Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:45:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam thiên nhất tuyệt kiếm - Trần Phiên Ngung  (Đọc 70190 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #190 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:53:11 pm »

- Đừng tội nghiệp mẹ, mẹ bỏ con với cha con sống cô quạnh lẻ loi, con tha thứ cho mẹ!

- Không đâu mẹ ơi, đó chỉ là thảm họa...!

Uyển Thanh nhìn em gái chan chứa yêu thương:

- Hoài Nam, em đẹp lắm. Ngày xưa chắc mẹ cũng đẹp như em con, phải không mẹ?

Phu nhân vuốt tóc nàng:

- Ôi đẹp mà làm gì hả con? Tấm lòng mới là cao cả, mới là đáng kể, mới là cái đẹp không bao giờ tàn phai
trong lòng người đàn ông con ạ! Nhan sắc chỉ làm ta đau khổ mà thôi, nào có ích gì.

- Mẹ đừng an ủi con, mẹ !

- Không, mẹ không hề có ý đó, mà là thật lòng mẹ. Chiến tích của con mới là cái đẹp sống mãi mãi không
phai tàn trong lòng mọi người, cái đẹp của một đất nước, của một dân tộc...

Bệnh tình của Đoàn Chính Tâm mỗi ngày một nặng thêm, Nguyên Huân đã cố gắng cứu chữa cho ông. Chàng khám phá ra rằng, các huyệt đạo trong người ông đã hoàn toàn đình trệ. Một vài huyệt đã vỡ, chàng không thể tiếp chân khí cho ông được nữa, chân khí sẽ làm vỡ tan thêm các huyệt đạo Và khi mà Sinh Tử Huyền Quan bị vỡ nát, ông sẽ chết ngay tức khắc.

Nguyên Huân không nói ra điều ấy, nhưng Đoàn Chính Tâm, ông biết. ông hiểu bệnh tình của ông không còn cơ cứu chữa, dẫu tiên thánh cũng đành bó tay. Nhưng sao ông thấy lòng mình bình yên. ông đã mãn nguyện.

Những ngày cuối cùng này của đời ông, ông đã được bàn tay của người vợ hiền chăm sóc. ông cười nói với Phu nhân:

- Hiền thê ạ! Thế là ta hoàn toàn mãn nguyện, đã có em ở bên ta lúc ta ra đi. Em cũng đừng buồn vì sẽ phải phân ly. Nguồn vui lớn nhất là vợ chồng ta đã được sum họp, được có nhau lúc cuối đời. Em hãy vui lên, đừng bi lụy như thế! Phi Yến, có nghe ta nói không! Đừng để ta ra đi mà không được yên lòng!

Phu nhân cúi hôn lên trán chồng:

- Tâm lang, thiếp vẫn là bên chàng mãi mãi... Thiếp không buồn, không khóc nữa đâu!

Chu Cẩm Đoàn vẫn quanh quẩn bên giường Đoàn Hoàng gia từ hôm trở về. Đối với Đoàn lão, họ Chu vẫn giữ trọn lễ của một tôi thần như trước một Hoàng đế còn tại vị. Hôm nay, Đoàn đại hiệp dường rất tỉnh táo. ông cho gọi mọi người đến bên giường. Phu nhân vực ông ngồi dậy, dựa lưng vào đống chăn gối bên thành giường, bà ngồi cạnh đỡ lấy bả vai gầy gò của chồng; Uyên Thanh và Hoài Nam quỳ dưới chân mẹ. Nguyên Huân vòng tay đứng sau lưng Uyển Thanh, họ Chu và Dư lão tứ đứng lặng lẽ cuối chân giường. Hôm ấy là ngày 24 tháng giêng năm Ất Tỵ.

Đoàn lão bắt mở tung các cánh cửa. Ngoài trời mưa bụi. Ông đưa đôi mắt bình thản nhìn cảnh vật bên ngoài, một lát sau cất tiếng, giọng rõ ràng:

- Hiền thê, hiền thê còn nhớ không, ngày ta gặp gỡ hiền thê cũng vào một ngày xuân mưa bụi thế này.
Một năm sau, cũng vào tiết xuân, núi rừng nở rộ hoa đào, Tam ca đã đứng ra lo liệu cho chúng ta trở thành chồng vợ. Ngày ấy, hiền thê vừa hai mươi tuổi, còn ta, hơn hiền thê những hai mươi lăm tuổi Hiền thê không chê ta già và xấu, đối với ta một dạ kính yêu. Vợ chồng ta có được với nhau năm năm hạnh phúc thì chia lìa.

Trong suốt hai mươi năm, ta thương nhớ hiền thê, những tưởng không bao giờ còn gặp lại, thế mà trời còn thương ta, cho ta có được nàng những ngày cuối đời, thế cũng là đã đủ, chỉ hiềm một nỗi là để nàng lẻ loi nơi dương trần. Các con rồi chúng cũng theo chồng theo luật trời đất, chỉ tội nghiệp nàng...

Ông dừng lại, điều hòa hơi thở, nói tiếp:

- Còn riêng ta, chẳng ngại gì cái chết, chỉ đau buồn là bao hoài bảo đã tiêu tan. Đã năm đời nay, tổ tiên ta mong có một ngày dựng lại tổ quốc, vậy mà cho đến đời ta, ta cũng chẳng làm được điều gì, cố quốc chỉ còn là trong tâm tưởng! Thế mới biết mệnh trời chẳng thể đoạt được !

Khi ta mất rồi, Tiêu lão nhị có về đây, nói cùng lão, ta chẳng còn biết cách nào để đền ơn tri ngộ, và mệnh trời đã như thế, có cưỡng lại cũng chỉ lao tâm khổ trí, vô ích mà thôi ! Ta gởi lời chào đến những người anh em của ta, chẳng bao lâu nữa, Bát Đại gia sẽ cùng sum họp... Sống gửi, thác về có gì đâu mà phiền não! Vậy hiền thê, các con, và hai vị huynh đệ của ta chớ than khóc làm chi, đừng nghi lễ rườm rà, hãy đưa ta đến nơi triền ngọn Liên Sơn, ngay bờ dốc xoải có cây tùng lớn nhất ấy. Hãy để mắt ta được nhìn về hướng Tây Bắc, để hồn ta bay về cố hương. Đừng bia đá tên đề, chỉ cần một chữ Đoàn giản dị. Ta sống đã một đời vô dụng, cũng xin được chết âm thầm... Các người khóc than ta, chính là đã muốn quên ta đó!

Nhìn qua Nguyên Huân, ông tiếp:

- Nguyên Huân! Ta coi con như con đẻ, yêu thương con hơn ta yêu bản thân mình, nay ta xin con, vì tình sâu ấy, mà săn sóc, phụng dưỡng mẹ của con. Chính hiền thê ta đã xâm hình hổ phù lên ngực con ngày con vừa lên bốn, ngày nay con đã khôn lớn, đã mang được một thân võ công tuyệt học, hãy lấy đức độ và bao dung làm đầu, lấy lòng thành mà đãi người, lấy nhân nghĩa thủy chung làm gốc, ta nói ít con hiểu nhiều!

Ông lại dừng, nhìn Uyển Thanh, lúc lâu tiếp:

- Uyển Thanh con, ta biết rõ Nguyên Huân, con đừng vì lẽ tàn phế mà đau buồn; chiến tích trên người con chính là niềm vinh dự. Sau khi ta mất sẽ trở ngại cho các con, nên ta muốn hai con làm lễ thành hôn, có sự chứng giám đầy đủ mọi người trong gia đình, và chỉ lạy tổ tiên là đủ. Các con hãy đứng lên, lạy nhau cho đủ ba lạy, để nên vợ nên chồng.. .

Nguyên Huân nghe lời, chàng đỡ Uyển Thanh dậy, mắt Uyển Thanh nhòa lệ. Đoàn lão nói:

- Ta biết con buồn, ai chẳng muốn làm cô dâu trong ngày cưới nhưng con ạ, hạnh phúc chính ở lòng các con, chứ chẳng phải bằng những nghi lễ long trọng ? Nghi lễ trang trọng nhất là các con yêu thương tôn kính nhau. Uyển Thanh, nếu con còn khóc, ta chết không nhắm mắt được!
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #191 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:53:53 pm »

Cả hai vâng lời cha già, hướng vào nhau lạy đủ ba lạy, xong hướng về Đoàn phụ mẫu toan quỳ xuống. Đoàn lão giơ tay ngăn:

- Khoan đã ! Dư lão đệ, lấy giùm ta ba nén nhang mang lại đây!

Ba nén hương phảng phất khói thơm trong hai bàn tay run run chấp lại, Đoàn lão nhắm mắt:

- Tam ca và tẩu tẩu, tiểu đệ tin rằng hương linh Đại ca và tẩu tẩu cùng Ngũ ca, Thất, Bát đệ đang quanh quẩn nơi đây, chứng kiến giờ phút tiểu đệ thay mặt, tác thành cho đôi trẻ theo như lời giao ước năm xưa. Xin hãy chứng giám và độ trì cho con cháu...!

Uyển Thanh và Nguyên Huân đỡ lấy nén hương từ tay  ông, lạy tám lạy rồi bước đến bàn thờ, sóng đôi làm đại lễ ra mắt tổ tiên, cắm nhang vào lư hương, xong quay trở lại giường  ông. Đoàn lão nói:

- Hoài Nam, sao con không đứng lên mừng cho anh chị con!

Hoài Nam như người đang phiêu linh, nghe cha nói, giật mình. Nàng đi đến trước Nguyên Huân và chị gái, cố lấy giọng vui mừng nói :

- Em chúc mừng, em cầu mong cho anh chị bách niên giai lão!

Nàng không dấu nổi đôi bàn tay run rẩy, Nguyên Huân liếc thấy chàng xót thương Hoài Nam vô bờ. Chàng biết làm sao, biết nói thế nào với người chàng yêu dấu??

Tiếng nói của Đoàn lão vẫn đều đều:

- Hoài Nam, con yêu quý của cha, cha con ta sum họp chẳng bao lâu thì lại phân lìa... đừng khóc con...
Hãy can đảm lên con, trong mọi hoàn cảnh, cha nhắm mắt mới yên lòng được. Tình cha con tuy thời gian chẳng được là bao, nhưng cha tin tình phụ tử trong con sâu đậm như tình con thương mẹ!

Ông nắm chặt bàn tay Hoài Nam, và quay xuống nhìn hai người đàn ông đứng ở cuối giường. Hai người hiểu ý bước đến gần. Đoàn lão nói:

- Nhị vị hiền đệ, từ trước đến nay, ta vẫn coi hai hiền đệ như ruột thịt; hai em đã vì ta mà bỏ lỡ cả cuộc đời, vì ta mà chịu bao nhiêu gian nan vất vả. Ta chỉ còn tấm lòng này để tạ ơn tri kỷ. Ta mất rồi, hai hiền đệ có muốn trở về cố thổ, hay thế nào thì ta cũng chẳng dám có ý kiến, tùy ở hai hiền đệ mà thôi. Con chim trước khi chết cất tiếng thiết tha, hai hiền đệ hiểu lòng ta là đủ!

Hai người quỳ phục xuống đất. Chu Cẩm Đoan lên tiếng:

- Chúa công ơi, tổ tiên nhà thần đời đời giữ nghĩa thủy chung, tỏ trọn lòng trung liệt; nay Chúa công bỏ mà ra đi, cho thần được cùng theo hầu hạ Chúa công...

Đoàn lão cảm động nói:

- Quý thay! Tấm lòng của bốn dòng họ trong Ngư, Tiều, Canh, Mục. Chu lão độc ơi, không cần phải thế! Vợ con ta còn đây, ta trông nhờ vào sự quan tâm của nhị vị hiền đệ. Chu hiền đệ; hiền đệ còn trẻ, nên nghe lời cuối của ta, sau khi ta chết, ta muốn ngày thứ chín, hiền đệ hãy đón Bạc Thúy Miên về làm vợ; và hai vợ chồng, cùng Dư lão đệ ở cùng lại đây, cùng với vợ con ta đùm bọc lấy nhau... Hiền thê ạ, nàng nghe rồi đó, hãy vì ta mà lo việc này!

Nguyên Huân xin phép lui ra, một lúc trở vào, chàng lấy ra một viên hồng ngọc cực đẹp có sợi dây vàng, viên bảo ngọc của Nghĩa mẫu tặng chàng ngày ở Tuyệt Tình Đàm, choàng vào cổ vợ. Uyển Thanh nghe trong lòng an ủi, khẽ nói :

- Phu quân, thiếp cảm nhận ơn phu quân đã ban cho thiếp!

Chàng bóp chặt bàn tay còn lại của nàng, rồi đi lại trước Chu Cẩm Đoan cúi đầu nói:

- Chu Thúc phụ, trong túi này có mười viên hồng ngọc, tiểu điệt xin Thúc phụ thu dụng để làm sính lễ!

Đoàn lão cả vui nói:

- Chu Cẩm Đoan, hãy cầm lấy. Nhân danh ta, ban cho hiền đệ!

Ông nhìn Dư Tứ:

- Dư lão đệ, ta với em, trên ba mươi năm nay không rời nhau một bước, bây giờ sắp phải xa nhau nhưng chúng ta rồi sẽ gặp lại.. . Một trong những người ta thương yêu nhất là Dư đệ xin vì ta mà quan tâm đến gia đình ta, các con ta!

Dư Tứ khóc nói :

Lão nhân gia ơi! Dư Tứ này chỉ có một tấm lòng thiết tha vì chủ, ba mươi sáu năm nay đã gởi nó ở nơi này, lấy lại làm sao được! Chẳng lẽ Lão nhân gia không còn tin Dư Tú này nữa hay sao?!

- Không đâu, ta không tin ở tấm tình Dư đệ thì còn biết tin vào ai?!

Nói xong ông nhắm mắt, Phu nhân đỡ ông nằm xuống. Đến cuối giờ Tuất, ông mở mắt, không nói gì, lần lượt nhìn Phu nhân, các con và hai người tâm phúc, lại nhìn rất lâu vào đôi mắt người vợ yêu dấu, mỉm cười, và qua đời.

Đám tang của Đoàn đại hiệp diễn ra rất âm thầm và giản dị, không một tiếng khóc; lời trối trăng của ông được tuân thủ trọn vẹn... Một tảng đá hình chóp, cao hơn đầu người được Nguyên Huân chuyển đến để làm bia mộ, chỉ không theo lời yêu cầu của ông, người một đời ôm niềm đau không thực hiện nổi đại sự phục hồi cố quốc, chàng khắc trên đó hàng chữ: "Bát Đại Danh gia- Đoàn Lục Hiệp Hoàng Tôn Đệ Ngũ Đại - Đại Lý Đoàn Triều Chi Linh mộ", phía trên hàng chữ, Nguyên Huân vận Tiên Thiện Công ấn mảnh ngọc Nguyệt Kiếm tín phù, huy hiệu của Bát Đại gia lún sâu vào đá Vâng theo lời Đoàn Lục gia, không một ai kể cả Phu nhân được túc trực bên mộ theo tập tục đương đại.
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #192 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:54:39 pm »

Ngày tháng trôi qua, những mầm cỏ non đã nhú lên phủ xanh ngôi mộ. Đoàn phu nhân gương mặt bình thản, bà tiến hành việc cưới vợ cho Chu Cẩm Đoan; mọi người trong gia đình gượng làm vui, đón Bạc Thụy Miên về. Đó là một nữ lang thuộc dòng dõi quí tộc, xinh đẹp và hiền hậu. tuy bề ngoài, đôi vợ chồng họ Chu theo tình chị em mà xưng hô với Đoàn phu nhân như bà bắt buộc, nhưng bên trong họ vẫn giữ đúng lễ Chúa Tôi, cả với vợ chồng Nguyên Huân và Hoài Nam.

Nguyên Huân và Chu Cẩm Đoan bắt tay xây dựng thêm mấy ngôi nhà, lấy đá xây tường, bao bọc thành một dinh cơ.

Hoài Nam sống âm thầm như chiếc bóng quẩn quanh bên mẹ. Nàng cố tránh mặt Nguyên Huân trừ những bữa cơm trong gia đình. Nguyên Huân cũng giữ lễ trên, dưới của một gia đình; chàng cư xử với Hoài Nam như một người em gái, ân cần, trìu mến, với một nét mặt bình yên...

Uyển Thanh, từ ngày cha mất, xin với chồng cho nàng được cư tang để trọn đạo hiếu, nàng ngủ chung phòng với em gái, Nguyên Huân càng kính trọng nàng, chàng nào hiểu được tâm sự, những suy nghĩ day dứt của Uyển Thanh...

Hoài Nam nghe lời Nguyên Huân, dần dà nàng chịu tập luyện võ nghệ. Nguyên Huân cũng ra công chỉ dạy thêm võ công cho Chu Cẩm Đoan. Và Đoàn phu nhân, bà trao phó mọi việc trong nhà cho vợ chồng họ Chu điều động, quán xuyến. Thụy Miên thấy Hoài Nam có ý thích làm bếp, nàng chỉ dạy cho cô thiếu nữ nấu thành thục những món ăn của dân tộc. Hoài Nam dò ý Nguyên Huân, nàng làm những món hợp khẩu cho chàng: canh cua rau đay và cà pháo. Và những lần thấy Nguyên Huân ngon miệng, Hoài Nam không dấu nỗi vui mừng, đôi mắt nàng long lanh trên gò má còn hồng ánh lửa; nhưng nàng không biết rằng, những lúc ấy, Đoàn phu nhân càng thương xót con âm thầm. Bà biết tình yêu của Hoài Nam dù là vô vọng, nhưng nó không trở nên là bóng tối, là nỗi đau nhưng không héo úa, tàn rủ tâm hồn nàng, nhưng là nỗi ngậm ngùi khôn khuây!

Uyển Thanh càng ngày càng yêu quý người em gái xinh đẹp Tính tình Hoài Nam đôn hậu, dịu dàng. Uyển Thanh hoàn toàn tìm được nguồn vui sống... Uyển Thanh được an ủi rất nhiều bởi những chăm sóc, thương yêu của Nguyên Huân, chàng không buồn phiền gì về nàng bởi lời yêu cầu cho nàng được cư tang hiếu đạo ba năm.

Tuy con mắt trái của nàng không còn nhìn thấy, do sự chấn thương ở huyệt Ngự yêu, nhìn qua khó ai biết được, nhưng còn nổi đau buồn khác nàng giữ kín trong lòng không tỏ lộ cùng ai, cả với người mẹ hiền. Đó là huyệt Thận du của nàng bị trọng thương rất nặng, tuy đã được Đại Sư bá Hoạt Phật dốc tâm, dốc lực cứu chữa, và ông cũng không dấu nàng:

- "Con ạ, tuy tính mạng con không có gì nguy hiểm nữa, nhưng ta phải nói thật rằng con không còn có khả năng làm mẹ được nữa . . ."

Đó là nổi buồn lớn nhất của nàng! Và Nguyên Huân, hậu duệ cuối cùng của Hưng Đạo Đại Vương, chàng sẽ lâm vào trọng tội " Vô hậu vi đại". Điều ấy đã day dứt nàng suốt từ ngày nàng bình phục, và cho đến bây giờ. Vô hậu vi đại là tội lớn nhất đối với nhà chồng trong Thất xuất". Nàng yêu chồng, tình yêu ấy đã trải qua chín năm, từ ngày nàng mười lăm tuổi. Tình yêu ấy theo thời gian chẳng hề phôi pha. Giờ đã nên vợ nên chồng, nàng cũng chưa dám nói ra điều ấy cùng Nguyên Huân; ngày, tháng đi qua, nỗi đau đớn lại càng ray rứt dằn vặt tâm hồn Uyển Thanh, nước mắt theo niềm đau câm nín chảy ngược vào lòng...
Đoàn phu nhân ngày càng trở nên trầm lặng, cứ mỗi sáng, chiều, bà lên thăm mộ chồng một cách đều đặn. Tuy chỉ mới hai tháng từ ngày phu quân bà qua đời, mái tóc của Phu nhân đã bạc trắng như tuyết. Những nếp nhăn trên trán, vết chân chim nơi khóe mắt đã xuất hiện, và nỗi buồn lắng đọng trong đôi mắt héo hon, khiến bà như già đi hàng chục tuổi. Bộ quần áo xô gai làm tăng thêm dáng vẻ tiều tụy. Đâu rồi " Tây Bắc Đệ nhất Mỹ nhân" thuở nào!

"Đời như lá, thoắt xanh rồi thoắt úa,

Ta như rêu mọc giữa lôi đi này

Cơn gió nổi một đêm nào nghiệt ngã

Sớm mai đây còn lại chút hưng phai..."

Và những đêm khuya, những canh khuya u tịch quặn thắt lòng bà: "Bao nhiêu năm gom lại một canh khuya!" Cái mặc cảm có lỗi với chồng dầy vò bà khôn dứt... Bà đã có một khoảng thời gian lãng quên ông mà sống với kẻ thù của chồng, hơn thế nữa, kẻ thù của nhân dân Đại Việt. Những cơn ác mộng hành hạ bà từng đêm!

Vậy mà ông, Đoàn lang của bà, suốt hai mươi năm chịu đựng căn bệnh trầm kha do kẻ thù gây ra, trong khi bà chung sống với y; với thời gian đăng đẳng ấy, ông đã thương nhớ bà không phút giây khuây lãng. Những câu chuyện Uyển Thanh vô tình kể lại, càng làm cho bà thêm kính yêu chồng, càng làm cho bà thêm đớn đau chất ngất... ông đã không khép tội bà, ông nhận cái phần lỗi ấy về ông. Có người đàn ông nào không đau đớn, khi biết người yêu của mình đã từng ở trong vòng tay kẻ khác; càng xót xa hơn khi biết được người vợ yêu dấu một đời, lại bị kẻ thù của chính mình ôm ấp! Chỉ trừ ông, Đoàn lang của bà, ông đã yêu bà bằng một tình yêu tự xóa, một tình yêu quên lãng bản thân mình... Ông độ lượng với bà như trời biển.
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #193 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:55:21 pm »

Những buổi chiều, ngồi nhặt cỏ úa trên mộ chồng, bà nói cùng ông, bà thì thầm cùng người dưới mộ những mặc cảm tôi lỗi giằng xé lòng bà. Những lần bà mãi mê than thở cùng ông, bà quên lãng cả thời gian, khiến Nguyên Huân và Uyển Thanh phải đi rước bà về. Có những đêm thao thức không ngủ, bà lại tìm lên mộ, ngồi đó với ông dưới bầu trời khuya long lanh những vì sao hiu quạnh, trong cái mênh mông yên tĩnh, lòng thấy dịu đi... Tiếng gió ngàn rì rào trên sườn non, tiếng ếch nhái dưới cỏ ướt, tiếng mơ hồ của đêm khuya có điều gì làm cho bà được thanh tỉnh, bình yên, hay chính ông, linh hồn đau thương ấy đã về quanh quẩn bên bà ! "Đoàn lang, sao không về cùng thiếp, sao không nói với thiếp một lời, mà im lìm đến vậy..."

Nỗi ao ước được gặp lại ông khiến bà đã bao lần muốn đi theo ông. Nhưng còn Hoài Nam tội nghiệp của bà! Nàng rời bỏ chốn trang đài gác tía, theo mẹ về quê cha, chịu làm thân một sơn nữ giữa núi rừng hiu quạnh, với nỗi đau thầm kín xót xa của một cuộc tình không lối thoát và với một Uyển Thanh tàn tật thiếu tình mẫu tử bao năm. Bà không thể để các con ở lại trong lẻ loi, mất cha rồi mất mẹ. Không, bà phải sống, phải xua tan ý nghĩ thiết tha muốn theo ông; bà thương xót các con, khấn hương hồn ông thấu hiểu cùng bà. Nhưng thời gian cứ bỏ đi, rũ theo sức khỏe của bà. ôi, nỗi tàn phai nào chẳng có!

Bà sống với hình ảnh một người chồng choáng ngợp tâm linh bà từng khắc một, và Uyển Thanh con bà, ấm áp với nghĩa vợ chồng, được thương yêu, được an ủi, vỗ về. Chỉ còn một Hoài Nam, nàng chỉ có mình bà làm nơi nương tựa. Còn ai đáng chọn mặt để gởi vàng?! Nhiều lúc, bà có ý nghĩ cho Hoài Nam và Uyển Thanh thờ chung một chồng, nhưng tính tình của Nguyên Huân bà hiểu, con người ấy, tâm hồn ấy, làm sao bà có thể nói ra!

Từ sau khi trở về, Nguyên Huân chăm chút, ân cần với Uyển Thanh, chàng biết chàng không thể không hy sinh mối tình của mình, chàng là lẽ sống của người vợ thương tật. Vả chăng, Đoàn phu nhân biết rằng, dù ý bà có muốn như thế, Nguyên Huân có bao giờ lại nhận cái ân huệ lớn lao dường ấy...

Thấm thoát đã trăm ngày mất của Đoàn lão, Phu nhân sắm sanh lễ vật hương hoa cùng mâm rượu lên tế mộ chồng. Trời đã vào hạ, mầu nắng vàng chảy êm bên triền núi xanh, trên bãi cỏ mướt dưới gốc những cây phượng già đã bắt đầu nở bung sắc thắm những chùm hoa rực rỡ, mây trắng trôi dịu dàng trong bầu không gian thanh nhẹ. ông nằm đây đã ba tháng mười ngày, nhưng với bà như đã hàng thế kỷ.

Dư, Chu nhị vị và các con bà đã hành lễ xong, đứng im lặng kính cẩn sau lưng bà. Đoàn phu nhân tỏ ý muốn ở lại một mình, tất cả dường ái ngại nhưng vẫn tuân lời bà ra về. Bà một mình ngồi với ông cho đến sáng hôm sau. Sau đêm ấy bà ngã bệnh, và từ đó trở đi, sức khỏe bà suy sụp. Nhưng ý chí phải sống vì các con đã giúp bà vượt qua cái chết dịu dàng chờ đợi bà, cưỡng lại sự mời gọi của cõi chết mà bà hằng khát khao, mong ước.

Một hôm, bà nhẹ nhàng trách cứ Uyển Thanh:

- Cha con là người giang hồ phóng khoáng, sở dĩ muốn hai con thành thân trước, cũng là để khỏi phải cư tang chờ đợi ba năm; nếu bây giờ con giữ hiếu đạo ấy, chẳng phải là đã làm ngược lại ý của cha con hay sao?

Uyển Thanh nức nở khóc, bà gạn hỏi, một lúc sau nàng mới thổ lộ điều uẩn khúc dày vò nàng. Suốt đêm ấy, Phu nhân suy nghĩ miên man và buồn phiền vô hạn. Cuối cùng, bà gọi riêng Uyển Thanh vào phòng, không ngần ngại, bà nói cho con gái biết về tình yêu thầm lặng mà sâu đậm của Hoài Nam, kể từ khi em gái nàng cứu thoát Nguyên Huân giữa trùng vây nguy khốn của kẻ thù. Uyển Thanh ngồi lặng, xót thương em gái, và nàng tán thành ngay ý định của mẹ. Hoài Nam sẽ cùng nàng săn sóc Nguyên Huân, cùng nàng chia xẻ nỗi lo âu trĩu nặng tâm trí. Hoài Nam sẽ thay nàng gánh trách nhiệm nối dõi dòng họ Trần. Phu nhân vẫn lo lắng:

- Mẹ chỉ e rằng Nguyên Huân nó chẳng chịu!

- Mẹ, cứ để mặc con!

Đêm ấy, Uyển Thanh sang cùng Nguyên Huân. Nàng nhu thuận trong vòng tay chồng như bao nhiêu người vợ tròn nghĩa gối chăn. Nguyên Huân nâng niu tấm thân tàn phế của vợ và hôn lên khuôn mặt nàng. Dưới bóng trăng dịu dàng chiếu qua khung cửa nhỏ, đôi mắt Uyển Thanh long lanh giọt lệ, Nguyên Huân ngỡ rằng vì niềm hạnh phúc dâng đầy, nhưng Uyển Thanh lại nức nở tiếng khóc. Thấy vợ có điều khác lạ
Nguyên Huân ôm vợ xoa tấm lưng trần dỗ dành gạn hỏi, Uyển Thanh dấu mặt vào ngực chồng kể nổi niềm riêng nàng mang nặng, cùng lời nàng yêu cầu mong chàng chấp thuận.

Nguyên Huân ngồi lặng, chàng đau đớn, nhưng chàng cũng thấy thương Uyển Thanh khôn xiết; cuối cùng chàng mỉm cười, tay xoa nhẹ trên bờ vai thon của vợ, vuốt cánh tay trần lành lặn của nàng, dịu dàng nói:

- Mình ạ! Đó là điều đáng buồn thật, nhưng cũng chẳng đáng để cho mình ray rút như thế. Ta nhất định không thể phụ mình, cho dù là mình vui vì điều mình muốn. Không, ta vĩnh viễn coi Hoài Nam là em gái của ta, nếu mình còn nói nữa, ta giận đấy. ý la đã quyết, xin mình đừng nói nhiều!

Nói xong, Nguyên Huân bịt miệng nàng bằng một chiếc hôn. Uyển Thanh nồng nàn hạnh phúc trong vòng tay chồng.
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #194 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:56:11 pm »

Chương 29
Tây Đô, bảo kiếm bay hồn giặc
Hàm Quỷ, thần uy bạt vía thù.

Sau cái chết đột ngột của Minh Thành Tổ, và cuộc thảm bại của Pháp Vương Dương Tiêu, Minh Nhân Tôn lên ngôi, lòng hoang mang lo sợ. Đứng trước tình thế chiến tranh với Mông Cổ, với Ngõa Thích, và các cuộc nổi dậy ở trong nước, đã đưa đến những khó khăn hết sức nghiêm trọng, nên đã hạ chiếu chỉ:

. . . "Những việc ở Giao Chỉ như khai khẩn vàng bạc và tìm kiếm hương liệu các loại, đều đình chỉ hết. Các quan lại sai đi công cán, không được sách nhiễu dân tình. Phải khẩn cấp lai kinh, không được kiếm cớ ở lâu để làm điều bạo ngược. . ." ( Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, chương III. Trang 15.)

Trong một sắc chỉ khác, ra lệnh cho bọn Trần Trí ".. . Phải khéo léo vỗ về chiêu dụ. ..".

Bước qua mùa xuân năm Ất Tỵ ( 1425) Trần Hiệp là Binh bộ Thượng thư, đứng đầu hai ty Bố chính Và án sát, đã mật tâu về triều cấp báo về tình hình lớn mạnh của Nghĩa Quân và xin lệnh đánh. Trong bản mật tấu có ghi:

"Lê Lợi đã chiếm Trà Long, giao kết với Thổ quan Ngọc Ma và Tù trưởng Lão Qua để cùng làm ác. Lại khiến bọn nghịch đảng Phan Liêu và Lô Văn Luật đến các châu Gia Hưng, Quốc Oai chiêu tập đồ đảng, thế càng ngày càng lan rộng. Nếu không tiêu diệt gấp, e không còn kịp nữa..."

Biết ý định tấn công phủ đầu của địch, Nghĩa Quân Lam Sơn quyết định ra tay trước, tiến quân đánh chiếm Nghệ An, đánh địch trên đường chúng hành quân. Từ Nghệ An lên Trà Long có hai đường, một đi dọc sông Lam, hai là đường thượng đạo qua Đỗ Gia Nếu địch tiến quân cả hai đường, Nghĩa Quân sẽ bị kẹt trong gọng kìm. Để phá tan chiến thuật của giặc, và giành thế chủ động, chủ tướng Lam Sơn đã sai Đinh Liệt mang hai ngàn quân theo đường thượng đạo đánh chiếm Đỗ Gia, để khống chế mũi dùi của địch. Đinh Liệt đóng quân tại Linh Cảm Sơn, ngay ngã ba sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu chủ ý khống chế con đường thượng đạo từ Thanh Hóa và Tân Bình, Thuận Hóa; ngăn chặn mọi sự tiến quân của giặc tiếp viện, hoặc cứu nguy cho thành Nghệ An.

Toàn bộ thực lực của Nghĩa Quân chiếm đóng ải Khả Lưu trên đường vào Nghệ An - ải Khả Lưu hiểm trở, có núi cao và rừng rậm hai bên; mọi việc giao thông từ Nghệ An lên Trà Long phải đi qua Khả Lưu.

Giữa lúc đó Trần Trí và Phương Chính đem đại quân từ Nghệ An tiến lên Trà Long, dùng cả thủy quân ngược sông Lam mà tiến. Địch đến bờ Nam của Khả Lưu, chuẩn bị tiến đánh sang bờ Bắc. Đây là trận đánh then chết, lần đầu tiên một trận địa chiến, có thời gian cho hai bên chuẩn bị, có sự tham chiến cả hai quân thủy, bộ. Quân địch rất đông, mà Nghĩa Quân, quân số chỉ chừng ba mươi ngàn, nên cuộc đọ sức phải bằng mưu trí và tinh thần quyết tử của Nghĩa Quân, hơn là thực lực.

Nghĩa Quân Lam sơn dụng kế phô trương thanh thế để lừa địch. Một toán quân tinh nhuệ cùng với tượng binh lẻn qua sông phía Nam phục kích. Sáng hôm sau lúc còn mờ đất giặc tiến công doanh trại, Nghĩa Quân trá bại, lừa địch vào ổ phục binh, rồi từ bốn hướng, Nghĩa Quân đổ ập ra chém giết. Địch thua to, chết tại trận địa và chết đuối lên đến hàng ngàn tên; hào khí cuồn cuộn như sóng lớn, Nghĩa Quân tràn lên như nước vỡ bờ, tấn công đánh chiếm các nơi trong địa phận Nghệ An, thanh thế lừng lẫy.

Nguyên Huân đã tìm đến Lam Sơn giữa lúc khí thế của Nghĩa Quân đang trào sôi. Chàng có mặt trong hàng ngũ như một người lính bình thường.

Ngay từ khi trở về Đại Việt, Nguyên Huân có ý định tìm ngay đến Lam Sơn, nhưng thời gian này là giai đoạn hòa hoãn giữa Nghĩa Quân và địch. Giai đoạn hòa hoãn kéo dài hai năm. Sở dĩ quân Minh chấp nhận sự hòa hoãn này là do những biến động nghiêm trọng từ mẫu quốc: cuộc chiến tranh với Ngõa Thích ở phía Tây, sự nổi dậy của con cháu Thuận Đế khiến Thành Tổ phải thân chinh, và những cuộc nổi dậy của dân chúng Phúc Kiến và Sơn Đông do Đường Trại Nhi và Đặng Mậu Tuất lãnh đạo.

Tình hình kinh tế trong nước bị kiệt quệ, tình hình quân sự rối ren..: Tuy biết được nội tình địch, nhưng Nghĩa Quân Lam Sơn cũng đang ở trong tình trạng kiệt quệ không kém, hay đúng hơn là vô cùng trầm trọng.
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #195 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:56:50 pm »

Từ khi các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ trong suốt mười sáu năm đã hoàn toàn bị dập tắt, địch dồn mọi nỗ lực để hòng đê bẹp Nghĩa quân Lam Sơn. Rút về Chí Linh lần thứ ba, quân sĩ phải sống bằng măng giang, măng nứa, rau rừng, củ chuối, có khi phải giết cả chiến mã , chiến tượng mà ăn, tình thế hết sức bi đát. Trong suốt hai năm hòa hoãn với giặc, từ tháng 4 năm Quý Mão (1423), Nghĩa Quân đã cũng cố lại thực lực, xây dựng căn cứ, chiêu binh mãi mã, và trong hai năm cố gắng gian khổ ấy, cuối cùng nghĩa quân đã có được một thực lực đáng kể.

Trận đánh đầu tiên sau suốt hai năm án binh bất động, với chiến thắng lẫy lừng ở Khả Lưu, đã đưa tinh thần chiến đấu của quân sĩ lên cao ngùn ngụt, và tạo được niềm tin lớn trong lòng trăm họ. Hào kiệt các nơi theo về như nước chảy, thanh thế bùng lên.

Sau đêm ngà ngọc, Uyển Thanh vẫn phiền muộn trong lòng. Nàng cảm kích tấm lòng của chồng bao nhiêu thì càng đắng cay cho phận mình bấy nhiêu. Khả năng sinh nở không còn, nàng không bao giờ trở thành là người mẹ, không thể nào làm tròn bổn phận thiêng liêng với chồng, với gia đình chồng. ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đời làm vợ là làm mẹ, là có con để nối dõi tông đường... Lợi dụng giữa những lúc ân cần, nồng nàn, mật ngọt trong tay chồng, Uyển Thanh bao lần nài nỉ, nhưng Nguyên Huân vẫn nhất định không nghe.

Giữa lúc ấy, Nguyên Huân gặp lại Khô Nỗ Viết. Người nghĩa sĩ của dân tộc La Sát này đã sang Đại Việt ngay từ đêm chia tay với Nguyên Huân ở khu Lâm trạm ngoại thành Nam Kinh. Họ Khô đã tìm đến Xa Khả Tham bằng lá thư giới thiệu của Đoàn Chính Tâm.

Đứng trong hàng ngũ Nghĩa Quân áo đỏ, quả thực ông không được hài lòng vì chủ trương của Xa Khả Tham, tuy rằng ông rất cảm phục sự chiến đấu anh dũng, kiên cường, cùng tinh thần hy sinh vô bờ bến của nhân dân Đại Việt. Họ Khô thường xuyên đi về thăm hỏi và đàm đạo với Đoàn Lục gia, đã được gặp gỡ hai nhân vật đứng đầu của nhóm Bát Đại Danh gia: Hoạt Phật đại sư, Thiên Hư đạo trưởng, ông cũng gặp cả nêu Đại Hùng. Chính Khô Nỗ Viết là người đã cứu Uyển Thanh trong trận quân Minh phục kích Nghĩa Quân ở Gia Hưng. Uyển Thanh ngày ấy bị vây bởi một toán Thất Sát Từ đó trở đi, Khô Nỗ Viết thường năng ghé thăm Lục gia hơn.

Lần này trở lại, Khô Nỗ Viết rất đau lòng khi biết Đoàn Lục gia đã qua đời. ông sung sướng gặp lại Nguyên Huân. Trong một buổi rượu, có cả Chu Cẩm Đoan và Dư Tứ, Nguyên Huân hỏi:

- Khô nghĩa sĩ, các hạ đến Đại Việt được gần năm năm, tình hình khởi nghĩa của các lực lượng Nghĩa Quân
gần đây thế nào? Tại hạ mới chân ướt, chân ráo trở về, lại gặp lúc Nhạc phụ qua đời, nên chưa nắm vững được diễn biến...

Khô Nỗ Viết nói:

- Điều tại hạ tâm phục nhất là tinh thần chiến đấu kiên trì của nhân dân Đại Việt. Tuy nhiên cho đến ngày tại hạ đặt chân lên đất nước này, thì các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ của các thủ lãnh địa phương đã bị dập tắt hết. Chỉ còn lại Xa tướng quân, lấy địa điểm hiểm yếu của vùng Gia Hưng mà cố thủ, là vẫn còn đứng vững. Nhưng Xa tướng quân không có chí mưu đồ việc lớn, không dám đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa lan rộng ra toàn quốc, cứ như vậy, trước sau cũng bị tiêu diệt!

Nguyên Huân hỏi:

- Còn cuộc dấy binh của Chúa đất Lam Sơn thế nào?

- Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, từ năm Mậu Tuất, cũng không có nét đặc sắc, chỉ là sự bùng dậy của một nhóm người; không có kế sách lâu dài, cũng không có cả phương châm hành động, vì vậy nhiều phen đã tưởng chừng tan rã sau ba lần rút về Chí Linh, mất cả vợ con tuy rằng có tạo được một số chiến thắng lớn, lần lượt như trận Mường Thôi, Bến Lộng, Bồ Mộng, Quan Du, Kình Lộng, Bồ Thi Lang, Đèo ống; nhất là cuộc chiến thắng ở huyện Khôi vào tháng 2 năm Quý Mão. Tuy nhiên, những trận đánh đó không cá tính cách chiến lược, nên không thể từ đó mà khuếch trương chiến thắng để chiếm lĩnh những địa bàn khác...

Nguyên Huân ngắt lời:

- Chẳng lẽ Nghĩa Quân Lam Sơn không có nhân tài có tầm nhìn chiến lược sao?

Khô Nỗ Viết mỉm cười:

- Tại hạ đến đây vào cuối năm Canh Tý. Theo nhận xét thì quả thật mà nói, Lam Sơn cứ địa dũng sĩ thì dư,
nhân tài chẳng thiếu, nhưng chỉ là hạng cầm quân ngoài mặt trận. Lam Sơn thiếu hẳn một nhân vật chủ chết, thần mưu, thánh kế, có tầm viễn kiến để hoạch định sách lược. Trong bất cứ một cuộc dấy binh khởi nghĩa nào, thiếu người như thế, thì chẳng hy vọng thành công được!

Dừng một lát, Khô Nỗ Viết nói tiếp, và nhận định rõ hơn:

- Từ năm Canh Tý đến năm Nhâm Dần, có thể cả ba, bốn năm trước đó nữa, Nghĩa quân nằm ở trong tình trạng luôn luôn chuyển dịch, không đứng yên được ở nơi nào; không gây được cơ sở lâu dài, không mở rộng được vùng giải phóng, không phát triển lực lượng thích đáng với nhu cầu chiến trường, nghĩa là không mở được phong trào toàn dân đánh giặc. Không có hậu phương nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, vẫn chỉ thử sức với địch tại một vùng nhỏ hẹp... Thế nhưng, từ đầu năm Quý Mão, tình hình đã đổi khác...

- Nghĩa là tình thế đã được cải thiện? Nghĩa là đất Lam Sơn đã có người tài?

- Vâng, đúng thế, Ngọa Long tiên sinh đã rời lều cỏ mà đến cùng Lưu Bị... Thiếu hiệp, theo như Đoàn Lục gia thì người này với Thiếu hiệp có tình gia tộc!

Nguyên Huân chợt nhớ là trước khi chàng ra ới, Uyển Thanh một lần đã có nói đến một nhân vật, mà người này phải gọi chàng bằng cậu. Chàng suy nghĩ một lát rồi hỏi:

- Nguyễn Trãi, có phải là người ấy không?

- Đúng vậy, đúng là Ức Trai tiên sinh. Có thể nói, người này là một Khổng Minh Gia Cát của Đại Việt!
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #196 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:57:27 pm »

- Xin cho nghe tiếp!

- Theo tôi biết thì lúc Nguyễn tiên sinh đến với Chúa Lam Sơn ở Lỗi Giang vào cuối năm Nhâm Dần, thì tuy đã tạo được chiến thắng ở huyện Khôi do tinh thần liều chết của quân sĩ, nhưng Nghĩa quân Lam Sơn chỉ còn chưa đầy một Lữ, nghĩa là chỉ còn được khoảng năm trăm quân. Trước tình hình quân số bi đát đó, thì Tiên sinh xuất hiện, như một vì sao sáng trên bầu trời tăm tối. Chúa Lam Sơn được Nguyễn Trãi như được Ngọa Long, bèn phong làm Tuyên Phụng đại phu, Hàn Lâm thừa chỉ, kiêm Lại Bộ Thượng thư, coi việc Nội mật. Tiên sinh dâng lên Vương ba kế sách Bình Ngô. Phúc thay cho nhân dân Đại Việt, bởi trước khi đến với Chúa Lam Sơn, ông đã nhìn ra những đối sách cần thiết phải thực hiện để đuổi giặc. ông đề nghị với Vương tạm thời hòa hoãn với địch.

Lúc đầu Lê Lợi không chịu nghe theo, ông dùng lời thuyết phục: Hòa với giặc để củng cố lại lực lượng, chấm dứt những khó khăn về lương thực và quân số, cần nhất là tạo dựng những căn cứ địa quân sự vũng chắc để có điều kiện chiến đấu lâu dài. Vận động nhân dân từng vùng đứng dưới cờ đại nghĩa, kiên định tinh thần quân sĩ "Vì nước quên mình", chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, từ đó phát động cuộc chiến sâu rộng trong toàn cõi Đại Việt, chứ không còn thu hẹp trong phạm vi địa phương.

Từ kế sách và những mục đích đó, ông cải tổ lại quân đội,tổ chức hình thành chính quyền, lợi dụng mọi cơ hội để làm lớn mạnh khí thế. Dùng tâm lý để đánh vào lòng địch, làm suy giảm tiềm năng sức mạnh của chúng. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, khí thế Nghĩa quân đã vững mạnh. Một kế hoạch tiến công gồm ba bước đã được vạch ra.

Ngày 20 tháng 9 năm Giáp Thìn, Lê Lợi tung quân chiếm đồn Đa Căng, đánh tan quân cứu viện của địch. Diệt tướng giặc là Trần Trung và hai ngàn quân địch trong trận Bồ Đằng.

Tháng 11 cùng năm, hạ thành Trà Long. Hiện nay đang tiến thẳng ra Nghệ An để giải phóng toàn bộ vùng này, làm bàn đạp diệt địch trên toàn cõi, khí thế đang như thác vỡ... Thế mới biết, một tài năng lớn cần thiết là dường nào! Thiếu hiệp có ý định dưới cờ tụ nghĩa chăng?

Nguyên Huân đáp:

- Hy sinh thân mình là bổn phận và trách nhiệm. Đất nước vẫn chưa sạch bóng giặc thù, dân tộc vẫn còn
trong xích xiềng nô lệ, tại hạ họ lại ngồi yên mà nhìn hay sao? Bởi chưa rõ được tình hình của các cuộc khởi nghĩa nên mới còn trù trừ đó thôi!

Ba ngày sau, Nguyên Huân lên đường tìm đến căn cứ kháng chiến, chàng không tìm ra mắt Lê Lợi, mà nhập ngay vào đội ngũ quân số của Nghĩa quân. Chàng tự nghĩ :" Vị trí nào cũng nằm trong ý nghĩa chiến đấu diệt giặc để cứa nước. Giá trị đóng góp của mỗi người ngang nhau, mỗi người mỗi trách vụ, đất nước chỉ cần ở ta tài năng và trí dũng..."

Chàng trở thành một Nghĩa binh vào tháng 6 năm ất Tỵ. Binh đội chàng dưới quyền chỉ huy của tướng Đinh Lễ, bàn chân chàng đã đi cùng khắp các huyện, hạt thuộc Diễn Châu, Thanh Hóa. Chàng đã tham dự tất cả những trận đánh và góp phần đem lại các chiến thắng lẫy lừng cho Nghĩa quân. Tướng giặc là Thôi Tụ kinh hồn bạt vía, đóng chặt cửa thành không dám ra đối chiến.

Nhưng với thời gian, Nguyên Huân nhận ra rằng, với địa vị của một người lính, cùng với những luật lệ ràng buộc, chàng không thể thi thố được hết khả năng của mình, không thể tự mình làm những điều vượt ra khỏi kỷ luật và phạm vi của một người lính. Khi xung trận, chàng không được rời bỏ hàng ngũ chiến đấu, không thể tự mình được phép truy kích địch. Chàng không thể hiển rộng thần uy, mà phải cơ nào đội nấy, tiến thoái theo trống trận. Bởi thế, trong suốt thời gian trong quân ngũ Nghĩa binh, chàng chỉ có thể cùng anh em trong cơ đội thi hành những mệnh lệnh của thượng cấp một cách chu toàn.

Trong những trận tấn công, chàng khéo léo không tỏ ra trội hơn các đồng ngũ, chàng chỉ có thể dùng đến võ công siêu tuyệt của mình âm thầm bảo vệ tính mạng cho đồng đội; do vậy, trong suốt những trận đánh, dẫu khốc liệt cách mấy, sự tổn hại về nhân mạng trong cơ đội của Nguyên Huân hầu như không đáng kể. Những Nghĩa binh đồng ngũ không ai biết gì về Nguyên Huân ngoài một nhận xét chung: chàng là một người kỳ dị, lúc xung trận, chỉ thấy bóng chàng thoắt chỗ này, thoắt lại chỗ khác, có mặt kịp thời cứu nguy đồng đội kịp lúc... Những Nghĩa binh trong cơ đội, mỗi người ít nhất cũng một lần được Nguyên Huân, dưới cái tên là Đoàn Nam Thanh, cứu mạng.

Một buổi chiều, ngang qua khu vực rừng núi Diễn Châu, cơ đội Nghĩa binh có lệnh nghỉ dưỡng quân, những người lính mỏi mệt ngồi tựa vào những thân cây rừng, dùng bữa bằng những gói lương khô, mặc cho những tiếng gầm à uôm từ sâu trong rừng thẳm vọng lại. Nguyên Huân, ngồi dựa bên cạnh một người lính Nghệ, đó là một người đàn ông to lớn khỏe mạnh; người lính với số tuổi ba mươi này, vốn thường tự hào là tay giỏi võ trong cơ đội, được đề bạt làm toán trưởng, trông coi mười Nghĩa binh dưới quyền. Toán trưởng Phạm Hữu từ lâu vẫn thường nghe trong cơ đội xì xào về Nguyên Huân, về những hành động cứu nguy đồng đội như quỷ mị của chàng. Riêng Phạm Hữu thì vẫn không tin, vì theo nhận xét của họ Phạm, khuôn mặt Nguyên Huân không tỏ lộ những nét đặc biệt của những người có thân võ học thượng thừa, gò thái dương không nổi cao như những người từng khổ luyện nội công, và đôi mắt, không long lanh ánh tinh quang, mà chỉ là tia nhìn ấm áp bình thường. Tuy rằng chẳng tin, nhưng Phạm Hữu vẫn băn khoăn khi nhớ lại trận phục kích nhỏ ở Đông Lũy.
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #197 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:58:07 pm »

Lần ấy, họ Phạm giao đấu chính với tên tùy tướng của giặc, võ công tên này thuộc hàng cao thủ, Phạm hữu không sao địch lại. Giữa khi luống cuống nguy nan, Đoàn Nam Thanh xuất hiện đột ngột, cứu nguy cho Phạm Hữu với một ngọn trường thương trên tay. Họ Đoàn múa may quờ quạng, nhưng địch thủ hầu như chẳng chạm được vào người. Rồi bỗng dưng chàng té ngồi xuống đất trong lúc tên tiểu tướng kia lại đứng trơ ra như phỗng, bị Phạm Hữu dùng thương đâm chết tết. Lúc ấy Phạm hữu vẫn cho là nhờ may mắn, chứ chàng lính họ Đoàn kia, nếu cho là biết võ công thì cũng là quá đáng.

Bây giờ, tình cờ cùng ngồi với nhau dưới gốc cây, Phạm Hữu nhìn đăm đăm Nguyên Huân một chốc, đoạn thân mật hỏi:

- Này, chú họ Đoàn, quê chú ở đâu?

- Tiểu đệ quê ở Xương Giang.

- Ta nghe trong cơ đội đồn với nhau là chú có phép phân thân phải không?

- Phép phân thân nghĩa là làm sao?

- Là có thể chia mình ra ở ba, bơn chỗ khác nhau cùng một lúc!

- Phạm đại ca tin như vậy à?

- Thì ta cũng nghe anh em nói vậy!

- Ai nói với đại ca thế?

- Anh em Nguyễn Giai, Nguyễn Tất. Anh em họ thuật lại cho ta nghe lần chú đã cứu cả hai gần như cùng lúc, trong khi ngộ hiểm ở hai nơi trong cùng một trận đánh..

- Úi chà, đại ca tin làm gì những chuyện nhảm nhí ấy...!

Một tiếng gầm vang lên ngắt ngang lời Nguyên Huân, đi theo là một mùi hôi thối nồng nặc, hai khối đen to lớn từ trong bụi cây rậm trước mặt phóng vụt ra, nhằm Nguyên Huân và họ Phạm chụp xuống... Phạm Hữu thất kinh, nhưng vốn là con nhà võ, y phản ứng rất nhanh, tràn người lăn xuống đất sang một bên lẹ như con vụ, cùng lúc họ Phạm nghe một tiếng rít rất lạ sát bên tai, và hai tiếng rống thảm thiết của hai con vật đồng lúc vang dội. .. Phạm Hữu xoay người lại, y vô cùng kinh ngạc, Nguyên Huân vẫn ngồi dựa vào gốc cây, trước mặt hai bên, hai con vật dữ chỉ còn là hai cái xác, máu phun ra từ một vết thương rất nhỏ trên ngực. Cả hai đã bị một vật gì đó, đâm xuyên qua tim.

Phạm Hữu sững sờ, hết nhìn Nguyên Huân lại nhìn xác hai con cọp to lớn. Nguyên Huân vẫn ngồi nhắm mắt tựa vào gốc cây như hóa đá...

Phạm Hữu không dừng được cất tiếng hỏi:

- Thế này là thế nào?!

Mắt Nguyên Huân mở ra:

- Tiểu đệ cũng như đại ca, không biết tại sao, chắc có ai đã cứu chúng ta!

Phạm Hữu im lặng không nói gì. Sự việc được trình lên, tướng Đinh Lễ thân đến quan sát, cũng không đoán được hai con vật bị giết bở loại khí giới gì, và ai đã tiếp cứu? Hai khối thịt đang đà phóng xuống, sức nặng cả ngàn cân, dường như bị đánh bật tung lên, lật ngửa về phía sau. Đinh Lễ gạn hỏi, Nguyên Huân một mực trả lời là lúc ấy vì quá hết hoảng chỉ biết nhắm nghiền mắt chờ chết, nên không còn biết được điều gì Đinh Lễ vốn là một dũng tướng trăm trận, nhưng ông không thể tin được trên đời lại có người có công lực thượng thừa dường ấy. Chỉ có Phạm Hữu, tuy không nói được gì, nhưng theo linh cảm, tin chắc con người kỳ tài ấy chính là Nguyên Huân.

Phần Nguyên Huân, chàng vẫn tự nghĩ, đóng góp công sức mình cho Tổ quốc có nhiều cách. Chàng không muốn ra mắt Bình Định Vương, hoặc Quân sư Nguyễn Trãi, hoặc là gặp Trần Nguyên Hãn; không phải chàng tự thị với tài năng của mình, nhưng là để có được một phương cách tiêu diệt kẻ thù hợp với năng lực, thiết thực và hữu ích hơn. Bây giờ, nếu bằng vào tài năng, được giao cho sứ mệnh của một viên tướng cầm quân, chàng vẫn cảm thấy có sự gò bó, vẫn cảm thấy một sự hạn chế nào đó. Khả năng của chàng không phải ở những vai trò này, và chàng cũng không cầu cái chức danh hạn hẹp, nghĩa là đứng ở vị thế cao hơn người khác. Chàng chỉ muốn xử dụng bằng hết cái năng lực hiện có.

Trong hàng ngũ đội quân xâm lược khổng lồ hung bạo kia, vẫn có những con người bị ép buộc đặt chân lên đất nước chàng để chém giết, còn chàng, Nguyên Huân, lại không thể nhắm mắt, cũng lấy chém giết làm phương châm hành động. Những tên lính giặc Minh kia, chúng nào có muốn rời bỏ quê cha đất tổ, rời bỏ vợ con, rời bỏ đời sống an lành để lao vào lửa máu chém giết ở một nơi chốn xa xôi, thí thân cho mộng cuồng điên, tham bạo của những tên chủ tướng, của bọn vua chúa ở trên ngôi cao; chàng không thể, không muốn, trút căm thù lên đầu những con người ấy. Kẻ thù, chính là những tên lấy quê hương chàng làm điều tàn bạo để mưu lợi, đem dân tộc chàng vào vòng nô dịch để bóc lột sức người, sức của, để làm giàu thêm cho đất nước của chúng; những tên đó đáng cho chàng dùng tài sức mà tận diệt.

Bọn Thất Sát trong hàng ngũ của quân Minh, chính là những: tên bạo lực then chết, là công cụ đắc lực nhất của Minh triều. Chúng hành động tàn bạo, cướp bóc và chém giết dân lành Đại Việt không ghê tay. Diệt trừ bọn Thất Sát là mục tiêu thiết yếu nhất, và như thế, chàng không thể tiếp tục kéo dài thời gian trong hàng ngũ chiến đấu của Nghĩa quân.
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #198 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:58:43 pm »

Từ khi tên cầm đầu chóp bu của chúng, là Dương Vương không còn nữa, bọn Thất Sát đoàn hầu như đã tan vỡ, hay đúng hơn, nó không còn được sử dụng trong khía cạnh tiêu diệt các môn phái võ lâm Trung Thổ, mà chúng được duy trì, xử dụng mạnh hơn nữa trong công cuộc xâm lược của bọn chủ tướng. Người chỉ huy cao nhất của chúng đang ở Đại Việt là Mã Kỳ, một trong những tên tướng tàn bạo nhất, và điều khiển trực tiếp đoàn Thất Sát trên chiến trường Đại Việt là hai tên: Tạ Cương và Vu Hán. Hai tên này, ngoài võ công cực kỳ cao siêu, là hai tên hung hiểm, bạo ác nhất. Thất Sát đoàn là những tên có nhiệm vụ do thám, những tên có bổn phận theo dõi, khám phá ra những cuộc nổi dậy của Nghĩa quân, để bóp chết từ trong trúng nước. Chúng toàn là bọn cao thủ, Nghĩa quân khó có người đủ sức chống trả... Chúng phải bị tiêu diệt, đó là trách nhiệm đúng với khả năng của chàng.

Nguyên Huân tạm rời hàng ngũ Nghĩa quân. Một thân một kiếm, chàng âm thầm bỏ đi, và từ đó Nguyên Huân trở thành nổi kinh hoàng cho bọn Thất Sát, gây ra trong hàng ngũ bọn giặc Minh những hoang mang, rúng động. Những nơi đóng quân của chúng, những đồn bót, những thành lũy, những doanh trại, nơi nào có mặt quân Minh là có mặt của Nguyên Huân.

Bọn Thất Sát tổn thất nhân số ngày càng nhiều, nhưng chúng càng ráo riết truy tầm hung tinh, thì kiếp
sát để lại hiện trường lại càng làm cho chúng thêm run sợ. Nguyên Huân tận diệt chúng không chút xót thương, chàng không để cho một tên Thất Sát nào sống sót. Chúng là những tên xứng đáng phải chết, chàng không hề bị dằn vặt về sự tàn sát của mình. Chúng là những con rắn độc, không chỉ là nổi kinh hoàng cho dân tộc chàng, mà còn cho cả trăm họ Hán tộc Bị tiêu diệt quá nặng, số bọn Thất Sát còn lại co cụm về Tây Đô. Chúng không còn dám công khai đi lại xách nhiễu dân chúng nữa. Dưới trướng của Tạ Cương, Vu Hán, hơn hai ngàn tên Thất Sát được tung đi hành động rải rác trên đất nước phương Nam, giờ chỉ còn lại sáu, bảy trăm tên co rút về Tây Đô có hào có lũy...

Được sự tăng viện của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị, tướng Đinh Lễ kéo quân vây hãm Tây Đô. Bọn giặc Minh bị kẹp giữa hai gọng kìm của hai đạo quân với khí thế đang lên ngùn ngụt. Tây Đô là một thành trì hết sức kiên cố, tường cao hào sâu. Đây là nơi đầu não, bản doanh của địch.

Thành được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm Đinh Sửu (1397), và bắt buộc vua nhà Trần cùng triều đình phải
bỏ Thăng Long dời đô về đấy, nên gọi là Tây Đô. Sau khi tiêu diệt nhà Hồ, quân Minh đã biến Tây Đô thành một căn cú quân sự lớn để khống chế và kiểm soát cả một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa, Nghệ An, đến Tân Bình, Thuận Hóa, do Mã Kỳ, một trong những tên võ quan cao cấp của địch, đầy mưa mô trấn giữ.

Dưới tay Mã Kỳ, ngoài sáu, bảy vạn quân, còn cả một lực lượng Thất Sát đoàn vô cùng lợi hại. Mã Kỳ cũng là một võ quan ở trên đất Đại Việt lâu nhất. Y vừa khôn ngoan, vừa tham tàn. Mã Kỳ tung hai vạn quân đón đánh hai đạo quân của Đinh Lễ và Lê Sát, Lê Nhân Chú, Bùi Bị nhưng bị Nghĩa binh đánh một trận tan tác, phải rút vào Tây thành cố thủ.

Đinh Lễ bủa quân vây thành, cho quân sĩ kêu réo đích danh Mã Kỳ chửi mắng. Mấy lần Mã Kỳ mở cửa thành
ra nghênh chiến, nhưng lần nào cũng bị đại bại. Hai đạo Nghĩa binh để lại một bộ phận để hoàn thành, còn bao nhiêu đều tỏa ra hết các châu huyện đánh chiếm, chỉ vài ngày sau, toàn phủ Thanh Hóa đã hoàn toàn ở trong tay Nghĩa quân.

Tây Đô bị cô lập, quân số trong thành tuy đông, nhưng trước khí thế mờ Ngưu Đẩu của Nghĩa quân, chúng chỉ cố thủ liều chết giữ thành, chứ không mở được một trận phản công nào, tình thế cứ vậy kéo dài, tướng Đinh Lễ hết sức nóng ruột...

Một hôm, như thường lệ, Lê Sát cho quân khiêu chiến. Từ trong thành một tiếng pháo bỗng nổ vang, và cửa thành mở rộng. Trong thành, kéo ra một đạo quân, một đạo quân hết sức kỳ dị. Đi đầu là hai người ngồi trên lưng hai chiến mã , trên lưng ngựa đi đầu, một người ăn vận theo lối võ lâm Trung Nguyên, râu quai nón, không giáp trụ, giắt phía sau hai thanh trường kiếm, đôi mắt sáng như sao băng. Trên con ngựa kế, một người dáng nho nhã, mặc bộ quần áo trắng, tóc búi cao, đuôi tóc bỏ xõa xuống sau gáy, tay cầm một cây quạt ngà, tướng mạo như một thư sinh văn nhược, phong lưu. Theo sau hai nhân vật này là một đoàn người ăn mặc cũng kỳ dị không kém, không mũ mạo, giáp trụ, lưng đeo trường kiếm, mặc thường phục màu xanh xám, trên đầu bịt khăn võ sinh đủ các màu xanh, vàng, trắng, đỏ, tím,nâu, đen. Tất cả không quá tám trăm tên. Nghĩa binh vô cùng kinh ngạc, không hiểu chúng định giở trò gì với đạo quân ít ỏi ấy!
Kéo ra khỏi chân thành một quãng, tám trăm quân đủ màu sắc xếp thành một trận thế lộn xộn, không thứ tự, lớp lang gì. Đứng giữa trận là hai nhân vật võ lâm đi đầu, đối diện với các tướng binh Đinh Lễ, Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Bùi Bị. Các mãnh tướng của đoàn Nghĩa quân hùng hậu bày thành trận Trường Xà.

Tướng Đinh Lễ cất tiếng quát:

- Hai tên giặc tên họ là gì? Mang một đoàn người quân chẳng ra quân, lính chẳng ra lính ra đây với mục đích gì?

Tên râu quai nón cười lớn, tiếng cười của y vang dội cả một vùng:

- Ta là ai? Ngươi muốn biết, ta cũng chẳng hẹp lượng gì. Ta là Bát Tý Na Tra Tạ Cương, người bên cạnh ta chính là Ngọc Diện Lang Vu Hán. Khắp cả võ lâm Trung Nguyên, không ai không nghe đến danh ta. Ta thấy bọn các người lăng xăng, ta ngứa mắt, nên hạ cố ra đây dạy dỗ một phen!
Logged
Mathew1990
Thành viên
*
Bài viết: 841


« Trả lời #199 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 02:59:25 pm »

Lê Sát quát lớn:

- Không được vô lễ, thì ra hai đứa chúng bay là bọn cầm đầu Thất Sát đoàn, hãy cút đi, gọi Mã Kỳ ra đây. Một đám quân như thế này, ngươi làm gì được!

Nói chưa dứt lời, từ cây quạt trên tay của Vu Hán, lấp lánh một vệt sáng phóng ra, nhằm mặt Lê Sát. Họ Lê nghiêng người, lưỡi phi đao mỏng rít qua màng tang, bay thẳng như sao xẹt đánh trúng vào viên cận tướng đứng rất xa ở phía sau, ngã nhào xuống ngựa.

Từ trong hàng quân của Đinh Lễ, hai viên tướng chẳng chờ lệnh, phóng ngựa phi ra, vung đoản đao tấn công Tạ Cương cùng Vu Hán. Hai họ Đinh, Lê chỉ thấy Vu Hán mỉm cười giải lụa bạch trong tay y tỏa ra như một vệt mây trắng; chỉ nghe tiếng giải lụa quyện gió, tiếng rít lạnh người, một viên tùy tướng đã bị đánh vỡ đầu, ngã lăn xuống ngựa, cùng lúc có tiếng quát của Tạ Cương, thanh trường kiếm trên vai y đã rời khỏi vỏ, lưỡi kiếm như một đạo cầu vòng, chụp xuống, chặt đứt đôi đoản đao trên tay viên tướng Việt, hớt bay một bên bả vai. Viên tùy tướng chưa kịp giao thủ đã táng mạng.

Đinh Lễ giật mình kinh hãi. Võ công hai tên này thật là lợi hại, ông không dám coi thường, phất cờ hiệu toan ra lệnh cho cả hai đạo quân binh cùng xông lên tấn công; nhưng từ rất xa, một tiếng hú thoắt vọng đến. Càng đến gần âm thanh tiếng hú càng lồng lộng, đạo binh Nghĩa quân vừa chợt khởi động bỗng đứng im, ngàn cặp mắt chăm chú nhìn vào một bóng người vừa xuất hiện.

Thân pháp người mới đến như một con thần điêu xòe cánh, lộn một vòng trên không, rồi đặt chân lên đầu con ngựa của viên tùy tướng vừa tử trận, đang phi nhanh về hướng Nghĩa quân. Chiến mã ngừng lại cách tướng Đinh Lễ một quãng ngắn. Toàn bộ chiến trận vẫn im phăng phắc.

Đứng trên đầu ngựa là một thanh niên, mặc bộ võ phục màu vàng, giữa ngực in rõ hình một chim Phượng tím, đầu thanh kiếm nhô lên sau lưng. Nguyên Huân, chính là Nguyên Huân, vội nhảy xuống ngựa, chàng đến trước mặt Đinh Lễ, nghiêng mình:

- Xin tham kiến Tướng quân!

Tướng Đinh Lễ cau mày, trong trí nhớ, ông thấy người thanh niên này có nét quen thuộc, nhưng vẫn chưa thể nhớ ra, đành nghiêng đầu đáp lễ:

- Thiếu hiệp là ai? Có thể cho ta được biết mục đích đến đây được chăng?

- Tại hạ là người Đại Việt, xin thưa cùng Tướng quân một điều...

Ba tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị cùng phóng ngựa đến đứng quanh. Đinh Lễ điềm tỉnh cất tiếng:

- Xin cứ nói!

Nguyên Huân xoay người, chàng vòng tay thủ quyền chào ba vị tướng quân vừa tới, nói:

- Sở dĩ hôm nay tại hạ đến đây là vì hai tên kia, Vu Hán và Tạ Cương, cùng với bọn Thất Sát tay sai của chúng!

- ý ngươi là thế nào?

Lê Sát nóng nảy hỏi.

- Hai tên này vốn là tuyệt đại cao thủ của võ lâm Trung Nguyên. Bọn chúng được Pháp Vương Dương Tiêu chỉ định đứng đầu bọn Thất Sát tại Đại Việt. Mã Kỳ tuy là tên đầu sỏ, nhưng mọi sự điều động cho bọn Thất Sát là do ở hai tên này. Những việc làm của chúng chắc các vị Tướng quân chẳng được rõ lắm.

Thất Sát đoàn hiện diện trên đất nước ta là để thi hành nhiệm vụ do thám, ám sát, bắt cóc, bọn chúng xâm nhập mọi nơi để lấy tin tức, hoặc phá vỡ mọi mầm mống nổi dậy chống đối; cho nên chúng gồm toàn là những tay võ nghệ cao cường. Chúng liên hoàn từng nhóm với sở trường Thất Tinh Kiếm trận. Hiện diện tại nơi này, chỉ với tám trăm tên kia, nếu chúng khai mở Thất Tinh Liên Hoàn Kiếm trận, sẽ có uy lực lớn hơn cả mấy vạn quân, bởi chính vì thế mà tại hạ khẩn cấp đến đây!
Lưu Nhân Chú gằn giọng:

- Ngươi đến đây dùng lời để dương danh bọn chúng, và để làm nhụt nhuệ khí của quân binh ta chăng?

Mắt nhìn như tóe lửa vào đám cỏ gai Thất Sát trước mặt, Nguyên Huân vẫn ôn tồn đáp lời họ Chu:

- Việc quân binh là quan trọng, giặc đang ở trước mắt, xin Lưu tướng quân đừng nghi ngờ tại hạ. Tại hạ vì sợ chiến trận ngày hôm nay sẽ có sự tổn thất lớn, nên vội đến đây thưa thật để tránh sự khinh xuất, đó là lời thật. Xin chư vị Tướng quân cho phép tại hạ được cáng đáng việc này!

Nói vừa dứt, thân pháp chàng đã như vệt khói vàng tụ lại đứng sừng sững trước đầu ngựa Tạ Cương, hắn giật mình cho ngựa thối lui, vừa quát hỏi:

- Tên hoàng y cường tặc kia, có phải ngươi là thủ phạm đã lén lút ám hại các thủ hạ ta đó chăng?

Nguyên Huân nhếch mép cười nhạt:

- Tạ Cương, Vu Hán, cường tặc chính là bọn các người, là bọn ngoại xâm tham bạo. Còn ta, đường đường là một thần dân Đại Việt, ta bảo vệ cho xứ sở của ta mà ra tay trừ lang sói, sao lại gọi là lén lút?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM