Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:42:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cánh đồng Chum  (Đọc 95848 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #130 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 02:04:39 pm »

Vào trang này lại gặp các chiến hữu đã từng vào sinh ra tử ở Cánh đồng Chum. Tôi là lính thông tin bảo vệ tuyến đường cáp phía sau nên nói chuyện đánh nhau tôi chả hiểu gì cả, chỉ có đi khôi phục liên lạc, hoặc đi kiểm tra tuyến dính bom hoặc mìn vướng do phỉ cài, trúng ai thì hy sinh người ấy. Sư 312 bên Lào gọi là đoàn Cửu Long, có 2 trung đoàn Cửu Chân và Cửu Lộ (đi đến đâu cũng bị lộ). Tổ bảo vệ đường dây của tôi ở dưới chân núi Phu He. Mùa khô thì tăng cường kiểm tra tuyến duy tu đường dây, thay lại các cuộn dây cáp có từ 2 mối nối trở lên, lau đầu cáp. Mùa mưa thì ngồi nhà đan võng bằng những sợi dây dù pháo sáng. Hiện nay tôi vẫn còn giữ được cái dù pháo sáng đã được may lại thành cái vỏ chăn. Chuyện của tôi các bạn xem thêm bên mục "thối tai, chai đít".

Tôi có mấy anh bạn cũng ở 312 bên Lào, để tôi về hỏi thêm. Ông Hoắc nguyên giám thị Hoả Lò cũng là lính 312 đấy rồi thì nhà thơ Nguyễn Đức Mậu...
Logged
minh son
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #131 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2010, 05:26:55 am »

Đọc một số bài viết về trận gần 100 chiến sĩ đặc công hy sinh trong trận đánh sân bay Bản Ang tôi thực sự nghi ngờ về số lượng liệt sĩ và tính chính xác của sự kiện. Trong chiến dịch Toàn Thắng (còn gọi CD139) từ 25/10/1969 đến 25/04/1970 sân bay này chỉ được dùng với tính chất tạm thời cho máy bay vận tải cỡ nhỏ và trung như C47,C123 và vài ba chiếc L19 và cứ chiều tối là chúng bay về Viêng Chăn sạch. Sân bay nằm trên một bãi cỏ phẳng có một đường băng bằng đá dăm, lúc đầu mỗi khi máy bay cất , hạ cánh là bụi mù mịt cách xa chục cây còn nhìn thấy, về sau địch mới lát thêm ghi sắt. Cái đài chỉ huy cũng chỉ là sắt khung, lợp tôn và quanh đó là vài cái nhà tôn nhỏ, ba bề bốn bên đều thông thống, làm gì có cái hàng rào nào. Bọn bạn tôi trên đài quan sát mặt trận ngày nào mà chẳng nhòm qua kính bội số 40 đến quen mặt cả mấy thằng lính Thái Lan ở đấy. Một sân bay như vậy không thể có chuyện đưa mấy trăm đặc công đi đánh để rồi hy sinh mất gần 1/3 quân số. Hãy suy ra, hy sinh 80 tức là bị thương phải trên một trăm, mất 2/3 quân số coi như đơn vị đó bị xóa sổ. ở Cánh đồng Chum việc mất 80 người trong một trận là một chuyện "động trời" không thể giấu. Khi ấy đại đội công binh chúng tôi đang đảm bảo sở chỉ huy tiền phương BTL959, ngày nào cũng đào bới, chặt ,buộc...ngay bên cạnh các thủ trưởng phòng, cục và BTL từ tác chiến, pháo binh, trinh sát đến công binh, thiết giáp, cao xạ...rồi Vũ Lập, Lê Linh, Huỳnh Đắc Hương...Viêc chỉ huy đánh đấm và diễn biến chiến dịch không thể nói là không biết tí gì. Vậy mà cũng chẳng ai nghe gì về chuyện này cả!
      Lịch sử (công khai) của các đơn vị có thể không nhắc đến chi tiết nhưng không thể "lờ" đi chỉ vì "mấy tay tuyên huấn" nào đó được.Viết gì và viết như thế nào là việc của cả thường vụ đảng ủy và chỉ huy đơn vị, bộ phận viết sử chỉ căn cứ tư liệu để chấp bút thôi. Viết xong còn phải mời nhân chứng tin cậy kiểm tra, đối chiếu rồi thì sửa chữa, biên tập... thông qua được còn ốm! Sử viết xong có phải cất vào kho đâu, còn phải đem đi biếu chứ! Biếu ai? -Ngoài khách còn có người trong nhà: Thủ trưởng cũ, cựu chiến binh đơn vị, thủ trưởng cấp trên...Chưa nói đến việc "lờ" đi, chỉ cần sai thôi(nhất là với những sự kiện quan trọng) thì cái sự " nhức đầu "đến thế nào chắc ai cũng hiểu! Nhất là cái ông thủ trưởng cũ thời kỳ ấy bây giờ lại đang là cấp trên ở trên bộ chẳng hạn, thế thì ...thôi rồi!!! Thực tế,có rất nhiều cuốn sử các đơn vị nhăc đến những trận đánh không thành công vậy nên nếu có chuyện đánh cái sân bay con con không được  thì cũng chẳng có gì phải giấu cả!
      Những ai đã từng ở Cánh đồng Chum Đều biết rằng bốn phía cao nguyên này đều bị bao bọc bởi những dãy núi cao rừng già cực kỳ hiểm trở, vậy nên khi nói giữ được Cánh Đồng Chum có nghĩa là giữ được những điểm cao quanh Cánh đồng Chum, cả ta và địch đều hiểu rất rõ điều ấy! Về thực chất cuộc chiến vừa qua ở địa bàn này là cuộc chiến giành quyền kiểm soát các điểm cao và khi ấy cái sân bay Cánh đồng Chum (sb Bản Ang) nằm dưới thung lũng như sb Điện Biên Phủ sẽ không còn mấy ý nghĩa về mặt chiến dịch, chiến thuật.
     Quay trở lại chuyện các liệt sĩ thì rất có thể họ đã hy sinh khi đánh các cứ điểm quanh sân bay, thời kỳ đó ở khu vực này hình thành một cụm cứ điểm khá dày đặc nhất là khu đồi năm mỏm và mấy ngọn đồi không tên cạnh bãi chum. Như ta đã biết địa hình nơi đây khá bằng phẳng nên chỉ cần môt nơi hơi nhô lên là đã có thể trở thành một chốt chặn và kiểm soát được một khu vực khá rộng, vài điểm như vậy có thể tạo thế liên hoàn phòng ngự có chiều sâu chi viện lẫn được cho nhau rất lợi hại. Vào mùa khô, cỏ chỉ đến ngang ống chân lại thường xuyên bị địch đốt trụi nếu chọn cách đánh mật tập thì quả là tự sát.
       Tôi vô cùng cảm phục những đồng đội tôi ở fBB312 đã dũng cảm kiên cường chiến đấu trong chiến dịch 139 xứng danh là " Sư đoàn thép " của quân đội ta nhưng cũng nhận ra một thực tế là đơn vị này vốn được huấn luyện đánh theo kiểu chiến tranh kinh điển nên khi mới bước chân sang chiến trường Lào trong CD139 đã phải trả giá đắt. Bọn lính tình nguyện chúng tôi khi nhìn thấy những tốp lính 312 đầu tiên thảy đều "lác mắt ", họ hồng hào, to cao béo tốt, quân phục xanh màu lá rừng mới toanh, đầu đội mũ sắt, chân dận dép cao su TQ,tay cầm tiểu liên báng gấp, quanh thắt lưng lủng lẳng nào đạn, lựu đạn, dao găm, lưỡi lê,mặt nạ phòng hóa, túi thuốc cấp cứu...trông thật oai phong lẫm liệt! Nhìn lại mình, giày há mõm, quần áo rách, bẩn, hôi như cú, nước da "bi đông nhựa "lại vác khẩu CKC mất lê, trong túi lọc xọc 15 viên đạn rời...ngẫm cảnh cũng là bộ đội thật khó tránh được tiếng thở dài đầy tủi thân! Nhưng rồi thực tế chiến trường đã chứng minh:mũ sắt nặng và không ngăn được mảnh văng từ dưới lên, dép cao su không thể dùng leo núi mùa mưa, lưỡi lê, dao găm không bằng dao tông (dao rựa )đạn tiểu liên chỉ cần 3 băng là đủ, 4 quả lựu đạn chày
không bằng 2 quả mỏ vịt Mỹ...Đừng có bao giờ hô xung phong khi chạy lên nếu còn muốn giữ cái gáo! Đúng là không gì dạy người ta nhanh bằng bom đạn! chỉ sau vài tháng, 312 cũng đánh ra trò, nhất là 165, khói pháo chưa tan,tiếng AK đã nổ toang toác trên đỉnh Phu Tâng rồi, siêu thế !
Logged
minh son
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #132 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 01:18:19 am »

Lại xin nói tiếp,có lẽ các bạn trẻ chưa trải qua chiến tranh khi nghe đến "sân bay " là liên tưởng ngay đến những sân bay "hoành tráng" như trong các phim chiến tranh của Mỹ hay chí ít cũng phải như Biên Hòa hoặc Tân Sơn Nhất, với những đường băng bê tông thênh thang,với nhà vòm để máy bay, với đài chỉ huy cao to bề thế, với vô số cần, chảo ăng ten...Được bảo vệ cẩn mật bởi hàng chục lớp rào,lính canh đủ loại.Những sân bay như thế ở chiến trường Lào thời chống Mỹ chỉ có một,ấy là sân bay Viêng chăn! ở Cánh Đồng chum có 2 sb: sb Phôn Sa Vẳn và sb Cánh Đồng chum (còn gọi sb Bản Ang). Sb Phôn Sa Vẳn nhỏ, đường băng đất,sb Bản Ang lớn hơn và có từ thời Pháp nên đường băng được rải đá, hiện nay là bê tông nhựa.Đến tận bây giờ nó vẫn chẳng có gì ngoài vài căn nhà và một số Mig21 đã quá đát không bay nữa vì thiếu phụ tùng thay thế (xem trên bản đồ không ảnh).ngoài ra ở khu vực này còn nhiều sb dã chiến khác.ở thị xã Xiêng khoảng cũ cũng có,cạnh Phu Nhu, nơi đặt SCH mặt trận cũng có,máy bay cỡ nhỏ có thể cất hạ cánh được.Hồi mới hòa bình bạn Lào sử dụng máy bay như ta dùng xe đạp vậy,đem Mi8 đi mua gà,mua rượu, lấy An-2 bay lên Sầm Nưa (300km)nhậu một trận đã đời rồi về là thường. Mà bay đơn giản lắm nhé! đưa máy bay ra đường lăn,một phát pháo hiệu xanh, cất cánh! cứ theo đường ô tô mà bay, chả phải dẫn đường,dẫn lối gì cho rắc rối! Ngồi trên An-2 đang bay nhưng cửa thì mở toang lại còn thõng hai chân xuống đung đưa như ngồi xe bò vậy,vô cùng điệu nghệ! Hạ cánh cũng chỉ một quả pháo hiệu. An-2 còn vậy, lên thẳng còn đơn giản hơn nhiều.
     Bản thân người viết những dòng này đã có lần xoay ngược ,xoay xuôi bản đồ mãi rồi ngẩn ngơ hỏi b trưởng:"-Anh ơi, chỗ này có cái sân bay sao em tìm mãi không thấy?"
      -Nó ở dưới chân mày ấy!
      -Lấy đâu ra,chỉ toàn rừng non!
      -Đồ ngốc,sân bay giữa rừng,chỉ cần ba mùa mưa không sử dụng là thành rừng,ông trẻ ạ. Không tin trèo lên quả đồi trước mặt kia nhìn lại mà xem!
      Sân bay ở Lào như thế đấy!
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #133 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 06:56:03 pm »

Cám ơn Minhson đã cung cấp cho các bạn trẻ một số thông tin chi tiết về chiến trường CDC. Tôi biết là D công binh có rất nhiều chiến tích ở đây, điển hình là việc đảm bảo giao thông thông suốt cho vận tải và xe pháo của chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, nổi bật nhất là làm được tuyến đường từ Căng xẻng vào Hin tặng để pháo và xe tăng đánh Long chẹng, nếu biết về chuyện này, đề nghị Minh Son kể cho anh em Quân sử nghe.
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #134 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2010, 07:40:57 pm »

...Hồi mới hòa bình bạn Lào sử dụng máy bay như ta dùng xe đạp vậy,đem Mi8 đi mua gà,mua rượu, lấy An-2 bay lên Sầm Nưa (300km)nhậu một trận đã đời rồi về là thường. Mà bay đơn giản lắm nhé! đưa máy bay ra đường lăn,một phát pháo hiệu xanh, cất cánh! cứ theo đường ô tô mà bay, chả phải dẫn đường,dẫn lối gì cho rắc rối! Ngồi trên An-2 đang bay nhưng cửa thì mở toang lại còn thõng hai chân xuống đung đưa như ngồi xe bò vậy,vô cùng điệu nghệ! Hạ cánh cũng chỉ một quả pháo hiệu. An-2 còn vậy, lên thẳng còn đơn giản hơn nhiều.
    
      Sân bay ở Lào như thế đấy!
Hồi mới giải phóng Miền nam, lính không quân của sân bay Nha trang trong lúc bay tập UH1 cũng tranh thủ hạ xuống bãi cát vào chợ mua cá, có lần mấy anh lười không nên trực thăng đứng im trên không, thả thang dây để xuống, bác tài thây dân chúng hò hét ầm ĩ, chỉ tay nhao nhao lên trời, vội...chuồn thẳng. Ngay lập tức dân họ kéo vào sân bay đòi bồi thường vì tiền bị gió tốc bay hết.
 Cũng tại sân bay này, lốp của L19 được vượt qua hàng rào kẽm gai 8 lớp+vô số mìn USA, để gán nợ cho quán trà thuốc 999, CAPSTAN, Hoa mai, Đà lạt...(lốp này lắp vào xe lôi thì gọi là...quên sầu) Các mảng linh kiện của máy bay không còn hồ sơ bay chỉ trong chớp mắt cũng đi theo lối trên ra các mẹt(sạp) điện tử của chợ Đầm

 Rồi mấy anh này lại chuyển xuống sân bay Cần thơ, mỗi tháng 1 lần mang nhu yếu phẩm cho lính làm kinh tế trong rừng U minh, lần nào cũng phi UH1 sang Phú quốc...hóng mát rồi mới quay về Cần thơ.

 Chiến tranh BGTN xảy ra, họ cũng phải bay sang K chở tử sĩ, rồi...lũ lượt xin về quê, chẳng còn ai làm phi công nữa

 Các anh ấy nói An-2 là máy bay phun thuốc trừ sâu, chở được vài người, nên ngồi chéo nghoeo thì được. Chứ An-12 thì lên máy bay là buồn đái tức bụng, âm thanh ầm ĩ, xóc xòng xọc lộn tụng bậy, chỉ cần hé của thì tất cả bay ra ngoài hết.

 Lính ta còn vậy, trách gì bộ tộc Lào hả bác?
Logged
minh son
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #135 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 09:57:22 pm »

Rất tiếc là khi d25 mở đường cho xe pháo vào đánh Sảm Thông-Long chẹng thì trung đội tôi đã không còn ở tiểu đoàn công binh nữa. Cả b đã chuyển về BTL(thuộc quân số c36 cảnh vệ) làm nhiệm vụ công binh bảo đảm SCH mặt trận. Tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chuyện này và kể lại với các bạn sau.
    Bây giờ xin nói một chút về loại " Lựu đạn liên thanh" mà lính Vàng Pao thường sử dụng trong phòng ngự rất hiệu quả ở mặt trận Cánh đồng Chum, đặc biệt trên các điểm cao. Lựu đạn mỏ vịt rút chốt ra đút vào ống giấy đựng đạn DK57 rất vừa vặn,thành ống sẽ giữ cái mỏ vịt không bật ra thay cái chốt đã bị rút. Mỗi ống DK57 như vậy chứa được 4-5 quả,hàng chục ống dựng sẵn dọc chiến hào. Khi có động chỉ cần cầm ống vụt mạnh xuống,mỗi phút một người có thể vụt xuống chừng 15-20 ống như vậy. Gần 100 quả lựu đạn nổ liên tiếp, giả thử cái chốt ấy có 5 thằng thôi, sẽ là gần 500 quả trong một phút! Một bức tường mảnh dày đặc dựng lên, không ai có thể vượt qua! eBB141/f312 khi đánh cao điểm không tên cạnh dốc "Mã tử" trong chiến dịch"Toàn thắng" đã dính thứ này,đau lắm!
       DKZ 57mm là pháo không giật cỡ nhỏ của Mỹ,tốc độ đạn cực nhanh.Chớp đầu nòng và điểm nổ gần như đồng thời,có đạn mảnh, đạn xuyên, có thể bắn ứng dụng vác vai ngắm bằng đầu ruồi như súng trường rất chính xác. Nhiều đơn vị ta đã sử dụng pháo này trong chiến đấu ở Cánh đồng Chum và nó đã tỏ ra vô cùng lợi hại. Nếu không có ống đạn DK57 có thể dùng loại ống nào bất kỳ, miễn là vừa (Cầu trời cho con cháu chúng ta không phải ứng dụng lại cái thứ giết chóc này!)
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #136 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 12:39:44 am »

Một sân bay như vậy không thể có chuyện đưa mấy trăm đặc công đi đánh để rồi hy sinh mất gần 1/3 quân số. Hãy suy ra, hy sinh 80 tức là bị thương phải trên một trăm, mất 2/3 quân số coi như đơn vị đó bị xóa sổ. ở Cánh đồng Chum việc mất 80 người trong một trận là một chuyện "động trời" không thể giấu. Khi ấy đại đội công binh chúng tôi đang đảm bảo sở chỉ huy tiền phương BTL959, ngày nào cũng đào bới, chặt ,buộc...ngay bên cạnh các thủ trưởng phòng, cục và BTL từ tác chiến, pháo binh, trinh sát đến công binh, thiết giáp, cao xạ...rồi Vũ Lập, Lê Linh, Huỳnh Đắc Hương...Viêc chỉ huy đánh đấm và diễn biến chiến dịch không thể nói là không biết tí gì. Vậy mà cũng chẳng ai nghe gì về chuyện này cả!

Cám ơn bác, lại thêm 1 người cùng ở CDC trong gia đoạn với bố cháu cùng tham gia phân tích thế này thì tốt quá ạ.
Về tình tiết trận đánh, các chi tiết liên quan ... cháu kể nhiều lần, bác có thể xem lại xem có chỗ nào không phù hợp với đặc điểm của trận tấn công đêm 11 rạng ngày 12/2/1970 tại khu vực CDC mà trong đó hướng do ĐC đánh - theo những bài cháu đã trao đổi với bác qtrung thì bác cũng thấy là bố cháu đã xác định đánh vào cụm đồi 5 mỏm ở khu vực sân bay BA chứ không phải SB Bản Áng. Ngay như cháu trước khi có tài liệu của bác RX, có sự phân tích của bác qtrung để hỏi vặn lại bố cháu thì cũng nghĩ là đánh vào 1 sân bay chứ không nghĩ là đánh vào các cụm cứ điểm bảo vệ quanh sân bay bác ạ.

Bác cũng không cần cố chứng minh trận đánh đó là không có thật vì ngón chân cái bố cháu bị đạn bắn thẳng bắn gẫy nó vẫn còn đấy, sử của 165 và 312 cũng ghi nhận hướng đánh do "Đồng chí Giám" dẫn vẫn còn đấy và chuyện sử chính thống lờ đi các chi tiết sau đó của hướng này vẫn còn đấy. Bác ở cạnh SCH  mà không nghe thấy gì cũng không phải lạ bác ạ vì không phải ai cũng nắm hết nguồn tin và không phải ai biết tin cũng xì ra cho lính lác nghe.

Còn nếu bác bảo mùa khô cỏ thấp mà đánh mật tập vào khu bản Áng là tự sát thì bác không hiểu gì về đặc công rồi bác ạ. Chính vì không ai nghĩ là có thể đánh nên đưa ĐC vào đánh là để đạt tính bất ngờ cao. Nếu cường tập mà dễ thì tại sao sau này phải đưa cả tăng và pháo lên đánh mới được hả bác? Có nhiều chuyện về đặc công ngay cả lính trong đơn vị bộ binh phối thuộc cũng không thể hiểu được cơ bác ạ. Chưa kể, trận đó cái cao điểm mà 5 mũi ĐC chui vào (do trinh sát dẫn lạc đường) lại không bị đốt cỏ...

Trích dẫn
Thực tế,có rất nhiều cuốn sử các đơn vị nhăc đến những trận đánh không thành công vậy nên nếu có chuyện đánh cái sân bay con con không được  thì cũng chẳng có gì phải giấu cả!

Bác hãy nhìn hướng đánh này trên toàn cục mặt trận đánh đêm 11-12/2/1970 thì sẽ trả lời được câu hỏi của mình bác ạ. Cái sân bay con con đấy nó quan trọng thế nào thì bác xem lại bản đồ hộ cháu và tự kết luận ạ.

Về con số thương vong cộng lại mũi của bố cháu là 16 người, các mũi khác anh em TB nằm ở trạm phẫu TD cũng cho bố cháu biết là tương đương thế + tin thu được từ tù binh thì xác nhận là 64 người chết và bị thương, không thể đếm xác kiểu "Chết 80 thì bị thương trên 100" như bác được bác ạ.

Thực ra trận này nếu không lộ ngoài rào thì có vào trong cũng không thể đánh được. Thời điểm mặt trận nổ súng là 1g30 thì phải hơn 2g30 5 mũi ĐC mới bị dẫn chụm vào 1 chỗ và sau đó 1 lúc là bị lộ. Lúc này địch đã biết tin các điểm khác bị đánh và có sự phòng bị sẵn nên khi vừa có tiếng động phát ra là địch đã ùa ra hào và hét "Đac cooong, dac coong" rồi. Đấy là sau khi sắp xếp thời gian và sự kiện theo sách vở, bố con cháu mới rút ra kết luận đấy bác ạ.

Kính bác.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2010, 11:10:00 am gửi bởi lonesome » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #137 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 12:40:57 am »

Rất tiếc là khi d25 mở đường cho xe pháo vào đánh Sảm Thông-Long chẹng thì trung đội tôi đã không còn ở tiểu đoàn công binh nữa. Cả b đã chuyển về BTL(thuộc quân số c36 cảnh vệ) làm nhiệm vụ công binh bảo đảm SCH mặt trận. Tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chuyện này và kể lại với các bạn sau.
    Bây giờ xin nói một chút về loại " Lựu đạn liên thanh" mà lính Vàng Pao thường sử dụng trong phòng ngự rất hiệu quả ở mặt trận Cánh đồng Chum, đặc biệt trên các điểm cao. Lựu đạn mỏ vịt rút chốt ra đút vào ống giấy đựng đạn DK57 rất vừa vặn,thành ống sẽ giữ cái mỏ vịt không bật ra thay cái chốt đã bị rút. Mỗi ống DK57 như vậy chứa được 4-5 quả,hàng chục ống dựng sẵn dọc chiến hào. Khi có động chỉ cần cầm ống vụt mạnh xuống,mỗi phút một người có thể vụt xuống chừng 15-20 ống như vậy. Gần 100 quả lựu đạn nổ liên tiếp, giả thử cái chốt ấy có 5 thằng thôi, sẽ là gần 500 quả trong một phút! Một bức tường mảnh dày đặc dựng lên, không ai có thể vượt qua! eBB141/f312 khi đánh cao điểm không tên cạnh dốc "Mã tử" trong chiến dịch"Toàn thắng" đã dính thứ này,đau lắm!
       DKZ 57mm là pháo không giật cỡ nhỏ của Mỹ,tốc độ đạn cực nhanh.Chớp đầu nòng và điểm nổ gần như đồng thời,có đạn mảnh, đạn xuyên, có thể bắn ứng dụng vác vai ngắm bằng đầu ruồi như súng trường rất chính xác. Nhiều đơn vị ta đã sử dụng pháo này trong chiến đấu ở Cánh đồng Chum và nó đã tỏ ra vô cùng lợi hại. Nếu không có ống đạn DK57 có thể dùng loại ống nào bất kỳ, miễn là vừa (Cầu trời cho con cháu chúng ta không phải ứng dụng lại cái thứ giết chóc này!)

Loại lựu đạn liên thanh này của bác chắc cũng giống "lựu đạn thùng" bác nhỉ?
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #138 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 01:16:45 am »

à, bác minh son gặp lính 312 hồng hào béo tốt đấy là trước hay sau khi họ phải đánh để chủ động gạo (đợt thágn 11/1969) thế ạ?
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2010, 09:03:22 am gửi bởi lonesome » Logged
hoang phu
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #139 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 10:20:10 am »

Có một số việc cần cải chính cho rõ, trong hồi ức bác MS thường hay nhắc đến địa danh Mã tử, chắc là gắn với những kỉ niệm của bác, thực ra trong suốt cuộc chiến, chỉ một lần địch chiếm được một số chốt quanh khu vực, vì vậy những trận đánh ở đó không tiêu biểu cho tình hình chung của mặt trận.
 Việc sử dụng DK 57 của địch là không khả thi, dkz57 có tácdụng tốt trong biên chế bộ binh ta nhưng địch thì cần xem xét lại(trong điều kiện đóng chốt điểm cao, mang vác không hợp với đổ bộ đường không.. vv..)
 Thực tế khi rút chạy, địch thường vứt bỏ mọi loại vũ khí, nhưng mặt trận CĐC chưa bao giờ thu được dk57.
 Ở chiến trường này chỉ nghe nói đến việc quân VP xếp lựu đạn US nổ tức thì tháo chốt vào hòm đạn và đẩy xuống khi bị tấn công, cũng có nghe nói địch dùng ống phóng rocket có cỡ tương đương quả lựu đạn để vung về phía quân ta, việc dùng các loại ống khác là không khả thi.
Việc năm 1969 đánh khu vực san bay CDC là có thật và có được nhắc đến trong sử các binh đoàn , tuy nhiên tầm vóc và quy mô của trận này không lớn nên nó cũng chỉ hoà chung vào các trận đánh lớn nhỏ của quân đội ta ở Lào trong thời kỳ này mà thôi, nói thế không có nghĩa là các trận đó không có ý nghĩa gì, ngược lại nó đã trở thành chiến lệ , thành kinh nghiệm cho các thế hệ sau của 316, 312 học tập rút kinh nghiệm để chiến thắng kẻ thù.
 Các thế hệ chiến binh đi trước,ký ức có thể nhạt nhoà ,chuyện kể có thể đụng chạm, nhưng thực sự họ cần được tôn trọng, mọi lý lẽ phản bác cần ôn hoà, đúng mức, đó mới là cách xử sự đúng của các thế hệ sau.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM