Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:53:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5 mặt trận 479 Phần hai  (Đọc 282005 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #30 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2011, 11:37:19 pm »

Tản mạn vài tấm ảnh về chuyến đi Kratie:

Mỹ đen hỏi thăm bà bán hàng tại chợ Kratie nơi nào bán đường thốt nốt bó trong lá cây thốt nốt



Mặt Mỹ đen trông quạu đeo vì mua không được đường thốt nốt. Mùa mưa nước thốt nốt bị chua không nấu thành đường thẻ được, chỉ nấu ra đường chảy trông đen thui chẳng sạch sẽ tí nào nên không thể mua về làm quà




Không có đường thốt nốt cũng không sao đâu anh! làm chi mà quạu đến nổi cắt cả sóng liên lạc của em  Grin

Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
tin.dt@rclgroup.com
Thành viên
*
Bài viết: 123



« Trả lời #31 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 12:08:38 am »


Đây là ngã ba SANOUL


[imghttp://img855.imageshack.us/img855/2218/dsc05460a.jpg]http://[/img]
Đây là những căn nhà ngối đỏ,xung quanh ngã ba SANOUL
- Những hình ảnh nầy để gợi lại những ký ức và những trận đánh hào hùng cũa quân đội ta
- Xin mời các bác lính 78 trở về trước bình loạn giùm,cám ơn, còn tiếp.........

  Ngã ba Snoul này, cảnh vật thay đổi nhiều quá ! thời gian qua mau ngót nghét 33 năm rồi còn gì ? dãy nhà vàng không còn nữa, cảnh vật hoang vắng, rừng cao su được trồng mới, nhưng vẫn để lại cho chúng tôi một kỷ niệm khó phai ( anuk sauvri ) ...


Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #32 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 12:33:08 am »



Mặt Mỹ đen trông quạu đeo vì mua không được đường thốt nốt. Mùa mưa nước thốt nốt bị chua không nấu thành đường thẻ được, chỉ nấu ra đường chảy trông đen thui chẳng sạch sẽ tí nào nên không thể mua về làm quà

Không có đường thốt nốt cũng không sao đâu anh! làm chi mà quạu đến nổi cắt cả sóng liên lạc của em  Grin


hơ..hơ..tui nào có thấy vẽ mặt QUẠO ĐEO của bác MYDEN đâu nè ! mà là ..xanh mặt thì có...các bác cứ thử nhìn kỷ mà xem..cứ như là mất sổ gạo ấy chứ...chắc ở thời điểm đó..trong bụng bác MYDEN đang rối như tơ vò...vì không có ĐƯỜNG THỐT NỐT mang về như lời đã hứa thì thế nào cũng sẽ bị...VẶT LÔNG ...
khà..khà...
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #33 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 12:54:46 am »

hic..hic..
nhìn cái ngã 3 SNOUL hướng về mimot..tôi lại nhớ về ngày lật cánh từ sambor về mimot , khi quẹo cua vào ngã ba snoul để đi mimot..ôi ! MÌN ..không , dày đặc 2 bên lê đường và cả ở giữa đường với khoảng cách từ 5m - 7m một trái . ở đoạn này , D278 BOM MÌN đã phải toát mồ hôi hột ..lạnh mỏ ác khi bò lên gở mìn chống tăng dưới 2 làn đạn 12ly8 của tăng thiết giáp ta bắn yểm trợ và đạn của lính pốt bắn thẳng về mình ...cái vụ bò lên gở mìn kiểu đó...đoạn trường ai có gở mìn ..mới hay ..
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 09:05:40 am »

Đây là căn phố cũ bên bờ sông Mekong trong thị xã Kratie. Theo lời bác hoangson1960 thì đây là kho chứa súng đạn của Pốt, ngày xưa bác hoangson đã vào đây lấy nòng súng 12 ly 8 thay cho nòng súng của mình đã cũ và tự trang bị cho mình thêm một cây súng ngắn nữa cho nó ngầu Grin



Bác Dũng râu đang nghía kho súng



Cận cảnh cái biển phía trên căn phố cũ (có gợi nhớ điều gì không các bác cựu f5)
Logged
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #35 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 09:15:23 am »

Mưa Memot, rừng cao su âm u, bùn đỏ pha áo xanh

Vì lời hát trên mà chúng tôi đã hành quân vào Memot từ ngã ba Snoul

Gởi bác hoangson và Mỹ đen: Theo bản đồ này thì hôm qua mình chưa đi đến khum Dar (phum Dar ngày xưa của bác alik21)








   Từ Mi Mốt theo lộ 7 về hướng tây khoảng 10km là tới phum Dar. Vâng H3 ơi, Dar đối với tôi cũng như Amleang với H3 vậy, là mục tiêu đầu tiên đánh dấu bước trường chinh của người chiến binh với biết bao kỷ niệm của trận đầu nổ súng, những bỡ ngỡ đến ngờ nghệch của anh tân binh ngay từ những bước hành quân đầu tiên vào trận đánh... và những đêm gác đầu tiên ở ngay trận địa với  A chỉ có 3 thằng đảm nhiệm 1 hướng trên lộ 7 ngay trước chùa hướng về Mi Mốt, thời gian đó sao mà thèm ngủ ghê gớm hễ sểnh ra là ngủ khg thiết ăn uống bao nhiêu.
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #36 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 10:14:41 am »

Đây là căn phố cũ bên bờ sông Mekong trong thị xã Kratie. Theo lời bác hoangson1960 thì đây là kho chứa súng đạn của Pốt, ngày xưa bác hoangson đã vào đây lấy nòng súng 12 ly 8 thay cho nòng súng của mình đã cũ và tự trang bị cho mình thêm một cây súng ngắn nữa cho nó ngầu Grin



Bác Dũng râu đang nghía kho súng



Cận cảnh cái biển phía trên căn phố cũ (có gợi nhớ điều gì không các bác cựu f5)


Vâng tôi vẫn nhớ căn nhà phố màu vàng cũ này .Ngày xưa nó là kho súng .Ngay căn bìa trái tôi đã vào đổi cái nòng súng 12.8 có khía tỏa nhiệt còn mới cáu .Nòng súng cũ của tụi tôi loại không có khía tỏa nhiện .Tôi tự trang bị thêm 1 cây côn 45 to đùng.Mấy thằng vào trước tụi nó còn lấy được mấy cây rulo đeo sệ sệ bên hông coi giống cao bồi lắm.Có thằng còn kiếm được cây vonte nhỏ xíu.Không biết bác Sapaco bên 174 có vào kho này không ,hay kho súng khác. Theo tôi nghĩ thì chỉ có chỗ này thôi vì chỗ này đối diện là bến sông .Ngay đêm sau khi giải phóng 31/12/78 tụi Pốt chèo xuồng qua tính mò lên lấy súng bị ae mình phát hiện bắn chìm xuồng luôn.
Logged
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #37 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 10:36:57 am »



Mặt Mỹ đen trông quạu đeo vì mua không được đường thốt nốt. Mùa mưa nước thốt nốt bị chua không nấu thành đường thẻ được, chỉ nấu ra đường chảy trông đen thui chẳng sạch sẽ tí nào nên không thể mua về làm quà




Không có đường thốt nốt cũng không sao đâu anh! làm chi mà quạu đến nổi cắt cả sóng liên lạc của em  Grin


[/quote]
   Khg có đường thốt nốt thì có đường phèn rồi đó MYDEN.
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #38 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 11:01:01 am »

Qua khỏi Snoul chừng ba cây số chúng tôi tạm xác định có lẽ nơi đây ngày xưa là chốt 1 Snoul. Chúng tôi rẽ vào đường đất đỏ để vào rừng cao su. Đây là rừng cao su trẻ chứ không già như rừng cao su chốt 1 năm xưa






Một phút mặc niệm

Tại đây chúng tôi đã bày ra mâm cúng một chút hương hoa, bánh trái, rượu trà để mời vong hồn những người lính sư 5 đã ngã xuống trên chiến trường Snoul cuối năm 78 về dùng cho đở phần lạnh lẽo, cô đơn, quạnh quẻ nơi xứ người. Trong mâm cúng này có cả phần vật phẩm dâng cúng của Tâm Đoan là 1 gói khô bò cao cấp nặng 1kg. Gói khô bò này được chia làm 2 phần cúng tại 2 nơi anh em hy sinh nhiều đó là chốt 1 Snoul và cầu sông Tê.
   Rừng cây cao su thời F5 lập chốt nay làm sao còn được vì khi đó nó là cao su cổ thụ rồi (được trồng từ thời mồ ma giặc Pháp), nhờ đó mà lực lượng công binh và TNXP mới có vật tư dồi dào tại chổ để làm công sự vững chắc cho bộ đội chịu đựng mỗi ngày vài chục lượt tập kích lớn nhỏ của Pốt.
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #39 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 12:22:42 pm »

Xe chạy gần đến Kratie thì trời tạnh mưa .Tôi để ý tìm phía bên trái đường cái kho chén kiểu mà ae mình ngày xưa lấy về ăn ,sau đó đập bỏ.. Và cái sân bay Kratie .Nơi này  29/12/78 tôi và 1 thằng nữa mò vào sân bay tìm đồ cổ bị mấy thằng quân báo đi với sếp sư đòi bắt vì phá tài sản sân bay.Nhưng bây giờ tất cả đều không còn ,thay vào đó dọc lộ là nhà cửa hai bên đường ,còn sâu bên trong là rừng cây tươi tốt.13h30 đoàn vào thị xã Kratie .Thị xã vẫn vậy, nhỏ nhắn xinh đẹp nhưng cũ  kĩ .Những biệt thự nằm trên con đường dọc bờ sông bây giờ  đa số đã biến thành hoten phục vụ khách du lịch . Đoàn vào quán cơm hoành tráng nhất nằm đối diện bờ sông . Đa số người ăn là khách du lịch và dân K sang trọng đi xe hơi . Đoàn 5 người kêu 4 món +5 chai bia Mêkông + 2 kônsrây  rất dễ thương đứng phục đưa khăn,bới cơm =38 usd .”quán có người biết tiếng Việt”. Đoàn thống nhất ăn xong kiếm Hoten  lấy phòng  sau đó đi Sầmpô luôn vì vẫn còn sớm.Ngay cách đó 100m nằm cùng trục đường đoàn tìm được hoten lớn giá phòng 15us phòng 2 giường 20su phòng 3 giường .Chơi luôn.Có một điều ngẫu nhiên thú vị chủ hoten là chị người Việt ,dân Nôngphêng  bị Pốt bắt đi xây dựng nông thôn năm 1975. Đồng hương bác Alik21 tại Phum Da. Hì..hì..Chị này kể lại ngày xưa sống sót gian nan lắm.,Năm 80-81 sống tại Snoul có làm ăn giúp chú đội vận tải bán xăng dầu ,mua vàng giùm “chắc hoten này  cũng là vốn bán xăng dầu với  bđ VN ngày xưa,”
Lấy phòng xong  đoàn tập trung đi lên bến phà Sầmpô luôn .Thượng sĩ Hùng thông báo đã tìm được máy chụp hình nằm dưới đáy ba lô.Vậy là tưởng như chuỵến đi đầy bất chắc giờ đã suôn sẻ rồi.Xe ra khỏi Kratie một đoạn trời lại mưa.Con đường đi Sầmpô cũng vẫn nhỏ như xưa .tuy nhiên đường đỡ xấu hơn và nhiều nhà cửa hơn.Xe chạy qua chùa Sầmpô rồi tiến vào thị trấn  Sầmpô .Nhà cửa ở đây khá sầm uất tuy nhiên vẫn còn 6 căn nhà cũ lớn liền nhau như bác CB 479 nói.Tìm ra địa điểm bến phà cũ .Dân ở đây xác nhận ngày xưa chỗ này là bến phà của cômtốc VN .Về sau bộ đội rút đi thì chỗ này chỉ còn làm bến phà nhỏ để dân qua lại..Quay về Kratie mà lòng ai cũng vui vì tất cả các địa điểm F5 ngày xưa đánh qua bây giờ đoàn đều tìm được ,Nhất là đã thắp được nén nhang cho những đồng đội đã ngã xuống trên mặt trận này.’ Đề nghị bác Mỹ Đen cho mấy bức hình minh họa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM