Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:16:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cánh đồng Chum  (Đọc 96060 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #90 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 08:09:20 am »

Bố LX@ nhắc Suối Thối có lẽ là khe Thơi một con suối lớn cắt ngang đường 7 ở Con Cuông , lính ta đi bộ hay nghỉ tại đây, F 312 đi tàu về ga sy là đúng , trí nhớ của cụ còn khá lắm :
 bài hát nhại bài "tiếng đàn tơ rưng " của F 312 có đoạn :Đi chiến dịch mùa khô năm 71 Bộ ưu tiên F con cưng chuyến này đi tàu .....lên đến tận ga Sy ..hậu cần với quân y đi với đoàn ông cốp...tinh ..tinh..
 Còn mùa mưa rút về mùa khô sang lính f312 nhại bài Hành quân lên tây bắc :sung sướng biết bao được hành quân ra Bắc , đồng bào thắc mắc sao các anh lại về..........vì sốt rét nên tôi lại về ..sao thằng cháu tôi không thấy về ..vì nó có tinh thần cao..sốt  rét xong nó vào ..dự chiến dịch mùa khô...
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #91 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 08:22:59 am »

Bố LX@ nhắc Suối Thối có lẽ là khe Thơi một con suối lớn cắt ngang đường 7 ở Con Cuông , lính ta đi bộ hay nghỉ tại đây, F 312 đi tàu về ga sy là đúng , trí nhớ của cụ còn khá lắm :
 bài hát nhại bài "tiếng đàn tơ rưng " của F 312 có đoạn :Đi chiến dịch mùa khô năm 71 Bộ ưu tiên F con cưng chuyến này đi tàu .....lên đến tận ga Sy ..hậu cần với quân y đi với đoàn ông cốp...tinh ..tinh..
 Còn mùa mưa rút về mùa khô sang lính f312 nhại bài Hành quân lên tây bắc :sung sướng biết bao được hành quân ra Bắc , đồng bào thắc mắc sao các anh lại về..........vì sốt rét nên tôi lại về ..sao thằng cháu tôi không thấy về ..vì nó có tinh thần cao..sốt  rét xong nó vào ..dự chiến dịch mùa khô...

Bác Tài, còn đoạn này nữa " ..Sờ vú là mất múi dù...tinh tỉnh tình tang.." Cũng bài hành quân lên Tây Bắc. Chẳng là lính ta sau chiến dịch có chiến lợi phẩm là mấy cái dù, mùa mưa về hậu cứ học chính trị, ăn dưỡng, tối vào làng đi cưa gái, có múi dù nào bị các o lột sạch.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #92 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 08:47:11 am »

Chuyện dù của F 312 họ hát theo bài tiếng đàn .. ( LX@ hỏi cụ nhà nhé )..Đi qua Đô lương các o cười miệng nở như hoa ...chào các o ..vâng chào các anh ..mừng các anh đi lập nhiều chiến công ..thắng trận nơi mô thu dù cho em ..chết trận nơi mô ...để dù cho em ....( con gái quê tui rứa đó các bác ạ )
 LX@ Lính Vàng pao tất nhiên đi bộ leo rừng giỏi hơn lính ta . Nhưng trong chiến dịch Cù kiệt địch chủ yếu dùng không quân vận chuyển , các cụ 866 kể đang đánh phía trước nó cho máy bay đổ quân phía sau chặn đường tiếp tế ,..vì vậy khi đó ta có 2 E thiếu bao gồm e866 và E 174 bị vây nhịn đói hàng tháng trời , phia ssau hậu phương không tiếp tế được , vì chiến thuật nhảy cóc và quân đông gấp bội nên ta mất Cánh đồng Chum ,  e 866 chỉ để lại một bộ phận hoạt đông quấy phá sau lưng địch, còn lại  cùng với E 174 chạy về Nghệ an
  Căn cứ Bom lọng ở phía Tây bắc Cánh đồng Chum , E 866 rồi   E 335 rồi F 316 thay nhau đánh nhiều lần nhưng không chiếm được vì địa hình, cách phòng thủ hiểm hóc .Lính Miền Tây nghe danh Bom lộng là ngán  Mãi đến khoảng giữa năm 1978  căn cứ này chỉ còn bọn phỉ hỏa lực  vũ khí ít thì  F 324 mới tập trung đánh được , 
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #93 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 09:16:17 am »

Như vậy là ta có thể tạm kết luận là trong chiến dịch 69-70 (139) giải phóng đồng chum, căn cứ vào sử các sư đoàn và cả tham khảo tài liệu của phía bên kia đều không nói tới tổn thất của ĐC ta trong trận đánh SBBA, vậy sẽ có một trận khác có mức độ ác liệt và tổn thất như Lone some đã kể theo trí nhớ của bố, ông không thể nhớ sai được vì vậy chúng ta sẽ nói về trận này khi nào có đủ tư liệu. Khi hỏi chuyện các bạn không nên truy vấn về thời gian cụ thể vì lâu quá làm sao nhớ rõ được, chỉ nên tìm hiểu các thông tin liên quan, ví dụ trận ấy bố đánh xong thì trên thế giới có sự kiện gì đặc biệt không, hoặc ở miền Bắc địch đang ném bom ở đâu, bắn rơi bao nhiêu máy bay ..vv để căn cứ vào đó mà xác định thời gian.
 Về sử các binh đoàn, các bạn nên thông cảm vì lí do chính trị, nhiều trận đánh ác liệt và thua thì không được ghi chép để còn nêu cao uy phong quân đội ,vì vậy nếu muốn biết sự thật thì tự tìm hiểu hoặc thảo luận như ở đây chẳng hạn, cũng cần nói một điều rằng người lính là những người chịu nhiều gian khổ mất mát, đau thương và hy sinh nhất nhưng công lao của họ không được đánh giá đúng mức hoặc không được nhắc tới trong sử sách thì đó là một điều thiệt thòi và thực sự có nhiều ấm ức, tuy nhiên điều đó cũng chẳng hề gì, hy sinh thân mình còn không tiếc, sá gì ba cái chuyện vặt vãnh. Khi nào hiểu được rằng vinh quang của người làm tướng được xây dựng bằng xương máu người lính thì người còn sống sẽ thấy rằng mình còn quá may mắn so với đồng đội đã nằm thối rữa giữa hàng rào dây thép gai .
 Có một số địa danh cần nói rõ là khu suối thối có lẽ nằm ở khu vực bệnh viện 139 ở Con Cuông thì đúng hơn, Nọng Hét thì ở biên giới, Bản Ban là ngả ba đường 7 và đường 6, hậu cứ các đơn vị tham gia CD139 phần lớn ở đây, từ Bản Ban vượt đèo Bưởi đèo Phỉ vào ngã ba Nọng Pẹt từ đây có nhánh về Xala Phukhun( đường 13) đi Viên chăn hoặc lên luang prabang.  Từ Nọng pẹt rẽ trái là vào trung tâm CĐC. Từ CĐC vào Long chẹng khoảng 60 km đường chim bay. đi bộ trèo đèo lội suối nhanh cũng mất vài ngày, năm 72 ta mới làm đường tạm vào đến Sa pan.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2010, 09:21:53 am gửi bởi q.trung » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #94 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 09:34:33 am »

Như vậy là ta có thể tạm kết luận là trong chiến dịch 69-70 (139) giải phóng đồng chum, căn cứ vào sử các sư đoàn và cả tham khảo tài liệu của phía bên kia đều không nói tới tổn thất của ĐC ta trong trận đánh SBBA, vậy sẽ có một trận khác có mức độ ác liệt và tổn thất như Lone some đã kể theo trí nhớ của bố, ông không thể nhớ sai được vì vậy chúng ta sẽ nói về trận này khi nào có đủ tư liệu. Khi hỏi chuyện các bạn không nên truy vấn về thời gian cụ thể vì lâu quá làm sao nhớ rõ được, chỉ nên tìm hiểu các thông tin liên quan, ví dụ trận ấy bố đánh xong thì trên thế giới có sự kiện gì đặc biệt không, hoặc ở miền Bắc địch đang ném bom ở đâu, bắn rơi bao nhiêu máy bay ..vv để căn cứ vào đó mà xác định thời gian.

Bác ơi, hỏi thế có bằng đánh đố bố cháu rồi vì đặc công và bộ binh là đánh luồn sâu, điều kiện thông tin làm sao bằng các bác ở phía sau được.

Về trận này, cháu khẳng định với bác là có chứ không phải trận khác. Sử 312 có nhắc 1 câu, sử 165 cũng nhắc tới mũi của Bác Gấm (chứ không phải Giám như trong sử 312). Nói chính xác thì đây là 1 trận trong toàn bộ đợt tấn công khu Đông CDC, do lỗi trinh sát nên thay vì dẫn quân vào sân bay thì dẫn lên 1 cao điểm khác (đó là lí do khi bác vào sân bay không thấy dấu vêt trận đánh). Trận này C19 E165 là phối thuộc đánh nên tại sao địch tăng quân mà không biết hay tại sao trinh sát bỏ thực địa ... thì ở cấp mũi trưởng như bố cháu hoàn toàn không thể biết cụ tỷ. Cụ chỉ nói là lúc nhận mục tiêu, trên sa bàn thể hiện rõ 5 cao điểm còn khi đánh bị dẫn vào cao điểm nào thì không biết được.


Trích dẫn
Về sử các binh đoàn, các bạn nên thông cảm vì lí do chính trị, nhiều trận đánh ác liệt và thua thì không được ghi chép để còn nêu cao uy phong quân đội ,vì vậy nếu muốn biết sự thật thì tự tìm hiểu hoặc thảo luận như ở đây chẳng hạn, cũng cần nói một điều rằng người lính là những người chịu nhiều gian khổ mất mát, đau thương và hy sinh nhất nhưng công lao của họ không được đánh giá đúng mức hoặc không được nhắc tới trong sử sách thì đó là một điều thiệt thòi và thực sự có nhiều ấm ức, tuy nhiên điều đó cũng chẳng hề gì, hy sinh thân mình còn không tiếc, sá gì ba cái chuyện vặt vãnh. Khi nào hiểu được rằng vinh quang của người làm tướng được xây dựng bằng xương máu người lính thì người còn sống sẽ thấy rằng mình còn quá may mắn so với đồng đội đã nằm thối rữa giữa hàng rào dây thép gai .

Cái này thì bố cháu cũng nói từ lâu rồi. Nhiều lần cháu gợi chuyện mà cụ có bao giờ kể đâu vì cụ bảo nói ra cũng chẳng giải quyết chuyện gì. Những gì cháu lượm lặt được và kể trong topic này là cả 1 quá trính "chém gió, ném đá" cụ mới chịu nói đấy bác ạ.

Trích dẫn
Có một số địa danh cần nói rõ là khu suối thối có lẽ nằm ở khu vực bệnh viện 139 ở Con Cuông thì đúng hơn, Nọng Hét thì ở biên giới, Bản Ban là ngả ba đường 7 và đường 6, hậu cứ các đơn vị tham gia CD139 phần lớn ở đây, từ Bản Ban vượt đèo Bưởi đèo Phỉ vào ngã ba Nọng Pẹt từ đây có nhánh về Xala Phukhun( đường 13) đi Viên chăn hoặc lên luang prabang.  Từ Nọng pẹt rẽ trái là vào trung tâm CĐC. Từ CĐC vào Long chẹng khoảng 60 km đường chim bay. đi bộ trèo đèo lội suối nhanh cũng mất vài ngày, năm 72 ta mới làm đường tạm vào đến Sa pan.

Suối Thối theo bố cháu nói thì nằm ở thượng nguồn sông La (hay Lam)  , suối này vố trong lành nhưng bộ đội ta khi đóng quân 2 bên suối gặp gió Lào nóng quá ăn không được nên đổ cơm canh xuống suối, lâu ngày khiến suối có cái mùi thối khăn khẳn mà thành tên.

@Bác tai_lienson, bác Lixeta: cháu sẽ hỏi lại bố cháu mấy bài hát đó.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #95 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 09:57:26 am »

[quote author=tai_lienson
... nhại bài Hành quân lên tây bắc :sung sướng biết bao được hành quân ra Bắc , đồng bào thắc mắc sao các anh lại về..........vì sốt rét nên tôi lại về ..sao thằng cháu tôi không thấy về ..vì nó có tinh thần cao..sốt  rét xong nó vào ..dự chiến dịch mùa khô...

[/quote]
*********************88
 Tôi có nhớ bài hát " chế " này , còn có đoạn :
 ...đồng bào thắc mắc sao các anh lại về . Sốt rét chúng tôi mới về . Nói phét , các anh trốn về , ...éo tin thì thôi . Sao thằng cháu tôi không thấy về . Vì nó tinh thần cao ...
 Chẳng biết bài hát xuất xứ từ đâu , nhưng cứ lan truyền , bọn nhóc chúng tôi nghêu ngao theo nhau hát, những lúc tụ tập chơi cù hầm , hay đánh khăng ..., bị người lớn quát cho liên tục .
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #96 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 10:17:31 am »

Trận đánh  SBBA thì chắc chắn là có (Rx đã trích dẫn). Về cái ý số quân ta tổn thất bị giặc chôn tập thể , nếu có điều kiện nên truy vấn kĩ về tay trung sỹ quân y địch để tìm ra nơi chôn cất, (có ai có thể biết về số phận các tù binh người Lào cũ không nhỉ). điều này rất quan trọng, biết đâu với những thông tin của chúng ta trên topic này sẽ tìm ra manh mối cung cấp cho các đội quy tập để có thể đưa được hài cốt của các anh ấy về quê.
 Về cách hỏi chuyện thì đấy là tôi ví dụ để các bác ấy dễ liên tưởng thôi, có nhiều cách mà, nhưng dù là đặc công hay bộ binh, các ông chính trị viên đều phải kè kè cái đài O ri on ton dưới nách, chỉ trường hợp hết pin chứ không đến nỗi thiếu thông tin đâu.
  
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #97 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 10:24:55 am »

Trận đánh  SBBA thì chắc chắn là có (Rx đã trích dẫn). Về cái ý số quân ta tổn thất bị giặc chôn tập thể , nếu có điều kiện nên truy vấn kĩ về tay trung sỹ quân y địch để tìm ra nơi chôn cất, (có ai có thể biết về số phận các tù binh người Lào cũ không nhỉ). điều này rất quan trọng, biết đâu với những thông tin của chúng ta trên topic này sẽ tìm ra manh mối cung cấp cho các đội quy tập để có thể đưa được hài cốt của các anh ấy về quê.
 Về cách hỏi chuyện thì đấy là tôi ví dụ để các bác ấy dễ liên tưởng thôi, có nhiều cách mà, nhưng dù là đặc công hay bộ binh, các ông chính trị viên đều phải kè kè cái đài O ri on ton dưới nách, chỉ trường hợp hết pin chứ không đến nỗi thiếu thông tin đâu.
  

Ông CTV đơn vị bố cháu thì ... có chuyện này hơi nhạy củm, cháu không kể trên này được.
Sô thương vong trận đấy, sau này bố cháu cũng không biết là quy tập kiểu gì vì như đã nói, bố cháu nằm tại trậm phẫu trung đoàn khoảng 1 tháng thì được chuyển về hậu phương để điều trị tiếp (tự đi bộ về chứ có ai khiêng đâu), sau đó mới quay sang đánh tiếp 74B.
Các chi tiết mà bác hỏi, thật sự là bố cháu khó nhớ đấy vì ngay như năm nào đánh cao điểm nào cụ cũng còn nhớ trùng vì ở Lào có cái trò năm trước đánh, giao lại cho Pathet Lào thì năm sau lại phải đánh lại, nhiều khi 1 đơn vị đánh 1 chốt 2 năm liên tục nên nhầm lẫn lung tung. Bố cháu bảo hồi trước cụ cũng ghi nhật kí nhưng rồi bị mất nên giờ rất khó xác định. Cháu đang nhờ cụ liên lạc lặi với 1 bác là anh kết nghĩa ở Thanh Hóa để đối chiếu thông tin thì cụ gạt đi bảo là "Ui giời, để làm cái gì"
Bác chịu khó đợi vài hôm, để bố cháu từ từ nhớ lại xem còn chi tiết nào liên quan đến trận này không nhé vì dù gì cũng đã 40 năm rồi, không thể nhớ chính xác từng chi tiết nhỏ nhặt như hạt ngô được đâu bác ạ.
Logged
Trần Vinh
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #98 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 08:26:10 pm »

Không "đểu" thì làm sao Thái có thể  giữ được độc lập trong khi toàn bộ Đông Nam Á rên xiết dưới gót dày thực dân hả bác?  Thế yếu thì phải lựa cơm gắp mắm. Vua mà giữ được nước và tránh được vạ cho dân là vua giỏi, đáng tôn trọng.

Thái không độc lập, chẳng qua nó là 1 dạng thuộc địa Anh, nhưng vì Anh có quá nhiều thuộc địa nên chưa kịp khai thác Thái.
Chẳng qua Thái quỳ gối quá nhanh và bọn thực dân lại chưa cần khai thác Thái, đó không phải là "độc lập".

Đối với bọn thực dân thì không phải cứ đều là được, phải mạnh mới được:

Trước thời có Liên xô, thực dân làm mưa làm gió trên toàn thế giới, chỉ có mỗi Nga là chúng không thể đô hộ được, nên chúng không ngừng nghỉ tìm cách diệt Nga và cướp tài nguyên Nga (như chúng đã làm thành công tại Bắc Mỹ, Úc,...), chiến tranh Nga - Pháp, CTTG1, Ct Nga - 14 nước phương Tây, CTTG2 là nhằm mục đích đó.

Sau CTTG2 LX trở nên mạnh, bọn thực dân không còn giữ thế độc quyền về vũ khí nữa, thời đại mà chúng dùng đại bác với pháo hạm để đi ăn cướp những nơi chỉ có cung tên giáo mác đã hết, chúng đành phải từ bỏ rất nhiều thuộc địa.

Đểu kiểu nào cũng không qua mặt thực dân (Ăng-lô xắc-xông và Gô-loa) được, chỉ có súng đạn mới có thể làm cho chúng hiểu ra vấn đề được

1946-1954, 1954-1975 ở VN cũng vậy, chỉ có súng đạn mới làm cho bọn thực dân Gô-loa và Ăng-lô Xắc-xông hiểu ra vấn đề.
Logged
codo
Thành viên
*
Bài viết: 95


« Trả lời #99 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 04:48:28 am »

he he he,,,bác này công nhận vui tính hết sức Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM