Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:08:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần II  (Đọc 276310 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 04:54:19 am »

Xin chào các Anh...!

  Chiến tranh đi qua, đã để lại cho chúng ta rất nhiều sự đau thương và mất mát, sự ra đi của biết bao anh em đồng đội nơi chiến trường thật sự đau thương và xót xa...! nhớ lại quá khứ những năm tháng ấy...! sự hy sinh của anh em  trong chiến đấu  không nói, nhưng rồi hy sinh  ngoài chiến đấu  như đá mìn , bất cẩn khi gài mìn thú dùng TNT đánh cá ,rồi đùa nghịch với vũ khí súng đạn..v.v. con số cũng không nhỏ , những năm tháng ấy, trên khắp chiến trường có rất nhiều câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình nguyện Việt Nam, sự hy sinh không đáng có của anh em mình,trong đó có những câu chuyện làm tôi nhớ mãi
      Ngày trước theo tôi được biết mọi công tác bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển cũng đã được các cấp từ cơ quan Mặt trận đến các đơn vị quan tâm. Ấy thế mà có lúc cũng đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Ngoài một số vụ do bất cẩn trong công tác bốc dỡ, vận chuyển còn để xảy ra những trường hợp làm nổ tung một xe chở đạn, chở mìn và cháy nổ ở một số đơn vị thuộc Mặt trận.Như mùa khô năm 1982, trên một chuyến xe chờ đạn hoả lực của sư đoàn bộ binh 309 từ phía sau lên Nam-sấp để trang bị cho trung đoàn bộ binh 96,hôm ấy có nhiều đồng chí từ phía sau ra phía trước,do ngại đi bộ, đã bám lên xe chở đạn. Khi xe đến chân cao điểm 309 Nam-sấp do đường xấu, xe bị sóc đã kích nổ hoàn toàn một xe chở đạn. Thật là đau xót… Tất cả số anh em ngồi trên xe đều bị tử nạn. Một sự hy sinh mất mát không đáng có. Đó là những bài học xương máu rất thấm thía, khi không thực hiện đúng những điều lệnh, quy chế trên chiến trường . Thật ra hôm ấy chịu khó cuốc bộ vài chục cây số là chuyện bình thường của người lính bộ binh...!biết trước xe đang chở vũ khí nhưng vẫn cứ bám lên và rồi tất cả phải gánh chịu hậu quả thật đáng tiếc Roll Eyes.....!
        Rồi bên 429 cũng vậy.....! vũ khí súng đạn nơi tuyến đầu không có " giá súng " như hồi học ở quân trường, tất cả đều dựng hoặc treo ở đầu giường, trưa hôm đó tại ban kỹ thật đồng hương của đ/c A ghé thăm và ngủ trưa tại đơn vị ( xin không nêu tên ) thường thì quả đạn B40 lắp vào nòng lệch một bên không cho lọt vào khớp nòng súng , khẩu B40 đang dựng cắm quả đạn xuống đất , người bạn nằm võng tay nắm khẩu súng để đung đưa chiếc võng, không hiểu thế nào mà quả B40 nổ  Huh đ/c ấy chết tại chổ đ/c A thì bị thương rất nặng sau khi băn bó đã chuyển về tuyến trên  ( anh em nhận định có lẽ nghịch mở khóa an toàn rồi bóp cò )

Khẩu B40 và giá treo đạn


tiện đây tôi xin đưa lên tập 5 Video-Clip Những năm tháng máu và hoa

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=BvCMRHRMdyw" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=BvCMRHRMdyw</a>
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2011, 07:35:51 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #71 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 04:07:31 am »

  Ngã 3 ca-lanh ngày xưa lúc đó tháng 2 năm 79, đơn vị mình đóng quân tại khu vực đó đối diện lộ 68 là có 1 con đường nhỏ chạy vào khu chùa nằm sát ngay 1 dòng sông nhỏ chảy ra biển hồ. Lúc đó, trung đoàn 429 mình đóng rải rác xung quanh khu vực đó. Khu vực đó vẫn gọi là ngã 3 cao-lanh

Xin chào anh Công Xuân Việt..!!
    Ngày xưa anh em 302 vẫn quen gọi là ngã ba Krao-Lanh ( vì thực tế lúc đó là ngã ba ) mỗi lần xe dừng lại đây các món ăn của người Campuchia, em chỉ ăn được món " cần tiêu " mà chú đội ta hay gọi là cho một tô " cầu tiêu " nhớ lại ngồi ăn mỗi khi xe chạy qua là bụi đỏ bay mịt mù, bụi đường phủ đỏ những tấm bạt và lều tranh của hàng quán lúc bấy giờ. Hiện nay thì họ cũng như ta " đô thị hóa " bác không thể tìm đâu ra chốn củ rừng xưa của 30 năm về trước  Shocked cho nên xem những đoạn Video-Clip về lại chiến trường xưa, thấy ngã ba ngày xưa nay đã thành ngã tư đã bê tông hóa đường nhựa, có vòng xoay tượng đài hoành tráng lắm bác ạ...!
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2011, 07:11:47 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #72 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 01:49:26 pm »

  Bác Vothienduc hôm qua đi đâu vắng nhà không tác chiến cùng anh em E429 ?
Bác Congxuanviet có nhận ra đồng đội nào không ?
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #73 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 10:27:40 pm »

Chào các bạn CCB trung đoàn 429-F302 !
Tôi tên là Đinh Long Giang – nguyên là Tài vụ D7-E429-F302, quê ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là Tân Lạc – Hòa Bình ).
Thời gian qua trong lúc vào mạng Google, tôi may mắn tìm được topic về Trung đoàn 429 do anh Võ Thiện Đức lập. Phải nói là tôi rất vui và xúc động. Khi đọc qua các bài viết của các anh, chi trong topic tôi như được sống lại quãng thời gian đáng nhớ khi còn là lính của trung đoàn. Những câu chuyện mà các bạn kể thật là chân thực về cuộc sống, chiến đấu của anh em mình trên đất CamPuChia. Những chuyện vui, buồn, những gian khổ, hy sinh mà anh em trong trung đoàn đã trải qua từ ngày sang chiến trường K thật khó quên. Hồi tháng 4/2011vừa qua, có Phương ở Cẩm Thủy- Thanh Hóa,( trước là Tài vụ D7- E429 thay tôi khi tôi được ra quân) có ra chỗ tôi chơi và có mang 2 đĩa DVD do Hợp ở quận 7-Tp HCM gửi ra cho. 2 đĩa DVD này quay về chuyến về thăm chiến trường xưa của anh em CCB trung đoàn 429 và 88. Mấy anh em trong xã chúng tôi giành nhau xem, tôi đã phải sang lại thành nhiều đĩa để chia cho anh em. Chúng tôi rất cảm ơn Hợp và Phương. Qua đĩa quay, tôi được nhìn lại những nơi mà mình đã từng đi qua, từng sống và chiến đấu: Công Pông Chàm, Xiêm Riệp, ChongKal, Xầm rông, Katum, Pafong, Núi Cóc...Nhưng phải nói là các địa điểm trên đã có thay đổi rất nhiều, nếu như không có thuyết minh kèm theo thì khó mà nhận ra như nã ba Kralanh, cầu Cháy, Xầm rông... nhất là Pà ong, nơi mà tôi được ở lâu nhất ( từ tháng 11/1979 đến ngày ra quân 20/9/1982 ). Duy chỉ có chốt núi Cóc là còn nguyên vẹn như xưa, vì tôi đã được lên thăm anh em đôi ba lần rồi. Trong chuyến đi này tôi đã nhận ra anh Thơi , lính 76 ( trước ở quận Bình Thạnh, nay nhe nói ở quận 8 và làm việc ở Xa cảng Miền  Tây) và Hợp, lính 79 ( người Tân Trụ- Long An, nay nhà ở quận 7, tp HCM). Khi còn ở trong đơn vị 3 chúng tôi ở chung 1 nhà của bộ phận  hậu  cần D7-E429. Anh Thơi là Trợ lý hậu cần, Hợp là Quân nhu còn  tôi  là Tài vụ của tiểu đoàn. Tôi được ra quân trước anh Thơi và Hợp, Phạm Quốc Phương lính 80 đã thay tôi làm tài vụ.Tôi đã mở đĩa xem đi, xem lại nhiều lần rồi nhưng không thấy chán. Cứ mỗi lần xem là những kỷ niệm một thời binh nghiệp lại ùa về. Nhớ quá các anh em ơi !
Có thể nói có rất nhiều truyện để kể lại về thời gian là lính trung đoàn 429, nhất là quãng thời gian ở chiến trường K như các bác: VoThien Đức,  haanh, Sovailo, Công Xuân Việt...đã kể, Có chuyện cười chảy nước mắt, có chuyện  khiến ta ngậm ngùi về những mất mát, hy sinh của anh em đồng đội...
  Nhưng có lẽ tôi xin bắt đầu về những kỷ niệm vui mà khi tôi mới về trung đoàn. Đó là buổi chiều ngày 31/7/1978, đoàn lính mới Hà Sơn Bình chúng tôi, sau một chặng hành quân dài ngày từ Bắc vào đã được giao về bổ sung quân cho trung đoàn 429-F302-QK7. Khoảng 4 giờ chiều ngày hôm đó, chúng tôi về đến địa điểm giao quân là trung đoàn bộ, đóng ở xóm Giữa, cách chợ Tân Biên khoảng 3km về phía Lò Gò. Khi đó đoàn lính mới chúng tôi, cả các anh cán bộ ở đơn vị huấn luyện đi giao quân nhìn thấy có mấy cáng tử sỹ, thương binh từ trong rừng đi ra, võng cấng thương máu loang đỏ, quần áo anh em cáng thương lấm lem bụi đất. Trong khi đó tiếng súng, tiếng pháo ở chốt biên giới vẫn đang nổ râm ran, thú thật là lúc đó anh em chúng tôi cũng rất ớn, nhiều anh mặt cắt không ra máu vì sợ. Vì đây là lần đầu tiên chúng tôi được tận mắt thấy, tai nghe về cuộc sống ở chiến trường.
   Sau khi làm xong thủ tục giao quân, chúng tôi được phân về các đơn vị trực thuộc của trung đoàn. Khi đó, 16 anh em  cùng chung  xã với tôi đều được phân về đại đội hỏa lực C4D1(sau đổi thành D7).
Buổi tối hôm đó chúng tôi đã lần đầu tiên được biết cảm giác ngủ hầm ở chiến trường dưới tiếng pháo, tiếng súng nổ đùng đoàng, liên miên, khiến chúng tôi trằn trọc cả đêm, không sao ngủ được.  Quả thật cái cảm giác đó nhiều khi nhắc đến anh em chúng tôi vẫn nhớ như in. Đến sáng hôm sau thức dậy, chúng tôi cùng nhau đến đánh răng, rửa mặt tại một cái giếng ở gần BCH đại đội, đang tíu tít kể về cảm giác lần đầu ở chiến trường cho nhau nghe thì bỗng có tiếng nổ pùng...pùng...pùng từ xã rồi tiếng rít...víu..víu...víu..ngay trên đầu. Tất cả anh em lính mới chúng tôi, không ai bảo ai đồng loạt quăng bàn chải, quăng bát nước và khăn nằm rạp xuống theo động tác đã được huấn luyện. Có anh chui tọt vào bụi cây cạnh giếng. Trong khi đó các anh lính cũ ( từ Tiểu đội trưởng trở lên) thì ôm bụng cười ngặt ngẽo.
Anh Giang Minh Hùng – chính trị viên đại đội vừa cười vừa nói:
           -  Này! Mấy em không phải hoảng thế. Đấy là pháo của ta bắn sang bên kia đấy. Nếu mấy em muốn thấy nó nổ ở đâu thì phải lắp mô tơ vào chạy khoảng 3 cây số sang bên đó mới biết.    Khi đó anh em chúng tôi mới kịp hoàn hồn đứng dậy và cười theo mấy anh, vì có 2 chiến sỹ nấp kỹ trong bụi khi chui ra bị xước hết mặt, các vết xước vẫn đang rỉ máu. Các anh cho biết thêm khi nào mà  nghe thấy  tiếng rít như hồi nãy là đạn chỉ bay qua đầu và nổ ở xa. Còn nếu nghe tiếng xoẹt..xoẹt thì phải lập tức phát huy động tác như lúc nãy là được. Vì như vậy đạn sẽ nổ gần nơi ta ở. 
   Làm vệ sinh buổi sáng xong mấy anh cán bộ lại gọi:
-   Anh em lấy chén đi ăn cơm nhé !
    Tất cả anh em chúng tôi cứ ngớ người ra: Sao lại ăn cơm bằng chén nhỉ? Vào chiến trường được ăn ít vậy sao?Thấy chúng tôi lớ ngớ ngơ ngác, hiểu được vấn đề, mấy anh lại nhìn nhau cười ồ lên. Rồi mấy anh lại giơ bát con ăn cơm lên giải thích: Đây là cái chén ăn cơm gọi theo tiếng miền nam, ở ngoài bắc gọi là bát ăn cơm, đúng chưa? Chắc mấy em định lấy cái chén kia chứ gì? ( chỉ vào cái ly uống nước - ở ngoài bắc gọi cái ly là cái chén uống nước ). Khi đó anh em chúng tôi mới vỡ lẽ : À, ra là thế!...Và còn nhiều chuyện vui, buồn khác. Có dịp tôi lại kể tiếp.Và tôi cũng rất muốn nghe những câu chuyện của các bác. Truyện lừa anh em lính mới đi lĩnh tiền sóc lọ như của bác    kể là có từ thời lính 80 về trung đoàn rồi đấy. Ma cũ lừa ma mới vậy mà.   
   Chúng tôi được 4 ngày để chuẩn bị và làm quen với vũ khí và ổn định biên chế. Sau đó anh em được phân về các trung đội, tiểu đội và đi phối thuộc ở các chốt của các C bộ binh trong tiểu đoàn. Tôi và cậu Chiến khi đó mới tròn 17 tuổi, được giữ lại làm liên lạc đại đội nên không phải đi chốt. Bắt đầu từ đây, chúng tôi đã bước vào chặng đường đầy gian nan và vinh quang, đáng nhớ cùng với bao anh em cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn 429 anh hùng.
Logged
congxuanviet
Thành viên
*
Bài viết: 96


Công Xuân Việt


« Trả lời #74 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 11:07:02 pm »

ngày xưa, năm 78 -79 mình toàn đi làm chốt với đại đội 3 tiểu đoàn 7, đến khi lên khum-tô-lê-sô cùng tiểu đoàn 7 ở cóc-môn thì mình bị thương. Sau đó về đoàn an dưỡng ở cùng với Bùi Văn Dịnh xóm Bương xã Do Nhân, Đức "cụt", Thỉn "cụt tay" năm 81.
 Thời đó anh Biên là chính trị viên tiểu đoàn 7 E429. Cách đây mấy tháng mình có liên lạc được với anh Biên hiện đã nghỉ hưu. ĐT của anh Biên: 0974.858.477
Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #75 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 03:52:18 am »

BSChung thân mến....!!
                   BSChung và anh em thông cảm cho mình, chiều chủ nhật tuần rồi bận ra sân bay đón sếp, do mưa bão nên mãi 6h máy bay mới hạ cánh, trể một tiếng đồng hồ  Roll Eyes xong nhiệm vụ với Sếp là 7h,sau đó mình còn về rước con, nên không đến tham gia với anh em được . Riêng tấm hình chụp mình xem kỹ thì chỉ có lính 80 trở về sau nầy, nên bác Công Xuân  Việt không thể nhận ra ai đâu BSChung ơi  Huh
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 08:10:37 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #76 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 05:42:28 am »

Xin chào anh Đinh long Giang...!
    Xin cám ơn và rất vui  Grin khi có thêm anh Long Giang một đồng đội E429 tham gia vào diễn đàn Quân sử Việt Nam.net  nay được đổi là " Dựng nước-giữ nước" Từ khi mở topic " Trung Đoàn 429 một thời máu và lửa " tôi rất mong tìm lại anh em đồng đội từng sống chiến đấu trên chiến trường K năm xưa...!! rất may là điều mong ước ấy đã trở thành hiện thực  Roll Eyes người đầu tiên tôi gặp là anh Đinh Đức Nhỏ ( DPhó D9)  qua sự giới thiệu của BSChung .Anh Lại Đức Đồng ( CPhó C5 ) qua bạn của Thanh Loan . Anh Bùi bá Thiệp qua em Dũng liên lạc và anh nhiều anh em đ/c đồng đội năm xưa.....! hôm nay lại có thêm anh Long Giang tham gia cùng anh em E429 ôn lại kỹ niệm một thời trên đất bạn....!! rất mong anh Giang viết nhiều về Trung Đoàn những năm tháng chiến tranh
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 08:14:46 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

Trần Hứa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 128



« Trả lời #77 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 10:08:36 am »

Xin chào mừng anh DinhLongGiang,đồng đội E429 đã tham gia vào diễn đàn QSVN.Xin được hỏi anh ở Hà Sơn Bình anh có biết anh Bùi Văn Chinh lính 78 ở Xóm Bẫy(hay Bảy), Xã Phú Cường,Huyện Tân Lạc,Tỉnh Hà Sơn Bình ko? đầu năm 82 Hứa ở chung với anh Chinh ở Tà Rôm,thuộc C9E429,anh em ở chung nhà,rất thân nhau.Năm 2010 Hứa có ra đến Hòa Bình ghé UBND xã Phú Cường hỏi nhưng Ủy Ban hẹn ngày mai vì gấp quá nên Hứa về Sài Gòn luôn.Anh Chinh người thấp bé mặt hơi gãy người dân tộc quen "thân" với bà Quơ ở Phum Ka Tum.Nếu được anh kiếm dùm,cảm ơn anh rất nhiều
Logged
congxuanviet
Thành viên
*
Bài viết: 96


Công Xuân Việt


« Trả lời #78 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:43:07 am »

   Xin chào Đinh Long Giang- đồng đội 429 mới của Quân Sử VIệt Nam!
 Mình là Việt, trước huấn luyện ở Ao Kềnh C4,D541,E854 đi Nam vào đơn vị 429 cùng các bạn đó. Lúc đó C19 mình biên chế toàn lính Sơn Tây , Thanh Oai , Yên Thủy thuộc tỉnh Hà Sơn Bình cũ.Sau khi bị thương cuối năm 80, mình về ban tài vụ của trung đoàn 429 ,lúc đó đóng ở trên Fum-ca-tum khoảng 3km. Mình ở cùng với anh Triệu Văn Dung -quê ở Vụ Bản, Nam Định, lính 72; anh Quang- quê Thanh Hóa ; anh Hỏa -quê Hải Hưng, đã hi sinh năm 81do bị phục kích ở gần Fum-ca-tum.
  Sau năm 81, mình về an dưỡng ở đoàn 646- đóng ở Củ Chi, tp HCM; có ở cùng với rất nhiều anh em thương binh của trung đoàn 429. Trong đó có Bùi Văn Dịnh , Bùi Văn Nam, Bùi Văn Thỉm ,...và 1 số anh em khác.Hồi đó anh Quang "xồm"-quân lực trung đoàn có đến đoàn ăn dưỡng, nhậu với bọn mình 1 vài lần.
  Cho mình và anh em đồng đội 429 ở Sơn Tây hỏi thăm tất cả các anh em ở Tân Lạc , Hòa Bình và anh em 429 ở mọi miền đất nước luân mạnh khỏe, hen ngày gặp mặt!
 
Logged
ccbd9f302
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #79 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 01:52:30 pm »

Chào anh Đinh Long Giang: Anh ở D7 chắc vẫn nhớ Anh Đặng Trường Biên (Nam định) ở D7 sau lên trung đoàn phó (thời 1982) và Đáo lính 1978 Thanh Hoá làm liên lạc D7 . Xin được cung cấp số điện thoại để anh em D bộ D7 có thể liên lạc với nhau và tâm sự cùng đồng đội một thời binh chiến: SĐT anh Biên: 0974850477. Đáo:0975671829- NR: 0373.838.042. Thân gửi tới anh và gia đình lời chúc sức khoẻ !!!
Lê Tạo C12-D9-E429
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM