Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:44:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5 mặt trận 479 Phần hai  (Đọc 282286 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #450 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 09:21:24 pm »

  Theo tôi biết Q16 trong thời gian KCCM không thuộc F5,chuyển về F5 trong chiến tranh biên giới Tây-Nam và hiện nay Q16 hình như vẩn còn và là trung đoàn trực thuộc của tỉnh đội nào đó (có nghe nhưng quên tên tỉnh nào),lâu lắm rồi tôi cũng từng xem 1 tác phẩm của nhà văn Chu-Lai có tên Đất-trắng thì phải đó là tác phẩm phỏng theo thực trạng của Q16 sau cuộc tấn công 1968 (do thời gian cũng quá lâu có thể trí nhớ tôi có thể nhầm lẩn có gì ea bổ xung dùm).
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #451 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 02:34:15 pm »

 Theo tôi biết Q16 trong thời gian KCCM không thuộc F5,chuyển về F5 trong chiến tranh biên giới Tây-Nam và hiện nay Q16 hình như vẩn còn và là trung đoàn trực thuộc của tỉnh đội nào đó (có nghe nhưng quên tên tỉnh nào)

Vâng, đúng bác ạ. Theo như chú chiangshan tổng hợp thì đây:
- e16/QK7, nguyên là e101(A) vào Đông Nam Bộ giữa 1965, đổi phiên hiệu thành e16 (hay Q16). Trực thuộc f7 khi f7 thành lập. Tách ra thành e độc lập. Trực thuộc f7 và f9 trong một thời gian, sau đó trở thành e chủ lực QK7.

Đến tháng 2/1975 thì :
Trích dẫn
cuối tháng 2 năm 1975, Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền đã thành lập Đoàn 232 gồm Sư đoàn 3, Sư đoàn 5, Trung đoàn 271b, Trung đoàn 16 và các đơn vị binh chủng.

Về F5 thì đây:
Trích dẫn
Từ ngày 10 đến 20 tháng 10 năm 1977, Quân khu điều chỉnh lại lực lượng. Các đơn vị còn lại của Sư đoàn 5 được điều động toàn bộ lên biên giới Tây Ninh. Sư đoàn được bổ sung Trung đoàn 16 (Trung đoàn Bắc Sơn) đang làm nhiệm vụ kinh tế ở núi Chứa Chan và được tăng cường thêm Trung đoàn 1 Gia Định.

Bác H3Hung xem hộ em cái tin nhắn nhé,  Grin. Hay là đưa về box của em cho nó đúng chủ đề, đỡ loãng topic của các bác ,  Grin
Logged

cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #452 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 03:13:49 pm »


 Sư đoàn được bổ sung Trung đoàn 16 (Trung đoàn Bắc Sơn) đang làm nhiệm vụ kinh tế ở núi Chứa Chan và được tăng cường thêm Trung đoàn 1 Gia Định.


[/quote]Sau khi học huấn luyện ở quân trường NÚI ĐẤT của E55 - F5 ,ngày 18 tháng 10 năm 1977 tôi về ĐOÀN LA NGÀ là sư đoàn làm nhiệm vụ quản giáo cải tạo sỹ quan chế độ củ có cấp bậc từ thiếu uý đến đại uý và làm kinh tế . Trong đội hình F LA NGÀ có E9 và Q16 ...E9 thì ở ga xe lửa TRẢNG TÁO - LONG KHÁNH , sau đó thì di dời về BÀU SÌNH . Còn Q16 thì ở núi gần ngã ba ÔNG ĐỒN , còn sư đoàn bộ LA NGÀ thì đóng ở núi CHỨA CHAN .
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2011, 03:18:56 pm gửi bởi cb479 » Logged
doi_bui
Thành viên
*
Bài viết: 150



« Trả lời #453 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 03:54:09 pm »

  Theo tôi biết Q16 trong thời gian KCCM không thuộc F5,chuyển về F5 trong chiến tranh biên giới Tây-Nam và hiện nay Q16 hình như vẩn còn và là trung đoàn trực thuộc của tỉnh đội nào đó (có nghe nhưng quên tên tỉnh nào),lâu lắm rồi tôi cũng từng xem 1 tác phẩm của nhà văn Chu-Lai có tên Đất-trắng thì phải đó là tác phẩm phỏng theo thực trạng của Q16 sau cuộc tấn công 1968 (do thời gian cũng quá lâu có thể trí nhớ tôi có thể nhầm lẩn có gì ea bổ xung dùm).
cháu nhớ "Đất trắng" không phải của bác Chu Lai, mà hình như của bác tên Đức chú ạ
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #454 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 05:33:00 pm »

   Về truyện dài "Đất-trắng" do tôi xem đả trên 30 năm rồi do vậy nhớ không chính xác và cũng đả được đồng đội tôi bổ xung :"Đất-trắng" của nhà văn Nguyển-Trọng-Oánh ,viết về Q16 trong KCCM hoạt động ở vùng ven Sài-Gòn. Vâng cám ơn các bạn đả giúp thêm tư liệu cho tôi,tôi cũng không ngờ rằng mình nhớ cũng tương đối chính xác.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #455 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 02:41:51 pm »

@H3Hung và các bác sư đoàn 5: thành viên huongtt712 có gửi em một e-mail trong đó có các thông tin dưới đây (giấy báo tử + thư từ gửi về gia đình). Em đưa lên toàn bộ để mọi người hình dung, cùng nghiên cứu và giúp đỡ. Thống nhất là trả lời tại chủ đề này để các bác cựu CCB sư đoàn bộ binh 5 tiện theo dõi, giúp đỡ nhé. thành viên huongtt712 hình như chưa có được xác nhận đăng ký thành viên qua e-mail nên chưa thể kích hoạt được nick, chắc bạn ý sẽ tham gia trong một vài ngày tới. Grin
---------------------------

Giấy báo tử của LS Trần Quang Thạc:

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #456 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 02:43:38 pm »

Thư từ gửi về của LS Trần Quang Thạc:















Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #457 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 02:44:28 pm »

Thư từ gửi về của LS Trần Quang Thạc (phần tiếp theo):









Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #458 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 02:49:51 pm »

Một đoạn trích thành viên huongtt712 viết gửi cho Ban chính sách QK 7 tháng 7/2011:

Trước tiên, Tôi xin được gửi lời chào trân trọng tới Quý Phòng.
   Tôi tên là Trần Thanh Hương. Tôi đã gọi điện đến đường dây nóng của Trung tâm Marin, 102 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội để đăng ký tìm thông tin liên quan  đến hồ sơ của Liệt sỹ TRẦN QUANG THẠC – ông nội tôi. Đối với cá nhân tôi, khi biết được thông tin và mục đích nhân văn TT Tình nguyện tìm thông tin liệt sỹ của Marin, thực sự là một điều rất may mắn mà tôi đã mong đợi từ lâu. Cho dù, tôi chỉ hy vọng vào 1% của sự may mắn. Năm nay tôi 26 tuổi nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên tôi được tìm hiểu cụ thể, chi tiết về cuộc đời cách mạng cũng như quá trình hy sinh chiến đấu của Ông nội tôi mà trước đây tôi chỉ được nghe qua những câu chuyện kể lại của gia đình. Một điều may mắn nữa là cụ tôi vẫn còn lưu giữ được những bức thư thời chiến sau 43 năm từ trong đạm bom đến nay mặc dù cụ tôi không hề biết chữ. Những bức thư thời chiến quả là quý báu vì nó đã góp phần không nhỏ để tôi có thể hình dung ra được quãng đường hành quân chiến đấu, những dấu vết chiến tranh ác liệt, những thông tin quý giá. Đọc đến lá thư thứ 2, tôi đã không kìm được nước mắt và nghẹn ngào một niềm tự hào không thể diễn tả được bằng lời. Tôi được sinh ra trong thời bình nhưng đã có thể thẩu hiểu phần nào về sự hy sinh anh dũng, tinh thần yêu nước quả cảm và quyết tâm đến khó tin và rất đáng trân trọng của các chiến sỹ qua lời kể trong thư của ông nội tôi. Ông nội tôi đã hy sinh tại chiến trường miền Nam, có lẽ là tròn 8 tháng kể từ ngày rời xa quê hương lên đường nhập ngũ.
Tôi đã nói chuyện với gia đình và mọi người cũng rất háo hức, và rất muốn thông tin thật nhanh tới Quý Phòng. Ký ức chiến tranh vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hiện nay, có thể là chưa muộn. Tôi hy vọng với sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của các đồng chí cũng như với sự giúp đỡ & phối hợp chặt chẽ của các ban ngành sẽ thực sự làm nên ĐIỀU KỲ DIỆU, thỏa lòng mong mỏi của các gia đình liệt sỹ chưa được quy tập trên cả nước nói chung và gia đình tôi nói riêng.
Trên đây là những tâm sự của cá nhân tôi muốn chia sẻ với Quý Phòng, rất mong nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí để có thể giúp các gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh như gia đình tôi hàn gắn vết thương chiến tranh.
    Dưới đây là một số thông tin liên quan đến Ông nội tôi: Liệt sỹ TRẦN QUANG THẠC.
- Họ và tên liệt sỹ: TRẦN QUANG THẠC
- Sinh ngày: 20/10/1942
- Ngày nhập ngũ: 22/02/1968 tại xã Hoàng Văn Thụ - Hoài Đức – Hà Tây.
- Cấp bậc: Binh nhất chiến sỹ
- Đơn vị: Đại đội 2, Tiểu đoàn 7KB. (trước thuộc B7 sau đó Bộ CHQS thay đổi mặt trận thì chuyển sang B2)
- Nguyên quán: Đội 5, Hạ Hội, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ.
- Ngày hy sinh: 07/10/1968
- Giấy báo tử mang số hiệu: “Quân khu Hữu Ngạn, Bộ CHQS tỉnh Hà Tây, Số 162CHT” do thiếu tá Nguyễn Mạnh Hồng đã ký ngày 10/08/1972.
- Trước khi nhập ngũ là nhân viên đo đạc địa chính, thủy lợi của xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Tây.
- Gia đình bao gồm:
•   Mẹ đẻ: NGUYỄN THỊ ĐỊCH
•   Vợ: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
•   Con trai: TRẦN MẠNH HÙNG
•   Con trai: TRẦN MẠNH CƯỜNG
•   Con trai: TRẦN QUANG THẮNG (trong giấy báo tử đề là Trần Ngọc Anh, do lúc ông nội tôi đi thì bà tôi mới đang mang bầu).
 
   Tóm tắt quá trình hành quân vào chiến trường chiến đấu qua những lá thư:
- Ngày 22/02/1968: Nhập ngũ tại xã Hoàng Văn Thụ, Hoài Đức, Hà Tây
- Từ ngày 22/02/68 – 02/03/68: ở nhà cô Hợi, xóm Phúc Bình, thôn Đông Lao, xã Hoàng Văn Thụ, Hoài Đức, Hà Tây.
- 7h30pm ngày 02/03/68: bắt đầu hành quân
- 02-03/03/68: hành quân theo lộ trình Hoàng Văn Thụ - Chương Mỹ - Hòa Bình
- Đêm 04/03/68: hành quân qua Sông Bôi về rừng cà phê
- Đêm 06/03/68: hành quân về xã Xích Thổ, Ninh Bình
- Đêm 08/03/68: có mặt tại Nho Quan, Ninh Bình. Tại đây có mã hòm thư là: 15359KJ
- 05/05/68: có mặt tại Yên Thành, Nghệ An
- 15/05/68: có mặt tại Quảng Bình
- 19/05/68: có mặt tại Minh Hóa, Quảng Bình
- 30/05/68: đặt chân trên đất Lào
- 22/06/68: đã qua 20 ngày hành quân trên đất Lào. Lẽ ra là vào chiến trường THỪA THIÊN HUẾ nhưng gần đến nơi Bộ CHQS thay đổi chuyển sang chiến trường BÌNH ĐỊNH. Chuyển từ đơn vị B7 sang đơn vị B2.
- 27/06/68: Hạ Lào
- 02/09/68: có mặt tại Thủ  Đầu Một. Đã hành quân về đến đơn vị mới. Và đây cũng là thông tin cuối cùng mà ông nội tôi đã gửi về nhà.

Thông tin qua trí nhớ của đồng đội cùng làng.
- K9Q16
- B2S9, mặt trận Hải Yến. địa bàn Bình Long, Phước Long, Sài Gòn, Gia Định, QL13 Tây Ninh.

Thông tin qua sự đi tìm của người nhà (em trai ông nội tôi). Gia đình tôi chưa tìm đến nhà ngoại cảm nào.
-    10h ngày 24/09: Tìm ở TBXH Bình Dương  Không có kết quả
-    15h ngày 24/09: Tìm ở TBXH Bình Phước  Không có kết quả
Trên đây là những thông tin mà tôi đã tập hợp được. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Chương trình.
Mọi thông tin xin liên hệ với;
-    TRẦN THANH HƯƠNG       Số ĐT: 092.666.8085.   
-    Địa chỉ: Số 3, Ngõ 394 Đường Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Email: huong.tranthanh@yahoo.com
 
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #459 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 04:21:56 pm »

Về sơ bộ đối với trường hợp này em thấy như sau:
1. Về đơn vị của LS:
- Gia đình đã làm đơn hỏi QK 7 là đúng theo phiên hiệu KB nhưng không biết đã nhận được phản hồi chưa? Có thì đề nghị đưa lên nhé  Grin.
- Như trích dẫn của em ở trên, E16 (trung đoàn 16 - gốc là trung đoàn 101A) chưa thấy thuộc đội hình F5 (sư đoàn 5). Có thể gia đình căn cứ theo lời kể của người CCB là Q16. Cái này cần kiểm chứng lại qua công văn trả lời của QK 7. Không biết LS thuộc trung đoàn 16 hay thuộc sư đoàn 5 đây?
- Tạm thời ta căn cứ thông tin tại Giấy báo tử của LS là C2 D7 - ngày 07/10/1968.

2. Về thời điểm LS hy sinh thì tại F5 có diễn biến như sau:
- trước tháng 10/1968: F5 có trong đội hình là E5, E88, E33. Phiên hiệu tiểu đoàn 7 thuộc trung đoàn 33.
- đến tháng 10/1968 thì như sau:
Trích dẫn
Tháng 10 năm 1968, tình hình tổ chức biên chế của Sư đoàn 5 lại có sự thay đổi. Đồng chí Võ Minh Như về Miền nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Trần Minh Tâm đảm nhiệm quyền Sư đoàn trưởng. Trung đoàn 88 sau 1 năm về chiến đấu trong đội hình của sư đoàn, được điều động về hoạt động tại chiến trường vùng ven Củ Chi - Trảng Bàng trong đội hình của phân khu 1. Sư đoàn được bổ sung Trung đoàn 174 (Trung đoàn Cao-bắc-lạng).

Trung đoàn 174 thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1949 tại Hòa An - Cao Bằng, thuộc Sư đoàn 316 Quân khu Tây Bắc. Ngay từ khi mới thành lập, trung đoàn đã liên tục cơ động chiến đấu tại chiến trường Thượng Lào và tham gia chiến dịch biên giới năm 1950, với thành tích xuất sắc trên đường số 4 đánh tiêu diệt đồn Đông Khê... Mùa khô năm 1967, Trung đoàn 174 nhậnl ệnh vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam, vượt Trường Sơn về chiến trường Tây Nguyên, trung đoàn đã lập công xuất sắc tại Đắc Xiêng, Đắc Béc. Trong chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh, trung đoàn đã tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173 Mỹ. Tháng 7 năm 1968, tham gia đợt 3 tổng tiến công tại chiến trường Tây Ninh - Dầu Tiếng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tháng 10 năm 1968, trung đoàn hành quân về Phước Long củng cố và được biên chế vào đội hình của Sư đoàn 5. Ban chỉ huy trung đoàn: đồng chí Đàm Văn Ngụy - Trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Danh Trà Chính ủy. Tháng 11 năm 1968, sau khi củng cố tổ chức biên chế các đơn vị của sư đoàn hành quân về Suối Nhung Phước Long nhận mệnh lệnh chiến đấu. Căn cứ vào ý định chiến dịch của Bộ Chỉ huy Miền, trong đợt hoạt động xuân 1969, lực lượng của sư đoàn phối hợp với lực lượng vũ trang Phân khu 4 và được tăng cường 2 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo của Miền, tiến công tiêu diệt các mục tiêu sân bay Biên Hòa, tổng kho Long Bình, kéo địch ra ngoài tuyến trung gian, đánh tiêu hao lực lượng thủy quân lục chiến, biệt động quân và trung đoàn 143 sư đoàn 18 tại Trảng Bom -Long Thành - Nhơn Trạch.. Ngày 18 tháng 8, các đơn vị của sư đoàn tổ chức hành quân chiến đấu. Trung đoàn 174 vượt Sông Bé hướng về phía bắc Biên Hòa, Trung đoàn 33 từ Bù Đốp vượt đường 13 cùng Trung đoàn 5 tập kết về khu vực Rạch ông - Núi Chúa.

2. Về thời điểm LS hy sinh thì tại E16 có diễn biến như sau:
Trích dẫn
Sau đợt hoạt động mùa mưa 1966, Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền rút sư đoàn 9 về căn cứ Dương Minh Châu (tỉnh Tây Nính) để củng cố, chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu mùa khô 1966 - 1967. Trong thời gian hơn hai tháng, cán bộ chiến sĩ sư đoàn đã được học tập, nâng cao nhận thức về tình hình nhiệm vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, củng cố thêm quyết tâm đánh Mỹ. Các đơn vì đều được bổ sung, khắc phục một phần sự thiếu hụt về quân số và vũ khí trang bị. Tổng kết kinh nghiệm qua một năm đánh Mỹ, đảng ủy và ban chỉ huy sư đoàn tranh thủ mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ về kỹ thuật, chiến thuật; đồng thời chỉ đạo các đơn vị huấn luyện hộ đội các môn kỹ thuật bắn súng, ném lựu đạn, đánh bộc phá, đâm lê và các động tác chiến thuật trong chiến đấu tập kích, phục kích. Theo quyết định của Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền, trung đoàn 16 do đồng chí Nguyễn Văn Kiên (Năm Lực) làm trung đoàn trưởng được điều về tăng cường cho sư đoàn". Đây là một trong những đơn vị đầu tiên hành quân từ miền Bắc vào chiến trường (1964) và đã trải qua nhiều trận chiến đấu với quân Mỹ, nguy ở mặt trận Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

- lúc đó F9 có E1, E2, E3 và E16. Phiên hiệu đại đội 2 tiểu đoàn 7 có tại trung đoàn 16:



- trung đoàn 16 trở thành trung đoàn độc lập:
-

Tạm có vậy đã nhỉ,  Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM