Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:49:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời  (Đọc 52217 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 04:47:13 pm »

Vì sao sĩ quan an ninh này biết ông Sáu đó là Việt Cộng? Viên sĩ quan này vẫn không hề biết Ẩn cũng là một điệp báo Cộng sản. Ông ta vẫn nghĩ Ẩn chỉ là một phóng viên giỏi của báo Mỹ. Còn Ẩn, cũng không có cách nào để giúp vì nguyên tắc bí mật hoàn toàn. Ẩn chỉ rút ra bài học nghề nghiệp từ ông Sáu Già đó. “Moa biết là vì để ý thấy hễ ai quan trọng nói chuyện với ông Thi, ông Sáu thế nào cũng ngồi ở giường phía trong bức bình phong”. Viên sĩ quan nhận xét vậy, rồi xui ông Ẩn “Toa cứ thử vào phỏng vấn tướng Thi mà coi. Nó ngồi nghe đó. Có ký giả ngoại quốc là nó cho có chuyện quan trọng, thế nào cũng ngồi nghe”. Ông Ẩn thử làm, y như vậy. Ẩn dẫn ký giả nước ngoài vào phỏng vấn tướng Thi và thấy cảnh đó diễn ra thật. Sau đó, Mỹ giao cho tình báo kiểm tra ông Sáu. Ông Ẩn biết được cách kiểm tra của họ là do “đàn em” thân tín của ông, chính là người được phân công kiểm tra.

Cách kiểm tra ra sao? “Tôi sẽ dẫn thằng học trò lại vì ổng nói ổng là giáo sư trung học dạy toán ở bên Campuchia về. Mang thằng học trò lại, nói ngày mai thi rồi có bài toán bí quá nhờ giảng hộ”. Hắn đã làm như thế thật, và ông Sáu đã không giải được bài toán lớp bảy. “Sau này ông Sáu đã bị giặc bắt và ông Thi bị đưa đi Mỹ lưu vong”.

“Bình phong phải là một cái nghệ thuật, phải sống thật với nghề, phải giỏi, không thể ghép vô đóng giả được. Bác sĩ giỏi cứu được người bệnh, mới có quan hệ thân được”.

Trở lại sự nhìn nhận thời cuộc lúc đó, ông Ẩn cho rằng tình báo của các nước đều đi theo kiểu “ăn sâu trèo cao” nhưng thực tế cho thấy lên cao chừng nào thì lại có sự hạn chế chừng đó. Lên không phải dễ, nước nào cũng vậy. Phải có một nghề phù hợp với mục tiêu đối phương.

Đời ông đã từng biết câu chuyện thực tế về việc “đánh vô” không hề dễ dàng. Khi ký Hiệp định Genève, đất nước tạm chia đôi. Âm mưu của Mỹ là không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định đã ghi. Trong số những người di cư vào Nam, có hai thanh niên trẻ được cách mạng đào tạo. Con đường của họ là phải học hành thành sĩ quan chuyên nghiệp thực sự. Bao giờ thành tài, họ sẽ được giao nhiệm vụ sau. Hai thanh niên ráng học giỏi, được sang Mỹ đào tạo quân sự. Trong khi đó, có một cán bộ ngoài Bắc vào nắm tình hình và bị bắt khi chưa ổn định. Bị tra tấn dã man, ông đã khai ra kế hoạch đào tạo hai chàng trai nọ. Người tình báo bị bắt lẽ ra phải tự tử nếu chịu không nổi, vì nguyên tắc của địch là đánh cho tới khi khai. Khai ít đánh cho khai nhiều, khai nhiều rồi đánh nữa cho khai hết. Ai còn sống được là mừng. Có người bị giặc chích thuốc cho lên cơn thần kinh, bị ám ảnh ma quỷ bóp cổ để khai những gì còn nằm trong tiềm thức. Có thể nói đó là sự thử thách quá giới hạn của sức người. Sống thì thân tàn ma dại. Chính quyền ngụy không đủ phương tiện tra khảo thì chỉ dùng đòn đánh dữ. Ông cán bộ này chưa được huấn luyện kỹ. Một thử thách nữa là tình báo đảng viên lại có quy định giữ trọn khí tiết, không được tự tử, thế mới khổ thân.

Việc diễn ra y như rằng, hai thanh niên kia bị gọi về nước tạm để kiểm tra thẩm vấn và sau cho ra khỏi quân đội. Câu chuyện cho thấy cài người khó như thế nào. Tạo bình phong từ nguồn đến vậy rồi mà còn hỏng. Ông Ẩn nhận xét và nhớ lại như đang bình luận một câu chuyện cũ. Trong buổi chiều thanh bình ở một thành phố mà mối quan tâm của tất cả dân chúng là hối hả làm ăn, thì câu chuyện xa xưa này nghe khó cảm nhận được hết.

Theo câu chuyện của ông, thời cuộc lúc đó hiện ra trong lời vắn tắt mà rất khốc liệt. Sau những năm 1957-1958, các lưới tình báo của ta bị bắt hết. Dương Văn Hiếu cảnh sát đặc biệt Miền Trung dưới thời Ngô Đình Cẩn rất có kinh nghiệm nắm rõ hoạt động của ta. Chính ông Mười Hương, chỉ huy của ông Ẩn, cũng bị bắt trong thời gian đó. “Tôi đang học ở Mỹ - ông Mười Hương giữ được khí tiết, không khai ra nên tôi an toàn”. Ông Ẩn nói rất kỹ về nỗi khó khăn của việc tạo vỏ bọc, của bình phong. Chính Mỹ dạy về nghề tình báo này kỹ lắm. Phải bí mật tuyệt đối. Họ dạy rằng khi nói chỉ một chuyện mật với một người khác thì phải coi là 11 người biết, còn nói với 3 người là 111 người biết.

Những cựu cán bộ tình báo (từ trái sang): Vũ Chính, Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung), Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trần Hiệu, Lê Hữu Thuý, Đặng Trần Đức (Ba Quốc). Ảnh: TL

Việc giữ bí mật quan trọng tới mức nếu một điệp viên được quá 3 người chỉ đạo là phải đổi sang bình phong khác. Tạo bình phong hoạt động cho một điệp viên rất khó và đòi hỏi nhiều thời gian, công phu và nghệ thuật.

Cách rất tốt là điệp viên đó phải đạt được tới mức trở thành chính khách, các giới đều tìm đến tham khảo ý kiến. “Giới quân sự cũng chạy tới. Bên kinh tế cũng qua hỏi. Nhưng không phải dễ đưa ra lời nhận định. Khi đã được coi như chính khách rồi thì phải hết sức khách quan khi phân tích tình hình, đóng góp được những ý kiến có giá trị”. Có người được thăm dò để chuẩn bị vào chức bộ trưởng, cũng tới hỏi, nhờ phân tích xem có nên nhận không, sẽ gặp khó khăn thuận lợi nào. Thậm chí có người sắp tiếp giới báo chí cũng tới hỏi ông Ẩn xem “Có nên tiếp thằng này không. Nó sẽ hỏi gì. Trả lời thế có được không”.

Ông Ẩn còn nhớ có một người là tiến sĩ toán học, tốt nghiệp bên Tây về, bạn của bộ trưởng giáo dục nên được chỉ định làm giám đốc Trung học. Vị tiến sĩ này về nhận việc thấy nội bộ nơi mình làm lại đang có chuyện không hay với Phủ Tổng thống. Hai bên mâu thuẫn, và tất nhiên là cơ quan đó bị Phủ Tổng thống “đánh”. Hoảng quá, vị tiến sĩ cũng tìm đến Ẩn, “tay nhà báo chuyện gì cũng biết”. “Nó đánh nhau, moa ở giữa sợ bị đạn. Có cách nào giúp không”. Vốn rất quen biết Phủ Tổng thống, ông tìm đến người phụ trách. Câu chuyện thân mật đã giải quyết vấn đề thật nhẹ nhàng: “Nè, tôi có người bạn mới về làm giám đốc đó, ông nội! Nhắn biểu đàn em cho nó yên được không?”. “Không dính dáng chính trị phải không?” “Ừ. Nếu được thì ra lệnh đàn em đừng động đến bạn tôi, tội nghiệp nó!”
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2011, 04:56:08 pm gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 09:50:10 pm »

Ngày 25/1/1962 là ngày cưới của Thu Nhàn và Phạm Xuân Ẩn (ảnh trong Bộ sưu tập cá nhân của Phạm Xuân Ẩn)

Ở đời phải giúp đỡ người khác, giúp rất nhiều. Ông Ẩn còn có cả núi kinh nghiệm giúp cả mấy cô gái “ăn sương” thường bị nhân viên bảo vệ thuần phong mỹ tục (tiếng Pháp gọi là agents - de - moeurs) hỏi thăm. Từ việc to đến việc nhỏ, chẳng có việc gì lường trước được. Đôi khi tình thế xoay chuyển đạt kết quả bất ngờ, dựa vào những ứng xử mang đạo lý chứ chẳng phải bùa phép gì đặc biệt. Ngày đó, luật sư Nguyễn Hữu Thọ có cô con gái yêu một người Mỹ. Vốn thù luật sư theo kháng chiến nên chính quyền Sài Gòn lúc đó định làm lớn việc này ra bôi nhọ thanh danh ông. Viên trung tá cảnh sát nói dự định sẽ bắt người con gái đó ra xử tội. Lý do là “vi phạm thuần phong mỹ tục” vì chứa người Mỹ trong nhà khi chưa kết hôn và không khai báo với cảnh sát. Nghe được dự định này, ông Ẩn cản: “Đừng làm vậy. Hạ sách. Con ổng tự do. Bôi nhọ không được đâu. Người ta hy sinh cả gia đình đi vô chiến khu, đâu có mang con theo đâu mà quy trách nhiệm ổng. Ổng là trí thức lớn có uy tín, bôi nhọ kiểu đó không được đâu, lại lòi ra nhà nước quốc gia hành động bần tiện. Mà làm như vậy thì cũng là bôi nhọ luôn cả thằng Mỹ nữa”.

Những lời hợp lý và tỏ rõ ứng xử khôn ngoan ấy đã ngăn không cho việc xấu xảy ra. Hơn thế nữa, qua cách ứng xử ấy, những kẻ đang tính mưu mô bẩn thỉu còn thấy ở ông Ẩn một nhân cách trí thức biết tự trọng. Lời khuyên ấy giúp họ tránh được những cư xử sơ hở, ngu ngốc, nếu không, họ đã trở thành người bị chê trách. Những lợi ích như thế, qua nhiều thử thách lớn nhỏ của cuộc sống, khiến Ẩn được yêu kính và tin cậy. Ở đời phải giúp rất nhiều mới mong có quan hệ tốt, sự tin cậy và giúp đỡ lại. Không phải là trả nợ ngang giá, mà nhiều khi ông được giúp hoàn thành những nhiệm vụ to lón liên quan đến vận nước…

Đang nói chuyện về cái bình phong, cái vỏ bọc nghề nghiệp, ông Ẩn phải ngừng câu chuyện để nghe điện thoại. Không rõ câu chuyện của ông với ai đó, liên tưởng tới câu chuyện bỏ dở, ông buông máy điện thoại để tiếp tục cái ý nghĩ liên quan tới lối ứng xử mà ông suốt đời tuân theo.

“Ông bạn này người Hoa, 70 tuổi, bạn tốt. Cuộc sống ở đời có hai cái: thứ nhất là quan tâm đến người khác. Thứ hai là phải tranh thủ chơi với người bạn tốt, dù cho người xấu có nhiều, càng ngày càng xấu. Phải làm bạn thật tình cho hết cuộc đời. Đời thành công cũng nhờ hai cái đó”.
Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 11:34:26 pm »

7

Chàng ký giả "nhiều tít"

Tuổi thanh xuân của ông vật lộn với những cam go, với sống còn, với lòng can đảm hy sinh, sự lựa chọn con đường. Gay go khủng khiếp, cần sự quật cường...

Những năm 60, khi ông Phạm Xuân Ẩn bắt đầu trở thành phóng viên của Việt Nam Press Reuters; 1964-1965 là phóng viên của the New York Herald Tribune, rồi tuần báo Time từ 1965-1976; xã hội miền Nam đầy những biến cố. Hàng chục vạn lính Mỹ và chư hầu đổ vào. Nạn đĩ điếm “bùng phát” đến nỗi thượng nghị sĩ Mỹ J. William Fulbright, trưởng ban đối ngoại Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ đi Nam Việt Nam năm 1966 về nước đã nói rằng: Mỹ đã biến Sài Gòn thành một nhà chứa khổng lồ.

Trên tờ Le Monde của Pháp có bài viết về một Sài Gòn ngập ngụa trong ba làn sóng: bán dâm, tham ô và nạn chợ đen. Người ta nói rằng chính phủ thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thành lập một công ty kinh doanh nghề mại dâm. Còn tổng trưởng Bộ Xã hội thì khoe: Nghề gái điếm phát triển tới mức trở thành một trong những nghề có tổ chức tốt nhất.

Sài Gòn, nơi lương tâm và lòng yêu nước không bao giờ lắng, đã có cả một phong trào đấu tranh chống văn hóa đồi trụy và nô dịch của Mỹ, bảo vệ thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Trong tình hình ấy, riêng chỉ là một nhà báo, ông Ẩn phải “lặn sâu” vào mọi giới trong xã hội. Ông không chỉ quen với đám xì ke ma túy tới độ qua xem họ chích trên đường Lê Lai, chơi với cả ông trùm. Ông tận mắt quan sát họ trong tình trạng ngà ngà hoặc thiếu thuốc, vật vã. Lâu lâu ông cũng viết những bài điều tra xã hội, mặc dù công việc chính của ông là một chuyên gia về phân tích chính trị, quân sự và chuyên viết chiến tranh.

“Tôi có nhiều tên lắm. Họ gọi tôi là chuyên viên đảo chính vì luôn viết về quân sự, về biến cố chính trị và các cuộc đảo chính. Là “tiến sĩ Cách mạng” cũng vì chuyên viết về các đổi thay thời cuộc”. Ông cũng có cái tên giảng viên sinh lý cho các cô “tứ thời” thường đến ngồi bàn với ông Ẩn tại “đại học Continental” (nhà hàng) chờ khách. Tên là “bác sĩ chó” vì Ẩn biết chữa bệnh cho chó của các bà bạn đầm. “Tôi nhiều tít lắm” - Ông Ẩn còn kể ra thêm một cái tên lạ người ta đặt cho là “giáo sư Sexology”: Lúc chiến sự tạm yên, để đổi đề tài, ông hay viết về các cô gái điếm, vũ nữ.

Thời đó, nhân viên bảo vệ thuần phong mỹ tục hay bắt các cô vũ nữ lố lăng và họ thường biết ơn vô cùng “ông nhà báo” hào hiệp, có uy đã quen cò mà xin tha cho các cô. Không chỉ dân xì ke ma túy có thể nói dóc với ông ngay bên bàn đèn, khi ông ngồi coi người ta tiêm thuốc, Ẩn còn được các cô vũ nữ giúp kể nhiều chuyện về cuộc sống đưa đón khách để làm tài liệu viết bài. Ông có thể kể cho bạn đọc cuộc sống các cô ra sao khi lấy Mỹ, nếu rủi có con không nuôi được thì cho ở đâu. Cũng có khi ông đi cùng ký giả Mỹ làm các cuộc phỏng vấn tận Quy Nhơn.

“Những ký giả kiểu đó, an ninh bám theo ngay”, ông Ẩn nhớ lại chuyến đi cùng một nữ ký giả Mỹ vào đúng thời gian quân Mỹ bị tấn công lẻ ở bất cứ chỗ nào. Phong trào diệt Mỹ của quân dân ta đang lên cao. Những ổ gái điếm cũng có lúc gặp khó khăn, ế hàng vì lính Mỹ được lệnh cấm vào những chỗ đó nguy hiểm. Việt Cộng thường tận dụng diệt Mỹ trong các sào huyệt ăn chơi, lơ là mất cảnh giác. Trong chuyến công tác đó, ký giả Ẩn ở tại nhà tỉnh trưởng còn nữ ký giả Mỹ ở nhà một tướng Mỹ. Khi thâm nhập thực tế, họ đi dọc theo các Snack-bar, tiệm nước dọc bờ biển, hỏi chuyện các cô nàng đang ế khách. Ngồi trong tiệm, lâu lâu thấy bóng lính Mỹ, một cô mời gọi: “Come on, boy, no vi-xi, no vi-đi (V.C - Việt Cộng; V.D - Venereal Diseases). V.D là tên của bệnh giang mai khó chữa. Lúc đó thuờng được gọi là bệnh Okinawa do lính Mỹ bên đó mắc phải và đã nhờn với kháng sinh thường dùng. Kháng sinh chữa không ăn thua. Vì sao ký giả đi kiểu đó bị an ninh “bám?”

“An ninh rất sợ ký giả phản ánh thực trạng tồi bại của xã hội. Họ đi theo giải thích cho ký giả hiểu là đừng có viết những mặt trái đó”. Chẳng qua là chuyện xã hội bình thường, đừng viết nhá! Đời sống khó khăn. Nông thôn ra. Bị gạt. Nhưng đâu phải vậy. Làm sao lừa được người ký giả đã biết rõ mọi điều. Ăn chơi của đám có tiền đã lên đến đỉnh cao: họ phải hoán đổi cả gái nhảy từ Hồng Kông, đổi món. Ở Sài Gòn, trong các nhà hàng Mỹ Cảnh, Tự Do, Chợ Lớn… dân chơi không còn thích nhảy với vũ nữ quen. Chuyện này một ông bạn của Ẩn đã gặp trong một chuyến đi Hồng Kông. Người bạn đó không biết nhảy đầm nhưng được mời vào phòng khiêu vũ. Đụng một cô vũ nữ không nhớ là ai, vậy mà cô ta reo lên “Hà, anh Hải ở Xây Cung (tức Sài Gòn) mới qua hả?” Hỏi cô ta làm gì ở đây, cô nói “Đổi qua. Mai mốt chuyển về Xây Cung lớ”.

Ông Ẩn hay kể chuyện trào phúng về cái nghề làm báo của mình. Câu chuyện vui ông nói là của Mỹ hẳn hoi khỏi ai chê trách. Con của ký giả nọ một hôm đi học, cô giáo hỏi ba làm nghề gì? Nhà báo. Báo nào con không biết. Con về hỏi ba, cô hỏi ba bạn, bạn nào trả lời cô cũng hiểu. Bác sĩ, biết khám bệnh. Luật sư, giáo sư, lái xe cô đều hiểu cả, chỉ có nhà báo là con cũng không biết giải thích thế nào. Mẹ nói: giải thích dễ lắm. Con mẹ nào đó, thằng cha nào đó không làm được nghề gì hết vì không có bằng cấp. Luật sư, bác sĩ, lái xe phải có bằng. Thằng này không có bằng cấp nào nên nó không làm được gì hết đành đi làm báo. Viết sao cho người ta đọc được thì viết. Nó làm mấy nghề khác không được.

Những chuyện kiểu “tiếu lâm” ấy ông Ẩn nói về nghề mình vừa có chất tinh nghịch lại như có một chút gì đó giải thích cho những gì “kỳ cục” mà ông đã sống qua. Nói như chế giễu vậy nhưng ông yêu nghề báo lắm, hết lòng với nghề. Rồi như nó “vận” vào ông thật, đứa con gái của ông đi học lớp hai, cũng được hỏi rằng ba làm gì. Nó giải thích nghề ký giả của ba như sau: Thấy ba toàn ra tiệm ngồi ăn, tán dóc, tới tháng mấy ông Mỹ trả lương cho ba đem về cho má đi chợ!

Ông giải thích thêm: đã là ký giả hồi đó thì thấy biểu tình, có chém chết nó cũng chụp ảnh viết bài. Thượng vàng hạ cám cái gì đám báo chí cũng tìm biết. Vì thế an ninh nó theo là phải: ký giả tụi tôi có “mùi hôi tanh” ngửi thấy từ xa. Phải chăng ông đang nhớ lại những tháng năm lăn lộn với nghề, vừa làm một nhà báo giỏi thực sự cho tòa báo của mình, vừa có thể từ vị trí nhà báo được tin cậy mà có nhiều nguồn trung gian quan trọng lấy được tin tức cho cuộc chiến đấu của dân tộc mau thắng lợi.
Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #13 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 11:44:47 pm »

Ngày nay, chúng ta sống ở một thời đại mà thông tin, báo chí phát triển đến mức con người lại phải đối mặt với sự loạn tin tức, chắc hẳn có người sẽ mỉm cười khi nhìn về thời gian làm báo của quá khứ. Nó có vẻ đơn giản? Hay là mọi sự đã tiến lên nhanh quá? Khi các nhà báo phương Tây đã từng hành nghề ở Sài Gòn nay trở lại chốn xưa, họ cũng đã phải kinh ngạc miêu tả sự biến đổi của đất nước này. Chi tiết cỏn con về người con trai một chủ tiệm café chìa cuốn bài tập Oxford nhờ chỉ cách dùng điều kiện cách, một thanh niên dọn cây đổ cũng biết đài VOA đêm qua giảng đến bài số mấy - chi tiết cỏn con đó khác xa với hình ảnh đất nước này khi xưa họ biết.

Tác giả Edith Lederer lái xe từ Sài Gòn ra Đà Nẵng cố tìm các đài kỷ niệm chiến tranh xưa và ông đã nhận ra rằng căn cứ quân sự Đà Nẵng của thủy quân lục chiến năm 1965 đã biến mất trước vẻ nhộn nhịp của một trung tâm thương mại lớn của thành phố đang mọc lên. “Căn cứ Mỹ tại Biên Hòa nay trở thành một đống xà bần to quá xá và The Brinks, căn cứ Mỹ cuối cùng tại Sài Gòn, nay sắp bị san bằng”.

Họ có thể trở lại đất nước này, ngửi lại không khí sặc mùi xăng không phải của chiến trận, mà là cái bệnh ô nhiễm của xứ sở phát triển biến đổi nhanh. Họ có thể thấy sân thượng của Continental, nơi ngày xưa những phóng viên nước ngoài viết chiến tranh lui tới, nay ở đó có bán Pizza. Khách sạn Hoàng Gia chốn tiêu hoang của dân nhà báo xưa, nay là nơi bán kem Ý. Khá nhiều người Mỹ và phương Tây giờ đây lái xe, du khảo, chạy vì hòa bình trên con đường quốc lộ, mà “adrenalin trong cơ thể không còn phải lên từng cơn qua mỗi khúc quẹo như thời chiến tranh không có Việt Cộng phục kích thì cũng có Mỹ ném bom”. Thậm chí Peter Arnett còn nhận xét rằng để kinh doanh du lịch, người Việt Nam không thờ ơ với cảm giác của du khách và đã “thương mại hóa cả các chiến trường” - đó là các tour đi Khe Sanh…

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn giữa các tùy viên quân sự Mỹ - Ảnh tư liệu


Thì nói làm gì, khi thời đại đã thay đổi lớn lao con người cũng gặp cả những thảm họa mới. Từ trước đến nay các chuyên gia nghĩ rằng các bệnh mới, gay cấn, thách đố nhân loại, do virus gây ra, đều bắt nguồn từ đột biến gen. Nhưng bây giờ điều đó không đáng sợ bằng ảnh hưởng của việc xã hội loài người biến đổi. Người ta lấy thí dụ một con HIV đã có từ lâu ở Châu Phi. Nó không lộng hành như những năm 70, 80, mà hàng thế kỷ nó không vượt biên giới để đi đâu cả. Những năm 60 được gọi là những năm “không vượt qua lũy tre làng”. Chỉ đến khi giao thông vận tải và du lịch phát triển, nó đã đưa mọi thứ đến.

Trước đó thì chiến tranh, sau này là mậu dịch và du lịch khiến con người từ lũy tre làng đi đến tận cùng cuối đất, nhìn thấy mọi nền văn hóa. Chỉ không đầy một thế kỷ, nhiều thứ đã thay đổi, và tốc độ của đô thị hóa, của lối sống con người, của khai thác đất đai, của du hành bằng máy bay đã thu nhanh bước của virus. Bao nhiêu là vấn nạn, bao nhiêu là lãng quên!

Thì chàng ký giả trẻ ngày ấy, nay đã ngoài 70 tuổi rồi còn gì. Tuổi thanh xuân của ông vật lộn với những cam go, với sống còn, với lòng can đảm hy sinh, sự lựa chọn con đường. Nó cũng gay go khủng khiếp, cần sự quật cường. Có thể nhìn thấy cái bối cảnh mà thế hệ ông đã sống, qua vài con số. Bức tranh còn lại là 15 triệu tấn bom đã ném xuống nay vẫn còn 300 ngàn tấn chưa nổ. 3 triệu người chết, 4 triệu người bị thương, 2 triệu người nhiễm chất độc hóa học, 170 ngàn người già mất người thân phải sống nhờ xã hội…

Nếu đứng lùi để nhìn lại bức tranh ấy, với hình ảnh một con người không mang súng đạn phải đương đầu. Ông đã như mọi người khác ở Việt Nam phải nếm trải. Nhưng cũng có thể nhìn từ một vị trí khác, góc độ khác sẽ thấy một hình ảnh của cuộc đời lạ lùng.

Tận dụng mối quan hệ rộng rãi của mình, Phạm Xuân Ẩn thường xuyên thu thập tin tức và tài liệu từ các tướng lĩnh quân đội Mỹ và VNCH - Ảnh: Tư liệu
Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #14 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 11:59:36 pm »

8

Sống với vỏ bọc

Không, ngày đó không đơn giản. Ngay từ những ngày cạnh tranh tin tức của các hãng phương Tây. Người ký giả đứng được trong cái nghề vỏ bọc ấy của mình đâu phải không có gian nan.

Trong nghề báo, anh chẳng lường trước được điều gì. Có một câu chuyện hoàn toàn là nghiệp vụ báo chí, từ thời kỳ đầu thập kỷ 60, khi ông Ẩn đang viết cho hãng Reuters. “Lúc đó báo chí đã cạnh tranh kinh hồn rồi. Với AP, UPI, AFP, chưa kể các hãng của Đài Loan, Triều Tiên và các hãng thông tấn nhỏ, các báo hàng ngày”. Một lần ông phải đưa tin việc đại sứ Mỹ lúc đó là Frederick E. Nolting khánh thành đường băng sân bay Tân Sơn Nhất. Ông Nolting sẽ đọc diễn văn tại sân bay. Bản photo bài diễn văn, ông Ẩn đã có trong tay rồi. Đó còn là bản do chính Nolting sửa bằng tay đưa đánh máy lại. “Tôi có photo bản sửa rồi, nhưng vẫn phải cho cậu phóng viên trẻ lên canh trên sân bay, khi nào ông Nolting đọc xong, phôn về cho tôi biết, là tôi sẽ chạy bài đó lên máy telex sang Singapore rồi mới chuyển đi khắp thế giới. Có bản diễn văn trong tay, vẫn phải chờ. Nhỡ nó té xe sao? Kinh nghiệm các báo ngày đó đã có rồi: Ông Dag H.A.C. Hammarskjold người Thụy Điển, Tổng thư ký Liên hiệp quốc (1953 - 1961) rớt máy bay chết ở Âu châu. Ký giả không hay, đưa tin ngày giờ ông ta đến sân bay, tiếp đón linh đình. Trật tuốt luốt. Lý do vì ký giả ngồi ở nhà viết tin dựa trên bản chương trình di chuyển của ông Hammarskjold phát trước”.

Vì thế ông Ẩn cẩn thận. Có bản diễn văn trong tay rồi, vẫn phải cử một nhà báo lên ngồi nghe. Hễ khi nào Nolting đọc xong thì nhiệm vụ của anh ta là điện thoại về báo để đưa bài chạy telex sang Sing. Mọi việc diễn ra suôn sẻ như đã định. Vậy mà tai họa lại đến một cách bất ngờ nhất: ”Vô phúc ngày sau - tối ở Mỹ, ngày bên ta nên tối đó Tiếng nói Hoa Kỳ đưa. Đài VOA tỏ vẻ khách quan không tự bênh Mỹ nên thường hay dùng tin của Reuters (Anh). Nó trích Reuters trên VOA. Nolting sáng sớm vừa cạo râu vừa nghe đài VOA. Người trong Tòa Đại sứ kể lại: Ổng ném cái dao cạo râu, giận dữ bảo thằng Reuters nó có nội gián trong Tòa Đại sứ Mỹ”.

Vì sao ông Nolting giận? Đài phát bản diễn văn của chính ông đọc hôm khai trương đường băng Tân Sơn Nhất mà? Thì ra là có bản diễn văn rồi, có cả sự sửa chữa của chính Nolting rồi, nhưng ngay khi đang đọc ông ta tự bỏ lướt qua một số câu chữ mà ông ta cho là không chỉnh, vậy mà khi phát lên lại vẫn còn y nguyên. Như thế chứng tỏ bản đó không phải bản ông đọc, mà đã được chuyển đi trước, còn nguyên tất cả.

Ông Ẩn có bị phiền toái gì vụ này không? “Sao lại không! Nó nhờ an ninh chính quyền Sài Gòn hỏi tôi. Vì là chỗ quen biết nên câu chuyện không có vẻ gì “hỏi cung”. Ẩn ơi, mày chết rồi dám ăn cắp tài liệu tòa đại sứ Mỹ. Gì đâu mà nói tầm bậy tầm bạ, ai ăn cắp đâu! Tùy viên báo chí Mỹ mời tôi đi uống nước. Mày ăn cắp gì nói coi. Bài ông ấy đọc, có lấy trước không. Vốn là chỗ quen biết, có lẽ anh ta hỏi theo ý nghĩa khai thác cách lấy tin của đám ký giả mà thôi. Ông Ẩn: Có người quen đưa đọc vậy thôi, chẳng có gì quan trọng”. Câu trả lời tưng tửng đó không đáp ứng được yêu cầu. Nolting chỉ muốn kiểm tra những người trong Tòa đại sứ, nhưng muốn vậy phải hỏi để ông ký giả cho biết ai đã cung cấp. Tùy viên báo chí George Philip được cử làm việc này vì anh ta chơi rất thân với ký giả Ẩn. Họ thân nhau tới mức trước khi về nước, Philip còn tặng lại ông Ẩn con chó quý. Câu chuyện cũng chỉ trong phạm vi của sự chân tình.

“Ẩn, tao nói thiệt, chắc có đọc?” “Đúng”. “Ai đưa?” “Mày biết người Mỹ dạy tao làm báo rất kỹ: thà mất việc chứ không nói ra nguồn tin”. George Philip đành nằn nỉ: “Không nói ra cũng được. Trong Tòa Đại sứ có ba loại nhân viên: Mỹ - Hoa - Việt - Ẩn đừng lo họ bị trả thù. Tòa Đại sứ sẽ giải quyết nhẹ nhàng thôi: tập hợp họ lại khuyên nhủ chung là không nên làm như vậy. Sẽ không truy ai cả, vì nếu truy, ai cũng sợ mất việc làm, ai cũng chối. Nếu họp chung hết, sẽ không có lợi vì người nào cũng thấy nhột nhạt. Tụi da trắng ít mặc cảm. Nếu họp chung cũng sẽ nói: Reuters không có lỗi. Lỗi nó nghề - còn nghề của các nhân viên Tòa Đại sứ là không đưa trước cho báo chí”.

Giáo sư Larry Berman (trái), tác giả cuốn "Điệp viên huyền thoại" và Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn tại TPHCM

Ông Ẩn giải thích rằng cũng muốn giúp bạn nhưng nguyên tắc nghề nghiệp phải giữ nguồn tin, tên cụ thể không cho được. “Ẩn chỉ cần nói Mỹ da trắng, da màu, da vàng, người Việt hay Hoa? Chúng tôi không truy họ mà muốn biết để họp nhóm riêng cho họ đỡ tự ái. Đây chỉ là bài học khuyên nhủ họ tính cẩn thận thôi”. Dù Philip có nói hạ mức xuống như vậy Ẩn vẫn “Tôi không nói được. Nguyên tắc nghề nghiệp chính Mỹ dạy xin anh thông cảm”. Anh đúng là nghề nghiệp cứng đầu. Philip nhận xét thế. Hơn nữa họ đều biết Ẩn là một nhà báo có tên tuổi và thân quen lớn, có gây rắc rối thì Ẩn cũng chỉ cần “nói một tiếng là huề”. Nhờ Ẩn cương quyết vậy nên các”nguồn tin” được bảo vệ, họ càng tin cậy một nhà báo trung thực.

Nếu giở lại cuốn sử về cuộc kháng chiến giành độc lập chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, có cả một kho sử sáng chói của lòng can đảm và cũng có cả những năm đen tối nặng nề dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Nguyễn Văn Tâm làm thủ tướng ngày 6-6-1952 đến đầu tháng 1-1954. Khi Hiệp định Genève ký kết, Pháp hết vai trò, phải giao Miền Nam cho Mỹ. Sụp đổ theo Pháp là chế độ bù nhìn. Thủ tướng bù nhìn cuối cùng thời Pháp là Bửu Lộc. Hoàng thân Bửu Lộc làm thủ tướng ngày 11-1-1954, Ngô Đình Diệm làm thủ tướng ngày 6-7-1954, Bảo Đại cũng thôi cầm quyền. Chính phủ mới phải nhường chỗ cho thủ tướng bù nhìn của Mỹ lúc đó là Ngô Đình Diệm - Diệm đã lên như thế nào và đã chết như thế nào, có thể viết thành cuốn sử riêng.

Ban đầu Diệm chưa có thực lực ở Miền Nam, chỗ dựa chính trị chính y muốn là lực lượng công giáo Miền Bắc di cư vào Miền Nam. Đã xảy ra cuộc chiến với tham mưu trưởng quân đội Nguyễn Văn Hinh thân Pháp. Bảo Đại triệu tập Hinh sang Pháp vừa yên thì Diệm lại gặp xung đột dữ dội với Tam Liên (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên) mà sự thật là Tứ Liên (Cao, Thiên, Hòa, Bình): Cao Đài, Thiên chúa giáo Miền Nam thân Pháp, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Ở đường Miche (Sài Gòn) có một trụ sở của quân J. Lerry là U.M.D.C. (Unités Mobiles de Défense des Chrétiennes) do quân đội của Col. Jean Leroy (người Pháp lai Việt) đa số là Thiên chúa giáo Bến Tre.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2011, 12:22:11 am gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 12:37:31 am »

Họ đã đánh lẫn nhau ngay trên đường Catinat, Petrus Ký, lửa cháy rực trời giữa Sài Gòn - Chợ Lớn, thiêu rụi hai vạn nóc nhà dân. Cơn hỏa hoạn khủng khiếp còn ghi dấu trong ký ức những người lớn tuổi. Pháp huy động cả xe tăng, máy bay để ủng hộ Bình Xuyên, đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là Eisenhower phải cấp tốc trợ lực cho Diệm - lãnh tụ Bình Xuyên được đưa sang Pháp. Người Sài Gòn ngày đó nhớ những biển lửa từ Tân Thuận đến Xóm Củi, và kể cho nhau nghe cái chết của tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Thế ở trong Tứ Liên rồi quay ra đi với Diệm. Chính Diệm - Nhu cho người giết Thế ngay chỗ cầu Tân Thuận. Diệt được thủ lĩnh Cao Đài, đuổi được Bảy Viễn Bình Xuyên và U.M.D.C. lúc đó Diệm mới yên bề độc chiếm Sài Gòn.

Tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế (1922-1955)

Thật ra, đối thủ chính của Diệm không phải là Hinh, Bảy Viễn, mà chính là lòng dân. Những phong trào rộng lớn của dân gắn liền với những tên tuổi như kỹ sư Lưu Văn Lang, luật sư Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, bà Nguyễn Thị Lựu, Hòa thượng Thích Huệ Quang… Chính họ đã nổi lên trong phong trảo bảo vệ hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn… Có thể nói suốt từ năm 1954 cho đến đảo chính 1963 - trong gần 10 năm ấy, chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm đã gặp biết bao sự chống đối của nhân dân.

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996), Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Chống trưng cầu dân ý và bầu cử Quốc hội của Diệm, đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, đấu tranh cho dân sinh dân chủ. Diệm ra luật 10-59 từ việc kéo lê máy chém đi khắp Miền Nam giết hại người yêu nước, cho tới đỉnh điểm là đàn áp Phật giáo năm 1963. Ngày nay người dân đi qua ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng Tháng Tám vẫn thấy am thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào tháng 6-1963. Gần 40 năm đã qua, nhiều người trẻ tuổi được biết”.


Hòa thượng Thích Quảng Đức (1897-1963) tự thiêu nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngố Đình Diệm

Nhưng ông đã biết những điều đó theo cách nào? “Chức năng đầu tiên là tin tức”. Ông Ẩn với tính hóm hỉnh rất đặc biệt, phát triển câu chuyện của mình: “Mà cái gì lại không cần tin tức chứ? Cưới vợ cũng cần biết tin tức, ông nội, bà cố sao… Nhưng phải làm theo hình thức research (điều tra) thì mới cao hơn”. Thời của ông vào nghề, ở Việt Nam chưa có trường dạy báo chí. Nước ngoài mới dạy. Nhưng thời đó của ông, cũng bắt đầu có nhiều ký giả. Họ có hai loại thẻ hành nghề: một do Bộ thông tin cấp, còn loại khác do Mỹ cấp. Loại này chỉ cấp cho những người được tin tưởng và được Mỹ điều tra an ninh (Security Clearance) xong.

Họp báo, đi theo các cuộc hành quân, đi trong giờ giới nghiêm, viết các cuộc biểu tình. Khi các tòa báo nước ngoài tại Sài Gòn tuyển người, họ chú trọng việc không chỉ thật sự giỏi tiếng Anh, mà còn là người quan tâm đến thời cuộc, đến đất nước, chính trị, xã hội. Chuyên môn kỹ năng nó bảo sẽ học được. “Lúc đó tôi viết quân sự, chính trị, viết về các âm mưu, lật đổ, biểu tình, cháy lớn. Mỗi ngày phải cho tin chạy liền liền. Hàng ngày xách điện thoại kêu các nơi: Công an, cảnh sát, chiến tranh tâm lý, bộ kinh tế… Mỗi nơi đó có một viên sĩ quan báo chí hướng dẫn. Mình đã làm thân, quan hệ tốt. Cũng có khi người ta cần mình, giúp cho họ cách tiếp giới báo chí. Có cháy lớn, kêu cứu hỏa hỏi. Tôi luôn có bản đồ hành quân, kinh tế, chính trị, có diễn biến gì chấm ngay vào. Tất cả các bản đồ diễn biến chiến tranh đăng trên báo Time đều do tôi vẽ”.

Nhưng hãy quay trở lại thời kỳ Miền Nam còn đang dưới chế độ Diệm hà khắc. Diệm đã bị đảo chính hụt không thành vào tháng 11 năm 1960. Theo hãng thông tấn UPI chỉ trong 3 ngày sau đảo chính, số người bị Diệm bắt lên tới 30.000. Trong cái xã hội sôi sục như núi lửa phun bất kỳ lúc nào đó, nhiệm vụ của ký giả Ẩn đồng thời của điệp viên Ẩn phải là biết được khi nào thì Mỹ có ý định thay đổi đường lối, thay “nhân sự”. Điều ông phải để ý là khi nào thì Mỹ thay đại sứ ở Miền Nam như tin tức đồn đại. Bao giờ thì Cabot Lodge sang thay Nolting. Ngô Đình Diệm giấu tin này ghê lắm. Bởi đại sứ mới sang, nghĩa là đảo chính có thể diễn ra, là Mỹ đổi đường lối, là ngày tàn của chế độ độc tài cá nhân gia đình trị họ Ngô.

“Tôi viết một tin độc đáo: Một tuần nữa Nolting về nước”. Ông Ẩn đã “mạo hiểm” đưa tin này dựa vào những thẩm định chính xác, tinh nhanh của óc quan sát cá nhân, kết hợp nguồn tin dựa vào những chi tiết nhiều người bỏ qua. Thường buổi tối các ký giả hay tụ tập ở tiệm ăn Pháp có sàn nhảy và dàn nhạc có tên là La Cigale (con ve sầu). Nhân thể vừa ăn tối, uống rượu nhảy đầm, họ vừa trao đổi tin tức. Lúc đó tại Sài Gòn đã có các ký giả Nhật, Pháp, Đức, Ý, Na Uy, Thụy Điển. Có 4 hãng lớn của Pháp, Mỹ, Anh. Đã cạnh tranh kinh hồn. Trong tình hình đó Tòa Đại sứ Mỹ cũng trở nên khôn ranh: Họ lợi dụng chỗ nghe ngóng trao đổi tin tức nhanh chóng hiệu quả ở cái tiệm ăn có khiêu vũ La Cigale này. Khi cần tung một tin gì đó lên báo, nhân viên Tòa Đại sứ lại tới làm như chỉ là nói chuyện bên ly rượu.

Đã thành thói quen hễ thấy bóng sĩ quan tùy viên báo chí Tòa Đại sứ Mỹ nói chuyện là đám ký giả bám theo kiếm tin, làm thân. Khi nào có tin tức gì cần lộ ra cho báo chí mà không muốn phát ngôn chính thức, họ dùng vai trò của viên sĩ quan tùy viên báo chí đó đưa ra. Ký giả Ẩn thường quan sát hiện tượng này. Ông không vồ vập mà lạnh lạnh, không vồn vã bám theo đưa tin ào ào. Ông muốn làm sâu, cẩn trọng “Tôi hay kiểm, mà kiểm quá lâu không được, mất tin nóng. Hôm đó tôi lại quán La Cigale từ sớm, thấy viên bí thư ông đại sứ Nolting. Đám ký giả vẫn thường trao đổi hỏi nhau về bài vở “bữa nay mày đánh gì” nghe cứ như đám đánh bạc. Thực ra là “đánh” tin đi. Cũng có khi chơi theo tinh thần gentlemen, cho nhau những tin mình không xài, hoặc đã “đánh” đi những điều chủ yếu rồi. Hơn nữa, họ gặp nhau để ký giả tự bảo vệ nhau xem có ai bị mật vụ bắt cóc không.

Viên bí thư của Nolting mới ngoài 20 tuổi, rất đẹp trai. Mọi khi mặc đồ đàng hoàng lắm, bữa nay lại diện áo chim cò, dẫn theo một cô gái Việt Nam xinh đẹp tới nhảy đầm. “Ê, bữa nay sao mặc lôi thôi, lại có cả đào”, một nhân viên an ninh Mỹ làm Tòa Đại sứ ngồi trên ghế cao của quầy rượu (bar) hỏi. Viên bí thư trả đũa: “Tuần tới tao về nước rồi. Cho tao xả hơi chứ”.

Chỉ có chi tiết đó đã “bỏ phiếu” chắc chắn cho dự đoán của Ẩn về một cái tin ông theo hoài mà nắm chưa chặt. Thông thường, sinh hoạt của đám ký giả là: khi nào không moi được tin gì mới đi ăn. Khi thấy vắng mặt một ký giả nào đó thì phải nghi ngay: nó có tin gì quan trọng đang lẩn đi viết. Còn lần này, viên bí thư đại sứ nói rằng “một tuần nữa tao về nước rồi” thì cái tin nghe trước đây đã có thể “kiểm chứng”. Ông Ẩn chạy về đánh ngay cái tin độc đáo “Một tuần nữa thay đại sứ - Nolting về nước”. Có cả một chút mạo hiểm, tin ở sự suy diễn của mình.

Tin này đưa ra trúng phóc làm một lần nữa Tòa Đại sứ điên đầu. Nhất định bên trong Tòa Đại sứ có người làm cho đám báo chí. Lần này thì không thể tha thứ. Bình thường, đám mật vụ Phủ Tổng thống và an ninh Mỹ theo dõi chặt chẽ hãng Reuters. Họ thường cho người mặc đồ giả, hút thuốc lào ngồi trước cơ quan gần đó lắng nghe ai bàn tán gì, ai ra vào Reuters. Nhân viên an ninh thân quen Ẩn hỏi: chắc lần này Ẩn khó thoát. Tòa Đại sứ nó làm dữ, chúng tôi không có cách nào bênh anh nữa đâu. “Bề nào tin đó rồi cũng công khai”, Ẩn cãi. Nhưng lúc đó còn là “đồ mật mà”. “Nó sẽ phải tìm nguồn tin, ông chuẩn bị sẵn sàng mà đối phó. Ông suy nghĩ kỹ đi. Tụi tôi chưa hỏi ông đâu”.

Bao nhiêu lời nhắn nhủ, gợi ý. Nhưng làm sao nói nguồn tin được, trái nguyên tắc ký giả. Nếu nói thật kể như thua. Dù họ có hứa danh dự không trừng trị cũng không thể. Săn tin, gay cấn, ký giả bị an ninh bám. Đứa này hỏi thăm đứa kia mà ra chứ có ai nói. Cứ cái lập luận đó, ông Ẩn đã không bao giờ nói ra nguồn nào ông có được. Có lẽ họ cho ông là một ký giả giỏi moi tin, một ký giả “khó chịu” cho nên họ tìm cách khác để đối phó. Họ vận động để hãng Reuters phải cho Ẩn thôi việc. Bên Anh đã hứa nhưng chưa làm được. Họ muốn chuyển Ẩn đi Sing. Nhưng chuyển dứt Ẩn ra khỏi mối quan hệ rộng lớn đâu phải chuyện một ngày. Ẩn quen Phủ Tổng thống, Tòa Đại sứ, Bộ Tổng tham mưu…

Cũng may là khi đó Diệm đã đang đi đến phút sụp đổ. Sau ngày đảo chính vào tháng 11-1963 một ký giả Mỹ, bạn ông Ẩn đã lấy được tài liệu trong đó có message “Đã thành công trong việc vận động cho Ẩn thôi việc”. Người bạn Mỹ chọc: “Đảo chính này cứu mày đấy”. “Đảo chính này cứu Mỹ cứu ai chứ cứu tôi đâu. Tôi là ký giả”. Bây giờ, ông Ẩn nhớ lại và bình luận: Lấy nghề ký giả làm bình phong là khó lắm. Địch dễ nghi ngờ, nó bám riết sẽ lộ. Thời kỳ đó nó nghĩ mình va chạm vì nghề nghiệp chứ không nghĩ gì khác. Nếu vì nghề, thì họ chỉ dụ dỗ, gây áp lực chứ không làm quá. Phải cho nó thấy mình moi móc tin là bệnh ký giả chứ không dính dấp gì chính trị chế độ.

Người tình báo hoạt động độc lập, chỉ hai, ba người có liên quan chỉ đạo. Thời kháng chiến chống Pháp, Ẩn chỉ gặp, trực tiếp công tác với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lúc đó là người phụ trách tình báo. Thời chống Mỹ chỉ có ông Mười Hương và sau này thêm ông Cao Đăng Chiếm, và ông Mười Nho tức Xuân Mạnh biết. Nguyên tắc bí mật đó được đảm bảo cho ông Ẩn có thêm điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, không bị lộ.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2011, 01:01:12 am gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 01:28:29 am »

9

Chất chính nghĩa hai mặt

Các nhà báo phương Tây không tìm thấy điều giả dối nào ở Ẩn. Và họ cho rằng nếu như bây giờ mới biết Ẩn là một agent của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì chính Ẩn là một thí dụ chứng minh, một ẩn dụ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam

Bây giờ khi đã nghỉ hưu, làm nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Ẩn thỉnh thoảng tiếp loại khách “thế hệ sau”; một người bạn cũ nay là giáo sư đại học Mỹ, gửi con sang Việt Nam muốn viết luận án về đề tài ký giả thời Ngô Đình Diệm.

Tách cà phê có hình ông Ẩn ngồi viết bài trên máy chữ – Kỷ vật quý nhất của ông Phạm Xuân Ẩn. Ảnh: Larry Berman

Là một nhà nghiên cứu, phân tích thời cuộc, ông Ẩn quá rõ làng báo lúc đó ra sao. Nhưng hầu như ông ít quen giới báo chí Việt Nam. Vì nhiệm vụ, ông phải né họ. Nhưng là người làm nghề, ông vẫn biết nhiều nghiệt ngã của hoàn cảnh các nhà báo: chế độ kiểm duyệt. Tịch thu, đình bản báo chí, đưa nhà báo vào tù, chuồng cọp, đưa về Miền Trung đày đọa trong các biệt phòng của Chín hầm khét tiếng - lịch sử báo chí sẽ còn ghi tên những ký giả như Trần Ngọc Sơn bị đày và chết ở Côn Đảo, ký giả Anh Tín bị bắt giam ở Phú Quốc…

Có cả một thời bị kiểm duyệt đục bỏ nhiều quá, báo chí phản ứng lại bằng cách chỗ nào kiểm duyệt bỏ, họ cứ để trống hốc đến nỗi Diệm ra lệnh cấm báo để trắng. Thì họ “cấm báo để trắng chứ đâu cấm để đen” thế là ký giả tìm cách xóa đen làm cho tờ báo nhiều hôm giở ra đầy mảng đen ngòm thảm hại. Lại với tính trào lộng, ông Ẩn nhận xét về nghề. Ông bảo cô phóng viên Mỹ trẻ tuổi: “Làm việc ít thôi. Làm lâu, đời tan nát. Phải viết sách, nghiên cứu, chứ chạy theo nghề báo 10 năm là phụ nữ mất hết sắc đẹp. Chạy theo tin tức quá mất thưởng thức cái đẹp thiên nhiên xung quanh mình. Lúc nào cũng tưởng ngày mai trời sập. Làm đến nỗi mặt trời mọc hay lặn không thèm để ý. Phụ nữ làm một giai đoạn thôi, chứ tất cả thành Pitơ Acnet… thì chết!”

Câu chuyện để từ chối người đến viết về ông bao giờ cũng được thể hiện trong tiếng cười. Chắc ông đang nghĩ đến cái nghề suốt ngày chạy theo tin tức, suốt đời sống chạy theo các deadline, hạn chót của nghề báo. Vậy mà ông đã làm cái nghề “săn tin” theo nhiều đích khác nhau, suốt đời: săn tin để làm một nhà báo thực thụ, săn tin cho đất nước đánh thắng quân xâm lược, giành Độc lập - Tự do. Cái nghề săn tin của ông mới vĩ đại và thiêng liêng cao quý làm sao!

Nó đầy nghịch cảnh.

Chính ông, với tư cách phóng viên hãng phương Tây viết bài về sự kiện Bác Hồ mất năm 1969 để đăng trên báo Time. Làm báo không phải chỉ chạy quần quật với tin tức thoáng qua, mà phải điều nghiên, viết sâu. Tờ Time có khi sử dụng những bài ngắn tổng hợp của cả chục người viết. Sự kiện Bác Hồ mất, cả thế giới viết: Moscow, Bắc Kinh - dĩ nhiên rồi, lúc đó đang là những nước anh em. Cả Nicaragoa, Mêxico, Italia… Nhưng Time yêu cầu Sài Gòn, xứ sở Việt Nam của Cụ Hồ, phải là nơi viết chủ yếu. Ông Ẩn kể rằng tiểu sử Cụ Hồ thì hãng nào cũng có đầy đủ. Ông chỉ được viết gọn trong 4 - 5 trang giấy và phân tích khách quan.

Người Đảng viên Cộng sản ấy không thể bộc lộ hết xúc động và tình cảm của mình, ông phải “khách quan”, dùng phương pháp khai thác của báo chí, dẫn cả thơ chúc Tết của Bác “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, sưu tầm tư liệu từ thời kỳ Hồ Chí Minh hướng dẫn quân đội Việt Nam dưới thời Võ Nguyên Giáp. Ông cũng tranh thủ phỏng vấn dân chúng Sài Gòn khi nghe tin Cụ Hồ mất. Nếu giở trong tạp chí Time ngày ấy, sẽ thấy đây là đề tài lớn được đưa trong nhiều trang. Sẽ thấy hình những người đạp xích lô đỗ chờ khách ở cửa chợ Bến Thành đang chăm chú đọc tin tức về Cụ Hồ. Bài báo của ông Ẩn chỉ là một trong hàng chục bài từ các nơi gửi về được tòa soạn báo Time đúc kết lại thành một bài để in ra cho độc giả.

Ông không thể quên tình cảm của đủ mọi tầng lớp người khắp nơi trên thế giới - lứa người trong Thế chiến thứ hai đều biết rất nhiều về Cụ Hồ. Hơn thế nữa, có cả một master Mỹ làm việc ở phòng thông tin Mỹ tại Sài Gòn trong một đợt rút lui từ ấp chiến lược Bến Súc về Bình Dương định cư, tại đây anh ta kể ra vanh vách về Cụ Hồ cho chính Ẩn nghe. Anh ta còn dám nói: “Tất nhiên tôi biết về Cụ Hồ nhiều hơn anh”.

Ông Ẩn còn nhớ tại trại Bình Dương, các ký giả đang ăn cơm. Chàng phó tiến sĩ ấy thì say sưa nói toàn chuyện về Bác Hồ và tự hào rằng mình như thuộc lòng các tài liệu về Bác Hồ cũng phải thôi, là vì anh làm luận án MA về chính trị, chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh bảo rằng đó là cua học mắc tiền nhất về xã hội học, về chủ nghĩa Mác. Không phải ai cũng có thể học được vì tiền nặng.

Làm việc chính thức cho Time từ 1969 - 1975 nhưng trước đó là các cơ quan báo chí khác, ông Ẩn không bao giờ quên nguyên tắc của nghề, cũng chính là nguyên tắc của một điệp viên. Ông bảo, báo nào cũng đòi tin tức nhanh, chính xác, khách quan. Ông Ẩn thường kể chuyện vui với các nhà báo trẻ. Làm trật vài tin là nó đuổi liền. Ví dụ nói ông A đi ly dị bà B - khi chưa biết rõ ai phải ai trái và tòa án chưa xử là sai, nhưng phải nói A và B ly dị nhau. Một số người Hoa ở Hải Nam đi vượt biển xuống phía Nam, qua Rạch Giá bị dạt vào đất liền. Ông Ẩn, ký giả duy nhất được vào phỏng vấn và “bài học” về nghề báo được phong phú thêm hàng ngày. Tin được biên tập lại và in ra sau đó sếp của tòa soạn từ Singapore bay qua phê bình “Bốn nhân viên đánh cá đảo Hải Nam thuộc Trung Cộng đi tìm tự do, bị sóng đánh dạt vào Rạch Giá”… “Viết đi tìm tự do phải đưa vô ngoặc kép. Cẩn thận vậy cho tôi, nếu không Trung Quốc sẽ đuổi cổ phóng viên của chúng tôi ở Bắc Kinh” - sếp nhắc.

Nhanh ăn thì phải chắc. Nếu bài đưa sau người ta thì phải nhiều tin hơn, “mập” hơn. Viết về sự kiện Bác Hồ mất, sở dĩ được khen vì tài liệu phong phú. Có bài, ảnh đám tang Cụ Hồ tại Hà Nội, có hình các vị đứng đầu các nhà nước Liên Xô, Trung Quốc tại tang lễ. Có cả bình luận dự báo ai sẽ thay Cụ Hồ. Có đăng ảnh bốn vị lãnh đạo lúc đó là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh với lời phân tích về sự kế thừa các tinh hoa của Cụ Hồ. Ông Ẩn cũng trích một câu nói của Cụ mà ông thích, đại ý: Tôi là người già rồi. Người già nào cũng thích giữ một cái gì bí ẩn về đời mình. Tôi cũng muốn giữ một số bí ẩn riêng của tôi.

Sự phong phú của báo Time đủ đi cả tháng bài liền về đề tài Cụ Hồ. Chủ trương của tờ báo: đề tài được cả thế giới chú ý, do đó viết sâu. Người đọc viết thư cho báo, nói về Cụ Hồ, được đăng lên cùng với hình ảnh người ở Vacsava khóc Cụ Hồ, còn người Hà Nội thì mỗi người làm việc bằng hai, biến đau thương thành hành động. Ông Ẩn cũng là ký giả viết bài về cái chết anh dũng của người thanh niên ngoài 20 tuổi Nguyễn Văn Trỗi. Ông theo tin tức suốt từ lúc Sự phong phú của báo Time đủ đi cả tháng bài liền về đề tài Cụ Hồ. Chủ trương của tờ báo: đề tài được cả thế giới chú ý, do đó viết sâu. Người đọc viết thư cho báo, nói về Cụ Hồ, được đăng lên cùng với hình ảnh người ở Vacsava khóc Cụ Hồ, còn người Hà Nội thì mỗi người làm việc bằng hai, biến đau thương thành hành động. Ông Ẩn cũng là ký giả viết bài về cái chết anh dũng của người thanh niên ngoài 20 tuổi Nguyễn Văn Trỗi. Ông theo tin tức suốt từ lúc anh Trỗi bị bắt, thời gian bị giam và khi bị giặc bắn trong bãi bắn Chí Hòa. Ngày nay, người Việt Nam chỉ biết một đoạn phim tài liệu ngắn lúc bắn anh Trỗi với đầy cảnh sát và ký giả. Đoạn phim và bức hình duy nhất được in thêm dòng chữ gầy của Bác Hồ. Những tài liệu hiếm hoi ấy dù bao nhiêu năm qua rồi, mỗi khi nhìn lại, mọi thế hệ người Việt Nam vẫn rơi nước mắt.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2011, 02:00:38 am gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 01:54:53 am »

Phạm Xuân Ẩn đứng trước tòa thị chính Sài Gòn (hiện nay là trụ sở Ùy ban Nhân dân TPHCM) trước khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, tháng 4-1975.

Chính trong năm 2001 đầu thế kỷ này, trong “kho” sách quý của ông Ẩn, ông cho bè bạn xem những hình ảnh khác chúng ta chưa từng được thấy về giây phút anh Trỗi bị bắn. Chắc chắn sẽ làm xúc động mọi thời: người thanh niên trẻ măng, mặc bộ đồ trắng, bị bịt mắt, đứng bên cái cọc, lẻ loi giữa đám quân đầy súng ống, to mập, mũ sắt… Xung quanh là khu bãi hoang vu vắng vẻ của phía sau nhà tù. Hình ảnh anh Trỗi non trẻ thế, nhỏ bé và anh hùng thế, cái đơn độc một mình anh làm đau nhói trong tim và làm dấy lên lòng căm giận sự hèn hạ giấu giếm của chế độ Mỹ - ngụy tráo trở…

Trong cuốn War in the Shadows in rất đẹp ấy có bài của Douglas Pike tiêu đề My friend An với tấm hình chàng ký giả Ẩn trẻ măng ngồi với ba người phụ nữ Mỹ, Việt tại một quán ăn ở ngoại thành Sài Gòn năm 1963. Có thể những năm đó Ẩn đã phải sống hai mặt rất nhiều: giấu đi mọi đau đớn trong lòng để viết về nỗi đau lòng ấy với một phong cách khách quan của ký giả phương Tây vốn được dạy rất kỹ rằng không được lộ cái tôi trong tin tức.

Chỉ cần các ấn tượng của Douglas Pike về người đồng nghiệp Ẩn, cũng đủ thấy dưới mắt các nhà báo phương Tây - những nhà báo vốn rất nhạy trong xem xét con người và sự kiện - họ không tìm thấy điều giả dối nào ở Ẩn. Pike viết rằng vẫn nhớ hình ảnh của Ẩn lúc đó, luôn có người bạn thân tên là Vượng ở bên cạnh và nếu Pike có mời Ẩn tới nhà chơi thì phải mời cả Vượng, hoặc là không. Sau nữa Ẩn không bao giờ cố gắng in dấu tuyên truyền điều gì về tư tưong chính trị lên Pike. Ẩn sống đạo đức, có nguyên tắc với bạn bè, và Pike cho rằng nếu như bây giờ anh mới biết Ẩn là một agent của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì chính Ẩn là một thí dụ chứng minh, một ẩn dụ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Chất “hai mặt” của công việc chính nghĩa và cộng thêm với tư chất một người Việt Nam khá điển hình, đã giúp ông sống thật với tất cả các mặt của cuộc đời đặc biệt mà ông phải đảm trách.

Giờ đây ông vẫn giữ những tấm hình quý. Hình đen trắng vẫn còn tốt, tuy rằng “có tấm đã bay màu, người thì chết bớt”. Ông chỉ cho tôi xem kho ảnh quý ấy, chỉ một lần, làm sao tôi nhớ hoàn toàn được. Tôi không sống ở Sài Gòn những năm tháng ấy. Tôi chỉ mới là đứa trẻ lên mười khi Ẩn đã đứng trong vị trí đặc biệt. Vậy mà nghe chuyện của ông, xem những hình vàng ố đã gợi cảm mùi của lịch sử.

“Tôi này, Có này”, Ẩn chỉ vào ông Nguyễn Hữu Có, chỉ huy trưởng của một trong sáu sư đoàn đầu tiên. Nguyễn Văn Minh tư lệnh vùng 3. Nguyễn Văn Bang, tỉnh trưởng Buôn Mê Thuột. Đề đốc Chung Tấn Cang tư lệnh hải quân. Nguyễn Ngọc Huy lý thuyết gia Đảng Đại Việt, giáo sư chính trị. Tiến sĩ Huy là một trong những lãnh tụ Đại Việt và là trưởng trung tâm nghiên cứu Đông Dương của Harvard, chết rồi. Dưới ngón tay xương xẩu của ông, những hình ảnh khác lần lượt hiện ra: Đám này tình báo. Đây tướng 4 sao. Chỗ này ở trong dinh Đốc lý. Còn đây, đứng trong văn phòng Reuters. Đây là Neil Sheehan (tác giả Sự lừa dối hào nhoáng) hồi 25 tuổi mới ra khỏi quân đội, làm cho UPI tới đảo chính Diệm mới về làm cho The New York Times, thành nhà văn. Lúc đó Ẩn ở Reuters. Cạnh tranh theo “tinh thần thể thao” thôi, còn thân nhau lắm. Ông Ẩn còn nhớ tác giả Sự lừa dối hào nhoáng sau này được giải báo chí Pulitzer, ngày ấy còn gặp khốn đốn vì đưa tin đảo chính. Anh ta bị coi là người viết quá trớn, trong lúc tình hình rất khẩn cấp. Lệ Xuân công khai đòi “nướng mấy thằng nhà báo xúi bẩy Phật giáo đấu tranh”. Lúc đảo chính bắt đầu, Ẩn đánh tin đi. Đêm trước đảo chính Ẩn đã đưa cho David Halberstam mẩu tin mật của một đại tá để gửi qua bên kia cho Neil Sheehan. Người trực đêm ở Tokyo không biết đó là tin quan trọng nên không đưa ngay cho Neil Sheehan.

Kể đến đây, ông Ẩn lại tự cười bản thân: “Bệnh người già hay nói chuyện cũ. Ông chẳng thèm để ý đến các lý lẽ rằng đó là tư liệu lịch sử và mỗi một người mang trong mình những dẫn chứng của lịch sử. Mà có phải ai cũng có cuộc đời như ông để kể đâu - như lời Peter Ross Range?

Ông sắp xếp tập ảnh lại thì tôi kịp nhìn thấy và hỏi về một tấm hình lạ:Ẩn mặc áo len, đạp xích lô ở Mỹ. “À, người ngồi trên xích lô là tiến sĩ Elon Earl Hildreth, giám đốc cơ quan Viện trợ Mỹ về giáo dục, lo giấy tờ cho tôi đi học. Ông mua cả một chiếc xích lô, kỷ niệm Việt Nam đem về Mỹ cho đứa cháu nội chở ông đi chơi”. Ảnh chụp ở Cali năm 1958 khi Ẩn đang học ở đại học bên đó.

“Đáng lẽ tôi lấy cô này” - ông chỉ vào hình một cô gái Mỹ, nhưng ông không kể chi tiết về mối tình ấy.

Phạm Xuân Ẩn và một cô bạn người Mỹ
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2011, 02:06:00 am gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 02:12:46 am »

10

Ẩn giữa cuộc chiến tranh

Không phải chất cao siêu thánh thần mà chính vì chất người, chính chất người đậm chất khôn ngoan, chân thành của người Việt đã giúp ông thành công...

Nhà báo Phạm Xuân Ẩn kết thân với nhiều người có thế lực. Đỗ Cao Trí là một trong số đó. Thân đến nỗi Trí là tư lệnh vùng 3 có lần rủ nhà báo Ẩn viếng tiền đồn đang bị bao vây ở Tây Ninh. Trí hỏi có sợ chết không, nhà báo đi trực tiếp chiến trường? Mình như người lính dù treo toòng teng trên trời, thằng nào nó ngắm bắn cũng chết. Chết là hết. Vô quân đội là đã chấp nhận hòn tên mũi đạn còn gì. Đạn tránh anh chứ anh tránh được đạn đâu.

Với ý nghĩ đó, ông Ẩn hành nghề báo chí, hay ông là một sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, hai cái hòa làm một. Ông đã từng mượn xe của Phủ Tổng thống thời Ngô Đình Diệm đi thăm các khu trù mật, trên xe mang biển số ẩn tế, đề phòng bị phát hiện và V.C phục kích. Tuyến đường xấu lắm. Sau Mỹ qua mới có sửa lại, mở rộng, không còn quang cảnh đường đi Buôn Mê Thuột nhỏ xíu. Ẩn cũng đã từng lái xe ra tận Vĩ tuyến 17.

Sau này, ông theo cả trực thăng Mỹ đi hành quân. Đã có lúc ông tính phải tập nhảy dù, chỉ huy của ta ngăn lại, sợ nguy hiểm quá. Trong trận mạc, quân đội và du kích ta thường bắn tỉa bọn nhảy dù và đó là cách diệt địch khá hiệu quả. Cũng đã có lần trực thăng chở ông bị lửa đạn nhắm bắn. Sau một ngày ta thắng lớn trận Ấp Bắc, Ẩn đã theo trực thăng Mỹ lên tận nơi. Sự lừa dối hào nhoáng của Neil Sheehan miêu tả chủ yếu về trận Ấp Bắc này. Không một đồng nghiệp nước ngoài nào ngờ cái người đi cùng với họ với tư cách ký giả đi viết tin chiến trường ấy - Phạm Xuân Ẩn - là người góp công lớn cho chiến thắng Ấp Bắc với tư cách một chiến sĩ điệp báo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chính ông Ẩn và người tiểu đoàn trưởng quân ta chỉ huy trận đánh này được thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Những cuộc hành quân nơi xa như Cà Mau, Tây Ninh, ông đều đi theo với tư cách ký giả chiến trường bằng trực thăng Mỹ.

Trong chuyến đi Đỗ Cao Trí tổ chức, ông suýt gặp nguy hiểm mất mạng. Nếu không nhường chỗ cho ký giả Francois Sully của tạp chí Newsweek thì ông đã chết trong chuyến ấy rồi. Chiếc máy bay đó bị bắn rớt và nhà báo Francois Sully đã chết trong chuyến đi đó.

Trong các chuyến đi viết tin chiến trường như thế, với nhiệm vụ ký giả, chưa bao giờ ông đưa tin thất thiệt hoặc tin “đầu độc” theo kiểu tình báo. Ông chỉ đứng ở vị trí phóng viên để mở quan hệ rộng, thu thập tin tức chứ không dùng tờ báo làm công cụ. Không có một bài viết nào của Ẩn làm hại cho tờ báo hoặc viết điều gì không đúng. Chắc chắn là tờ Time đã kiểm tra toàn bộ những bài viết của ông sau khi Việt Nam thống nhất, ông Ẩn được biết tới là một anh hùng, một vị tướng tình báo Cộng sản.

Các nhà báo phương Tây trở lại Sài Gòn sau giải phóng, vào những dịp kỷ niệm 30-4 của các năm chẵn, họ vẫn nhớ đến thăm người đồng nghiệp cũ. Ngoài tình cảm kính trọng mang tính chất cá nhân, họ vẫn luôn khổ vì phải tìm cho ra câu trả lời vì sao nước Mỹ thua cuộc tại xứ sở nhỏ bé lạc hậu này. Họ càng mong mỏi hơn nữa tìm được lời giải, thuyết phục từ con người, từ chiều sâu truyền thống văn hóa. Mà hơn ai hết, người mẫu của họ cần nghiên cứu chính là anh bạn đồng nghiệp Ẩn.

Ẩn có thể trả lời cho họ hiểu nhiều điều, ông có tư duy phân tích khách quan của nghề báo, có tính chất sâu sắc và nghiêm cẩn của người sĩ quan tình báo, bản thân ông lại mang nhiều đặc trưng của cuộc sống Việt Nam. Còn gì hơn thế! Không chỉ là chuyện nhận định những gì đã xảy ra, mà chính ông có thể nói về hôm nay, về đường hướng phát triển của đất nước này, có thể giải thích các nghịch lý từ dưới tầng sâu của sự kiện.

Đến ngôi nhà của ông hôm nay, bạn bè thấy người chiến binh kỳ cựu ấy không nghỉ. Không phải vì ông còn giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu, giảng dạy, soạn tài liệu, mà vì đó là một lối sống: ung dung tự tại, không tham dự nhiều nhưng lại luôn hiểu biết. Ông vào nghề tình báo từ lúc 25 tuổi - như tất cả những người yêu nước phải làm một công việc của Cách mạng, không thể có lựa chọn nào khác, khi dân tộc mất Độc lập - Tự do, dân nước nô lệ.

Nhìn vào nét lớn của những bước phát triển kháng chiến ta sẽ thấy đời ông Phạm Xuân Ẩn trải qua tất cả các giai đoạn. Từ thời chống Pháp 1945-1954; từ 1954-1960 miền Nam dưới chế độ Ngô Đình Diệm; từ 1961-1965 giai đoạn Chiến tranh đặc biệt, dùng quân ngụy với viện trợ Mỹ càn quét, dồn ấp chiến lược 10 triệu đồng bào. Những chương trình và kế hoạch lớn do Staley - Taylor (giáo sư kinh tế Eugene Staley và Đại tướng Maxwell D. Taylor) xây dựng nhằm bình định Miền Nam trong một tháng và kế hoạch bổ sung của Johnson - McNamara bình định Miền Nam trong 2 năm 1963-1964 hoàn thành 16 ngàn trong tổng số 17 ngàn ấp xã Miền Nam.

Chính thời gian đó, Mỹ thay Diệm và quân ta chiến thắng Ấp Bắc và Bình Giã vang dội - kết quả của ba mũi giáp công của quân dân Miền Nam. Giai đoạn Chiến tranh cục bộ 1965-1968 Mỹ đưa quân ồ ạt vào với ý đồ giải quyết nhanh trong 4 năm, hơn một triệu quân, trong đó 50 vạn lính Mỹ đổ vào. Đây cũng là giai đoạn các chiến thắng Vạn Tường, Pleime, Bầu Bàng, Núi Thành, Chu Lai, Đường 9. Mỹ điên cuồng ném bom hủy diệt Miền Bắc hậu phương lớn. Những chiến dịch khét tiếng quy mô tàn k hốc và do đó cũng thành lẫy lừng chiến công của quân dân ta như: Chiến dịch Xêđa phôn (Cedar Fall), Birmingham, Giônxôn City (Johnson City) với những cuộc hành quân lớn kinh khủng, tới 45 ngàn quân đổ xuống một huyện.

Đây chính là giai đoạn mà Tổng chỉ huy quân sự Đại tướng William Westmoreland bị cách chức và Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara từ chức sau Tết Mậu Thân. Từ 1969-1973 Mỹ rút quân, thực hiện học thuyết Nixon, mở rộng chiến tranh Đông Dương. Ta lại có chiến công Đường 9 Nam Lào. Mỹ điên cuồng phong tỏa Hải Phòng và đem B.52 rải thảm bom vào Hà Nội. Sau 1973-1975 là giai đoạn cuối cùng Việt Nam hóa chiến tranh và dẫn tới chiến thắng đỉnh cao 30-4-1975 đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Những sự phân chia giai đoạn chiến lược của kháng chiến ấy, như một cuốn sử tóm tắt, người Việt Nam đã thuộc. Còn những con số khủng khiếp cũng được tổng kết: Mỹ chi 720 tỷ đô la cho chiến tranh ở Việt Nam và đã huy động 70% lực lượng lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 60% không quân và 40% hải quân, cùng với 22 ngàn xí nghiệp phục vụ chiến tranh.
Logged
Bộ đội Cụ Hồ
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 02:26:14 am »

Máy bay Mỹ rải chất độc hóa học trong Chiến tranh Việt Nam

Các hãng truyền hình nước ngoài cho những con số khác nữa. 1 kilômét vuông ở Việt Nam đã phải chịu 6 tấn bom Mỹ ném xuống. 1/3 rừng Việt Nam bị tàn phá do bom đạn và chất độc rải xuống. Bom Napalm là một trong những thứ vũ khí tai tiếng nhất với sức nóng 2.000 độ và những chiếc máy bay chiến đấu C.47 có súng máy, đại liên và 600 quả bom, mỗi quả bung ra 300 viên bi giết người. Ký giả Mỹ đã thốt lên “năm 1968 làm bầm dập một thế hệ chúng ta”. Năm 1969 có hơn 54 vạn lính Mỹ tới Việt Nam và có 50 ngàn trẻ lai Mỹ sau chiến tranh. Có tới 2 triệu cuộc hành quân tìm diệt trong suốt cuộc chiến và 36 triệu phi vụ chiến thuật bằng trực thăng. Cuối năm 1969 ký giả nước ngoài gọi Việt Nam là một nấm mồ tập thể của đội quân nước ngoài đã mất hết lý trí. 58 ngàn lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trong giáo trình dạy về nghiệp vụ báo chí của các Đại học Mỹ, người ta dạy các sinh viên, các nhà báo tương lai rằng không nên làm báo theo kiểu “nhồi banh” (mush ball) la liệt con số, sự kiện. Nhưng có thể nào người ta lại quên đi được những con số - đã rất tóm lược, trên đây?

Tất cả cuộc chiến tranh dài đau thương và anh dũng ấy, Ẩn thực sự ẩn mình trong một vị trí chiến đấu lạ lùng và cam go không biết có thể so sánh với hàng triệu triệu số phận và câu chuyện đặc biệt của dân Việt Nam không? Chỉ biết rằng hôm nay, con người ấy vẫn tiếp tục một cuộc sống mới cùng dân tộc. Nguyên tắc sống và tính chất con người của ông vẫn là của “mùa thu cũ” như thơ Xuân Quỳnh đã nói về tình yêu. Mùa thu đã vàng hoa cúc, đã ra biển cả với dòng nước trôi, đã đi theo lá về rừng. Tất cả đã trôi qua, chỉ còn em và anh, là của mùa thu cũ thủy chung. Chỉ có tình yêu là không thay đổi. Vậy là nó mới hay cũ? So sánh với tình yêu như thế không hề sai về sự thủy chung của con người đã được miêu tả là “người yếu ớt cong xuống nhưng không dễ bị đánh gục giống cái cây trong giông bão”. Không dễ bị đánh gục, hay là con người trung kiên không dễ đổi thay?

Vài lần, khi đến nhà, tôi thấy ông đang nhặt nhạnh đống đồ chơi mà đứa cháu nội để vương vãi. Chú bé đã đi nhà trẻ mẫu giáo. Còn người ông, không giống những người ông chỉ vui với cháu chốc lát chứ không chịu được nhịp sống động của trẻ nhỏ. Ông Ẩn tự nhận mình là “vú em” vì tham gia rất nhiều vào việc nuôi nấng đứa cháu thiệt thòi vì xa mẹ. Ông như chính chú bé rất thạo “Đồ chơi Đức mắc nhất nhưng bền và chính xác”. Ông cầm lên chiếc ô tô nhỏ. Giờ đây ông thuộc đồ chơi hơn bất cứ ông già và người lớn tuổi nào. Tàu họ làm cả quỷ sống… khôn lắm, một năm thu lợi một tỷ đô. Tàu bắt chước nhanh, bán rẻ thôi, do tiếp cận thị trường. Thằng Macao bắt chước. Đây, cây sáp đốt hình con khỉ tuổi Thân. Ông cầm chiếc xe lửa: bị đập lên đập xuống hoài vẫn chạy. “Đồ chơi thì Nhật vẫn là số một. Bán cùng thế giới hết. Rẻ nhất, mề đay giả, dây chuyền. Rẻ, mau hư. Đức, Anh, Mỹ làm đồ bền chặt. Tàu bắt chước, bán chiếc xe lửa, 7,80 ngàn. Nó kiếm tiền từ những người như tôi. Nhật thua đồ Tàu vì đắt hơn”. Ông cười như nhận lỗi: “Tôi hay để ý lắm. Làm báo phải biết những gì con người quan tâm. Độc giả thường thích cái lạ, cái chưa quen thuộc. Có ba loại đề tài luôn được người ta đón đọc, đó là viết về các vấn đề xã hội, việc gia đình, và viết về bản thân mình, câu chuyện cuộc đời cá nhân…”

Ông đang nghiên cứu những vấn đề mới của kinh tế thị trường, cho nên “cái nhìn đồ chơi” của ông cũng có màu sắc tìm hiểu thương trường theo cái liên tưởng mọi vật một cách tự nhiên. Phải xây dựng một tầng lớp người mới qua kinh tế thị trường. Có những người dị ứng khi dùng chữ Tư bản. Nhưng thật ra thị trường là sản xuất theo nhu cầu con người, không đặt cao giá trị sản xuất mà chú trọng vào giá trị sử dụng và thị hiếu. Còn tư bản thì một xu nó cũng tính, lợi nhuận là trên hết.

Ông nói chơi chơi như tâm sự với bạn bè về những điều quan tâm chung. Phải xây dựng những lớp người mới có trình độ khoa học - kỹ thuật. Còn tác giả Thăng trầm quyền lực nói tiếng Tàu giỏi, nó bảo tài nguyên cũng lớn nhưng tài nguyên lớn nhất vẫn là con người. Việt Nam nhìn lại cũng sẽ rõ: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua đã thắng lợi trong các điều kiện không ai làm nổi. Không có một nước thuộc địa nào giành được độc lập theo cách như vậy. Toàn là chịu thuộc địa kiểu mới. Đánh thiện chiến như chúng ta là phải có con người. Hậu cần theo kiểu đường mòn Hồ Chí Minh, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, chỉ có Việt Nam làm. Do con người sáng tạo.

Bây giờ cứ thử dòm trên ti vi là sợ liền: mâu thuẫn ly khai, sắc tộc các nơi triền miên. Việt Nam vẫn làm theo cách của mình. Theo ông, phải vận động tinh thần đường mòn Hồ Chí Minh vào kinh tế xây dựng đất nước thì không thế lực nào “ăn” nổi. Kinh tế thị trường là khách quan, có từ trước Chủ nghĩa tư bản. Bây giờ thị trường là chiến trường, chúng ta xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên nó. Còn Tư bản xây dựng Chủ nghĩa tư bản bảo vệ quyền lợi đại tư bản. Đấu tranh này cực, cực vô giới hạn. Những suy nghĩ có tính “vĩ mô” này, ông nói ra rất tâm tình, như là đang tự nghĩ.

Ông vẫn thường bị ký giả phương Tây phỏng vấn về dân chủ, tự do, với tư cách là một người đã nếm trải cả những cay đắng ngay trong chế độ mà ông đã hết lòng.

Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (người đầu tiên bên phải) chụp ảnh Đại tướng Văn Tiến Dũng và các tướng lĩnh khác

Thật ra bọn họ không hiểu - Safer đã viết: “Ẩn chẳng phải là người biện hộ cho những nguyên do mà anh phục vụ… không giống Athur  Koestler và những người say mê chủ nghĩa Mác, tôi nghĩ Ẩn chưa bao giờ sùng tín… Điều mà tôi nghi ngờ là anh đã không phân biệt rõ ràng đâu là chính bản thân, đâu là chính trị và xứ sở anh. Tôi nghĩ rằng anh đã hành xử một cách tự nhiên, chứ không chỉ vì can đảm. Không phải tính chất thánh thần mà chính vì chất con người đã khiến anh thất bại”. Cái nhìn riêng biệt ấy đã cho rằng Ẩn đã không được tin cậy do việc ông Ẩn đã đi “học tập cải tạo” dành cho những người của Đảng cần được uốn nắn về tư tưởng.

Ông cũng không suy xét về việc đó lâu. Ông lý giải về dân chủ một cách sáng sủa như một sự hợp lý hiển nhiên. Ông nói với ký giả Mỹ rằng dân chủ kiểu Mỹ chỉ là dân chủ cấp thấp: cơ chế để kiểm soát đa nguyên chỉ là cơ chế giúp không nổi loạn. La hét kệ, cả triệu người cũng không sao. Cho nó la mà biết để sửa. Công đoàn Mỹ cũng biểu tình la hét mạnh mẽ nhưng họ không bao giờ được tham gia vào đường lối chính sách. Dân chủ chỉ là đường lối để cai trị dân. Còn dân chủ xã hội chủ nghĩa mới là dân chủ cấp cao. “Cứ lấy cái thí dụ kinh tế chia phần cái bánh - Dân chủ xã hội chủ nghĩa vì đa số dân chia phần bánh lớn. Chứ tư bản: chia đều thì tao đi ăn mày à. Chuyện đó không có”. Vẫn giọng hài hước và diễn giải lý luận cao siêu ra thành hình ảnh đơn giản. Ông Ẩn thường chinh phục người khác bằng sự uyên bác nhưng rất giản dị và hóm hỉnh.

Chắc phải sửa lại câu nói của Safer: không phải chất cao siêu thánh thần mà chính vì chất người, chính chất người đậm chất khôn ngoan, chân thành của người Việt đã giúp ông thành công.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2011, 02:37:17 am gửi bởi Bộ đội Cụ Hồ » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM