Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:55:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ Tổng Tham mưu Xô-viết trong chiến tranh - Tập 2  (Đọc 109188 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:11:35 pm »

Bộ tổng tham mưu hiểu rõ điều đó nhưng lại cho rằng: nếu tiến công từ căn cứ bàn đạp, chúng ta sẽ không giành được yếu tố bất ngờ, nên đột phá sẽ gặp khó khăn vì quân địch đã chờ sẵn chúng ta chính tại đây và đã chuẩn bị đối phó lại. Bộ tổng tham mưu đề nghị mở mũi đột kích chủ yếu trên hướng Ki-si-ni-ôp: chúng ta sẽ giành được yếu tố bất ngờ tại hướng ấy dễ hơn dù có phải vượt sông Đne-xtơ-rơ, vì chúng ta đã có đủ các lực lượng và phương tiện. Và, nếu chúng ta giành được yếu tố bất ngờ thì vượt sông và đột phá tại đây, theo ý kiến chúng tôi, cũng vẫn dễ dàng hơn mọi nơi khác.

Công tác chuẩn bị các kế hoạch chiến dịch trong nửa cuối tháng Bảy được tiến hành rất khẩn trương và được phối hợp rất chặt chẽ. Chúng tôi đã nghiên cứu tỉ mỉ các lý lẽ của hai bên, song trong khi đang làm việc, chúng tôi còn nhận được của trinh sát nhưng tin tức mới cho phép chúng tôi rút ra kết luận rằng, địch không dự kiến nổi mũi đột kích chủ yếu của chúng ta đánh từ căn cứ bàn đạp Ki-xcan-xki, mà chúng tính toán cho rằng ta sẽ đột kích chủ yếu ở khu vực Ki-si-ni-ốp. Đó là một kết luận quan trọng. Đến đây, Bộ tổng tham mưu rút lui các ý kiến của mình. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của bộ tư lệnh phương diện quân U-crai-na 3 là cần hành động từ căn cứ bàn đạp Ki-xcan-xki.

Trong khi ấy, trên các mặt trận lại xảy ra các sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chiến tranh. Các tin tức thắng trận từ hướng Tây - từ các phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, 2, 1 và từ phương diện quân U-crai-na 1 - gửi về làm nức lòng nhân dân Liên Xô.

Ở phần trên, chúng ta nói rằng các đơn vị của chúng ta đã làm cho Cụm tập đoàn quân “trung tâm” của địch bị thiệt hại nặng và đang lao nhanh tới các biên giới phía Tây của Liên Xô; trên một số khu vực, quân ta đã qua biên giới và chiếm được các căn cứ bàn đạp ở phía Tây sông Vi-xla. Phương diện quân U-crai-na 1 của I. X. Cô-nép lúc này tiến công rất mạnh, đã vượt sông Vi-xla thắng lợi tại Xan-đô-mìa và tiếp tục phát huy chiến quả.

Đã đến lúc cũng phải bàn tới các kế hoạch hành động ở hướng Tây - Nam. Ngày 31 tháng Bảy, tại Đại bản doanh đã tiến hành một hội nghị đặc biệt nhằm xem xét các vấn đề đề chuẩn bị cho bộ đội ta mở chiến dịch I-át-xư - Ki-si-ni-ôp. Được mời về dự hội nghị có nguyên soái X. C. Ti-mô-sen- cô, bấy giờ đang là đại diện Đại bản doanh ở các phương diện quân U-crai-na 2 và 3, tư lệnh các phương diện quân đó cùng các ủy viên Hội đồng quân sự I. D. Xu-xai-cốp và A. X. Giên-tốp.

Hội nghị chú ý tới ý nghĩa đặc biệt của chiến dịch I-át-xư Ki-si-ni-ôp đối với sự phát triển tiếp sau của các sự kiện quân sự-chính trị ở Ru-ma-ni. Các lực lượng vũ trang Liên Xô sẽ giáng một đòn cực mạnh tiêu diệt các lực lượng chủ yếu của địch và do đó sẽ phá vỡ được thành trì vững chắc của chế độ độc tài phát-xít ở Ru-ma-ni.

Đến đây, chúng ta cũng cần nói tới cái “độc đáo” của kế hoạch chiến dịch I-át-xư- Ki-si-ni-ốp. Vấn đề là ở chỗ bộ chỉ huy phát-xít Đức đặc biệt chú ý tới hướng Ki-si-ni-ốp và cho rằng bộ đội ta sẽ mở mũi đột kích chủ yếu trên hướng này. Do đó, chúng đã tập trung tại đây các lực lượng chủ yếu của các sư đoàn thiện chiến nhất của Đức. Chúng bố trí dày đặc trong vùng chiến thuật nhằm bẻ gãy mũi đột kích mạnh nhất của ta ngay trong tung thâm gần nhất. Chúng còn dự tính, khi cần thiết sẽ rút quân về các trận địa đã được chuẩn bị trong tung thâm phòng ngự. Ngoài ra, để chống đỡ lại các mũi đột kích của Hồng quân, trên hướng này chúng còn bố trí cả các lực lượng dự bị chủ yếu của chúng, tất nhiên là không mạnh lắm, gồm 2 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn xe tăng.

Các đơn vị Ru-ma-ni, được trang bị, huấn luyện và cung cấp kém hơn bọn Đức, phòng ngự ở hai bên sườn tập đoàn Ki-si-ni-ốp của địch. Theo tin tức trinh sát cho biết, tinh thần chiến đấu của chúng không cao lắm, nhiều binh lính, thậm chí cả những phân đội có tư tưởng chống đối bọn Đức. Vậy là đã tạo nên một hình thái: khâu yếu nhất trong phòng ngự của địch là hai bên sườn tập đoàn Ki-si-ni-ốp của chúng.

Đại bản doanh đi tới kết luận trong phiên họp rằng, phương án hành động tốt nhất trong trường hợp này là hợp vây và tiêu diệt trong một thời gian ngắn các lực lượng chủ yếu của Cụm tập đoàn quân “nam U-crai-na” của địch ở vùng Ki-si-ni-ôp. Thế hợp vây của bộ đội ta lúc này cho phép đột phá vào phòng ngự quân địch ở hai bên sườn mỏng yếu của chúng, rồi sau đó tiến thẳng tới khu vực Khu-si, Va-xlui. Cô-mơ-rát, thọc sâu vào phía sau tập đoàn chủ yếu của quân Đức hợp vây và tiêu diệt chúng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #71 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:12:28 pm »

Nhiệm vụ chiến dịch-chiến lược của bộ đội Liên Xô là không đánh chiếm thủ đô của Ru-ma-ni, mà hợp vây và tiêu diệt quân Đức ở khu vực Ki-si-ni-ốp. Sau khi đánh tan quân địch, chúng ta sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi để đưa các phương diện quân nhanh chóng thọc sâu vào lãnh thổ Ru-ma-ni và giải quyết các nhiệm vụ tiếp sau, trong đó có nhiệm vụ đánh chiếm Bu-ca-rét và các trung tâm kinh tế, chính trị khác.

Trong trường hợp này, bộ đội ta sẽ tiến công vượt qua “cửa ngõ Phôc-sa-nư”, tức là sẽ tiến công trên một địa hình thuận lợi nhất. Sau đó, bộ đội ta sẽ tiến công trên một chính diện rộng tới Đa-nuýp và biên giới phía Đông Hung-ga-ri, tới tuyến phía Bắc Nam Tư và Bun-ga-ri. Chúng tôi hy vọng kết quả những trận đánh nói trên sẽ làm cho Ru-ma-ni sớm rút ra khỏi cuộc chiến tranh mà họ đứng về phía nước Đức.

Chúng ta đặc biệt chú ý tới những khó khăn, ví dụ: bộ đội Liên Xô liệu có kịp đánh trước, chặn không cho quân địch kịp rút hay không? Tính lô-gích của sự vật nói lên rằng, nếu bọn Phrít-xne phát giác được các ý định của ta, chúng có thể cho các lực lượng chủ yếu của chúng rút về phía sau, tránh mũi đột kích của ta và tổ chức phòng ngự trên tuyến mới. Vậy đến lúc nào thì địch mới có thể nhận ra là bộ đội ta đang chuẩn bị mũi đột kích ấy?

Theo kinh nghiệm chiến tranh, chúng tôi cho rằng chỉ sang ngày thứ hai của chiến dịch, bộ chỉ huy Hít-le mới có thể phát hiện nổi ý định của chúng ta. Điều này rất quan trọng, vì muốn tránh khỏi bị hợp vây, quân địch chỉ phải vượt qua chặng đường có 60-80 ki-lô-mét khi rút về bến vượt sông Rút ở khu vực Khu-si.

Còn các đơn vị đang tiến công của ta muốn chặn đường rút lui của địch thì trước khi đến bến vượt đó lại phải vượt qua một chặng đường dài hơn, khoảng 100 ki-lô-mét. Vì vậy, nếu để bộ chỉ huy Hít-le kịp rút quân của chúng về trước thì kế hoạch hợp vây của chúng ta coi như bị phá sản và yêu cầu phải tiến hành một chiến dịch mới.

Do đó, điều kiện tiên quyết thắng lợi của chúng ta là phải giành bằng được tính bất ngờ và tốc độ tiến công nhanh. Chúng ta phải tiến công trong hành tiến, trong một thời hạn thật ngắn phải chiếm kỳ được các tuyến địa hình có lợi như dãy núi Ma-re, dải cứ điểm phòng ngự thứ hai của địch, không cho địch trụ lại tại đây và tiêu diệt các lực lượng dự bị của chúng mới điều ở tung thâm lên. Ngoài ra, chúng ta phải chiếm bằng được bến vượt qua sông Rút trước khi địch lợi dụng bến vượt đó để rút lui. Tính toán như vậy, chúng ta thấy bộ đội ta phải tiến công với tốc độ trên 25 ki-lô-mét trong một ngày đêm!

Từ đó, đề ra vấn đề yêu cầu bộ đội ta phải hành động có tổ chức: bộ binh phải đột phá nhanh, còn xe tăng phải phát triển đột phá mạnh vào tung thâm và vọt nhanh tới bến vượt qua sông Rút. Vì vậy, chúng ta phải giữ gìn các đơn vị xe tăng, tạo thành một quả đấm tập trung, không được sử dụng phân tán trong quá trình chiến dịch và sau khi chọc thủng phòng ngự địch, các đơn vị xe tăng phải tiến vào chiến đấu ngay. Trong quá trình chiến dịch, chúng ta phải bố trí chiến dịch có chiều sâu để có thể tăng cường được liên tục sức mạnh đột phá.

Đại bản doanh họp, đã thông qua cả quyết định về so sánh lực lượng. Ví dụ, phương diện quân U-crai-na 3 không chiếm ưu thế về lực lượng hơn địch bao nhiêu, về người là 1,2:1, về pháo dã chiến các cỡ - 1,3:1, về xe tăng và pháo tự hành - 1,4: 1, súng máy - 1:1, súng cối - 1,9:1, máy bay - 3:1, với mối tương quan như thế, rõ ràng chúng ta phải bù đắp bằng cách sử dụng lực lượng tập trung trên hướng đột kích chủ yếu.

Đại bản doanh đã quyết định rút bớt lực lượng trên khắp các khu vực thứ yếu ngoài mặt trận để giải quyết vấn đề này. Do đó mặt trận sẽ có hình thái kỳ lạ như sau: so sánh lực lượng của ta trên hướng đột kích chủ yếu về người là 6:1; pháo dã chiến các cỡ - 5,5:1; xe tăng - 5,4:1; súng máy - 4,3:1; súng cối - 6,7:1; máy bay - 3:1. Ưu thế lực, lượng như vậy đủ để đột phá phòng ngự địch và phát huy thắng lợi. Những vấn đề khác còn lại tùy thuộc vào nghệ thuật của bộ tư lệnh, bản lĩnh và lòng quả cảm của bộ đội.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:13:11 pm »

Trong cuộc họp này của Đại bản doanh, Tổng tư lệnh tối cao còn nêu lại một lần nữa ý nghĩa quân sự và chính trị cửa chiến dịch. Như chúng tôi được biết, thì Tổng tư lệnh tối cao đã chỉ ra cho đồng chí tư lệnh phương diện quân U-crai-na 2 ý nghĩa chính trị của vấn đề ngay trong giai đoạn đầu khởi thảo kế hoạch chiến dịch. Còn lúc này Xta-lin lại nhấn mạnh thêm nữa khi đề cập đến mật độ pháo binh của phương diện quân của R. I-a. Ma-li-nốp-xki.

Đến khi đồng chí tư lệnh báo cáo là trong suốt 22 ki-lô-mét chính diện đột phá, có thể tập trung trên mỗi ki-lô-mét 220 khẩu pháo cỡ trên 76 ly, tức là tạo nên một mật độ pháo binh rất cao, thì I. V. Xta-lin nhận xét là ngay cả như vậy cùng vẫn còn ít, cần tăng thêm nữa. Thế nhưng, nguồn pháo binh để tạo nên mật độ cao hơn nữa ở khu vực này không đủ, nên các đồng chí đề nghị thu hẹp khu vực đột phá còn 16 ki-lô-mẻt, như vậy có thể bố trí mật độ pháo binh trên một ki-lô-mét là 240 khẩu và hơn một ít.

Mật độ pháo binh cao như vậy là một trong những điều bảo đảm chắc chắn sẽ đánh bại quân địch, nhanh chóng bẻ gãy tuyến phòng ngự của chúng và phát triển thắng lợi vào tung thâm, đến các bến vượt trên sông Prút và trên hướng Phốc-sa-nư. Mũi đột kích cực mạnh như vậy vào phòng ngự của quân đồng minh với Hít-le, theo ý kiến của I. V. Xta-lin, phải làm chấn động tới chính sách của chỉnh phủ vương quốc Ru-ma-ni, buộc Ru-ma-ni phải rút khỏi chiến tranh.

Tham dự chiến dịch của phương diện quân U-crai-na 3 còn có cả Hạm đội Biển Đen và Chi hạm đội Đa-nuýp là những đơn vị mới lấy lại được những căn cứ vồn có từ lâu của mình. Hạm đội Biển Đen và Chi hạm đội Đa-nuýp hoạt động dọc theo bờ biển, ở vũng cửa sông Đne-xtơ-rơ và sông Đa-nuýp, nhằm đánh chiếm các căn cứ và các hải cảng của địch, cho quân ta đổ bộ vào phía sau tuyến phòng ngự địch và chi viện cho tiến công. Hoạt động ấy sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng đối với thắng lợi chung.

Được sự giúp đỡ của đồng chí đại diện Đại bản doanh, tư lệnh phương diện quân sớm thông nhất kế hoạch với đô đốc Ph. X. Ốc-chi-áp-rơ-xki, tư lệnh hạm đội, và phó đô đốc X. G. Goóc-scốp, tư lệnh Chi hạm đội (nay là Đô đốc Hải quân Liên Xô, Tổng tư lệnh Hải quân). Các đồng chí làm việc ăn ý với nhau. Ta cũng phải nói đến tướng I. T. Slê-min. tư lệnh tập đoàn quân 46 là tập đoàn quân sẽ hiệp đồng với Chi hạm đội Đa-nuýp để vượt qua vũng cửa sông Đne-xtơ-rơ.

Sau cuộc họp của Đại bản doanh, kế hoạch của các phương diện quân được bổ sung thêm một số điểm. Thực chất kế hoạch của phương diện quân U-crai-na 2 là như sau:

“Mục đích chiến dịch là tiêu diệt địch trên hướng I-át-xư và cùng với phương diện quân U-crai-na 3 hợp vây và tiêu diệt các sư đoàn Đức trong cụm quân Ki-si-ni-ốp của chúng. Sau năm ngày tiến công: phương diện quân sẽ tiến ra tuyến Ba-kê-u, Đe-le-ni, Khu-si, tiếp sau sẽ phát triển đột kích tới Phốc-sa-nư nhằm chiếm các vùng dầu mỏ ở Ru-ma-ni.

Quyết tâm: căn cứ vào tính chất phòng ngự của địch thì khu vực đột phá hợp lý hơn cả là Pô-đu - I-lô-ây, I-át-xư, ở đây không có các công trình cố thủ. Các tập đoàn quân 27, 52, tập đoàn quân xe tăng 6 và quân đoàn xe tăng 18 được dùng làm lực lượng đột kích chủ yếu sẽ từ chính diện (chiều rộng là 16 ki-lô-mét) đi vòng qua I-át-xư tiến công vào Khu-si từ phía Tây – Nam”.

Tập đoàn quân không quân 5 lúc ấy do tướng X. C. Gô-ri-u-nốp chỉ huy sẽ bảo đảm cho lực lượng chủ yếu hoạt động. Các mũi đột kích thứ yếu sẽ đánh vào ba hướng ở bên phải và bên trái tập đoàn xung kích chủ yếu của phương diện quân, mỗi mũi là một tập đoàn quân binh chủng hợp thành.

Đội dự bị của phương diện quân rất lớn, trong đó có tập đoàn quân 53, được quy định sẽ hành động trong dải tiến công, thành phần gồm các lực lượng chủ yếu của tập đoàn quân 52. quân đoàn kỵ binh cận vệ 5, quân đoàn xe tăng 23, quân đoàn bộ binh cận vệ 57 và 27. Thành phần đội dự bị lớn như vậy là do yêu cầu nhiệm vụ cần phát huy thắng lợi trong tung thâm, đồng thời còn chú ý tới vị trí chủ đạo của phương diện quân trong chiến dịch có tính chất chiến lược này.

Thượng tướng X. G. Tơ-rô-phi-men-cô chỉ huy tập đoàn quân 27, trung tướng C. A. Cô-rô-tê-ép chỉ huy tập đoàn quân 52, trung tướng xe tăng A. G. Cráp-tsen-cô chỉ huy tập đoàn quân xe tăng 6, thiếu tướng xe tăng V. I. Pô-lô-dơ-cồp chỉ huy quân đoàn xe tăng 18.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:13:48 pm »

Ý định chiến dịch của phương diện quân U-crai-na 3, như hồi đó chúng tôi ghi trong báo cáo hoạt động chiến đấu của bộ đội Ph. I. Tôn-bu-khin, nhằm “đột phá phòng ngự bên sườn phải tập đoàn Ki-si-ni-ốp của địch (chủ yếu là diệt các đơn vị quân Ru-ma-ni) và dựa vào hành động của các đơn vị cơ động, phương diện quân sẽ nhanh chóng phát huy thắng lợi vào hướng chung tới Cô-mơ-rát, sau đó sẽ quặt sang Tây - Bắc vào khu vực Le-u-se-ni, Lô-pu-sna. Ne-grư, liên lạc với bộ đội của phương diện quân U-crai-na 2 cùng nhau hợp vây và tiêu diệt tập đoàn Ki-si-ni-ốp của địch. Đồng thời, sẽ sử dụng tập đoàn quân 46 hợp vây và tiêu diệt tập đoàn Ác-ke-man của địch”.

Lực lượng chủ yếu của phương diện quân gồm có tập đoàn quân 37 của tướng M. N. Sa-rô-khin và một bộ phận lực lượng của các tập đoàn quân 57 và 46 của các tướng N. A. Ga-ghen và I. T. Slê-min. Các quân đoàn cơ giới cận vệ 7 và 4 được sử dụng để phát triển thắng lợi. Tập đoàn quân không quân 17 do tướng V. A. Xu-đét chỉ huy sẽ hoạt động trên hướng đột kích chủ yếu.

Trong biên chế của phương diện quân U-crai-na 3 có tất cả 5 tập đoàn quân, nên Ph. I. Tôn-bu-khin không thể dành ra một lực lượng dự bị lớn, chỉ để quân đoàn bộ binh cận vệ 10 làm lực lượng dự bị. Vậy là ý định và quyết tâm của các tư lệnh phương diện quân nổi lên đặc điểm sử đụng tập trung các đơn vị trên hướng đột kích chủ yếu và bảo đảm tốt cho các mũi đột kích ấy. Các đồng chí đã tập trung ở đây trung bình hơn 240 khu pháo và súng cối cỡ 76 ly và hơn 30-50 xe tăng trên một ki-lô-mét chính diện đột phá.

Ngày 2 tháng Tám, hồi 23 giờ, Đại bản doanh ký lệnh cho hai phương diện quân U-crai-na 2 và 3 chuẩn bị và tiến hành chiến dịch tiêu diệt địch ở khu vực I-át-xư, Ki-si-ni-ốp, Bên-đê-rư.

Nhận được lệnh của Đại bản doanh, các phương diện quân đã triển khai chuẩn bị thêm nhiều nữa cho chiến dịch. Các đơn vị được điều động bố trí lại, thực hành các công tác chuẩn bị chiến đấu cần thiết. Những việc làm ấy thật không dễ dàng, nhất là lại căn cứ bàn đạp nhỏ, trống trải của các đơn vị của Ph. I. Tôn-bu-khin.

Theo chị thị của Đại bản doanh, các đơn vị đã tiến hành các biện pháp nghi binh chiến dịch, buộc quân địch mạnh và có kinh nghiệm chỉ chờ đón cuộc tiến công của ta tại khu vực Ki-si-ni-ốp mà thôi. Và, chúng ta đã lừa được chúng, tên Phrít-xne xảo quyệt cũng đã phải tin rằng quân đội Liên Xô chỉ có thể tiến công chúng trong khu vực này. Chúng la còn buộc địch lầm lẫn cả trong dự kiến về quy mô các chiến dịch của ta.

Song, đánh lừa được địch như vậy quả không phải chuyện dễ. Ví dụ, tập đoàn quân xung kích 5 của tướng N. E. Béc-da-rin đã làm giả việc chuẩn bị tổ chức tiến công ở khu vực Séc-pe-ni, dành riêng một số đơn vị để dùng các phương tiện vô tuyến đánh lừa địch là chúng ta đang tập trung một tập đoàn quân mới gồm một số quân đoàn và đơn vị xe tăng dành cho phương diện quân U-crai-na 3; các tập đoàn quân cận vệ 40 và 7 bên cánh phải của phương diện quân U-crai-na 2 cũng giả vờ tập trung các đơn vị trong các dải tiến công của mình.

Các đoàn xe vận động nghi binh kéo theo các rơ-moóc chở các thiết bị tự tạo gây nên những đám bụi lớn cuốn theo trên dọc đường. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 và quân đoàn cơ giới 7 nhất thiết phải để lại các xe tăng giả và pháo giả ở khu vực bố trí cũ của mình trước khi được điều động sang khu vực khác, nhằm tạo nên ấn tượng không có gì thay đổi ở đây

Các đơn vị đã bảo đảm thời hạn chuẩn bị hành động đúng như đã định. Ngày 19 tháng Tám, cả hai phương diện quân tiến hành trinh sát chiến đấu kiểm tra trên một khu vực rộng đều xác nhận rằng không cần phải bổ sung gì thêm vào kế hoạch chiến dịch sắp tới.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #74 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:14:40 pm »

*
*   *

Quân địch tỏ ra lo lắng khi thấy ta tiến hành trinh sát chiến đấu. Nhận được tin trên, tướng Phrít-xne đã triệu tập cuộc họp gồm các tư lệnh tập đoàn quân 6, 8 và tư lệnh tập đoàn không quân 4 vào cuối ngày hôm ấy. Các viên tư lệnh Ru-ma-ni không được mời họp. Theo ý kiến chung của các viên tướng Hít-le, sang ngày hôm sau chắc thế nào cũng sẽ có cuộc tiến công lớn của bộ đội Liên Xô, và quả chúng đã không lầm.

Thế nhưng, dù có vội và điều động bố trí lại để củng cố phòng ngự trên các hướng bị uy hiếp, chúng cũng không sao cứu vãn nổi tình thế khỏi bị thất bại. Những tên chỉ huy phát-xít Đức hiểu rõ tình hình, nên ngay tối hôm ấy, “đề phòng khi bất trắc xảy ra” (như sau này chính tên tư lệnh đã viết lại) chúng đã xem xét lại kế hoạch rút lui của Cụm tập đoàn quân “nam U-crai-na”.

Trong khi bộ tham mưu của Phrít-xne đang tiến hành cuộc họp căng thẳng, thì Nguyên soái Liên Xô X. C. Ti-mô-sen-cô, đại diện của Đại bản doanh, R. I-a. Ma-li-nốp-xki và nguyên soái không quân X. A. Khu-đi-a-cốp ở các đơn vị đã cùng với các cán bộ tác chiến có mặt tại đài quan sát của phương diện quân U-crai-na 2 trên điểm cao đánh dấu 195 trên bản đồ. Rồi Ph. I. Tôn-bu-khin, tư lệnh phương diện quân U-crai-na 3, cùng với các cán bộ tác chiến của mình cùng đã tới đài quan sát của phương diện quân.

Ngày 20 tháng Tám, hồi 6 giờ 10 phút, phương diện quân U-crai-na 2 và hồi 8 giờ, phương diện quân U-crai-na 3 bắt đầu cho pháo bắn chuẩn bị. Hàng nghìn cỗ pháo gầm lên, mở toang cửa tiến vào tuyến phòng ngự của địch. Đạn pháo hất tung các trận địa địch. Chiến dịch I-át-xư - Ki-si-ni-ôp bắt đầu.

Chúng ta đều biết những hành động chiến đấu của các đơn vị trong chiến dịch này, nên tôi không kể lại chi tiết thêm mà chỉ muốn nói rõ một điều: chiến dịch thu được thắng lợi lớn, nêu lên nhiều tầm gương dũng cảm vô song, khí phách anh hùng và lòng quả cảm của các chiến sĩ xô-viết.

Mũi đột kích của các binh đoàn bộ binh tiến công rất mạnh nên đến trưa các đơn vị của tập đoàn quân 27 của X. G. Tơ-rô-phi-men-cô đã phá vỡ vùng phòng ngự chiến thuật của địch sâu tới 1 6 ki-lô-mét và tiến công vượt sông Ba-khơ-lui tạo điều kiện đưa tập đoàn quân xe tăng 6 của A. G. Tráp- tsen-cô tiến vào đột phá, mặc dầu theo kế hoạch thì đến ngày thứ hai của chiến dịch mới sử dụng tập đoàn quân xe tăng 6.

Trong dải của tập đoàn quân 52 của C. A. Cô-rô-tê-ép, cuộc tiến công cũng phát triển thắng lợi, đến cuối ngày, bộ đội đã tiến đến các cửa ngõ tiếp cận vào I-át-xư và đánh chiếm thành phố.

Trong dải tiến công của phương diện quân U-crai-na 3, tình hình cũng diễn ra thuận lợi. Phòng ngự của địch trên hướng đột kích chủ yếu bị phá vỡ sâu tới 10- 12 ki-lô-mét.

Theo tổng kết hồi đó, trong ngày đầu chiến dịch, bộ đội ta đã tiêu diệt được 6 sư đoàn địch và tiến đến dải phòng ngự thứ ba của chúng, sâu tới 25-40 ki-lô-mét dọc theo dãy núi Ma-re. Đến đây, bộ đội ta phải tạm dừng vì tập đoàn quân xe tăng 6 không đột phá được phòng ngự địch trong hành tiến.

Đại bản doanh và Bộ tổng tham mưu đã đánh giá đúng khí phách anh hùng của các đơn vị và những thắng lợi đã giành được. Song, các kết quả ngày đầu tác chiến trong tình huống đó, theo ý kiến chúng tôi, có thể còn tốt hơn, đặc biệt là đối với phương diện quân U-crai-na 2. Phương diện quân đã đưa tập đoàn quân xe tăng của A. G. Cráp-tsen-cô bước vào chiến đấu nên rất có thể tăng thêm tốc độ và chiều sâu đột kích.

Vì cuộc tiến công bị kìm lại, nên chúng tôi lo ngại rằng địch sẽ lợi dụng những điều kiện địa hình có lợi, kéo thêm được lực lượng tới khu vực quan trọng nhất và sẽ kìm được chân bộ đội ta ở đây một thời gian lâu. Nếu tình hình xảy ra như vậy, bộ đội ta sê không tiến kịp đến các bến vượt sông Prút và không thể hợp vây địch trên đường rút quân của chúng ở hướng Nam.

Đó là nội dung báo cáo của Bộ tổng tham mưu lên Đại bản doanh trong đêm rạng ngày 21 tháng Tám. Hồi đó, Tổng tư lệnh tối cao thấy không cần phải chỉ thị gì thêm cho các tư lệnh phương diện quân, đồng chí cho rằng buổi sáng tất sẽ khôn ngoan hơn buổi chiều. Nhưng đến sáng ngày hôm sau, tập đoàn quân xe tăng 6 cũng vẫn chưa phá vỡ nổi phòng ngự địch, và cả quân đoàn xe tăng 18 tiến công trong dải của tập đoàn quân 52 đánh vu hồi vào I-át-xư cũng chưa chọc thủng được phòng ngự dịch.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #75 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:15:31 pm »

Sở dĩ như thế trước hết là vì bộ chỉ huy quân địch đã sử dụng lực lượng của 3 sư đoàn, trong đó có sư đoàn xe tăng Ru-ma-ni “nước Đại Ru-ma-ni” được trang bị lại bằng vũ khí Đức, tổ chức phản kích ở các đường tiếp cận vào dải phòng ngự thứ ba. Cả không quân lẫn các phương tiện khác của phương diện quân U-crai-na 2 đều không tài nào ngăn cản được địch thực hiện cuộc phản kích, dù rằng cuộc phản kích rốt cuộc đã bị đánh lui; song cuộc phản kích ấy đã khiến cho các đơn vị tiến công của ta bị kìm chân thêm một ngày nữa ở phía trước dãy núi Ma-re.

Phương diện quân của Ph. I. Tôn-bu-khin thu được thắng lợi nhiều hơn, đã bẻ gãy sức kháng cự của cụm tập đoàn quân của tướng Đu-mi-tơ-re-xcu, chủ yếu là tập đoàn quân Ru-ma-ni 3.

Bộ tổng tham mưu rất lo lắng đến tình hình trên hướng đột kích chủ yếu của phương diện quân U'crai-na 2. Trưa ngày 21 tháng Tám, như thường lệ, chúng tôi liên lạc bằng điện thoại với bộ tham mưu các phương diện quân đang tiến công và xác định lại tình hình. Lát nữa, chúng tôi sẽ phải tới điện Crem-li để báo cáo. M. V. Da-kha-rốp, tham mưu trưởng phương diện quân U-crai-na 2 đánh giá tình huống có phần lạc quan. Đồng chí cho rằng bộ đội ta sẽ không bị kìm chân ở phía trước dãy núi Ma-re và sắp tiến nhanh được lên phía trước. Đồng chí còn báo cáo: việc chiếm I-át-xư chỉ cần trông đợi từng giờ, và đồng chí đã nói đúng.

Hồi 15 giờ, A. I. An-tô-nốp cùng với tôi có mặt tại văn phòng Tổng tư lệnh tối cao. Chúng tôi báo cáo lần lượt về tình hình các phương diện quân, đến tình hình hướng Tây - Nam thì I. V. Xta-lin chăm chú nghiên cứu bản đồ, xong yêu cầu chúng tôi nhắc các đồng chí tư lệnh phương diện quân U-crai-na 2 và 3 và cả đồng chí đại điện Đại bản doanh về nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội là phải sớm hợp vây được quân địch.

Đồng chí ra lệnh: “...Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội các phương diện quân U-crai-na 2 và 3 là nhanh chóng phối hợp với nhau khóa vòng vây địch ở khu vực Khu-si, sau đó sẽ khép chặt lại để tiêu diệt hoặc bắt cụm quân địch đóng ở Ki-si-ni-ốp làm tù binh”.

Vì việc đột phá tuyến phòng ngự quân địch ở dãy núi Ma-re dễ cuốn hút các lực lượng chủ yếu của phương diện quân U-crai-na 2 vào truy kích các đơn vị Ru-ma-ni theo hướng Rô-man và Phốc-sa-nư, và của phương diện quân U-crai-na 3 theo hướng Ta-ru-ti-nô và Ga-lát nên Tổng tư lệnh tối cao đã nhấn mạnh: “đại bản doanh yêu cầu phải dùng các lực lượng và phương tiện chủ yếu của cả hai phương diện quân để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu nhất đã quy định, không được phân tán lực lượng để giải quyết các nhiệm vụ khác. Tiêu diệt được cụm quân Ki-si-ni-ốp của địch sẽ mở đường cho chúng ta tiến vào các trung tâm kinh tế và chính trị chủ yếu của Ru-ma-ni.”

Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới chỉ thị trên, vì Bộ tổng tham mưu có nhiệm vụ phải kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị của Đại bản doanh.

Sang phần kết luận, I. V. Xla-lin nói: “Khoảng 44 sư đoàn địch, trong đó có 6 sư đoàn đã bị tiêu hao nặng, đang hoạt động đối phó lại hai phương diện quân ta. Các đồng chí có 87 sư đoàn, ngoài ra lại chiếm ưu thế hơn địch về pháo binh, xe tăng và không quân. Vậy thì các đồng chí có mọi khả năng để giải quyết thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra và phải giải quyết bằng được nhiệm vụ ấy”.

Nguyên soái Liên Xô X. C. Ti-mô-sen-cô, đại diện của Đại bản doanh, được lệnh phải theo dõi chặt chẽ việc chấp hành chỉ thị trên.

Lúc chúng tôi đang báo cáo tình hình thì nhận được tin tức mới của các phương diện quân điện về. Hồi 15 giờ, quân ta chiếm được I-át-xư - trung tâm phòng ngự mạnh của quân địch. Các đơn vị thuộc tập đoàn quân cận vệ 7 của tướng M. X. Su-mi-lôp ở bên sườn phải tập đoàn quân 27 của tướng X. C. Tơ-rô-phi-men-cô đã quặt sang phía Tây, đánh vu hồi vào cứ điểm Tưa-gu - Phru-mốt.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #76 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:16:40 pm »

Tập đoàn quân có nhiệm vụ phá vỡ phòng ngự của địch và bảo đảm cho các lực lượng chủ yếu của phương diện quân hoạt động ở hướng Tây. Tập đoàn quân xe tăng 6 và tập đoàn quân 27 thọc sâu vào phòng ngự địch được 49 ki-lô-mét và tiến ra vùng phòng ngự chiến dịch của địch. Lúc này, bộ đội có thể trực tiếp chặn hết các đường rút lui về phía Tây và phía Nam của địch, tiêu diệt các đơn vị đang tìm cách thoát khỏi vòng vây.

Phương diện quân U-crai-na 3 cũng tiến khá sâu lên phía trước. Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 của tướng V. I. Giơ-đa-nốp đột phá sâu tới 50 ki-lô-mét. Phương diện quân cắt được tập đoàn quân 3 của Ru-ma-ni ra khỏi tập đoàn quân 6 của Đức.

Chỉ thị của Đại bản doanh đến rất kịp thời cho các phương diện quân tổ chức hành động. Hết ngày 21 tháng Tám, quân địch không thể giữ nổi các trận địa có lợi cho chúng ở dãy núi Ma-re. Trước sức ép của các tập đoàn quân thuộc phương diện quân U-crai-na 2, quân địch bắt đầu rút lui. Bộ đội thuộc phương diện quân của R. I-a. Ma-li-nốp-xki cùng với tập đoàn quân xe tăng 6 và quân đoàn xe tăng 18 đang đi đầu liền rượt theo ngay, liên tục truy kích suốt đêm 22 tháng Tám và cả ngày hôm sau.

Tập đoàn quân cận vệ 4 của I. V. Ga-la-nin chuyển sang tiến công càng làm tăng thêm sức mạnh đột kích của các lực lượng chủ yếu của phương diện quân. Tập đoàn quân hoạt động dọc theo tả ngạn sông Prút bảo đảm mặt phía Đông cho phương diện quân, đồng thời, từ phía Bắc tiến công xuống phía Nam đã chia cắt được dải phòng ngự của cụm quân Ki-si-ni-ốp của địch. Đến cuối ngày, bộ đội của phương diện quân U-crai-na 2 thọc sâu vào phòng ngự địch được 60 ki-lô-mét và mở rộng diện đột phá tới 120 ki-lô-mét.

Các tập đoàn quân của phương diện quân U-crai-na 3 từ phía Đông tiến nhanh tới các bến vượt qua sông Prút. Các đơn vị cơ động bẻ gãy sức kháng cự của các đơn vị Ru-ma-ni và Đức, đến hết ngày 22 tháng Tám đã tiến sâu được 80 ki-lô-mét. vượt qua ba phần tư chặng đường tiến tới mục tiêu của mình. Bên sườn trái, bộ đội của phương diện quân hiệp đồng với Chi hạm đội Đa-nuýp tiến công thắng lợi ở vùng cửa sông Đne-xtơ-rơ.

Như vậy, đến ngày 22 tháng Tám, bộ đội ta đã tạo nên một vòng vây rộng, đó cùng là thực chất của kế hoạch chiến dịch do Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô vạch ra, nhằm tiêu diệt Cụm tập đoàn quân phát-xít Đức “nam U crai-na” ở I-át-xư và Ki-si-ni-ốp.

Đêm khuya hôm ấy, Tổng tư lệnh tối cao ký lệnh để ngày hôm sau sẽ tổ chức bắn pháo chào mừng thắng lợi và cho đài phát thanh truyền tin thắng trận ở I-át-xư và Ki-si-ni-ốp ngay hôm ấy. Theo tôi nhớ, trong suốt cuộc chiến tranh, đây là trường hợp duy nhất mà việc công bố lệnh và bắn pháo chào mừng thắng lợi chệch một ngày.



Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #77 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 12:17:38 pm »

*
*   *

Ngày 23 tháng Tám, tất cả các tập đoàn quân của các phương diện quân U-crai-na 2 và 3 ở trong thê đội một, tiếp tục truy kích địch. Tập đoàn quân xung kích 5 của tướng N. E. Béc-da-rin bước vào chiến đấu cùng thu được thắng lợi. Bộ đội của tập đoàn quân tác chiến trên những hướng độc lập trong một ngày tiến quân được 24-25 ki-lô-mét. Mũi vu hồi đánh vào hai bên sườn tập đoàn quân 6 của Đức cũng phát triển thắng lợi (như đã nói ở trên, tập đoàn quân này là cơ sở cho mặt trận quân Đức ở Ru-ma-ni). Thời gian hợp vây các lực lượng chủ yếu của Phrít-xne đang nhích lại gần, nhưng trong ngày ấy, các tập đoàn quân của ta cùng vẫn chưa xiết chặt được vòng vây.

Các đơn vị phát-xít Đức và Ru-ma-ni âm mưu rút về bên kia sông Prút trên các hướng phía Tây và phía Nam. Những trận đánh quyết liệt diễn ra trên một vòng cung lớn: Va-xlui, Khu-si, Lê-ô-vô. Quyết liệt nhất là những trận đánh ở các khu vực bến vượt qua sông Prút, vì quân địch cũng gắng hết sức để thoát khỏi những chiếc giá treo cổ bọn chúng tại nơi đây.

Sự cố gắng của địch nhằm thoát khỏi diệt vong thật mạnh, thật xảo quyệt. Chưa chịu từ bỏ hy vọng đánh bại Hồng quân, bộ chỉ huy phát-xít Đức vẫn ngoan cố tung thêm nhiều lực lượng xe tăng ra tiến công, nhiều máy bay yểm hộ cho xe tăng, còn trên mặt đất, chúng tăng thêm mật độ bắn của pháo binh. Cá biệt có những nơi địch thọc sâu vào đội hình chiến đấu của các đơn vị phương diện quân U-crai-na 2, tiến vào phía sau bộ đội Liên Xô. Chiến sự diễn ra khắp nơi, nhưng các mũi đột kích của địch rồi cùng bị bẻ gãy hết.

Ngày 24 tháng Tám. các lực lượng chủ yếu của quân đội Hít-le bị hợp vây ở khu vực Đông Khu-si. Trận đánh kéo đài ngày thêm ác liệt: Phrít-xne liều mạng cố rút quân của chúng sang phía Tây. Một số đơn vị vọt được sang bên kia sông Prút, đánh vào phía sau các đơn vị phái đi trước của tập đoàn quân xe tăng 6 và tập đoàn quân 27. Tình hình ở phương diện quân U-crai-na 2 ngày một phức tạp và căng thẳng hơn.

R. I-a. Ma-li-nốp-xki lúc này thật đáng khâm phục. Trước tình huống đó, đồng chí tỏ ra rất bình tình và kiên quyết kịp thời đề ra những giải pháp đúng đắn, vững vàng và tin tưởng chỉ huy hoạt động của các đơn vị đang tiến công. Tài năng chỉ huy của đồng chí lúc này biểu hiện thật xuất sắc, đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chiến thắng lừng lẫy của bộ đội Liên Xô.

Cơ sở không gì lay chuyển nổi thắng lợi của các phương diện quân của ta là lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng của các chiến sĩ Liên Xô. Trong tháng Tám 1944, hơn 18 nghìn chiến sĩ và sĩ quan đã được tặng thưởng huân chương và huy chương vì đã có thành tích chiến đấu xuất sắc ở I-át-xư và Ki-si-ni-ốp, Va-xlui và Khu-si. Nhiều đồng chí được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Lòng dũng cảm và thắng lợi mà các đồng chí đã giành được là sự đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung tiêu diệt quân thù.

Trong quá trình diễn ra những trận đánh ngắn ngủi nhưng ác liệt ta đã hoàn toàn lấp kín được tất cả những chỗ quân địch đã chọc thủng. Cuối tháng Tám, phương diện quân U-crai-na 2 hiệp đồng với phương diện quân U-crai-na 3 đã kết liễu các lực lượng chủ yếu của quân địch bị hợp vây tại đây, 18 sư đoàn Đức trong số 25 sư đoàn thuộc biên chế của Cụm tập đoàn quân “nam U-crai-na” đã bị tiêu diệt.

Khó mà đánh giá hết ý nghĩa thắng lợi của chúng ta trong chiến dịch I-át-xư - Ki-si-ni-ốp. Các lực lượng chủ yếu của Cụm tập đoàn quân “nam U-crai-na” bị tiêu diệt đã đem lại những kết quả quan trọng về quân sự và chính trị. Bộ đội Liên Xô mở toang cửa tiến sâu vào Ru-ma-ni, ra biên giới Bun-ga-ri, và sau đó tới cả Nam Tư. Các nhiệm vụ chiến lược sau này đều phải giải quyết tại đây.

Chiến dịch I-át-xư- Ki-si-ni-ốp tạo nên tình huống quân sự-chính trị thuận lợi để thủ tiêu chế độ độc tài của I. An-tô-ne-xcu, vì đã tiêu diệt được lực lượng quân sự của nó, mà đại biểu là các đội quân Ru-ma-ni theo bọn Hít-le và trung thành với chính phủ. Đảng cộng sản Ru-ma-ni lợi dụng các điều kiện đó đã phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Ru-ma-ni, quyết định tương lai xã hội chủ nghĩa của đất nước mình.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #78 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 08:34:10 am »

*
*   *
[/b]

Trong lúc số phận các đơn vị phát-xít đã được quyết định sẵn và việc hợp vây cụm quân Ki-si-ni-ốp của địch đã trở thành hiện thực thì ở phía bên kia trận tuyến, đã xảy ra những sự kiện độc đáo và quan trọng đối với vận mệnh của đất nước Ru-ma-ni.

Rạng ngày 22 tháng Tám, trong cung vua Mi-khai có cuộc họp thường kỳ. Buổi họp hôm đó được triệu tập bí mật, không cho luôn An-tô-ne-xcu, kẻ đang cầm đầu chế độ độc tài phát-xít và chính phủ, biết. Nhà vua trẻ, các nhân vật thân cận trong hoàng gia và đại biểu của các đảng trong khối dân tộc-dân chủ: Đảng cộng sản, Đảng xã hội-dân chủ, Đảng dân tộc-nông dân và Đảng dân tộc-tự do.

Do kết quả các mặt hoạt động chuẩn bị công phu của các đảng viên cộng sản, nên đã lập ra được liên minh chống Hít-le với nhiều thành phần khác nhau như đã nói ở trên. Công tác chuẩn bị đó đã tiến hành một cách thận trọng và kiên nhẫn. Chỗ đứng của các đảng viên cộng sản dần dần được củng cố, và ngày 20 tháng Sáu 1944 đã thành lập ra khối chống phát-xít.

Đứng trước thắng lợi của Hồng quân, nhà vua đã phải bắt liên lạc với khối dân tộc-dân chủ. Tuy nhiên, ta cần nhận rõ là nhà vua liên lạc với khối dân tộc-dân chủ không phải vì ông ta quan tâm đến lợi ích của nhân dân Ru-ma-ni mà chính là để theo đuổi các mục đích của mình. Nhà vua cảm thấy ngôi vua đang lung lay, nên cần tìm phương kế bảo vệ lấy địa vị của ông ta.

Lúc này là thời cơ thuận tiện để lật đổ chế độ I. An-tô-ne-xcu. Đại biểu của các đảng đã hội họp với nhau để thảo luận tình hình quân sự-chính trị và quyết định các biện pháp thực tiễn thủ tiêu chính phủ phát-xít trung thành với Hít-le.

Trong cuộc hội nghị này, lực lượng của các đảng viên cộng sản không những cân bằng với các đảng phải khác, mà còn chiếm được lợi thế hơn. Đó là do trong nước đã có nhiều chuyển biến to lớn về mặt chính trị khi quân đội của khối liên minh Hít-le bị thất bại trên chiến trường xô-viết. Nước Ru-ma-ni đặc biệt ngấm đòn thất bại, phải chịu nhiều gánh nặng chiến tranh, bị thiệt hại nhiều người, nhiều của.

Mâu thuẫn giữa những người lao động, mà đại biểu quyền lợi cho họ là Đảng cộng sản Ru-ma-ni, với chế độ phát-xít và bọn chiếm đóng Hít-le đã lên tới định cao. Những mâu thuẫn ấy còn nổi rõ ở các mối quan hệ bên trong các giai cấp thống trị và các giới cầm quyền. Bọn chúng tựa như những con nhện đứng trong hộp kín đang đấu đá nhau để ngoi ra chiếm lấy chỗ có ánh sáng mặt trời. Cuộc đấu tranh ấy vào lúc này càng được đẩy mạnh thêm, vì các giai cấp bóc lột không còn hy vọng nữa vào chế độ phát-xít và khối liên minh với nước Đức Hít-le.

Đảng cộng sản Ru-ma-ni từ lâu đã nhận ra những mâu thuẫn nảy sinh bên trong các giai cấp đang cầm quyền, trong đó có chính quyền nhà vua và chính phủ An-tô-ne-xcu. Đảng đã đánh giá đúng tình hình và biết lợi dụng tình hình đó để lật đổ chính quyền của bọn phát-xít, mang lại thắng lợi cho công cuộc cách mạng của nhân dân, mặc dù nổi bật trên bề mặt các sự kiện là nhà vua Ru-ma-ni và giới thân cận của ông.

Để hiểu rõ quá trình diễn biến các sự kiện lịch sử, chúng ta cần nhớ lại rằng các mối quan hệ giữa nhà vua và chính phủ An-tô-ne-xcu bắt đầu khủng hoảng từ cuối tháng Ba 1944. Cuộc khủng hoảng ấy ngày càng sâu sắc thêm khi bộ đội Liên Xô vượt qua biên giới và tiến vào lãnh thổ Ru-ma-ni.

Trong cung vua, những người trong hoàng tộc nhận ra rằng, nếu cứ tiếp tục liên minh với chủ nghĩa phát-xít, thì không hứa hẹn đem lại điều gì tốt lành. Các giới cận thần nhà vua bèn mưu tính kế hoạch cứu vãn nền quân chủ.
Lúc đầu kế hoạch ấy không dành chỗ cho các đảng viên cộng sản và nhân dân Ru-ma-ni. Nhưng, thực tiễn cuộc sống đã buộc họ phải thay đổi sách lược và tìm bắt liên lạc với các đảng viên cộng sản. Những người ủng hộ nhà vua và bản thân vua Mi-khai nhận thấy rằng, chỉ có các đảng viên cộng sản mới được quần chúng lao động ủng hộ và là lực lượng duy nhất có khả năng lật đổ chế độ phát-xít.

Các chính trị gia giàu kinh nghiệm, cận thần của nhà vua Mi-khai, trong đó có hoàng thái hậu, người giữ vị trí rất đáng kể trong các công việc chính trị, tính toán rằng: nhân dân lao động Ru-ma-ni cần cù, trải qua nhiều đau khổ, lâu ngày sống dưới ách thống trị của các giai cấp cầm quyền, bị tăm tối và dốt nát, nên hãy còn giữ niềm tin vào thiện ý của chính thể quân chủ. Họ hòng lợi dụng lòng yêu nước của những thường dân cho rằng chế độ độc tài phát-xít mới chính là kẻ gây nên bao cảnh tang tóc cho đất nước, gây nên mọi nỗi bất hạnh trong chiến tranh và tàn sát biết bao binh sĩ Ru-ma-ni.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #79 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 08:38:22 am »

Các giới cận thần hiểu rằng lòng căm thù của nhân dân lúc này đang trút lên đầu chính phủ thân phát-xít của An-tô-ne-xcu nên sẽ che lấp được tính chất ăn bám và bản chất giai cấp của chế độ quân chủ của họ. Vì vậy, họ hy vọng nhân dân còn tin vào nhà vua và còn muốn bảo vệ ngai vua, nếu như chính nhà vua lại cùng với họ đứng lên đấu tranh chống lại chế độ độc tài quân sự phát-xít mà nhân dân đang căm ghét.

Các cận thần của nhà vua còn tin rằng họ sẽ được quân đội Ru-ma-ni ủng hộ, vì họ biết rằng nhiều tướng lĩnh Ru-ma-ni ở ngoài mặt trận đều có xu hướng chống Hít-le và chế độ của An-tô-ne-xcu. Đánh lá bài chính trị như vậy, họ còn trù tính lợi dụng cả những đảng phái có tính chất “lịch sử” như Đảng dân tộc-nông dân và Đảng dân tộc-tự do là những đảng đại biểu quyền lợi cho bọn tư bản và địa chủ Ru-ma-ni, có thể là chỗ dựa vững chắc và là tấm bình phong che đậy đường lối giai cấp của họ. Đồng thời, do những nguyên nhân hoàn toàn dễ hiểu nên các đảng phái này cũng tuyệt nhiên không tránh khỏi liên minh với chính thể quân chủ.

Các đảng viên cộng sản có mặt dự họp tán thành các ý kiến của triều đình đưa ra đề nghị bắt giữ I. An-tô-ne-xcu, tên độc tài đầu sỏ của chính phủ phát-xít. Các biện pháp chuẩn bị, do các cận thần của nhà vua áp dụng từ trước, đều có thông báo và được sự tham gia của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Ru-ma-ni.

Những nhân vật rất thân cận với nhà vua, đặc biệt là đại tá E. I-ô-ne-xcu, sĩ quan tùy tùng của nhà vua, đã vạch ra kế hoạch bắt giữ An-tô-ne-xcu từ hồi tháng Tư. Lúc ban đầu, các giới ở cung đình mới chỉ đề cập tới việc bắt giữ tên đầu sỏ của chính phủ phát-xít. Song, trước sức ép của tình hình, họ buộc phải thay đổi những tính toán của họ.
Trong một phiên họp kín, các đảng viên cộng sản đã thuyết phục được các giới ở cung đình tán thành chương trình hành động rộng rãi hơn, là lật đổ nền chuyên chính của An-tô-ne-xcu bằng cách vũ trang khởi nghĩa, cắt đứt sự liên minh với nước Đức phát-xít, đưa Ru-ma-ni khỏi chiến tranh và chiến đấu chống lại các đơn vị phát-xít Đức và quân đội của các nước chư hầu. Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, về mặt kỹ thuật, người ta đã bầu ra ủy ban quân sự và các đảng viên cộng sản đã giữ vai trò lãnh đạo trong ủy ban đó. Nhà vua và các cận thần còn đồng ý cả thời gian bắt đầu khởi nghĩa.

Trong các buổi hội đàm kín khác giữa các đại biểu của Đảng cộng sản và nhà vua, đã thảo luận chi tiết thêm về kế hoạch khởi nghĩa, thành lập ra các bộ tham mưu và bộ chỉ huy khu Bắc và khu Nam thành phố, lập danh sách các mục tiêu cần đánh chiếm trước tiên (nhà ga, bưu điện, sở điện tín, v. v.) ở Bu-ca-rét, phát hiện các đơn vị quân Ru-ma-ni sẵn sàng ủng hộ quân khởi nghĩa.

Để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu ở thủ đô, Đảng cộng sản có 50 chi đội yêu nước với quân số chừng 2000 chiến sĩ và dựa vào một số đơn vị chính quy của quân đội Ru-ma-ni. Tổng số lực lượng vũ trang khởi nghĩa ở Bu-ca-rét có trên 8000 người.

Các đảng viên cộng sản triển khai công tác chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa không riêng ở Bu-ca-rét mà còn ở các nơi khác trong nước. Các đồng chí đặc biệt chú ý tới vùng mỏ dầu Plô-e-sli, thành lập các chi đội và các nhóm chiến đấu gồm những người yêu nước tại đây.

Vấn đề thời cơ bắt đầu nổ ra cuộc khởi nghĩa giữ một vị trí đặc biệt. Cuộc khởi nghĩa thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự quyết định đúng đắn thời điếm bắt đầu khởi nghĩa đó. Nếu khởi nghĩa bùng nổ sớm, dễ bị quân Đức dìm cả sự nghiệp vĩ đại vào biển máu và ứng cứu cho chế độ độc tài phát-xít của I. An-tô-ne-xcu. Tốt hơn hết là nên bắt đầu khởi nghĩa sau khi Hồng quân tiêu diệt quân đội của Hít-le, làm mất chỗ dựa về mặt quân sự của chế độ An-tô- ne-xcu, như vậy là đã tạo nên được cơ sở thuận lợi cho thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Các sử gia Ru-ma-ni viết rằng: “Để bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi, kế hoạch quân sự quy định sẽ phát động khởi nghĩa sau khi Hồng quân bắt đầu tiến công ở mặt trận I-át-xư - Ki-si-ni-ốp khiến bộ chỉ huy Hít-le không thể rút quân của chúng ở ngoài mặt trận về đối phó lại với các lực lượng khỏi nghĩa”.

Ngày 10 tháng Tám, tức trước khi bắt đầu chiến dịch I-át xứ Ki-si-ni-ôp mười ngày. Đảng cộng sản Ru-ma-ni đã tổ chức thành công cuộc vượt ngục của G. Ghê-oóc-ghiu – Đê-giơ cùng với một số lớn các cán bộ lãnh đạo khác của đảng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM