Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:53:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần II  (Đọc 276376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #210 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 04:55:41 pm »

Trong quá trình làm nhiệm vụ quốc tế tại CPC thì chuyện về sỹ quan, chiến sỹ của chúng ta vi phạm kỷ luật rồi trốn theo địch không phải là nhiều, nhưng cũng không ít. Nhất là năm 1979, ở e429 chúng tôi, số anh em chạy trốn sang bên kia Thái Lan cũng đến vài chục người. Không rõ là đi theo địch hay trốn đi tìm cuộc sống nơi "miền đất hứa" nào đó. Mà không biết trong số đó có bao nhiêu người bị trúng ổ phục của lính Pốt, nó nện cho hoặc trúng bãi mìn nào đó chắc cũng tiêu luôn chứ đi đâu được!!
Nhưng đáng buồn nhất ở D7 chúng tôi có trường hợp 1 chính trị viên C3 bỏ trốn đã để lại tiếng xấu trong toàn sư đoàn 302.
Đó là vào năm 1980, do mâu thuẫn cá nhân với anh Học - chính trị viên phó C3,  quê Hải Dương nên ông Trăng - chính trị viên trưởng C3, quê Hải Phòng đã cài một quả cối 82 vào hòm tư trang của anh Học (mà theo lời anh Học kể thì chỉ là có những quan điểm chưa thống nhất trong cách quản lý, chỉ huy đơn vị mà thôi). Hôm đó anh Dậu - C trưởng C4 hỏa lực của chúng tôi, đồng hương với anh Học dẫn một số anh em b súng cối 82 và b 12ly8 của đại đội lên phối thuộc tại chốt Núi Cóc. Anh Dậu có vào BCH c3 thăm anh Học. Với tình cảm đồng hương ở chiến trường quý nhau như thế nào thì các đ/c ta đều hiểu cả rồi. Anh Dậu có "ra quyết định" mở hòm của anh Học để tìm những "bí mật" mà anh Học đang dấu trong đó ( vì anh Học đã có vợ ở nhà, còn anh Dậu bận chinh chiến, chưa được về phép nên vẫn là lính phòng không). Khi anh Dậu bật nắp hòm ra thì một tiếng nổ "bép" rất đanh phát ra. Anh Dậu vội ôm lấy mặt và có một vệt máu chảy qua kẽ tay. Thấy vậy anh Học hốt hoảng nhìn vào trong hòm thì, thật là hú vía: một quả cối 82 nằm chềnh ềnh giữa hòm, khói thuốc hãy còn khét lẹt!!! Hóa ra có kẻ đã bí mật lấy quả đạn cối, tháo đầu nổ ra và khoan một lỗ nhỏ, nhét kíp mìn vào đó nhằm mục đích là khi nào anh Học mở hòm sẽ giật nổ kíp mìn và quả đạn cối sẽ làm tan xác anh Học !!! Một ý đồ hết sức độc ác và đen tối. Thật là may cho anh đại đội trưởng của chúng tôi. Vì khi anh Dậu giật nắp hòm thì cũng lôi luôn được kíp ra khỏi quả cối và nổ ở ngoài nên ảnh chỉ bị các mảnh kíp găm vào khắp mặt và cổ. Rất may không có mảnh nào vào mắt. Vụ đó anh Dậu phải đi điều trị vết thương ở bệnh xá sư đoàn mất hơn 10 ngày.
Sau khi sự việc xảy ra, ông Trăng đã bỏ trốn, vì vậy quân pháp sư đoàn đã lập tức xác định được thủ phạm, tổ chức đón lõng và bắt được ông Trăng giam tại Ban quân pháp F để điều tra làm rõ. Nhưng lợi dụng sơ hở trong việc canh gác nên ông ta đã bỏ trốn được. Hồi đó các đơn vị đều được thông báo ông Trăng đã bỏ trốn và yêu cầu các đơn vị phải đề cao cảnh giác và nếu phát hiện được phải tổ chức bắt giữ bằng được. Nhưng không ai biết ông ta đã trốn đi đâu. Thế là bắt đầu các nguồn tin không chính thức cứ thế chồng chéo nhau. Người thì bảo ông ta đã chạy sang với Xê Ka và lên đài  của chúng nói xấu bộ đội ta; nào là ông ta đã chạy về đến Hải phòng và trốn sang Trung Quốc; nào là khi ông ta trốn đến AmPin thì bị pốt bắn chết rồi.v.v..Dù ông ta có ở đâu, còn sống hay đã chết thì hành động của ông ta cũng là hèn hạ và đáng lên án. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà đang tâm gài cối để thủ tiêu đồng đội thì...!!!
Logged
ccbd9f302
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #211 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 07:31:10 am »

Khoảng tháng 8 năm 1980, khi E429 sang O sa Mach chốt để công binh cài mìn bãi, C12 D9 chúng tôi cũng có một trường hợp Là An Linh trung đội 12 ly8 (Thủ Đức-nhập ngũ 1979 đã có vợ và một con trước khi nhập ngũ)mất tích nghi là vượt biên sang ThaiLand. Khi đó ta thu được một kho gạo ThaiLand trắng và ngon lắm nên hàng ngày nấu ăn thả sức dư thừa, An hàng ngày lấy cơm thừa phơi khô để dồn hàng ngày...nhưng không ai để ý. Vào một đêm gác, tôi gác ca đầu đến 12 giờ đêm thì đổi gác cho An...sáng ra thì không thấy An đâu nữa. Kiểm tra lại thì cơm phơi khô đã được An gói mang đi cùng một khẩu AK báng gấp. Lúc đó đơn vị chốt gần đồn biên phòng Thai, hàng ngày chúng cho phát loa tuyên truyền mở nhạc oang oang nhưng không ai hiểu gì cả. An mất tích nghi là vượt biên nên đội hình đơn vị phải bố trí lại địa điểm đóng quân khá vất vả, những ngày đóng quân  ở khu vực O Sa Mach, máy bay trinh sát Thái và pháo quần  liên tục...Đến bây gìơ cũng không biết An Vượt biên hay quay về tuyến sau để đào ngũ...Liệu còn sống hay đã chết...Khi đọc lại trường hợp của Hùng bò mà Anh Võ Thiện Đức kể lại tôi lại nhớ tới An, một người đồng đội đã có những phút suy nghĩ lệch lạc làm ảnh hưởng đến đơn vị và tính mạng cá nhân không biết ra sao!!!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #212 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 10:28:13 am »

... An mất tích nghi là vượt biên nên đội hình đơn vị phải bố trí lại địa điểm đóng quân khá vất vả, những ngày đóng quân  ở khu vực O Sa Mach, máy bay trinh sát Thái và pháo quần  liên tục...Đến bây gìơ cũng không biết An Vượt biên hay quay về tuyến sau để đào ngũ...Liệu còn sống hay đã chết...Khi đọc lại trường hợp của Hùng bò mà Anh Võ Thiện Đức kể lại tôi lại nhớ tới An, một người đồng đội đã có những phút suy nghĩ lệch lạc làm ảnh hưởng đến đơn vị và tính mạng cá nhân không biết ra sao!!!
Vâng, đúng là những trường hợp như thế có ít nhiều làm ảnh hưởng đến đơn vị và cho cả cá nhân. Nhưng rất may là đã không làm nhụt ý chí chiến đấu của bộ đội ta ! Ngoài số ít như vậy, còn đại đa số anh em ta đều đồng cam, cộng khổ, động viên nhau vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, vượt qua nỗi đau mất mát trong chiến đấu để hoàn thành suất sắc NVQT và ca khúc khải hoàn trở về với đất mẹ!
Nhớ lại trong thời gian còn ở chiến trường K, gian khổ hy sinh, khó khăn thiếu thốn là thế. Nhưng bộ đội luôn lạc quan, yêu đời. Bằng chứng là vào năm 80, 81, khi E bộ 429 ở Cà Tum, D7 chúng tôi ở Pà Ong thì phong trào thể dục - thể thao rất sôi nổi.  Ở địa bàn Pà ong về bòng chuyền thì có C17 DKZ của anh Nhỏ, a Thiệp và C1 của anh Sớ địa có sân bóng chuyền, D bộ và C4, C2 thì có 1 sân bóng đá. Cứ chiều nào cũng vậy (trừ ngày mưa to) các sân bóng lại rộ lên tiếng reo hò của các chiến sỹ ta. Có 1 hôm trận bóng đá giao hữu giữa C1 của anh Sớ và D bộ đang gay cấn ( vì C1 đang thua 1-2), anh Sớ đang cay cú để gỡ hòa thì có 2 tiếng rít xo..ẹt..xo..ẹt rồi tiếp theo là tiếng nổ oành...oánh Tất cả cầu thủ trong sân và chúng tôi là khán giả đứng ngoài cổ vũ đều nằm rạp cả xuống. Khi tiếng nổ vừa dứt, mọi người lồm cồm đứng dậy nhìn thì thấy 2 cột khói đen bốc lên cách sân bóng chừng 50m. Rất may không ai việc gì. Hóa ra chắc bọn Pôn Pốt ở trên núi bắc ống nhòm nhìn thấy hay sao đó, nên chúng đã câu pháo đến trong lúc anh em ta đang khai chiến, may mà nó chỉ  bắn có 2 quả. Anh Đường d trưởng, anh Thân d phó (đều là cầu thủ của d bộ) tuyên bố trận đấu kết thúc, tất cả mọi  người lập tức trở về đơn vị. Kết quả trận đấu là d bộ thắng C1 với tỷ số :2-1. Anh Sớ đang cay cú nên không chịu, vặc lại : Việc nó bắn thì kệ nó, đã chết ai đâu? Các bố đừng có mà lợi dụng, hôm nay C1 sẽ chiến đến cùng cho d bộ biết thế nào là lễ độ. Tất cả anh em C1 ai bỏ về trước thì tối nay về tao kỷ luật. Anh Thân và anh Đường cười khà khà : Thôi đi bố! Hôm nay có cố mấy thì C1 cũng chẳng làm nên trò trống gì đâu?! Tốt nhất là đưa anh em về để bảo toàn lực lượng để lần sau mà phục thù. Anh Sớ đành hậm hực dẫn quân về. Trước khi về còn giơ nắm đấm về phía các cầu thủ d bộ dọa : Hãy đợi đấy! Rồi sẽ biết tay Sớ địa ! Grin Grin
Sau trận đó, phải mất mấy hôm nữa, khi không thấy chúng bắn pháo nữa, các anh BCH tiểu đoàn mới cho anh em đá. Sau đó sân bóng được chuyển vào gần BCH tiểu đoàn hơn. Các anh trong BCH d đã huy động anh em d bộ và các c ở gần san lấp mấy ụ mối, đánh gốc cây làm thành 1 sân bóng đá khá rộng rãi, chiều dài 90m, chiều rộng 50m. Sân này gần với sân bóng chuyền C17, nên chiều nào cũng náo nhiệt cả một góc rừng. Được cái BCH tiểu đoàn 7 hồi đó toàn là các thủ trưởng mê bóng đá: Anh Đường d trưởng, anh Thân d phó, anh Oánh ctvt chiều nào cũng ra sân, chỉ có anh Chiến là "hổng ham" bóng đá mà lại mê văn nghệ, ảnh đánh ghi ta rất hay.
Cuối năm 1981 trung đoàn có tổ chức giải thi đấu thể thao toàn trung đoàn. Các môn thi gồm có: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, chạy vũ trang và giao lưu văn nghệ. Kết quả môn bóng đá : đội Ban tham mưu (đa số là anh em TP Bác) vô địch; đội C16 HCB, đội D7 chúng tôi HCĐ. Môn bóng chuyền thì đội C17 của anh Nhỏ (có Sứng yta là cây đập số 1 của F302) vô địch, đội ban Hậu cần E HCB. Chạy vũ trang có Tuất ở C18 HCV..Năm đó thật là vui vì cả sư đoàn cũng tổ chức nhưng tôi không được tham gia nên không rõ kết quả.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #213 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 11:14:26 am »

Khoảng tháng 8 năm 1980, khi E429 sang O sa Mach
Ngồi ngẫm lại ở cái thời kỳ đó khoảng cuối 1980 hình như trong đội hình QTN VN ở K âm thầm có "phong trào" lính ta trốn sang Thái thì phải. Nói thật rằng chúng tôi lúc đó không biết gì về tình hình thời sự VN hay Thế giới, những chiếc radio chiến lợi phẩm thu được của địch trong Phnom Penh bị thu lại hết với lý do chính sách dân vận, báo thì chậm cả vài tháng so với thời gian phát hành nên cũng chỉ lấy giấy để quấn thuốc rê.

 Đâu cỡ tết Âm lịch 1979 qua 1980 sau khi chúng tôi ở rừng F339 Pousat ra, đơn vị tổ chức đá bóng giữa các C D, anh em thì đang sốt rét gần chết cả mà vẫn phải đi lên D xem bóng đá cho có phong trào. Hôm đó tôi gặp bạn đồng hương cùng đoàn bên D8 sang, 2 thằng thủ thỉ với nhau chuyện Trời chuyện bể và nó rủ tôi vượt biên sang Thái Lan, lúc đó Thái Lan và K cũng khá thông thương buôn bán rồi, dân K mặc đồ Thái hút thuốc Samit đi xe đạp Thái nhiều rồi chứ không còn mờ mịt thông tin về Thế giới Tư bản nữa, tôi cứ nghĩ: Đi sang đó làm quái gì? nên đã từ chối lời mời rủ rê của thằng bạn.

 Gần 30 năm sau tức mới đây thôi này đâu Tết 2008 sang 2009 nghe tin thằng bạn ở K về mang theo con trai lớn, chẳng biết xưa nó đã đi đâu và làm gì nhưng giờ nó đang ở K đâu tỉnh Kohkong Ta Keo gì đó làm thợ xây dựng, lấy 1 bà vợ K hơn nó 1 con Giáp tức sinh năm khoảng 1948, kinh tế nghèo, nhiều năm rồi muốn về VN mà không có tiền về, nhớ gia đình cha mẹ anh em mà không dám về, khi về nước mang theo con trai là cả 1 quyết định cùng sự cố gắng rất lớn về mọi mặt.

 Ngay sau khi nó về thăm gia đình được 3 ngày thì Quận đội xuống dỡ ngay cái bằng Tổ quốc ghi công mang tên nó và bát hương thờ nó trong nhà mang ra sông Hồng thả, lâu nay mọi người vẫn nghĩ nó mất tích, ngay lính đồng hương cùng đoàn cũng chẳng biết nó đã đi đâu. Giờ đây nghe nói: Mỗi lúc nó nhớ nhà quá phải chạy qua biên giới VN mua sim điện thoại VN gọi điện về nhà cho nó rẻ, cuộc sống khổ cực vất vả lắm chứ chẳng sung sướng gì đâu, người ngợm đen thui cháy nắng chẳng giống ngày xưa trắng trẻo đẹp trai với chiếc răng khểnh rất duyên. Chúng tôi cũng có khuyên nó trở về nhà sống nhưng nó nặng nợ chuyện vợ con mà trả lời rằng: Không thể về được nữa mặc dù rất muốn về. Tuy nó không nói ra nhưng ai cũng biết nó đã rất ân hận bởi sự quyết định ngày nào.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #214 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 08:52:49 am »

Khoảng tháng 8 năm 1980, khi E429 sang O sa Mach
Ngồi ngẫm lại ở cái thời kỳ đó khoảng cuối 1980 hình như trong đội hình QTN VN ở K âm thầm có "phong trào" lính ta trốn sang Thái thì phải. Nói thật rằng chúng tôi lúc đó không biết gì về tình hình thời sự VN hay Thế giới, những chiếc radio chiến lợi phẩm thu được của địch trong Phnom Penh bị thu lại hết với lý do chính sách dân vận, báo thì chậm cả vài tháng so với thời gian phát hành nên cũng chỉ lấy giấy để quấn thuốc rê.

Đúng như bác Binhyên nói đó. Hồi 79, 80 đúng là có "phong trào" lính ta bỏ ngũ đã làm đau đầu các chỉ huy nhà ta và tạo ra không khí nặng nề trong đội ngũ của quân ta. Thật buồn quá!! Embarrassed. Về thông tin đài báo như bác nói thì ở đâu cũng vậy thôi. Nhất là khoản thư nhà, do thời gian đó các đơn vị chủ yếu là hành quân truy quét nên 4,5 tháng mới nhận được thư nhà, có anh cả năm không nhận được lá thư nào từ hậu phương nên mặt lúc nào cũng buồn thiu. Nhất là những anh có người yêu ở nhà. Mấy tháng không nhận thư là lính ta lại lén đi khóc một mình, vì nghĩ rằng người yêu ở nhà đã đi theo trai làng rồi. Mà không biết chỗ các bác thế nào chứ ở 429 hồi đó có phong trào khao thư. Hễ anh nào nhận được thư nhà là phải khao. Thư báo gia dình mạnh khỏe: KHAO! Thư người yêu nói bỏ đi lấy chồng: KHAO! Thư báo tin bố chết: KHAO!!!...v.v .Bất biết nội dung thư là gì, hễ có thư là "khao" cái đã  Grin. Vật phẩm khao thì bằng đủ thứ: đường sữa, thịt hộp, thuốc rê...Khổ nhất là anh nào có thư buồn, mặt buồn so khi  đọc thư mà vẫn phải bấm bụng chi khao. Trông đến là tội nghiệp!! Đúng là chỉ có lính chiến mới có 1001 kiểu khao như thế Embarrassed Grin
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #215 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 11:03:38 am »

Khoảng tháng 8 năm 1980, khi E429 sang O sa Mach
Ngồi ngẫm lại ở cái thời kỳ đó khoảng cuối 1980 hình như trong đội hình QTN VN ở K âm thầm có "phong trào" lính ta trốn sang Thái thì phải. Nói thật rằng chúng tôi lúc đó không biết gì về tình hình thời sự VN hay Thế giới, những chiếc radio chiến lợi phẩm thu được của địch trong Phnom Penh bị thu lại hết với lý do chính sách dân vận, báo thì chậm cả vài tháng so với thời gian phát hành nên cũng chỉ lấy giấy để quấn thuốc rê.

Đúng như bác Binhyên nói đó. Hồi 79, 80 đúng là có "phong trào" lính ta bỏ ngũ đã làm đau đầu các chỉ huy nhà ta và tạo ra không khí nặng nề trong đội ngũ của quân ta. Thật buồn quá!! Embarrassed. Về thông tin đài báo như bác nói thì ở đâu cũng vậy thôi. Nhất là khoản thư nhà, do thời gian đó các đơn vị chủ yếu là hành quân truy quét nên 4,5 tháng mới nhận được thư nhà, có anh cả năm không nhận được lá thư nào từ hậu phương nên mặt lúc nào cũng buồn thiu. Nhất là những anh có người yêu ở nhà. Mấy tháng không nhận thư là lính ta lại lén đi khóc một mình, vì nghĩ rằng người yêu ở nhà đã đi theo trai làng rồi. Mà không biết chỗ các bác thế nào chứ ở 429 hồi đó có phong trào khao thư. Hễ anh nào nhận được thư nhà là phải khao. Thư báo gia dình mạnh khỏe: KHAO! Thư người yêu nói bỏ đi lấy chồng: KHAO! Thư báo tin bố chết: KHAO!!!...v.v .Bất biết nội dung thư là gì, hễ có thư là "khao" cái đã  Grin. Vật phẩm khao thì bằng đủ thứ: đường sữa, thịt hộp, thuốc rê...Khổ nhất là anh nào có thư buồn, mặt buồn so khi  đọc thư mà vẫn phải bấm bụng chi khao. Trông đến là tội nghiệp!! Đúng là chỉ có lính chiến mới có 1001 kiểu khao như thế Embarrassed Grin

Khoảng năm 84 , 85 BH đang học 12  thầy dạy toán của BH nhà ở Nguyễn thông , Q3 có người em cũng đi bộ đội ở K , thầy gợi ý cả lớp viết thư cho anh ấy , nói cả lớp chứ chỉ  có đám con gái mới viết chứ con trai làm biếng chết đi được , mà cũng chắc tại con gái " nhiều chuyện " CheesyGrinTongue , mới đầu viết cho em của thầy sau đó thì viết cho cả mấy anh trong đơn vị anh ấy nữa, SmileyCheesy cũng chẳng biết chuyện gì mà cũng nhiều chuyện để nói ghê CheesyTongue

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #216 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 03:14:40 pm »



Khoảng năm 84 , 85 BH đang học 12  thầy dạy toán của BH nhà ở Nguyễn thông , Q3 có người em cũng đi bộ đội ở K , thầy gợi ý cả lớp viết thư cho anh ấy , nói cả lớp chứ chỉ  có đám con gái mới viết chứ con trai làm biếng chết đi được , mà cũng chắc tại con gái " nhiều chuyện " CheesyGrinTongue , mới đầu viết cho em của thầy sau đó thì viết cho cả mấy anh trong đơn vị anh ấy nữa, SmileyCheesy cũng chẳng biết chuyện gì mà cũng nhiều chuyện để nói ghê CheesyTongue
[/quote]
Đây là chuyện rất hay đó nha! Bọn anh ngày đó gọi kiểu gửi thư như vậy là "Thư tọa độ" Grin Grin. Các anh em cùng đơn vị giới thiệu cho nhau vài người bạn hay em gái, cháu gái, chị gái... Thế là các chú lính thi nhau gửi thư "tọa độ" để làm quen. Có nhiều anh qua kiểu gửi thư này đã chuyển từ đùa cho vui hóa ra thật và yêu nhau say đắm. Anh em chúng tôi gọi là kiểu "Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi". Cuối cùng có anh khi ra quân mới biết mặt người yêu và cũng kết tóc se tơ, bây giờ thành ông nội, ông ngoại đấy. Hồi tháng 4 năm 79 tôi có gửi một bức thư tọa độ cho 1 người em gái của chiến hữu (là học sinh lớp 12,người thành phố HCM). Nhưng vì anh ta chơi sỏ, không cho đầy đủ địa chỉ nên thư bị trả lại. Tiếc ghê! Rồi có anh cứ xem trong báo hay nghe đài nói tên một em nào hay hay (nhất là học sinh, sinh viên) là viết thư liền, (chỉ tiếc là ngày đó anh em chưa biết tên BeHienQYV7c thôi), không cần biết có nhận được hồi âm hay không. Có điều cuối mỗi lá thư lính ta đều dè dặt chốt câu: "Nếu em không nhất trí làm quen thì đừng có giận anh nha! Vì đời lính chiến nơi đất bạn, thiếu thốn tình cảm quá, rất muốn được nghe lời tâm sự ngọt ngào của những em gái nơi quê nhà, nên đánh bạo quậy vậy mà! Nếu không ưng thì cũng không được trách đâu nha! Mệnh lệnh quân sự đấy!!! Grin Grin Nói vậy vì chỉ sợ các em cho là thấy kẻ sang bắt quàng làm họ thôi Grin Grin Grin  Không biết trong số bạn bè của BeHien có em nào chuyển giả thành thật không vậy? Kiss Grin Wink
Logged
ccbd9f302
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #217 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 03:52:17 pm »

          Đúng như Anh DinhLongGiang kể chuyện thư "toạ độ " để động viên tinh thần chiến sỹ ta ngoài mặt trận. Hồi đó đơn vị tôi có một đồng đội ở TP HCM cũng biên thư "toạ độ" về TP, song khi gửi phải qua C thông tin trung đoàn, vậy là mấy "Ông" đồng hương thông tin E 429 của anh ta bóc thư kiểm duyệt và điển thêm mấy dòng tái bút vào thư trước khi gửi về TP... chẳng biết Tái bút kiểu gì mà hôm sau nhận thư hồi âm bị người hậu phương " khiển trách te tua"... "Đương sự" thì cứ sững sờ đần cả người ra thật tội nghiệp.
         Còn tôi thì chưa bao giờ nhận thư hậu phương mà không qua mấy ông bạn cùng quê ở C 20 kiểm duyệt... cảnh lính là vậy: Gian khổ, vất vả, thiếu thốn... nên Thư bất kỳ của ai cũng là thư chung.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2011, 04:33:10 pm gửi bởi ccbd9f302 » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #218 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 08:11:03 pm »

Đây là chuyện rất hay đó nha! Bọn anh ngày đó gọi kiểu gửi thư như vậy là "Thư tọa độ" Grin Grin. Có điều cuối mỗi lá thư lính ta đều dè dặt chốt câu: "Nếu em không nhất trí làm quen thì đừng có giận anh nha! Vì đời lính chiến nơi đất bạn, thiếu thốn tình cảm quá, rất muốn được nghe lời tâm sự ngọt ngào của những em gái nơi quê nhà, nên đánh bạo quậy vậy mà! Nếu không ưng thì cũng không được trách đâu nha! Mệnh lệnh quân sự đấy!!! Grin Grin Nói vậy vì chỉ sợ các em cho là thấy kẻ sang bắt quàng làm họ thôi Grin Grin Grin  Không biết trong số bạn bè của BeHien có em nào chuyển giả thành thật không vậy? Kiss Grin Wink
[/quote]


Cái câu " chốt  " đó quen quen CheesyTongue , nghĩ lại lúc đó vui lắm viết thư đi xong ngóng thư về, mỗi lần có thư mấy đứa con gái đổi thư cho nhau cùng đọc , đứa nào không cho đọc thì bị " nghi vấn " ngay : ủa thư của nhỏ A , nhỏ B có gì mà không cho mình đọc  Grin Cheesy Roll Eyes, rồi thế nào lá thư đó cũng bị " ăn trộm ", tới khi viết thư trả lời cũng đòi xem chung  Shocked Cheesy Tongue, nếu không cho xem cũng bị " nghi ngờ " . Anh DinhLongGiang nhắc em mới nhớ là lúc đó không biết sao mới đầu gởi thì thư đi 2,3 tuần là có trả lời , sau thưa dần tới 4,5 tuần rồi lâu hơn nữa mà số lượng cũng ít theo , mấy đứa em cứ nghĩ là họ giận nhau gì đó, sau đó lớp em tốt nghiệp ra trường thì không nhận được thư nữa vì thư gởi theo địa chỉ của trường Sad

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #219 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 08:49:29 pm »



 Anh DinhLongGiang nhắc em mới nhớ là lúc đó không biết sao mới đầu gởi thì thư đi 2,3 tuần là có trả lời , sau thưa dần tới 4,5 tuần rồi lâu hơn nữa mà số lượng cũng ít theo , mấy đứa em cứ nghĩ là họ giận nhau gì đó, sau đó lớp em tốt nghiệp ra trường thì không nhận được thư nữa vì thư gởi theo địa chỉ của trường Sad

Việc chậm nhận thư nhà hay thư gửi về nhà nhưng ở nhà không nhận được là chuyện thường tình của lính rồi. Vì có khi thư đã viết đóng phong bì cả tháng rồi nhưng không làm sao mà gửi được Shocked Chỉ khi nào có người được về phép hoặc về nước công tác thì mới gửi được thôi. Còn gửi qua quân bưu "hỏa tốc" thì thư lại hay bị thất lạc lắm  Sad Sad. Cũng chính vì chuyện thư từ hay trục trặc như vậy nên có nhiều phen lính ta dở khóc, dở cười! Có anh lính ở quê tôi hơn năm trời gửi thư về nhưng gia đình không nhận được. Có một anh khác cũng cùng quê nhưng lại ở D khác viết thư về nói là "Hình như cậu ấy hy sinh rồi  Huh Thế là cả nhà khóc hết nước mắt. Chính quyền phải đến giải thích là chưa có giấy báo tử gửi về là chưa chính xác thì gia đình mới nguôi ngoai. Mãi sau anh ta cũng gửi được thư về nhà thì gia đình mới yên lòng. Còn có trường hợp có anh bạn quê Thanh Hóa có cô người yêu rất hay gửi thư. Nhưng cũng do thư gửi về bị thất lạc hơn 8 tháng mới về đến nhà nên cô bạn nghi ngờ cậu chàng ở bên K đã có người khác, không thèm viết thư về nữa. Cô ta còn dọa sẽ đi lấy chồng, làm cậu chàng cứ khóc rấm rứt mãi. Đã thế anh em lại xúm vào trêu trọc thêm : Ôi dào! Hoa đến thì thì hoa phải nở. Anh đến bến đò, đò đầy thì đò phải sang sông ! Đến duyên em thì em phải lấy chồng. Chứ anh đi K lâu như rứa thì em để ngỏ lòng đến khi mô  Grin Grin Thế có khổ không !!?? 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM