Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:49:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần II  (Đọc 276372 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #340 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 10:58:20 am »

Nghe anh Hòa_ Gò công nói thứ bảy tuần này các anh xuống thăm anh CCB nào bị nhiễm chất độc da cam ở dưới đó phải không anh Lac
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #341 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 12:04:56 pm »

 Theo nội quy diễn đàn VHM thuộc điều 3.1.3.

3.1.3. Cùng một nội dung hoặc nội dung có thông tin tương tự, thành viên chỉ được gửi lên 1 chủ đề, trong trường hợp cần tham khảo ở chủ đề khác có thể trích dẫn nội dung hoặc link tới chủ đề đó.

Bài viết bằng tiếng nước ngoài hoặc viết sai chính tả tiếng Việt trong hai CAT Thư viện và Thảo luận bị coi như bài spam.

Những vi phạm các điều trên, người vi phạm sẽ bị nhắc nhở không quá 02 lần và người quản trị có quyền gộp nội dung các bài tương tự mà không cần báo trước. Nếu tái phạm sẽ bị treo nick từ 24 tiếng đến 48 tiếng. Trong trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần sẽ bị treo nick tới khi có quyết định cuối cùng của Dựng nước - Giữ nước.


 Vì vậy những bài viết trùng nội dung trên topic Trung đoàn 429 phần II với topic Nghĩa tình đồng đội Box Quán nước cổng doanh trại sẽ xóa.

 Đề nghị các CCB và các thành viên lưu ý không lạc đề hoặc post bài trùng nội dung trên nhiều topic.
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #342 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 12:29:34 pm »

Nghe anh Hòa_ Gò công nói thứ bảy tuần này các anh xuống thăm anh CCB nào bị nhiễm chất độc da cam ở dưới đó phải không anh Lạc ?
Đúng rồi, bé Hiền, bọn anh (Th Loan, BS Chung, anh Lạc) đã lên lịch, sáng thứ Bảy tuần này, 24.9.2011, sẽ đi thăm một CCB và một đứa con bị nhiễm chất độc da cam ở Gò Công. Đi nhờ xe 4 chỗ của anh Bùi Văn Hạnh (Chi hội CCB E 429 Quận 6).
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #343 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 12:51:17 pm »

@NVL : hehe vậy anh kết hợp đi Bến Tre thăm ông CCB E4 - F5 luôn đi , tội nghiệp ổng cũng đang bị bệnh ..buồn đó  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #344 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 02:15:15 pm »

Nghe anh Hòa_ Gò công nói thứ bảy tuần này các anh xuống thăm anh CCB nào bị nhiễm chất độc da cam ở dưới đó phải không anh Lạc ?
Đúng rồi, bé Hiền, bọn anh (Th Loan, BS Chung, anh Lạc) đã lên lịch, sáng thứ Bảy tuần này, 24.9.2011, sẽ đi thăm một CCB và một đứa con bị nhiễm chất độc da cam ở Gò Công. Đi nhờ xe 4 chỗ của anh Bùi Văn Hạnh (Chi hội CCB E 429 Quận 6).
Vậy các anh chị đi vui vẻ nhưng nhớ giữ sức khỏe Cheesy , ah mà quên có 2 cán bộ QY đi theo cơ mà Tongue Cheesy
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #345 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2011, 05:58:18 pm »

Nghe anh Hòa_ Gò công nói thứ bảy tuần này các anh xuống thăm anh CCB nào bị nhiễm chất độc da cam ở dưới đó phải không anh Lạc ?
Đúng rồi, bé Hiền, bọn anh (Th Loan, BS Chung, anh Lạc) đã lên lịch, sáng thứ Bảy tuần này, 24.9.2011, sẽ đi thăm một CCB và một đứa con bị nhiễm chất độc da cam ở Gò Công. Đi nhờ xe 4 chỗ của anh Bùi Văn Hạnh (Chi hội CCB E 429 Quận 6).
       Anh Lac và BH nói đến trường hợp anh CCB bị nhiễm chất độc da cam không biết là có phải là của 429 không và nhập ngũ năm nào, hiện nay có được trợ cấp hàng tháng không?
      Tôi hỏi vậy vì tôi và 6 anh em nữa cùng huyện, cùng nhập ngũ, cùng là lính 429 từ 01/8/1978 ở Lò Gò - Tây Ninh. Sau khi phục viên về địa phương và xây dựng gia đình thì đều sinh ra những đưa con dị dạng, dị tật. Khi có chế độ, chính sách cho những quân nhân và TNXP đã tham gia ở những nơi bị Mỹ rải chất độc hóa học từ Vĩ tuyến 17 trở vào. Tôi thì có 2 con trai đều đã chết do bị cùng một căn bệnh hiểm nghèo. Vợ chồng tôi đã đưa các cháu đi điều trị từ bệnh viện huyện đến bệnh viện nhi Thụy Điển ở Hà Nội nhưng không khỏi. Các giáo sư, bác sỹ ở các bệnh viện đều chẩn đoán là các cháu cùng bị chung 1 căn bệnh là " huyết tán bẩm sinh". Và nguyên nhân được các giáo sư, bác sỹ  đều chẩn đoán là do ảnh hưởng của chất độc da cam, vì do tôi đã có thời kỳ ở Lò Gò - Tân Biên - Tây Ninh, đây là nơi thời KCCM bị Mỹ rải thứ chất độc này rất nhiều. Mặc dù vợ chồng tôi đã chạy chữa khắp nơi trong nhiều năm liền, với tất cả các thuốc đông - tây y. Nhưng cuối cùng các cháu bệnh ngày một nặng thêm và không qua khỏi. Đứa thứ 2 được 3 tuổi thì chết vào năm 1989, đứa đầu chết năm 1997 khi mới 13 tuổi. Năm 1991 vợ chồng tôi sinh đứa thứ 3 là gái. Nhưng cháu cũng thường xuyên bị ốm vặt và đến nay vẫn đang mắc chứng thấp khớp, hiện đang là sinh viên y khoa . Năm 2000, tỉnh và huyện có tổ chức khám để giám định nạn nhân chất độc da cam theo chính sách của Nhà nước. Tôi có đưa con gái cùng đi khám và hôm đó tôi đã gặp 4/6 anh em cùng là lính 429, cùng cảnh ngộ. Người thì có con đã 15 tuổi vẫn còi cọc xanh xao như đứa trẻ mới 10 tuổi, người thì có con mắt màu hung, da trắng bệch và thểu năng trí tuệ, người thì có con khèo tay, chân từ khi mới sinh, người có con bị câm điếc từ nhỏ. Bản thân chúng tôi thì anh nào cũng mang nhiều thứ bệnh trong người. Sau đợt khám đó, Hội đồng giám định kết luận là tôi bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh toàn phần do phơi nhiễm chất độc da cam. Các anh em khác thì mỗi người mỗi bệnh. Từ sau đợt giám định đó, từ năm 2001 đến 2003 tôi đã được các lãnh đạo Huyện uỷ, UBND và các phòng ban chức năng của huyện về thăm hỏi động viên, tặng quà nhân dịp tết Nguyên Đán và ngày 27/7, nhưng chưa được trợ cấp hàng tháng. Sau đó do có Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ quy định công nhận nạn nhân chất độc da cam và được hưởng trợ cấp hàng tháng cho những quân nhân và TNXP bị nhiễm chất độc da cam và con cái họ bị ảnh hưởng, có thời gian tham gia chiến đấu, công tác từ vĩ tuyến 17 trở vào từ ngày 30/4/1975 trở về trước. Do tôi có mặt ở Tây Ninh vào năm 1978 nên không được công nhận và không còn được thăm hỏi nữa cho đến nay. Các anh em đồng cảnh ngộ như trên cũng vậy.
        Nay nghe anh Lac và BH nói đến các anh em trong đó thứ 7 này đi thăm 1 đồng đội là nạn nhân chất độc da cam, tôi muốn hỏi đồng chí đó có phải là đồng đội cùng thời với chúng tôi không?  Nếu đúng thì có đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng không? Đây là thông tin hết sức quan trọng đối với chúng tôi ở ngoài Bắc, những người được cho là bị phơi nhiễm chất độc da cam nhưng chưa được hưởng chế độ gì.
                Rất cảm ơn các anh em !
Logged
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #346 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 12:20:21 am »

Thanh Loan xin chào anh Đinh Long giang , theo lịch trình là sáng thứ bảy tuấn này 24/09/2011,nhóm anh em chúng tôi sẽ đi Gò Công Đông thăm một đồng đội E429 bị nhiễm chất độc da cam và con trai cũng bị nhiễm giống cha, cháu phải ngồi xe lăn suốt cuộc đời của cháu về sau này. Tin tức về người đồng đội này Thanh Loan chưa rỏ lắm chỉ nghe anh Hòa trao đổi với Thanh Loan qua điện thoại , TL cùng bàn với anh Lạc là anh em mình quyết định đi thăm anh ấy nhưng phải nhờ anh Hòa  E 429 cũng là Thương binh 1/4 ra tận bến phà Mỹ Lợi đón đoàn và đưa Thanh Loan cùng các anh đến nhà anh đồng đội này để có hướng giúp đỡ anh ấy . khi nào anh em chúng tôi hoàn thành công tác nghĩa tình đồng đội ,TL sẽ đưa bài viết cụ thể về anh lên topic nghĩa tình đồng đội anh Đinh Long Giang cố gắng chờ nhé.
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #347 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 08:23:00 am »

Xin cảm ơn Thanh Loan! Chúc các anh em có một chuyến đi đầy ỹ nghĩa, nặng tình đồng đội sẽ thành công tốt đẹp!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #348 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2011, 11:54:18 am »

Đã khá lâu rồi không ai kể kỷ niệm về e429 thời ở K,buồn quá Embarrassed
Nay tôi xin tiếp tục kể về những kỷ niệm khó quên những ngày chúng tôi đóng quân ở Pà Ong, Núi Cóc. Đó là kỷ niệm về 2 lần D7- e429 chúng tôi được đón 2 vị tướng về thăm:
     Lần thứ nhất : Khoảng đầu năm 1980 hay cuối năm 1979 gì đó, tôi không nhớ rõ, nhưng là vào mùa khô. Một hôm trời nắng đẹp,Tiểu đoàn chúng tôi nhận được thông báo là hôm sau sẽ có Thiếu tướng Đồng Văn Cống - Tư lệnh trưởng QK7 đi máy bay trực thăng về thăm D7 và Núi Cóc. Ngay từ hôm trước BCH tiểu đoàn đã giao nhiệm vụ cho các C tổ chức bố trí các điểm cảnh giới xung quanh Pà Ong và chốt 2 bên đường lộ 68 đi từ Pà Ong lên Núi Cóc. B trinh sát được giao nhiệm vụ cắm cờ đỏ và đốt 1 đống lửa ngay bãi trống cạnh ngã 3 giữa lộ 68 và lộ 69 để làm hiệu cho máy bay trực thăng đáp xuống.
       Hôm sau,Ngay từ 6 đến 7h30, mọi công tác chuẩn bị đã xong xuôi. Trừ những người phải đi chốt đường, cảnh giới và trực ở đơn vị, còn lại anh em cán bộ, chiến sỹ các c và b trực thuộc đều đổ dồn về ngã 3 thấp thỏm chờ đợi được đón và mục sở thị vị tướng Tư lệnh QK. Khoảng hơn 8 giờ chúng tôi nghe tiếng gầm rú ầm ầm của xe tăng từ hướng E bộ 429 vọng lại. Một lúc sau xuất hiện 1,2 rồi 3 chiếc M113 và 2 chiếc GMC chở đầy bộ đội, súng ống nai nịt gọn gàng.
    Một lúc sau nữa thì tiếng trực thăng phành phạch từ xa rồi to dần. Một chiếc trực thăng xuất hiện, chúng tôi đồng loạt giơ tay vẫy vẫy và hô: Ở đây! Ở đây này!..Nhưng chiếc trực thăng không dừng lại mà lại ào qua đầu chúng tôi rồi bay thẳng và mất hút về phía dãy Đăng Rếch. Thôi chết! Chắc Thiếu tướng lên thẳng núi Cóc rồi. Mấy anh trong BCH d7, BCH e429 và các lính tăng đều ngơ ngác nhìn nhau ngạc nhiên. Vì đúng theo kế hoạch chương trình phối hợp thì Thiếu tướng sẽ xuống máy bay tại Ngã 3 PàOng, sau đó sẽ lên xe tăng hộ tống đi Núi Cóc, sao giờ lại thế? Mọi người đang nhốn nháo bàn tán thì nghe tiếng phành phạch của trực thăng quay lại và từ từ đáp xuống bãi trống. Thiếu tướng cùng đoàn tùy tùng nhảy xuống khỏi trực thăng vừa cùng chỉ trỏ vừa cười. Trong đó có anh Nguyễn Văn Kiến, trước là D trưởng d7 chúng tôi, khi đó đã chuyển lên làm Phó Ban tác chiến F302 từ trước ngày d7 về Pà Ong. Hai anh "giặc lái" cũng nhảy xuống. Một anh lấy tay chỉ vào anh kia (chắc là lái chính) vừa cười vừa nói : Anh ấy định đưa Thiếu tướng sang thăm Thái Lan xong mới về đây. hà hà... Mọi người mới vỡ lẽ và cười ồ lên. Hóa ra các phi công ta bay nhanh quá nên nhầm chỗ đáp, tưởng là đáp xuống tại chân núi Cóc. Đến khi đến gần mới thấy cây cối bạt ngàn không có chỗ trống và phát hiện đi nhầm mục tiêu nên vội vàng quay lại. Khi phát hiện ra chỗ khói và cờ đỏ cắm làm tiêu cùng rất đông màu xanh áo lính đang đứng thì mới chắ ăn và đáp xuống Grin
   Sau khi xuống máy bay Thiếu tướng liền lên luôn chiếc M113 đi giưa, 1 chiếc đi đầu dẫn đường và 1 chiếc bảo về phía sau, rồi cả đoàn lên đường nhằm hướng Núi Cóc thẳng tiến. Chúng tôi hý hửng khiêng các thùng quà của Thiếu tướng về nhà BCH d. Đến nơi đã thấy 2 anh phi công đang ngồi đánh cờ ở chiếc bàn uống nước làm bằng thùng đạn ờ ngoài sân nhà BCH rồi. Nhanh thế chứ lỵ Cheesy
  Khoảng gần 2 tiếng sau, đoàn của Thiếu tướng quay trở lại Pà Ong. Anh em chúng tôi lại kéo ùa ra ngã 3. Thiếu tướng không vào BCH d và các c nữa mà chuẩn bị lên máy bay về luôn. Trong lúc chờ lên máy bay, các cán bộ trong đoàn và Thiếu tướng đã đến hỏi thăm anh em chiến sỹ đang đứng rất đông ở xung quanh. Tôi còn nhớ có một anh lính ở C1,người SG không biết cố tình hay hữu ý nhưng anh bạn này mặc một bộ quần áo rách te tua, trông như đệ tử Cái Bang của Trung Quốc. Một vị trong đoàn người béo đậm, bụng phệ, đeo súng ngắn sệ bên hông, tóc bạc trắng ( Nghe anh Kiến giới thiệu là đại tá Tham mưu trưởng QK) tiến lại gần anh lính nọ và bảo anh ta xoay đi, xoay lại mấy vòng, rồi vẫy tay chỉ cho Thiếu tướng xem. Sau đó gọi một anh đang cầm máy ảnh , chắc là phóng viên của QK sang chụp mấy kiểu ảnh. Được một lúc sau thì Thiếu tướng và cả đoàn vẫy chào anh em chúng tôi rồi lên trực thăng bay về hướng Sầm Rông. Không biết có xuống E bộ không?
   Sau đó chừng 1 tháng, đơn vị tôi được bổ sung thêm 1 đợt quân trang nữa ngoài tiêu chuẩn hàng năm. Nhưng mỗi người chỉ được 1 thứ, nếu lấy áo thôi quần, lấy quần thôi áo Huh Không biết có phải hình ảnh anh chiến sỹ C1 nọ đã làm cho các thủ trưởng quan tâm không? Nhưng với chúng tôi thì đều chắc là vậy và thầm cảm ơn anh bạn ấy. Dù chỉ được một nửa bộ quân phục để bổ sung thêm vào 2 bộ đang có ngày đó cũng là quá tốt rồi. Không biết thời sau này thế nào chứ thời gian đó, quân trang của QK7 cấp cho lính lác chúng tôi hàng năm khá tệ về chất lượng. Vải vóc thì bằng đủ các loại vải bình thường như : áo bằng vải phin, vải mộc nhuộm xanh lá cây, quần vải kaky thường. Chỉ giặt 3 nước là bay màu gần hết, mặc đi tác chiến luồn rừng 2,3 lần là rách te tua rồi. Quân phục của sỹ quan có khá hơn đôi chút. Mà cũng dễ hiểu và phải thông cảm cho hoàn cảnh của QK lúc đó thôi,  vì QK cũng nằm chung trong hoàn cảnh của đất nước và quân đội đang trong thời kỳ quá khó khăn thiếu thốn về mọi mặt, nhất là kinh tế. Đến năm 1981 trở đi mới có lẫn một số quần áo bằng vải KT, Đờluyn, saviot..nhưng cũng không đều nên những anh lính làm công tác hậu cần ở c như chúng tôi rất khó xử khi cấp phát quân trang. Thôi thì anh nào nhanh chân nhanh tay thì vớ được bộ kha khá, anh nào "trâu chậm uống nước đục" thì phải chịu lãnh những bộ kém hơn sài tạm. Vậy thôi chứ biết làm sao Embarrassed Undecided. BCH và anh em chúng tôi chỉ biết động viên anh em nhường nhịn nhau, anh nào có quần tốt rồi thì lấy áo xấu  hoặc ngược lại. Nhưng khổ nỗi quần áo khác nhau nhiều cỡ, người thì cũng nhiều cỡ khác nhau vì vậy rất khó trao đổi!!!
   Tôi lại nói thêm về chuyện sau khi Tư lệnh QK về thăm. Sau đợt nhận quần áo bổ sung, chúng tôi lại phải thực hiện một nhiệm vụ khá là vất vả. Số là ngày về Pà Ong thay cho 1 D của E 10 CAVT thì toàn là ở nhà âm. Tức là đào hầm dưới đất để ở,  lợp mái ở phần trên mặt đất. Nhưng năm đó đơn vị chúng tôi bị sốt rét khá nhiều. Nắm được tình hình này, BTL QK và cấp trên chỉ thị cho toàn đơn vị chúng tôi phải đưa toàn bộ nhà ở lên trên mặt đất nhưng vẫn phải bảo đảm độ an toàn như ở nhà hầm để tránh ẩm ướt dẫn đến lính bị sốt rét hàng loạt. Nghĩa là khi dựng xong nhà thì phải lấy các cây gỗ to chèn xung quanh rồi lấp đất cho dày để tránh đạn và mảnh pháo, cối...Thế là một chiến dịch tập trung làm nhà đầy những vất vả mà chúng tôi phải thực hiện gấp rút.

       Lần thứ hai: Đó là vào mùa mưa năm 1980 D7 chúng tôi lại được vinh dự đón Trung tướng Hoàng Cầm  của Tổng cục Hậu cần QDNDVN về thăm. Đợt ấy Trung tướng chỉ về đến Pà Ong và thăm BCH d và đơn vị C1. Hôm đó xui cho tôi là phải đi gác cảnh giới nên chỉ nghe tiếng máy bay chứ không được nhìn thấy Trung tướng và đoàn đi thoe.
 Nhưng đợt này lại cũng đem đến cho anh em chúng tôi niềm vui, đồng thời cũng lại một lần nữa bao nỗi nhọc nhằn lại đè nặng lên vai lính tráng chúng tôi. Bởi vì sau khi Trung tướng đi thăm nhà ở của BCH tiểu đoàn, một số B trực thuộc và c1 thì Trung tướng nhận xét là nhà cửa của đơn vị làm như vậy là chưa được, chưa bảo đảm sức khỏe cho anh em chiến sỹ, vì đắp đất xung quanh như vậy là vẫn còn bị độ ẩm cao. Phải làm lại! Hình thức làm là lấy các cây gỗ có đường kính từ 20 - 25cm, cắt từng đoạn dài 1,3 - 1,5m, chôn một đầu xuống đất, một đầu thò lên khỏi mặt đất làm sao mà khi ngồi xuống ghế, gường thì hàng cọc gỗ phải thò lên khỏi đầu người ít nhất 30cm trở lên, ken khít các cọc gỗ vào nhau xung quanh nhà, trừ cửa ra vào để tránh đạn và mảnh pháo cối khi địch tập kích hoặc tấn công. Phía trên đoạn gỗ thì ken bằng các cây sậy có khá nhiều ở khu vực Pà Ong hoặc bằng tre, nứa lấy từ chân Núi Cóc. Làm như vậy nhà sẽ thoáng hơn mà vẫn đảm bảo độ an toàn. Thế là ở nhà mới chưa được bao lâu, chúng tôi lại phải hỳ hục làm lại nhà mới hơn nữa theo chỉ đạo. Nhưng được cái đợt này làm cũng đỡ vất vả hơn, vì chúng tôi chỉ việc đào bới bỏ hết đất và cây gỗ lấp xung quanh cắt ra chôn xuống xung quanh ngôi nhà đang có sẵn là xong, thiếu gỗ thì đi chặt thêm vì xung quanh chỗ ở quá sẵn gỗ rồi. Thế là lại có nhà mới! Chúng tôi đã ở trong nhà kiểu này tại Pà Ong cho đến ngày phục viên tháng 9/1982. Sau này không biết có làm lại kiểu nhà khác không?
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2011, 03:40:14 pm gửi bởi DinhLongGiang » Logged
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #349 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2011, 07:37:31 am »

Tôi còn nhớ có một anh lính ở C1,người SG không biết cố tình hay hữu ý nhưng anh bạn này mặc một bộ quần áo rách te tua, trông như đệ tử Cái Bang của Trung Quốc. Một vị trong đoàn người béo đậm, bụng phệ, đeo súng ngắn sệ bên hông, tóc bạc trắng ( Nghe anh Kiến giới thiệu là đại tá Tham mưu trưởng QK) tiến lại gần anh lính nọ và bảo anh ta xoay đi, xoay lại mấy vòng, rồi vẫy tay chỉ cho Thiếu tướng xem. Sau đó gọi một anh đang cầm máy ảnh , chắc là phóng viên của QK sang chụp mấy kiểu ảnh. Được một lúc sau thì Thiếu tướng và cả đoàn vẫy chào anh em chúng tôi rồi lên trực thăng bay về hướng Sầm Rông. Không biết có xuống E bộ không?
  

**88

Chuyện này tuocb41 có nghe khi đã về MT. Đó là đầu năm 1980 đó bạn DinhLongGiang !

Tay lính này mặc áo ngược xoay nút ra phía sau lưng và Tướng Cống hỏi hắn giọng Bến tre:

- Đồng chí ăn mặc gì kỳ dzậy?
- Báo cáo thủ trưởng! Em ưu tiên cho phía trước ạ!

Và Ông ra lệnh cho lính lên máy bay lấy xuống vài cây thuốc Vàm Cỏ...

Tôi đã được gặp Tướng Cống, Tư Thanh, Sáu Hưng, Hồ quang Hóa, các ông tá như Đại tá Vũ văn Thược (Tham mưu trưởng MT), Thượng tá Võ minh Triết (Phó Tham mưu trưởng)...lúc công tác trên MT.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM