Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:47:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia Định Thành Thông Chí  (Đọc 41685 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
KGBFSBCIA
Thành viên
*
Bài viết: 231


« Trả lời #60 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 06:32:49 pm »

Năm Kỷ Hợi (1779) đời Thế Tổ Cao hoàng đế thứ 2, đổi tên gọi là dinh Hoằng Trấn, lỵ sở ở chỗ ngày nay tục gọi là bãi Bà Lúa. Năm Canh Tý (1780) thứ 3, vì nghĩ rằng khi nước Cao Miên hữu sự, ở xa khó bề chế ứng nên phải đem lỵ sở trở lại đất thôn Long Hồ rồi đổi tên là dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788) đầu thời Trung hưng, đem hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang (trước thuộc trấn Hà Tiên) sáp nhập vào quản hạt, còn như phủ Ba Thắc (54a) vốn nơi người Cao Miên sinh sống thì bỏ ra quy vào thuộc địa Cao Miên.

Năm Mậu Thìn (1808) niên hiệu Gia Long thứ 7, đổi châu làm phủ, lại đổi tên Vĩnh Trấn ra trấn Vĩnh Thanh. Niên hiệu Gia Long thứ 9 (1810), đưa Long Xuyên và Kiên Giang trở về lại trấn hạt Hà Tiên. Ngày 22 tháng 2 niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813), đắp thành trì, dựng công thự trên đất hai ấp Bình An và Trường Xuân thuộc thôn Long Hồ. Đây là vùng có dãy sông lớn ôm quanh, giữ thế quan yếu, đúng là phên giậu vững vàng của thành Gia Định, khống chế Cao Miên, hai con sông lớn (Tiền Giang và Hậu Giang) chẹn chỗ hiểm yếu, giao thông đường thủy hết sức tiện lợi, ruộng vườn cũng rất tốt tươi.

Phía đông giáp huyện Kiến Hòa thuộc trấn Định Tường, lấy chỗ sông lớn Ba Lai đổ ra biển làm giới hạn. Phía tây giáp 3 phủ Nam Vang, Lình Quỳnh và Chơn Giùm (Chan Sum) của nước Cao Miên. Nam giáp hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên thuộc trấn Hà Tiên. Phía đông nam giáp biển lớn Ba Lai, Ngao Châu, Băng Côn (Cung), Ba Thắc và Mỹ Thanh. Phía bắc giáp huyện Kiến Đăng thuộc trấn Định Tường, lấy <54b> sông Tiền Giang làm giới hạn.

Từ đông sang tây cách 200 dặm rưỡi; nam đến bắc cách 350 dặm rưỡi, phía bắc đến thành lớn (<12><103>) là 240 dặm rưỡi. Trấn có nhiệm vụ trông coi 1 phủ, 4 huyện, 6 tổng. Danh mục đổi thay của phủ, huyện, tổng, thôn, phường, ấp kê như sau:

PHỦ ĐỊNH VIỄN (Trước là châu, nay nâng làm phủ)
Lãnh 4 huyện, 6 tổng, 353 thôn, phường, ấp, điếm (xóm), trại.

HUYỆN VĨNH BÌNH (Trước là tổng Bình Dương, nay đổi tên là huyện Vĩnh Bình)

Gồm 2 tổng, 100 thôn, ấp. Phía đông giáp Tiền Giang, lấy cù lao Tân Cù, thượng khẩu sông Hàm Long (Luông), Cần Thay, rồi ven theo nửa sông Cổ Chiên làm giới hạn; Tây lấy Ngư Câu tục gọi Cái Cá đến nửa sông Cái Vồn (<13><104>) làm giới hạn; Nam lấy Hậu Giang, từ Ba Thắc đến nửa sông Cái Vồn làm giới hạn; Bắc từ Ngư Câu (Cái Cá) đến cù lao Tân Cù làm giới hạn.

<55a> TỔNG VĨNH TRƯỜNG (mới đặt)

Gồm 52 thôn, ấp. Đông giáp tổng Tân Minh thuộc huyện Tân An, lấy từ cù lao Tân Cù đến thượng khẩu Cần Thay, xuống Mân Thít, dọc theo nửa sông Trà Ôn làm giới hạn; Tây giáp Ngư Câu (Cái Cá) đến nửa sông Cái Vồn; Nam giáp Hậu Giang lấy từ sông Cái Vồn rồi dọc theo Trà Ôn làm giới hạn; Bắc giáp Tiền Giang, từ Ngư Câu (Cái Cá) cù lao Tân Cù làm giới hạn. Truyện "Gia Định Thành Thông Chí " được copy từ diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)

• Thôn Long Hồ. • Ấp Bình An.

• Thôn Trường Xuân. • Thôn Thanh Mỹ.

• Thôn An Thành. • Thôn Bình Lương.

• Ba Thôn Bình An, Bình Thạnh, An Cù. • Thôn Phú Thuận.

• Thôn Phú Hòa. • Thôn Bình Long.

• Thôn Tân Cù, Tân Bình. • Thôn Phước Đức (trước là thôn Tân Hòa)

• Thôn Tân Thới. • Thôn Tân Phú.

• Thôn Bình Phụng (mới đặt, trước là thôn Bình Thạnh)

• Thôn Phước Định. • <55b> - Thôn Phú Hưng.

• Thôn Phú Sơn. • Thôn Phước Lộc (trước là thôn Tân Lộc).

• Thôn Bình Toàn. • Thôn Bình Sơn.

• Thôn Bình Định. • Thôn Mỹ Tường.

• Thôn Mỹ Thạnh. • Thôn Sơn Đông.

• Thôn Hòa Mỹ. • Thôn An Phú Hòa (trước là thôn Lâm An)

• Thôn Xuân Sơn. • Thôn Tân Điền.

• Thôn Định Thới. • Thôn Hòa Phú Đông (trước là thôn Sơn Hòa).

• Thôn Thủy Thuận. • Thôn Tân Hạnh.

• Thôn Tân Mỹ Đông. • Hai Thôn Tân Hợp, Phú An.

• Thôn Tân Hội (thôn Đông). • Thôn Tân Phú Đông.

• Thôn Bình An. • Thôn Phú Lộc.

• Thôn Phú Trường. • Thôn Mỹ Lợi (mới lập)

• Thôn Mỹ Thạnh Trung. • Thôn Mỹ Phú Trung (mới lập).

• Thôn Long Hội. • Thôn Bình Thắng (mới lập)

• Thôn An Hội. • Thôn Tân Phước An (mới lập).

• Thôn Phú Trường Đông. • <56a> - Thôn Long Cù.

• Thôn Hạnh Hoa (mới lập). • Thôn An Thạnh Hòa (mới lập).

• Thôn Long Thạnh (mới lập).

TỔNG BÌNH CHÁNH (mới đặt)

Gồm 48 thôn. Phía đông lấy Láng Thé xuống nửa sông Cổ Chiên làm giới hạn; Tây lấy Ba Kè đến nửa sông Trà Ôn làm giới hạn; Nam lấy Hậu Giang, Trà Ôn đến Ba Thắc, Cổ Chiên làm giới hạn; Bắc lấy Mân Thít đến nửa sông Láng Thé làm giới hạn.
Logged
KGBFSBCIA
Thành viên
*
Bài viết: 231


« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 06:33:19 pm »

• Thôn Phước Trường. • Thôn Phú Thới.

• Thôn Thới Bình. • Thôn Cựu Phước Khánh.

• Thôn Thanh Lương. • Thôn An Phú.

• Thôn Thái Khánh (trước là thôn Long Cang).

• Thôn Bình Thạnh (<14><105>) (trước là thôn Bình Thủy Thanh Tuyền)

• Thôn Phú Nhuận (trước là thôn Tân Hoan) • Thôn An Toàn.

• Thôn Tân Hưng. • Thôn Bình Thạnh (2) (mới lập).

• Thôn Quang Đức. • Thôn Hiệp Ngãi (mới lập).

• Thôn An Trường (mới lập). • Thôn Phước Toàn (trước là thôn Bình Hòa)

• <56b> - Hai thôn Phú Đức, Bình Mỹ (mới lập) • Thôn Long Thạnh.

• Thôn Tân Phú (trước là thôn Tân Toản) • Thôn Tân Định.

• Thôn Vĩnh Trường. • Thôn Long Hưng.

• Hai thôn Vĩnh Long, Vĩnh An. • Thôn Phước Long.

• Thôn Cựu Phước Hòa. • Thôn Long Tuyền (mới lập).

• Thôn Long Hậu, Mỹ Lý. • Thôn Hoàng Long.

• Thôn Tân An Tây. • Thôn Tường Lộc.

• Thôn Thới Hòa (mới lập). • Thôn Vĩnh Hưng.

• Thôn An Thạnh Mỹ. • Thôn Long An (trước là thôn Tân Thạnh).

• Thôn Long Thới. • Thôn Long Trị (mới lập).

• Thôn Long Phước. • Thôn Hòa Hữu (mới lập).

• Thôn An Thái Trung (mới lập) • Thôn Long Vĩnh.

• Thôn Long Phú. • Thôn Long Khánh.

• Thôn Cựu Long An (mới lập). • Thôn Phước Thọ.

• Thôn Phú An. • Thôn Long Định (mới lập).

• Thôn An Thạnh (mới lập)

• <57a> - Thôn Tứ chiếng Mỹ Hòa (mới lập) - {tục gọi người bốn phương là tứ chiếng (正) Bởi vì quy tập dân lưu tán bốn phương để lập thành thôn chứ không phải do ông cha truyền lại}, (chữ chiếng viết 政 là nhầm).

HUYỆN VĨNH AN (Trước là tổng Bình An, nay đổi làm huyện)

Gồm 2 tổng, 81 thôn, phường. Phía đông giáp huyện Vĩnh Bình, lấy Ngư Câu (tục gọi là Cái Cá) ngang qua ngòi nhỏ Đồ Bà (Chà Và) đến cửa sông Cái Vồn; Tây giáp phủ Nam Vang của Cao Miên, lấy cửa sông Tiền Giang ngang đến thượng khẩu Hậu Giang làm hạn. Nam giáp huyện Vĩnh Định, lấy từ thượng khẩu của Hậu Giang xuống đến cửa sông Cái Vồn làm hạn; Bắc từ thượng khẩu Tiền Giang quanh các cù lao Cái Vừng, Tây, Tân, Trâu, Long Ẩn, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tường đến bờ Nam cửa sông Cái làm hạn.

TỔNG VĨNH TRINH (mới đặt)

Có 29 thôn. Phía đông giáp tổng An Trung, lấy thượng khẩu sông Cái Tàu <57b> thẳng đến thủ Cường Oai (tục gọi là Lấp Vò) làm hạn; Tây giáp phủ Nam Vang của Cao Miên, lấy thượng khẩu hai con sông (Tiền, Hậu) làm giới hạn; Nam giáp huyện Vĩnh Định, lấy thượng khẩu Hậu Giang, qua Châu Đốc đến Cường Oai làm hạn; Bắc từ thượng khẩu Tiền Giang quanh đến các cù lao Cái Vừng, Tây, Tân, Trâu, đến thượng khẩu sông Cái Tàu làm hạn.

• Thôn Tân Phú Lâm. • Thôn Long Sơn (mới lập).

• Thôn Long Khánh (mới lập). • Thôn Mỹ Lương (mới lập).

• Thôn Tân Hưng. • Thôn Tân Điền (trước là thôn Tân Tú).

• Thôn Tân Thuận. • Thôn Nhơn Hòa Trung (mới lập).

• Thôn Tân Hòa. • Thôn Mỹ Hưng.

• Thôn Mỹ Chánh. • Thôn Phú Hưng (mới lập).

• Thôn Phú An Đông. • Thôn Tân Thới.

• Thôn Toàn Đức. • Thôn Toàn Đức Đông.

• <58a> - Thôn Tân Phước (mới lập). • Thôn Tân Tịch.

• Thôn Tùng Sơn. • Thôn Mỹ Long.

• Thôn Mỹ Phú. • Thôn Bình Thành Tây.

• Thôn Bình Thạnh Đông. • Thôn Bình Thạnh Hòa (mới lập).

• Thôn Nhơn Lợi Trung, Tân An (mới lập). • Thôn Tiến An (mới lập).

• Thôn Thái Bình (mới lập). • Thôn Mỹ Khánh (mới lập).

• Thôn Tân Long.
Logged
KGBFSBCIA
Thành viên
*
Bài viết: 231


« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 06:33:58 pm »

3l.
Trấn Định Tường

TỔNG VĨNH TRUNG (mới đặt)

Gồm 52 thôn, phường. Phía đông giáp tổng Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Bình, lấy Tiền Giang, Ngư Câu (Cái Cá) đến ngòi nhỏ Đồ Bà (Chà Và) cho đến cửa sông Cái Vồn; Tây giáp tổng Vĩnh Trinh, từ thượng khẩu sông Cái Tàu đến nửa sông Cường Oai; Nam giáp huyện Vĩnh Định, từ Hậu Giang, Cường Oai đến bờ Bắc sông Cái Vồn làm giới hạn; Bắc từ Tiền Giang, thượng khẩu Cái Tàu, quành <58b> qua các cù lao Long Ẩn, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tùng (Tòng) cho đến Ngư Câu (Cái Cá) làm giới hạn.

• Thôn Mỹ An. • Thôn Cựu Hội An.

• Thôn Tân Mỹ. • Thôn Tân An Trung.

• Thôn Nhơn Quới (mới lập). • Thôn Tân Long.

• Thôn Long Hậu. • Thôn Bình An (trước là thôn Vĩnh Thạnh).

• Thôn Tân Bình. • Thôn Nhơn Hòa (mới lập).

• Thôn Tân Xuân. • Thôn Tân Lâm.

• Thôn An Tịch. • Thôn Tân Phụng.

• Phường Sùng Văn. • Thôn Vĩnh Phước (trước là thôn Tân Quy).

• Thôn Tân Phú Đông. • Thôn Tân Phú Trung.

• Thôn Bình Tiên. • Thôn Long Phụng (trước là thôn Tân Phú Tây).

• Thôn Tân Quy Tây. • Thôn Tân Quy Đông.

• Thôn Tân Đông. • Thôn Tân Khánh.

• Thôn Tân Khánh Tây. • Thôn Tân Triều.

• Thôn Tân Thạnh. • Thôn Định An Phú.

• <59a> - Thôn Định Hòa. • Thôn Tân Lộc Trung.

• Thôn Đông Thành Trung. • Thôn Phú Lộc.

• Thôn Bình Lữ. • Thôn Tân Hoa.

• Thôn Vĩnh Tùng (Tòng). • Thôn Tân Hạnh.

• Thôn Tân Sơn. • Thôn Tân Hội.

• Thôn Phú Hữu (Hựu). • Thôn An Thuận.

• Thôn Tân Nhơn. • Thôn Tân An Đông.

• Thôn Tân Hữu (Hựu) • Thôn An Hòa Đông (mới lập)

• Thôn Phú An. • Thôn Đông Thành.

• Thôn Mỹ Thuận. • Thôn Tân Giai - Giang trạm hay xóm sông.

• Thôn Phú Hội. • Thôn Tân Hòa (mới lập).

• Thôn Tân Lộc. • Thôn Phước Hậu - Giang trạm hay trạm sông.


HUYỆN VĨNH ĐỊNH

(Trước đây huyện này thuộc tổng Bình An. Năm Gia Long thứ 7 (1808), đưa thêm Hậu Giang vào, từ sông nhỏ Tham Lung sang phía tây thuộc về tổng Vĩnh An, huyện Vĩnh Trinh. Từ sông Tham Lung đi về đông đến Cần Thơ thuộc tổng An Trung; từ Cần Thơ đi về đông đến cửa bể Ba Thắc thuộc tổng Bình Chánh, huyện Vĩnh Bình.

Ngày mồng một tháng 5 năm Gia Long thứ 15 (1816), sửa đổi, quy định lại: Phàm từ Hậu Giang đi về đông, từ cửa biển Ba Thắc đi về tây đến phía nam nửa sông Châu Đốc cho đến các cồn bãi và các thôn, xóm trên sông gom lại làm một, đặt thành huyện Vĩnh Định, địa giới tuy rộng nhưng dân còn thưa thớt, nên chưa phân tổng. Nay y như thế)

Phía đông giáp biển; Tây giáp đất ba phủ Nam Vang, Linh Quỳnh và Chơn Giùm của nước Cao Miên; Nam giáp đất Kiên Giang và Long Xuyên (Cà Mau) của trấn Hà Tiên, bắt đầu từ thượng khẩu Hậu Giang, qua hạ khẩu sông mới đào Vĩnh Tế của Châu Đốc, đến hạ khẩu Thoại Hà, cho đến Ba Lãng, Bãi Xàu ra cửa biển Mỹ Thanh làm hạn; Bắc giáp 2 tổng Vĩnh Trinh (<15><106>) và Vĩnh Trường thuộc huyện Vĩnh An, qua tổng Bình Chánh huyện Vĩnh Bình, từ thượng khẩu Hậu Giang đến bờ nam sông ra cửa biển Ba Thắc. Cộng tất cả là 37 thôn, xóm.

• Thôn Bình Thạnh Tây. • Thôn Bình Trung (mới lập).

• Thôn Bình Lâm (mới lập). • Thôn Bình Đức (mới lập).

• Thôn Mỹ Phước (mới lập). • Thôn Mỹ Thạnh.

• Thôn Đại Hữu. • Thôn Thới Thuận (mới lập).

• Thôn Thới Hòa Trung. • Thôn Tân Thuận Đông.

• Thôn Tân Lộc Đông. • Thôn Thới Hưng.

• Thôn Thới An. • Thôn Thới An Đông.

• Thôn Bình Thủy. • Thôn Thới Bình.

• Thôn Tân An. • Thôn Tân Thạnh.

• Thôn Tân Nhơn. • Thôn Tân Phú Đông.

• Thôn Phú Mỹ Đông. • Thôn An Lạc (mới lập).

• Thôn Long Phú (mới lập) • Thôn Tân Thạnh Đông (mới lập)

• Thôn An Thanh Nhứt. • Thôn Đại Hòa.

• Thôn An Thạnh Nhì. • Thôn An Hòa (mới lập).
Logged
KGBFSBCIA
Thành viên
*
Bài viết: 231


« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 06:34:35 pm »

• Thôn Hòa Mỹ. • Thôn Châu Quới An.

• Thôn Mỹ Hội Đông. • Thôn Long Hưng.

• Thôn Mỹ Đức. • Thôn Tân Lợi.

• Điếm An Thạnh. • Điếm Tân Thạnh.

• Thôn Cựu Vĩnh Thạnh Hậu Giang.

HUYỆN TÂN AN (Trước là tổng, nay đổi thành huyện)

Gồm 2 tổng, 135 thôn, trại. Phía đông giáp biển Ba Lai, Ngao Châu, Băng Côn (Cung), Cổ Chiên; Tây giáp thượng khẩu Cần Thay đến sông lớn Hàm Long (Luông); Nam giáp thượng (60b) khẩu Cần Thay đến nửa sông Cổ Chiên; Bắc giáp những sông Tiền Giang, Hàm Long (Luông), Sốc Sãi, Ba Lai.

TỔNG TÂN MINH (mới đặt)

Gồm 73 thôn. Phía đông giáp các cửa biển Ngao Châu, Băng Côn (Cung), Cổ Chiên; Tây giáp thượng khẩu Cần Thay cho đến Hàm Long (Luông); Nam giáp thượng khẩu Cần Thay cho đến Cổ Chiên; Bắc giáp hạ khẩu Cần Thay xuống đến Ngao Châu.

• Thôn Bình An. • Thôn Bình Thanh.

• Thôn Thanh Tịnh. • Hai thôn Tân Lương - Bình Chánh Nhì.

• Thôn Bình Trung. • Thôn Thanh An.

• Thôn Thanh Hòa. • Thôn Phú Thạnh.

• Thôn Tân Nhuận. • Thôn Tân Quới.

• Thôn Vĩnh Khánh. • Thôn Bình Hợp.

• <61a> - Hai thôn Bình Phụng (mới lập) - Bình Long Nhì.

• Thôn An Lộc. • Thôn Lộc Hòa.

• Thôn Phú Thuận (trước là thôn Tân Hiệp). • Thôn Vĩnh Hội.

• Thôn Vĩnh Hòa. • Thôn Vĩnh Thuận.

• Thôn Tân Phụng. • Thôn Long An.

• Thôn Gia Khánh. • Thôn Tân Nhơn.

• Thôn Nguyên Khánh. • Thôn Long Cù.

• Thôn Đông Thành.

• Thôn Khánh Hòa (mới lập - trước là thôn An Mỹ).

• Thôn Tân Phú Đông. • Thôn Phước Hạnh.

• Thôn Trung Mỹ. • Thôn Phú Mỹ.

• Thôn Mỹ Sơn. • Thôn Mỹ Thạnh (mới lập).

• Thôn Tân Ngãi.

• Thôn Gia Thạnh (mới lập - trước là thôn Tân Thạnh).

• Thôn Thanh Long. • Thôn Tân Thiện.

• Thôn Tân Thông. • Thôn Thanh Xuân.

• Thôn Thanh Sơn. • Thôn Tân Viên.

• Thôn An Hòa. • Thôn Hội An

• Thôn Bình Trạch. • <61a> - Thôn Tân Điền.

• Thôn An Thới. • Thôn Phú Thạch (trước là thôn Thới Thạnh).

• Thôn Cẩm Sơn. • Thôn Thới Hòa (mới lập).

• Thôn Trường Lộc. • Thôn Tân Thanh Tây.

• Thôn Tân Đức. • Thôn Thanh Thủy.

• Thôn Long Thạnh (trước là thôn Long Hóa). • Thôn Tân Thành.

• Thôn Định Phước. • Thôn Tân Hậu. (<16><107>)

Thôn Phước Khánh. • Thôn Phú An Định.

• Thôn Tân Trung. • Thôn Tân Hương.

• Thôn Mỹ Điền. • Thôn Phú Khánh (trước là thôn Tân Hóa).

• Thôn An Quy. • Thôn Long Điền (mới lập).

• Thôn Giao Thạnh (mới lập). • Thôn Toàn Phú Đông (mới lập).

• Thôn Tân Lộc Trung. • Thôn Giao Long (mới lập).

• Thôn An Vĩnh (mới lập). • Thôn An Thạnh.

• Thôn Vĩnh Thành. • Thôn Hòa Thạnh (mới lập).

<62b> TỔNG AN BẢO (mới đặt)

Gồm 63 thôn trại. Phía đông giáp bể Ba Lai, Ngao Châu; Tây giáp thượng khẩu Cần Thay và Hàm Long (Hàm Luông), Bình Thủy (tục gọi Sóc Sãi ở địa phận thôn Bình Thủy); Nam giáp tổng Tân Minh, lấy hạ khẩu sông Cần Thay đến nửa sông Cổ Chiên làm giới hạn; Bắc giáp Bình Thủy đến biển Ba Lai.

• Thôn Hàm Long (Luông). • Thôn Hòa Thủy.

• Thôn Phụ Long. • Thôn Mỹ Phú (mới lập).

• Thôn Tiên Thủy. • Thôn Tiên Thủy Tây.
Logged
KGBFSBCIA
Thành viên
*
Bài viết: 231


« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 06:35:13 pm »

• Thôn Sơn An. • Thôn Sơn Hòa.

• Thôn Sơn Thuận. • Thôn Mỹ Thành.

• Thôn Phú Lợi. • Thôn Phú An Nhuận Đức.

• Thôn Phú Khương. • Thôn Tân Thành Đông.

• Thôn Phú Tự. • Thôn Phú Hưng.

• Thôn Tân Sơn. • Thôn Tân Điền.

• Thôn Mỹ An. • Thôn Long Thạnh.

• <62b> - Thôn Long Hưng. • Thôn Hưng Thạnh.

• Thôn Tân Hào. • Thôn Tân Hào Đông.

• Thôn Tân Định. • Thôn Tân Thanh Đông.

• Thôn Tân Thanh Trung. • Thôn Cựu Tân Hưng (mới lập).

• Thôn An Toàn (trước là thôn An Lý). • Thôn An Ngãi Tây.

• Thôn An Ngãi Trung. • Thôn An Hòa Đông.

• Thôn Vĩnh Đức Tây. • Thôn Vĩnh Đức Đông.

• Thôn Vĩnh Đức Trung. • Thôn An Bình Đông.

• Thôn An Bình Tây. • Thôn Phú Long Tây.

• Thôn Tân Hòa. • Thôn An Thủy (mới lập).

• Thôn Tân Thuận (mới lập). • Thôn Tân Thủy.

• Hai thôn Bình Thủy Tây, Bình Thủy Đông. • Thôn Phú Quới.

• Thôn Phước Đức. • Thôn Phước Lộc.

• Thôn Phước Tường. • Hai thôn Phước An Trung, Phước An Chánh.

• Thôn Phước An Thạnh. • Thôn Phú An Thuận.

• Thôn Định Hòa (mới lập). • Thôn Châu Thới.

• Thôn Bình Hòa. • Hai thôn Phước Thạnh, Long Thạnh.

• Thôn Châu Bình. • Thôn Mỹ Nhơn.

• Thôn Tân Trang.

• Thôn Bình Định (mới lập, trước là thôn Tân Long).

• Thôn Phước Long. • Thôn Phú Long Đông.

• Thôn Tân Thạnh (mới lập). • Thôn Tân Xuân.

• Trại Giồng Dừa.

-----------------------------------------------------------

Chú thích:

(<1><92>) Nông Nại (農耐): Chỉ chung Phiên Trấn và Trấn Biên thời trước.

(<2><93>) Phước Long (福隆): Là huyện thuộc Trấn Biên.

(<3><94>) Tân Bình (新平): Là huyện thuộc trấn Phiên An

(<4><95>) Đất ấy (Kỳ địa...): Chỉ đất trấn Định Tường, phủ Kiến An.

(<5><96>) Bản in kèm bản dịch của VSH chép Kiến Chế (建制)

(<6><97>) Hai bản chép khác.

(<7><98>) Nguyên văn viết ©門đọc là bưng Môn, tức bưng có nhiều môn nước. Chữ Nôm môn là khoai môn, viết đủ là菛, nhưng Trịnh Hoài Đức hay viết bỏ thảo đầu nên còn là門.

(<8><99>) Bản in kèm bản dịch của VSH chép Kiến Lợi (建利).

(<9><100>) Bản VHN lưu trữ chép là Hưng Lợi (興利)

(<10><101>) Có người âm là Cà Hôn.

(<11><102>) Bản của VSH dịch là thôn Tân Hội (Bt).

(<12><103>) Chỉ thành Gia Định.

(<13><104>) Nằm ở bờ bắc Bắc (phà) Cần Thơ ngày nay. Xưa đây là nơi cát cứ của tướng giáo phái Hòa Hảo Năm Lửa Trần Văn Soái, có chợ Bà tức bà Phàn Lê Huê - biệt danh của vợ tướng Năm Lửa.

(<14><105>) và (2) Hai thôn trùng tên nhau? (Bt)

(<15><106>) Bản in kèm bản của VSH chép là Vĩnh Chân (永真). Vì chữ chân ( 真) và chữ trinh (貞) tự dạng giống nhau.

(<16><107>) Bản dịch của VSH là Tân Khánh (Bt).

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM