Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:11:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 88 Anh Hùng  (Đọc 302082 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 11:23:07 pm »

 Mình cũng nhất trí với anh em , nói ra để anh em thông cảm và hiểu nhau thôi . Phương pháp đào hầm giống như SVAILO nói , khi sang K đơn vị mình cũng chỉ có đào công sự cá nhân thôi chứ không có đào hầm làm gì . Chỉ có khi nào đóng quân khoảng gần một tháng thì đào công sự chữ Z có nắp . Nhưng nhiều khi cấp trên bắt đào nghi binh , cho đào công sự vững chắc , cất chòi , vừa làm xong là di chuyển đi nơi khác . Còn ban đêm bị cối địch bắn cấp tập là đơn vị mình đã từng bị rồi , địch nó bí mật bám theo dỏi mình , không ngu dại gì nó cối mình vào ban ngày dù mình đang hành quân không có đào hầm , nhưng khi nó cối , anh em mình còn chạy ra khỏi tầm cối dể dàng , ban ngày nhìn thấy nhau nên dễ chỉ huy và không bị thất lạc đội hình , chứ ban đêm mà nó cối , nếu không có công sự mạnh ai nấy chạy , không nhìn thấy nhau mỗi người chạy một hướng là đội hình tan tác ngay , lúc đó có khi ta lại bắn lầm ta nữa đấy , rừng lạ ở lại chỉ một đêm nếu A trưởng quên phân công gác cho hợp lý để anh nầy sau khi gác đến kêu anh nằm gần mình ra mà đội gác , còn có trường hợp anh nầy gác xong rồi kêu anh kế tiếp ra đổi gác có lúc còn mò không ra không biết anh kế ngủ ở đâu ? huống chi lúc đó nó cối cấp tập vào đội hình . Lúc ở vườn chuối Ba Rài , mình không nhớ là C 10 hay C 11 gì đó của D7 mình , khi đóng  đóng trong vườn chuối cũng may là đào công sự cá nhân đầy đủ nên ban đêm nó cối mười mấy trái cối 82 vào trúng đội hình mà không ai bị thương nhờ anh em khi nghe cối rít nhảy vào công sự , nhờ vậy mà đội hình vẫn nguyên vẹn . Vì vậy ai chê mình chết nhát cũng được , cứ nếu địch trên tiểu đoán có hai ba khẩu cối , dừng quân ban đêm anh em mình tìm chổ đào công sự trước rồi mới căng tăng võng sau , qui luật của D7 là vậy . Chỉ trừ khi đi trinh sát là không mang theo cuốc xẻng thôi và không đào công sự vì sợ để lại dấu vết , nhưng toán trinh sát cũng phải mang một cây xẻng để phòng khi đào bếp nấu ăn , hoặc khi đi vệ sinh rồi lấp ngụy trang xóa dấu vết như là mèo vậy .  Trinh sát ít người chọn chổ kín ém quân nó dể , có khi trinh sát mắc võng nghi binh khi ăn cơm chiều , nhưng đến trời sụp tối lại tháo võng di chuyển sang chổ khác , đã chọn trước . chứ một C trở lên tìm chổ có vị trí thuận lợi để ém quân kín đáo để khỏi đào công sự là rất khó , nếu ở chùm nhum trong lùm nó mà phát hiện thì nó cối cho lúc đó chết càng đông . Hơn nữa anh em bộ binh mà bảo giữ bí mật như là trinh sát " đi không dấu , nấu không khói , nói không ra tiếng " thì hơi khó . Địch nó chỉ cần lần theo dấu chân , vùng rừng của nó là nó có thể đoán biết ban đêm mình phải đóng quân nơi nào rồi . Với quân số một C bộ binh trở lên , ba bốn chục người mà bảo trời tối cho anh em dời chổ mắc võng để lừa địch  , thì thấy không thể thực hiện được rồi .
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2011, 11:32:11 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 11:37:20 pm »

Ý kiến bác NVL chí hay. Em cũng không mong "cải" chi cho thêm bận. Chẳng qua đang trong topic Trung đoàn 88 Anh hùng (!)  Grin nên sẵn tiện luận cho đã cái "chất" của sự anh hùng với những gì liên quan ! Nghĩ sao viết vậy, chẳng phải sử gia hay nhà văn mà cũng chẳng phải viết báo cáo nên lập luận không chặt chẽ là chuyện chắc chắn rồi, các bác thông cảm !

Xin lại nói về việc xây dựng chính quyền :

Nếu nghĩ rằng 88 chỉ lo cơ động đánh địch ngoài rừng để tìm kiếm tước vị anh hùng mà không biết làm công tác xây dựng chính quyền thì e rằng quá đơn giản rồi ! Nghĩ như vậy cũng giống như cho rằng các D địa bàn chỉ biết xây dựng chính quyền mà không đi đánh địch ngoài rừng vậy !  Không biết có ấu trỉ không ?

Từ anh tân binh mới qua cho đến bác tư lệnh 719 ai đã từng tham chiến ở K giai đoạn 79-89 đều biết và hiểu rằng, nhiệm vụ ĐÁNH ĐỊCH XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN là 2 nhiệm vụ chính yếu của QTN VN, 2 nhiệm vụ này không thể tách rời nhau được nếu muốn GIÚP BẠN thành công ! Trừ  BTL và những đơn vị chuyên môn của quân đội, hầu như tất cả những đơn vị tác chiến của ta đều phải làm tròn cùng lúc 2 nhiệm vụ CHÍNH TRỊ trọng yếu này. E88 cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó nên sau giai đoạn đầu "đánh rồi đi" nhằm giải phóng nốt những địa phương còn lại của CPC (thời kỳ bác Tuoc_B41 còn ở 88) là tiếp đến giai đoạn "vừa cơ động đánh địch vừa xây dựng chính quyền" ! Vì sao vậy? Vì thằng địch ngoài rừng và thằng địch trong phum hay nói thẳng ra là trong chính quyền bạn chỉ là 1 mà thôi !

Năm 1980 E 88 về đóng ở cụm rừng dầu phía bắc phum Choong-kal, bên cạnh hồ nước lớn với bờ đê đi vào phum Tà-cô, D1/E88 vừa đánh địch khu vực huyện Choong-kal vừa xây dựng chính quyền huyện, xã. Tương tự như vậy, D2 đánh địch và xây dựng chính quyền huyện S'rây S'nom. Riêng D3 làm đơn vị cơ động của E, D bộ đóng ở phum Pông-rô trên đường đi Sầm-rông. D2 sau này còn chia quân ra thành lập thêm 1 D địa bàn mới (D5A) do bác Sửu "già" làm D trưởng, ở lại hẵn huyện S'rây S'nom "chơi" với Bạn và Pốt cho đến 1983 mới hợp quân trở lại E88 ở Bần-tiây S'rây.

Chưa hết, Tiểu ban Dân địch vận thuộc Ban Chính trị của 88 còn có 1 Tổ chỉ đạo công tác XDCQ do đ/c Trong, trưởng tiểu ban phụ trách, anh Phương "đen" là cán bộ nòng cốt của Tổ công tác này (hiện nay anh Phương là Thiếu tướng Phó tư lệnh QK4 của Bạn, một bộ đội QTNVN đã trưởng thành từ công tác XDCQ ở E88 từ những ngày đầu giúp Bạn).

Công tác XDCQ đã đi liền với 88 suốt quá trình cơ động đánh địch địa bàn Xiêm-riệp, Ốt-đô-miên-chây và đặc biệt là khu vực núi Hồng. Không những vừa đánh địch vừa xây dựng chính quyền mà 88 còn cùng một số đơ vị khác tham gia thành lập, trang bị và huấn luyện cho bộ đội K (D20). Để rồi cũng phải chấp nhận thương đau khi một đêm, 1 C của bộ đội K đang được 88 huấn luyện bổng dưng trở chứng phản chiến, bắn chết 2 cán bộ khung và bắn bị thương 1 cán bộ khung khác của 88 là đ/c Hoành (quê Quảng Trị), ôm súng định chạy vào rừng theo địch. Đ/c Hoành ôm bụng bị thương ráng lết về báo kịp cho trung đoàn, sau đó 88 phải huy động lực lượng vây bắt và giải giáp mấy anh này, giao lại cho quân đội bạn !

E88 còn là một trong những đơn vị đã góp phần xây dựng chính quyền cách mạng ở phum Tà-beng trên đỉnh núi Hồng nơi có đội du kích nổi tiếng. Ngày 88 rời phum, dân Tà-beng gồng gánh nếp gạo, chuối, gà, đường thốt-nốt, thuốc rê và cả rượu nữa ... đứng dọc đường xuống núi tặng anh em 88 làm quà đưa tiễn rất cảm động (Tài lệu truyền thống E88).

Vậy không xây dựng chính quyền là gì ? Hơn nữa, nếu chỉ đánh mà không xây thì 88 (và nhiều đơn vị khác) liệu có hoàn thành nhiệm vụ và tồn tại được không chứ đừng nói đến chuyện khác ! Và như bác SVaiLo đã nói: chính quyền bạn ở những địa bàn 88 đi qua và ở lại đã được xây dựng TỪ TRONG TRỨNG NƯỚC !

Trong bối cảnh lịch sử của CPC giai đoạn đó, các thế lực đang tranh chấp quyết liệt, tình hình tranh tối tranh sáng, chính quyền các huyện xã của bạn thì vật vờ, ai cũng vừa sợ bên này vừa ngán bên kia, bên nào cũng là Pặ-đề-voát (cách mạng) và cũng có súng cả! Nên E88 hay đơn vị nào đó "xây" xong, rời địa bàn đi nhận nhiệm vụ mới, địch về phá thành quả, đơn vị khác hoặc chính 88 lại trở lại và lại "xây" tiếp ... cứ vậy nên cả mấy năm sau này haanh hay 86humxamthaylong vẫn phải qua K và vẫn không thất nghiệp được cũng là chuyện thường ngày ở huyện thôi mà !

Nếu nói là E88 (hay đơn vị nào đó) vừa cơ động đánh địch vừa làm công tác xây dựng chính quyền là "tài quá" thì anh em họ cười cho đấy vì "cũng thường thôi" và ai cũng biết đó là do "cấp trên bắt buộc. Đ... đi đ... được !" (lính ta nhái theo tiếng chim "bắt cô trói cột"). Chính vì cái sự bắt buộc đó mà nhiều đơn vị "phải" đành bị trở nên "tài quá" một cách bắt buộc và họ cũng "bắt buộc" phải trả bằng bao nhiêu mồ hôi, máu xương, sinh mạng của anh em mình!

Phải chi thời điểm đó quân ta được "chuyên môn hóa" cao hơn một chút, "phân công lao động" chuyên sâu hơn một chút, rồi "ký hợp đồng" với nhau nhuần nhuyển hơn một chút, anh nào chuyên đánh thì cứ việc lo đánh, anh nào chuyên xây thì cứ việc lo xây, có đâu mà cứ xà quầng anh nào cũng vừa lo đánh rồi lại lo xây rồi lại lo đánh, ảnh hưởng hiệu suất chiến đấu mà còn hao tổn biết bao xương máu, công sức của anh em mình !
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #92 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 11:49:21 pm »

hehe bác Thái E88 có thể nói rỏ thêm đoạn này không vì em thấy núi Hồng cũng có nhiều đơn vị hoạt động như 747 , e 6 , các D của 7705  nên E88 mà bình định được núi Hồng thì xứng đáng phong 10 lần anh hùng chứ không phải là 1 lần đâu  Grin

Tất nhiên không phải chỉ có E88 ở núi Hồng, nhiều đơn vị đã đến trước 88, đã vấp phải sự lộng hành của bọn PP trong khu ...

Khi chúng tôi đến các phum sóc trong khu vực núi Hồng từ Tây sang Đông, trong phum đã có sẵn rất nhiều hầm hố, công sự chiến đấu của các đơn vị tiền nhiệm, cho thấy tính chất hoạt động của PP ở địa bàn. Nhưng lính 88 không quen dùng hầm theo kiểu bị động phòng ngự mà quanh năm suốt tháng đi lùng cứ lõm, đi cua miệt mài ngoài rừng rậm, núi cao, chủ động kiếm từng thằng P mà diệt, bọn chúng có dám đâu mà tập kích vào phum cho anh em có cơ hội xài hầm !

Những hình ảnh này là THẬT, tuy chưa toàn vẹn lắm nhưng CHÍ ÍT cũng cho thấy khá rõ cái mức độ được BÌNH ĐỊNH của địa bàn này chứ nhỉ ?! Vậy nên, 1 lần anh hùng là đúng thực chất và cũng đền đáp cho sự hi sinh của hàng trăm cán bộ chiến sĩ E88 cho địa bàn này rồi. 10 lần anh hùng với bằng 10 ngần ấy xương máu của anh em, để làm gì ?

Chúng tôi biết rõ điều kiện quân số, trang bị, sở trường chiến đấu và nhiệm vụ mục tiêu của mỗi đơn vị có khác nhau; cũng không hề có ý tranh công về mình. Vì vậy, trong thực tiễn chiến đấu ở địa bàn chúng tôi rất quý trọng và biết ơn sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả của các đơn vị bạn trong khu vực, kể cả bộ đội K (D20). Họ cũng là những đơn vị anh hùng cho dù có được tuyên dương hay không! Và thực tế không ít tập thể, cá nhân của những đơn vị này cũng được tuyên dương thành tích cao và cũng đã xứng đáng vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng đó thôi !


Xừ, chán bỏ xừ ,cũng còn mai là nói đi còn biết nói lại.
Truyền thống của quân đội nhân dân VN là hành quân đến đâu chiến đấu dù có ít ngày hay nhiều ngày đều phải đào công sự , chí ít là hầm cá nhân.( Nhưng lính 88 không quen dùng hầm theo kiểu bị động phòng ngự)Cái nầy thì quá chủ quan, khinh thường địch và tất yếu đổ máu vô ích dẩn đến hy sinh nhiều . Mà hy sinh nhiều ắt dể được danh hiệu là cái chắc.Hì Hì ngẩm lại mấy cái hầm của các D địa bàn để lại cho lính 88 sử dụng cũng bằng thừa,biết vậy trước khi rút cho nổ mìn hết cho rồi.
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #93 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 01:05:00 am »

 Anh em mình thông cảm với nhau đươc rồi vì anh em mình không có ai là nhà văn , nhà sử học gì hết , tất cả đều là lính thấy sao viết vậy , có khi mình thấy mình đúng nhưng nhờ có anh em giúp mình nhìn thấy ở khía cạnh khác .
 Phum Tà Beng có phải Thái nói là ở chân núi Hồng không , ở phía tây núi hồng , có con đường từ phum Bà Drạ đi vào , từ phum Tà Beng đi về phía chân núi đến phum Ta Kun là sát cách  khoảng 3 km là đến chân núi có con đường lên núi lên thẳng ngay phum THMAY .
  Cuối năm 1980 C9 bọn mình được E cho xe đến ( lúc đó đang đóng ở phum Cò Khuyên ) chở nguyên một C đến khỏi Phum Bra Đạ rồi hành quân cắt vào phum Tà Beng trời trăng sáng , đến phum vào lúc 10 giờ đêm để tăng cường cho du kích phum Tà Beng vì được tin bọn Pốt trên núi Hồng định xuông tấn công vào phum , C mình đóng ở đó ba ngày , thấy không có gì thì có lệnh rút về chổ cũ . Du kích nơi đó mạnh thật . Hôm nay mình mới biết du kích Tà Beng là do E88 xây dựng đúng là một thành công lớn ,lúc cuối năm 1980 F317 bọn mình mới rời địa bàn Kam Pong Thom lên siêm Riệp , lúc lên thì đã thấy có du kích Tà Beng rồi , đặc biệt là một đội du kích mạnh nằm trơ trọi chân núi Hồng cách Siêm Riệp và các đơn vị bộ đội ta khá xa mà vẫn đứng vững một mình lúc đó mình chưa biết đơn vị nào xây dựng nên . Sau đó bọn mình làm nhiệm vụ bảo vệ cho dân bạn bầu cử HĐND cấp xã huyện . Sau khi dân trong điạ bàn khu vực Ang Ko bầu cử xong , thì đến iệc lên xử bọn địch trên núi Hồng , khi lên núi Hồng thì E tiền Phương 747 lại chọn ở phum Tà Beng , dân Tà Beng cũng giúp mình tải gạo , tải thương nhiều lắm , anh em mình về đến Tà Beng là yên tâm , có thể bỏ gác được . Còn phum Tà Kun thì địch ngầm còn nhiều lắm , anh em mình đi lấy gạo cách phum 100 mét còn bị địch phục kích hay gài mìn .
 Còn phum Tà Beng trên ngọn núi Hồng thì hôm nay mình mới nghe nói .
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2011, 01:10:51 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #94 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 03:04:56 am »

Nếu nói là E88 (hay đơn vị nào đó) vừa cơ động đánh địch vừa làm công tác xây dựng chính quyền là "tài quá" thì anh em họ cười cho đấy vì "cũng thường thôi" và ai cũng biết đó là do "cấp trên bắt buộc. Đ... đi đ... được !" (lính ta nhái theo tiếng chim "bắt cô trói cột"). Chính vì cái sự bắt buộc đó mà nhiều đơn vị "phải" đành bị trở nên "tài quá" một cách bắt buộc và họ cũng "bắt buộc" phải trả bằng bao nhiêu mồ hôi, máu xương, sinh mạng của anh em mình!

hehe bác Thái E88 hiểu sai ý em rồi  Grin Ý em là theo như bác tuocB41 nói giai đoạn đầu ( năm 79 ) E88 làm nhiệm vụ cơ động , bác svailo thì nói có làm nhiệm vụ xây dựng chính quyền nữa nên em mới khen như vậy  Grin
Tại sao em lại khen ? cơ động là một hoạt động quân sự mà bất kỳ đơn vị nào cũng phải có lực lượng làm nhiệm vụ này . Cấp F thì có 1 E cơ động , cấp D thì có 1 C cơ động thậm chí cấp C cũng phải có 1b làm nhiệm vụ này . Các D địa bàn làm công tác xây dựng chính quyền cũng không nằm ngoài qui tắc này , vẫn phải có 1 C làm nhiệm vụ cơ động .
Nói đến lính cơ động thì ai cũng biết đó là kẻ lang thang không nhà , nay đây mai đó trên địa bàn của 1 huyện ( đối với D địa bàn ) 1 tỉnh hoặc nhiều tỉnh ( ở F hay MT ). Lính cơ động thì phải vừa ăn vừa chạy vừa đánh , nhiều khi vào phum nấu nồi cơm chưa chín , vặt chưa xong lông con gà thì đã phải bấm bụng bỏ lại để hành quân tiếp . hehe vậy thử hỏi lấy thời gian đâu mà đi tuyên truyền vận động dân đóng thuế ủng hộ chính quyền bạn , thời gian đâu trùm ny long khai thác địch ngầm lấy súng , thời gian đâu tỉ tê với các mế mai để họ gọi chồng con ra hàng . Lại càng không có thời gian cấy lúa , gặt lúa với các em gái để được dịp ngắm nhìn thỏa thích ăng ten parabon hay giã gạo cập đôi để ngắm núi đôi hùng vĩ .
Cứ đến mùa gặt lúa là C cơ động của D địa bàn phải chạy xịt khói từ phum này đến phum kia để đánh bọn địch về giúp dân gặt lúa mang vô rừng .
Làm lính cơ động của MT càng khổ hơn , mỗi chặng đường hành quân trên 100 km , được vào phum nghỉ ngơi cơm nước tắm giặt chỉ muốn nằm vật ra mà ngủ lúc đó có hoa hậu ngồi kế bên cũng lên không nổi .
hehe em là lính địa bàn của 7705 rồi sau đó là lính E 6 cơ động MT479  mùi vị gì em cũng đã nếm qua nên em nghĩ em đủ tư cách  khen E88 tài quá khi vừa cơ động vừa làm công tác xây dựng chính quyền chứ không phải là "cũng thường thôi " như bác nói đâu  Grin bác là lính văn phòng nên bác không hiểu rỏ cái khổ của anh em dưới Cbb , không hiểu mặt trái những cái "tài liệu truyền thống " mà bác từng đánh máy . Nếu bác muốn ca ngợi đơn vị của mình thì nên ca ngợi bằng những câu chuyện thực tế của anh em dưới các đơn vị chiến đấu thì dễ thuyết phục người nghe hơn .
Chính cái câu chửi của con Pốt nữ mà bạn bác kể là lời khen của E88 đó hoặc nếu bác để ý lắng nghe bác dathao nói E88 trong 1 đêm hành quân 70km đường rừng truy kích địch thì đó mới chính là điều anh em nể phục  . Không phải đơn vị nào cũng làm được cái chuyện cắt 70 km rừng trong đêm đâu . 

Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #95 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 05:43:04 am »


Những bài tuocb41 đã viết chỉ là dưới cái nhìn của một người lính (không có được cái nhìn của cấp sĩ quan), biết gì  và nhớ gì thì viết ra nhưng rất trung thực, tuy có lúc không chính xác. Ví dụ: Trận đi "bắt tù binh", nhìn địch đông như thế, tuocb41 đoán cũng phải 1000 tên, nhưng sau đó Bác Svailo cho biết con số chính xác là khoảng 600. Chúng tôi viết ra mà không ngại, vì không nói sai sự thật và tin rằng nếu không chính xác sẽ có những cán bộ cấp cao hơn chỉnh sửa cho hoàn chỉnh......

Bạn haanh là LS nên đòi hỏi sự logic cũng hợp lí thôi! Thì ta cứ đi lại một vòng: khoảng đầu 1979, D3 đánh trận phum Chap day, hy sinh khoảng 30 chiến sĩ, D1 tiếp tục lên giải phóng Chong kan, Sam rong, Núi cốc trong khoảng 3 ngày đêm. Quả thật khoảng thời gian này chúng tôi không làm nhiệm vụ "xây dựng chính quyền". Các đơn vị khác làm gì tôi không rõ, chỉ biết đánh rồi đi, đơn vị nào tiếp quản cũng không rõ.

Sau đợt này, chúng tôi hành quân đa số là cấp D, chỉ thỉnh thoảng cấp C đi đánh các điểm khác, rồi trở lại giải vây E 6 tại Sam rong,.....

Đến khi đơn vị về Kong pong Thom, D 1 chúng tôi trực tiếp làm nhiệm vụ xây dựng chính quyền, đánh thì ít nhưng thu vũ khí rất nhiều, lấy 1 khẩu AK và 1 khẩu M16 chúc nòng xuống nước để "thử độ bền"...rồi diệt địch ngầm như tuocb41 đã kể qua trên trang "Nơi hội ngộ...".

Trở về Kra lanh, chúng tôi đi cấp C, xây dựng chính quyền tại Phum Kong pong Th'mây ( khoảng 10 km về hướng  Tây - Bắc Phum Chặp đay). Chuyện này tôi cũng đã kể qua.

Khoảng nữa cuối năm 1979, đơn vị tập trung vào nhiệm vụ càn quét, lùng sục. Mỗi chiến dịch kéo dài hàng tháng, đi, đi, và đi,...địch cố lẩn tránh, ta càng tìm như trò mèo tìm chuột,....Phải nói chúng tôi là những "sát thủ", cố tìm - diệt vì lệnh trên nêu ra: trong chiến dịch này, rồi chiến dịch nọ đơn vị phải diệt được bao nhiêu địch, thu được bao nhiêu vũ khí thì sẽ được xe đón về, nếu không đạt được thì phải "cua" lại đường cũ (khoảng 500 km, 700km là chuyện thường tình). Mang nặng trên lưng, hành quân dài ngày mà không thấy địch, chẳng ai vui...Khi nge "Bùng ..bình", ai cũng hăng lên "có địch rồi!". Mỗi người vui một kiểu. Xui xẻo cho tụi P.P. nào gặp E 88 lúc ấy, chỉ cần thấy bóng dáng 1 hoặc 2 tên là cả một trận mưa B40, B41 không ai can nổi....Cũng phải thông cảm có những anh vì mang nặng nên lấy cớ để "trút bớt" lên đầu P.P. vừa lợi cả hai. Riêng tuocb41 thì không làm vậy mà chỉ ra hiệu cho mấy cây B40 xả bớt cho nhẹ, còn 6 quả B41 thì giữ kỹ khi đơn vị cần...
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #96 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 06:52:17 am »

Hi hi cắt 70km đường rừng trong đêm ... em nói thật ai tin thì tin .. còn em ... em ứ có tin  Grin
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2011, 07:05:03 am gửi bởi quyenkh » Logged
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #97 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 08:15:58 am »


Tuocb41 vẫn nhớ rõ kỹ niệm về những đợt hành quân trong chiến dịch A88 Lò go - Xóm giữa. Hành quân cấp trung đoàn, khẩn cấp, có lúc phải chạy qua tầm pháo của địch, người nóng sốt lên đi không muốn nổi, cố rút bi đông nước áp lên má cho tỉnh lại, vẫn di, vẫn chạy....Vào lúc xế chiều, vượt một nhánh của sông Vàm cỏ (?), xác chết nổi bập bềnh, tay C phó trinh sát E cầm ngược khẩu M79 quật thẳng cánh tên nào cố dùng ca múc nước, tới một con suối, tổ 3 người bộ binh của tuocb41 được điều lên vượt cầu khỉ (vốn là một thân cây đổ bắc ngang) để chốt giữ cho đơn vị vượt qua.

Khi trở về Sa mát sau trận Lò gò, bàn chân của xạ thủ B41 hầu như bóc cả lớp da dưới lòng bàn chân. Khi cởi giày ra chỉ thấy mủ và máu trộn với bùn đất tạo nên một mùi thối.....

Nghĩ được 1 hay 2 ngày(?), lại được lệnh hành quân, chuyến này là xuyên qua biên giới K. B trưởng Chương thấy tuocb41 quá bết bát nên quyết định cho ngồi xe, còn toàn bộ B hành quân bộ (lệnh trên cho phép mỗi B được cử 1 chiến sĩ ngồi xe và các chiến sĩ còn lại có thể gởi ba lô, nói chung những gì nặng để hành quân gọn, nhẹ). Anh Chương thì quyết định cho tuocb41 ngồi xe, trong khi B phó (Hải phòng) đề nghị cho Bình (Hà nội), vốn mang AK. Lý do là anh B phó cần có hỏa lực mạnh!

Cuối cùng, tuocb41 được ngồi trên xe, và được giao nhiệm vụ khi tới nơi phải triển khai nấu cơm ngay cho toàn B và bỏ tất cả đồ đạc của anh em xuống....
Xe chạy suốt đêm, có lúc dừng chờ thông đường...Trời mờ sáng, xe tới điểm dừng, tuocb41 chưa bỏ hết đồ đạc xuống, toàn C và anh em trong B tuocb41 đã có mặt!!! Chúng tôi gặp lại nhau sau 1 đêm, cả bọn tụ vào "thổi cơm" chuẩn bị đi tiếp......
Logged
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #98 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:22:12 am »

Hi hi cắt 70km đường rừng trong đêm ... em nói thật ai tin thì tin .. còn em ... em ứ có tin  Grin

   Có thể bác gì đó nhớ nhầm khoảng cách lên thành 70 km , và đơn vị X của E88 hành quân cả đêm theo đường có sẵn ở cự ly không tới vậy . Hoặc được xe ô tô chở gần tới điểm mới phải cắt rừng  .

  Đầu 82 tôi mới về trung đoàn ,nên không biết chuyện này. Nhưng cắt rừng đi mấy chiến dịch tôi biết rồi . Ban ngày ban mặt 3-4 km/h là tối đa . có khi còn đi ít hơn thế nếu xuyên rừng rậm , tre gai , dây leo bùng nhùng .
  Một đêm đi bộ 40-50 km là hết cỡ thợ mộc . chỉ 5 km /h mà .  Đi bộ đường bò đường lộ có sẵn còn khốn khổ hơn cắt rừng nhiều . Chối chân lắm , phồng rộp hết chân là cái chắc . Đi càng xa càng ì ạch
 Không nhai được đến thế đâu các bạn ạ .
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #99 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:57:56 am »

Chắc là có sự nhầm lẩn gì thật,hồi năm 86 tụi em có lần hành quân băng qua núi Hồng đi giải vây 201,đường chim bay chừng 40km mà đi suốt một ngày một đêm,vậy mà còn làm tụi Pốt ngỡ ngàng bởi nó tính là mình đi phải hai ngày mới tới được!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM