Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:09:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 88 Anh Hùng  (Đọc 302231 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #270 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 03:55:51 pm »

        Dathao xuất ngũ năm 81 có phải đợt đầu tiên của MT479 không, đợt tập trung ở Xiêm Riệp về bằng xe đò của Bến xe Miền Tây do vệ binh F477 áp tải về đó.

     
Năm 81 có rất nhiều đợt ra quân của toàn MT 479.Riêng E 25 cb MT tôi thì đợt ra quân về nước chính thức đầu tiên là đợt lính 76-77 vào tháng 9/81.Trước đó có nhiều đợt ra quân của các đv khác trong MT như sư 302 là đợt ra quân của y tá Thanh Loan cũng vào khoảng tháng nầy nhưng có lẻ trước đv tôi ít ngày.Lần đó xe của Thanh Loan bị phục kích ,hy sinh và bị thương một số...Tuyến đường nầy là tuyến đường rất nguy hiểm do Pot thường xuyên phục kích....

Chính xác là ngày 24/8/1981 bác dathao à  !
Nói chung là tuỳ theo đơn vị , D741 tôi thì lính 76 - 77 ra quân tháng 7 năm 81 ...ai cũng về..riêng tôi thì bị giữ lại vô thời hạn ...thật là tê tái tâm hồn .
Logged
lính76_81
Thành viên
*
Bài viết: 104


« Trả lời #271 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 04:16:52 pm »


E đã mời đoàn chiếu phim của MT vào phục vụ cho anh em 88 và dân K được mấy đêm. Những bộ phim truyện nhựa đen trắng có, màu có, của ta có của LX cũng có, phim chiến đấu cũng có, phim tình cảm cũng có ! Dân K và bộ đội được một dịp coi phim cũng đã !

Còn nhớ một tối khi xem bộ phim màu tình cảm của LX "Cánh cửa mở rộng" được chiếu bên cạnh bờ hồ đá S'ra S'roong có đọc thuyết minh bằng tiếng Việt. Tối đó trời mưa lất phất nhưng cả dân cả lính đều đến xem rất đông. Đến đoạn 2 nhân vật yêu nhau ôm hôn nhau nồng nàn, nằm quấn nhau như rắn trên bãi cỏ, rồi trên màn ảnh thấy chiếc áo của cô nàng đang mặc trong người "tự nhiên" bị gió thổi bay trên bãi cỏ, các cô gái K ôm mặt rú lên mắc cở ! Hai tay ôm mặt mắc cỡ nhưng các cô vẫn để hở các kẻ ngón tay chừa chỗ cho 2 con mắt tiếp tục xem cho hết đoạn phim gay cấn, không bỏ sót một khung hình nào ! Có thể họ không hiểu lời thuyết minh nhưng vì điện ảnh vốn có tính biểu tượng rất cao nên chỉ nghe âm nhạc và hình ảnh "đại diện" trên màn ành, họ tự khắc hiểu cái gì đã diễn ra với các nhân vật trong phim ! ...

Rồi Hội diễn văn nghệ quần chúng toàn E được tổ chức. Các đơn vị xập xình tập luyện tiết mục để tham gia. Thôi thì đủ thể loại : đơn ca, song ca, tốp ca, nói tấu, đọc thơ, múa, tiểu phẩm kịch ngắn ... toàn cây nhà lá vườn, lính hát lính nghe nhưng cũng hay đáo để ! 2 đêm hội diễn bên bờ hồ S'ra S'roong đã đem lại không khí vui vẽ, thêm nhuệ khí cho đám lính rừng để vài tháng sau họ lại lao vào trận đánh cứ Băng Tà-veng ác liệt !

BácThaiE88 thân mến !

Nhân đọc qua bài viết này của bác, tôi mới nhớ là bộ phim "Cánh cửa mở rộng" này (của Tiệp Khắc )... là "một hiện tượng" của năm 1980 tại chiến trường K, đã được Đội chiếu phim của Ban Tuyên Huấn - Phòng Chính Trị F302 chiếu đi chiếu lại mấy chục lần khi phục vụ các đơn vị trong Sư ... đến nỗi bộ phim (nhựa) bị thì đứt cả chục khúc phải dán nối lại để chiếu cho liền mạch và anh VINH (thuyết minh phim) - quê Quận 5  - hầu như khỏi cần cầm bản thuyết minh nữa mà cứ nhin lên màn hình là diễn đọc trôi chải từng lời thoại và còn thêm thắt diễn cảm nữa (hihihi) ... Còn thời điểm bác kể là năm nào vậy ?

Còn về văn hóa - văn nghệ thì còn nhớ cuối năm 1979 - lúc E bộ 88 đóng ở Angkor - hình như là nhân dịp ngày 22/12 và Trung Đoàn 88 đón nhận danh hiệu Anh hùng ... Đội Tuyên Văn 302 có được Sư đoàn cử đến diễn phục vụ 2 đêm ở cái sân khấu dựng lên bên hông đền Angkor... không biết bác ThaiE88 có còn nhớ không ?  Tôi nhớ rõ lắm vì có một "ấn tượng vui vẻ đặc biệt hiếm có" lúc bấy giờ : Lúc E88 đãi tiệc Đội Tuyên Văn F302 ... có cả bia chai Saigon (có giới hạn) từ VN mang sang + nước đá mua từ Siêm Riệp về (cũng có giới hạn luôn) ... Quả là không thể nào quên đối với cánh lính Saigon vì mấy năm trời mới được đã khát với nước đá... Anh chị em Đội Tuyên Văn F302 ai cũng khoái và nhắc hoài... E88 anh hùng !!!

Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #272 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 08:06:20 pm »

Kính chào đàn anh Lính76_81 !
Em đi sau bác tới 4 năm lận ! Tháng 12/80 em mới sang K và về E88 ở Choong Kal nên cái vụ văn hóa văn nghệ bên bờ thành đền Angkor năm 79 em chưa được hưởng ! Cái vụ đón anh hùng uống bia SG em có nghe kể lại nhưng hình như chỉ có các bác "có sao" mới có chế độ mỗi bác 1 chai ! Grin

Còn cái vụ chiếu phim thì đúng như bác nói thật ! Năm 1983 lúc E88 về "dưỡng quân" ở S'ra S'roong (phía bắc TX Xiêm Riệp 10km) thì được Tuyên huấn MT về chiếu phim cho coi. Em không nhớ "Cánh cửa mở rộng" là của LX hay Tiệp Khắc nhưng chính xác là phim "đứt" mới phải ! Coi hết bộ phim này nó đứt chắc cũng gần chục lần ! Cứ nhè những khúc gay cấn, mùi mẫn thì nó "cạch - xè" ! Nhưng vì hấp dẫn quá nên cả lính cả dân đều chẳng ai bực mình mà trái lại càng thêm háo hức, ráng coi cho kỳ hết mới thôi ! Grin Kiss
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2011, 08:12:10 pm gửi bởi ThaiE88 » Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #273 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 11:52:48 pm »

Cuối năm 79 hoặc đầu năm 80 ,có một lần tôi đi xem văn công của quân khu 7 sang phục vụ cho bộ đội ta tại chợ Seamreap.Như vậy lần trình diển của văn công sư 302 cũng vào khoảng thời gian nầy là khác nửa?Chỉ phục vụ riêng cho lính sư 302?
Logged
lính76_81
Thành viên
*
Bài viết: 104


« Trả lời #274 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 10:51:35 am »

Kính chào đàn anh Lính76_81 !
Em đi sau bác tới 4 năm lận ! Tháng 12/80 em mới sang K và về E88 ở Choong Kal nên cái vụ văn hóa văn nghệ bên bờ thành đền Angkor năm 79 em chưa được hưởng ! Cái vụ đón anh hùng uống bia SG em có nghe kể lại nhưng hình như chỉ có các bác "có sao" mới có chế độ mỗi bác 1 chai ! Grin

Còn cái vụ chiếu phim thì đúng như bác nói thật ! Năm 1983 lúc E88 về "dưỡng quân" ở S'ra S'roong (phía bắc TX Xiêm Riệp 10km) thì được Tuyên huấn MT về chiếu phim cho coi. Em không nhớ "Cánh cửa mở rộng" là của LX hay Tiệp Khắc nhưng chính xác là phim "đứt" mới phải ! Coi hết bộ phim này nó đứt chắc cũng gần chục lần ! Cứ nhè những khúc gay cấn, mùi mẫn thì nó "cạch - xè" ! Nhưng vì hấp dẫn quá nên cả lính cả dân đều chẳng ai bực mình mà trái lại càng thêm háo hức, ráng coi cho kỳ hết mới thôi ! Grin Kiss

Chào chiến hữu ThaiE88 !

Đúng rồi. Bia SG hình như chỉ dành cho "có sao" và để đãi khách hôm đó thôi...


Cuối năm 79 hoặc đầu năm 80 ,có một lần tôi đi xem văn công của quân khu 7 sang phục vụ cho bộ đội ta tại chợ Seamreap.Như vậy lần trình diển của văn công sư 302 cũng vào khoảng thời gian nầy là khác nửa?Chỉ phục vụ riêng cho lính sư 302?

Chào chiến hữu dathao !

Đội Tuyên Văn F302 được thành lập vào giữa năm 1978 (lúc Sư bộ còn đóng ờ Dương Minh Châu - Tây Ninh) với thành phần nòng cốt là Đội Tuyên Văn E271 + tuyển thêm từ nhiều đơn vị trong F302 với hơn 25 người.

Đúng là Đội Tuyên Văn F302 có nhiệm vụ chính là phục vụ cho F302. Tuy nhiên trong một số trường hợp có yêu cầu của MT hoặc QK  thì cũng đi phục vụ cho MT, QK, và cũng có đi biểu diễn phục vụ tuyên truyền cho dân K nữa, cho  nên Đội Tuyên Văn  F302 cũng có xây dựng nhiều tiết mục múa Campuchia (múa nẹp tre, múa gáo dừa...) và nhiều bài hát Campuchia ...
Riêng năm 1979 thì Đội Tuyên Văn F302 hoạt động đi diễn phục vụ gần như cả năm (ngoài các buổi diễn phục vụ cho riêng F302) như :
 - Đầu năm 1979 thì làm nòng cốt trong đội hình của QK7 đi dự thi Hội diển Văn Nghệ toàn quân tại TP.HCM.
 - Giữa năm 1979 cũng đội hình này đại diện QK7 đi thi tiếp trong Hội diễn Văn nghệ quần chúng toàn quốc tại Cần Thơ.
 - Trở về K thì được MT479 điều đi Battambang phục vụ 2 đêm diễn cho bộ đội Sư 5.
 - Cuối năm 1979 được MT479 điều đi diễn cho bộ đội ta và cho dân K một đêm tại chợ Siêm Riệp (có xây dựng thêm
   nhiều tiết mục múa, hát Campuchia của Đội ) ... không biết có phải là dathao đã có xem buổi diễn này tại chợ Siêm Riệp
   vào khoảng thời gian cuối năm 1979 ?
 
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #275 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 08:02:25 pm »

Đúng là vào dịp cuối năm 79 đv tôi có một chuyến đi làm nhiệm vụ ở Seamreap.Sau khi làm cho tướng Đ. V .Cống một cái hầm chử A  ,C tôi còn làm nhiều nhiệm vụ khác nửa và sau đó đóng quân chốt cách chợ Seamreap vài km.Vào khoảng thời gian đó(cuối năm 79 hoặc đầu năm 80) thì nghe trên C báo có đoàn văn công của Quân khu 7 đến và biểu diển phục vụ cho bộ đội ta và dân ở chợ Seamreap.
Tối đến tôi và mấy ae được đv cho phép đi ra đó xem,đoàn biểu diển ngoài trời và có rất đông người xem vừa dân vừa bộ đội ta .
Tôi không nhớ rỏ là vào tháng mấy vì lúc đó không còn khái niệm về thời gian nửa !
Đơn vị tôi còn ở đó ăn tết nguyên đán xong rồi mới rút về ngã tư Kralanh.
Có lẻ đây là một kế hoạch của MT rút về đây nhiều đv bảo vệ Seamreap trong đợt tết nguyên đán vì thời gian nầy Bộ tư lệnh MT đang đóng tại Seamreap.
Logged
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #276 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 11:33:02 pm »

  Tôi chả biết gì chuyện Trung đoàn + Mặt trận thời 79-81 . Nên tôi kể chuyện 1985 vậy .

  CHUYỆN CÁI BẬT LỬA CHẠY... PIN CỦA E TRƯỞNG MẬU .

 Sau chiến thắng Bantatum - Bộ TTM Molinaka XI-HA-NUC . E88 rút quân về cứ ở Bàn-tia-Xrey .
  Trong hành trang của Tham mưu trưởng E88 Vương xuân Mậu có 1 thứ quí hiếm , rất độc .
 Chắc chắn là đồ chiến lợi phẩm . ( anh Mậu chưa lên E trưởng - Anh Tuân E trưởng )
 Đó là 1 chiếc bật lửa , kiêm đèn pin , kiêm bút dạ có 2 màu Đỏ / Xanh , kiêm gậy chỉ bản đồ , kiêm 1 la bàn nhỏ có cả bánh xe răng cưa để đo đường .
 Tức là đồ quân sự nhưng là HÀNG THỬA chứ không phải hàng chợ . Do đó rất mỹ thuật và tiện dụng - Đẹp . Tôi mê lắm mà chưa nghĩ ra cách gì để xin hoặc đổi ( không tính đến chuyện mua bán vì như thế là quá tầm thường - ăn chửi như chơi )
  Chiếc bật lửa đèn pin chạy 2 pin đũa( pin điểu khiển TV , máy lạnh ...) chiếc bóng đèn nhỏ xíu có 2 cực đặc biệt , chứ không dùng dây tóc - rất lạ ( bây giờ mới biết đó gọi là ĐÈN LED - hồi đó là đồ quá độc ) sáng trắng mà tốn rất ít pin . Cầm bút bật lửa để viết , bật đèn lên là vô tư , đèn song song với ngòi bút , quầng sáng đường kính 20 cm viết + đọc rất dễ dàng .
  Điều đặc biệt nhất là ở cái bật lửa : Nó không chạy ga , hoặc xăng mà dùng May_xo chạy pin .
 Bật lên - may_xo đỏ rực trong 4 - 5 giây đủ châm điếu thuốc , rồi sẽ tự tắt - Automatic . Rất an toàn , phòng khi lỡ quên bỏ ngay vào túi . Cũng quá độc đáo tiện nghi - Phục !
  Vậy thì dứt khoát phải chọc ngoáy xem , tại sao có 1 thứ bình thường mà lại chứa nhiều hay ho quá vậy chứ nhỉ .
 Nhưng sờ được vào thứ " Mả tổ " ấy là không dễ dàng . Nhất là với thằng Lucpet-abc đã bị cảnh giác .

 Rồi cũng phải đến lúc . Lão say bết xê lết phải ngủ lại nhà Lucpet . Lucpet cũng say nhưng do đã chuẩn bị ổ phục từ trước nên không đến nỗi . Móc cho ói ra xong , tiêm mũi thuốc , là bắt đầu GIẢI PHẪU bật lửa Đèn Pin ngay .
Hóa ra cơ chế Automatic tự tắt may_xo sau 4 - 5 giây đỏ , cũng đơn giản . Nó có 1 thanh hợp kim nhạy nhiệt , đặt sát dưới May_xo . Khi may_xo đỏ , thanh hợp kim này bị nóng sẽ dãn dài ra , sau 4 - 5 giây là đủ độ dãn nở để đẩy công tắc ngắt mạch điện - May_xo tắt . Cơ lý nhiệt thông thường thôi nhưng mà ... thông minh .
  Bất chợt nhìn thấy con vít chỉnh dài ngắn xa gần cho thanh hợp kim so với dây May_xo . Mình khoái quá , chỉnh ngay cho chúng sát lại với nhau . Bật lên , chỉ sau 1-2 giây là đã automa...tắt . Không cực nhanh thì không kịp mồi điếu thuốc . Vậy thì cáu lắm lắm , nhất là đêm trằn trọc lo toan khó ngủ muốn hút thuốc mà không lấy được lửa . Bật cái đã tắt , liên tục vậy , thì muốn quăng mẹ nó đi cho rồi . Tính tà Mậu tôi biết  .
 Chỉnh cho cái bóng đèn pin chập chờn lúc sáng lúc không nữa là xong .
 Nhẹ nhàng bỏ chú em trở  lại túi ThamMuuTruong , với lời hẹn chắc chắn có ngày tái ngộ nhau .

 3 ngày sau , lên Ban TM chơi tôi đã thấy " mả tổ " nằm lăn lóc trên bàn , không còn được o bế giữ khư khư như trước nữa . Ngồi chơi nhưng tôi cũng ra vẻ chả quan tâm gì đến báu vật .
 2 ngày sau tôi hờ hững xin , lão ngần ngừ tiếc rẻ không cho ,còn nghi can  tôi là đồ phá hoại .
 Tôi cãi và khích tướng : Nếu anh tiếc thì tôi tặng anh cái ZIPPO xịn của tôi ( xịn thật ) , tôi lấy thứ đồng nát này về chỉ để nghịch .
  Lão phân vân chút rồi OK  đổi ZIPPO , cộng với lời cò kè : Mày mà chữa được thì phải trả lại cho tao  .
 Tất nhiên tôi cũng OK , nhưng là OK nhay nháy " " . Làm gì có ai dại dột thế mà trả lại lão chứ nhỉ ?
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2011, 08:55:24 am gửi bởi lucpet-abc » Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #277 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 11:54:31 pm »

Thời em qua,em nghe nhiều huyền thoại về Tà Mậu lắm,nhất là anh em hay đồn ổng bắn súng hai tay như cao bồi,em thì thấy ổng khề khà quá nên em không tin mấy,bác Bắc hay ở gần ổng vậy bác có thấy tài thiện xạ của ổng lần nào chưa bác?
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #278 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 12:49:04 am »

       Nói về phim "Cánh cửa mở rộng" (phim tình cảm Tiệp) vào cuối năm 79 nó là một hiện tượng lớn đối với các rạp chiếu phim ở thành phố vì đó là phim tình cảm của nước XHCN đầu tiên có các cảnh "nóng" được chiếu rạp nên người dân đi coi rất đông. Thời điểm đó tôi đang đóng ở huyện Ba Rài, anh Quyền CTV phó tiểu đoàn về phép qua tôi có hỏi "ở thành phố có gì lạ không anh?", Anh trả lời "Có! lạ lắm! đi ngoài đường tao thấy người ta xếp hàng dàng dằng dặc, hỏi thăm thì được biết người ra xếp hàng xem phim".

      Cuối năm 79 khi về nước đi khám mắt tôi có gặp người bạn ở thành phố hỏi thăm "nghe nói phim cánh cửa mở rộng người ta đi xem đông lắm hả" - Nó trả lời "Cánh cửa mở hẹp chứ mở rộng gì" - Tôi hỏi "tại sao?" - Nó trả lời "Phim thì cánh cửa mở rộng, nhưng cửa rạp chiếu phim chỉ mở he hé cho vừa một người vào thì cánh cửa mở hẹp chứ còn gì nữa". Sau này tôi có coi phim này thì tôi mới biết tại sao người dân đi xem động như vậy, vì lần đầu tiên được xem phim có cảnh "nóng" mà
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #279 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 01:22:49 am »

Thời em qua,em nghe nhiều huyền thoại về Tà Mậu lắm,nhất là anh em hay đồn ổng bắn súng hai tay như cao bồi,em thì thấy ổng khề khà quá nên em không tin mấy,bác Bắc hay ở gần ổng vậy bác có thấy tài thiện xạ của ổng lần nào chưa bác?
 Tin đồn ấy mà - 86 humxam . Lão rất ít súng đạn .Bắn K59 còn ... kém cả tớ đấy .

  Con vịt xiêm đực to đùng đoàng , bơi dưới suối , mấy em lùa bắt mãi không được . Lão bảo mang K59 ra , cỡ 25-30 m . bòm bòm bòm ... 3 phát tung ... nước .
  Tớ chơi độc 1 phát ... gãy cổ . Lão bảo Chó ngáp phải ruồi .( dĩ nhiên )
  Mình cười - Đúng rồi ! em bắn thì ... vịt . Lão bảo súng mày như C... , mày quen súng .

  Lão say thì đúng là khề khà . Cứ nói 1 câu , lại khẳng định nhịp đôi : Tôi nói ... thật đấy .cả hàng trăm lần .

 Mình phá lão cũng nhiều , mà lão cũng chả ghét giận gì .
  Một lần giao ban E , thấy cái bật lửa ga ( hộp quẹt )của lão trên bàn ,không thấy lão đâu , mình tháo ra chỉnh cho ga mạnh hết cỡ rồi lắp chụp vào , để nguyên ở chỗ cũ. Lão vào ngồi xuống , rút thuốc ra , ngậm vào mồm và bật lửa ... 1 tia lửa xanh lè phụt thẳng lên xém cả lông mày và tóc trán .Lão ngẩng mặt lên nhìn thấy mình ngồi cách 2 bàn khoảng 7m , lão vung tay tương ngay cái bật lửa thẳng vào mình ,mà không thèm 1 lời tra vấn .
Mình giơ tay đỡ , nhưng thế quái nào lại kẹp trúng cái quẹt ấy bằng 2 ngón tay ( trỏ và giữa ) duỗi thẳng... như cao bồi bắt ... dao găm phi  trong mấy phim cao bồi miền Viễn Tây - Mỹ . . Lão phì cười rồi ... huề làng .
 
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2011, 10:31:45 am gửi bởi lucpet-abc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM