Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:14:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5 Mặt trận 479 (phần 4).  (Đọc 271623 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #130 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 01:33:18 pm »

     Sau giải phóng Nông Pênh, D5-  E174 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ truy quét tàn quân. Song song đó là tranh thủ cũng cố lại đội hình và ôn tập kỷ chiến thuật mỗi khi dừng chân. Bởi vì, giai đoạn này, toàn Tiểu đoàn đa số là tân binh (trước chúng tôi cũng là số anh em mới nhập ngũ tháng 7 và 10/1977), vả lại quân số có phần hao hụt, lính mới khá nhiều. Kỷ chiến thuật trong quân trường (02 tháng)  không thể áp dụng vào thực tế ở chiến trường, nơi mà luôn diễn ra nhiều tình huống không thể nào lường trước được.
      Kông Pông Chàm, Kông Pông Thơm, Kông Pông Xpư là 3 địa danh mà 174 (hành quân bộ lẫn cơ giới) đã đi qua trong suốt tháng 02 đến giữa tháng 4 (tháng 4/1979, E 174 đã chuyển về SaVaiChếch).
     Chúng tôi qua nhiều Phum làng tan hoang xơ xác vì bom đạn, lửa khói còn đang nghi ngút. Không một bóng người, bước quân hành vẫn mạnh mẽ tiến lên, còn bọn giặc thì rút chạy.  

       Lửa Tây Nam
    Lửa thù đốt cháy non sông
Lửa thiêu đồng lúa lửa bừng non xanh
    Lửa gây lắm nỗi tan tành
Lửa gieo bao cảnh điêu tàn thương đau

    Lửa vang lên tiếng thét gào
Lửa thù rực cháy gây bao kinh hoàng
    Căm hờn lại tiếp hờn căm
Hận cho lũ giặc xâm lăng biên thùy

    Tây Nam đồng lúc xanh rì
Quê hương nước Việt còn ghi sử đồ
    Giặc thù Pôn Pốt kéo vô
Núi đồi cũng lỡ biền hồ cũng tan

    Hận cho lũ giặc tham tàn
Súng gươm man rợ ngang tàng vung lên
    Oán thù chồng chất ngày đêm
Ta đi diệt giặc thác ghềnh băng qua

    Vùng lên trong bản hùng ca
Vui tin chiến thắng ngàn hoa dâng đời
    Quê hương sông núi biển trời
Tây Nam tuyến lửa rạng ngời nước non.
                                     Đêm dừng chân…giữa một vùng lửa cháy.   
                                                           SALON: 18/12/1978



      Chiến tranh đã bắt đầu tôi luyện cho chúng tôi-  những tân binh mới- tiếp cận với những gì khốc liệt nơi chiến trường, nhất là trong giai đoạn này…

Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
trinhtuanhung
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #131 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 06:03:46 pm »

tôi nhớ kg lầm thì trai TK60 ở đồng bang.nói chung lính TK đươc bổ xung cho các đơn vị của F5 rất nhiều.B tôi cũng nhận được 2 ông,về hôm trước hôm sau là đụng với pót liền,đó là trận đánh ở battambang,đai đội tôi nằm ở bên nầy đường ray,bên kia là trảng trống sâu hơn là bìa rừng,pót tràn lên đông như kiến,tay lính TK mới nhận tên Quang giử khẩu RBD,đánh rất hăng,bác ấy bị đạn nhọn bắn nát cánh tay trái,nhưng vẩn chiến đấu rất kiên cường,bác được rút ra tuyến sau,rồi mất liên lạc bác ấy cho đến nay
Logged

Trịnh Tuấn Hùng - Q16
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #132 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 06:52:51 pm »

Nói thêm cho rõ. Ông TK lính 76 về tiểu đội tôi vẫn phát triển tốt, vẫn được đơn vị cho đi học khóa hạ sĩ quan d30 f5, vẫn được tính tuổi quân từ năm 76 - trừ thời gian ông bỏ ngũ vắng mặt tại đơn vị. Nên dù vào sư 5 sau tôi nhưng đến năm 81 thì ông vẫn đủ tuổi quân phục viên trở về địa phương đàng hoàng. Ông chuyển sinh hoạt đoàn về phường nhà ông ở quận 8 rồi ông cua luôn cô đoàn viên trong phường, ông kết hôn làm vợ. Ông gởi hình chụp của ông với cô vợ mới cưới lên đơn vị cho tôi xem. Vợ ông đẹp lắm và ông cũng thuộc loại đẹp trai tốt mã. Ngày xưa tắm truồng với ông tại giếng đá Don Thomo phía tây bắc ngã ba Con Voi tôi thấy nòng pháo 105 cà cặp bánh xe của ông săn cón chất lượng lắm. Tôi không dám kể tên ông ra vì sợ ông biết được ông chửi tôi chết cha Grin Hiện ông và tôi vẫn là bàn bè thân thiết ngoài đời nhưng ít có dịp nhậu chung với nhau vì mỗi người một nơi.

Ông vẫn đang làm việc trong cơ quan nhà nước ngành quản lý nên gia cảnh ông giàu có, đi đâu gái đẹp cũng cặp kè bên hông. Vợ nhà ông vẫn giữ nhưng gái đẹp thì ông vẫn kiếm thêm. Ngày xưa ở phum Sozia phía bắc ngã ba Con Voi bà giá mê mai kết cặp xe pháo của ông lắm hihi.
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #133 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2012, 09:09:20 pm »

Nói thêm cho rõ. Ông TK lính 76 về tiểu đội tôi vẫn phát triển tốt, vẫn được đơn vị cho đi học khóa hạ sĩ quan d30 f5, vẫn được tính tuổi quân từ năm 76 - trừ thời gian ông bỏ ngũ vắng mặt tại đơn vị. Nên dù vào sư 5 sau tôi nhưng đến năm 81 thì ông vẫn đủ tuổi quân phục viên trở về địa phương đàng hoàng. Ông chuyển sinh hoạt đoàn về phường nhà ông ở quận 8 rồi ông cua luôn cô đoàn viên trong phường, ông kết hôn làm vợ. Ông gởi hình chụp của ông với cô vợ mới cưới lên đơn vị cho tôi xem. Vợ ông đẹp lắm và ông cũng thuộc loại đẹp trai tốt mã. Ngày xưa tắm truồng với ông tại giếng đá Don Thomo phía tây bắc ngã ba Con Voi tôi thấy nòng pháo 105 cà cặp bánh xe của ông săn cón chất lượng lắm. Tôi không dám kể tên ông ra vì sợ ông biết được ông chửi tôi chết cha Grin Hiện ông và tôi vẫn là bàn bè thân thiết ngoài đời nhưng ít có dịp nhậu chung với nhau vì mỗi người một nơi.

Ông vẫn đang làm việc trong cơ quan nhà nước ngành quản lý nên gia cảnh ông giàu có, đi đâu gái đẹp cũng cặp kè bên hông. Vợ nhà ông vẫn giữ nhưng gái đẹp thì ông vẫn kiếm thêm. Ngày xưa ở phum Sozia phía bắc ngã ba Con Voi bà giá mê mai kết cặp xe pháo của ông lắm hihi.
Ông TK nầy được "tự nhiên trang bị" pháo 155, có sức "công phá mạnh" Grin Grin ;DC tui ngày ấy có ông "đèn 3 pin" (dài như cái đèn 3 pin là kịch kim) nhìn thấy cũng hãi lắm Grin Grin Grin
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #134 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 11:54:16 am »

Nói cho ngay không phải lính TK người nào cũng tệ, 1 số thuộc loại  " hết thuốc chữa " nhưng những người còn lại đa phần chỉ lầm lỡ nhất thời thôi. Một số anh em chỉ vì đi " phép tự ký " xui xẻo mà bị bắt chứ nếu không thì cũng tự quay trở lại đơn vị. Đơn vị tui có mấy người dạng này, nói chung là cũng được, không có vấn đề gì đáng kể, chỉ có tội là lính đi trước mà lại trở thành đàn em vì tuổi quân bị tính lại từ đầu ( ngày bị thu gom đưa vào trại ).
  Cuối 2/79 khi chuẩn bị vào chiến dịch giải phóng Amleang cùng QĐ4 C tôi cũng nhận 2 ông TK60 lính 76 một ông tên Ký Nghệ An ông kia tên Phương dân Hải Phòng. Nhìn chung hai ông này tính tuổi tác là đàn anh tụi tôi lính 78 tuy nhiên tính tình rất bẩn. Đi chiến đấu chỉ vác thùng đạn 12.8 ly có đụng trận thì cắm đầu xuống đất núp cho kỹ, lại còn dụ tôi "xạ thủ 1" lấy đạn của ông bắn trước để sau đó cho nhẹ ba lô "hành quân đỡ mệt". Nhưng sau khi hết đạn đi người không thì không bao giờ mang giúp anh em khác mang vác cái gì. Đến vị trí nghỉ thì không bao giờ phụ anh nuôi củi lửa. Chỉ kiếm chỗ mát mắc võng nằm. Nếu anh em có nhắc thì sửng cồ ra vẻ đàn anh, dân chơi bất cần "nhất là ông dân Hải phòng". Về sau đi đánh nhau bỏ nhỏ lấy đạn của 2 ông bắn trước tôi cứ lờ đi không lấy, mà lấy đạn của anh em khác. Nhìn chung tôi là lính tình nguyện nên thấy ai đào ngũ là tôi không có cảm tình. Vì tôi suy nghĩ anh em bao người chịu đựng được tại sao mình lại trốn. Nhất là mấy ông lính bựa này.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2012, 12:39:02 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #135 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 02:23:58 pm »

 Lính thì cũng nhiều trò lắm và lính mà không biết dở trò thì cũng thuộc loại quá hiền. Grin

 Đơn vị tôi lính đi phép đi viện hoặc biến mất một cách bí hiểm vài tháng một năm hoặc hơn nữa cũng là chuyện bình thường. Nhiều ông nhận nhiệm vụ đi học SQ hay trường Quân chính, vài tháng thấy vác ba lô lù lù về đơn vị cũng là chuyện vặt, vô vàn lý do để quay lại đơn vị hợp pháp, gọn lỏn mấy từ: Về trường thiếu giấy tờ, trường không nhận thì biết đi đâu nữa, tranh thủ ghé về thăm nhà vài tháng rồi quay về đơn vị lại. Đơn vị thiếu người be bét thấy người về thì mừng quýnh, nhận vội. Lính đi phép trễ cả năm trở lên, ra Bắc lấy vợ sinh con, nếu là con trai còn đỡ, ăn đầy năm con xong mới tính chuyện đi tiếp, chứ sinh con gái thì nhẹ nhất cũng chờ khi vợ mang bầu đứa thứ hai mới khoác ba lô lên đường. Còn lính thương tật đi viện thì thôi rồi, mút chỉ luôn và ông nào về đơn vị thì "bựa" hết biết.

 Thời còn ở BGTN giáp với Tây Ninh đơn vị có nhiều trận "bể nặng" lính tráng chạy tóe loe tứ táng lung tung cả, gom quân cả vài tháng, nhiều ông bạt mạng ra dân lấy vợ sinh con ở lại, đến khi GP xong Phnom Penh cả mấy tháng nghe chừng êm êm rồi mới mò về đơn vị lại, ở một thời gian thấy xương xương lại lý do đi tiếp, trước khi đi còn tranh thủ vào dân kiếm trác để có tý vốn liếng mà dân K thì nghèo chứ có gì đâu. Lính vi phạm kỷ luật chiến trường nặng khi giục dịch quân pháp về bắt thì thông tin lộ xuống, nhiều ông thuộc loại cứng cựa ở đơn vị, máu chiến có tiếng trong E gần như chẳng có mấy trận lớn hay chiến dịch vắng mặt, chức vụ cấp B C lính từ thời KCCM từng giải phóng SG năm 1975 cũng xách ba lô chạy thục mạng khỏi đơn vị, nói thẳng ra là trên bật đèn xanh cho lính chạy, chứ để quân pháp về bắt rồi khai ra tùm lum cả thì chết dở, càng mang tiếng đơn vị vì dù gì chuyện cũng đã xảy ra rồi. Ngay tôi đây sau này cũng tụt tạt bỏ mẹ ra ấy chứ, theo tôi nghĩ mỗi người lính, mỗi đơn vị đều có hoàn cảnh  riêng, nhiều người chẳng muốn bầy hầy tụt tạt nhưng buộc phải như vậy, nếu không thì cấp trên sẵn sàng gắn cho cái quân hàm thiếu úy, để đến khi cái quân hàm thiếu úy nó đã về rồi thì chỉ có Trời gỡ, lĩnh cái án SQ  chung thân chẳng biết bao giờ được về nên họ cố ý, cố tình tụt tạt để hy vọng được làm anh nông dân cũng được mặc dù bản thân họ không muốn.

 Các bác cũng từng là những Cựu binh về rồi chắc không lạ, quân đội thì luôn là cố gắng, lúc nào cũng bắt đầu là những cố gắng, hết cố gắng này đến cố gắng khác, xong nhiệm vụ này lại đến cố gắng tiếp nhiệm vụ khác, cái gì cũng đều là cố gắng cả. Đời lính của tôi nghe mãi từ này đến phát chán, chưa bao giờ được nghe từ khác tươi sáng hơn sau nhiều cố gắng rằng giờ đã là thuận lợi bao giờ. Sự cố gắng ấy bắt buộc người lính cứ phải dướn lên với dướn mãi để cố gắng vượt qua những nhiệm vụ cố gắng, cố mãi, gắng mãi và nhìn về phía trước sẽ còn nhiều cố gắng nữa, sức khỏe thì có hạn, bệnh tật ốm đau thiếu thuốc chữa và chẳng có gì ăn cho lại sức, cố mãi đến lúc đó cũng phải gục vì sức lực con người cũng có hạn. Hoàn cảnh như vậy thì ai là người dám nghĩ đến phục vụ QD lâu dài, ai muốn khoác mãi áo chiến y và ai còn ước mơ gì nữa?

 Vì vậy theo tôi nghĩ cố tình vi phạm kỷ luật cũng là một "chiến thuật" của lính. Điều quan trọng là khi ở đơn vị người lính ấy từng sống và chiến đấu như thế nào? Lúc cần thiết thì có dám xả thân vì anh em vì đơn vị hay không? Thực tế có nhiều vụ lính vi phạm kỷ luật, chống lệnh hành quân tác chiến anh em trong đơn vị từng ngầm ủng hộ, nhưng ngược lại cũng có trường hợp lại bị anh em phản đối kịch liệt. Tụt tạt cũng cần có kinh nghiệm riêng, nếu thiếu kinh nghiệm thì có ngày "ốm đòn", nếu để trên ghét dưới khinh thì "liệu hồn" ra nghĩa địa đến nơi rồi, nhưng cũng có nhiều trường hợp tụt tạt trên càng quý và dưới thì càng yêu và anh em thì càng nể mặt. Biết thì sống, khôn cũng chết mà dại quá thì cũng chết. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #136 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 04:34:33 pm »

 Tôi rất thích 2 câu nhìn nhận về người lính của Bình Yên
" Lính thì nhiều trò lắm, lính khg biết giở trò thì thuộc loại quá hiền "
" Biêt thì sống. Khôn quá cũng chết mà dại quá cũng chết "
Chắc tư duy của bạn về con người và sự vật phải là: Quan sát kỹ, suy ngẫm sâu. Bạn có cái hơn 1 số người là nói được và nói thẳng những gì muốn nói.
   TrênVMH này rất cần những người như Bạn.
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #137 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 06:35:45 pm »

Thời còn ở BGTN giáp với Tây Ninh đơn vị có nhiều trận "bể nặng" lính tráng chạy tóe loe tứ táng lung tung cả, gom quân cả vài tháng, nhiều ông bạt mạng ra dân lấy vợ sinh con ở lại, đến khi GP xong Phnom Penh cả mấy tháng nghe chừng êm êm rồi mới mò về đơn vị lại,...

May mà không bị tóm vào TK, chứ vào đó rồi thì ra bã và thành bất cần, ba trợn...luôn! Cool

Chỗ mình có ông dân Quỳnh Lưu Quỳnh Phụ Thái Bình, lính 74 quân của 174 F5, ở lò TK ra được ở vệ binh E, sau quân thiếu quá nên bổ xung xuống D. Lão này tuyên bố không nhận nhiệm vụ chẳng ai làm gì được, tất nhiên cũng có người ghét vì...mác TK nhưng các xếp thì mặc kệ vì biết lão có quá trình, thành tích ( từng là H3 btr ĐV, không biết lớ ngớ, nguyên cớ gì mà bị tóm vào TK), các xếp cũng từng là lính miền đông nên biết rõ nhau, biết rõ lính F5, riêng mình thì cũng nể vì là...đàn anh từ tuổi đời đến tuổi quân!
Giữa năm 81 thì ông TB này được đưa vào danh sách ra quân đợt 1 nhưng cha nội này tuyên bố không về nếu không phục hồi cấp bậc cũng như tuổi đảng! Để giải quyết đích thân E tr phải nói với cha nội này là Etr chỉ được ký quân hàm trung sĩ thôi, thông cảm!  Cheesy , còn chuyện đảng, đoàn thì ở D giải quyết!
Năm lần bảy lượt BCH D làm việc đả thông tư tưởng đại để " tuy đc oan nhưng không thể trách Đảng và quân đội được, và cũng chỉ giải quyết được trong thẩm quyền...". Cuối cùng ông nội này cũng nhận quyết định phục hồi quân hàm...Trung sĩ và kết nạp...Đoàn lại! Lão ấy...thở dài, thôi cũng...tạm được! rồi mới chịu xách ba lô về nước! Grin       
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #138 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 06:02:40 am »

      Nhân ngày “Thầy thuốc Việt Nam” 27/02. Xin được gửi lời tri ân đến tất cả những người mang niềm vui, hạnh phúc cho mọi gia đình.
      Thay mặt Sapaco, Tân, PôiPết, Lộc, copxammiendong … và những đồng chí thương binh cám ơn các Bác sĩ, Y tá đã từng phục vụ trên chiến trường Campuchia, đặc biệt các nữ Y tá D 23- F5 mà tôi quen.


          Blouse trắng!

    Nhớ xưa tuổi trẻ đôi mươi
Áo Blouse trắng sáng ngời đất K
    Chiến trường đẹp những đoá hoa
Trong bom đạn vẫn tiếng ca yêu đời

    Những bông hoa đẹp tuyệt vời
Nở trong bảo lửa ngút trời biên cương
    Cho đời vị ngọt hương thơm
Cho mau lành lại vết thương bom mìn

    Bàn tay từ những trái tim
Thương người chiến sĩ ngày đêm lệ nhòa
    Những đồng đội D 23 {D 23- F 5}
Áo Blouse trắng hương hoa dâng đời.
   
                          Tặng những Nữ Y tá chiến trường K: Cúc- Bảo Hòa- Mỹ Hoa- Thị Nở 78…
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #139 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2012, 03:56:47 pm »

      Nhân ngày “Thầy thuốc Việt Nam” 27/02. Xin được gửi lời tri ân đến tất cả những người mang niềm vui, hạnh phúc cho mọi gia đình.
      Thay mặt Sapaco, Tân, PôiPết, Lộc, copxammiendong … và những đồng chí thương binh cám ơn các Bác sĩ, Y tá đã từng phục vụ trên chiến trường Campuchia, đặc biệt các nữ Y tá D 23- F5 mà tôi quen.


          Blouse trắng!

    Nhớ xưa tuổi trẻ đôi mươi
Áo Blouse trắng sáng ngời đất K
    Chiến trường đẹp những đoá hoa
Trong bom đạn vẫn tiếng ca yêu đời

    Những bông hoa đẹp tuyệt vời
Nở trong bảo lửa ngút trời biên cương
    Cho đời vị ngọt hương thơm
Cho mau lành lại vết thương bom mìn

    Bàn tay từ những trái tim
Thương người chiến sĩ ngày đêm lệ nhòa
    Những đồng đội D 23 {D 23- F 5}
Áo Blouse trắng hương hoa dâng đời.
   
                          Tặng những Nữ Y tá chiến trường K: Cúc- Bảo Hòa- Mỹ Hoa- Thị Nở 78…

Hay quá bác Đức k8 ơi, ngồi chung ở Cát Tiên lai rai mà a thay lời mấy ông nội kia còn tôi với Tân cụt a bỏ qua hã ? giận quá ,  hu hu hu ....  Grin  Grin
Logged

Chiến trường xưa
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM