Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:32:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cánh đồng Chum  (Đọc 96049 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #60 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 12:12:18 pm »

Rất có thể phụ huynh lome some có một chút nhầm, địa bàn đồng chum trống trải như bạn thấy trong ảnh, vì thế ông già bạn không thể đi lạc xa đến vậy, vì thế tôi cho rằng trận đó là ông tham gia đánh phu Then- Bom lọng. các tình tiết trận đánh như đặc công đánh bị lộ. sau đó chờ bộ binh vào tiếp quản không kịp đều trùng hợp, ở đó núi rừng trùng điệp nên chuyện đi lạc là chuyện thường, khu vực Bom lọng cũng được tính như mặt trận cánh đồng chum, có thể vì thế mà ông có chút nhầm lẫn, điều đó không có gì lạ, chỉ duy nhất chiến công của họ sẽ tồn tại mãi trong trí nhớ của chúng ta.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #61 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 02:34:25 pm »

Rất có thể phụ huynh lome some có một chút nhầm, địa bàn đồng chum trống trải như bạn thấy trong ảnh, vì thế ông già bạn không thể đi lạc xa đến vậy, vì thế tôi cho rằng trận đó là ông tham gia đánh phu Then- Bom lọng. các tình tiết trận đánh như đặc công đánh bị lộ. sau đó chờ bộ binh vào tiếp quản không kịp đều trùng hợp, ở đó núi rừng trùng điệp nên chuyện đi lạc là chuyện thường, khu vực Bom lọng cũng được tính như mặt trận cánh đồng chum, có thể vì thế mà ông có chút nhầm lẫn, điều đó không có gì lạ, chỉ duy nhất chiến công của họ sẽ tồn tại mãi trong trí nhớ của chúng ta.

Chắc không nhầm bác ạ. Chuyện này cháu nghe kể từ hồi còn bé tí đến giờ, rõ ràng cụ nói là sân bay BA. Cháu cũng hỏi đi hỏi lại nhiều lần trước khi đưa thông tin này lên QSVN (trong topic về Đặc công cũng nói qua rồi). Hơn nữa, về thời gian đánh thì bố cháu nhớ là 12-13/2 trong khi sách của RX nói là 11-12/2, cũng không lệch quá vì nếu tính thời gian bắt đầu xuất quân và nâng đội hình trong đêm 11 và cả ngày 12, đêm 12 đánh, rạng sáng 13/2 bị lộ thì cũng phù hợp.


Chuyện đi lạc thì đơn giản thôi bác. Bị thương đứt gân ngón chân cái, mang trên mình đầy đủ quân trang quân dụng bộ binh (băng đạn, đạn rời, xẻng, lự đạn, thủ pháo, AK, mũ sắt...) vì sợ 2 lẽ: gặp địch không có cái để đánh mà về đơn vị mất thì có khi bị kỷ luật. Mấy hôm đầu cắt phương vị đêm đi ngày nghỉ nhưng nhìn lá cây lấp loáng tưởng có người phục nên chuyển hướng đi, rốt cuộc cứ lòng vòng mất mấy hôm. Sau đuối quá hóa liều thì bố cháu chuyển sang đi vào ban ngày. Chi tiết chắc hôm này mời bác haanh đến nhà nghe bố em kể lại và nhớ cùng với ...

@bác Tai_lienson: cháu sẽ hỏi bố cháu xem sau trận đánh thì cụ thể việc quy tập xác liệt sỹ thế nào. Từ trước tới giờ cháu chưa nghe kể.

Cũng xin cám ơn các bác, nhờ vụ này mà cháu biết thêm được những thông tin về trận đánh đó và 1 số trận khác.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2010, 02:48:46 pm gửi bởi lonesome » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 02:42:45 pm »

Cái này cho vào đây có khi không phải (đây là chỗ của pháo), nhưng tiện có chuyện đặc công, xin nhờ chỗ, gọi là "mở rộng tầm mắt". Anh bạn tôi, q.trung biết rồi, vừa nhặt được một mẩu về đặc công, cũng là chuyện của phụ huynh.

Xin trích lược bài viết của cụ Dương Cự Tẩm về xuất xứ của bộ đội đặc công trên chiến trường Nam bộ.

“Không biết nguồn gốc bộ đội đặc công có từ đâu, chứ ở Trà vinh và Liên trung đoàn 109-111 thì bắt đầu từ “nghề nghiệp” của anh Quý đen này”.

Tới tháng 1 năm 1950, bộ đội Trà vinh vẫn chưa có hỏa lực công đồn. Bằng cách nào để đánh địch trong công sự vững chắc là nỗi trăn trở của Liên trung đoàn 109-111 (LTĐ). Hồi đó chiến thuật “nở hoa trong lòng địch” chưa hình thành. LTĐ “tìm” được anh Quý Đen . Anh Quý ngoài 30 tuổi, dáng đi nhẹ như mèo, vốn là dân trộm siêu hạng, chưa bao giờ bị bắt. Khi Việt minh giành chính quyền, anh Quý ra đầu thú, xin bỏ “nghề” và được cấp 15 công ruộng làm ăn.
LTĐ đề nghị anh Quý “biểu diễn”, với “đề bài” là vào đồn Đôn Châu lấy ra một món đồ trên bàn sếp đồn. (Đồn Đôn Châu là một căn cứ mạnh, trinh sát ta không có cách nào vào được). Tối hôm đó, 2 trinh sát giỏi nhất của LTĐ đi cùng anh Quý. Tới hàng rào, 2 trinh sát theo dõi anh Quý đột nhập. Tới 3 giờ sáng, bị vỗ vai, 2 trinh sát mới giật mình, không biết sao anh ta đi êm quá vậy. Anh Quý nộp cây viết máy Pác-ke của đồn trưởng Đôn Châu cho LTĐ. LTĐ đãi anh thịt gà xé phay, cá nướng rau sống cuốn bánh tráng.

Sau 2 ngày thuyết phục, anh Quý đồng ý “truyền nghề” cho LTĐ. Ban đầu, anh chỉ dậy 2 học trò với điều kiện phải cùng ăn cùng ở với anh. Việc huấn luyện được giữ bí mật cả trong đơn vị và địa phương. Sau một tuần trăng tối, anh Quý báo cáo với LTĐ “hai anh này trẻ mà chịu khó lắm, nếu thực hành nhiều chắc hơn tui”. Rồi anh Quý tiếp tục huấn luyện và cuối cùng đã xây dựng được một “đội trinh sát đặc biệt” cho LTĐ.

Trở lại chuyện đồn Đôn Châu. Khi bị mất cây viết máy, viên đồn trưởng biết có đột nhập, liên tục kêu cứu chi viện. Tới ngày thứ tư, y đột ngột bỏ đồn rút quân về Cầu Ngang trong hoàn cảnh không có sự chi viện của Trà vinh. Đó là sơ hở của ta.

-Sau này anh Quý tiếp tục làm việc cho Tỉnh đội Trà vinh và tham gia công tác tới thời kì chống Mỹ.
-Liên trung đoàn 109-111: được sáp nhập vào cuối năm 1949, gồm E 109 tức Chi đội hải ngoại Trần Phú, E 111 chủ lực tỉnh Vĩnh long, D 308 chủ lực Khu 8.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #63 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 02:50:20 pm »

Bác vitinh có thể tham khảo topic này: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1235.0.html
Về CDC trên QS cũng có 1 topic này, các bác fghes xem thử có thông tin gì thì giúp cho : http://www.quansuvn.net/index.php/topic,2214.0.html
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #64 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 04:07:17 pm »

Các ảnh trên là ảnh quân của Lực lượng đặc biệt Vàng Pao đang được không vận ra Cánh đồng Chum, Xiêng khoảng Lào. Tại Lào ,từ năm 1968 trở về trước chiến sự bình thường ,sau Mậu Thân địch mới bắt đầu xua quân mở chiến dịch Cù kiệt ( Rửa hận ) lấn chiếm vùng giải phóng Cánh đồng chum. bắt đầu từ đây là cuộc chiến khốc liệt giành giật vùng đất chiến lược này, đây là ghi chép chính thức về thời kì này:
 " Ở Lào: Thông qua việc nắm Phu Ma và chính phủ tay sai với nhãn hiệu "liên hiệp trung lập", Ních-xơn chủ trương tiếp tục kéo dài và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thực dân mới, ra sức củng cố và phát triển quân ngụy, Lào thực hiện kế hoạch bình định quy mô lớn, đánh phá ác liệt vùng giải phóng, hỗ trợ cho "Việt Nam hoá chiến tranh" và tạo thế liên minh khu vực.
Trước khi ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền Nam Việt Nam, năm 1969 quân ngụy Lào được Mỹ trực tiếp chi viện, đã tập trung lực lượng gồm 22 GM Lào và 33 tiểu đoàn Thái Lan, tăng cường cho lực lượng Vàng Pao tổ chức cuộc hành quân "Cù Kiệt" lấn chiếm lại Cánh Đồng Chum-Mường Sủi cùng với việc giành giật lại cao nguyên Bô Lô Ven. Vùng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum-Mường Sủi từ năm 1969, bạn và ta giành đi giật lại với địch nhiều lần. Mùa khô, bạn và ta làm chủ. Mùa mưa thì địch lấn chiếm. Đây là chiến dịch lớn: Ta có 3 sư đoàn (312, 316, 335) do đồng chí Lê Trọng Tấn chỉ huy, coi như bước tập dượt trước chiến dịch tiến công chiến lược năm 1972.
Sau khi thống nhất phương án, kế hoạch tác chiến, ngoài lực lượng quân tình nguyện tại chỗ, Cục Tác chiến đã tham mưu giúp Bộ Tổng Tham mưu điều động thêm lực lượng bộ binh, pháo binh, xe tăng cùng lực lượng bạn thực hành chiến dịch tiến công tiêu diệt địch ở khu vực Cánh Đồng Chum-Long Chẹng, thu hồi Cánh Đồng Chum-Mường Sủi, giải phóng Xảm Thông.
Sau khi giải phóng Cánh Đồng Chum-Mường Sủi lần thứ hai, Bộ Tổng Tham mưu ta đã bàn bạc với bạn tổ chức chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum năm 1972.
Cùng thời đoạn, ta mở chiến dịch tiến công chiến lược 1972 ở Nam Việt Nam và chiến dịch phòng không chống cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội-Hải Phòng thì ở Cánh Đồng Chum, quân tình nguyện ta và bạn, đã triển khai chiến dịch phòng ngự có ý nghĩa chiến lược chống quân ngụy Lào-Thái Lan.
Đồng chí Đoàn Thế Hùng-Cục phó Cục Tác chiến, và cán bộ bộ phận theo dõi chiến trường Lào đã tham mưu giúp Bộ Tổng Tham mưu giúp bạn và chỉ đạo các đơn vị tình nguyện của ta hành quân sang giúp bạn làm phái viên và tham gia công tác tham mưu chiến dịch. Tư lệnh chiến dịch là đồng chí Vũ Lập, Chính ủy là đồng chí Lê Linh. Địch dùng 18.400 quân (8GM và 9 tiểu đoàn đặc biệt của quân khu 2, 2 GM của quân khu 1 và quân khu 2 ngụy Lào tăng cường 18 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh của Thái Lan).
Về ta: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148 Sư đoàn 316; Trung đoàn 866 quân tình nguyện, Trung đoàn 355 Quân khu Tây Bắc, Trung đoàn 88 Sư đoàn 308) cùng các đơn vị binh chủng tăng cường.
Chiến dịch diễn ra trong 179 ngày (từ 21.5-15.11.1972) gồm 4 đợt đợt 1 : Từ 21-5 đến 10-8 đánh địch tiến công khu trung gian; đợt 2: Từ 1-8 đến 10-9 đánh 40 tiểu đoàn địch và quân đổ bộ đường không, phản đột kích đánh bại cánh quân chủ yếu; đợt 3: Từ 11-9 đến 30-9 ta phản đột kích lần thứ 2 giành chủ động trên chiến trường; đợt 4: Từ 1-10 đến 15-11-1972 đánh bại hoàn toàn chiến dịch tiến công lớn của quân ngụy Lào-Thái Lan). Tổng cộng ta loại khỏi vòng chiến đấu 5.607 tên địch, bắt 179 tên, đánh thiệt hại nặng 3GM, 3 tiểu đoàn Thái Lan...
Sau chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum mùa khô 1971-1972 thắng lợi, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là một chiến dịch phòng ngự bài bản, có quyết tâm sớm, chuẩn bị kỹ, thiết bị chiến trường hợp lý, buộc quân ngụy Lào thất bại ở khắp nơi (cả Bô Lô Ven) phải quay về bám giữ đường số 13.
Trước thất bại hầu như không gượng nổi trên toàn bộ chiến trường xu hướng đàm phán giải quyết hoà bình vấn đề Lào tăng lên. Ních-xơn buộc phải để cho Phu Ma công khai đề nghị ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thổ Lào có quốc tế giám sát và đồng ý lấy đề nghị 5 điểm của Pa-thét Lào làm cơ sở thương lượng về giải pháp hoà bình ở Lào, được Pa-thét Lào nhất trí cử đại diện đến Viên Chăn đàm phán (22-12-1972). Đàm phán mãi cho tới khi mọi cố gắng của Mỹ trên chiến trường toàn Đông Dương, nhất là ở Việt Nam đều thất bại, buộc phải ký Hiệp định Pa-ri, thì Hiệp định Viên Chăn về Lào mới được ký vào ngày 21-2-1973.
Đây là bước thất bại cơ bản nhất của Mỹ ở Lào. Hiệp định “lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc" ở Lào, thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Chấm dứt mọi hoạt động quân sự xâm lược của Mỹ, rút hết quân Mỹ và Thái Lan ra khỏi Lào. Hiệp định thừa nhận 2 vùng thuộc quyền quản lý tạm thời của hai bên Lào, vấn đề nội bộ Lào phải được giải quyết trên tinh thần hoà hợp dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, không bên nào cưỡng ép thôn tính bên nào. Việc ký hiệp định về lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào đánh dấu sự thất bại của chính sách "Lào hoá chiến tranh" của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, tạo điều kiện cho cách mạng Lào chuyển sang giai đoạn đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn. "
 Các bạn có thể sang topic " Từ Hoa ban Cánh đồng chum....." để xem những hồi ức của tôi đồng thời xem một số ảnh khu vực này.

Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 04:43:18 pm »

Lone some: Cao điểm 1900 ở gần Sảm thong, nhìn vào bản đồ của Rồng xanh sẽ thấy nó cách trung tâm đồng chum chừng 40,50 km. Có một chi tiết nữa bạn cần biết là sau khi ta nổ súng tấn công, do biết là không thể chống cự được nên Vàng pao đã hạ lệnh rút quân trên toàn tuyến để bảo toàn lực lượng người Mẹo vốn rất ít ỏi, sau trận này nghe nói Hoàng thân Xu pha nu vông đã bật khóc khi biết người Mẹo bị chết nhiều quá, vì bị lạc nên phụ huynh của bạn không biết là cứ ban ngày đường lớn mà đi cũng không sao vì nó chạy đúng nghĩa là như vịt, còn chi tiết cái mũ sắt ấy mà, chắc cụ nhớ như hồi ở ngoài Bắc chứ vào đánh nhau, mà lại là đặc công (kể cả bộ binh) mà đeo cái của nợ ấy  vào chiến trường thì  nặng lắm, chúng tôi là lính pháo, có xe xích cõng hộ cũng chỉ có một hai chiếc dùng làm cối giã gạo làm bún ăn , về sau cũng vứt hết .
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #66 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 08:31:36 pm »

Cháu xin trẩ lời nhanh bác qtrung về cái mũ sắt: ĐC đúng là hay dùng cách đánh ít người, trang bị đơn giản nhưng cũng có trận phải mang trang bị BB đủ để đánh và sau đó giữ chốt giống như trận BA. Theo bố cháu kleer từ trước, không nhờ cái mũ sắt đó thì số thương vong của ta còn cao hơn vì đội hình bị kẹt dưới rào cả 1-2 tiếng, chịu trận bao nhiêu là loại hỏa lực từ các hầm hào và ụ súng bắn ra.
Vê chuyện tan hàng của lính VP thì chắc bác tình từ sau ngày 20/2 là ngày ta tổng tiến công để chiếm lại CDC chứ trận bố cháu đánh là trước các bác 1 tuần. Lúc đó lại đang ở trong thế bị thương, lạc đơn vị, không biết tin tức gì thì làm sao có chuyện đi ban ngày được bác. Nói dại, lúc đó bố cháu mà đi ban ngày từ 12-13/2 thì có khi giờ không có cháu ngồi đây hầu chuyện bác đâu ạ.
Chi tiết trận đánh đó thế nào, cháu sẽ thu xếp 1 bữa để anh Haanh và nếu được là thêm 1 vài bác CCB ở TPHCM đến nhà cháu chơi và nghe bố cháu kể trực tiếp thì sẽ cụ thể hơn.
Mấy hôm trước khi cháu khoe với bố cháu là trên QSVN có 1 bác CCB pháo binh cùng đánh CDC thời gian của bố và có fdasnh sân bay BA, bố cháu đã bảo ngay:"Chăsc là lực lượng đánh sau bố" và lan man 1 hồi cụ bảo "pháo binh hay bộ binh thường họ không hiểu ĐC bọn bố đánh thế nào đâu. Trinh sát mà còn không hiểu nữa là". Tiếc là bố cháu lại không thích tham gia mạng mẽo nên từ lâu rồi không chịu vào TTVNOL và QSCN sau này.
Các tồn nghi của bác sẽ nhờ các bác CCB QK7 hỏi hộ vậy.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #67 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 11:40:22 pm »

Mấy trang lịch sử TRung đoàn Thành đồng Biên giới, xuất bản năm 1982, đoạn có liên quan đến trận chiến bản Áng

Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #68 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 11:41:27 pm »

Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #69 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 11:41:46 pm »

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM