Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 07 Tháng Sáu, 2024, 06:50:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nó và tôi  (Đọc 265968 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #470 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 02:57:53 pm »

 Đọc rất hay đến phát khóc em ạ.
Logged
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #471 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 07:59:45 pm »

Lâu quá mới lai được đọc chuyện của anh Như Thìn ,hay thật và cũng thật buồn khi dân trí mình con thấp nên ai nói sao nghe vậy 1 đồn 10 .
Thương cho chi thanh niên xung phong sống dở khóc dở .Thương cho cô con gái đành bỏ làng ra đi mang 1 nỗi hoang mang liệu mình có sanh ra quái vật không?
Tôi lai nhớ có 1 nhà báo có danh tiếng làm lớn ,có 3 con trai có dâu có cháu đầy đủ,có vài căn nhà đàng hoàng .Trước kia thời KCCM ông ta cũng đi B nhưng toàn ở cứ rất an toàn .Vậy mà không biết sao lai nghe nhân dân nói ông P đang làm chế độ chất độc da cam ,cả khu phố ngạc nhiên ai cũng nói :
-Ai cũng dính chất độc da cam như ông P thì Mỹ nó từ chối không đền bù là phải Huh Huh
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #472 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 08:26:06 pm »

Cháu cũng xin có một chút chuyện về chất đọc màu da cam chút ạ !

Trích dẫn từ: Linh Quany trong 27 Tháng Năm, 2012, 04:22:29 PM
   ...   Bố vợ em nguyên là sĩ quan đặc công thời chống Mỹ, hoạt động tại chiến trường Tây Nam bộ, chủ yếu là Tây Ninh và sang cả Campuchia từ năm 1968 cho đến giải phóng miền Nam, năm 1976 cụ được xuất ngũ về quê. Sau 17 năm khi đi chiến đấu trở về thì mới sinh được cô con gái đầu lòng ( chính là sếp của em bây giờ ). Cụ bị nhiễm chất độc màu da cam trong chiến trường mà cũng không biết, mãi đến những năm gần đây do sức khoẻ kém đi khám thương tật _ bị một mảnh đạn vào đầu nhưng không lấy ra được mới phát hiện ra. Ngày đó khi tìm hiểu nhau biết chuyện em cũng trăn trở lắm, tuy vợ em không có sao nhưng cũng không đảm bảo là đến thế hệ thứ 3 an toàn. Khi chúng em có đứa con gái đầu lòng, em lúc nào cũng lo nơm nớp, liên tục đưa nhau đi khám thai, bác sĩ nói bình thừơng nhưng em cũng không hết lo, thêm một số kẻ độc mồm độc miệng phán linh tinh càng làm em suy nghĩ. cũng may ông bà bên nội hay an ủi là cái này chỉ bị di truyền theo bên nội chứ cún nhà em không bị ảnh hưởng. Ơn trời khi cháu ra đời hoàn toàn khoẻ mạnh và trí tuệ phát triển đến nay bình thường, có vẻ hơi thông minh nữa, không dốt như em.
   Tuy như vậy nhưng để nhận chế độ thương binh của cụ cũng gặp rất nhiều khó khăn với mấy bác cán bộ chính sách cơ quan TBLĐXH , em nghe cụ kể lại nhiều khi tức phát điên lên, do giấy tờ lúc xuất ngũ không để ý bị thiếu và cụ cũng thẳng tính không chịu làm cái phong bao nên mãi không được hưởng chính sách. Sau này có một nguời anh em họ hàng là một vị tướng bên quân khu Một đã về hưu đến chơi biết chuyện giúp đỡ thì mới có chút tiền xương máu hưởng tuổi già.
   Đến bây giờ do ảnh hưởng của viên đạn trong đầu nên mỗi khi trở trời là cụ rất hay cáu gắt. Hàng tháng cũng có chế độ đi nằm viện đông y châm cứu, an dưõng vài ngày. Bình thường thì vẫn khoẻ lắm, hàng tuần đi xe máy mang quà ra cho con rể và cháu ngoại. Hai bố con gặp nhau vẫn bắt con rể chia đôi sòng phẳng chai rượu mật nhân xong mới về .
   
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #473 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 09:15:12 pm »

Bác Linh Quany à, miệng lưỡi thế gian cũng độc lắm nhưng thật sự ngườ bị da cam 100% có ảnh hưởng tới con cái cũng không nhiều lắm đâu.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2012, 09:20:33 pm gửi bởi tranlam99 » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #474 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 09:04:29 am »

Cảm ơn bác Như Thìn đã viết một chuyện rất hay và rất thật về cảnh đời của một người nữ TNXP. Đọc xong mà thấy có một cái gì đó cay cay mắt giữa chính sách nhà nước với một thực trạng dư luận xã hội.

Riêng phần cảnh cuối, lá bàng mùa đông mới rụng bác ạ. Khi đó lá nó đỏ quạch rồi rụng ào ào, chỉ trong 3 ngày là trút hết lá, chứ không vàng và rụng dần như nhiều lá cây khác.

Góp ý vui thôi.

Sau vụ đi Nam, dạo này sức khỏe của bác thế nào. Mong bác khỏe để còn thỉnh thoảng ra gặp mặt ở CLB 19C NH.
Logged
nhuthin
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #475 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 09:54:10 am »

  Bác TS ạ. Trước đây tôi ở trong phố cổ nhưng nhà rộng lắm. Có hẳn một cây bàng cổ thụ trong sân. Mùa thu cũng có một vài lá bàng ngả mầu da cam đào ngũ trước...Không ngẫu nhiên nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn tả mùa thu Hà Nội cũng có những cây bàng lá đỏ...Cám ơn TS đã hỏi thăm sk. Tháng trước chuyển mùa quá mệt nay khá hơn rất nhiều. Hẹn hôm nào gặp ở NH
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2012, 10:02:03 am gửi bởi nhuthin » Logged
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #476 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 12:02:36 pm »

Bác Linh Quany à, miệng lưỡi thế gian cũng độc lắm nhưng thật sự ngườ bị da cam 100% có ảnh hưởng tới con cái cũng không nhiều lắm đâu.
Đúng vậy,người bị chất độc da cam thì khá nhiều đấy nhưng không phải ai bị nhiễm chất độc cũng được hưởng chế độ đâu , lí do thì nhiều cả chủ quan và khách quan .Tôi đơn cử về đơn vị tôi :trung đoàn 101 sư 325 vào Quảng trị khoảng tháng 6/1972 chiến đấu chủ yếu ở đồng  bằng Triệu phong ...,mấy chục năm sau gặp lại nhau mọi người cứ cố tình quên đi là đối tượng đứng trước mặt mình cũng đã từng một thời mang tuổi trẻ đi đo ruộng đồng kênh rạch miền Nam ,đem mạng sống đi đo khoảng cách với viên đạn vừa rời khỏi nòng súng ,họ oang oang kể về những nhọc nhằn gian lao và giờ đây họ khoe đủ ...cả thương binh,chất độc da cam v v .Họ không nhớ rằng cái thằng tôi  đã nhận họ về ,thấy họ từng ngày từng giờ lớn lên (cả thể xác lẫn tinh thần )và còn nhớ rằng có người còn chưa kịp chiến đấu một trận ra trò vậy mà ... .
   Họ hỏi về tôi sống ra sao có những gì Huh tôi cười buồn vì so với họ tôi là thằng 3 không :không hưu trí (bỏ cơ quan từ 1989),không thương binh (xếp hạng thương tật 06% đã lĩnh tiền máu năm 1974 và đi chợ Thuận mua gà qué mời anh em không bị thương cùng ...vui),không chất độc da cam (vì có bị đâu ) và có ai lại mong điều ấy ,họ cười phá lên còn chê mình là người Hà nội mà quê một cục ,Hải phòng cánh tớ ai cũng có những chế độ này ,tôi thì tôi cho rằng Hải phòng làm tốt công tác "xóa đói giảm nghèo "cho cựu chiến binh hơn ở Hà nội ,ở thủ đô ấy à không khóc thì chẳng bao giờ có ai cho bú đâu .
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #477 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 12:29:52 pm »

    @ Bác quanghung1951
    Qua lời tự sự như bác kể,tôi nghĩ trong phần đời còn lại ,hẳn bác sống sẽ rất thanh thản.Tôi vốn thế hệ đàn em bác,tham gia quân ngũ vào phần cuối của cuộc chiến tranh.Tuy có hơn năm trời sống nơi chiến trận,nhưng tôi nghĩ ,người dân sở tại họ sống cả đời với bao thế hệ được sinh ra,ở những nơi mình đi qua mà có thấy sao đâu? mình thì  chỉ đi qua chốc lát,thì sao có thể nhiễm da cam được...
   Đồng ngũ với tôi ,có a/e đóng ở quân đoàn 1 ngoài bắc.Năm 75 tham gia chiến dịch vài ngày,toàn đi trên đường 1.Vậy mà nay cũng có xuất "da cam" đàng hoàng ?chỉ khổ mấy anh con rể (Kiểu lo như Linh quany).Sợ vợ mang di chứng của chất ...da cam,rồi truyền cho thế hệ mai sau
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #478 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2012, 04:36:08 pm »

Lâu quá mới lai được đọc chuyện của anh Như Thìn ,hay thật và cũng thật buồn khi dân trí mình con thấp nên ai nói sao nghe vậy 1 đồn 10 .
Thương cho chi thanh niên xung phong sống dở khóc dở .Thương cho cô con gái đành bỏ làng ra đi mang 1 nỗi hoang mang liệu mình có sanh ra quái vật không?
Tôi lai nhớ có 1 nhà báo có danh tiếng làm lớn ,có 3 con trai có dâu có cháu đầy đủ,có vài căn nhà đàng hoàng .Trước kia thời KCCM ông ta cũng đi B nhưng toàn ở cứ rất an toàn .Vậy mà không biết sao lai nghe nhân dân nói ông P đang làm chế độ chất độc da cam ,cả khu phố ngạc nhiên ai cũng nói :
-Ai cũng dính chất độc da cam như ông P thì Mỹ nó từ chối không đền bù là phải Huh Huh

Đọc truyện thấy buồn quá , ở trong nam BH thấy ít ai quan tâm tới chuyện " chất độc da cam " , có lẽ là do cách sống dân nam bộ thoải mái , vô tư và chẳng quan trọng gì , chứ một số vùng giải phóng ở các tỉnh như Tây ninh , Sông bé , Đồng nai và cả Củ chi ngày xưa chất độc da cam rải nhiều lắm , nhưng người dân họ vẫn bình thường , nhiễm hay không nhiễm họ cũng chẳng quan tâm .

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2012, 06:02:19 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
nhuthin
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #479 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2012, 09:07:44 am »

                                                          THỊT LÀ "NHỤC"

    
     Sau công cuộc cải tạo tư thương của chính phủ, gia đình tôi rơi vào cảnh bần hàn. Cha mẹ tôi đều tần tảo chiụ khó, vậy mà  không sao xoay xở đủ cho mười cái “tầu há mồm” đang tuổi ăn tuổi lớn. Bữa cơm thường rất đạm bạc, thức ăn đa phần là thực vật. Thỉnh thoảng cũng có vài miếng thịt mỏng ghé qua cái mâm đồng lúc nào cũng bóng loáng với bộ bát đĩa có hình mấy cô tiên bằng sứ của Nhật rất đẹp. Những lúc ấy, chúng tôi sáng cả mắt. Nhưng “tiểu đội anh em” chúng tôi kỷ luật lắm. Loáng một cái, ông anh cả đã chia bình quân mỗi người được mấy miếng. Nếu có số lẻ,  ưu tiên từ em út trở lên. Cứ thế mà thực hiện. Tôi phục sát đất phép tính nhẩm của anh, chả trách anh luôn  là một học sinh giỏi toán.  

    Để lấp phần nào khoảng thiếu thịt trong dạ dày của chúng tôi, cha tôi thường cho tráng miệng thêm một món ăn tinh thần. Người nói:

-   Các con có biết không?  Thịt chữ nho là “nhục “ . Các cụ ngày xưa thâm thúy lắm. Miếng  thịt là miếng “nhục”, các con phải biết tự trọng, không thèm.

  Tôi còn bé lắm, chưa hiểu hết sự thâm thúy của các cụ, cho nên hễ bữa cơm có miếng “nhục” là không sao kiềm chế nổi sự hân hoan.

   Cứ tưởng miếng “nhục” ấy chỉ ám ảnh tôi trong những năm thơ ấu, nhưng không phải vậy. Lớn lên, đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh thiếu thốn, đi sơ tán, vào đại học, rồi đi bộ đội, miếng “nhục”  vẫn hành hạ trong tâm trí của cả một thế hệ.

    Hồi còn huấn luyện tân binh ngoài Bắc, bữa cơm thường có thịt nhưng quá ít. Anh nuôi chia đại khái theo mâm. Tiểu đội trưởng của tôi không có kỹ năng như anh trai tôi, thành thử bao giờ cũng có những chiến sĩ chịu hy sinh  quyền lợi trước anh em. Tuy thế, chúng tôi đa phần đều có học, thừa lịch sự. Người nọ thường chờ người kia  hạ đũa, trước khi đến lượt mình. Bữa ăn  dềnh dang, người này đi một nước,  người kia đi một nước như đánh cờ, rất mệt. Tôi lĩnh hội sâu sắc bài học của cha thời thơ ấu, thành thử thường chịu thua thiệt trong những ván cờ ẩm thực ấy.

   Nhưng tôi ngộ ra rằng, sau những bữa ăn tươi, thường vào ngày lễ, tết, thịt dồi dào, sức khỏe được cải thiện trông thấy, tập tành khiêng vác súng đạn không biết mệt.                                                       Nếu muốn tồn tại, có sức để vượt qua rèn luyện cam go và trận mạc, không thể cứ ngồi chờ hậu cần cung cấp được chăng hay chớ. Lập tức, lính tráng cải thiện tình hình bằng tất cả vốn tự có. Khi  là bộ quần áo, đổi lấy con gà, con vịt của dân.  Lúc thì mò cua bắt ốc, tát cá vv thêm vào khẩu phần quá thiếu chất “nhục” . Hậu quả thái quá của tinh thần tự túc đó,  tiểu đội của tôi, chẳng mấy thằng có đủ hai bộ quần áo dài tử tế.

     Dạo qua A sầu, A Lưới, chúng tôi đem một bộ quần áo rung rúc  vào một bản dân tộc đổi gà.
  
     Rút cái tẩu chung thân phả khói khét lẹt ra khỏi miệng, một cụ già Vân Kiều nói:

-   Một bộ quần áo  thơm “mùi chính phủ” lấy một gà “hết lớn”

( Rất khó nghe, dịch ra âm phổ thông là như vậy)

   Ông ta ngửi ngửi bộ quần áo, chê cũ, lắc đầu.  Vô cùng thất vọng, tôi cố giải thích rằng áo quần để trong balo lâu ngày, ẩm mốc nên  hết “mùi chính phủ”.

    Sau một hồi thuyết phục, chúng tôi cũng đem được về một con gà “hết lớn” cỡ nửa  cân.

   Năm 1972, đánh nhau ở Quảng Trị, hậu cần càng khó khăn. Suất ăn của mỗi chiến sĩ chỉ một nắm cơm với chút muối rang. Cứ thế này, không chết vì bom đạn cũng kiệt sức mất. Ngoài nhiệm vụ giữ chốt, lúc yên một chút, anh em lại đi kiếm ăn. Một lần sục sạo, chúng tôi phát hiện ra xác của hai người lính Cộng Hòa đang bị phân hủy, xú khí nồng nặc nằm  trước cửa một căn hầm.  Dứt khoát trong hầm phải có thứ gì đó. Nhắm mắt bịt mũi, chúng tôi lôi hai cái xác sang một bên chui vào. Đúng  là một mỏ vàng. Hai ba lô hơn chục hộp thịt.

  Đêm ấy cậu liên lạc mò ra chốt thấy tiểu đội đang “liên hoan”, tròn xoe mắt. Được thể một cậu bốc phét:

-   Đêm qua chúng tao mò sang chốt của địch, lấy được hai ba lô thịt hộp đem về.

   Hôm sau, tham mưu tiểu đoàn ra lệnh cho chúng tôi về báo cáo vị trí bố phòng của địch vì nghe nói chúng tôi đã vượt qua được chiến tuyến. Sợ quá, đành phải thú thật.

   Năm 1973, sau Hiệp định Hòa bình Pa-ri, đơn vị giữ chốt giáp ranh ven biển Quảng Trị, sau những ngày biển động, nước  rút ra xa, để lại ven biển những vũng nước trong vắt có rất nhiều cua cá. Chúng tôi thỏa sức bắt. Mùa moi đỏ rực một vạt mặt nước biển. Ngư dân giăng lưới đánh bắt cá nục vào ăn moi. Cá vun từng đống ven bờ, anh em mang bao cát ra xin, đem về luộc phơi khô ăn dần. Dinh dưỡng đầy đủ, lính tráng rất khỏe mạnh.

    Mùa mưa bão, nước mênh mang, chuột chạy từng đàn lên những cồn cát nhỏ ẩn náu. Tiểu đội cử hai chiến sĩ đi săn. Chỉ một hai tiếng, anh em đã  khiêng về cả bao tải chuột. Những con chuột  ăn xác thối to khủng khiếp.  

   Giữa năm 1974 về Gia Độ, thiếu chất đốt trầm trọng, đơn vị cử 4 chiến sĩ lên miền tây khai thác củi. Tin dữ bay về, hai chiến sĩ bị thiệt mạng vì đánh cá bằng thuốc nổ, dùng nhầm kíp nổ tức thì. Quân pháp về đại đội làm việc mấy ngày trời. Miếng thịt miếng cá quả là miếng nhục.

    Cuối năm ấy chúng tôi chuyển lên miền tây Quảng Trị. Lán của trung đội dựng trên đồi. Một buổi sớm, thấy nhốn nháo dưới chân đồi, không hiểu chuyện gì, hai lính  phi xuống. Thì ra có một con trăn khổng lồ bị Phùng (linhcnn) đánh  một gậy đang cố trườn vào đám cỏ tranh. Thằng Bình sợ mất  miếng mồi ngon nhảy sổ vào chộp lấy cái cổ con trăn cố vác lên vai, thằng Tân đỡ phần  đuôi. Hai đứa phóng thẳng về tiểu đội trước bao con mắt thán phục xen lẫn  tiếc nuối của đội bạn. Trông thằng Bình chẳng khác gì chàng Thạch Sanh dũng mãnh trong truyện cổ tích. Có khác chăng chỉ ở mục đích của hành động dũng cảm ấy. Con mãng xà lập tức được xả thịt đựng đầy hai nồi  quân dụng. Còn cái mật, không biết nghe ai bảo bổ lắm, thằng Sơn cho ngay vào mồm nuốt chửng.                
  
   Không biết có bổ thật hay  không mà mặt nó lúc nào cũng đỏ phừng phừng. Đến nay, bản thành tích sức khỏe của nó ghi nhận, chính thức qua ba đời vợ, thêm nếm không kể. Vợ nó thường đóng vai thợ săn trên đường phố ...

   Chiến dịch Xuân Hè năm 1975, đang đánh nhau ở Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, trên cao điểm, xác một chú cẩu dính đạn nằm chềnh ềnh. Tiểu đội vừa khống chế địch dưới đường  vừa xả thịt chó rang vội vàng. Nhiệm vụ nào cũng quan trọng như nhau. Lâu lắm chẳng được miếng “nhục” nào, anh em oải lắm, không biết có tới được Sài Gòn không?

   Mấy chục năm rồi, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng.  Người dân được tự do kinh doanh, đất nước nhanh chóng đổi thay. Nhất là ở thành thị. Miếng “nhục” không còn là nỗi ám ảnh của cả một thế hệ. Nhưng trớ trêu thay, nó lại sang một trạng thái đối lập: Khủng hoảng thừa. Tiệc tùng liên miên, ăn uống vô độ. Nhiều người cứ phát phì ra, kéo theo cả hàng toa tầu bệnh tật.

  Cha tôi đã khuất núi từ lâu. Thỉnh thoảng tôi lại về quê, thắp cho ông mấy nén hương. Đứng trước mộ, tôi lại nhớ đến món ăn tinh thần của người ngày nào. Cha nói đúng : “ Miếng thịt là miếng nhục”, thời nào cũng vậy, ngay cả trong chiến tranh hay khốn khó cũng như lúc no đủ, hòa bình.

                                                                                           Tháng 9 năm 2012
                                                                                                                 Như Thìn

  



 

  

  

  
  
  
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM