Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:47:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 3  (Đọc 375817 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 10:44:08 am »


RÁI CÁ

Đến cả tuần không bắn được con gì. Tối nào anh Nhương với T lé cũng xách đèn xách súng đi rồi lại về không. Bọn hay săn dưới các đại đội cũng chịu chung hoàn cảnh đó. Đang tháng ba tháng tư, mùa giao phối, mùa sinh sôi của núi rừng nhưng thú quanh chỗ đứng chân của đơn vị bỗng nhiên biến đi đâu sạch. Mọi đêm nằm vẫn nghe một vài tiếng con mễn tác gọi bạn “oác! oác” xa gần. Bây giờ thì lặng phắc. Đến cả thỏ rừng vốn nhiều như thế cũng còn không thấy nốt. Dường như có điều gì bất thường đang xảy ra. Đến bữa đành lòng với những con cá suối kiếm được. Bình cò thương tình, bắn được con rái cá hiếm hoi trên eo suối đại đội 1 vất lên cho thông tin. Bọn tôi hí hửng vác ra suối làm lông. Con rái cá nặng khoảng 4 ký. Lông nó màu tro đen, khoảng ngực lại trắng như trẻ con đeo yếm dãi, đặc biệt mịn như nhung. Cái mõm ngắn, hàng ria bạc, chân trước có màng như chân vịt, đuôi dài và dẹp làm bánh lái khi lặn đuổi cá…đại loại trông nó như thế. Tôi muốn kể là về cái bộ lông của nó. Chúng tôi dốt, có thằng nào làm thịt rái cá bao giờ đâu nên cứ thực hành làm lông nó như mọi con thú rừng bình thường. Nghĩa là nhúng nước lạnh cho ướt đều, dội nước sôi, sau đó cạo lông và đem thui. Thế nhưng lông con này đã được nhúng ướt đẫm hết rồi, dội nước sôi lên để cạo thì không đi một tý nào hết. Cứ như là chưa dội vậy. Hoá ra nó chỉ bị ướt ở phần ngoài thôi, bên trong vẫn khô nguyên. Giống như lớp lông tơ mịn trên mặt lá khoai, lá sen ... Đã thế lại được tráng một lớp dầu trơn nữa. Nước chỉ có thể lăn tròn trên đó chứ không bao giờ thấm được. Đúng là nước đổ lá khoai, nước đổ đầu vịt, nay thêm thành ngữ nước đổ lông rái cá nữa cũng không sai. Có vậy nên nó mới lặn giỏi như thế! Hì hục mãi đến gần năm nồi nước sôi mà vẫn chưa đâu vào đâu. Anh Nhương ngồi xổm, chừng đã tê chân, bấy giờ mới sốt ruột bảo thôi chúng mày lột mẹ da nó ra cho tao! Hoá ra đây là cách làm hữu hiệu nhất. Khăn choàng cổ trên thế giới bằng da rái cá cực đắt. Chỉ có các ông hoàng bà chúa mới dám dùng cũng chính là bởi cái bộ lông mịn, không thấm nước và ấm đặc biệt này. Chúng tôi là lính, chúng tôi cần thịt rái cá hơn cái bộ da đẳng cấp đó. Cái đẹp là thực phẩm của con mắt. Thịt tươi là thực phẩm của cái dạ dày đang thèm pờ rô tít. Roạt một cái là da đi đằng da, thịt đi đằng thịt. Roạt thêm cái nữa, nó thành “thịt với xương tim óc dính liền” trong nồi rựa mận, lửa canh liu riu dậy mùi sả ớt. Thằng Sơn ba tai còn cẩn thận bóp cả tiết đọng vào thịt cho sánh và đậm nước. Tôi với anh Ky tiếc của, ngồi làm rốn nốt bộ lòng. Trong phủ tạng con này, dưới hai lá thận có hai cục vôi cặn nặng trịch như đá, to bằng nửa bàn tay. Đầu tiên tôi cứ nghĩ nó có sỏi do chén lắm cua, cá, ốc… những thức ăn giàu canxi nên bị thế. Nhưng bây giờ nghĩ lại, có thể hai cục đá vôi hoá đó trong cơ thể của loài này làm nhiệm vụ giống như đối trọng hay quả nặng điều chỉnh trọng tâm cho nó khi hoạt động ngầm dưới nước. Không biết thế có đúng hay không?
 Bọn cá lòng tong suối, cá đuôi vàng ăn nổi lao vào đớp chí chết những mẩu mỡ lòng, giành giật với nhau hết sức quyết liệt. Đang làm dở thì “oẵng” một tiếng - một con cá lớn cướp nửa bộ lòng ngay trên tay chúng tôi rồi biến mất tiêu. Bọn cá con hoảng sợ nhảy lên rào rào. Thôi thí cho mày! Rái ăn cá, bây giờ đến lượt cá ăn rái cho công bằng.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 01:57:02 pm »

Con rái cá này sống thành bày thì hỗn không gì =,trẻ con đi 1 mình chúng còn dám đuổi doạ nữa cơ.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 07:55:11 pm »

Bác ngocvancu ơi! Con này hiếm lắm! Ở bển em cũng xơi gần hết các loại thịt rừng, kể cả phó chúa sơn lâm (con báo), mỗi loại vài lần rồi, nhưng riêng giống rái cá này hiếm lắm. Nó chỉ có ở những bờ suối hoang vắng không có bóng người thôi. Bác kể câu chuyện nó dám rượt trẻ con đi.  Grin
Hồi bé đi sơ tán, ngỗng sư tử trống nó rượt em cũng sợ, chạy re kèn!
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 10:23:08 pm »

Vốn là ở khu vực Cầu Hang trong của Q.Gò vấp có một kho xăng và kho đạn của Quân lực VNCH khu vực nội bất xuất ngoại bất nhập lại còn có cà đưởng rày xe lửa để chuyển hàng vào hàng ra.Bây giờ đi xe lửa ta vẫn qua cầu này ,kho đạn và kho xăng thì hình như chỉ còn kho xăng thôi.Vì là khu vực cấm nên hoang vu lắm ở 1 bên đầu cầu có 1 cây gòn cổ thụ vào những ngày nắng bọn rái cá lên phơi nắng ở đây .Sau 30/4/1975 một số trẻ con đi nhặt ve chai đi tắt theo đường rày xe lửa, bị bọn rái cá này đửôi cắn chạy vắt chân lên cổ.Chính quyền địa phương và đơn vị quân đội phải cho phát quang thì chúng mới bỏ đi.Chuyện này có thật đấy trungsy1 ạ.Những người giá ở quanh khu vực này vẫn còn nhớ vụ này đấy.
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 11:29:10 pm »

Vốn là ở khu vực Cầu Hang trong của Q.Gò vấp có một kho xăng và kho đạn của Quân lực VNCH khu vực nội bất xuất ngoại bất nhập lại còn có cà đưởng rày xe lửa để chuyển hàng vào hàng ra.Bây giờ đi xe lửa ta vẫn qua cầu này ,kho đạn và kho xăng thì hình như chỉ còn kho xăng thôi.Vì là khu vực cấm nên hoang vu lắm ở 1 bên đầu cầu có 1 cây gòn cổ thụ vào những ngày nắng bọn rái cá lên phơi nắng ở đây .Sau 30/4/1975 một số trẻ con đi nhặt ve chai đi tắt theo đường rày xe lửa, bị bọn rái cá này đửôi cắn chạy vắt chân lên cổ.Chính quyền địa phương và đơn vị quân đội phải cho phát quang thì chúng mới bỏ đi.Chuyện này có thật đấy trungsy1 ạ.Những người giá ở quanh khu vực này vẫn còn nhớ vụ này đấy.

Đang chờ xem đá bóng em tranh thủ spam tí. Bây giờ khu kho này ngon rồi. Hai bên đường rày là nhà hàng và bãi xe cho dân nhậu. Nếu có rái cá xuất hiện là vài phút sau lên thớt luôn.  Grin

Nhưng em hơi thắc mắc cầu Hang là cầu đường bộ bắc qua đường xe lửa. Đường ray từ cầu chạy về phía kho xăng chắc phải cả cây số mới gặp một con rạch nhánh sông Vàm Thuật. Bọn rái cá này có vẻ đánh bắt xa bờ dữ, hoặc hồi xưa có con kênh nào đó mà bây giờ bị ...lấp lấy đất xây nhà rồi  Grin
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2008, 11:45:41 pm gửi bởi anhkhoi » Logged
songoku
Thành viên
*
Bài viết: 68



« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 09:53:09 pm »

Hôm nay các bác cựu binh đi đâu hết roài  Sad Sad Sad Từ sáng đến giờ chả thấy bác nào viết gì ở đây cả, toàn thấy các bác xuống bàn chuyện ăn uống  Grin Grin Grin
Logged

Ka mê zô kô!!!
taxang
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 07:05:18 pm »

Các bác đi đâu mất hết rùi? Cháu mòn mỏi đợi chờ rùi?
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2008, 11:40:54 pm »

CỦA ĐỂ DÀNH CHO LÍNH - CỌP TRẮNG

Vâng ! Câu chuyện của chúng ta vẫn tiếp tục, dù đội Nga đã dừng bước ở tứ kết.
 Năm 1981, lính ta bắt đầu được giải quyết phục viên hoặc ra quân. Đầu tiên là các thượng sĩ anh nuôi lính 74, 75. Kế đó là những anh em lính 76, 77 sức khoẻ yếu hoặc đã từng bị thương nhẹ. Mỗi lần có đợt ra quân là cả đơn vị nửa vui nửa buồn. Vui với người đi, những người ở lại gánh phần trách nhiệm thêm và cũng mong một ngày nào đó mình sẽ đến lượt như thế. Anh em đồng hương gom góp phụ cấp ít ỏi, dồn cho người lính may mắn được trở về. Những ngày rỗi rãi, bên những ấm trà lãng xẹt, nhiều thằng xoè bàn tay bấm độn xem đợt này ai sẽ được giải quyết chính sách. Những thằng cảm thấy sắp đến lượt bao giờ cũng gom tiền ra dân mua một con chó con. Kích thước cân nặng con chó tuỳ thuộc vào thời gian sẽ phải chờ đợi lâu hay chóng. Nuôi để thịt liên hoan chia tay đồng đội khi ra quân. Như nuôi lợn để dành lúc cưới vợ ở nhà. Thế thôi! Tiểu đoàn có đến hai chục con chó, lính nuôi như của để dành. Bọn nó tranh ăn, cắn nhau lộn bậy, sủa ầm ĩ nhức cả óc. Chó tao cắn chó mày đôi khi thành chuyện mất đoàn kết. Nhưng thời gian này, cùng với sự biến mất của của thỏ, chồn, mễn… “ trung đội” cẩu mọi đêm vẫn sủa nhặng xị dạo này cũng bặt tiếng. Có những đêm, tự nhiên hai con chó trung đội vận tải của Bình vàng sát bờ suối chạy rúc vào gầm sạp bọn tôi, cụp đuôi cụp tai rên ư ử, đuổi mãi không chịu ra. Hình như có điều gì đó không ổn mà chỉ bọn chó mới cảm thấy. Lính tiểu đoàn vẫn sang lán nhau uống trà tán gẫu, nhưng không ai thấy điều gì khác thường.
Vào một đêm cuối tháng 4, cha Nhương và T lé lại xách súng xách đèn đi săn. Hai anh em vượt qua suối, vào đến phum nhà dài. Gọi là phum nhà dài vì ở đó có một cái nhà sàn lớn rất dài, chỉ còn khung nhà và mấy khoảng vách mục ngăn buồng. Nhiều khung nhà trơ trụi như thế cắm chân rải rác trên những mảnh vườn hoang, những hàng rào mục nát. Mọi khi vào đến rìa phum đã gặp thú. Nhưng đêm đấy tịnh không gặp một con nào. Đến cả gió cũng không buồn thổi. Không gian yên lặng như tờ. Chỉ nghe tiếng rẽ cỏ lạt xạt của bốn bàn chân bước. Lão Nhương cảm thấy hơi ớn, lầu bầu lia đèn giục thằng T lé bước dấn lên. Qua hai cây xoài trước mảnh sân trống, tới đầu hồi căn nhà lớn nhất phum, cả hai đứng lại há mồm chết lặng. Trên sàn nhà khuất phía sau tấm vách mục cách có dăm sáu mét, một con hổ lớn ngồi chồm chỗm trên khung nhà giật mình ngoảnh lại. Đôi mắt lớn như hai cái cốc, đỏ đòng đọc bắt đèn sáng rực. Lão Nhương tê cứng người, ngón tay quắp lại xiết cò khẩu AK. Một điểm xạ dài gần chục viên suýt tự bắn vào chân. Con thú trắng tinh cũng giật mình, phất đuôi vọt ào ngang ngọn cây chùm ruột rồi dông thẳng vào rừng. Hai thằng cha đi săn ngã ngửa, vọt đái ra ướt đẵm hết cả quần. Hoàn hồn lại mới dìu nhau chạy hộc cơm về đội hình. Vừa chạy vừa bắn loạn xạ để tự trấn an bản thân. Mấy thằng lính mới đại đội 2 tưởng địch tập kích nhảy hết ra hào tương đạn ầm ầm về hướng súng nổ. Lão Nhương với T lé mới chịu dừng lại, bắn bắt liên lạc. Về đến nhà rồi mà mắt vẫn còn trắng dã, lạc hết cả hồn. Ai hỏi gì cũng không nói được. Anh Hoạch phải lôi ra hai bát rượu cho uống mới rời rạc kể lại câu chuyện vừa rồi. Từ đó, trung đoàn tôi có lệnh cấm đi săn đêm.
Bác Nhương bây giờ về nhà làm tài xế xe công nông chở vật liệu xây dựng ở Bắc giang. Lên chức ông nội, ông ngoại rồi. Bọn tôi về quê ăn cưới các cháu lần nào cũng nghe lão trợn mắt kể về con hổ trắng. Bác Nhương gái nghe mòn tai câu chuyện này, phát gắt lên rằng ông có im đi không? Ra kia bắt cho tôi con gà! Làm gì có hổ trắng? Lão ấy lại im tịt!
Anh ạ! Chẳng biết con hổ nào đáng sợ hơn con hổ nào? Ngày xưa gặp nó thì chạy. Bây giờ đụng nó thì cứ im đi là hơn!

Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 07:48:02 am »

Bác Nhương bây giờ về nhà làm tài xế xe công nông chở vật liệu xây dựng ở Bắc giang. Lên chức ông nội, ông ngoại rồi. Bọn tôi về quê ăn cưới các cháu lần nào cũng nghe lão trợn mắt kể về con hổ trắng. Bác Nhương gái nghe mòn tai câu chuyện này, phát gắt lên rằng ông có im đi không? Ra kia bắt cho tôi con gà! Làm gì có hổ trắng? Lão ấy lại im tịt!
Anh ạ! Chẳng biết con hổ nào đáng sợ hơn con hổ nào? Ngày xưa gặp nó thì chạy. Bây giờ đụng nó thì cứ im đi là hơn!
Bác Trungsỹ ơi, ông chiến binh nào cũng thế thôi, chẳng cứ gì bác Nhương  Wink
Thời trai tráng gầm thét. Ngay như bây h, con hổ già ngồi tự đấm lưng trên cái ghế xoay mà chị em mỗi lần vào cũi của hổ già trình ký, còn phải xanh mặt. Thế mà về nhà, mẹ xề nó hắng giọng 1 cái thì hổ già biến phứt thành con mèo hen chỉ trong phút chốc.
Ôi, rừng xanh và móng vuốt của con hổ trẻ, người đã ra đi phương nào.
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 07:56:06 am »

:"Chẳng biết con hổ nào đáng sợ hơn con hổ nào? Ngày xưa gặp nó thì chạy. Bây giờ đụng nó thì cứ im đi là hơn! :"
Wow ,định không lên tiếng nửa ,nhưng đọc văn bác TS1 thâm thúy quá bác ơi .Bác có máu làm nhà văn lắm ,văn phong bác cứ trơn tuồn tuột ,khâm phục,khâm phục .Con hổ cái nhà mình hồi mới gặp là ....con mèo nhỏ ngái ngủ trên tay anh ,nuôi lâu ngày nó ...lớn tướng ,thành con ....cọp ,lại đổi quê từ SG ra tận Hà Đông huhuhuhu.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM