hết . Về nhà bỏ ra mấy đêm đọc lại quyển sách dầy 700 trang  “ Lịch Sử Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia định Kháng Chiến “ . Thuận lợi ở cuốn sách nầy là ghi chép lại những chiến công tuần tự xảy ra theo thời gian , khi tìm vào khỏang thời gian tháng 8 năm 1966 , thì thấy sự kiện đó có thật và ngày tháng trùng với lời kể của chú Minh . Tôi mới chắc chắn rằng trận đánh đó có thật . Từ từ tôi mới than mật dần và hỏi chú Minh . Chú mới kể : Người có công nhiều nhất trong trận đánh đó chính là chú Cảnh , là người được cử đi học cách đánh thủy lôi ở nước ngòai , về nước sau đó trên điều về Đặc Công Rừng Sác để làm nhiệm vụ nghiên cứu đánh tàu lớn bằng thủy lôi , kể cã cây cần cẩu đước cũng là do ý kiến của chú Cảnh đề ra đầu tiên trước Ban Chỉ Huy , cho đến việc huấn luyện cách thả trái và thao tác an tòan đều do chú Cảnh làm và hướng dẩn anh em hết . Ngày 15tháng 7 năm 1966 thì chú Minh được điều động tham gia vào công tác trinh sát cùng với tổ chú Cảnh gồm  : Chú Tám Sơn chỉ huy trận địa thủy lôi , chú Cảnh tham mưu kỹ thuật , chú Minh vừa đi theo bảo vệ Chú Tám Sơn ( liên lạc ) vừa tham gia vào công tác trinh sát , có mặt thường xuyên tại trận địa để báo cáo tình hình cho chú Tám Sơn . Chú Mạnh du kích dẫn đường và cũng là người rất nhiệt tình tham gia trinh sát  và chú Hai Nguyên , thỉnh thỏang thay thế chú Minh tham gia trinh sát một vài ngày  . Chú Minh kể lại lúc sáng ngày 23 tháng 8 năm 1966 , công sự của chú Minh và một chiến sỹ thông tin hữu tuyến ( chú Minh không còn nhớ tên ), nằm phía sau công sự của chú Cảnh , chú Minh có niệm vụ báo cáo kịp thời tin tức về Ban Chỉ Huy . Chú xác nhận và quả quyết là trên tàu có xe tăng M48 . Nhưng khi hỏi về cách thgả trái thì chú Minh hòan tòan không am hiểu tường tận . Nhưng cũng may là chú Minh còn biết nhà chú Cảnh .
 Gặp chú Hồ Xuân Cảnh : khỏang năm 2009 khi tấm hình chiếc tàu Baton Rouger Victory được đưa lên mạng , chú Minh vừa mừng vừa xúc động và nhờ tôi chụp thêm tấm nữa để gữi cho chú Cảnh , khi nhìn thấy tấm hình con tàu BRV chú vô cùng xúc động , trầm ngâm giây lát chú mới kể lại đầu đuôi trận đánh , cũng na ná như trong bản báo cáo . Khi nhìn thấy tấm ảnh thì vợ con mới tin Chú đã từng đánh chìm chiếc tàu to như vậy , vì thấy chú Cảnh chẳng hề nghe ai nói khen thưởng về chiến thắng nầy đã 43 năm . Chẳng lẽ nào đồng đội đã quên chú rồi sao ? 
   May mắn gặp lại người thiết kế ra trận đánh tôi mới khai thác triệt để tin tức : Chú mới mô tả cách thả thủy lôi , rồi cấu tạo của cóc gài dây cáp , được điều khiển độ sâu bằng quả dọi , với kiến thức về kỹ thuật của mình , nên tôi cũng tiếp thu nhanh , hai chú cháu chẳng mấy chốc tâm đầu ý hợp . Chú Cảnh cũng cho biết thêm , thỉnh thỏang cũng có người gọi điện thọai đến hỏi xem cách chú đánh tàu , thả thủy lôi như thế nào , nhưng sau đó khi báo cáo là họ viết lại , thêm bột thêm đường nên lịch sử trận đánh hòan tòan méo mó , chứ không phải là không có ai biết chú . Ba chú cháu trò chuyện chưa đến đâu đã đến giờ đò chuyến cuối về Cần Giờ nên phải chia tay .
     Những lần sau đến thăm chú Sớm hơn , kết hợp với nghe chú Cảnh kễ đợt đầu , tôi về lên tìm ảnh chụp từ vệ tinh và tìm được vị trí mà chú Cảnh đã thả trái thủy lôi theo như lời kể . Khi gặp lại chú tôi mới nói đến nguyên nhân tạo ra chổ đó vị trí hiểm trở , Chú Cảnh Khen là :” Mầy nhận xét đúng “ , điểm đó bắt buộc tàu nó phải chạy qua tuy lòng sông còn rất rộng , bằng chứng là hai phao bẹ dừa thả để kiểm chứng sau chí ngày đêm theo dỏi , nhiều lần tàu 2000 – 3000 tấn chạy qua không chạm vào phao , nhưng đến khi chiếc tàu dầu 10000 tấn chạy qua thì phao bị cắt đứt trôi ra biển .
     Về cây cần cẩu đước , những người viết trước đây không hề biết tới là dưới cần cẩu đước còn có ba lăng để cẩu quả thủy lôi chứ không phải lấy tay kéo sợi dây cước như họ mô tả , vì nếu kéo dây cước mà nặng quá không giữ nổi buông tay ra là quả thủy lôi có thể bị rớt xuống gày sừng ngay . Vì vậy chú Cảnh mới dùng thêm cái Ba lăn .
    Về chiếc tàu chở gì thì chú Cảnh kể như sau : Bên trong tàu chở gì thì chú không biết , nhưng nhìn bằng mắt thấy trên bon tàu có khỏang ba hoặc bốn chiếc xe tăng M48 mà nòng pháo đều chỉa thẳng lên bờ . Còn chiếc tàu thì chở rất khẳm . Sau nầy khi bị đánh chìm thì tin tức từ tờ tạp chí của Mỹ do cấp trên gữi vào Đòan 10 do cô Mười Anh  đọc và dịch lại cho nghe thì kết quả như sau : 300 xe các lọai trong đó có khỏang 100 chiếc M113- M118 , một chi đội M48 , 30 khẩu pháo 155 ly , ba cấu kiện máy bay phản lực và có 30 tân thuốc nổ cực mạnh .
   Khi tôi dịch tài liệu trên mạng cho chú Cảnh nghe về lỗ thũng bên hông tàu , thì chú Cảnh suy nghĩ rằng cã hai trái thủy lôi đều nổ cã , nhưng sức công phá của hai quả thủy lôi cũng không dữ dội như vậy được . Vì theo chú Cảnh suy nghĩ quả thủy lôi tuy to và nặng 1075 kg nhưng bên trong chỉ có khỏang 300kg thuốc nổ thôi . Năm 1964 Lâm Sơn Náo dùng 200 kg thuốc nổ áp sát mạn tàu mà cũng chỉ làm thủng có một lỗ đường kính 1,5 mét . Ở đây lỗ thũng chiều rông 3 đến 4 mét là đã quá to rồi , còn dài đến 10 - 12 mét ,có hai quả nổ ở đầu , ở cuối cách nhau 12 mét cũng khó mà xé tọat một đường dài liên tục như vậy . Có lẽ chính thuốc nổ trong tàu phát nổ luôn , nhưng nếu 30 tấn thuốc nổ cực mạnh  mà nổ thì con tàu tan như xác pháo , làm sao mà còn nguyên vẹn . Có thể thuốc nổ được chia làm nhiều kiện hang nhỏ tránh tập trung , nên chỉ bị kích nổ những kiện hàng gần điểm nổ của quả thủy lôi mà thôi .
    Sau khi thủy lôi nổ xong chỉ có máy bay địch phóng rốc kết và bắn pháo xung quanh trận địa thôi , khi chúng ngừng bắn lợi dụng còn đám khói mù do đạn pháo và rốc kết Mỹ gây ra mà quân ta vận động an tòan qua dãi đất trống , chứ không có cảnh đánh nhau ỳ xèo mấy ngày mấy đêm tại trận địa thủy lôi như tài liệu nào đó đã viết  .
    Khi theo xe đón Chú Cảnh và mẹ của Liệt sỹ Mạnh thì chú Cảnh lại trả lời để giải thích thêm về nguyên lý sừng nổ khi tôi hỏi , Chú Gỉai thích rằng , năm cái sừng chính là năm cục pin khô , trên là bầu axit bằng thủy tinh được bọc chì xung quanh , khi ta tháo vỏ thép bảo vệ an tòan cho sừng , nếu chạm bể bầu thủy tinh thì a xít chảy vào pin khô làm pin họat động phát điện và kích nổ quả thủy lôi . Nhờ nguyên lý pin khô nầy mà quả thủy lôi có giá trị đến ba năm sau khi tháo an tòan và thả chìm xuống nước . Điểm an tòan thứ hai là ở cái nắp tròn trên đầu thủy lôi , làm việc theo nguyên lý an tòan kép . Nếu chưa mở an tòan ở điểm nầy dù có chạm bể hết năm bóng thủy tinh ở năm sừng thì thủy lôi cũng không nổ . Điểm nầy cũng rất nguy hiểm ở chổ , nếu ta chưa bật an tòan điểm nầy , khi địch chạm bể bóng thủy tinh lúc đó thủy lôi chưa nổ , nhưng nếu vô tình không biết ta bật thêm khóa an tòan nầy lên là thủy lôi sẽ nổ ngay tức khắc , vì cục pin đã phát điện chờ sẳn rôi .
  Trên xe khi có bà cụ Phát và em dâu của chú Mạnh ,cũng là người từng tham gia du kích , Chú Cảnh mới kễ hết chuyện tình của chú Mạnh mà hai anh em tâm sự cùng nhau khi nằm chung trên chiếc xuồng ba lá . Bà má và cô em dâu của chú Mạnh luôn gật đầu là đúng . Còn việc hai quả thủy lôi bị địch thu được , tôi đang phân vân không biết có nên kể trên mạng hay không ? Vì chuyện của chú Cảnh kể ra lại không khớp với những bài viết trước kia .
  ( Còn tiếp ….)
   
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2011, 10:41:25 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #129 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 11:06:43 pm »

Cũng có thể là do từng vị trí cụ thể trên thân tàu bác Hai Ruộng ạ. Kích thước lỗ thủng là rất lớn (16x45ft cỡ 5x14m) có thể do thủy lôi đã bóc đi các tấm thép hàn trên thân tàu.
Vả lại nếu so sánh với vụ đánh tàu của anh hùng Lâm Sơn Náo thì với lượng nổ lớn hơn (và có thể mạnh hơn), thiết kế chuyên dụng hơn, độ sâu tiếp xúc lớn hơn thì hoàn toàn có thể gây ra sức công phá mạnh hơn.

Về phần thuốc nổ trên tàu phát nổ thì còn một lý do nữa để loại trừ là vị trí nổ ở phòng máy, chứa thuốc nổ ở đó thì cũng vô lý.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM