Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:59:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cánh đồng Chum  (Đọc 95860 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bamhinh
Thành viên
*
Bài viết: 76


« vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2008, 08:57:16 pm »

Em mong muốn biết về quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (nơi bố em chiến đấu) mà chẳng có thông tin gì trên mạng. Em copy được bài này trên mạng, mong các bác tiếp tục sưu tầm để lớp con cháu được biết thêm.

Nghe thơ Xuân Bác Hồ tại mặt trận Cánh Đồng Chum
24-01-2008 11:00:33 GMT +7

Trong 40 năm qua, cứ mỗi độ Xuân về, lòng tôi lại xốn xang nỗi nhớ đến giờ phút đón giao thừa Xuân Mậu Thân 1968 xa Tổ quốc, tại chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng bên nước bạn Lào

Cánh Đồng Chum vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước là “túi bom” của không quân Mỹ đánh phá đường Hồ Chí

“Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”.

(Trích thư Bác Hồ gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, tháng 1-1946)
 
Minh chi viện cho miền Nam. Là phóng viên chiến trường đưa tin về cuộc chiến đấu ác liệt của quân tình nguyện Việt Nam và Pathét - Lào trong năm 1967, tôi có dịp đón Tết với cơ quan đại diện VN tại tỉnh Xiêng Khoảng và các chiến sĩ quân tình nguyện trong khu rừng già ngoài rìa Cánh Đồng Chum.

Sau bữa liên hoan tất niên đạm bạc không bánh chưng, cũng chẳng có dưa hành, trời sập tối, mọi người xuống hầm. Qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, những điệu hát quan họ, hò Huế, dân ca Nam Bộ... như tiếng tha thiết của quê hương với những người con xa nhà. Giờ phút thiêng liêng nhất của đêm giao thừa đối với mọi người chúng tôi ở chiến trường, cũng như đồng bào ở trong nước là chờ đón lắng nghe thơ Xuân của Bác Hồ mà năm nào Bác cũng dành tặng nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài. Rồi niềm vui khôn xiết đã tới khi nghe giọng Bác vang lên từ chiếc đài bán dẫn Philip để dưới hầm:

Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua.

Thắng trận tin vui khắp mọi nhà,

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên, toàn thắng ắt về ta!

Nghe xong 4 câu thơ của Bác và tiếng pháo đón giao thừa, chúng tôi càng nhớ nhà, nhớ nước, cố hình dung không khí đón Xuân mới náo nức ở Hà Nội, nhưng không ai trong chúng tôi lúc đó hiểu hết được ẩn ý của bài thơ mà sau này nhiều học giả đã suy luận từ 4 chữ đầu mỗi câu, đã thành mệnh lệnh của Bác Hồ với đồng bào chiến sĩ cả nước: “Xuân Thắng Nam Tiến”.

Ít phút sau, chúng tôi bắt sóng đài Sài Gòn nghe nhạc. Bỗng chương trình ca nhạc ngưng đột ngột, tiếp đó là giọng hốt hoảng của phát thanh viên: “Việt cộng đã tấn công Sài Gòn”. Đài Sài Gòn liên tục phát những đoạn băng ghi tiếng súng nổ từ cuộc tấn công của quân giải phóng trên đường phố như tiếng pháo đón mừng năm mới! Ngay sau đó, qua các đài BBC, Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), chúng tôi được cập nhật diễn biến các cuộc tấn công đồng loạt của quân dân ta ở Huế, Đà Nẵng và các thành phố khác.

 
Tác giả bài viết - nhà báo Đỗ Chuyên (bìa phải) với các chiến sĩ Pathét Lào tại Cánh Đồng Chum năm 1968

Sau đêm giao thừa thức trắng theo dõi chiến sự cuộc tổng tiến công qua các đài phương Tây, sáng mùng 1 Tết, chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở Xiêng Khoảng thông báo vắn tắt tình hình và mục tiêu của cuộc tập kích chiến lược mang tính quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những tin chiến thắng đầu tiên được thông báo như món quà xông đất đầu năm. Các bạn Lào cũng tới chia vui, không quên mang theo những chai rượu nếp nương đặc sản của người địa phương. Rượu được rót liên tục mừng chiến thắng. Phái đoàn biệt phái Trung Quốc tại đây cũng đã cử đại diện tới chúc Tết và chia vui chiến thắng ở miền Nam với chúng ta. Phóng viên Tân Hoa Xã đi theo đoàn bắt tay, ôm hôn tôi chúc mừng thắng lợi. Tình đồng nghiệp, tình bạn quốc tế vô cùng xúc động. Anh bạn nhà báo Trung Quốc mà tôi quen biết trong những năm làm phóng viên ở Bắc Kinh đã thốt lên một câu mà cho đến nay, sau 40 năm, tôi vẫn không thể quên: “Thật là cuộc tấn công kỳ diệu vào thời điểm kỳ diệu!”.

Theo dõi những ngày đầu tiên của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 từ chiến trường Lào, tôi đã kịp thời gửi về nước những bài ghi chép về tình cảm thủy chung của nhân dân Lào anh em, đặc biệt của những chiến sĩ Pathét - Lào ngày đêm kề vai sát cánh chiến đấu bên cạnh quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Họ coi chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta như chiến thắng của chính họ vì trong những năm tháng chiến đấu bên nhau, hai dân tộc Việt - Lào có chung kẻ thù, cùng nhau chia sẻ hy sinh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của hai nước.

Sau Tết, tôi cùng các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam được thông báo khá đầy đủ về tình hình và diễn biến cuộc tổng tấn công ở miền Nam. Ai cũng tràn đầy hy vọng quân dân cả nước sớm thực hiện mệnh lệnh thiêng liêng của Bác Hồ: “Tiến lên toàn thắng ắt về ta!”.

Đỗ Chuyên
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2008, 01:08:43 pm »

Cụ nhà bác ở đơn vị nào thế?

Thời đánh Mỹ bám Lào lâu nhất là sư 316 với 2 trung đoàn 335, 866 của QK Tây Bắc (sau trở thành sư 31). Các đơn vị khác chủ yếu là sang mở chiến dịch rồi lại về.

Nhắc đến chiến trường Lào lại nhớ Trước giờ nổ súng của Phan Tứ, một trong những tiểu thuyết chiến tranh mà em cho là hay nhất của VN.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
bamhinh
Thành viên
*
Bài viết: 76


« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 10:20:19 am »

Cụ nhà bác ở đơn vị nào thế?

Thời đánh Mỹ bám Lào lâu nhất là sư 316 với 2 trung đoàn 335, 866 của QK Tây Bắc (sau trở thành sư 31). Các đơn vị khác chủ yếu là sang mở chiến dịch rồi lại về.

Nhắc đến chiến trường Lào lại nhớ Trước giờ nổ súng của Phan Tứ, một trong những tiểu thuyết chiến tranh mà em cho là hay nhất của VN.
Cảm ơn Bác đã quan tâm. Bố em bị tai biến, giờ trí nhớ không bình thường rồi. Bố em thoát li từ năm 16 tuổi và cả đời lính chỉ chiến đấu bên Lào thôi. Em sẽ tìm lại giấy tờ của cụ để thưa với Bác.
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2008, 09:46:57 pm »

Cụ nhà bác ở đơn vị nào thế?

Thời đánh Mỹ bám Lào lâu nhất là sư 316 với 2 trung đoàn 335, 866 của QK Tây Bắc (sau trở thành sư 31). Các đơn vị khác chủ yếu là sang mở chiến dịch rồi lại về.

Nhắc đến chiến trường Lào lại nhớ Trước giờ nổ súng của Phan Tứ, một trong những tiểu thuyết chiến tranh mà em cho là hay nhất của VN.
Ông bố vợ của thằng em rể cũng đi 3-4 chiến dịch ở đúng Xiêng Khoảng, Cánh Đồng Chum. Ông là lính đặc công nên thỉnh thoảng vẫn nói chuyện với anh vợ của thằng em rể khá nhiều chuyện hay về thời đấy. Dạo chục năm nay thì ít nhưng nếu có cách thì vẫn khai thác được kha khá chuyện ngoài sách của cụ chẳng hạn như trong trận đánh sân bay Bảng Áng mà các bác có nhắc ở đây ( http://www.quansuvn.net/index.php?topic=220.60 ).
Các bác nào ở TPHCM thích thì đợi dịp ghé nhà em, em sẽ liên hệ với bố vợ của thằng em rể để tiếp các bác.
Logged
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2008, 07:34:05 am »

   Lào là chuyện quá lớn.
   Bây giờ lại phải lần lại từ "Áo bào thay chiếu anh về đất" của Quang Dũng.
   Riêng Cánh Đồng Chum thì rất nhiều duyên nợ. Có mấy chục cái chum to mà cứ cướp đi cướp lại mãi. Từ ngay sau chống Pháp cơ.
   Nói chuyện Lào thì lại phải nghĩ đến Thái lan. Đất này có nhiều nợ vơi Đông dương lắm. Riêng quân ta bên đó thì khoai nhất là đánh bọn Thái. Nói nước Thái ai cũng nghĩ đến Phật giáo hiền từ. Nhưng nó cướp đất và dân Lào, cướp đất Khơ me, làm bàn đạp cho Mỹ đánh Việt Nam.
    Vừa rồi báo chí cũng ca ngợi ông vua Bumipon thế này thế nọ. Các vị quên mất là nó để cho Mỹ đánh mình suốt cuộc chiến tranh à? Bọn Thái là một loại "bá quyền khu vực". Tất nhiên nó cũng hãi ta (đôi lần các bác nhà ta cũng định "giải phóng Thái lan" luôn)
Theo tôi, suốt quá trình lịch sử, bọn Thái rất đểu.
Logged
codo
Thành viên
*
Bài viết: 95


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2008, 10:10:30 am »

Không "đểu" thì làm sao Thái có thể  giữ được độc lập trong khi toàn bộ Đông Nam Á rên xiết dưới gót dày thực dân hả bác?  Thế yếu thì phải lựa cơm gắp mắm. Vua mà giữ được nước và tránh được vạ cho dân là vua giỏi, đáng tôn trọng.
Logged
bamhinh
Thành viên
*
Bài viết: 76


« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2008, 04:28:35 pm »

Cụ nhà bác ở đơn vị nào thế?

Thời đánh Mỹ bám Lào lâu nhất là sư 316 với 2 trung đoàn 335, 866 của QK Tây Bắc (sau trở thành sư 31). Các đơn vị khác chủ yếu là sang mở chiến dịch rồi lại về.

Nhắc đến chiến trường Lào lại nhớ Trước giờ nổ súng của Phan Tứ, một trong những tiểu thuyết chiến tranh mà em cho là hay nhất của VN.
Ông cụ nhà em ở F316, E118, Tiểu đòan 6, Đại đội 9. Ông cụ là chính trị viên đại đội bác ạ.
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2008, 08:56:15 pm »

Cụ nhà bác ở đơn vị nào thế?

Thời đánh Mỹ bám Lào lâu nhất là sư 316 với 2 trung đoàn 335, 866 của QK Tây Bắc (sau trở thành sư 31). Các đơn vị khác chủ yếu là sang mở chiến dịch rồi lại về.

Nhắc đến chiến trường Lào lại nhớ Trước giờ nổ súng của Phan Tứ, một trong những tiểu thuyết chiến tranh mà em cho là hay nhất của VN.
Ông cụ nhà em ở F316, E118, Tiểu đòan 6, Đại đội 9. Ông cụ là chính trị viên đại đội bác ạ.
E148 hay 118 hả bác? Cụ nhà tớ đã từng phối hợp đánh với E148 trong thời gian ở bên đấy, cụ tỷ là trong trận đánh "Tiểu đoàn đặc công của Quân khu Tây Bắc do đồng chí Giám chỉ huy (có một bộ phận đặc công của trung đoàn 165 phối hợp) luồn sâu vào sân bay Bản áng. Đêm 20 tháng 2 năm 1970, bộ đội ta đồng loạt nổ súng..." thì cụ ông nhà tớ là cái bộ phận của E 165 (1 đội) phối hợp với 1 đội của E148 và 3 đội của mặt trận để vào đánh sân bay này. Kết quả thì ... để lúc nào tớ kể cho.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2008, 09:09:07 pm gửi bởi lonesome » Logged
bamhinh
Thành viên
*
Bài viết: 76


« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2008, 09:16:40 pm »

Cụ nhà bác ở đơn vị nào thế?

Thời đánh Mỹ bám Lào lâu nhất là sư 316 với 2 trung đoàn 335, 866 của QK Tây Bắc (sau trở thành sư 31). Các đơn vị khác chủ yếu là sang mở chiến dịch rồi lại về.

Nhắc đến chiến trường Lào lại nhớ Trước giờ nổ súng của Phan Tứ, một trong những tiểu thuyết chiến tranh mà em cho là hay nhất của VN.
Ông cụ nhà em ở F316, E118, Tiểu đòan 6, Đại đội 9. Ông cụ là chính trị viên đại đội bác ạ.
E148 hay 118 hả bác? Cụ nhà tớ đã từng phối hợp đánh với E148 trong thời gian ở bên đấy, cụ tỷ là trong trận đánh "Tiểu đoàn đặc công của Quân khu Tây Bắc do đồng chí Giám chỉ huy (có một bộ phận đặc công của trung đoàn 165 phối hợp) luồn sâu vào sân bay Bản áng. Đêm 20 tháng 2 năm 1970, bộ đội ta đồng loạt nổ súng..." thì cụ ông nhà tớ là cái bộ phận của E 165 (1 đội) phối hợp với 1 đội của E148 và 3 đội của mặt trận để vào đánh sân bay này. Kết quả thì ... để lúc nào tớ kể cho.
Cụ nhà em chỉ nhớ phiên hiệu đơn vị như thế thôi. Cố gắng hỏi cụ cũng không nhớ được. Cụ kể, đánh nhau bên Lào cũng ác liệt lắm.
Logged

Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 12:01:44 pm »

Chào các bạn.
Cái sư 316 hay sư 886 mà các  bạn nói là ở khu Thượng Lào.
Riêng Trung Lào, khu vục Cánh đông chum những năm đánh Mỹ (1968 trở về trước) chỉ có các đơn vị Quân tình nguyện, chủ yếu thuộc khu 4 sang đánh vào mùa khô, mùa mưa lại rút về Quảng Bình, Hà Tĩnh.
- Ví dụ năm 1967 có Trung đoàn 9B (Tư lệnh kiêm chính ủy: Lê Khả Phiêu) sang hoạt động ở Mường Pha Lan, Động hến, Con cam.
- Phái hữu của Lào (Quân của Hoàng thân Su-sa-na Phuma) có ít, nên chỉ đóng ở dọc sông Me Kông và Nam Lào. Phần phía Đông sát dãy Trường Sơn gần như bỏ ngỏ cho Tuyến Đường 559 của Bộ đội Trường Sơn.
- Tháng 2/1971, Quân lực VNCH mở cuộc hành quân Lam sơn 719 theo đường 9 đấnh sang Lào nhằm hướng Sepon để phá hoại đường vận chuyển của ta. Khi đó, Ta phải điều các sư đoàn chủ lực sang để đánh (Bộ đội Trường sơn không đủ lực lượng tác chiến).
- Từ 1968, Nam Lào từ tỉnh Savanakhet vào đến Chăm-Pa xăc chính thức thành lập mặt trận 968 có bộ đội hoạt động thường xuyên cả 2 mùa khô, mưa. Sau đó thành sư 968 trực thuộc bộ đội Trường Sơn hoạt động cho đến 1974 về miền Nam tham gia chiến dich Tây Nguyên.
- Như vậy nếu bố bạn chiến đấu ở Lào từ 1969 đến 1974 mà ở Nam Lào là thuộc sư 968.
Sư đoàn 968 Hiện nay đóng tại Đông hà, Quảng Trị
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2008, 01:37:22 pm gửi bởi Trinhsat » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM