Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:00:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nông Pênh thời 79-89 và thời kỳ sau BĐTNVN rút về nước.  (Đọc 78024 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatgiongdo
Thành viên
*
Bài viết: 14


« vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2011, 10:24:22 pm »

trong diễn đàn này ít thấy bài viết của CCB kể chuyện về Nông Pênh, tất nhiên vì lính thì đa số ở chiến trường xa. Tuy vậy vẫn có số lượng CCB từng sống ở PP nên em mong là sẽ có người kể về Nông Pênh thời kỳ đó.
Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2011, 08:28:56 pm »

trong diễn đàn này ít thấy bài viết của CCB kể chuyện về Nông Pênh, tất nhiên vì lính thì đa số ở chiến trường xa. Tuy vậy vẫn có số lượng CCB từng sống ở PP nên em mong là sẽ có người kể về Nông Pênh thời kỳ đó.

Chào hatgiongdo, không biết bạn nhập ngũ năm nào và thuộc đơn vị nào?

Tháng 01/1980 mình được đưa sang K và đóng quân tại Phompenh. Nhưng do công việc được phân công nên mình ít khi ra ngoài nên cũng không biết gì nhiều về chiến sự. Chỉ nhớ là đơn vị đóng quân ở nhà thờ lớn. Đứng bên này nhìn sang bên kia là bờ sông Tolé Sap vào buổi chiều rất đẹp và thơ mộng. Chiều chiều thì được phép mang thùng, cuốc, xẻng để tăng gia trồng rau. Nhớ lúc ấy, cá thịt thì nhiều nhưng rau xanh thì hiếm lắm. Rau thu hoạch được bán lại cho nhà bếp để cải thiện bữa cơm cho đơn vị. Thỉnh thoảng cũng lén giấu cho các má miên vì họ thương bộ đội lắm nhưng chẳng có gì cho lại ngoài ít rau xanh tăng gia.
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
hatgiongdo
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 11:27:08 pm »

Chào hatgiongdo, không biết bạn nhập ngũ năm nào và thuộc đơn vị nào?

Tháng 01/1980 mình được đưa sang K và đóng quân tại Phompenh. Nhưng do công việc được phân công nên mình ít khi ra ngoài nên cũng không biết gì nhiều về chiến sự. Chỉ nhớ là đơn vị đóng quân ở nhà thờ lớn. Đứng bên này nhìn sang bên kia là bờ sông Tolé Sap vào buổi chiều rất đẹp và thơ mộng. Chiều chiều thì được phép mang thùng, cuốc, xẻng để tăng gia trồng rau. Nhớ lúc ấy, cá thịt thì nhiều nhưng rau xanh thì hiếm lắm. Rau thu hoạch được bán lại cho nhà bếp để cải thiện bữa cơm cho đơn vị. Thỉnh thoảng cũng lén giấu cho các má miên vì họ thương bộ đội lắm nhưng chẳng có gì cho lại ngoài ít rau xanh tăng gia.


 Không ạ, em chưa đủ tuổi đi lính, em theo gia đình sang đây sống từ ngày vừa giải phóng PP xong và ở lại đây đến bây giờ.
Chỗ anh kể đấy là cái nhà thờ Thiên chúa duy nhất ở PP, hiện đa số dân đạo là Việt kiều. Cá Campuchia thì nhiều nhưng lúc mới giải phóng thì chỉ nhiều thịt gà thôi chứ chưa có dân để bắt cá bán, còn cá khô Pốt để lại thì  nhiều, cá khô rất to ăn cực ngon, món ăn hằng ngày mà không biết ngán là cá lóc khô chiên ăn với cháo trắng. Khi muốn ăn gà thịt thì lái xe chở vải, gạo đi tận phà Nek Luong để đổi gà, xoài và các loại rau linh tinh, chất đầy xe về ăn dần.

Được sang PP hồi đó tôi có cảm giác như lạc vào chốn thần tiên ý, nhất là vừa trải qua sự kham khổ thời hậu chiến ở ngoài Bắc. Lính chiến nơi khác chắc vẫn thiếu ăn, còn ở đây có chiến lợi phẩm dư thừa. Các chú lính Kam đi tha nước ngọt Coca-Pepsi, Bia con cọp từ nhà máy về chất như núi quanh nhà. mà chất lượng đồ uống hồi thì cực ngon, uống rất đậm và phê không nhạt nhẽo như bây giờ. Cả TP không có dân nên có thể vào các nhà mà lục lọi đồ thoải mái, cái cảm giác mở cửa đi vào căn biệt thự sang trọng vô chủ nó sướng như trong truyện "vừng ơi mở cửa ra" để vào khám phá kho báu.

Chúng tôi ở gần đại lộ đài độc lập, là con đường có cái nhà băng quốc gia bị đánh sập khiến tiền trào ra đầy đường  1 lớp dầy cả gang tay. tôi cũng chẳng biết tiền nào là giá trị, đô la cũng chưa thấy bao giờ, chỉ lấy những cọc mới cứng ném chơi thôi. nghĩ lại thời hàng ngày đi trên đống tiền rồi đi mở các kho báu như thế thì trong mơ cũng không bao giờ có được, quãng thời gian đó thật đẹp nhất trong đời, nhưng cũng ngắn ngủi.

Cả TP lớn không biết có còn sót tàn quân không nên tôi cũng chỉ đi gần đó hoặc vào các nhà có bộ đội VN đóng quân chơi, tôi không biết họ cảm giác gì nhưng dù phải đi chiến đấu mà thấy họ vẫn vô tư, họ luôn thay đổi người mới tới người cũ đi, các khu sĩ quan thì đóng quân lâu. Gần chỗ tôi ở có đơn vị cảnh vệ là K10 chuyên bảo vệ cấp lãnh đạo bởi vì khu nhà các vị lãnh đạo CPC cũng gần đây,  hồi đó người cấp to nhất là ông Pensovan, nhà ông sát Đài độc lập, nhà các vị bộ trưởng thì ở xung quanh không xa lắm.

Hồi mới giải phóng thì lớp lãnh đạo đầu tiên là sự chia đều giữa các cựu Khmer phản chiến và người tập kết như ông Pensovan, Chansi. Các bộ ngành thì đa số là những người CPC Tập kết 1954 thôi vì cũng chẳng có công chức cũ nào còn lại, họ có thể bị lùa đi di tản hết rồi. Nhà tôi cũng gần khu các ông nên tôi vẫn thấy ông Pensovan đi bộ cùng 2 chú K10 đi theo. Thấy lúc mới giải phóng thì ai cũng tươi như hoa mà cái nhà ông Pen này không bao giờ thấy tươi cười, điều đáng ra phải có nếu như là một chính khách giỏi, mặt ông luôn cau có thật hãm tài, tôi thường thấy ông mặc áo sơ mi bỏ ngoài kiểu Lê Duẩn và đeo kính trắng , ông có hai đứa con 1 trai 1 gái rất đẹp, dáng vẻ là dân Hà nội gốc, chúng luôn đùa vui chứ không như bố, một vài lần 2 đứa có sang nhà tôi chơi, đem cho chúng tôi những món đồ lạ. Không biết giờ họ ra sao.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2012, 11:56:46 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 06:09:13 am »

trong diễn đàn này ít thấy bài viết của CCB kể chuyện về Nông Pênh, tất nhiên vì lính thì đa số ở chiến trường xa. Tuy vậy vẫn có số lượng CCB từng sống ở PP nên em mong là sẽ có người kể về Nông Pênh thời kỳ đó.

Chào hatgiongdo, chúc mừng bạn gia nhập cộng đồng VMH. Mình cũng công tác ở Nông Pênh mấy năm trong đội hình đơn vị vận tải quân sự cho mặt trận 479. Ngày ấy thành phố hoang tàn, dân cư thưa thớt, rác rến ngập tràn, nhất là ở các khu chợ. Đường xá nội đô mà toàn ổ gà ổ trâu. Đơn vị đóng quân ngay triền sông Sap, nhìn xuôi về phía Hoàng cung là cây cầu gãy ba nhịp giữa (nghe nói do đặc công mình đánh năm 1972 nhằm cắt dường rút của lính Nollon từ Kông pông Thơm về Nông Pênh. Mùa nước cạn chiều chiều tụi mình xuống triền sông tăng gia trồng rau tự túc rất vui. Ngay trước mặt đơn vị là cái chợ, dân gọi là chợ nhỏ bờ sông, trong đó bán đủ thứ nhưng chủ yêu là đồ an và thủy sản. Mùa nước nổi thì tha hồ ra ghe đáy xin cá về nấu cho bộ đội trong đơn vị ăn. Ngày chủ nhật ngày nghỉ tụi mình thường đi chơi ở Hoàng Cung, lên cầu gãy uống nước thốt nốt ngọt, mua hạt sen rang muối ăn chơi hoạc đi chùa đất (Watphnom), đài độc lập, chợ Ô xây, chợ Olempic hoăc chợ Tức Tha La mua đồ của Thailand. Có lần đi thăm khu di tích nhà tù Tunsleng, với ấn tượng nhất là bản đồ Căm Pu Chia được kết bằng hàng ngàn sọ người trên bức tường thật lớn ngay cổng vào, còn các phòng (ngay xưa là các phòng học của trường trung học) chứa đầy xương người. Giờ ngồi viết lại, mình lại nhớ Nông Pênh. Chúc bạn vui vẻ tìm hiểu nhiều thôngtin vế quá khứ nơi quê hương thứ hai và làm ăn phát đạt nha.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2012, 06:44:31 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 06:16:26 am »

.Chào hatgiongdo! chúc mừng bạn mở topic trong VMH. Vetran cũng có một thời gian ở Phnom Penh nên qua cau hỏi của bạn, minh viết mấy dòng hưởng ứng:
Sau ba tháng thực tập chiến thuật quân y trong đội hình chiến đấu của các đơn vị thuộc Sư 7, binh đoàn Cửu Long, tại tỉnh KomponSpeu tôi trở về trường, thi tốt nghiệp. Ra trường, khoác ba lô theo cán bộ quân lực cục vận tải về trạm hậu cứ trên đường Lý Thường Kiệt đối diện trường đua Phú Thọ quận 10 để sáng hôm sau đi đơn vị mới nhận nhiệm vụ. Tại đây tôi tranh thủ làm quen được thượng úy Trung, trạm trưởng. Trung sĩ Vị và vợ chồng thiếu úy Chính cùng đứa con tật nguyền. Sáng hôm sau trên chiếc xe giao liên cũ rích do trung úy Thực lái. Anh Thực là lính E 684 Tân Cảng, dân Bắc Thái với dáng cao nhồng ốm nhách và nước da xanh mét vì sốt rét. Trải qua một ngày trời với mỗi mét đường di chuyển, xe lắc lư như phát rồ trên 300 km. Từ quốc lộ 22, qua cửa khẩu Mộc Bài vào Quốc lộ 1 của Kampuchea, toàn ổ voi ổ trâu vì bọn Pốt cho nổ mìn phá đường theo hình dích dắc với khoảng cách rất gần nên lái xe không thể đánh tay lái tránh hoài được, cũng từ đây đến Phnompenh bản nhạc rab rock với âm thanh rộn ràng từ sự va đập của sắt thép trên dàn cửa không kính càng thêm gấp gáp mạnh mẽ, toàn  thân xe nặng nhọc ngốn từng mét đường qua bốn tỉnh Svayrieng, PreyVeng, PreyVeaeng. Qua phà Neak Loeang, tỉnh Kandal qua cầu Monivong (Sài Gòn), xuyên qua nội đô Phnompenh, rồi điểm dừng cuối cùng của cuộc hành trình cũng chấm dứt với những khuôn mặt bơ phờ, tóc dựng ngược cứng queo, hai lỗ mũi của cán bộ chiến sĩ như hai miệng ống khói đỏ quạch vì bụi đất đường trường. Đây rồi! Cầu Chulava (Oknha Khleang) gãy nhịp chênh vênh, bên dưới là dòng Tonlesap đang mùa nước nổi, cuồn cuộn  màu đỏ  phù sa và hàng triệu tấn hải sản chảy về Biển Hồ. Đơn vị mới đóng quân tại cây số hai trong một tu viện công giáo cổ. Binh trạm 179 cục vận tải TCHC - Phnompenh.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2012, 06:22:57 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 06:18:29 am »

 Sau đợt công tác ở Culeng trong hoàn cảnh căng thẳng. Qua mỗi chỉ đến sáng ngày hôm sau khi bình minh ló dạng mới biết mình còn sốn. gTrở lại Phnompenh, sau những biến cố liên tiếp đến với mình trong cảnh giác lo âu nguy hiểm bất an của chiến tuyến. Nay những ngày đầu trở về cơ quan trung đoàn bộ, sống trong không khí nhộn nhịp phố thị và cái cảm giác được an toàn hơn tạo cho tôi nhiều phấn khích, buổi tối tôi đi dạo một vòng ngay triền sông đang mùa nước cạn, trước đơn vị, với diện tích rộng chừng năm hecta, phía dưới gần sát mé nước là khu bãi tang gia rau xanh của đơn vị, phía trên giáp mé quốc lộ 5 người dân gọi là Xatuimotle (chợ nhỏ bờ sông). Tôi phát hiện ra nhiều cái lạ lẫm trong sinh hoạt ẩm thực của dân bản địa và dân nhập cư như: dọc chợ, các chị các cô có một khay nhôm dài hơn nửa mét đầy than đước cháy đỏ, xung quanh có ba cái ghế bằng gỗ tạp đóng tạm, chỉ cao hơn mặt đất mười phân, mỗi cái dài đủ cho ba bốn thực khách ngồi. Trên khay than hồng, là những que tre gác ngang xuyên thấu từ miệng những con cá lóc mỗi con chừng hơn nửa cân, nước nhỏ xuống than xèo xèo khói um, phần vảy vây mang được nướng cháy đen nhưng trong đó là lớp thịt cá trắng phau, khi nướng nước ngọt rút hết vào phần thịt cá, bóc vỏ ngoài, xé thịt chấm muối dầm nước me, ớt xay, bột ngọt, đưa vào miệng nhai mấy cái là cảm nhận được vị ngọt lịm thơm phức chua chua cay cay dai dai, rồi uống một hơi hết cốc nước thốt nốt chua làm bằng ống tre. Chỉ với năm Riel cũng đủ đê mê trong không gian náo nhiệt của hàng trăm người thưởng thức, bên ánh sáng những chiếc đèn hột vịt và ánh sáng bàng bạc của đèn cao áp mé lộ 5 hắt lại, thỉnh thoảng có luồng gió mát rượi từ dòng Tonlesap thổi qua mà có lẽ nơi tiên giới cũng chỉ đến vậy. Còn nữa, buổi trưa các bà khuấy thùng nước muối cho tan rồi đổ hàng chục cân con hến vào ngâm, chừng tiếng sau đưa ra phơi dưới trời nắng gắt trên tấm nilon cũ hoặc cái chiếu rách tại triền sông để đến tối dùng lá sen gói từng gói bán cho khách nhâm nhi như cắn hạt dưa với cái vị ngọt ngọt, mặn mặn, tanh tanh của nước hến màu trắng đục, hoặc món hạt dẻ ngâm nước muối, rang khô cho muối bám một lớp mỏng nhẹ ngoài vỏ, ăn vào có cảm giác béo ngậy mặn mặn bùi bùi mà hai món này các cô gái thưởng thức rất điệu nghệ khi cho nguyên con hến hay hạt dẻ vào miệng, dùng môi lưỡi đảo qua đảo lại, chép chép miệng, xong cầm ca nước thốt nốt ngọt tu ực ực kết thúc món khoái khẩu, ngoài ra còn một số cách ăn chơi giải trí khá ngộ nghĩnh khác của dân chợ, tôi cũng từng nếm thử nhưng món cà tím nướng than, dùng tay véo từ cuống trái rồi lột ra, hơi nước nóng hổi bốc nghi ngút mùi oi khói, rồi nhúng đẫm vào tô mắm bò hooc đưa lên miệng cắn ngang nhai ngon lành thì tôi chịu không dám thưởng thức vì thấy nó có mùi rất đặc trưng của cá ngâm sình mủn bẩn bẩn sao ấy.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
hatgiongdo
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 04:08:40 pm »

Vâng, em cám ơn các anh đã tham gia và cùng nhớ lại ký ức.

Đón giao thừa tết năm đầu tiên đó cả thành phố chỉ toàn là lính, vì thế khỏi phải nói nó ấn tượng như thế nào: không biết ai là người đầu têu?  tới giờ phút giao thừa thì bắt đầu thấy từng làn đạn đỏ lừ vạch Trời, chắc không phải bị phản kích! thế rồi cả thành phố nhìn góc nào cũng thấy đỏ lừ đạn, tiếng súng nổ thật nhiều làm ai cũng phấn khích, đến nỗi ông bác tôi đạo mạo là thế mà cũng hứng chí móc cây côn bé tẹo phẹp lên vài phát làm chúng tôi cười giễu ông. cả toàn dân thành phố PP hầu như ai cũng tham gia, cả bộ đội Việt và Kam cùng bắn. lúc ấy đúng là ai có súng dùng súng, ai không có súng thì quẳng lựu đạn, phụt B40 xuống cái hồ Beung Kok, có vẻ ai cũng muốn khoe “pháo” của mình nổ to nhất. Sáng hôm sau ông Pen phải lên tiếng phê phán sự lãng phí, mất vài xe tải đạn là ít.  Từ đấy trở đi việc đón giao thừa bằng súng trở  thành một cái “tục lệ” kéo dài mãi cho tới những năm 90 mới thôi.

Hằng ngày bình thường thì thành phố PP rất bình yên, yên tĩnh đến độ nghe cả tiếng lá rơi. tôi có thể trải chiếu ngoài đường năm mà không sợ ô tô.
do tôi ở trong đoàn văn công quân đội nên luôn được  đi theo đoàn ra chiến trường để biểu diễn và tuyên truyền cho dân vùng mới giải phóng, tất nhiên là hành quân sau và có xe bộ đội đi bảo vệ. có chiến sự thì chỉ đứng xa xa nhìn. tuy vậy cũng thấy mặt đất rung lên, tiếng đại liên thật dòn, tiếng súng bộ binh thì nghe chán như  pháo tép. Bây giờ được nghe CCB kể mới thấy hay chứ hồi đấy không hình dung  đánh là như thế nào. Khi Chiều đến yên tĩnh thì các thành viên đoàn nhộn nhịp dựng  sân khấu , lắp phông đèn. tiếng máy nổ, tiếng thử âm thanh nhạc cụ đã lôi kéo những anh lính còn bụi bặm sau chiến trận, những người dân đói khổ đã lâu không thấy đèn màu, có thể họ đến đây chưa kịp ăn uống nhưng cái đói tinh thần cũng cồn cào lắm rồi.

Khi tình thế cấp bách đòi hỏi, khi có sự hưng phấn thì sức làm việc của con người thật phi thường. Chỉ trong thời gian ngắn thành lập, đoàn văn công QĐ là sự ghép nhặt các văn nghệ sĩ chính quy lẫn nghiệp dư, chắc có thu nạp cả văn công Pốt tham gia ?? Khi đoàn văn công trên đường hành quân tiến vào PP đã kịp sáng tác quốc ca mới, quân ca mới để kịp ra mắt chính phủ mới. chỉ trong thời gian ngắn, đoàn đã biên soạn các tiết mục khá hoàn chỉnh, có đủ các phần diễn như đơn ca, hợp xướng, múa dân gian, tiểu phẩm, quân nhạc hùng tráng. giàn nhạc phối khí có nhạc sĩ cầm đũa chỉ huy đúng bài bản, âm thanh đèn mầu chuyên nghiệp hơn cả ngoài Bắc do đã thu chiến lợi phẩm xịn. thậm trí có cả múa cung đình Apsara nữa (do vớ được 1 cô cựu giáo viên dạy múa trong hoàng cung).
cuộc sống tại PP vẫn êm đềm và vắng lặng, mãi lâu sau này mới thấy lác đác có dân vào, từng nhóm nhỏ đói khát  kéo theo những xe kéo tự chế lọc cọc. tôi đem cho họ cục nước đá vài chai nước ngọt để uống khiến họ mừng vái lia lịa. ngó vào cặp lồng của một người thấy trong đó là mì gói đã thiu bốc mùi, chắc chú bộ đội nào cho nhưng họ ăn để dành ăn dè đến nỗi thiu chua. cái đói khủng khiếp vẫn ám ảnh họ.

đáng nhẽ tôi vẫn còn được đi theo đoàn văn công đến các chiến trường khắp nước , được biết thêm nhiều chuyện chiến trường để có thêm chuyện mà nhớ lại hơn. nhưng bất ngờ lại xảy ra sự kiện ông Pensovan khiến chúng tôi cũng bị ảnh hưởng. Tôi phải trở về VN 2 năm mới được quay trở lại PP.
 
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 09:46:44 pm »

 Tôi hơi ngạc nhiên một chút. Xin bạn hatgiongdo cho biết chuyện lính bắn súng trong thành phố PhnomPenh năm đầu mới giải phóng ấy là Tết cổ truyền của VN hay là Tết của người Khmer?
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vũ đam
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 09:52:45 am »

Tôi hơi ngạc nhiên một chút. Xin bạn hatgiongdo cho biết chuyện lính bắn súng trong thành phố PhnomPenh năm đầu mới giải phóng ấy là Tết cổ truyền của VN hay là Tết của người Khmer?
Chào các Anh , em nhớ ko lầm là tết VN ,vì lúc đó sau lưng nhà em là đv bp ,mấy anh cũng lấy súng ra tham gia ,nhưng chỉ bắn đạn lửa ,và đúng là trong tp lúc đó rộ lên rất nhiều tiếng súng, những loạt đạn đỏ bay lên rất nhiều
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2012, 11:30:50 am gửi bởi binhyen1960 » Logged

Có những lúc thịt ấm chân răng, nhưng có khi ăn toàn muối trắng.. một thời không bao giờ ...
hatgiongdo
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 08:05:26 am »

Tôi hơi ngạc nhiên một chút. Xin bạn hatgiongdo cho biết chuyện lính bắn súng trong thành phố PhnomPenh năm đầu mới giải phóng ấy là Tết cổ truyền của VN hay là Tết của người Khmer?

về điểm này trí nhớ em không rõ ràng lắm anh ạ, lâu quá rồi.


Khi trở lại PP thì TP hồi sinh rồi. chợ búa, trường học nhộn nhịp. Lúc đầu việc buôn bán trong TP là bằng cách trao đổi và sử dụng tạm tiền đồng VN. họ có tiền đồng là bởi vì người dân đạp xe thồ hàng từ PP ra biên giới VN để trao đổi, sang năm  81 tiền Riel mới phát hành. Dân đã bắt đầu đông đúc lên,nhà ở thì ai đến trước thì ở trước. người dân PP họ quen kinh tế thị trường từ xưa nên khôn lắm,nhất là người gốc hay lai Hoa, họ toàn trọn nhà ở vị trí đắc địa để kinh doanh. không như chúng tôi quen sống trong môi trường XHCN, đã được thuần hóa thành công dân tốt trong kinh tế bao cấp, nhưng nếu được thả vào môi trường kinh doanh tự nhiên thì rất khờ khạo, chúng tôi ko biết và ít có khái niệm tìm địa điểm buôn bán, chỉ trọn nhà ở nơi khuất không tiện buôn bán. Người Hoa dần dần khá lên và chiếm ưu thế trong xã hội, chúng tôi và người Kam gốc càng lép vế.

Người dân vào thì chắc có Pốt trà trộn vào. tôi không  nghe có vụ phá hoại nào lớn cả chỉ có một lần không ai dám sử dụng nước máy vì đồn là Pốt bỏ thuốc độc vào nhà máy nước, còn những vụ lẻ tẻ tôi không rõ lắm vì chưa có báo chí thông tin, Đại sứ quán VN thì vẫn có kẻ lảng vảng tèo lên cây xung quanh.

Để cho an toàn cũng như để tiện điện nước sinh hoạt nên chúng tôi dọn  nhà vào ở ké trong khu Bộ quốc phòng. Đây cũng là khu BQP từ thời chế độ cũ cho đến thời Pốt. các căn biệt thự trong đây cho thấy sự xa hoa và nạn tham nhũng trong quân đội cũ, thấy trong biệt thự có giấu dụng cụ làm thuốc Tây giả lẫn hàng bao vỏ thuốc con nhông rỗng. Các căn biệt thự trong khu này được thiết kế tiêu chuẩn cao nhất thời ấy. thời đó ngoài Bắc còn dùng vôi ve thì đay họ đã dùng sơn nhũ trong xây dựng rồi, các tường nhà làm rất cầu kỳ, có lót một lớp vải trước khi sơn khiến tường phẳng láng. nền toàn lát đá hoa cương hồng hoặc trắng loại hảo hạng không bao giờ mờ xước. trong khu này cũng nhặt được đồ hình như của chuyên gia Trung quốc để lại như Sâm nhung đựng trong hộp thiếc chữ tàu, thuốc phiện đen. Có cả loại thuốc của Trung quốc dùng để tra khảo tù nhân để khiến họ khai mà một ông Y tá Kam tưởng thuốc bổ đem tiêm cho người quen khiến cho bà này nổi điên lên múa hát, rồi bà cứ kể lể cho mọi người về chuyện sinh hoạt của vợ chồng bà, kể về chuyện máy móc của ông chồng có vấn đề như thế nào đều được bà khoe hết. Giấy tờ tài liệu vứt vung vãi cũng nhiều nhưng tôi chẳng biết đọc, nếu không thì bây giờ đã giữ được nhiều tư liệu quý rồi.

Trong khu BQP cũng có nhiều bộ đội VN đóng quân và được bảo vệ cẩn mật, tuy rằng bộ máy chỉ huy chính phải ở khu chuyên gia quan sự BĐTNVN khác cơ. Sau nhà tôi cũng luôn có 5-6 chiếc thiết giáp 4 và 8 bánh để bảo vệ khu vực. lính VN làm việc cố định ở đây thường là lính thông tin, họ có cái máy phát điện khổng lồ đặt trong cái lô cốt dầy cả mét để luôn đảm bảo có điện. các chú lính thông tin chắc buồn quá thường gỡ dây điện màu ra tết thành cái mành cửa nhiều màu sắc rất đẹp, nhà tôi cũng mua treo mấy cái. nhưng mấy ông chuyên gia liên xô mà biết việc tháo dây điện là chắc bị nghe chửi. Các ông Nga này thường tức điên khi bị chúng tôi gọi là Ivan!..Ivan!

PP lúc ấy vẫn có chỗ hoang vắng nên chim gáy,cò vẫn bay vào TP. chúng tôi bènrủ nhau  giải trí bằng việc bắn đi săn bắn chim. mấy chú cấp sĩ quanVN ở trong khu vực thì khoái săn bắn lắm. chúng tôi kiếm được khẩu nhiều loại như loại đạn thể thao, súng bắn đạn hoa cải thì vài kiểu khá đẹp, nhưng chơi loại nổ to này thì phải lái xe đi xa khỏi TP cơ.những ngày đầu đi thì thu hoạch nhiều lắm. chim tróc nhiều vô kể, chỉ lái xe ra tới cầu sài gòn là hạ được 1 cú mèo to rồi, cở chim sáo là chúng tôi không thèm bắn vì thịt nó dai.

Rồi thì số đạn cũng hết, mấy chú sĩ quan quân khí có sáng kiến tái sử dụng các viên đạn sung hoa cải. Họ đục đít đạn cũ ra rồi lấy viên đạn AR15 cưa ra lấy kim hỏa để nhét vào đạn hoa cải. Việc cưa và dũa kim hỏa cho nhỏ lại để có thể nhét vào lỗ kim hỏa cũ thật cung phu và nguy hiểm, nó có thể nổ khi dũa quá nóng, vì thế mấy chú làm thật chậm, suốt cả ngày chưa được 1 kim hỏa. Tôi thì có tính hay mày mò sáng tạo nên tôi tháo viên đạn hoa cải cũ ra để xem và nảy ra ý tưởng và cách chế kim hỏa cực nhanh, nhanh gấp trăm lần các chú quân khí làm. chỉ cần 2-3 phút là tôi làm xong một kim hỏa, lắp vào súng bóp pháp nào nổ phát đó khiến cho các chú lớn tuổi hết sức ngạc nhiên, làm sao thằng bé hơn 10 tuổi này nó chế ra được?! tôi hứng chí còn biểu diễn một màn bắn loại đạn súng hơi có đầu nổ do tôi chế, bắn vào tường nổ vang khiến các chú kinh ngạc. cái này chỉ để trêu đùa thôi.  Nhưng tới khi nhồi thuốc  cho viên đạn thì tôi làm quá tay, số là tôi sử dụng thuốc là thuốc đen của liều phóng  đạn B-40, nó mạnh hơn thuốc pháo đốt chơi nên tôi ước lượng sai. sau khi nhét các viên bi chì thì chúng tôi lại đi săn. khi gặp bầy vịt trời mọi người hí hửng thử đạn của tôi, giờ tôi vẫn thấy thương cho anh tôi là người thử đạn, viên đạn nhiều thuốc quá khiến lửa phun ra nòng súng dài cả mét. vịt giời thì chẳng chết con nào, nhưng  anh tôi bị súng giật văng khỏi tay, ngã lăn xuống ruộng.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM