Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:50:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần II  (Đọc 276381 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #370 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 06:21:38 pm »


Cũng có những cuộc tình nảy sinh từ cái giếng mùa khô hoặc chuyện lính trẻ bị " lộ hàng " mất 18 năm mặc quần cũng vì cái giếng .
Hehe, những chuyện đó xảy ra như thế nào ạ? Bác Haanh kể cụ thể để anh em cùng thưởng lãm với Wink Grin
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #371 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 08:46:48 pm »

Chào bác DLG
Bác nhắc lại câu chuyện nước làm em ngồi nhớ lại .Sau khi đánh cứ Bancatum năm 85 đơn vị em đóng chốt ở cao điểm 365,nước rất là khan hiếm các trung đội chia nhau cả ngày lẫn đêm hứng nước từ một hốc đá chảy ra chỉ được sử dụng nấu cơm còn việc tắm giặt anh em thay nhau đi bộ đường núi hơn 10km qua D7E429 có một con suối chảy từ Thái sang rất là mát lạnh ,sau khi tắm đã đời anh em mặc nguyên quần áo ướt gùi thêm vài can nước về đến đơn vị thì quần áo cũng khô ...
  *****************88
 Mình không hiểu , vì sao đơn vị của bạn chốt trên Bantatum lại phải đi xa tới 10 km mới có nước . Trong khi chảy xuyên qua căn cứ này là 1 con suối rất lớn có nước 4 mùa , từ đất Thailand đổ về Cămpuchia .
 Nó từng cung cấp đủ nước cho cả cái Tổng hành dinh hơn 3 vạn dân và lính PARA này đó bạn .
Logged
Le Minh Thai
Thành viên
*
Bài viết: 82



« Trả lời #372 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 09:06:56 pm »

Chào bác DLG
Bác nhắc lại câu chuyện nước làm em ngồi nhớ lại .Sau khi đánh cứ Bancatum năm 85 đơn vị em đóng chốt ở cao điểm 365,nước rất là khan hiếm các trung đội chia nhau cả ngày lẫn đêm hứng nước từ một hốc đá chảy ra chỉ được sử dụng nấu cơm còn việc tắm giặt anh em thay nhau đi bộ đường núi hơn 10km qua D7E429 có một con suối chảy từ Thái sang rất là mát lạnh ,sau khi tắm đã đời anh em mặc nguyên quần áo ướt gùi thêm vài can nước về đến đơn vị thì quần áo cũng khô ...
 *****************88
 Mình không hiểu , vì sao đơn vị của bạn chốt trên Bantatum lại phải đi xa tới 10 km mới có nước . Trong khi chảy xuyên qua căn cứ này là 1 con suối rất lớn có nước 4 mùa , từ đất Thailand đổ về Cămpuchia .
 Nó từng cung cấp đủ nước cho cả cái Tổng hành dinh hơn 3 vạn dân và lính PARA này đó bạn .
Cảm ơn Bác ,em viết không rõ nên có sự hiểu nhầm .Sau khi đánh cứ Bancatum đơn vị em đóng ở cao điểm 365 phục vụ chiến dịch K5 cách cứ Bancatum hơn 10km.Kính bác
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2011, 09:37:25 pm gửi bởi Le Minh Thai » Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #373 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 08:44:44 pm »

       Đúng nước là một nhu cầu đặc biệt quan trọng đối với sự sống. Tôi nghe nói con người ta có thể nhịn ăn được từ 7 đến 10 ngày. Nhưng nếu trong 3 ngày liền mà không uống một giọt nước nào là có thể chết. Hồi đi truy quét Pôt ở phía bắc Cooc Môn. Trong 1 ngày hành quân liên tục, nước uống ở các bi đông đều cạn hết. Mãi đến gần chập tối mới được dừng chân ở một vũng nước rộng chừng 100m, nhưng nước đục ngầu, không thể nào uống được. Anh em các c tập trung lấy ni lông quây lại để múc nước vào chờ bùn lắng rồi mới gạn lấy phần trên để uống. Nhưng có 3 người trong d, trong đó có một thằng đồng hương trong đại đội tôi, tên là Ngô Tiến Lượng, vì khát quá nên bị xỉu rồi hóa hoảng loạn, cứ gào thét, cấu xé quần áo như điên. Đại đội trưởng liền bảo tôi chạy lên gọi ytá d xuống cấp cứu. Khi xuống đến nơi thì Dy ( người cháu mà tôi đã kể, sau hy sinh ở trận đi đánh Ampin) đã tiêm một mũi gluco và thuốc gì nữa tôi không nhớ. Sau đó chúng tôi vội vàng khiêng Lượng đi cấp cứu tại trạm cơ động của bệnh xá E cùng với 2 anh nữa ở c3 và c1. Sau này Lượng kể lại là sau khi về đến bệnh xá E, rồi chuyển tiếp lên tuyến trên và về nước an dưỡng một thời gian. Sau đó Lượng được điều sang công binh làm nhiệm vụ tại bến phà sông Mê Kông cho đến ngày phục viên. Nhắc lại vụ khát nước ngày đó, Lượng lè lưỡi cười lắc lắc cái đầu.
      Cũng từ sau vụ khát nước đó, mỗi lần đi hành quân anh em đều rút kinh nghiệm là phải hết sức dè sẻn khi bi đông còn nước Cry
Logged
congxuanviet
Thành viên
*
Bài viết: 96


Công Xuân Việt


« Trả lời #374 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 10:53:30 am »

Nói về nước uống ở các chốt, tôi lại nhớ lại thời kì nằm chốt ở Lò gò, đun nước pha trà 3 ngựa, nước ở đó cho vào ăng-gô đun lên mầu lờ lờ như nước gạo đục. Cho trà vào pha anh em uống mầu như là cà phê. Hồi ở khu vực Lò gò xóm giữa, nằm chốt, không có giếng, chỉ múc nước ở các vũng nước mưa ven đường mòn để nấu ăn và uống, còn tắm rửa thì không có.
Chắc ở chốt của DinhLongGiang cũng thế!
   
Công Xuân Việt
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #375 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 04:30:26 pm »

Nói về nước uống ở các chốt, tôi lại nhớ lại thời kì nằm chốt ở Lò gò, đun nước pha trà 3 ngựa, nước ở đó cho vào ăng-gô đun lên mầu lờ lờ như nước gạo đục. Cho trà vào pha anh em uống mầu như là cà phê. Hồi ở khu vực Lò gò xóm giữa, nằm chốt, không có giếng, chỉ múc nước ở các vũng nước mưa ven đường mòn để nấu ăn và uống, còn tắm rửa thì không có.
Chắc ở chốt của DinhLongGiang cũng thế!
   
Công Xuân Việt
Đúng đấy anh Việt ạ! Nhưng chỉ là hồi ở chốt gần suối Mẹt mụ - vùng Lò Gò mới thế. Lúc đó anh em toàn phải dùng nước hố bom thôi. Một bên thì tắm, bên kia thì múc nước nấu ăn. Hic...Nước sạch hay bẩn thì chỉ có những con cá rô trong hố bom biết thôi! Cũng chính từ đây, một thứ "giặc" ác không kém gì quân Pôn Pốt bắt đầu có cơ hội tấn công lính ta. Đó là lũ ghẻ lở, hắc lào. Trời ơi! Bây giờ nghĩ đến tôi còn thấy ghê!!! Vẫn biết rằng lính ta có câu nói gần như triết lý về quy luật cuộc sống quân ngũ là : " Chưa bị hắc lào, chưa bị ghẻ thì chưa phát thẻ quân trang ". Nhưng thú thực, nếu phải bị như ngày đó thì tôi sẵn sàng trả cả trăm bộ quân trang luôn. Số là có nhiều anh khi ở đơn vị huấn luyện đã bị sơ sơ rồi, nhưng chữa chưa kịp khỏi thì đã phải lên đường hành quân vào chiến trường biên giới Tây nam, mang theo luôn mấy con hắc lào, ghẻ lở trên mình. Khi vào đến nơi, phải nằm chốt dài ngày, việc tắm táp không được thường xuyên do phải nằm chốt và thiếu nước nên đã tạo cơ hội quá thuận lợi cho lũ " giặc" quái ác này tấn công cấp tập. Chúng không ngừng mở rộng chiến trường trên cơ thể những chàng trai tuổi 18 đôi mươi, da dẻ còn non mơn mởn. Hí... qúa ngon lành luôn! Mà việc tắp chung trong 1 hố bom chật hẹp càng tạo thời cơ cho chúng mở đường bành trướng sang nhiều địa bàn! Thế là từ 2,3 người bị chẳng mấy chốc đã lan ra gần hết đơn vị. Từ chỗ vài 3 nốt ở bẹn, sau lan dần ra khắp khu vực xung quanh trên cơ thể. Các yta, y sỹ tăng cường bao nhiêu cồn iốt vẫn không dập tắt được, vì môi trường sống của anh em lính ta đã tạo cơ hội thuận lợi cho chúng. Đến khi sang K cứ phải luôn luôn hành quân, mà lại giữa mùa khô, điều kiện tắp giặt cũng vô cùng khó nhăn, nhiều khi còn thiếu cả nước uống, nói chi đến tắm, người lúc nào cũng ẩm ướt nên đành mặc chúng hoành hành. Khổ nhất là các cơn ngứa cứ hành hạ anh em lính ta. Cứ thỉnh thoảng lại phải gãi lung tung, có khi đang ăn cơm cũng phải buông bát tránh ra chỗ khác gãi như Tôn Ngộ Không vậy.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #376 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 06:38:28 pm »

Nói về nước uống ở các chốt, tôi lại nhớ lại thời kì nằm chốt ở Lò gò, đun nước pha trà 3 ngựa, nước ở đó cho vào ăng-gô đun lên mầu lờ lờ như nước gạo đục. Cho trà vào pha anh em uống mầu như là cà phê. Hồi ở khu vực Lò gò xóm giữa, nằm chốt, không có giếng, chỉ múc nước ở các vũng nước mưa ven đường mòn để nấu ăn và uống, còn tắm rửa thì không có.
Chắc ở chốt của DinhLongGiang cũng thế!
   
Công Xuân Việt
Khổ nhất là các cơn ngứa cứ hành hạ anh em lính ta. Cứ thỉnh thoảng lại phải gãi lung tung, có khi đang ăn cơm cũng phải buông bát tránh ra chỗ khác gãi như Tôn Ngộ Không vậy.

Thế nên mới có cụm từ lính ...lác đó anh DLG , Cheesy .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #377 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 07:18:05 pm »

Hình như khu vực Tây Ninh là vùng đất pha đất sét trắng.
Tôi còn nhớ hồi tháng 9-10 năm 77 đv tôi có mấy lần đi làm nhiệm vụ ở Sa Mát ,mùa mưa đào giếng ,nước rất nhiều nhưng nước lại có màu trắng đục lờ lờ.Anh em chúng tôi phải đóng cọc và căng tấm tăng làm nơi chứa nước,cho nước lóng xuống hơi trong một chút rồi mới dùng để nấu ăn và nấu nước uống.
Mùa mưa ở đây chỉ đi bằng chân không ,đất sét rất dính,đi bằng dép râu một lát là dính một lớp đất dầy dưới đế dép,tuột ra khỏi chân khó mà đi được...!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #378 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 07:51:50 pm »

Hình như khu vực Tây Ninh là vùng đất pha đất sét trắng.

Mùa mưa ở đây chỉ đi bằng chân không ,đất sét rất dính,đi bằng dép râu một lát là dính một lớp đất dầy dưới đế dép,tuột ra khỏi chân khó mà đi được...!
        Đúng như bác dathao nói. Ngày trước ở chỗ tiểu đoàn 7 chúng tôi đóng quân, đường đi từ ngoài vào có rất nhiều đoạn công binh phải chặt cây bắc thành rạp dọc theo đường cho ô tô chở đạn dược và gạo, nhu yếu phẩm vào cho đơn vị hoặc chở thương binh, tử sỹ từ trong đơn vị ra. Mùa mưa thì chỗ nào cũng ngập nước, có hầm nước ngập mấp mé dưới sạp nằm, anh em phải thay nhau hì hục dùng các vật dụng có thể để tát nước, các tuyến đường đều có nhiều đoạn nước ngập đến trên đầu gối, đi lại rất vất vả. Muỗi được mùa sinh sôi nên nhiều vô kể. Thế mà đến mùa khô thì nước lại trốn đâu mất tiêu, lính lại phải chịu khổ vì thiếu nước!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #379 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 02:27:54 pm »

Có thể nói cuộc sống của ae chiến sỹ ta ở chiến trường K ngày đó phải chịu khổ đủ điều. Hy sinh vì súng đạn, đạp mìn, sốt rét...đến thiếu nước về mùa khô là như vậy. Nhưng về mùa mưa, nỗi vất vả gian khổ cũng không kém. Tôi nhớ vào mùa mưa năm 1979 ở Cooc Môn. Có một hôm tiểu đoàn chúng tôi tập trung đi gài mìn ở phía tây bắc phum Cooc Môn, gần biên giới Thái. Buổi sáng đi trời còn nắng ráo. Hành quân từ 5 giờ sáng, đến khoảng 10 giờ trưa thì đến địa điểm lập bãi mìn. BCH tiểu đoàn giao khu vực và nhiệm vụ cho các đại đội bắt tay vào gài mìn. Kể cả C cối 82 của bọn tôi cũng không ngoại lệ. Hôm đó tôi cũng được giao gài 15 quả. Cách gài mìn đã được tiểu đoàn hướng dẫn cho tập thao tác cách đó 3 hôm rồi. Nhưng thú thật là, vì không phải chuyên môn như công binh nên chúng tôi gài cốt làm cho xong, chứ kỹ thuật thì anh nào cũng làm qua loa cho hết số mìn trong ba lô được giao thôi. Chứ thực tế có quả địch có đá phải chưa chắc đã bật chốt  Cheesy Sau khi gài mìn xong, chúng tôi bắt đầu tập trung lại ăn cơm nắm. Nhưng đang ăn thì trời đột ngột đổ mưa. Tất cả anh em chúng tôi đều vội vàng giở áo mưa trùm lên đầu để che nắm cơm và gói mắm ruốc đang ăn giở. Cứ mỗi tấm ni lông che cho cái đầu của 3-4 người, Vì có nhiều người không mang ni lông, còn phần lưng thì đành chìa ra hứng mưa như trút, cảm giác rát như có ai lấy roi quất liên tiếp vào lưng mình vậy. Nhưng cũng phải cố nhét vội cho hết nắm cơm rồi phải vội tung ni lông ra vì lúc đó anh nào cũng cảm thấy rất ngộp thở rồi. ăn xong đơn vị bắt đầu đội mưa đi về. Đang đi được khoảng 3 km, nhân lúc mưa vừa bớt nặng hạt thì đội hình chúng tôi bị tập kích từ phía sau. Không biết tụi Pốt này đã theo dõi và bám theo chúng tôi từ lúc nào. Chúng bắn hàng tràng AK, đạn bay chíu chíu trên ngọn cây và 4 quả B40 cầu vồng, nổ cách xa đội hình gần 100m. Anh Kiền d phó lệnh cho khẩu 82 ly của c tôi lập tức bắn trả. Nghe thấy thế tôi chạy mang 4 quả đạn cối tôi đang gánh bằng 1 đoạn cây sang để cho ae bắn cho bớt phải mang nặng. Thế nhưng mấy ae ở gần đã nhanh chân hơn, chúng nó đã kịp tháo ra, lắp ngòi nổ và liều phóng sẵn sàng buông vào nòng mất rồi. Sau loạt cối 10 quả bắn trả của chúng tôi thì chúng im bặt, không thấy bắn thêm tí nào nữa. Đội hình lại lên đường cắt rừng về Cooc Môn. Được 1 đoạn trời lại đổ mưa như trút. Lúc đó chúng tôi vừa đi vừa phải liên tục đưa tay lên vuốt mặt, Vì nước mưa cứ quất ràn rạt, làm tối tăm mặt mũi, nhiều lúc không còn nhìn được đường đi nữa. Mấy quả đạn cối tôi gánh cứ vướng trước, vướng sau. Đến khổ! Cũng vì trời mưa to nên các bố trinh sát d đi trước đã liên tục cắt nhầm đường, làm  đội hình cứ đi loanh quanh một hồi lại như quay về hướng cũ. anh Kiền gắt um lên ở phía trước. Cuối cùng anh Sớ "địa" không nhịn nổi, vừa chửi trinh sát, vừa xông lên phía trước để giành phần dẫn đường: Tao mà không cắt được đường về nhà thì tao làm con cho chúng mày! Còn nếu tao cắt đúng đường về đúng phum Cooc Môn thì mỗi thằng trinh sát chúng mày sẽ phải ăn 1 cái bạt tai. Tất cả cứ bám sau tôi mà tiến! Từ lúc đó ae mới có cảm giác luôn đi thẳng và tiếng chó sủa, tiếng gà gáy đã nghe rõ dần, rõ dần. Đến khoảng 8 giờ tối thì đoàn quân mới về đến đầu phum Cooc Môn. Anh Sớ bắn 3 phát bắt liên lạc và có tiếng súng đáp lại. Lúc đó ai cũng phấn khởi vì tin chắc đã sắp về đến nhà. Trời vẫn đổ mưa rả rích không ngớt. Khi ra đến đường, từ chỉ huy đến lính tráng đều ướt như chuột lột, nhiều anh khi đi không mang ni lông nên đã bắt đầu rét run lập cập. Trận đó các đại đội đều có vài anh bị sốt rét hành hạ.
Đấy là lần thứ nhất tôi được đi làm nhiệm vụ trong cơn mưa tầm tã của mùa mưa Cam Pu Chia.Hic hic!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM