Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:10:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần II  (Đọc 276181 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #430 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2011, 10:04:01 am »

hehe em thấy cái món ruốt cá đó hình như chỉ có xương đầu đuôi con cá thôi các bác ạ , ăn chẳng ngon lành gì nhưng được cái hình như có trộn thêm bột nêm gì đó nên cho vào nước làm canh cũng dễ nuốt , khổ cái ăn vào lác nó hành dữ lắm nên đa số lính tráng thà ăn muối chứ không dám rớ món này ( vì hơn 90% quân số bị lác ) Từ 86 trở về sau mắm kem , ruốt cá là thực phẩm chủ lực của lính .
     Đúng là mắm kem, ruốt cá là nguồn thực phẩm chủ lực của lính ta những năm 81, 82 rồi. Khó nuốt nhưng cũng phải cố thôi. Cái khoản mắm kem mà ăn với ớt ngâm dấm thanh thì cũng được đấy. Năm 81+82 ở Pà Ong, bộ phận hậu cần D7 chúng tôi có 3 người, có trồng được 2 cây ớt.Chúng tôi thường hay ngâm vào 1 lọ thủy tinh đựng thuốc B1 để ăn dần. Nghe nói ăn ớt nhiều có tác dụng phòng bệnh sốt rét rất tốt. Mới đầu 1 lọ còn ăn được cả tuần. Nhưng từ ngày có mắm kem, ăn thấy hợp khẩu quá nên rút xuống còn được 3 ngày. Sau rồi mỗi ngày 1 lọ, nghĩa là không phải ớt ngâm nữa mà là ớt nhúng dấm thì đúng hơn. Lúc đầu còn chờ ớt chín, sau không kịp chín, thậm chí không kịp lớn với chú đội nữa  Grin  Grin Mà không riêng gì chúng tôi, hỏi các c, b khác cũng vậy. Nghĩ mà thấy sợ! Nhưng tôi nghe nhiều người nói, thường những người sống xa nhà là hay ăn ớt nhiều. Có lẽ vì thế mà các chú đội ta hồi đó mới ăn ớt nhiều vậy chăng Huh
Logged
soldier1978
Thành viên
*
Bài viết: 180


« Trả lời #431 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 03:04:38 pm »

Không biết có phải lính C3 D7 E429 ở rừng nhiều nên quá hiền, chẳng biết kiếm chác gì cả khi về Siêm_Riệp. Rời KongPongThom chúng tôi hành quân bằng Jin130 lên Siêm Riệp và đóng ở gần khách sạn Shihanuc. Sau đó mấy ngày thì chuyển lên ở gần chợ, gác mấy kho muối kho gạo to vật vã thế mà chẳng biết lấy một ít để cải thiện, không có được mắm kem hay ruốc cá như các bác đâu, mấy hôm đầu còn cá mang theo từ KongPongThom chứ sau đó bọn em cứ muối hột với mì chính mà chan ăn cơm thôi. Được vài hôm chịu không nổi Bùi Văn Thiểm anh nuôi quê Hà Sơn Bình phải dùng xa-bu của anh em trong B để đổi gà cải thiện bữa ăn trong khi gạo và muối thì đầy ra đấy ... Bác Đinh Long Giang có lên Siêm Riệp thì chắc không quên cái hồ cá sấu với cơ man nào là cá sâu, nghe kể là Pot cho cá sấu ăn thịt người ...
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #432 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 07:02:25 pm »

     Đúng là mắm kem, ruốt cá là nguồn thực phẩm chủ lực của lính ta những năm 81, 82 rồi. Khó nuốt nhưng cũng phải cố thôi. Cái khoản mắm kem mà ăn với ớt ngâm dấm thanh thì cũng được đấy. Năm 81+82 ở Pà Ong, bộ phận hậu cần D7 chúng tôi có 3 người, có trồng được 2 cây ớt.Chúng tôi thường hay ngâm vào 1 lọ thủy tinh đựng thuốc B1 để ăn dần. Nghe nói ăn ớt nhiều có tác dụng phòng bệnh sốt rét rất tốt. Mới đầu 1 lọ còn ăn được cả tuần. Nhưng từ ngày có mắm kem, ăn thấy hợp khẩu quá nên rút xuống còn được 3 ngày. Sau rồi mỗi ngày 1 lọ, nghĩa là không phải ớt ngâm nữa mà là ớt nhúng dấm thì đúng hơn. Lúc đầu còn chờ ớt chín, sau không kịp chín, thậm chí không kịp lớn với chú đội nữa  Grin  Grin Mà không riêng gì chúng tôi, hỏi các c, b khác cũng vậy. Nghĩ mà thấy sợ! Nhưng tôi nghe nhiều người nói, thường những người sống xa nhà là hay ăn ớt nhiều. Có lẽ vì thế mà các chú đội ta hồi đó mới ăn ớt nhiều vậy chăng Huh
    Em nghe mấy lính cũ nói phải ráng ăn ớt nhiều vô cho ấm bụng,giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng,nhất là khi phải sống chung với "lam sơn chướng khí" như mấy chú đội nhà mình.Anh kể chuyện ớt làm em nhớ lại có lần đi hành quân gần chân núi Hồng,tối tụi em giăng võng ngủ xong sáng dậy thấy ai quăng ớt tùm lum dưới đất uổng quá nên lui cui lượm sạch,tới chừng ngước lên thì mới biết tối qua mình ngủ trong một rừng ớt "cổ thụ",cây nào cây nấy cao hơn đầu người,gốc bằng cổ chân (cột võng được) mà trái thì lại nhỏ xíu!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #433 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 07:19:32 pm »

hehe em hồi ở nhà không biết ăn cay , qua K thấy anh em đâm chén muối ớt đỏ lòm phát khiếp cũng phải ráng ăn chứ ăn với muối không nuốt cơm không vào . Ăn riết thành ghiền nên mỗi khi vào phum nào thì ớt và thuốt rê là 2 thứ lính mình ưu tiên tìm trước .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #434 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:09:18 pm »

Thấy mấy ae đang rôm rả bàn chuyện ớt,tôi mới nhớ tới thời gian đv tôi đóng quân ở rừng biên giới Samat để làm mấy cái chốt cho bộ đội biên phòng.
Thời kỳ nầy là vào đầu năm 78,giửa ta và Pot đã có những trận đụng độ khá nhiều nên tình hình cũng khá căng thẳng.
Đóng quân ở rừng,chủ yếu là làm nhà bằng tăng và ngủ bằng võng.Cả đội hình đv đóng quân trong một vạt rừng thưa.Chổ nào làm lều thì phát quang chổ đó và đường đi lối lại giửa các A-B thì làm cỏ sạch sẻ để tránh rắn,là thứ mà ở rừng nào cũng có.
Tôi phát hiện ở gần chổ tôi ở có một đám cây ớt rừng,trái nhỏ ,dài cong cong mà tụi bạn nó gọi là ớt cứt chim.Mỗi lần đi ngang qua tôi thường bứt một trái ăn chơi,nó không cay lắm và có vị hơi ngọt lưởi.Ăn riết rồi thành thói quen,tôi ăn lên đô.Từ vài ba trái mỗi lần đi ngang lên một bụm,riết rồi giống như là ghiền.Ngày nào tôi cũng ăn mấy bụm tay loại ớt nầy mà không thấy có cãm giác nóng hay cay chút nào cả.
Vả lại tôi cũng có nghe mấy anh lính củ nói ở rừng mà ăn ớt nhiều thì khó bị sốt rét.Điều nầy cũng động viên tôi ăn nhiều thứ ớt rừng nầy trong thời gian ở đó.
Một kỷ niệm cũng đáng nhớ trong những lần đầu tiên ở rừng biên giới...
Logged
Hai Kinh Tế
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #435 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:50:20 pm »

 Nói tới ớt thì hầu như chú đội nhà mình ai cũng có ăn nhất là lính bên K , đ/v tôi kéo khẩu 23 ly lên đồi bảo vệ phía sau sư bộ F5 , nước thì hiếm nên không tăng gia được chỉ có cây ớt và xả thì dể trồng và ít tốn nước . Bửa ăn nào cũng vậy mỗi thằng cứ bẻ dăm ba trái ớt hoặc vài tép xả ngồi một góc mà ăn với muối hay ruốt cá , nên cây ớt cây xả đối với đ/v tôi là quí lắm chúng tôi có khi dăm ba ngày không tắm chứ tụi nó ngày nào cũng được vài chén nước tưới vào góc . Cái món mắm bò hóc mà không có 2 thứ này thì khối đ/c nuốt không trôi  Grin Grin Grin .
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #436 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 10:45:23 pm »

Rất cảm ơn các anh em CCB đã hưởng ứng tôi và kể nhiều những kỷ niệm về cuộc sống của người lính, một thời đáng nhớ trên đất bạn CPC.  Bác @ soldier: Hồi d7 chúng ta đóng ở Siêm riệp 1 tuần đó, c4 bọn tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ khu biệt thự Xi-ha-núc và khách sạn quốc tế. Tối đến chúng tôi phải phân thành nhiều điểm gác xung quanh 2 nơi này. Còn về hồ cá sấu thì phải đến những lần về Siêm riệp lấy gạo  cho đv tôi mới được đến đó xem. Qủa là ở đây cá sấu rất nhiều về số lượng và kích cỡ, được chia nuôi ở trong nhiều hồ nhỏ. Nhưng có một điều lạ mà ngày đó chúng tôi không lý giải nổi là: Ở xung quanh các hồ có rất nhiều cây cối tỏa tán lá ra quanh hồ. Nhưng ở dưới nền đất nơi những con cá sấu to như tấm ván đang nằm thì không hề có một chiếc lá rụng nào. Không biết có phải là có người hằng ngày  xuống đó quét dọn không? Mà quét vào lúc nào với những con cá to đùng, miệng con nào con nấy cứ há ngoác lên, đỏ lòm như muốn nuốt chửng mọi thứ, trông dữ tợn đến phát khiếp!? Tôi cũng có nghe đồn là ngày trước bọn Ăng ka hay ném những người mà chúng cho là có tội xuống làm mồi cho cá sấu giằng xé, trong khi người ở bên dưới gào thét vì bị cá sấu cắn xé, thì ở bên trên bọn chúng cười hô hố tỏ vẻ thích thú. Đúng là quá dã man!
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #437 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 06:47:12 pm »

     Đúng là mắm kem, ruốt cá là nguồn thực phẩm chủ lực của lính ta những năm 81, 82 rồi. Khó nuốt nhưng cũng phải cố thôi. Cái khoản mắm kem mà ăn với ớt ngâm dấm thanh thì cũng được đấy. Năm 81+82 ở Pà Ong, bộ phận hậu cần D7 chúng tôi có 3 người, có trồng được 2 cây ớt.Chúng tôi thường hay ngâm vào 1 lọ thủy tinh đựng thuốc B1 để ăn dần. Nghe nói ăn ớt nhiều có tác dụng phòng bệnh sốt rét rất tốt. Mới đầu 1 lọ còn ăn được cả tuần. Nhưng từ ngày có mắm kem, ăn thấy hợp khẩu quá nên rút xuống còn được 3 ngày. Sau rồi mỗi ngày 1 lọ, nghĩa là không phải ớt ngâm nữa mà là ớt nhúng dấm thì đúng hơn. Lúc đầu còn chờ ớt chín, sau không kịp chín, thậm chí không kịp lớn với chú đội nữa  Grin  Grin Mà không riêng gì chúng tôi, hỏi các c, b khác cũng vậy. Nghĩ mà thấy sợ! Nhưng tôi nghe nhiều người nói, thường những người sống xa nhà là hay ăn ớt nhiều. Có lẽ vì thế mà các chú đội ta hồi đó mới ăn ớt nhiều vậy chăng Huh
    Em nghe mấy lính cũ nói phải ráng ăn ớt nhiều vô cho ấm bụng,giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng,nhất là khi phải sống chung với "lam sơn chướng khí" như mấy chú đội nhà mình.Anh kể chuyện ớt làm em nhớ lại có lần đi hành quân gần chân núi Hồng,tối tụi em giăng võng ngủ xong sáng dậy thấy ai quăng ớt tùm lum dưới đất uổng quá nên lui cui lượm sạch,tới chừng ngước lên thì mới biết tối qua mình ngủ trong một rừng ớt "cổ thụ",cây nào cây nấy cao hơn đầu người,gốc bằng cổ chân (cột võng được) mà trái thì lại nhỏ xíu!
Lúc chưa nhập ngũ, có lần nghe mấy ông cựu lính "VNCH" nói đi trong rừng gặp mấy cây ớt hiểm to lớn lạ lùng: gốc lớn cỡ bắp đùi con nít cỡ 5~7 tuổi trèo lên được! Tui cười thầm trong bụng không tin. Khi nhập ngũ sang chiến trường K, tui mới có dịp trông thấy cây ớt hiểm to lớn như vậy, có lẽ tuổi thọ của nó cỡ tuổi tui trở lên! Bộ đội nhà mình thích thì bẻ một nhánh vác về mà vặt trái, chứ đứng mà hái bị muỗi đốt te tua.
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Trần Hứa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 128



« Trả lời #438 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 10:22:59 pm »

Đã lâu vì bận việc nên cũng ít online với a/e.Hôm nay Hứa muốn gửi ít clip về các chuyến đi tìm và cải táng mộ a/e liêt sĩ 429 .Cuối tháng 8 vừa qua trong đợt bốc mộ đ/c Nhân D7 E429 tại nghĩa trang Tân Biên Tây Ninh về Thanh Hóa.H và a/e thấy rất nhiều mộ đồng đội 429 và F302 tại đây.Qua liên lạc với gia đình thì hầu như chưa g/đ nào biết được mộ con em mình được quy tập về đây mà trên giấy báo tử chỉ ghi được mai táng tại nghĩa trang SiemReap.Tất cả các g/đ đều mong muốn được thăm lại và đưa con em về an táng tại nghĩa trang quê nhà.Từ vấn đề đó a/e chi hội 2 E429 họp bàn với nhau và thống nhất giúp đỡ các gia đình trong khả năng có thể.Đa phần gia đình các a/e đều khó khăn nên toàn thể chi hội 2 và 3 E429 cố gắng thu xếp lo lắng kinh phí và thủ tục giấy tờ.Đến nay đã đưa được 5 đồng đội về lại quê nhà sau gần 30 năm xa rời quê hương.Hứa thiết nghĩ,tất cả a/e mình còn lại đây ngày hôm nay phải có bổn phận với các đồng đội còn nằm lại đâu đó rải rác trên khắp mọi miền đất nước mà gia đình đã bao năm mỏi mòn tìm kiếm
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2011, 10:50:19 pm gửi bởi Trần Hứa » Logged
Trần Hứa
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 128



« Trả lời #439 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 10:53:54 pm »

Lễ cải táng hài cốt liệt sỹ Tăng Hữu Xuân và Nguyễn Văn Hùng ngày 16/9/2011 từ nghĩa trang Tân Biên TN về tỉnh Tiền Giang
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=lIU7LyST-FU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=lIU7LyST-FU</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=s_nDLRWuD3U" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=s_nDLRWuD3U</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=SggwEoC32AE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=SggwEoC32AE</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=JfLc0I0eu1g" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=JfLc0I0eu1g</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=V2U6j8nkjM4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=V2U6j8nkjM4</a>
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=9_V0eOoh-co" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=9_V0eOoh-co</a>
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2011, 08:32:59 am gửi bởi Trần Hứa » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM