Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:33:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng tháng Tám 1945 - Toàn cảnh  (Đọc 174039 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #170 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 03:55:13 pm »

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
TRONG MẮT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

TRẦN VIẾT THỰ (*)

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ là một sự kiện lịch sử vĩ đại trong lịch sử Việt Nam mà cũng là một biến cố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lịch sử loài người. Bởi vì, Cách mạng tháng Tám không chỉ giành được độc lập dân tộc cho nhân dân Việt Nam mà còn góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. Chính vì vậy mà trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(1). Hơn nữa, Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã khẳng định con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam để giành độc lập là hoàn toàn đúng, vì nó không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc mà còn ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Do đó, trong gần 60 năm qua, kể từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công đến nay, không ít các nhà khoa học, hoạt động chính trị, xã hội nước ngoài (kể cả một số người Việt Nam đang sống ở ngoại quốc hay trong vùng Pháp chiếm đóng, vùng Mĩ - ngụy thống trị ở miền Nam trước đây) đều có những ý kiến, luận điểm, bài viết, sách đề cập đến Cách mạng tháng Tám.

Dĩ nhiên, đối với một sự kiện lịch sử khách quan, sự hiểu biết tùy thuộc rất nhiều ở trình độ, thái độ, quan điểm, lập trường của người nhận thức. Điều này thể hiện rất rõ ở các nhà nghiên cứu nước ngoài về Cách mạng tháng Tám. Quan điểm của số người này rất đa dạng và phát triển, thường thay đổi do sự biến chuyển của tình hình chính trị của thế giới và Việt Nam (thậm chí sự thay đổi ấy diễn ra ở một con người). Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể nhận thấy có hai loại người, thể hiện các quan điểm khác nhau về Cách mạng tháng Tám 1945.

- Một số người có cái nhìn tương đối khách quan, nêu được một số nét, số điểm phản ánh được sự thật; hoặc có cảm tình, thiện chí với Cách mạng tháng tám, với nhân dân Việt Nam.

- Một số khác thể hiện sự xuyên tác lịch sử, nhằm hạ thấp ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám, nuôi dưỡng thái độ thù địch, sự chống phá cách mạng Việt Nam.

Đối với loại thứ nhất, chúng ta trân trọng, cùng nhau thiếp tục tìm hiểu để tiếp cận với chân lí, làm cho nhận thức mgày một đúng đắn, sâu sắc hơn về sự kiện này. Mặt khác, chúng ta kiên quyết đấu tranh, vạch trần những xuyên tạc lịch sử, những âm mưu đánh phá cách mạng Việt Nam theo kiểu “diễn biến hòa bình”. Cần phải cảnh giác, đề phòng những đòn tấn công nguy hại về tư tưởng, tình cảm của thế hệ trẻ, nhằm làm cho họ xa rời con đường cứu nước đúng mà Hồ Chí Minh đã vạch ra, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi giới thiệu một số ý kiến, quan điểm tiêu biểu của một số người nước ngoài về Cách mạng tháng Tám, qua một số tài liệu tiếp cận được.

Trước hết, cần phải nhắc đến sĩ quan tình báo Mĩ Archimedes L.A. Patti, đã từng cộng tác với Việt Minh trong những ngày trước Cách mạng, được tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh và chứng kiến những ngày Tổng khởi nghĩa, tuyên bố độc lập, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhiều sự kiện ở Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông, và được thể hiện trong quyển “Why Vietnam?” (“Tại sao Việt Nam?”).

Vừa đặt chân tới Hà Nội, ngay sau ngày Tổng khởi nghĩa, ông đã vô cùng ngạc nhiên về “các cửa hàng vẫn mở, chợ vẫn đông người, các công sở làm việc tấp nập… Và tất cả đều phấp phới cờ Việt Minh. Thực tế là một biển cờ đỏ và biểu ngữ tràn ngập…”(2).

Về diễn biến cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, ông miêu tá: “Quần chúng tập trung trước Nhà hát Lớn (Nhà hát thành phố) để nghe các diễn giả chống cộng kêu gọi ủng hộ độc lập dân tộc dưới quyền bảo trợ của Nhật. Khi người phát ngôn chính thức đầu tiên bắt đầu lên tiếng thì các đội viên Đội Tuyên truyền cũng trương các cờ đỏ sao vàng ra và hô to “Ủng hộ Việt Minh”. Mọi người hô theo và một sự hỗn loạn cực độ đã phá vỡ hoàn toàn chương trình tổ chức. Đâu cũng có cờ đỏ, nhấp nhô tung bay phấp phới trên đầu quần chúng, hòa theo những bài ca “Độc lập hay là chết!”, “Đả đảo thực dân Pháp”, “Đế quốc Nhật cút đi!”… Ban tổ chức gắng lập lại trật tự nhưng đã quá muộn, họ không còn kiểm soát được tình hình nữa. Lúc đó, theo một tín hiệu đã định trước, nhiều đội viên Đội Danh dự, súng ngắn trong tay, nhảy lên bục và dồn các viên chức của Bảo Đại vào một góc, hạ cờ nhà vua xuống và trường cờ Việt Minh lên” (tr. 177).


(*) TS. Trường Đại học Vinh.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1996, tr. 3.
(2) Archimedes L.A. Patti: Tại sao Việt Nam?, bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1995, tr. 175. Các đoạn trích của sách trong bài này từ đây được ghi rõ số trang đề trong ().
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #171 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 03:56:50 pm »

Về “Ngày lễ Độc lập” L.A. Patti khắc sâu hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những dòng miêu tả: “Một tiếng loa phóng thanh nổi lên phác vỡ sự im lặng, giới thiệu ông Hồ là “người giải phóng, vị cứu tinh của dân tộc”. Quần chúng được sự hướng dẫn của các đảng viên, lên tiếng hát và trong mấy phút liền hô vang “Độc lập”. Ông Hồ đứng yên mỉm cười, nhỏ nhắn trong tầm cỡ, nhưng vĩ đại trong sự hoan hô của nhân dân ông. Ông giơ tay ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn, nay thành nổi tiếng của ông…

Ông Hồ dừng lại đột ngột và hỏi người nghe: “Đồng bào có nghe rõ tôi không?”. Quần chúng hô vang đáp lại: “Rõ!”. Thực là một nghệ thuật diễn thuyết bậc thầy. Từ lúc đó, quần chúng lắng nắm từng lời. Chúng tôi không hiểu ông Hồ đã nói gì… Nhưng cứ nghe giọng nói của ông Hồ, bình tĩnh và rõ ràng, ấm cúng và thân mật, và nghe thấy được quần chúng trả lời thì chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa là ông đã thấu tới quần chúng”(tr. 257).

Qua cái nhìn của L. A. Patti, chúng ta nhận thấy ông đã phần nào hiểu được bản chất của cuộc cách mạng nổ ra ở Hà Nội mà ông đã chứng kiến - tính chất nhân dân, chính nghĩa của nó. Mặt khác, ở một mức độ nhất định, ông đã ý thức rõ rệt về mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh và đông đảo quần chúng nhân dân.

Philippe Devillers là một nhà báo Pháp viết về các vấn đề chiến tranh, chính trị, đồng thời cũng là một nhà sử học. Ông cũng sớm có ý kiến, nhận định về cuộc Cách mạng tháng Tám 1945; song ở đây ông cũng có sự thay đổi về quan điểm của mình đối với sự kiện này. Trong quyển Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952” (Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952), Nhà xuất bản Seuil, Paris, 1952), Philipe Devilers đã xem thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là “sự ăn may của Việt Minh, nhân lúc quân Nhật vừa đầu hàng, quân Đồng minh chưa kéo vào giải giáp quân Nhật nên đã nắm chính quyền. Nhưng trong quyển “Paris - Saigon - Hannoi, Les archives de la guerre 1944-1947” (“Paris - Sài Gòn - Hà Nội - Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947”, do Gallimard Julliard xuất bản, Paris, 1998 - Bản tiếng Việt của Hoàng Hữu Đản, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993), khi giới thiệu về các nguồn tư liệu gốc và tài liệu tham khảo, Philippe Devillers đã có những nhận định mới về, có chiều hướng đúng hơn về Cách mạng tháng Tám 1945. Ông viết: “Đúng vào ngày 19.8, qua cuộc biểu tình các các công nhân viên chức đòi độc lập và thống nhất Tổ quốc, các cán bộ Việt Minh đã lọt vào thành phố và thuyết phục được vị khâm sai theo họ và chiếm chính quyền. Lập tức mở những cuộc tiếp xúc với các đảng phái quốc gia (Đại Việt…) và các cơ quan của Nhật.

… Ngày 2.9, trong lúc tại vịnh Tokyo, nước Nhật kí văn bản đầu hàng, thì tại Hà Nội, trước đám đông dân chúng mà Sainteny ước lượng có đến 500.000 người, ông Hồ Chí Minh cùng một lúc tuyên bố nền Cộng hòa (“Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”) và nền Độc lập.

Một bản Tuyên ngôn Độc lập được chuẩn bị rất cẩn thận, hơi gay gắt một chút thật, nhưng đôi chỗ được dự thảo với những lời lẽ khôn ngoan.

Kể từ đây, trên sâu khấu Châu Á đã có một nước Việt Nam mới, một Chính phủ Việt Nam cho toàn nước Việt Nam”(1).

Đồng thời, dựa vào nhiều nguồn tài liệu, Philippe Devillers đã trình bày âm mưu, kế hoạch của Chính phủ Pháp trở lại xâm lược và đô hộ Đông Dương. Đó là việc Sainteny, được sự giúp đỡ của Mĩ, đã “hạ cánh xuống Hà Nội”, khi mà “toàn thành phố rực màu cờ Việt Minh” (tr. 118). Sainteny tìm cách liên hệ, tiếp xúc với Việt Minh song lúc nào cũng nhận được câu trả lời giản dị và thái độ không thể lay chuyển rằng: “Việt Minh hiện nay là những người làm chủ nước Việt Nam, rằng Việt Minh vừa thành lập một Chính phủ lâm thời và ông (tức ông Võ Nguyên Giáp) hi vọng nước Pháp sẽ quan tâm, lưu ý đến thực tế đó”(2)(tr. 119).

Theo đuổi cuồng vọng trở lại Việt Nam, Chính phủ Pháp bất chấp thực tế - một cuộc cách mạng nhân dân đã thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. Thực dân Pháp đã ráo riết thực hiện âm mưu “trở lại Việt Nam”. Chúng tìm cách liên hệ với Bảo Đại “Ngày 28.8, tên cômmăngđô nhảy dù xuống cách Huế 20km và bị bắt giam ở Vinh, chỉ được phóng thích vào tháng 6.1946. như vậy, các dự định liên lạc với Huế, tiến hành vào lúc Bảo Đại thoái vị rồi đã thất bại hoàn toàn.

Những nơi khác cũng đều thất bại. Ngày 22.8, Cédile được cử làm ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ, đã nhày dù xuống vùng châu thổ sông Mêkông. Ông ta bị quân Nhật bắt và đưa về Sài Gòn. Phía Bắc, Messiner được cử làm ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Kỳ, nhảy dù ngày 22.8 xuống chân núi Tam Đảo (sau khi lượn trên thành phố Hà Nội) cùng với hai đồng đội cũng bị Việt Minh bắt…” (tr. 113).

Ánh sáng Cách mạng tháng Tám 1945 ngày một tỏa sáng, cùng với thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ (1945-1975) và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, rồi trên cả nước thống nhất cũng tạo điều kiện cho nhiều người nước ngoài và một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ngày càng nhìn rõ hơn tính chất, ý nghĩa của sự kiện này.


(1) Philippe Devillers giới thiệu: Paris - Sài Gòn - Hà Nội. Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947, bản dịch tiếng Việt của Hoàng Hữu Đản, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr. 109, 123, 125 (những đoạn trích dưới đây đều đề số trang trong dấu ngoặc đơn).
(2) Stein Tonnesson: The Vietnamese Revolution of 1945, Rosevelt, Ho Chi Minh an De Gaulle in a World at War Sage, Publication - 1991. London, New Bury Park - New Delhi, tr. 425-426.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #172 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 03:58:48 pm »

Nhà sử học Na Uy Stein Tonnesson đã nhận định đúng rằng: “Cách mạng Việt Nam quan trọng và không phải chỉ thuần túy trong bối cảnh Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam nằm trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của một đường lối đấu tranh lớn khác sau chiến tranh: đó là quá trình phi thực dân hóa. Trong các cuộc cách mạng cộng sản, cách mạng của người Việt Nam nổi lên như là một trong những cuộc cách mạng có sức sống là làm đảo lộn nhiều nhất” .

Sanon Ish Dashtsevel (Mông Cổ) khẳng định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là do “đường lối và chính sách đúng đắn khoa học của Đảng Cộng sản Đông Dương, dưới sự lãnh đạo tài ba của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được mọi tầng lớp trong xã hội, đoàn kết đấu tranh để thực hiện thành công mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, mang lại đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân.

Về bản chất, Cách mạng tháng Tám 1945 lúc đầu là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng về sau cuộc cách mạng đã không ngừng phát triển và lớn mạnh.

… Cuộc Cách mạng tháng Tám còn có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ ở các nước Châu Á và trên thế giới. Cách mạng Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến một số dân tộc Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân hai nước Lào và Cămpuchia cũng đứng lên đòi độc lập…”(1).

Đương nhiên, bên cạnh những nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học như chúng tôi trình bày một số điểm cơ bản trên, có không ít những sự xuyên tạc lịch sử, hạ thấp vai trò, ý nghĩa của Cách mạng tháng tám mà chúng ta cần vạch trần, đấu tranh chống lại. Cần lưu ý, sự xuyên tạc Cách mạng tháng Tám của những người đối lập, chống phá hay ngộ nhận, bị lừa gạt thường gắn với việc công kích, vu cáo Chru tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, chống lại con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân đã và đang tiến bước.

Xin dẫn một vài ví dụ.

Tưởng Vĩnh Kính trong quyển Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả) ở Chương 11 “Quân đội Nhật bản gây biến động tại Việt Nam và sự lớn mạnh của thế lực Việt Minh” đã cho rằng, việc quân Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945, “thay thế Pháp để thống trị Việt Nam” làm cho “kẻ đã hưởng được lợi lớn nhất nhờ vào biến cố này lại chính là Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh của ông ta”(2). Thật ra luận điểm này chẳng có gì là mới, chỉ là việc lặp lại lời vu cáo “Việt Minh ăn may”, “Việt Minh cướp công” đã có trước đó. Trên cơ sở này, Tưởng Vĩnh Kính đã tìm mọi cách để chứng minh rằng “Việt Minh không những lợi dụng tình trạng đói khổ của dân chúng Việt Nam để phát triển thế lực mà đồng thời còn lợi dụng biến cố quân Nhật gay ra làm cơ hội khuếch trương vũ lực và xây dựng chính quyền địa phương”(3).

William J. Duiker trong quyển Hồ Chí Minh dành một phân về “Những ngày tháng Tám” (The Days of August) để tường thuật về những sự kiện xảy ra ở Hà Nội trong Tổng khởi nghĩa, ngày lễ Độc lập 2.9.1945, những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ giữa chính phủ cách mạng với đại diện Mĩ, Pháp. Tài liệu này không có gì mới, song điều đáng chú ý là kết luận của phần này, có thể làm “lạc hướng” sự nhật thức đúng của người đọc.

W.J. Dukier viết: “Thật cũng liều lĩnh khi thực hiện chiến thuật mềm dẻo về những điều đã làm. Ông Hồ cùng các đồng chí của mình đã ra sức nắm quyền lực bằng những cách lừa dối. Chương trình Mặt trận Việt Minh không phải là kế hoạch tốt đẹp cho tương lai của Việt Nam - mà chỉ là điểm khởi đầu. Nếu khi Đảng quyết định nêu rõ bộ mặt thật của các kế hoạch này và mục tiêu hướng đến (cách mạng) thế giới) thì sự liều lĩnh của dân chúng về ảo giác hẳn còn lớn hơn nhiều. Nhưng ông Hồ còn tỏ ra hơn hẳn các nhà thực dung. Vào mùa thu 1945, trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo Mĩ Harold R. Issac, ông đã tuyên bố “Đó là độc lập. Cái gì đến sẽ đến. Nhưng độc lập phải đến trước, còn các thứ khác tới sau(4) .

Rõ ràng, việc tiếp nhận những nghiên cứu của một số người nước ngoài cần thận trọng, tìm hiểu thực chất ý đồ của họ là gì. Một sự tiếp thu có chọn lọc, công phu và cũng là một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, khoa học.

*

 Hồ Chí Minh được nhiều người nước ngoài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nghiên cứu với những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, việc tiếp nhận có chọn lọc các kết quả này là cần thiết cho việc nghiên cứu Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh của chúng ta.



(1) T. S Sanom Ish Dashtsevel: Một số suy nghĩ của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, trong Việt Nam trong thế kỉ 20, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 194, 195.
(2) Tưởng Vĩnh Kính: Hồ Chí Minh tại Trung Quốc. Bản dịch Việt ngữ của Thương Huyền - Văn nghệ xuất bản - Califorlia - USA, 1999, tr. 311.
(3) Sđd, tr. 323.
(4) William J. Duiker: Ho Chi Minh, Alen và UNWVN xuát bản, New York, 2000, tr. 344 - 345.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM