Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:16:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng tháng Tám 1945 - Toàn cảnh  (Đọc 173880 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 10:36:31 am »

Sáng 20.8.1945, hơn một vạn quần chúng, được vũ trang bằng súng trường, lựu đạn, gậy, giáo mác, dao găm… tập trung tại cửa động Thiên Tôn (Gia Khánh) với cờ đỏ sao vàng, băng rôn, biểu ngữ hô to các khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập”, “Ủng hộ Việt Minh”… sau khi nghe đại biểu Tỉnh ủy đọc lời hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh hô hào quần chúng đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng, cuộc mít tinh chuyển thành cuộc biểu tình thị uy, rầm rập kéo về thị xã. Dọc đường, đội quân cách mạng gặp nhiều xe camnhông của quân Nhật, nhưng chúng không dám làm gì. Trên đường tiến về thị xã, nhân dân hai bên đường ở các xã La Mai, La Phù, Bạch Cừ, Phú Gia, Đa Giá, Lực Giá, Cam Giá… cũng xếp hàng hào vào đội ngũ đấu tranh, lên tới trên hai vạn người. Khi tới Phúc Am, một bộ phận đoàn biểu tình được lệnh kéo vào chiếm huyện lị Gia Khánh, số còn lại kéo sang chiếm tỉnh lị.

Tại tỉnh lị, cơ sơ Việt Minh đã chuẩn bị tương đối chu đáo, sẵn sàng đón quân khởi nghĩa kéo vào. Bọn Nhật cũng được thuyết phục từ trước, chúng đóng cổng trại và không hành động gì. Lính bảo an cũng được vận động trước, sẵn sàng hưởng ứng chờ đón quân cách mạng. Quần chúng bao vây dinh Tỉnh trưởng, nhanh chóng chiếm các trại lính bảo an và các côn sở khác. Toàn bộ cơ quan chính quyền của địch ở tỉnh bị ta chiếm đóng, mọi thứ vũ khí đều được đưa về chiến khu, các công sở được niêm phong và canh gác…

Chiều 20.8.1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở sân vận động thị xã với hàng vạn người tham dự. Đại biểu của Tỉnh bộ Việt Minh tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, đồng thời nói rõ chủ trương, chính sách của Việt Minh, hô hào quần chúng ủng hộ Việt Minh, giữ gìn trật tự.

Được tin ta lấy xong chính quyền tỉnh lị, cùng ngày đó, cơ sở Việt Minh ở Yên Khánh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở huyện lị.

Ngày 21.8.1945, Việt Minh ở Yên Mô tổ chức giành chính quyền huyện. Huyện trưởng Trần Trung Dung ngoan cố viện cớ “chưa biết Việt Minh giả hay Việt Minh thật”, không chịu giao chính quyền. Được tin này, Tỉnh ủy dùng lực lượng có vũ trang uy hiếp, chúng buộc phải nộp vũ khí, đầu hàng và giao chính quyền cho Việt Minh.

Như vậy, chỉ trong 3 ngày (từ 19 đến 21.8.1945), toàn bộ chính quyền địch từ huyện lị đến tỉnh lị đã sụp đổ, chính quyền cách mạng về tay nhân dân (trừ huyện Kim Sơn, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa giáo đã lợi dụng danh nghĩa Việt Minh kéo cờ đỏ sao vàng, hô hào quần chúng cướp chính quyền ở huyện lị). Không đầy một tuần lễ sau, cả bộ máy thống trị của chúng từ tỉnh đến xã đã bị cách mạng đập nát hoàn toàn. Chiều ngày 25.8.1945, Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ ra mắt nhân dân. Trước hơn hai vạn đồng bào, đồng chí Văn Tiến dũng trịnh trọng tuyên bố Ninh Bình hoàn toàn giải phóng và thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân toàn tỉnh. Ngày 25.8.1945 đã đánh đấu ngày nhân dân tỉnh Ninh Bình phá tan gông cùm nô lệ của bọn đế quốc, phát xít và hàng nghìn năm phong kiến. Cùng với thắng lợi Cách mạng tháng Tám của cả nước, thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám ở Ninh Bình đã kết thúc một quá trình đấu tranh gian khổ, hi sinh nhưng rất vẻ vang.

*

Cách mạng tháng Tám ở Ninh Bình diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, hầu như không đỏ máu do có sự chuẩn bị chu đáo, nắm vững thời cơ và nổ ra đúng lúc. Trong quá trình giành chính quyền, một số nơi địch ngoan cố, hoặc bọn phản động đội lốt Thiên Chúa giáo ở Kim Sơn lợi dụng danh nghĩa Việt Minh cướp chính quyền, nhưng đã được Tỉnh ủy nhanh chóng chỉ đạo kịp thời, dùng lực lượng cách mạng uy hiếp, buộc chúng phải đầu hàng.

Cách mạng giành thắng lợi vì có toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí, kiên quyết đứng lên giành chính quyền. Qua quá trình chuẩn bị lâu dài, đặc biệt là từ năm 1939 đến 1945, nhiều lần Đảng bộ tỉnh đã bị địch khủng bố hòng tiêu diệt cách mạng, nhưng với truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vẫn vững vàng đưa phong trào cách mạng đi lên từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu thành mạnh để đủ sức từng bước đập tan kẻ thù, và cuối cùng là tiến tới tổ chức Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi mau lẹ. Lúc Tổng khởi nghĩa, toàn tỉnh chỉ có 9 chi bộ với 40 đảng viên(1), là những đảng viên rất mực trung thành, biết đoàn kết một lòng, sẵn sàng hi sinh vì lợi ích của nhân dân và đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền.

Cách mạng tháng Tám ở Ninh Bình thắng lợi do biết khéo léo kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tùy từng lúc, từng nơi mà vận dụng hình thức đấu tranh cụ thể, vì vậy hình thái của cuộc khởi nghĩa đã diễn ra sinh động và mau lẹ. Từ những hình thức đấu tranh phong phú, mà hình thái của cuộc khởi nghĩa cũng diễn ra rất linh hoạt. Từ cơ sở cách mạng vững chắc ở nông thôn (các huyện lị), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quần chúng nhân dân kéo ra chiếm huyện lị, và cùng một lúc kết hợp chiếm các huyện lị và tỉnh lị. Sau khi chiếm xong các huyện lị và tỉnh lị, quần chúng nhân dân quay trở về quét sạch chính quyền địch còn lại ở nông thôn.


(1) Ban Nghiên cứu Lịch sử Tỉnh ủy Ninh Bình: Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở Ninh Bình, 1970, tr. 68
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 10:39:41 am »

THANH HÓA(*)

Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông và có phong trào cách mạng phát triển mạnh. Đảng bộ Thanh Hóa được thành lập sớm (tháng 4.1930), đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Chiến tranh thứ hai bùng nổ (9.1939), thực dân Pháp tăng cường khủng bố. Ở Thanh Hóa, các cơ quan lãnh đạo cách mạng bị vỡ, ở nhiều địa phương phong trào quần chúng thiếu cán bộ; mối liên hệ với Xứ ủy Trung Kỳ và Trung ương cũng bị gián đoạn… Trước tình hình đó, bộ phận đảng viên và cơ sở còn lại phải rút vào bí mật, duy trì các thành công cơ sở của các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ… phong trào dần được phục hồi và củng cố. Đến tháng 9.1940, các Hội phản đế cứu quốc đã được thành lập ở nhiều làng thuộc các huyện Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thạch Thành…

Tháng 1.1941, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Thanh Hóa tại Phong Cốc (Thọ Xuân) quyết định: động viên quần chúng đấu tranh hưởng ứng hai cuộc khởi nghĩa (Nam Kỳ và Bắc Sơn) và chuẩn bị đấu tranh chống thuế vụ hạ 1941. Đây cũng là nội dung phát động và tổ chức phong trào phản đế cứu quốc, dựa vào vùng ven rừng núi để xây dựng cơ sở quần chúng, chuẩn bị khởi nghĩa.

Chủ trương này đã có tác dụng rất lớn với phong trào phản đế trong tỉnh. Các cuộc mít tinh của quần chúng, rải truyền đơn, treo biểu ngữ được tổ chức ở những làng có cơ sở hội phản đế. Nhiều huyện đã thành lập được các ban Tổng ủy, Huyện ủy phản đế cứu quốc. Đội tự vệ vũ trang được thành lập ở các làng. Quần chúng tích cực quyên góp tiền của, mua tín phiếu do Hội phản đế phát hành để gây quỹ và xây dựng lực lượng vũ trang.

Tháng 5.1941, Hội nghị phản đế cứu quốc toàn tỉnh được triệu tập, định ra kế hoạch phát động phong trào, tổ chức rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào Mặt trận… Sau hội nghị, phong trào phản đế lên cao ở nhiều nơi - tiêu biểu nhất là hai huyện Thọ Xuân và Thiệu Hóa; nội dung chủ yếu của đấu tranh là chống thuế. Tuy nhiên, phong trào cũng bộc lộ lực lượng nên bị bọn thống trị tập trung khủng bố gắt gao. Trước tình hình đó, một số cán bộ chỉ đạo việc xây dựng cơ sở ở Vĩnh Lộc, Thạch Thành chủ trương thành lập ở vùng này một chiến khu, nhằm phát động chiến tranh du kích chống khủng bố, duy trì phong trào tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Chiến khu Ngọc Trạo ra đời (tháng 7.1941).

Tháng 10.1941, địch tăng cường lực lượng càn quét vùng chiến khu Ngọc Trạo. Hàng ngàn cán bộ đảng viên, tự vệ và quần chúng cách mạng bị bắt bớ tù đầy, nhiều làng mạc bị triệt hạ… Được sự che chở của quần chúng, một số cán bộ còn lại vẫn liên lạc được với nhau và tìm cách tổ chức lại phong trào. Giữa lúc đó, một số đảng viên vượt ngục trở về cũng hang hái bắt tay khôi phục phong trào. Do chưa liên lạc được với Xứ ủy va Trung ương nên tạm thời lập ra “Ban liên lạc cách mạng Thanh Hóa”. Tháng 6.1942, Ban liên lạc lập ra “Thanh Hóa ái quốc hội”. Tháng 9.1942, sau khi liên lạc được với một số cơ sở Đảng ở Hà Nội và tiếp thu các tài liệu sách báo về việc tổ chức Mặt trận Việt Minh, “Thanh Hóa ái quốc hội” được tổ chức lại thành Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hóa, ra báo “Đuổi giặc nước” và in phát các tài liệu tuyên truyền chủ trương cứu nước của Mặt trận Việt Minh một cách sâu rộng vào quần chúng.

Đầu năm 1943, Tỉnh ủy chính thức bắt liên lạc được với Trung ương. Thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương tháng 2.1943, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tiến hành tổ chức lực lượng tự vệ, mở các lớp huấn luyện quân sự và chính trị trong tỉnh; phối hợp với Xứ ủy Bắc Kỳ xây dựng căn cứ Hòa - Ninh - Thanh. Trước tình trạng phát xít Nhật tăng cường bắt phu, bắt lính đi xây dựng các căn cứ quân sự và sân bay Lai Thành, thu bông, thu thóc của nhân dân… Tỉnh ủy phát động quần chúng đấu tranh chống bắt phu, chống cướp đất, thu thóc… Phong trào đáp ứng được những nguyện vọng của nhân dân nên được hưởng ứng nhiệt liệt, thậm chí còn lôi kéo được cả một số tổng lị các làng.

Cuối năm 1944, một trận lụt lớn xảy ra, nguy cơ một nạn đói uy hiếp trực tiếp đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, Tỉnh bộ Việt Minh kịp thời ra chỉ thị “Đòi ăn” và nhanh chóng được quần chúng nhân dân hưởng ứng. Nhiều nơi, quần chúng làm đơn, cử đại biểu đến gặp Tri huyện đòi cứu tế, đòi vay thóc, vay ngô. Một số nơi quần chúng biểu tình thị uy để tịch thu và cưỡng vay thóc gạo của bọn địa chủ… Những thắng lợi của cuộc đấu tranh chống đói không những chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà thực sự trở thành cuộc vận động chính trị sôi nổi, rộng lớn tấn công trực tiếp vào kẻ địch.

Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), nhiều cán bộ đảng viên lần lượt thoát khỏi nhà tù đế quốc trở về bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo cách mạng tỉnh. Tháng 4.1945, nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Thường vụ Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa kịp thời chỉ đạo phát động quần chúng, đưa phong trào toàn tỉnh tiến tới cao trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Phong trào sắm vũ khí được tổ chức rầm rộ. Nhân dân tích cực quyên góp tiền bạc vào quỹ khởi nghĩa. Các lò rèn được huy động để rèn đúc vũ khí. Nhiều địa phương tổ chức rào làng chuẩn bị đánh Nhật. Các cuộc vận động vay thóc của nhà giầu được tiến hành cùng với các cuộc biểu tình tịch thu thóc ở các kho của Nhật, của bọn địa chủ phản động. Phong trào chống bắt phu, bắt lính cũng lên cao với đủ hình thức, từ trốn tránh tới việc ngang nhiên chống lại mệnh lệnh, tổ chức đánh tháo cho những người bị bắt.


(*) Người viết: ThS. Lê Thị Minh Huệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 08:03:32 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 10:40:54 am »

Công tác xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa được xúc tiến khẩn trương. Thanh niên hăng hái tham gia các đội tự vệ chiến đấu. Vùng Ngọc Trạo được xây dựng lại thành một căn cứ của chiến khu Quang Trung. Nhiều cán bộ trong tỉnh được cử đến chiến khu để tập huấn quân sự làm nòng cốt cho phong trào huấn luyện lực lượng vũ trang tỉnh. Ở những nơi có điều kiện, lực lượng tự vệ tổ chức đánh úp các đồn lẻ để tước súng địch.

Công tác tuyên truyền cũng ngày càng phát triển. Đến tháng 6.1945, ở hầu hết các chợ thuộc 10 huyện phía bắc của tỉnh đều tổ chức diễn thuyết xung phong để vạch mặt bọn Đại Việt, hô hào chuẩn bị khởi nghĩa. Ở nhiều nơi, sau khi diễn thuyết, ta còn bắt bọn tay sai của địch để cảnh cáo, buộc chúng cho dân nghèo vay thóc, trả thuế cho dân và “thề” không được chống phá cách mạng. Khí thế cách mạng lên cao khiến chính quyền địch trở nên rệu rã. Bọn Đại Việt co lại không dám hoạt động. Nhiều binh sĩ rời bỏ hàng ngũ địch. Nhiều tri phủ, tri huyện, nha lại ngả theo cách mạng, bỏ việc đi tìm Việt Minh xin nộp sổ sách, con dấu. Ở 3 làng Thuận Mỹ, Yên Trung và Thượng Thọ đã thành lập Ủy ban giải phóng.

Ngọn lửa cứu quốc đã bùng cao và lan rộng trong toàn tỉnh. Quần chúng đang nóng lòng chờ đợi thời cơ vùng lên giành quyền làm chủ.Trong bối cảnh đó, Hoằng Hóa là huyện đầu tiên tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, mở đầu cho cao trào khởi nghĩa trong toàn tỉnh.

Tháng 7.1945, phát xít Nhật và tay sai đưa binh lính đi khủng bố đàn áp phong trào cách mạng ở một số nơi, trong đó có Hoằng Hóa. Lực lượng tự vệ chiến đấu, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Hoằng Hóa, phục kích chặn đánh địch. Mặc dù có thương vong nhưng ta đã đánh tan cánh quân địch. Nhân đà chiến thắng, lực lượng tự vệ cùng đông đảo nhân dân tổ chức thành cuộc biểu tình vũ trang kéo về chiếm huyện lị. Đơn vị còn lại của địch ở đây cũng vội xin hàng. Tri phủ Hoằng Hóa bị bắt, chính quyền bù nhìn bị thủ tiêu. Ủy ban dân tộc giải phóng - tiền thân của chính quyền cách mạng, được tổ chức ở các làng trong phủ. Đặc biệt, có địa phương như thôn Hóa Lộc đã cử ra Hội đồng cách mạng, thi hành một số chính sách của Việt Minh.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy đề phòng chống địch khủng bố trở lại, Đảng bộ Hoằng Hóa phát động quần chúng kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng tiến hành chiến tranh du kích khi địch trở lại. Do đó, 2 lần Nhật và tay sai đưa quân trở lại Hoằng Hóa đều bị lực lượng cách mạng đánh bại.

Thắng lợi của Đảng bộ và nhân dân Hoằng Hóa đã tạo cho phong trào cách mạng toàn tỉnh một bước chuyển biến quan trọng, là nguồn động lực trực tiếp động viên cổ vũ quần chúng cách mạng toàn tỉnh nổi dậy giành chính quyền. Phối hợp với Hoằng Hóa, tự vệ huyện Thiệu Hóa chặn đánh lính Nhật đi càn tại núi Vân, tự vệ Hậu Lộc đánh úp đồn Lạch Trường tước súng địch. Ở Quảng Xương, Nông Cống, nhân dân cũng tự động tổ chức chống lại bọn Nhật vào cướp chợ, cướp làng… Khí thế cách mạng dâng lên như vũ bão, uy tín của Việt Minh ngày càng lên cao. Không những công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, viên chức hăng hái tham gia sửa soạn khởi nghĩa mà cả phú nông, tư sản vả một số trung tiểu địa chủ cũng tham gia hoặc ủng hộ tiền của, thuốc men… cho Việt Minh cứu quốc. Trong khi đó, chính quyền địch ở các địa phương đã gần như tê liệt hoàn toàn. Thời cơ thuận lợi để tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh đã đến gần.

Ngày 13.8.1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập cuộc họp ở Mao Xá (Thiệu Hóa) bàn kế hoạch khởi nghĩa khi có thời cơ. Ngày 15.8, Hội nghị nhận được tin Nhật đầu hàng Đông minh vô điều kiện. Hội nghị quyết định: thơi cơ Tổng khởi nghĩa đã đến, tình thế chuyển biến không thể ngồi chờ. Vì vậy, dù chưa có lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương cũng phải một mặt chớp thời cơ có một không hai này, phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền. Mặt khác, cử người trực tiếp đi báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương. Về kế hoạch khởi nghĩa, Hội nghị quyết định:

- Tiến hành khởi nghĩa ở những huyện có phong trào trước rồi tập trung lực lượng hỗ trợ những nơi yếu. Lấy chính quyền miền xuôi xong sẽ tiến tới giải phóng miền núi.

- Đối với quân đội Nhật, tìm mọi cách trung lập với chúng, song kiên quyết lật đổ, quét sạch bọn Đại Việt và chính quyền bù nhìn tay sai.

- Huy động lực lượng chính trị của quần chúng tham gia khởi nghĩa và các đội tự vệ vũ trang hoạt động với phương châm “Nhanh gọn và quyết thắng”.

- Khởi nghĩa tới đâu thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng tới đó. Hội nghị cử Ủy ban khởi nghĩa toàn tỉnh và các huyện, thị xã; cử Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh và chỉ định các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các huyện…

Ngày 16.8, Hội nghị của Tỉnh ủy bế mạc, quyết định khởi nghĩa mau chóng được truyền về các địa phương. Ngay trong đêm 16.8, Ủy ban khởi nghĩa yêu cầu quân đội phát xít Nhật đóng tại thị xã Thanh Hóa không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam và tập trung về một địa điểm khi cuộc khởi nghĩa nổ ra.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 08:04:30 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 10:43:55 am »

Từ 16 đến 18.8, các địa phương hoàn tất việc chuẩn bị khởi nghĩa. Đêm 18 rạng ngày 19.8, Ủy ban khởi nghĩa phát lệnh Tổng khởi nghĩa, các địa phương nhất tề nổi dậy. Do được chuẩn bị chu đáo nên chỉ sau một đêm, 9/13 huyện miền xuôi của tỉnh đã được giải phóng hoàn toàn (Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thạch Thành và Quảng Xương). Việc giành chính quyền ở các huyện này chủ yếu được tiến hành bằng tuần hành thị uy của quần chúng và các lực lượng tự vệ kết hợp với thuyết phục, dụ hàng địch. Trong khi đó, Thiệu Hóa là nơi khởi nghĩa diễn ra ác liệt nhất và là nơi duy nhất có đổ máu. Nơi đây có phong trào mạnh, địch tăng cường lực lượng bảo an chiếm đóng. Đêm 18.8, tự vệ ta tiến hành bao vây nhưng gặp phải sự chống cự ngoan cố của lính bảo an. Nhiều tự vệ đã bị thương và hi sinh, nhưng các chiến sĩ vẫn anh dũng xông lên áp sát các phòng học nơi địch đang trú quân và phóng hỏa. Trừ tên đội Thuật cùng một số tên chạy thoát, ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng địch, làm chủ hoàn toàn huyện lị(1).

Sau khi giành được chính quyền, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời các huyện đã ra mắt quần chúng, bắt tay vào giải quyết những công việc nhằm ổn định tình hình, bảo vệ và củng cố chính quyền. Một số huyện còn điều cán bộ và lực lượng sang hỗ trợ huyện bạn khởi nghĩa như tự vệ Thọ Xuân vào giúp Nông Cống khởi nghĩa, tự vệ Vĩnh Lộc lên hỗ trợ cho phong trào ở Cẩm Thủy…

Các huyện miền xuôi còn lại trong tỉnh lần lượt giành chính quyền từ 19 đến 21.8. Riêng ở huyện Đông Sơn, trong khi ta giành chính quyền ở các cấp cơ sở thì một số phần tử của tổ chức “Thanh niên” đã lợi dụng tình hình cướp chính quyền ở huyện lị, nhưng đến ngày 27.8, chính quyền đã về tay cách mạng.

Ở tỉnh lị Thanh Hóa, quân Nhật chấp thuận yêu cầu của ta tập trung về nhà Dòng, việc chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa thêm thuận lợi. Sáng 20.8, các đơn vị tự vệ lần luợt chiếm các vị trí: trại bảo an binh, nhà lao, tòa sứ và dinh Tỉnh trưởng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tỉnh trưởng Nguyễn Trạc giao nộp toàn bộ hồ sơ, sổ sách, vũ khí và phương tiện làm việc cho cách mạng.

Khởi nghĩa thắng lợi ở Thị xã tỉnh lị đánh dấu một mốc quan trọng của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Ngay ngày hôm sau (21.8), Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Thành Hóa từ căn cứ Thiệu Hóa trở về thị xã ra mắt đồng bào.

Thắng lợi của các huyện miền xuôi đã tác động sâu sắc đến tình hình các châu, huyện miền núi. Tỉnh đã kịp thời cử một số cán bộ và các đơn vị tự vệ lên hỗ trợ đồng bào khởi nghĩa. Trước tình hình đó, một số tri châu, thổ ti, lang đạo đã sợ hãi bỏ trốn, một số khác tìm gặp Việt Minh để giao nộp chính quyền. Việc giành chính quyền ở 6 châu miền núi diễn ra hết sức nhanh chóng. Chỉ riêng ở châu Quan Hóa, lợi dụng tên tri châu cũ bỏ trốn, tên lang đạo phản động Hà Công Thắng kéo lên chiếm châu lị, lập chính quyền, nhưng y đã sớm phải đền tội trước nhân dân. Tỉnh ủy có chủ trương tạm thời sử dụng bộ phận thổ tl, lang đạo trong chính quyền mới nhằm mau chóng ổn định tình hình, tập trung giải quyết các công việc cấp bách trước mắt. Với việc 6 châu miền núi giành được chính quyền, Tổng khởi nghĩa trên địa bàn Thanh Hóa đã giành thắng lợi hoàn toàn.

*

Về hình thức diễn biến, khởi nghĩa ở Thanh Hóa diễn ra từ khởi nghĩa vũ trang từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa, từ nông thôn đến thành thị và từ miền xuôi đến miền ngược. Khởi nghĩa vũ trang từng phần ở Thanh Hóa nổ ra khá sớm (tại Hoằng Hóa, tháng 7.1945).

Tuy hình thức đấu tranh và diễn biến khởi nghĩa ở các phủ huyện có khác nhau, nhưng về bản chất đều là bạo lực cách mạng kết hợp lực lượng và đấu tranh chính trị với lực lượng đấu tranh vũ trang để giành chính quyền. Ở tỉnh lị và các châu huyện miền núi, đấu tranh chính trị chiếm vị trí chủ đạo. Việc giành chính quyền ở các châu miền núi thực chất là sự cải biến từ chính quyền thực dân phong kiến thành chính quyền của nhân dân. Ở hầu hết các huyện, khởi nghĩa diễn ra trong điều kiện hòa bình do chính quyền địch hoặc bị tê liệt, hoặc ngả theo cách mạng, trừ Hoằng Hóa và Thiệu Hóa có đổ máu. Đặc biệt, ở Thanh Hóa xuất hiện “một lực lượng thứ 3”, lợi dụng tình thế cướp chính quyền trước quân khởi nghĩa (ở Đông Sơn, Quan Hóa) nhưng các lực lượng cách mạng kiên quyết đấu tranh trấn áp, giành chính quyền thắng lợi hoàn toàn.

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa là Tỉnh Đảng bộ thông qua Mặt trận Việt Minh với những phương thức rất sáng tạo, linh hoạt. Công tác xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào được Tỉnh ủy và Việt Minh chú trọng. Từ năm 1941, chiến khu Ngọc Trạo đã được xây dựng làm nơi đứng chân và phát triển lực lượng của tự vệ du kích chống khủng bố, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Với những chủ trương đúng đắn và sự chuẩn bị chu đáo, khi điều kiện khởi nghĩa chín muồi, thời cơ ngàn năm có một xuất hiện, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã kịp thời chớp thời cơ vùng lên giải phóng quê hương, góp phần vào sự nghiệp giải phóng của cả dân tộc.


(1) Ở Hà Trung, trưa 19.8 cũng có một cuộc đụng độ của lực lượng ta trên đường rút từ Bỉm Sơn về với bọn Nhật làm 2 người chết nhưng trong đêm khởi nghĩa (18.8) đã không xảy ra thương vong.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 08:05:52 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 10:47:06 am »

NGHỆ AN(*)

Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, đây là địa bàn diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống Pháp xâm lược và chính quyền phong kiến tay sai: Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã; khởi nghĩa Giáp Tuất (8174); Phong trào Duy Tân; Hội Phục Việt…

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930), một thời gian ngắn sau đó Đảng bộ Nghệ An được thành lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân trong tỉnh mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Tháng 9.1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11.1939, Nghệ An cùng với cả nước bước bào cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Tháng 3.1940, Tỉnh ủy lâm thời Nghệ An được thành lập, ngay sau đó, Thành ủy Vinh và Huyện ủy lâm thời các huyện Nghi Lộc, Anh Sơn, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Thanh Chương… cũng được hình thành. Để tuyên truyền cho phong trào cách mạng trong thời kì mới, Tỉnh ủy Nghệ An đã xuất bản báo “Cải cách”. Phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng dân cao trên khắp các địa phương trong tỉnh.

Ngày 14.11.1941, Đội Cung (tức Nguyễn Tri Cung) cùng một số lính khố xanh nổi dậy là binh biến ở đồn Rạng (huyện Thanh Chương), sau đó đánh chiếm đồn khố xanh Đô Lương rồi dự định tiến xuống chiếm thành phố Vinh. Do lực lượng tham gia binh biến còn yếu nên bị thực dân Pháp đàn áp nhanh chóng. Mặc dù thất bại, cuộc binh biến Đô Lương đã gây một tiếng vang lớn trong dư luận cả nước, làm dấy lên một phong trào hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân ở Nghệ An.

Chỉ một tháng sau cuộc binh biến Đô Lương, hơn 200 cán bộ, đảng viên và quần chúng ở Nghệ An đã bị địch bắt. Xứ ủy Trung Kỳ đóng tại huyện Yên Thành cũng gặp tổn thất nặng nề. Đầu năm 1942, các tổ chức Đảng ở Nghệ An mới lần lượt được khôi phục trở lại, đến lúc này nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5.1941 và chương trình Mặt trận của Việt Minh cũng được phổ biến vào Nghệ An.

Đến cuối năm 1942, một số đảng viên của tỉnh tìm cách vượt ngục Buôn Ma Thuột trở về Nghệ An và bắt tay vào việc xây dựng, củng cố các tổ chức Đảng trong tỉnh. Một số căn cứ hoạt động được xây dựng ở vùng trung du và miền núi huyện Thanh Chương, Anh Sơn. Tuy nhiên, do sự đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp, phong trào cách mạng ở Nghệ An tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tổ chức Đảng trong một thời gian dài chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1944, phát xít Nhật đưa 10.000 quân vào chiếm đóng Nghệ An, Hà Tĩnh, lập hàng loạt đồn bốt và căn cứ quân sự nhằm án ngữ miền trung Đông Dương, thực hiện chính sách bóc lột vơ vét của cải của nhân dân để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của chúng.

Đêm 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, làm chủ thành phố Vinh, sau đó lập ra cái gọi là “Việt Nam ủng hộ độc lập đoàn” ở Nghệ An để khuếch trương thế lực, tung ra luận điệu tuyên truyền nhằm đánh lạc hướng dư luận.

Tận dụng thời cơ, hàng trăm cán bộ, đảng viên và quần chúng đã trốn thoát khỏi nhà lao Vinh trở về hoạt động ở các cơ sở trong tỉnh. Đây là thời điểm đang diễn ra nạn đói trầm trọng, ba tháng đầu năm 1945, ở Nghệ An đã có tới 2.250 gia đình chết đói cả nhà. Các cán bộ đảng viên trong tỉnh đã lãnh đạo nhân dân phá kho thóc của Nhật cứu đói, chống các chính sách cướp bóc của Nhật, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ.

Ngày 19.5.1945, hội nghị thành lập Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh được tổ chức tại thành phố Vinh, một tháng sau đó, chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” cũng được phổ biến và thực hiện ở các địa phương trong tỉnh. Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, Việt Minh liên tỉnh quyết định thành lập xưởng in Phạm Hồng Thái, xuất bản báo “Kháng địch”, phát truyền đơn vạch rõ âm mưu của phát xít Nhật và các tổ chức tay sai, kêu gọi quần chúng gia nhập Việt Minh, đứng lên giành độc lập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cấp bộ Việt Minh, cao trào kháng Nhật cứu nước dấy lên trong toàn tỉnh. Từ tháng 5 đến tháng 7.1945, ở Nghệ An có 259 cuộc đấu tranh, các đoàn thể cứu quốc phát triển nhanh chóng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân; các đội vũ trang tuyên truyền cũng được thành lập, lực lượng chính trị và vũ trang cách mạng trong tỉnh đã sẵn sàng nổi dậy khi thời cơ tới.


(*) Người viết: ThS. Lê Hiến Chương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 08:07:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 10:49:05 am »

Ngày 8.8.1945, Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh họp đại hội đại biểu để bàn kế hoạch chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, đại hội đề ra những nhiệm vụ sau:

- Gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh mọi mặt công tác, nhất là lập các đội tự vệ, tiểu tổ du kích, thực hiện khẩu hiệu quân sự hóa toàn dân, tích cực chuẩn bị khi thời cơ đến sẽ khởi nghĩa giành chính quyền.

- Chia 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ra làm 6 phân khu, ở Nghệ An có phân khu một (Vinh, Bến Thủy, Hưng Nguyên, Nghi Lộc), phân khu hai (Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn), phân khu ba (Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu), phân khu bốn (Con Cuông, Vĩnh Hòa, Tương Dương).

- Chuẩn bị vũ khí và lực lượng đón quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật, sẵn sàng đối phó khi họ tỏ thái độ xâm lược Việt Nam.

Đại hội cũng bầu ra “Ban Chấp hành Chính phủ” của Việt Minh liên tỉnh.

Ngày 15.8.1945, Mặt trận Việt Minh liên tỉnh nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, ngay lập tức lệnh khởi nghĩa được ban bố cho các phân khu và các huyện: “Bố trí ngay việc cướp chính quyền, lập ủy ban nhân dân cách mạng, kế hoạch cướp chính quyền do các địa phương định đoạt”.

Ngày 18.8.1945, Ủy ban khởi nghĩa Quỳnh Lưu đã lãnh đạo quần chúng vũ trang biểu tình kéo đến bao vây huyện đường, buộc tri huyện phải từ chức, lập “chính phủ cách mạng lâm thời” huyện và lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ở các tổng, xã.

Nhằm đối phó với âm mưu khôi phục lại quyền thống trị Việt Nam của tàn quân Pháp chạy sang Lào sau ngày 9.3.1945, ngày 18.8.1945, Việt Minh liên tỉnh ra thông tri khẩn cấp, yêu cầu các địa phương “Lập tức cướp chính quyền và tổ chức ngay Cứu quốc quân để sẵn sàng đối phó với âm mưu khôi phục thuộc địa của Pháp”.

Thông tri khẩn cấp này đã đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa ở các địa phương. Ngày 19.8.1945, Ban thường trực Việt Minh huyện Hưng Nguyên đã tổ chức lãnh đạo quần chúng giành chính quyền ở huyện; Ủy ban Việt Minh Nghi Lộc cũng vận động đồng bào Thiên Chúa giáo và đông đảo quần chúng biểu tình tại tòa giám mục Xã Đoài, buộc các cố đạo người Pháp phải trao quyền lai cho các linh mục người Việt.

Tại Vinh, ngày 19.8.1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, hàng trăm thanh niên mang cờ đỏ sao vàng diễu hành qua các đường phố hô vang các khẩu hiệu cách mạng và thăm dò thái độ của lực lượng Nhật đang đóng ở đây. Sáng ngày 21.8, hàng vạn công nhân, nông dân, nhân dân lao động mang vũ khí tuần hành thị uy tiến vào trung tâm thành phố, đại diện Mặt trận Việt Minh vào gặp Bộ chỉ huy quân đội Nhật. Trước khí thế của quần chúng cách mạng, lực lượng Nhật phải chấp nhận những điều kiện của ta đưa ra. Cùng lúc đó, các đội tự vệ công nhân, thanh niên cùng một số lính bảo an đi theo cách mạng vào đánh chiếm các công sở. Đến 12 giờ, lực lượng cách mạng kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng Nghệ An, buộc viên tỉnh trưởng phải từ chức, bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ngay sau đó, Chính phủ cách mạng lâm thời Nghệ An được thành lập và ra mắt quần chúng. Chiều 21.8, lực lượng công nhân ở Vinh cũng lập ra Ủy ban công nhân cách mạng lâm thời. Cuộc khởi nghĩa ở Vinh thắng lợi đã thúc đẩy nhanh chóng việc cướp chính quyền ở các huyện còn lại trong tỉnh.

Từ ngày 22 đến 26.8.1945, các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghĩa Lộ, Yên Thành, Tương Dương, Quỳ Châu cũng lần lượt giành chính quyền về tay nhân dân.

Như vậy, chỉ trong vòng 9 ngày (từ ngày 18 đến 26.8.1945), cuộc khởi nghĩa ở Nghệ An đã thắng lợi hoàn toàn.

*

Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám ở Nghệ An là kết quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài, gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, của Mặt trận Việt Minh. Quá trình đó được bắt đầu từ phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930-1931.

Về mặt hình thức, cuộc Cách mạng tháng Tám ở Nghệ An đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Ngay sau khi lệnh khởi nghĩa được ban bố, từ ngày 18 đến 19.8.1945, các huyện Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc đã thành công giành chính quyền ở địa phương, mở đầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giành chính quyền ở Vinh trong ngày 21.8.1945.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, các cấp bộ Đảng ở Nghệ An đã thể hiện tính chủ động sáng tạo khi không có điều kiện liên lạc trực tiếp với Trung ương Đảng. Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945, mặc dù chưa nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” từ Trung ương, các cán bộ, đảng viên ở Nghệ An trốn thoát khỏi nhà lao Vinh đã chủ động liên lạc với nhau và khôi phục lại các tổ chức Đảng, thành lập Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh để tập hợp lực lượng, phát động phong trào phá kho thóc của Nhật cứu đói cho nhân dân. Ngay sau khi được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, thấm nhuần chủ trương của Đảng, nhận rõ thời cơ cách mạng đã chín muồi, Mặt trận Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh đã chủ động phát lệnh khởi nghĩa cho các phân khu và các huyện, đồng thời chỉ đạo cho các cơ sở tổ chức ngay Cứu quốc quân để sẵn sàng đối phó với âm mưu quay trở lại của bọn tàn quân Pháp…

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Nghệ An đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của Cách mạng tháng Tám trong cả nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 06:18:23 am »

HÀ TĨNH(*)

Trong phong trào chống thực dân Pháp xâm lược và triều đình nhà Nguyễn đầu hàng cuối thế kỉ 19, Hà Tĩnh là mảnh đất của nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang: khởi nghĩa “Cờ vàng” dưới sự lãnh đạo của Trần Quang Cán - Nguyễn Duy Hiển (1874), khởi nghĩa Lê Ninh (1885-1887), khởi nghĩa Phan Đình Phùng (1885-1896). Đầu thế kỉ 20, Hà Tĩnh là một trong số những trung tâm của phong trào đấu tranh cách mạng với những hoạt động của hội Duy tân, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1808), hội Phục Việt - Hưng Nam (1925-1927), Đảng Tân Việt (1928-1929).

Chỉ một tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930), Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Hà Tĩnh được thành lập. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, cách mạng Hà Tĩnh (cùng với Nghệ An) đã đạt tới đỉnh cao với sự ra đời của chính quyền Xô Viết ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

Tháng 9.1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hà Tĩnh cùng với cả nước thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11.1939, bước vào cuộc vận động giải phóng dân tộc, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Đầu năm 1941, một số chính trị phạm bị giam ở đồn Phố Châu (huyện Hương Sơn) đã vượt ngục, triệu tập hội nghị thành lập lại Huyện ủy Hương Sơn và quyết định phối hợp với lực lượng cách mạng ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) nổi dậy đánh chiếm đồn Phố Châu. Lúc này do điều kiện thời cơ chưa chín muồi, Xứ ủy Trung Kỳ đã quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa này, tuy nhiên do chỉ thị của Xứ ủy Trung Kỳ về muộn nên đêm 14.5.1941, một số đảng viên ở Hương Sơn đã tự động nổi dậy giết chết tên Ferey, chủ đồn điền Sông Con và trừng trị tên bang tá Hồ Dũng Tài có nhiều tội ác với nhân dân. Thực dân Pháp nhanh chóng huy động lực lượng đàn áp khốc liệt, nhiều tổ chức cơ sở Đảng bị phá vỡ, phong trào cách mạng của Hà Tĩnh tạm thời lắng xuống.

Đầu năm 1943, một số cán bộ cách mạng của Hà Tĩnh vượt ngục Buôn Ma Thuột trở về, bắt tay vào việc xây dựng lại cơ sở sở Đảng trong tỉnh theo tinh thần nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941). Sau một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng trong tỉnh dần dần được phục hồi và thống nhất.

Tuy chưa liên lạc được với Xứ ủy Trung Kỳ và Trung ương Đảng nhưng các đảng viên trong tỉnh đã thành lập Hội Việt Nam cứu quốc tỉnh Hà Tĩnh và các cấp cơ sở. Tháng 4.1943, Hội Việt Nam cứu quốc Hà Tĩnh đổi thành Mặt trận cứu quốc hội với chương trình hoạt động cụ thể:

1. Xây dựng tổ chức mặt trận, chú trọng ba tổ chức: Thanh niên, Phụ nữ và Nông hội.

2. Chuẩn bị lương thực, vũ khí, tổ chức tự vệ.

3. Chuẩn bị xây dựng căn cứ.

4. Đấu tranh chống những chủ trương của Pháp - Nhật.

5. Chuẩn bị lực lượng đợi thời cơ cướp chính quyền.

Chỉ sau một thời gian ngắn, cơ sở Hội Việt Nam cứu quốc lần lượt được thành lập ở Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Mặt trận cứu quốc Hà Tĩnh đã xây dựng các căn cứ ở Ngàn Trươi và Truông Bát (Hương Khê); nhiều địa phương cũng chuẩn bị quần áo, giáo mác, lương thực cho các đội tự vệ. Tài liệu, báo, truyền đơn của Đảng bộ, Mặt trận tỉnh được phân phát về các địa phương.

Tháng 8.1943, thực dân Pháp tiến hành khủng bố, phần lớn các cán bộ của Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở đều bị bắt, nhưng phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh vẫn được duy trì và diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương.

Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, làm chủ thị xã Hà Tĩnh, tổ chức thân Nhật ở Hà Tĩnh là “Tân Dân đoàn” vừa mới ra đời đã dùng nhiều luận điệu tuyên truyền bịp bợm để tập hợp lực lượng làm tay sai cho Nhật.

Mặc dù chưa nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng, nhưng do nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, đảng viên hoạt động ở các cơ sở hoặc mới trốn thoát khỏi nhà lao Hà Tĩnh đã tổ chức lãnh đạo quần chúng trong tỉnh tiến hành các hình thức đấu tranh phù hợp, đặc biệt là công tác chống đói cho nhân dân. Ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, nhân dân đã nổi dậy phá kho thóc của Nhật, phân phát cho các gia đình bị đói. Ở một số địa phương, cán bộ cách mạng còn quyên góp tiền vào Quảng Bình mua gạo ra giúp dân.


(*) Người viết: ThS. Lê Hiến Chương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 06:21:02 am »

Một tháng sau đó, Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh mới nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và họp bàn kế hoạch chuẩn bị giành chính quyền khi thời cơ đến. Đại hội Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh được triệu tập vào ngày 8.8.19435, đề ra chủ trương:

1. Gấp rút xây dựng và phát mạnh mẽ Mặt trận Việt Minh, các đội cứu quốc, các đội tự vệ và tổ du kích. Thực hiện quân sự hóa toàn dân. Xúc tiến thành lập chiến khu chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.

2. Phát động phong trào treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ, rải truyền đơn, tổ chức mít tinh, diễn thuyết và biểu tình tuần hành thị uy để cổ động quần chúng, gây thanh thế cho phong trào.

3. Chia hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh làm 6 phân khu và phân công cán bộ phụ trách các phân khu, ở Hà Tĩnh gồm hai phân khu: Phân khu Nam do Ban Việt Minh liên tỉnh phụ trách gồm các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê và phân khu Nam Hà (gồm thị xã Hà Tĩnh, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) do Việt Minh Nam Hà lãnh đạo.

4. Chuẩn bị vũ khí và lực lượng đón quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, và sẵn sàng đối phó khi họ tỏ thái độ xâm lược Việt Nam.

5. Về vấn đề khởi nghĩa, Đại hội chủ trương khi điều kiện cho phép sẽ tiến hành khởi nghĩa ở nông thôn trước, thành thị sau.

Đại hội Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh vừa bế mạc, các đại biểu phân khu Nam Hà về tới thị xã Hà Tĩnh thì được tin chính phủ Nhật sắp đầu hàng Đồng minh. Dựa theo nghị quyết của Đại hội và chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 13.8.1945, lãnh đạo phân khu Nam Hà đã triệu tập hội nghị khẩn cấp tại xã Cẩm Khương, huyện Cẩm Xuyên để thảo luận kế hoạch khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh.

Hội nghị nhận định thời cơ khởi nghĩa đã tới và quyết định lấy bạo lực chính trị của quần chúng làm lực lượng chủ yếu để đập tan bộ máy chính quyền bù nhìn tay sai, đồng thời kết hợp thuyết phục dụ hàng bọn cầm đầu để tránh đổ máu, tổ chức biểu tình vũ trang - tuần hành liên tiếp 3 ngày trước khi khởi nghĩa.

Ngày 15.8.1945, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Cũng ngay chiều hôm đó, Ủy ban khởi nghĩa nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Lệnh khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa liên tỉnh Nghệ - Tĩnh nhanh chóng được ban hành, yêu cầu Ủy ban khởi nghĩa các phân khu, phủ, huyện, tổng, xã phải tiến hành ngay việc giành chính quyền, lập Ủy ban nhân dân cách mạng ở làng, xã, lập chính phủ lâm thời ở phủ, huyện.

Lúc này, bộ máy chính quyền thân Nhật từ tỉnh đến huyện đã hoàn toàn tê liệt, nhiều đồn binh của địch đóng cửa hoàn toàn, thời cơ ngàn năm có một đã đến. Ngày 16.8.1945, một nhóm thanh niên cứu quốc ở Can Lộc đã mang giáo mác tước vũ khí lực lượng bảo an, bắt viên tri huyện và chiếm giữ huyện đường Can Lộc, đây là điểm mở đầu cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Tĩnh.

Ngày 17.8.1945, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, quần chúng nhân dân đã nổi dậy giành chính quyền ở huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên.

Sáng 18.8.1945, tỉnh trưởng Hà Tĩnh từ chức và giao chính quyền cho lực lượng cách mạng. Ngay sau đó, tại cuộc mít tinh tổ chức ở sân vận động thị xã, chính phủ (ủy ban) nhân dân lâm thời tỉnh ra mắt quần chúng.

Từ ngày 18 đến 21.8.1945, các huyện Kỳ Anh, Đức Thọ, Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê cũng hoàn thành việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đồng thời với cuộc khởi nghĩa, nhân dân Hà Tĩnh cũng chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đánh bại âm mưu lập lại chính quyền thực dân trên đất Nghệ - Tĩnh của một số tàn quân Pháp chạy sang Lào sau sự kiện ngày 9.3.1945.

Chỉ trong một thời gian ngắn (10 - 21.8.1945), nhân dân Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Mặt trận Việt Minh đã đứng dậy tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám trên quê hương mình, lật nhào mọi thế lực thống trị của thực dân phong kiến tay sai.

*

Cách mạng tháng Tám ở Hà Tĩnh diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh, nằm trong diễn biến chung của cuộc Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước, đồng thời lại mang những đặc điểm riêng do bối cảnh lịch sử quy định.

Về mặt hình thái diễn biến, Cách mạng tháng Tám ở Hà Tĩnh đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa, ngay sau khi nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Mặt trận Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh đã xúc tiến việc thành lập các chiến khu ở vùng rừng núi thuộc huyện Hương Khê, chuẩn bị các lực lượng tại chỗ làm cơ sở cho cuộc Tổng khởi nghĩa sau này. Ngay sau khi nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra liên tiếp ở ba huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, chính thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở các địa phương này đã mở đường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giành chính quyền tại tỉnh lị Hà Tĩnh trong ngày 18.8.1945, đồng thời thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tại thị xã Hà Tĩnh lại trở thành nhân tố thúc đẩy hàng loạt cuộc khởi nghĩa ở các huyện còn lại diễn ra nhanh chóng.

Cách mạng tháng Tám ở Hà Tĩnh, cũng như các địa phương trong cả nước, diễn ra tương đối hòa bình, kẻ địch hoàn toàn bị tê liệt trước sức mạnh của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, Ủy ban khởi nghĩa các cấp đã có chính sách khôn khéo đối với lực lượng binh lính Nhật đóng ở trong tỉnh, tránh đổ máu, thương vong vô ích và giúp cách mạng giành được thắng lợi trọn vẹn.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Hà Tĩnh là kết quả của một quá trình đấu tranh - chuẩn bị lâu dài, gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng cần thấy rằng, cuộc cách mạng và các cơ sở Đảng ở đây đã có một quá trình tập dượt lâu dài và có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc giành chính quyền, đặc biệt qua phong trào cách mạng 1930-1931.

Trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng, mặc dù không có điều kiện liên lạc thường xuyên và trực tiếp với xứ ủy Trung Kỳ và Trung ương Đảng, nhưng các cấp bộ Đảng ở Hà Tĩnh luôn thể hiện tính chủ động sáng tạo trong từng hoàn cảnh cụ thể: thành lập Hội Việt Nam cứu quốc tỉnh Hà Tĩnh và xây dựng mặt trận Cứu quốc các cấp năm 1943 khi chưa liên lạc được với Xứ ủy và Trung ương; lãnh đạo nhân dân nổi dậy phá kho thóc của Nhật cứu đói, chuẩn bị sẵn mọi lực lượng cần thiết cho cuộc khởi nghĩa ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945 mặc dù chưa nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; ban hành lệnh khởi nghĩa trong toàn tỉnh ngay sau khi được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, lúc chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa; lực lượng cách mạng ở Can Lộc đã lập tức cướp chính quyền ngay sau khi nhận thấy thời cơ đã đến ở địa phương mình, không thụ động chờ sự chỉ đạo Ủy ban khởi nghĩa tỉnh.

Với đường lối đúng đắn của Trung ương Đảng, sự sáng tạo, linh hoạt, chủ động của Đảng bộ và tính tích cực của quần chúng nhân dân, Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 06:24:12 am »

QUẢNG BÌNH(*)

Quảng Bình là một tỉnh có truyền thống yêu nước, cách mạng. Từ phong trào Cần vương đến khi Đảng ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Bình luôn tiếp diễn mạnh mẽ. Đây là một cơ sở cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Sau khi chuyển hướng hoạt động tư công khai vào bí mật (1839), phong trào cách mạng trong tỉnh được giữ vững; các chi bộ Đảng ở Lộc Điền, Hậu Lộc, Lữ Phong, Trung Thôn, Tiên Lễ, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh, thị xã Đồng Hới được củng cố và hoạt động mạnh mẽ, xây dựng được các tổ chức và phong trào quần chúng. Các đội xích vệ được thành lập để bảo vệ cơ quan và đến năm 1942 trở thành đội Tự vệ cứu quốc ở nhiều địa phương.

Trong những năm 1943-1944, phong trào cách mạng Quảng Bình bị thực dân Pháp khủng bố, đàn áp nặng, song đến cuối năm 1944 thì được phục hồi dần. Các tổ chức “biến tướng” dưới hình thức các đội Cứu tế phát triển, thực chất là các tổ chức của Mặt trận Việt Minh. Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh được thành lập, do đồng chí Hồng Xích Tâm, cán bộ của Tổng bộ Việt Minh, chủ trì tổ chức.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, phong trào Việt Minh ngày càng phát triển. Một nhiệm vụ khẩn cấp lúc bấy giờ là cứu đói cho nhân dân. Việt Minh đã dùng sức mạnh của quần chúng, buộc tuần vũ Quảng Bình Nguyễn thơ phải đem mấy thuyền gạo phát cho dân. Cuộc đấu tranh của nhân dân chống đi phu, chống bắt nộp thóc, chống Nhật phá lúa trồng đay, mạnh nhất ở vùng Lệ Thủy. Thanh niên là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phong trào đấu tranh.

Tháng 5.1945, đồng chí Trần Hữu Đức, đại diện của Xứ ủy Trung Kỳ, triệu tập Hội nghị cán bộ Đảng của các huyện trong tỉnh về thị xã Đồng Hới bàn việc chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Hội nghị quyết định tiến hành huấn luyện cán bộ, lập căn cứ cách mạng… Hội nghị bầu Ban lãnh đạo tỉnh, do đồng chí Hồng Xích Tâm làm Bí thư. Sau đó, Hội nghị Đá Giăng bàn về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đảng bộ tỉnh nêu trên và thành lập Tỉnh bộ Việt Minh Quảng Bình, do đồng chí Đoàn Khuê làm chủ nhiệm. Hội nghị Việt Minh quyết định thành lập các chiến khu Trung Thuần (ở bắc Quảng Bình) và Võ Xá (ở phía nam tỉnh).

Sau các hội nghị của Đảng và Mặt trận Việt Minh tỉnh nêu trên, phong trào chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ. Các hội cứu quốc được thành lập ở hầu khắp các huyện, xã. Thanh niên trong tỉnh nô nức về các chiến khu luyện tập quân sự. Các cơ sở trong Bảo an binh của địch hoạt động có hiệu quả: một số binh sĩ được đưa lên chiến khu tập luyện quân sự cho tự vệ. Bộ máy chính quyền địch rệu rã, nhiều người liên hệ với Việt Minh xin được che chở. Tỉnh trưởng Quảng Bình Nguyễn Thơ liên lạc với Việt Minh, chuyển cho cách mạng 30 khẩu súng lên chiến khu Võ Xá.

Ngày 15.8, khi được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, tỉnh ủy phát động cuộc khởi nghĩa, mặt khác kêu gọi Nhật trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. 4 sĩ quan và lính Nhật chạy sang hàng ngũ cách mạng.

Ngày 19.8, trong một cuộc khởi nghĩa của Tỉnh ủy, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, sau này trở thành Ủy ban nhân dân lâm thời được thành lập. Đồng thời Ủy ban khởi nghĩa các huyện cũng được thành lập. Hội nghị tập trung vào huyện xây dựng kế hoạch phát động và lãnh đạo quần chúng nổi lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tình hình cách mạng trong tỉnh đã chín muồi, quần chúng đã đứng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh và Ủy ban các cấp. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở một số tỉnh càng cổ vũ nhân dân Quảng Bình hăng hái vùng lên giành thắng lợi.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, được chuẩn bị từ lâu, bắt đầu ở Quảng Bình một cách thuận lợi, song không phải không gặp khó khăn.

Sau hội nghị ngày 19.8, các cán bộ về ngay các huyện để gấp rút thực hiện quyết nghị khởi nghĩa. Sáng sớm ngày 23.8, Ủy ban khởi nghĩa huy động hai lực lượng chính là tự vệ Võ Xá, tự vệ từ chiến khu Trung Thuần kéo về và công nhân xe lửa; cùng với tự vệ, quần chúng chia nhau tiến vào thị xã Đồng Hải(1). Được quần chúng trong thị xã nhiệt liệt hưởng ứng và lực lượng Việt Minh bí mật trong các công sở của địch tiếp ứng, đội tự vệ chiếm giữ nhanh chóng Sở bưu điện, Sở kho bạc, đường giao thông, cầu. Đội tự vệ của công nhân, cơ lính Bảo an làm nội ứng, bao vây đồn Bao an binh. Sau đó, quần chúng kéo đến vây dinh Tỉnh trưởng. Tỉnh trưởng Nguyễn Thơ đầu hàng cách mạng. Một số quan lại ngoan cố, cố chống lại cách mạng bị bắt giữ. Lính Nhật lúc đầu hoảng hốt, bố trí lực lượng để chống lại cách mạng, nhưng sau khi được nói rõ chính sách của Việt Minh, chúng không thực hiện kế hoạch nữa. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, toàn bộ thị xã và dinh thự, công sở của địch ở tỉnh Quảng Bình đã lọt vào tay quân cách mạng.

Cũng ngày 23.8, ở 4 huyện (trừ Tuyên Hóa 25.8 mới khởi nghĩa) lực lượng cách mạng đã xóa bỏ chính quyền cũ của địch. Ủy ban khởi nghĩa các huyện chuyển ngay thành Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ra mắt nhân dân ngay sau khi chiếm huyện lị và được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh.

Bộ máy chính quyền cấp huyện được thiết lập:

- Ở Quảng Trạch, đồng chí Phạm Giang Hồ làm Chủ tịch;

- Bố Trạch - đồng chí Dương Đình Dư làm Chủ tịch;

- Quảng Ninh - đồng chí Phạm Xuân Tuynh làm Chủ tịch;

- Lệ Thủy - đồng chí Võ Văn Quyết làm Chủ tịch;

- Tuyên Hóa - đồng chí Nguyễn Tế làm Chủ tịch.

Chính quyền ở thị xã cũng nhanh chóng được thành lập, tiếp đó là chính quyền tỉnh. Sau khi chiếm thị xã, quần chúng kéo về tập trung trước dinh Tỉnh trưởng để chào mừng lễ ra mắt của chính quyền cách mạng tỉnh. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh gồm các đồng chí:

      Trần Văn Sở, Chủ tịch;
      Hoàng Văn Diệm, Phó chủ tịch;
      Đoàn Khuê, Ủy viên quân sự;
      Trần Hường, Ủy viên tư pháp và trinh sát;
      Võ Thuần Nho, Ủy viên tuyên truyền;
      Lê An, Ủy viên kinh tế;
      Lê Triễn, Ủy viên dân sinh.

Chính quyền cách mạng tuyên bố bãi bỏ toàn bộ bộ máy chính quyền đế quốc phong kiến từ tỉnh đến xóm, thôn, thiết lập chính quyền mới. Các thứ thuế cũ đều bị bãi bỏ. Tù nhân ở trại giam được phóng tích. Các công sở của tỉnh vẫn tiếp tục làm việc bình thường. Để giải quyết nạn đói, ta một mặt kêu gọi tăng gia sản xuất, một mặt tổ chức đón chặn ngoài biển, tịch thu được hàng chục thuyền gạo của Nhật đem phân phát cho nhân dân và giúp đỡ các tỉnh bạn như Nghệ An, Hà Tĩnh.

Mấy hôm sau, chính quyền cách mạng lập phiên tòa công khai xét xử những tên Việt gian tay sai của địch trước đây và xử tên mật thám gian ác Phạm Thưởng và tên án sát Đặng Hiếu An.

*

Như vậy, cuộc khởi nghĩa ở Quảng Bình đã thành công, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Nó tô đậm thêm truyền thống của dân tộc, sự tài tình trong lãnh đạo của Đảng, sự sáng tạo, linh hoạt của địa phương.


(*) ThS. Lê Hiến Chương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
(*) Tức Đồng Hới
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2011, 06:27:56 am »

QUẢNG TRỊ(*)

Là một tỉnh thuộc Miền Trung, trong những năm cuối thế kỉ 19, Quảng Trị đã cùng nhân dân cả nước kiên cường chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Từ năm 1885, nơi đây trở thành căn cứ kháng chiến của phe chủ chiến triều đình nhà Nguyễn, là nơi phát khởi của phong trào Cần Vương cứu nước (1885-1896).

Sang đầu thế kỉ 20, các thành công yêu nước như Duy tân hội, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên… và các hoạt động yêu nước khác ở Quảng Trị phát triển mạnh mẽ. Tháng 5.1929, tổ cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị ra đời và nhanh cóng có mối liên hệ với nhóm cộng sản Miền Bắc. Do vậy, chỉ 1 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Trị được thành lập (tháng 4.1930). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cao trào 1930-1931 và thời kì Mặt trận dân chủ 1936-1939, Quảng Trị luôn là một trong những tỉnh có phong trào cách mạng phát triển mạnh.

Tháng 9.1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chấp hành chủ trương chung, cách mạng ở Quảng Trị rút vào hoạt động bí mật. Khi khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, Tỉnh ủy Quảng Trị đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý kiến về vũ trang khởi nghĩa. Các Huyện ủy và Ban chấp hành quần chúng đều cho là thời cơ khởi nghĩa đã tới, yêu cầu chuẩn bị khởi nghĩa (thành lập du kích và tìm địa điểm làm căn cứ địa). Đề nghị này không được chấp nhận.

Sau Nghị quyết Trung ương VIII (tháng 5.1941), các Ủy ban Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ vũ trang… bắt đầu ra đời, nhiều cuộc mít tinh kêu gọi quần chúng đánh đuổi Pháp, Nhật được tổ chức… Tỉnh ủy cho xuất bản báo “Cứu quốc” để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Mặt trận Việt Minh tới các đảng viên và quần chúng.

Bị khủng bố, hầu hết các cán bộ, đảng viên Quảng Trị bị bắt, việc liên lạc với Trung ương và Xứ ủy bị gián đoạn. Mãi đến tháng 6.1944, hai đồng chí Đảng ủy viên còn lại từ Thái Lan trở về, cùng với một số đồng chí vừa mãn hạn tù móc nối lại một số cơ sở cũ và xây dựng thêm các cơ sở mới, lập lại được Phủ ủy Vĩnh Linh và từng bước phục hồi phong trào. Trong khi đó, chi bộ Đảng Cộng sản trong nhà lao Quảng Trị vẫn duy trì hoạt động. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 12.3.1945, chi bộ nhà lao đã bàn cách hoạt động sau khi ra tù. Ở nhà tù Buôn Ma Thuột, các đồng chí đảng viên quê Quảng Trị cũng họp phân công nhau về hoạt động ở các địa phương sau khi được trả tự do.

Ngày 25.3.1945, địch mở cửa nhà lao Quảng Trị, nhiều đảng viên ra tù, trở thành một bộ phận quan trọng bổ sung cho lực lượng lãnh đạo cách mạng của tỉnh. Trong không khí tiền khởi nghĩa sục sôi của cả nước, một hội nghị nhanh chóng được triệu tập tại Liêm Công Đông (Vĩnh Linh) bầu Tỉnh ủy lâm thời và đề ra các chủ trương hoạt động trước mắt.

Tháng 6.1945, nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, một hội nghị thứ hai được triệu tập tại Liêm Công Đông để quán triệt chỉ thị và quyết định:

1. Phát triển các độ tự vệ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xung phong, xây dựng các chiến khu, vũ trang toàn dân tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

2. Tiếp tục vạch mặt bọn phát xít, tay sai và mở rộng ảnh hưởng của Việt Minh, lập Ủy ban giải phóng tỉnh và huyện. Hai phủ Triệu Phong và Vĩnh Linh được chọn làm điểm chỉ đạo rút khởi nghĩa trong toàn tỉnh.

Cuối tháng 7.1945, khu giải phóng Triệu Phong ra đời; Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập để điều hành mọi công việc trong khu giải phóng. Sau Triệu Phong, các địa phương khác như Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Cam Lộ… đều lần lượt thành lập các Ủy ban dân tộc giải phóng của phủ, huyện mình. Các ủy ban này làm nhiệm vụ tổ chức, xây dựng các đội tự vệ chiến đấu, quyên góp lương thực, tổ chức các cuộc mít tinh, diễn thuyết… chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.

Lúc này, phong trào Việt Minh đã phát triển mạnh trong toàn tỉnh. Các đội tuyên truyền thường xuyên tổ chức mít tinh, diễn thuyết ở những noi đông người, như chợ phiên, bến đò… cả ở những vùng Công giáo như Vạn Kim, An Du, An Lập… Quần chúng khắp nơi tích cực rèn sắm vũ khí, may cờ, treo khẩu hiệu, quyên góp, tích trữ lương thực… Cùng với các đội tự vệ, quần chúng nhiều nơi nổi dậy giành quyền làm chủ khiến chính quyền địch bị tê liệt.

Cho đến đầu tháng 8.1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trên toàn tỉnh Quảng Trị. Ảnh hưởng của Việt Minh ngày càng lên cao và lan rộng. các tầng lớp nhân dân Quảng Trị đã sẵn sàng nổi dậy giải phóng quê hương khi thời cơ đến.

Được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, trong các ngày 14, 15 và 16.8, nhiều cuộc mít tinh biểu tình, tuần hành thị uy diễn ra liên tục ở khắp các phủ huyện. Dù chưa nhận được chủ trương của cấp trên nhưng trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, ngày 18.8, Ban thống nhất Đảng bộ Quảng Trị (tức Tỉnh ủy lâm thời) đã triệu tập hội nghị thống nhất lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Trong thời gian tiến hành, hội nghị nhận được tin báo Hà Tĩnh đã giành được chính quyền (18.8) và nhận lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương (19.8), nên đã nhanh chóng vạch kế hoạch chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa thắng lợi. Ủy ban khởi nghĩa được thành lập.

Về kế hoạch khởi nghĩa, hội nghị quyết định tiến hành giành chính quyền đồng loạt ở các địa phương ngày 23.8, riêng hai huyện Hướng Hóa và Cam Lộ, do còn nhiều quân địch đóng, nên phải chậm lại 1, 2 ngày. Các địa phương lập ra Ủy ban khởi nghĩa của phủ, huyện mình để lãnh đạo quần chúng, riêng khởi nghĩa ở tỉnh lị Quảng Trị do Ủy ban khởi nghĩa tỉnh trực tiếp phụ trách.


(*) Người viết: ThS. Lê Hiến Chương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM