Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:24:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn pháo binh 262 (E262 - F302 - Mặt trận 479)  (Đọc 313139 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #430 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 07:33:30 pm »

   Bạn Yta 262!
  Tôi buồn vì pháo binh ta bắn pháo chụp lắm rồi. chốt ở bắc chop hồi tháng 9/1978 tôi điện bức điện của chỉ huy trung đoàn xin pháo bắn vào tọa độ(...) thế mà pháo chụp của ta lại chụp vào đầu bộ binh mình chứ không chụp vào địch. Buồn quá hết chỗ nói. Bạn Yta 262 là lính pháo nghĩ có buồn không.
Logged
manhvungE262
Thành viên
*
Bài viết: 58



« Trả lời #431 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 07:43:57 pm »

LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG TRUNG ĐOÀN 262 PHÁO BINH
SƯ ĐOÀN 302 BỘ BINH QK7
 (tư liệu tham khảo )
Lời Người Viết
Tôi nhập ngũ năm 1969. Năm 1970 tôi vào nam chiến đấu ở chiến trường B2, chiến trường miền đông nam bộ. Khi vào đông nam bộ tôi được bổ xung về đơn vị pháo binh, đó là tiểu đoàn 7 trung đoàn 208, đoàn pháo binh Biên Hòa. Ở d7 tôi được biên chế về  trinh sát. Sau một thời gian ngắn tôi được đi học lớp trinh sát viên hai tháng ở c15 của  trung đoàn. Khi học song tôi lại tiếp tục  về đơn vị d7 và  đi chiến đấu. Tháng 10 năm 1974, tiểu đoàn 7  tách khỏi trung đoàn 208 về đội hinh của trung đoàn 262 sư đoàn 3, lúc đó tôi là trợ lý trinh sát tiểu đoàn. Kể từ tháng 10 năm 1974 tôi là lính của trung đoàn 262. Ở trung đoàn 262 tôi trải qua các cương vị: Trợ lý trinh sát, đại đội phó, trợ lý vật tư, đại đôi trưởng chỉ huy (c14 ), trưởng tiểu ban tác chiến, tham mưu phó trung đoàn,  trung đoàn phó kỹ thuật .Tháng 12 năm 1987 trung đoàn 262 giải thể. Sau khi trung đoàn giải thể tôi được điều về công tác ở sư đoàn đến năm 2002 thì nghỉ hưu.
Vừa qua tôi có xem trên mạng thấy có bài viết về truyền thống của trung đoàn 262 pb. Sau khi xem tôi thấy các bạn viết còn đơn giản quá, do vây tôi xin viết bổ xung để  các bạn yêu mến đơn vị  e262 có thể tham khảo thêm.
Nội dung tôi viết là do tự nhớ nên cũng chỉ  là để tham khảo thôi các bạn nhé. Nếu bạn nào có nhớ được gì thì bổ xung thêm cho phong phú 
Anh Cự
*****************************************************************************************
Trung doàn 262PPK được thành lập ngày 5-8-1972 tại Đồng Gia –Kiến An – Hải Phòng.Thời điểm thành lập chính là thời điểm mà Miền Bắc chuẩn bị chống lại cuộc chiến tranh phá hoại đỉnh điểm của đế quốc Mỹ mà kết thúc là trận Điện Biên Phủ trên không 30-12-1972.
Buổi đầu thành lập đồng chí Hoàng Trung làm trung đoàn trưởng và đ/c Nguyễn Tiễu làm chính ủy
Thời kỳ chiến đấu ở Hải Phòng, trung đoàn do mới thành lập nên chỉ mới góp phần đan thành lưới lửa hùng mạnh để bảo vệ thành phố cảng
Sau hiệp đinh PaRi trung đoàn di chuyển vào phía nam có đứng chân ở Sao Vàng – Thanh Hóa, sau đó di chuyển vào nam tới Miền Đông Nam Bộ. Năm 1974 trung đoàn đứng chân ở Bù Đốp – Phước Long
Trong quá trình đứng chân bảo vệ vùng giải phóng Lộc Ninh –Bù Đốp trung đoàn đã băn rơi 01 máy bay của đich khi chúng trinh sát vùng giải phóng
Cuối năm 1974 tình hình chiến trường có những thay đổi thuận lợi, lực lượng quân Giải Phóng không ngừng phát triển và lớn mạnh, do vậy các sư đoàn BB cũng được tăng cường biên chế thêm hỏa lực. Sư đoàn BB lúc này được biên chế có trung đoàn pháo hỗn
               02
hợp. Trước tình hình thay đổi đó, trung đoàn 262 được biên chế có 04 tiểu đoàn gồm: Tiểu đoàn 08 pk 37. Tiểu đoàn 02 pk 12,7. Tiểu đoàn 7 pb mang vác. Tiểu đoàn 9 pb xe kéo.Trung đoàn gọi là trung đoàn 262 pb hỗn hợp và về đội hình của sư đoàn 3BB- qk7
Sư đoàn 3 là tên mới và là sư đoàn mới thành lập, nhưng các tiểu đoàn thì có từ trước. Tiểu đoàn 8 là gốc của e262. Tiểu đoàn 7 là của e208 pb mang vác (còn gọi là e28, e66,làng 8 ) thuộc đoàn pháo binh Biên Hòa ( còn gọi là f75, đoàn pháo binh miền đông nam bộ ), tiểu đoàn 7 cùng trung đoàn vào nam chiến đấu từ năm 1967, tiểu đoàn đã tác chiến với các loại pháo : Cối 120, pháo hỏa tiễn DKB, pháo hỏa tiễn H12, DK106,7, DKZ 82.  Tiểu đoàn 9  pháo xe kéo  thuộc trung đoàn 42, f75, trung đoàn 42 mới thành lập cuối năm 1971. Pháo của d9 là lựu 122, lựu 105, pháo 85 nòng dài, có thời kỳ cả pháo130.
Khi thành lập trung đoàn pháo hỗn hợp đ/c hai Bàng làm trung đoàn trưởng và đ/c Lê Văn Lại làm chính ủy
Ngay sau khi thành lập và về trong đội hình sư đoàn 3,ngày 12-12-1974 lực lượng pháo binh của  trung đòan đã chiến đấu cùng bộ binh, cụ thể : c5,d7 (cối 120)+1/2c4,d7 (Dk82) +c9,d9 pháo 85 chi viên cho e271 đánh giải phóng chi khu Bù Đăng vào ngày 14-12-1974. Lực lượng c6,d7 (cối 120) +1/2 c4,d7 (Dk82)  chi viện cho e201 đánh giải phóng chốt Vĩnh Thiện cách Bù Đăng  khoảng 3km. Như vậy lần đầu ra quân của sư đoàn 3 đã chiến đấu thắng lợi giải phóng môt huyện của Phước Long. Sau giải phóng Bù Đăng sư đoàn tiếp tục giải phóng trên trục đường 14  như cầu 38, ngã ba Đức Liễu, Bù Na.
Vẫn trong đội hình của sư đoàn, lực lượng pháo của trung đoàn tiếp tục cùng sư đoàn thực hiện nhiệm vụ chốt chặt nam Đồng xoài đề phòng địch từ Phước Vĩnh  lên tăng viện cho Đồng Xoài (lúc này Sư đoàn 7 đánh Đồng Xoài )nhưng địch không dám lên, và sau đó than gia chi viện cho các đơn vị bộ binh đánh chiếm và giải phóng thị xã Phước Long  vào ngày 6-1-1975 (đánh Phước Long có sư 7, sư 3 và một số đơn vị nữa ) 
Như vây cuối năm 1974, đầu năm 1975 ta đã giải phòng gần như hoàn toàn tỉnh Phước Long. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa lớn, như mở rông địa bàn tiếp viện từ miền bắc vào, là tỉnh lỵ đầu tiên ở miền nam được giải phóng,  bước khởi đầu cho công cuộc giải phóng đất nước. Trong ý nghĩa quan trọng đó có sự tham gia chiến đấu của trung đòan 262 pháo binh.
Sau khi giải phóng Phước  Long vẫn trong đội hình của sư đoàn, trung đoàn hành quân bằng cơ giới về vùng Tân Biên - Tây Ninh. Tại trảng Bà Điếc - Tân Biên trung đoàn được bổ xung thêm quân,tổ chức huấn luyện.
Tháng 2-1975 c6,d7 (cối 120 ) +c9, d9 (pháo 85 ) chi viện cho e201đánh giải phòng chi khu Bến Cầu, chi viện cho e205 đánh giải phóng chốt Rừng Giầu, d9 chi viện cho e271 đánh giải phòng Mộc Bài (khu Khẩu Mộc Bài )
Tiếp tục đà thắng lợi lực lượng pháo binh đã chi viện cho sư đoàn đánh giải phóng chốt Đức Huệ ,một trong những chốt kiên cố ở tuyến biên giới.
Phải nói là trong quá trình chiến đấu giải phóng vùng ven biên giới Việt Nam – Căm Pu Chia từ Bến Cầu đến Đức Huệ pháo binh của trung đoàn đã góp công rất lớn như : trận
Logged
manhvungE262
Thành viên
*
Bài viết: 58



« Trả lời #432 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 07:48:49 pm »

03
đánh Bến Cầu bộ binh e201 đang gặp khó khăn, nhưng khi 2 khẩu 85 của d9 đưa vào bắn thắng đã giúp e201 giải phóng được chi khu Bến Cầu thuận lợi, hay trận Mộc Bài pháo 105 cũng hạ nòng bắn thẳng. Đặc biệt trận đánh Đức Huệ bộ binh cùng pháo binh bí mật kéo phào 85 vào bắn thẳng mới thắng lợi được, vì chốt Đức Huệ  kiên cố ta đánh nhiều lần nhưng chưa giải phóng được 
Như vậy trong việc đánh mở rộng vùng giải phóng ở biên giới Việt Nam – Căm Pu Chia sư đoàn 3 đã giành thắng lợi lớn, trong thắng lợi đó có sự tham gia tích cực của trung đoàn 262 pháo binh.
Tháng 4-1975 trung đoàn tập trung hỏa lực chi viện cho e201 đánh chiếm  thị xã Hậu Nghĩa, Trà Cú và cuối cùng là giải phóng thị xã Hậu Nghĩa vào ngày 30-4-1975.
Sau khi giải phóng trung đoàn đứng chân ở nam thị xã Hậu Nghĩa khoảng 6km thuộc xã Hòa Khánh – Đức Hòa Tại khu vực Hòa Khánh trung đoàn đã tiếp nhận một số tân binh vừa ở miền Bắc vào.
 Sau 03 tháng được nghỉ và ăn dưỡng, đến tháng 08 năm 1975 trung đoàn di chuyển lên Chơn Thành, đứng chân ở đông Chơn Thành khoảng 2km, vị trí các tiểu đoàn đóng cách trung đoàn bộ khoảng 0,5km.
Tháng 4-1976 trung đoàn tiếp tục chuyển từ Chơn Thành lên Bù Nho nằm ở đông nam thị xã Phước Long khoảng 10km
Tháng 12 Năm 1976 trung đoàn tiếp tục di chuyển làm hai hướng ở cách xa nhau
*trung đoàn bộ + d7 +d8 lên đứng chân  đông nam Bù Đăng khoảng 7km, thuộc xã Minh Hưng (Ngã Ba đường 10)
*d9 + d2 lên đứng chân tây bắc Phước Long khoảng 10km khu vực thuộc xã Đức Hạnh
Tóm lại từ tháng 5 -1975 đến hết năm 1976 trung đoàn liên tục di chuyển vị trí ở, nhiệm vụ lúc đó chủ yếu là học tập chính trị và huấn luyện, xây dựng nơi ở
Đầu năm 1976 trung đoàn tiếp nhận  tân binh, đây là lớp tân binh đầu tiên ở các tỉnh thuộc qk7
Bắt đầu từ tháng 2-1976 trung đoàn chính thức bắt tay vào làm kinh tế,với nhiện vụ là trồng cây cao su, cùng tham gia trồng cao su có các đơn vị như e271,e88,e7,e16,e205. Trung đoàn 262 được giao nhiệm vụ là trung đoàn cơ giới, trang bị chủ yếu là máy ủi CoMaSu của nhật, mục đích để ủi rừng làm đất cho đơn vị bạn trồng cao su.
Tháng 6-1977 trong lúc trung đoàn đang cùng với các đơn vị trong toàn sư đoàn làn nhiệm vụ kinh tế thì ở biên giới phía tây nam  của nước ta bọn Pôn Pốt đã gây hấn.Trước tình hình đó trung đoàn đã được thành lập lại đại đội chỉ huy, mang tên c14 ( Trước đó trung đoàn có đại đội công binh gọi là c15). Như vây từ tháng 6 năm 1977 trung đoàn đã có 4 tiểu đoàn và 2 đại đội trực thuộc.
Lúc này ta cũng nên tìm hiểu thêm về  biên chế của đơn vị pháo binh
04
Ở pháo binh những đơn vị được trang bị loại pháo có tầm bắn xa khoảng từ trên dưới 10km thì thường có biên chế là: Đại đội có một trung đội chỉ huy gồm một tiểu đội trinh sát và một tiểu đội thông tin dây. Tiểu đoàn có một trung đội trinh sát và một trung đội thông tin.Trung đoàn có đại đội chỉ huy gồm: một trung đội trinh sát, một trung đội thông tin 15w, một trung đội thông tin 2w, một trung đội thông tin hữu tuyến và vận động. Gọi là chỉ huy  vì thông tin là tai, trinh sát là mắt của pháo binh. Pháo binh muốn bắn được gián xạ có hiệu quả phải có tai và mắt còn không thì chỉ có bắn trực xạ ( Bắn thẳng )
Đang từ nhiệm vụ chiến đấu chuyển xang làm kinh tế, ban đầu có gặp những khó khăn, song với cố gắng cao trung đoàn đã nhanh chóng tổ chức học tập nắm bắt kỹ thuật, làm chủ máy móc thiết bị đi vào hoạt đông kinh tế có hiệu quả, thực hiện ủi rừng phân đường lô, đường chống xoáy mòn, chống gió bão bảo đảm cho việc trồng cao su đúng kỹ thuật.
Nhiệm vụ  làm kinh tế đang phát triển và có kết quả tốt, thì ngày 15 tháng 12 năm 1977 trung đoàn bộ và 03 tiểu đoàn (7,8,9 ) được lênh hành quân về đội hình của sư đoàn 2 BB ở Lộc Ninh để làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới tây nam  ( sư đoàn 2 BB lúc đầu có e88,e205,e262 ). Tại vùng  biên giới Lộc Ninh trung đoàn bộ + c14 +c15 và d7 đứng chân ở hồ Long Thủy – thị trấn Lộc Ninh, d9 có hai đại đội làn nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực làng 09. Ban đầu quân số chiến đấu và pháo của trung đoàn chưa đủ biên chế.
Tại Lộc Ninh pháo binh của trung đoàn đã tích cực chi viện cho đồn biên phòng Hoa Lư đánh địch không cho lấn chiếm và chi viện cho e88 và e205 đánh truy quét địch xâm phạm vùng biên giới của ta
Cũng tại Lộc Ninh trung đoàn được bổ xung quân là tân binh ở miền Bắc qk3 và niền nam qk7
Tháng 04 năm 1978 trung đoàn trong đội hình của sư đoàn di chuyển xang Tân Biên - Tây Ninh. Ban đầu ở khu vực Cây Cầy- Thạnh Bình, sau chuyển lên Xa Mát –Tân Lập. Trung đoàn bộ, các đại độ trực thuộc và d7 ở Xa Mát, d9 ở Lò Gò, d8 ở khu Thiện Ngôn
Tại Xa Mát trung đoàn làm nhiệm vụ chi viện cho các trung đoàn BB như e429 ở bầu Lùng Tung, e6 và đồn biên phòng 982 ở khẩu Xa Mát ( lúc này e429 và e271 mới về đội hình sư đoàn 2, e205 laị chuyển đi ). Ngoài ra  trung đoàn còn cơ động chi viện chiến đấu cho e88 đánh xang tuyến quốc lộ 7 của địch đoạn từ Mi Mốt, Cà Chay đến Cà Đon.
Nhìm chung nhiệm vụ của trung đoàn chi viện cho các trung đoàn BB đánh không cho địch lấn chiếm biên giới dọc theo tỉnh Tây Ninh ở khu vực  Xa Mát Tân Biên đạt kết quả tốt .Trung đoàn  có hai con mắt để chỉ huy cho pháo bắn đó là đài Q1 ở nam  đồn biên phòng 982 khoảng 300m cách biên giới Việt Miêm khoảng 700m, do trinh sát của c14 đảm nhiệm, đài hoạt đông liên tục. Đài Q2 ở đông đài Q1  khoảng 2km, đài do trinh sát của d7 đản nhiệm, đài Q2 hoạt động không thường xuyên
Tháng 10 năm 1978 trung đoàn tiếp  nhận thêm tân binh ở các tỉnh như: Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa, TP HCM.
Tháng 12 năm 1978 ta mở chiến dịch A88 tiến công, trung đòan có hai cụm Pháo :Một ở Lò Gò do d9 đảm nhiệm, và một ở nam khẩu Xa Mát do d7 đảm nhiệm chi viện
               05
cho e88, e429, e271 tiến công chọc thủng tuyến phòng thủ của Pôn Pốt ở tuyến biên giới khu vực Xa Mát – Tân Biên, mở màn cho nhiệm vụ giúp bạn lật đổ chế độ diệt chủng của Khơ Me Đỏ đứng đầu là Pôn Pốt, giúp nhân dân Căm Pu Chia thoát khỏi nạn diệt chủng.
Sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của địch, trung đoàn cùng sư đoàn hành tiến bằng cơ giới tiến sâu vào nội địa Căm Pu Chia theo hướng quốc lộ 7 qua Công Pong Chàm, qua ngã ba Xa Cun theo hướng lộ 6 lên Công Pông Thom, Xiêm Riệp, Kro Lanh. Khoảng tối 8-1-1979 đội hình sư đoàn dừng chân ở thị trấn Kro Lanh. Đêm đó phát hiện thấy có lửa cháy  ở bắc KRo Lanh trên trục lộ 69 . Sáng ngày 9 – 01 đội hình tiếp tục hành tiến theo trục lộ 69 về hướng bắc, khi cách thị trấn Kro Lanh khoảng 700m thấy cầu bị đốt cháy ván trên mặt cầu, ta biết chắc là đêm qua địch có ý định phá cầu nhằn ngăn chặn ta. Đội hình vẫn tiếp tục hành tiến. khi đội hình e88 đi đầu đến phum Chóp Đai thì gặp địch phục kích. Bộ binh triển khai đội chiến đấu tiến công, Pháo binh lập tức triển khai ngay trên mặt lộ khai hỏa chi viện.Phần tử của pháo lúc này hoàn toàn căn cứ vào địa hình để chấm tọa độ theo bản đồ ( Hướng thì quan sát qua kính pháo, cự ly được chấm theo bản đồ) . Sau khoảng 30 phút tiến công bộ binh được sự chi viện mạnh của pháo binh địch đã phải tháo chạy.
Trận đánh ở Chóp Đai là trận đánh mà nhiều lính pháo binh e262 ghi nhớ, đó là pháo binh chiến đấu ở địa hình bằng, không bị che khuất tầm nhìn, cự ly không xa. Phào thủ bắn gián xạ và bắn trực xạ đều nhìn thấy mục tiêu, do vậy pháo bắn trúng địch pháo thủ cũng quan sát được, pháo binh ta bắn rất trúng mục tiêu . Trận chiến đấu này sư đoàn diệt và bắt sống khá nhiều, thu được một số vũ khí trong đó có cả DKZ và 12,7. Địch bắn cháy của ta 01 xe M113 . Phào binh có một đ/c trinh sát bị thương khi đi đài theo xe M113.
Sau khi đánh tiêu diệt phòng tuyến Chóp Đai đội hình tiếp tục hành tiến theo trục lộ lên hướng bắc qua thị trấn Svây Nam, Chông Can, Sầm Rông, núi Cóc giáp biên giới Thái Lan. Như vậy khoảng ngày 10 - 01 – 1979 sư đoàn bước đầu hoàn thành nhiệm vụ tiến công địch giải phóng Căm Pu Chia thoát khỏi chế độ Khơ Me Đỏ. Đội hình của trung đoàn khi đó đứng chân ở thị trấn và bắc thị trấn Sâm Rông.
Sau một thời gian ngắn đội hình sư đoàn rút về phía sau, giao địa bàn lại cho eBB6 ở Sần Rông. Trung đoàn 262 về đứng chân ở xã Bơ Rây Chư Rúc ,trên trục lộ 6. Thời gian này tiểu đoàn 8 cao xạ tách khỏi đội hình trung đoàn mang phiên hiệu d24 trực thuộc sư đoàn
Sau một thời gian ngắn đội hình sư đoàn tiếp tục rút về Công Pông Thom, giao địa bàn lại cho quân đoàn 3. Trung đoàn 262 đứng chân ở đông nam thị xã Công Pông Thom khoảng 3km, trung đoàn than gia xây dựng chính quyền xã ở Xom Túc, truy quét địch . Tại Công Pông Thom sư đoàn nhận danh hiệu anh hùng.
Tháng 2-1979 biên giới phía bắc có biến động. trước tình hình đó quân đòan 3 đã rút khỏi  nhiệm vụ giúp bạn trở về nước làm nhiệm vụ mới , lúc đó sư đoàn lai tiếp tục quay trở lại tỉnh Xiêm Riệp để cùng với f5, f309 đản nhiệm giúp bạn ở Xiêm Riệp và Bat Dom Bong. Trung đoàn 262 đứng chân ở huyện Pụa ( Puốc )
Tại huyện Pụa cán bộ các cấp của trung đoàn đã được chia làm hai, một nửa về thành lập đơn vị pháo cho  sư  đoàn mới ( f343 ). Lực lượng còn lại tiếp tục làm nhiệm vụ chiến đấu giúp bạn
Logged
manhvungE262
Thành viên
*
Bài viết: 58



« Trả lời #433 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 07:49:51 pm »

            phần 3
                                                                6
Khoảng tháng 5 năm 1979 trung đoàn tiếp tục di chuyển lên đứng chân ở Bơ Rây Chư Rúc vẫn thuộc huyện Pụa.
Tại huyện Pụa trung đoàn làm nhiệm vụ truy quyét tàn quân địch và xây dựng chính quyền cho bạn từ  phum, xã lên cấp huyện. Địa hình huyện Pụa hầu hết các xã năm ở bắc trục lộ 6. Huyện Pua có các xã : Pụa, Đôn Kên, TaTa Rao,Lô Via, Rươn, Tờ Rây Nhưa, Ăng Cô Phia, Trà Sụ, Ziêng, Xa Xa Đom, Bơ Rây Chư Rúc, Mục Pên. Tất cả các xã của huyện Pụa đều được trung đoàn giúp đỡ xây dựng từ chính quyền phum, lên chính quyền xã, lên tới huyện ( chủ tịch huyện lúc đó là ông Chia Xô Phát ).
 Khoảng tháng 7-1979 trung đoàn thành lập đội xây dựng chính quyền giúp bạn do đ/c Nguyễn Xuân Tịch  tiểu đoàn phó d10 làm đội trưởng. khi đội công tác vào Trà Sụ làm nhiệm vụ đã bị địch tập kích gây thương vong, sau đó địch lập tuyến phòng thủ tại khu bờ đập xã Ziêng nhằn ngăn chặn không cho ta xây dựng chính quyền các xã nằm cách xa trục lộ 6.
Trước tình hinh đó trung đoàn đã tổ chức một lực lượng của d9 vào đánh bộ binh,có một khẩu pháo 105 chi viện. Người chỉ huy trực tiếp trận đánh đó là tham mưu trưởng Nguyễn Thế Đãi. d9 quân chia làm hai mũi một do đ/c Nguyễn Văn Chỉ chỉ huy, một do đ/c Phạm Văn Xá chỉ huy. Khoảng sáng ngày 22-7 ta nổ sung tiến công công địch. Sau khoảng 30 phút tiến đánh địch bỏ chạy, ta làm chủ. Trận đó ta tiêt diệt khoảng 17 tên địch thu một số vũ khí. Đây là trận đánh so với trung đoàng 262 nó là khác biệt, vì trung đoàn pháo nhưng lại tổ chức đánh bộ binh và chiến đấu thắng lợi
Cuối năm 1979 trung đoàn tiếp tục di chuyển đội hình lên đứng chân ở huyện Svây Nam, tiểu đoàn 7 đứng chân ở Sầm Rông (tiểu đoàn 7 đúng chân ở Chông Can và Sâm Rông từ trước ). Khi trung đoàn đứng chân ở Svây Nam  trung đoàn vẫn có một đội công tác do đ/c Hải chủ nhiệm chính trị trung đoàn phụ trách, làm nhiện vụ xây dựng giúp đỡ huyện Pụa. Đội công tác lúc đó quy mô hơn, lực lượng bảo vệ mạnh hơn
Do làm tốt công xây dựng giúp bạn ở huyện Pụa nên năm 1980 đ/c  trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Coi được đi báo cáo ở 719 (ở Nông Pênh )
Tháng 3 năm 1980 trung đoàn tiếp tục di chuyển đội hình lên khu vực phum ÔTàXây cách Sầm Rông khoảng 3km về hướng nam. Đội hình của trung đoàn được bố trí:
Trung đoàn bộ + c14 + c15 đứng chân ở ÔTàXây . d9 ở nam trung đoàn khoảng 2km. d7 ở bắc Sầm Rông khoảng 1,5km.
Năm 1981 d7 đổi phiên hiệu thành d10, d9 đổi phiên hiệu thành d11, Riêng trung đoàn năm 1979- 1980 có lúc mang phiên hiệu trung đoàn 724. Các tiểu đoàn đổi tên có lẽ là do để khỏi trùng tên với các tiểu đoàn của BB, còn trung đoàn mang phiên hiệu khác là do bí mật quân sự ( e271 gọi là 699, e88 gọi là 430 )
Khi lên Ô Tà Xây  nhiệm vụ của trung đoàn lúc này chia làm hai nhiệm vụ chính:
*Một là tăng cường cho bộ binh làn nhiệm vụ ở biên giới

               07
*Hai là ở vị trí phía sau nhưng sẵng sàng cơ động chi viện cho cả phía trước và nội địa
Ngoài hai nhiệm vụ chính trung đoàn có thực hiện thêm nhiệm vụ đảm bảo đường đoạn từ  Pông Rô đến Ô Tà Xây, hoặc đi truy quét  địch ở địa bàn đứng chân 
Tháng 9 năm 1981 trung đoàn tổ chức cho hạ sỹ quan,chiến sỹ ra quân lần đầu tiên kể từ năm 1976 và cũng từ năm 1981 trung đoàn thường xuyên tiếp nhận tân binh từ nhiều vùng miền của tổ quốc xang làm nhiệm vụ giúp bạn.
Năm 1982 tiểu đoàn 10 về đứng chân ở tây phum Ô Tà Xây khoảng 700m, trung đoàn và d9 vẫn như cũ
Năm 1986 tiểu đoàn 11chuyển về đứng chân ở bắc Pông Rô khoảng 500m
Pháo đi tăng cường phía trước có : c5 tăng cường  cho e690 ở Cước Môn ( e10 là đơn vị biên phòng  về đội hình sư đoàn từ cuối năm 1979, sau này gọi là e690) c6 tăng cường  cho e429 ở khu Pà Ông  và  01 trung đội của c9 cũng tăng  cường cho e429  nhưng ở T. RaVengTao. C8 tăng cường cho e201 ở A.Lung Ven ( e201 lúc này cũng về đội hinh sư đoàn từ cuối  năm 1979 ).
Sư đoàn 302  từ cuối năm 1979 đến hết năm 1987 có 5 trung đoàn BB và 1trung đoàn pháo binh, 1d 23 xe tăng, 1d 24 phòng không, 1d 25 công binh,1d d26 thông tin, 1d 27 trinh sát, 1d115 đặc công, 1d 29 vận tải. Từ năm 1988 có một số trung đoàn đã rút gọn
Từ năm 1980 đến hết năm 1987 trung đoàn tổ chức hỏa lực tham gia chi viện những chiến dịch lớn như:
Năm 1980 chi viện cho e429 đánh SRây Ka ở bắc Tơ Rôn ( Đông núi Cóc )
Năm 1981 chi viện cho e429 đánh  SRây Ka ở núi Cóc
Năm 1984 chi viện cho sư đoàn tiến công địch Pôn Pốt ở cao điểm 912 (BảnTraVeng )
Năm 1985 viện cho sư đoàn tiến công bộ tổng tham mưu của Mô Ni Ka ở bản Tà Tum
Năm 1989 d11 chi viện cho sư đoàn tiến công căn cứ 912 lần 2
Trong những lần chi viện cho các chiến dịch, pháo binh của trung đoàn đều chi viện chính xác và kịp thời giúp cho bộ binh tiến công địch thuận lợi và thắng lợi, thường xuyên được BB ca ngợi và tin tưởng. Đặc biệt  trong trận chi viện cho BB đánh chiếm căn cứ bản Tà Tum của Mô Ni Ka, đài quan sát pháo binh của trung đoàn đã phát hiện ra sở chỉ huy của địch, đài quan sát đã gọi pháo bắn chính xác tiêu diệt sở chỉ huy của địch,giúp cho bộ binh tiến công địch thắng lợị. Sau chiến dịch bản Tà Tum đại đội 14 chỉ huy đã được tặng huân chương chiến công hạng hai, cá nhân đ/c đại đội trưởng  Nguyễn Mạnh Vững,và đ/c tiểu đội trưởng trinh sát Nguyễn Văn Hai được tặng thưởng huân chương chiến công hạng ba
Nhiệm vụ bảo vệ địa bàn và đảm bảo đường tỉnh lộ 69 trung đoàn cũng hoàn thành tốt, trong suốt 7 năm ở khu vực Ô Tà Xây- Sầm Rông chỉ để sẩy ra 01 lần địch bắn M79 vào
               08
d11, làm ta bị thương nhẹ một đ/c và một lần địch phục kích ở phum Trà Ớp – bắc Pông Rô gây cho ta thiệt hại một xe và thương vong.
Năm 1987 lực lương của bạn trưởng thành và lớn mạnh, pháo binh của bạn đã đảm nhiện được vai trò là hỏa lực mạnh, ( bạn có pháo D30 của Liên Xô giúp ) do vây trung đoàn
262 giải thể chỉ còn lại d11 trực thuộc sư đoàn. Khi d11 trực thuộc sư đoàn đ/c Đỗ Mạnh Hà làm tiểu đoàn trưởng
Năm 1991 tại Bà Rịa trung đoàn 262 pb được thành lập lại, Đ/c Cao ĐìnhThắng trung đoàn phó tham mưu trưởng, quyền trung đoàn trưởng, đ/c Phạm Văn Viên là trung đoàn phó chính trị  . Sau khoảng 01 năm thành lập lại trung đoàn lại giải thể lần 2. Hiện hai tiểu đoàn d10 và d11 còn khung. D10 ở đội hình e201 ở Bà Rịa Vũng Tàu  , d11 ở đội hình e429 ở Đồng Nai.
Như vậy để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn của quân đội, trung đoàn 262 pháo binh được thành lập chỉ có 15 năm. Mười lăm năm  so với lịch sử truyền thống của quân đội thì không nhiều song cũng đủ để binh chủng phào binh nói chung và trung đoàn 262 nói riêng góp nhiều công sức trong công cuộc giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc.
Tháng 02 năm 2012
Anh Cự
NHỮNG CÁN BỘ CHỈ HUY TRUNG ĐÒAN 262  KỂ TỪ KHI TRUNG ĐOÀN LÀ TRUNG ĐOÀN PHÁO HỖN HỢP
Trung Đoàn Trưởng               Chính ủy 
đ/c    Hai Bàng                đ/c   Lê Văn Lại
đ/c    Phạm Khả Vượng             đ/c   Nguyễn Sinh Viên
đ/c   Nguyễn Văn Coi             đ/c   Nguyễn Doãn Cáp
 đ/c   Nguyễn Văn Đề             Trung đoàn phó chính trị   
đ/c   Nguyễn Công Bình             đ/c   Lâm Văn Chân
đ/c    Nguyễn Công Dung             đ/c   Nguyễn Đức Ngạc 
đ/c   Nguyễn Văn Vần            đ/c   Bùi Huy Cận
đ/c   Cao Đình Thắng ( Quyền et )         đ/c   Phạm Văn Viên
Logged
manhvungE262
Thành viên
*
Bài viết: 58



« Trả lời #434 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 07:52:57 pm »

          đính chính (M79 vào c8d11)
Logged
pháo75
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #435 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 08:34:24 pm »

Bác yta 262 cho cháu hỏi ,thời ở k đơn vị ta có sử dụng loại pháo 175 vua chiến trường không bác /
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #436 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 09:32:08 pm »

cảm ơn anh cự bài :lịch sử truyền thống của E 262 .năm 1978 em được bổ sung vào c14 E 262. lúc đó anh làm  C trưởng C14 .lúc mới giải phóng k anh còn dắt bọn
em truy quét tàn binh của pot .có hôm vừa ăn cơm trưa xong, dân báo có tàn quân anh dắt bọn em vào phum, đến cầu pây trơ rúc rẽ trái vào 3 km .đuổi nhau với
địch trên cánh đồng quay lại khát nước quá anh lấy nước ở vũng nước như mầu sữa loãng cho mấy viên c nước trong hơn được một tý cho mỗi thằng hớp một tý .
-ngày đó anh Rèn bọn em nhưng em  Rất kính trọng .anh Rèn bọn em vì mục đích chiến đấu .
-lịch sử ,truyền thống e 262 của anh viết tuyệt vời quá .những trận anh em mình đánh bộ binh ,những lần đi phối thuộc ,đi chi viện có cái bọn em quên nhiều mà anh vẫn nhớ
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
huongc4
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #437 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 09:47:49 pm »

Alô, Cảm ơn Anh Cự, Anh Vững nhìu nhé. Thú thực, là lính E 262 từ 76 đến 81- và đến bi giờ. em mới đọc được trang sử hay và phong phú chi tiết về E 262 như vậy. Chúc các Anh luôn vui khỏe và thường xuyên vào "Nhà 262" này để Ae. ôn lại một thời đáng nhớ nhé.
Logged
tanbinh429
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #438 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 10:57:12 pm »

Năm 1984 chi viện cho sư đoàn tiến công địch Pôn Pốt ở cao điểm 912 (BảnTraVeng )
Năm 1985 viện cho sư đoàn tiến công bộ tổng tham mưu của Mô Ni Ka ở bản Tà Tum
Năm 1989 d11 chi viện cho sư đoàn tiến công căn cứ 912 lần 2

Các bác trích sử của đơn vị thì quả thật hào hùng, 262 trong những năm tháng trong đội hình của 302, Em thì không dám thắc mắc gì nhưng em thấy chữ chi viện cho f thì thấy nghe nó thế nào ý, vì các bác trong đội hình chính của f tham gia các trận đánh này mà.
Còn dPB11 lúc này cũng thuộc đội hình của f302 chiến đấu.
Em đọc thấy mọi sách đều nói: Pháo binh có pháo bắn chuẩn bị, pháo bắn chuyển làn, pháo bắn chi viện cho BB...nhưng ít thấy nói PB trong đội hình của f lại chi viện cho f. (em không biết nhờ các bác pháo giải thích dùm nhé)
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #439 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 04:22:43 am »

  Bạn Yta 262!
  Tôi buồn vì pháo binh ta bắn pháo chụp lắm rồi. chốt ở bắc chop hồi tháng 9/1978 tôi điện bức điện của chỉ huy trung đoàn xin pháo bắn vào tọa độ(...) thế mà pháo chụp của ta lại chụp vào đầu bộ binh mình chứ không chụp vào địch. Buồn quá hết chỗ nói. Bạn Yta 262 là lính pháo nghĩ có buồn không.

Trong chúng ta đây, ai cũng hơn một lần bị đứt tay vì chính con dao cuả mình cầm trên tay, ai cũng đã từng dập ngón tay vì đóng đinh vào trúng ngay tay giữ đinh cuả mình, ai cũng từng vấp ngã vì mắt lơ là không lo coi cái chân cái tay mình đang chính xác ở "toạ độ" nào, đã từng đụng đầu vô cành cây vì tính sai "cao độ" và "bình độ" cuả cái đầu mình ...
 
Mỗi lần "quân ta thắng quân mình" như thế buồn quá đi chứ bác, chẳng những buồn mà còn tự mình tức lấy mình, đương nhiên là rất hối hận và tự nhắn lòng là sẽ rút kinh nghiệm dù biết trễ còn hơn không Embarrassed. Tuy nhiên yta262 cũng xin nói thật với tất cả anh em BB vì vào thời điểm 1978-85, như bác binhyen1960 nói, pháo binh mình mà bắn cầu vòng cách mục tiêu 50 mét là coi như trúng mục tiêu rồi, cái khó là trinh sát pháo chỉnh lại tọa độ sao cho nó rơi đúng ngay hầm của địch chính xác đến từng mét một thì là cả một nghệ thuật phối hợp nhuần nhuyễn lý thuyết "sai số và độ ngờ" đó các bác. Các bác bắn B40, B41 cũng thế thôi, làm sao chính xác từng centimét như súng AK bắn tiả được, phải không, bắn B40 cách 100 mét sai số nửa mét là coi như chính xác rồi, còn pháo bắn cách xa 10 cây số (khoảng cách hơn 100 lần), sai số 50 mét là chuyện thường tình các bác ạ. Nếu lỡ bộ binh mình dâng lên cách BB địch chỉ 1 tầm ném lựu đạn thì thôi rồi ... lại một lần nữa "quân ta thắng quân mình"!
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 04:56:22 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM