Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Tư, 2024, 09:37:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ (phần 4)  (Đọc 254987 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #420 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 10:05:16 am »

rambo đểu trên phim phải nể



dạ nếu được xin các chú các bác cho chúng cháu tuyên truyền chút đỉnh, vì thanh niên giờ là khoái phim Mỹ lắm Smiley

Rambo trong phim Mỹ chỉ bản sao của chú này thôi Kebaothu ạ.Vì tấm ảnh này theo chú DK1278 nói thì chụp hồi năm 81-82 gì đó. Còn Rambo của Mỹ đến mãi sau này mới bắt chước theo thôi.
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #421 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 10:56:29 am »

-Mời các bác trong thớt hươu và tiểu đoàn habi sang ngay quán nước ta bàn chuyện liên hoan khen thưởng ,tổng kết cuối nam nào  Grin
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23370.new.html#new
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #422 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 08:33:09 am »

DK1278 xin chào chủ thớt "Hưu cao cổ"

Bác Lamlinh ơi....! bác nhận làm chủ thớt chương này sao bác để nguội lạnh thế..?
chắc công việc cuối năm cũng hơi bận rộn thì phải...?
Nhưng cũng cố gắng khuấy động phong trào lên tí chứ bác...

Thân chào.

 
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #423 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 11:42:10 am »

DK1278 xin chào chủ thớt "Hưu cao cổ"

Bác Lamlinh ơi....! bác nhận làm chủ thớt chương này sao bác để nguội lạnh thế..?
chắc công việc cuối năm cũng hơi bận rộn thì phải...?
Nhưng cũng cố gắng khuấy động phong trào lên tí chứ bác...

Thân chào.

 

DK1278 thông cảm vì công việc cuối năm dồn dập,kiểm kho,quyết toán, chuẩn bị hàng phục vụ tết và các vụ liên hoan họp mặt cho nên con hươu nó dài cổ thêm ấy mà. Grin  Cheesy Grin
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
nguyenhoangtuan
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #424 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 05:21:31 pm »

nhân dịp năm mới KÍNH gởi đến Gia Quyến các bác lời chúc Dồi Dào Sức Khoẻ,An Khang Thịnh Vượng,các CCB đạt nhiều Niềm Vui Trọn Vẹn nha. ! Kính !
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #425 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:05:38 am »

Kính chào bác Lamlinh31278. Đang giờ nghỉ giải lao ở cơ quan, lang thang và bước đại vào ngôi nhà ồn ào của bác. Sướng thật, toàn những tay tổ chiến trường, từ trang 42, bác có loạt ảnh quí quá mà thấy thân thương, một thời vừa gần vừa xa. Trang 1, Bác có nói đến chiến trường Siemreap, chắc máu lửa lắm phải không? Không biết cụ thể khu vực nào. thời gian nào nhưng có lẽ lúc đó tôi đang là anh lính nhọ đít ở ngay thành phố, gần cầu Xihaluc. Thấy nhà còn khá rộng, tôi mạo muội gửi vào bác mấy dòng: Một đêm mưa lớn tôi cùng trung sỹ Minh ban hậu cần, lặng lẽ dời Phnompenh trên đầu tàu kéo một đoàn xà lan của tiểu đoàn 25 xuôi dòng tonlesap hướng Biển hồ, đêm hôm sau thì tàu cặp bến. Lại những bỡ ngỡ và khám phá, điều đầu tiên ghi nhận: Biển hồ mông mênh không nhìn thầy bờ bên kia với chiều dài chừng 100km, chiều ngang 30 km, là một vùng trũng sâu trong nội địa, một kho vựa vàng mỗi mùa nước nổi. Diện tích mùa nước nổi lớn gấp năm lần mùa cạn, lòng hồ là cây sú, vẹt cổ thụ, cá dày đặc, rắn rùa, trăn, khỉ, chuột và các thú rừng phải đeo trên ngọn cây ăn nhau để sống, người dân săn bắt về đổi  cho đơn vị với mỗi ký rắn, trăn, khỉ lấy một ký gạo (đơn vị chuyên vận tải lương thực, thực phẩm, quân tư trang cho mặt trận 479 nên có gạo rơi vãi gom lại đổi sản vật Biển hồ, các đơn vị khác muốn thu gom trăn cũng khó vì ngư dân biển hồ rất cần gạo, mà các đơn vị không có gạo dư và không có tiền Riel vì Bạn chưa phát hành tiền tệ) thời gian đó người dân rất thiếu lương thực vì sản phẩm nông nghiệp ít ỏi từ lao động khổ sai của nhân dân đã bị chính quyền Khơ me đỏ chở hết cho Trung Quốc đổi vũ khí và các hàng hóa khác
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:12:53 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #426 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:06:36 am »

. Ngư dân Biển hồ lam lũ cực khổ, trong đó có khá nhiều ngư dân Việt Nam từ các tỉnh miền tây nhập cư nhằm khai thác nguồn lợi thiên nhiên mùa nước nổi. Nghỉ hai ngày ở trạm SiemReap. Buổi sáng ngày thứ ba, đại úy Kiên trạm trưởng cùng thượng úy Hậu chính trị viên, thượng sỹ Hóa cơ yếu họp với đoàn công tác trao đổi tình hình chung và thống nhất kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của trên giao. Riêng tôi nhận bàn giao trăn sống vì tôi quản lý kỹ thuật. Mấy ngày nay cũng đang phân vân sao không thấy con trăn nào? Mà chỉ thấy khỉ, vì trong khuôn viên trạm là một khu biệt thự cũ khá rộng có nhiều cây và cọc gỗ xung quanh một cái ao lớn, tất cả đến vài trăm con khỉ bị cột từng con bởi một dây leo rừng với đặc điểm phần lớn số con cháu họ tôn ở đây không còn răng vì già quá (trước tới giờ người dân không khai thác loại này, nhất là người theo hindu giáo rất coi trọng con khỉ vì nó là Hanumanu, hình ảnh hóa thân của nữ thần Kalia  giúp Rama hóa thân của Visnu, thần sáng tạo vũ trụ chiến thắng quỉ dữ Ravana). Tôi theo trạm trưởng vào một cái kho khoảng hai trăm mét vuông rất kín và tối, cánh cửa vừa mở, tôi muốn ngất xỉu bởi mùi tanh lợm, nhìn kỹ toàn bộ nền xi măng trong kho, trăn nằm xếp lớp gần kín sàn lim dim ngủ, bên cạnh chúng là những khối tròn tròn, những cái xương bé xíu, nhìn kỹ mới phát hiện ra đó là chất thải của trăn
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #427 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:07:37 am »

. Sau này lúc nấu cao tôi mới hiểu, khi mùa nước nổi, trăn nuốt ba đến năm con chuột rừng vốn rất sẵn trên ngọn sú vẹt tránh lụt để sống hết mùa mưa mà không cần ăn uống thêm, giống như loài gấu bắc cực trong mùa đông miên. Trăn lớn chừng gần hai chục kg, con nhỏ bảy tám kg. Khi nhận nhiệm vụ ở binh trạm bộ, tôi nghĩ nhận lệnh thì đi chứ lấy đâu nguyên liệu mà nấu tới một trăm kg cao, hồi nào đến giờ nghe người ta nói lạng cao chứ có ai nói tới tạ cao đâu. Nhưng nếu nhiều trăn thế này thì có chuyện rồi. Hỏi đại úy Kiên: bao nhiêu tạ trăn hả thủ trưởng? Gần hai tấn đấy! đồng chí cứ nấu rồi sẽ thu đổi bổ xung mỗi ngày. Trời ơi!...Hy vọng về trạm xá trung đoàn xa vời hơn nữa rồi. Tuy nhiên công việc lúc đầu còn đơn điệu nhưng sau vài chảo cao thành công thì tôi lại cảm thấy cuốn hút lạ. Bởi chuyện nấu cao cũng chỉ mới được các thầy đông y dạy lý thuyết ở trường và một lần duy nhất là nấu cao lỏng lạc tiên (dây chùm bao) ở thành Tuy Hạ lúc thực tập dược liệu. Trong đợt công tác này tôi chỉ theo dõi kỹ thuật, các công việc khác do chiến sĩ trong đoàn đảm nhiệm như vào rừng lấy củi, chuẩn bị nguyên liệu, thực hiện quá trình nấu.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #428 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:08:59 am »

. Đây là những công việc khá vất vả, ai cũng mệt nhưng vẫn tếu và vui đùa chọc ghẹo nhau, nhất là thiếu úy khánh bị chọc nhiều nhất khi có đồng đội nói “Bổ củi đốt lò mệt bỏ mẹ mà ông khánh lúc nào cũng cười” Vậy mà suýt chỏang nhau vì nụ cười này là do hàm răng trên của anh Khánh lúc nào cũng lộ ra khỏi môi như cười nhưng thực ra là hàm răng hô và sau này anh có hỗn danh (Khánh vổ). Với qui trình: thịt trăn bỏ nội tạng lau khô máu, chặt khúc (lúc này nhìn giống khúc vỏ xe máy) rồi cho vào chảo nấu. Nói thêm! thịt trăn trắng thơm rất ngọt, sau khi nấu một giờ đồng hồ, anh em vớt ra vài khúc, cao sạch vảy, bóc da thái chỉ, thịt xé phay trộn gỏi nêm hạt tiêu, bột ngọt, mắm kem, ngò gai, ăn ngon tuyệt vời, còn gan trăn to bằng ngón tay cái tròn dài chừng 25cm màu nâu nhạt. xào với trái mướp hoặc dưa leo nếm vào ngon quên chết. Mật trăn được cột thành chuỗi treo lên cho se khô tránh thối mốc để chờ ngày thứ ba khi cô đặc cao,  chích dung dịch mật, pha thêm ít rượu cho lỏng rồi đổ vào cao. Trong thời khắc ấy cả chảo cao ánh lên màu sắc cầu vồng rất đẹp, đây là thời điểm quyết định chất lượng, thậm chí sự thành bại của mẻ cao do vậy cần có hai chiến sĩ có sức khỏe tốt đứng hai bên chảo dùng xẻng đảo liên tục 20 phút mới kết thúc để đảm bảo độ dẻo của cao phải đồng nhất, tránh lỏng quá, tránh khê cháy.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #429 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:10:04 am »

. Sau đó đổ ra khuôn gỗ có độ dày 5cm, diện tích 20cm2 thoa mỡ trăn mặt trong khuôn, để dưới nền sàn gạch bông nền nhà qua một lớp bóng kính mát lạnh là đông cứng nhanh chóng. Với kích cỡ khuôn như vậy để sau dễ chia cắt. Mỗi con trăn có hai dải mỡ dài theo thân, nặng chừng một kg, trắng lổn nhổn, không chiên rán thức ăn được vì rất tanh, chỉ để làm nguyên liệu bào chế dầu chữa bỏng. Mỗi  đợt nấu  ba tạ trăn tươi  sau ba ngày ra được ba mươi kg cao tồn tính. Như vậy cứ nấu cứ gửi về binh trạm bộ trong mấy tháng với số lượng cao trăn tồn tính nếu tính đơn vị là tạ thì chắc chắn phải hơn một. Cao khỉ cũng nấu tồn tính với qui trình tương tự nhưng phải xử lý hết nội tạng, óc và tủy xương. Việc xử lý óc khỉ, khi làm thịt con cháu họ Tôn, mấy anh lái xe của trung đoàn 684 và trung đoàn 33 thường đậu xe ngoài bãi bóng đá Siemreap gần trạm chốt, tập trung ở sân biệt thự để chuẩn bị muối tiêu bột ngọt, vắt nhiều chanh một chút và ngồi chờ vạt sọ khỉ múc óc sống ăn và uống rượu chanh Hà Nội. Tôi cũng thử mấy lần nhưng cứ đưa muỗng óc lên tới miệng là mắc ói kể cả khi rót rượu ngập chén đựng óc cho đỡ ghê nhưng cũng không nuốt nổi, sau đó bỏ hẳn ý định ăn óc khỉ. Thẳm sâu đâu đó trong tâm thức, tôi hay bị rơi vào những dòng tư duy miên man thuộc khía cạnh nhân bản, do vậy thấy chuyện dùng loại muỗng nhỏ để ăn hột vịt lộn múc óc khỉ ăn sống trực tiếp từ hộp sọ khỉ cũng là một hành động không nên có. Sau này hàng chục năm, đôi khi ngồi nhìn hoặc chính mình dùng muỗng nhỏ ăn hột vịt lộn, tôi lại thoáng mường tượng đến hình ảnh mấy anh lái xe ăn óc khỉ ngày ấy. Vậy mà tôi được biết người ta có hẳn bộ dụng cụ chuyên dụng trong bữa tiệc óc khỉ với các thao tác chuyên nghiệp độc ác cùng thái độ thờ ơ hãnh tiến của những kẻ lắm của nhiều tiền trong một số nhà hàng sang trọng tại Sài Gòn mới thấy con người cũng lắm nghề chơi man rợ. Trở lại quá khứ, việc thịt khỉ cũng có chuyện cần nhắc tới. Mẻ cao đầu, mấy chiến sỹ thịt khỉ bằng cách cho mấy con vào bao bố cột rộng tiết diện bao rồi dội nước sôi lên bao, khỉ nóng quá kêu chí chóe rồi tự cào cấu nhau nhưng vẫn sống, khi mở bao đưa đi cắt tiết, thấy con nào cũng trắng hếu với làn da mịn màng. Lúc đó trông khỉ rất giống người, mắt chúng nhìn chớp lia lịa van xin tuyệt vọng. Tôi cảm thấy tâm can bất ổn nên quyết định lần sau phải thịt khỉ theo qui trình cổ điển như thịt các loại động vật khác. Cao khỉ cũng nấu tồn tính được tỉ lệ 10%. Hoàn thành công tác nấu cao cho cục vận tải TCHC, tôi đi Sisophon thăm thư trưởng cũ và đồng đội là đồng hương Xuân Thủy - Hà nam Ninh ở trung đoàn 26 thiết giáp QK7 đang tác chiến ở đây, và có lần còn lọ mọ tới chợ nhỏ cửa khẩu Poipet khu các dãy nhà xây bị nham nhở do đạn phía bên đất K... Xin chúc bác Lamlinh và gia đình an khang hạnh phúc, tài lộc, sức khỏe như Rồng thăng trong năm mới.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:22:21 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM