Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:56:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 88 Anh Hùng  (Đọc 302062 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #180 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 08:35:31 pm »

@sovailo : hehe vậy từ 86-89 bác có lần nào đi trên con lộ 67 này chưa ?

  ***************88
  Oh ! Hỏi khó à nha !

  Tháng 2 - 1989 chuẩn bị cho rút quân .
  MT lệnh : Tham mưu F302 kết hợp cùng Công binh MT 479  đi điều nghiên dọc lộ 67 từ Banteaysrey vào Anlongveng , dự kiến cho E 201 rút theo đường này , giảm bớt ùn tắc trên lộ 68 nếu tập trung cả sư đoàn theo hướng đó .
  Báo cáo : Lộ 67 vẫn dùng được , chỉ cần sửa 1 số cầu tạm hoặc làm ngầm , bao gồm cả ở khe núi Hồng .

  Ta hoàn toàn không sợ bị địch phục kích tấn công vào các đoàn rút quân . Chắc chắn chúng sẽ im lặng khoanh tay đứng nhìn để cho ta về  càng nhanh càng tốt cho chúng .
  Rút đi theo đường nào cũng được , có thuận lợi nhất cho ta hay không mới là lựa chọn cuối cùng !
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #181 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 08:48:25 pm »

@svailo : hehe thứ nhất chính bác mới làm khó em khi cố tình diễn giải sai ý của em . Cả con đường dài như thế làm sao biến mất được nhưng thực tế có những đoạn do lâu ngày không sử dụng cây rừng che phủ trở thành đường bò như những đoạn đường lộ 69 .
Thứ hai dân không bao giờ đi trên những con lộ 68 , 67 đặt biệt là 67 vì mìn quá nhiều . Người dân ở các phum phía bắc đi về xiêm rệp bằng những con đường bò riêng của họ vì nhiều lý do trong đó có lý do họ tránh những tổ chốt đường của mình .
hehe em nghe ý kiến bác phát biểu rất chắc nịch toàn dùng chữ in hoa em khiếp quá , cũng phải có những chuyện bác để lính lác tụi em biết với chứ ( dù em chẳng biết bác cấp bậc gì , giữ chức vụ nào ) cái gì bác cũng biết hết em hãi quá . Grin
@ThaiE88 : hehe bác tả chính xác đó , từ phum bà đạ đi vào là đường đất đỏ có lần tụi em chủ quan đi xin tranh về lợp nhà gần cái phum này bị Pốt nó dí chạy gần chết  Grin
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2011, 08:53:37 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #182 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 08:58:58 pm »

   @  ĐẬP NƯỚC + HỆ THỐNG KÊNH ĐÀO THẲNG TẮP  Ở VÙNG S-TUNG , HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TRÊN BẢN ĐỒ QUÂN SỰ CHÚNG TA DÙNG THỜI 1979  . TÔI DÁM CHẮC 100% NHƯ VẬY .
    Đập được xây dựng trên 1 phần con đường cũ chạy men phía nam suối S_tung .
  Bất ngờ thấy đập nước ,TS + TM Trung đoàn đã đối chiếu bản đồ , và xác định nó được làm trên nền đường cũ . Nên mới quyết định cho xe leo lên đập đi tiếp theo lộ trình được QK giao .
[/i (SVAILO)

  Đối chiếu với bản đổ của TRIBECO ở địa chỉ trên mà TRIBECO vừa pót ở trang 17 thì đập nước nằm ở tọa độ (29,64) cạnh bên phum Ta Saom .con đường quẹo vào phía suối STung sau nầy đến thời Pốt xây nên bờ đập .(HAI RUỘNG )

  Mình và SVAILO có nhận xét giống nhau , trên tấm hình GO 0GLE chụp mà Wan ta đưa lên ở trang 15 còn thấy rỏ con đê chỉ làm hoàn chỉnh ở phân nữa phía giáp suối XTung , còn ở phía phum chỉ đắp thành đê ngăn nước thôi chứ chưa lèn chặt thành con đường , nên lúc anh em mình hành quân đến gần con đập là rẻ trái khỏi con đường chính , chạy một đoạn về phía suối Xtung , rồi mới cắt lên bờ đập nước ngay đoạn tiếp giáp , một bên thì đắp hoàn chỉnh xe chạy được còn một bên thì bờ đê còn lỗn nhổn , gồ ghề  .
  SVAILO có còn nhớ những người đứng đầu du kích xã mà đơn vị E88 xây dựng nên không ?  Ở xã KRAYA ( lính ta quen gọi là Ca - Dia) , có đội du kích rất là tốt . Sau khi D7 mình về đóng tại đó khoảng gần nữa tháng thì sư 515 ( mẹnh danh là sư Thép Phnom Pênh ) từ Kam Pong Cha Năng vượt biển Hồ về đây định lập căn cứ , địch quá đông nên E 747 thu quân , co cụm về để bảo vệ E , đội du kích xã KRAY A cũng rút theo D7 , lúc nào cũng sát cánh cũng anh em D7 mình , cùng dẩn đường với Trinh Sát . người đứng đầu đội du kích nầy tên là BÒN HON người to con hơi mập mạp , vui tính , sau nầy đạp mìn hy sinh , anh em mình rất thương tiếc BÒN HON . Không biết SVAI LO có nhớ ra người nầy chưa ? Còn vùng ven thượng nguồn sông Sen , phía lộ 12 , cũng có một phum có một đội du kích rất mạnh , lực lượng gần một đại đội , có cã B 40 và M79 do họ lấy được của Pốt , Một lần vào đầu hôm khoảng một tiểu đoàn Pốt vào phum cướp lúa , du kích đánh không lại cho người chạy đến báo C9 của anh em mình xin chi viện , lúc đầu C trưởng cũng không tin nhưng thấy họ quá khẩn cầu , C cho Một B chi viện và cử mình đi theo B nầy , có bộ đội ta chi viện , anh em du kích bạn đánh rất hăng , đuổi một Tiểu đoàn Pốt chạy phải bỏ lại lúa thóc đã cướp được theo đường , để chạy thoat thân . Người đội trưởng du kích đó mình còn nhớ tên là Tà Xem , lúc đó khoảng trên 40 tuổi , người cao to , hơi gầy , tóc xoăn tráng cao rất thông minh , vừa cùng với anh em mình truy đuổi vừa lệnh cho du kích chia làm nhiều mũi chặn đầu , sau khi theo dấu một đoạn và đoán biết , Pốt sẽ chạy về khu rừng nào , nhờ vậy mà Pốt phải bỏ trả lại lúa thóc theo đường chúng chạy . Vùng Kam pong Thom có hai người đội trưởng du kích trên là mình không thể quên được , không biết những người nầy có phải do E88 xây dựng nên không ?
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #183 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 09:10:33 pm »

     Tranphu341 xin chào các bạn . TP ĐỌC Topic của các bài viết về Trung đoàn 88 Anh Hùng thời kỳ ở K . Thật khốc liệt và hoành tráng . F của TP được rút về nước từ tháng 12/80 nên những cái khổ ,cái ác liệt của thời gian gần mười năm còn lại của n/v vừa đánh địch vừa xd chính quyền cho Bạn thật nặng nề . Những chiến công của các bạn thật đáng tự hào . Chúng ta dù có nói ,có kể ,có viết thật nhiều ,thật vô cùng nhiều cũng ko thể kể hết được những năm tháng cam co gian khổ ác liệt , những mất mát hy sinh vô giá mà các bạn phải sống phải chịu đựng .  
              Thời gian , đầu của cuộc chiến BGTN tuy rằng Pôt còn đang mạnh . Còn đang hung hăng nên cuộc chiến cũng có những khốc liệt riêng , nhưng lính mình lại ko phải có lo sợ về mìn . Một trong những loại vũ khí rất lợi hại của Pot và bất lợi cho ta .Các bạn phải chịu đựng thời gian của cuộc chiến thật dài làm tư tưởng của lính  " oải " lắm .
                       Tranphu341 vô cùng khâm phục các bạn những người lính của Trung đoàn 88 Anh hùng . 3 LẦN ANH HÙNG THẬT TỰ HÀO VÔ CÙNG .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #184 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 09:20:18 pm »


    @  ĐẬP NƯỚC + HỆ THỐNG KÊNH ĐÀO THẲNG TẮP  Ở VÙNG S-TUNG , HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TRÊN BẢN ĐỒ QUÂN SỰ CHÚNG TA DÙNG THỜI 1979  . TÔI DÁM CHẮC 100% NHƯ VẬY .
   

 Chúng ta thì ai cũng biết trước 1975 đất nước Campuchia cũng "loạn xà ngầu" bởi chiến tranh thì lấy đâu ra chuyện chính phủ chăm lo chuyện thủy lợi tưới tiêu, nếu có những công trình thủy lợi mang tầm cỡ thì nó cũng chỉ được xây dựng, đắp, đào vào thời kỳ chế độ Pôn Pốt sau này bằng sức dân sống trong công xã, lúc mới GP đi đến đâu chúng ta chẳng thấy họa báo, áp phích dán đầy các nhà ăn công xã chụp lại hình ảnh của công cuộc cải tổ đất nước bằng sức người lội ngụp trong bùn đất mà làm lên.

 Bản đồ chúng ta dùng lúc đó thì toàn loại cũ được sao chụp in can từ những năm 19xx thì đương nhiên là nó không thể THỂ HIỆN được những gì xây dựng sau năm 1975, gì chứ điều đó thì chúng ta đã khẳng định 1000/1000 thì hơn 30 năm về trước chứ đâu phải đến tận bây giờ mới nói được điều đó.

 Nhiều địa danh chúng tôi đã đi qua, trên bản đồ thể hiện rất rõ ràng là 1 cái phum sầm uất với hơn 2 chục nóc nhà và 1 ngôi chùa, nhưng khi đến nơi thì đó chỉ còn là bãi đất trống với vài 3 nóc nhà xiêu vẹo, cái nền ngôi chùa chỉ còn lại là đống gạch vụn đổ nát, tượng Phật thì bị cắt đầu bẻ tay vứt lăn lóc bên mép hồ nước, ông tượng đứng ông tượng nằm vết đạn nham nhở. Nếu căn cứ vào đó để nói thì: Ai dám khẳng định xưa kia nơi đó từng là những phum sóc sầm uất của người Khmer sinh sống. Một nghịch lý mà tất cả những người lính QTN VN chúng ta ai cũng thấy trên đất nước K thời kỳ đó là thủy lợi tưới tiêu của chế độ Pôn Pốt được xúc tiến rất mạnh mẽ và ngược lại thì tất cả những gì do chế độ cũ trước 1975 để lại đều suy tàn cùng sự thay đổi đến thảm hại.

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #185 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 09:45:28 pm »

  ***********88
  Bạn không việc gì phải hãi : Không phải cái gì tôi cũng biết . Nhưng những điều tôi đã nói thì Tôi biết !
 Tôi viết những điều chưa có ai viết ở đâu . Còn nhiều người trong cuộc kiểm chứng .
    Bạn hỏi tôi từ 86 - 89 có đi trên lộ 67 không  thì tôi trả lời , có gì mà hãi .
 
 Chưa khẳng định điều mình viết , thì bị cho là VẼ . mà  khẳng định chắc chắn thì lại làm  bạn  HÃI .     Ô LÀ LA !
 
   Lộ 67 chỉ nhiều mìn khi E88 ở đó . khi E88 đi . Vùng Srenoi này gần như bỏ trống , D53 - 7705 ( D bộ ở ngay thị trấn huyện Banteaysrey ) thi thoảng mới vào Srenoi cùng bạn K 1 lần . Mìn không còn dăng đầy như trước nữa . Khi nào có mìn thì dân không đi . Dân đi là không có mìn gài . Lộ 67 không phải là bãi mìn chết vĩnh viễn . Pôt không phong tỏa dân . Dân vùng này là dân loại 1 của PỐT , nhà cửa nguyên vẹn như vốn có từ xa xưa không hề bị phá phách  . Kho gạo trăm tấn của trung đoàn chỉ nằm trong gầm của 1 nhà sàn .

 Phum Srenoi là 1 phum rất lớn , có khoảng > 100 nóc nhà sàn to vật vã ,sàn cao 2-3 m thậm chí 4m là thường , dân đông đúc , giàu có từ lâu đời . Họ vẫn ra vô Banteaysrey , SeamReap theo lộ 67 . Dọc lộ 67 từ Srenoi ra Banteaysrey còn gần 10 phum đông dân nữa . Đoạn qua khe núi Hồng khoảng 5 km , không đi theo lộ 67 , chắc chỉ có leo lên sườn núi chênh vênh mà đi  .

   Đoạn từ Srenoi lên Anlongveng thì không còn dân ở , nhưng đường thì không mất . Vài lùm cây cỏ mọc lan trên đường chưa là gì hết . CON ĐUÒNG VẪN CÒN NGUYÊN , chỉ không có dấu chân người thường xuyên mà thôi .
  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2011, 11:56:59 pm gửi bởi svailo » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #186 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 10:09:39 pm »

 Trích từ tuoc B41
Nhiệm vụ lúc này chỉ cơm nước xong là chờ lệnh đi xây dựng chính quyền (đi bắt địch ngầm) hoặc theo du kíck K.vào rừng thu vũ khí của P.P.Đánh nhau thì không có gì đáng nhớ. Súng ống thu được rất nhiều, đa số là M 16, một số AK, thu được cả xe tải quân sự Made in China.... .
 Ở vùng rừng ven sông Sen Kam pong Thom , trong vạt rừng từ lộ 12 về sông Sen . Nơi đây có một con đường rừng băng qua suối , nơi nầy Pốt bỏ lại rất nhiều xe quân sự vì chiếc xe Trung Quốc đi đầu bị nước ngập chết máy giữa suối , nên cã đoàn xe bị kẹt lại khoảng 7-8 chiếc xe quân sự , trong đoàn xe có một chiếc du lịch sơn màu trắng hiệu mẹc xơ đét hẳn hoi . Tuốc B41 và anh em E 88 có phát hiện đoàn xe nầy không , tọa độ cách thị xã KPT khoảng 20 km đường chim bay , cách bờ sông Sen khoảng 4km - 5km gì đó .

 Trích từ SVAILO : 1980 - 1981 : Xe của tiểu đoàn 49 - MT vẫn vận chuyển tiếp tế vào cuối mùa khô , bảo đảm hậu cần cho cả 1 năm của E201 - F302 .   E88 phải chốt đường từ nam phum Rhum-chét 5km , qua Sre nôi , qua khe núi Hồng ( phum Khna Rongvia ) ra tới BanteaSrey . ( đoạn từ Banteasrey ra Xiem Reap do đơn vị khác đảm nhận )
  
 Đoạn từ phum KHA - NA 9 gần phum có chiếc cầu đúc bằng bê tông cho đến phum BRA - ĐẠ , ĐẾN ĂNG KO là do D7 của bọn Hai Ruộng tạm thời đóng chốt  , lúc nầy MT bắt chốt đoạn đường nầy để đoàn xe chở gạo lên Banh Tê Sray cho F 302 . Thời gian chở gạo đoàn xe ta chạy liên tục nhiều ngày , vì vậy thời gian đầu chúng phục kích bắn xe tải gạo , ngày nào cũng có xe bị cháy , nhất là ở cua 90 độ ngay đầu phum BRA ĐẠ , khi vừa qua khỏi đoạn đường nhựa , tới đoạn đầy ổ gà và cua gắt nên xe đến đó phải giảm tốc độ tối đa , chúng nấp sẳn trong lùm thốt nốt dọc hai bên đường , đợi xe ta đến thật gần chúng nhảy ra đường cập nách B40 tương thẳng vào đầu xe , rồi chạy qua bên kia đường và mất hút , Vệ binh ngồi trên xe còn bất ngờ không bắn lại kịp . Lúc đó con đường nầy cánh lái xe gọi là con đường máu , sau phải điều D7 tạm bỏ vùng phía bắc Ang Ko kéo về rải quân theo trục lộ nầy . Sau đó mới kéo lên đánh núi Hồng
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #187 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 10:17:06 pm »

....
Một nghịch lý mà tất cả những người lính QTN VN chúng ta ai cũng thấy trên đất nước K thời kỳ đó là thủy lợi tưới tiêu của chế độ Pôn Pốt được xúc tiến rất mạnh mẽ ...

Tôi đồng ý với binhyen1960. Ai đã từng ngồi trên máy bay, lúc sắp đáp xuống sân bay Xiêm-riệp, nếu nhìn xuống dưới qua cửa sổ sẽ thấy một hệ thống ruộng đồng được chia thành những thửa vuông vức mỗi bề khoảng 500m, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cùng với những mương nước thủy lợi lớn nhỏ (mương cái, muơng con, muơng kiến...) chia đều tăm tắp, lấy nước từ biển hồ cung cấp đều khắp cho cả cánh đồng rộng lớn, như thể là đất nước này đã có một nền nông nghiệp hiện đại vậy đó ! Chắc chắn là có ý tưởng của ông thầy Chài-ni trong các tác phẩm này rồi! Nhưng chỉ trong chưa đầy 4 năm mà chế độ PP đã xây dựng được những công trình cỡ này thì phải kể đến bao nhiêu mồ hôi công sức, kể cả tính mạng của người dân K thời đó đã được huy động ! Nhanh đến nỗi chưa có bản đồ nào cập nhật kịp những biến đổi của thực địa ! Hoặc nếu có thì cũng chỉ những ông to đầu lắm tiền, nhiều mộng mới làm nỗi thôi và làm gì những thứ đó đến tay quân ta vào những năm chọi nhau với Pốt bên đó được ! ... Có một điều tôi cảm thấy hơi đặc biệt là nhiều trận đánh sống chết của anh em mình với PP thường gắn liền với những cái đập nước thủy lợi : bờ đập Bak Tà-cô (Choong Kal), bờ đập Lum Túc, bờ đập Trạch Pốt, bờ đập Tà-beng Tim, ... Có lẽ do địa hình của đập thủy lợi là nơi lý tưởng để chọi nhau thì phải !  Grin Cheesy Huh
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #188 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 10:49:11 pm »

 Bình Yên , Thái 88 . Hệ thống thủy lợi và hồ chứ nước ở Siêm Riệp và Khu vực ANG KO đã được xây dựng từ thời ANG KO còn để lại , còn khu vực Kam pong Thom hầu hết được xây dựng từ thời Công Xã của Pôn Pốt . Ở con đập lớn vùng Xtung , khi mình hỏi dân thì dân họ trả lời , chủ yếu xây dựng toàn bằng sức người , do dân loại ( ở cá đô thị về đây bị bắt buộc xây đập nước , dân họ cho biết nơi con đập đó là mồ chôn hàng ngàn người dân lao động bị đập đầu chết vì tội chống lại lao động , có khi bị bệnh hoạn kiệt sức cũng bị đập đầu chết và chôn ngay trong con đê do chính họ đắp . Đất vùng nầy rất cứng , khi mình hành quân bộ băng qua những con kênh đào mà chưa được dẫn nước , anh em mình nhảy xuống kênh là hai chân ê ẩm vì kênh đào quá sâu , nhảy xuống xong tìm chỗ leo lên mới khó , nhìn vào dấu vết từng nhát cuốc của họ dọc theo kênh mới thấy đất cứng như thê nào , những nhác cuôc không sâu hơn hai phân ( 2 cen ti mét ) , sau khi cuốc đất phải được đưa ra xa bờ kênh 7 mét - 8 mét , đắp và nện thành hai đường đi có mặt cắt hình thang thẳng tấp .
 Những đập nước to lớn đó vừa là công trình thủy lợi mà ai đã từng một lần , chỉ một lần trong đời nhìn thấy rồi là rất khó quên và đó cũng chính là dấu tích tội ác giết người dã man của chính quyền Pôn Pốt .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #189 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 11:21:43 pm »

Tôi chỉ một lần từ thị xã Seamreap đi theo lộ 67 vào phum Rumchek vào khoảng cuối năm 79 đầu năm 80,nhưng qua đọc bài viết của Thai88 tôi có thể nhớ lại con đường đó,rộng tương đương lộ 68 nhưng có vẻ tốt hơn.Ban đầu từ thị xã đi vô Banteaysrei là một đoạn đường tráng nhựa tương đối tốt,vào trong một đoạn con lộ xấu hơn, bắt đầu có bụi đất đỏ và cứ thế cho đến phum Rumchek.Trước khi đến Banteaysrei bên tay phải cách đường vài trăm mét có một khu đền nhỏ kiểu xây dựng giống như đền Angkor,hai bên đường là đồng trống,cây cỏ xơ xác.Hai bên đường cứ như thế cho tới Banteaysrei và qua đó một đoạn khá xa thì rừng cây bắt đầu xuất hiện hai bên đường.Càng vào trong rừng càng nhiều,lấn ra sát mép lộ cho đến một đoạn cong quẹo phải thì xe chở chúng tôi rẻ trái theo con  đường bò khá rộng chạy vào trong một đoạn cũng khá xa là đến phum Rumchek.
Theo trí nhớ của tôi thì con đường nầy còn tốt lắm!vì đi xe không có cãm giác dằn xóc nhiều,thoải mái ngồi trên xe.Chiều ở phum Rumchek tầm khoảng 3 giờ xe chở chúng tôi ra đến Banteaysrei trời vẫn còn sáng.Hồi đó xe chạy trên con lộ nầy không hề sợ bị dính mìn,chỉ bị Pot phục kích là việc thường xuyên,nhất là cái đoạn từ Rumchek trở ra giửa đường đến Banteaysrei.
Có thể Haanh lầm lẩn gì không?Với một con lộ như vậy thì không cách nào trong vòng 5-7 năm biến thành con đường bò nhỏ xíu mất dạng trên thực địa được,cho dù không được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài.
Những giải thích của Svailo cũng rất hợp lý với những gì mà tôi đã biết qua,mặc dù sau đó tôi không có lần nào đi con đường đó.Nhưng theo suy luận của tôi thì điều đó là hoàn toàn hợp lý.
Vài hàng tham gia cùng các anh em để làm rỏ vấn đề hơn.
Thân chào
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM