Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 85876 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:32:39 am »

Được tin giặc bỏ chạy, lực lượng vũ trang huyện Bình Long kết hợp với một trung đoàn của sư đoàn 341 cùng lực lượng của sư 9 tiến hành truy kích sau đó bao vây chi khu Chơn thành.

Có thêm quân từ tiểu khu Bình Long, chi khu An Lộc về, lực lượng địch khá mạnh, gồm có một liên đoàn biệt động quân, 3 pháo đội, 4 chi đội xe tăng thiết giáp cùng với lính bảo an, dân vệ.

Thế nhưng, thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Thường vụ Trung ương Cục, bộ đội địa phương kết hợp với bộ đội chủ lực mở trận tấn công đánh thẳng vào chi khu.

Trước tiên quân ta đánh vào các chốt bảo an ở ấp Chơn Thành 2, Ngọc Lầu, sau đó tiến vào phía bắc chi khu. Ở phía đông, ta bắn kìm chân lực lượng biệt động quân đóng ở vườn cao su ngã tư Chơn Thành. Các cánh quân của ta tiến công mãnh liệt, song hỏa lực của địch mạnh, lực lượng bố phòng dày đặc, địch đã phản kích dữ dội. Pháo từ chi khu, từ Tòa hành chính liên tiếp bắn vào đội hình ta, gây cho ta nhiều tổn thất.

Mặc dù nhiều chiến sĩ của ta hy sinh nhưng quyết tâm giải phóng chi khu không suy giảm. lực lượng đặc công của tỉnh do đồng chí Út Tính chỉ huy đã nhanh chóng tìm cách khắc phục những bất lợi về địa hình ở phía tây, tiêu diệt trận địa pháo của liên đoàn biệt động quân bên cạnh Tòa hành chính, sau đó phối hợp với cánh quân phía tây từ Nha Bích lên, phá cổng chi khu, mở đường cho quân chủ lực và bộ đội tỉnh đánh vào. Ngày 31-3-175 ta tiếp tục tăng cường thêm lực lượng mở đợt tấn công vào chi khu Chơn Thành, đến sáng ngày 2-4-1975 địch tháo chạy. Được nhân dân địa phương giúp đỡ, ta tiếp tục truy quét, bắt thêm một số tên địch và một số khác lần lượt ra đầu thú với cách mạng.

Chiều ngày 2-4-1975 Chơn Thành được giải phóng, cũng là ngày giải phóng toàn tỉnh Bình Phước.

Sau chiến thắng Phước Long, Chơn thành và toàn tỉnh Bình Phước được giải phóng đã phá vỡ một trong những tuyến phòng ngự kiên cố của địch ở phía tây bắc Sài Gòn, bảo đảm cho các quân đoàn chủ lực hành quân vào vị trí tập kết lực lượng và chiếm lĩnh bàn đạp tiến công Sài Gòn.

Bộ chỉ huy Miền chỉ thị cho Tỉnh đội trưởng Bình Phước Lê Hùng liên lạc với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương phối hợp đánh Lai Khê. Mặc dù không liên lạc được, lực lượng vũ trang Bình Phước tiến hành trinh sát vùng bắc Lai Khê. Địch ở đây tháo chạy, lực lượng vũ trang Bình Phước tiếp quản rồi giao lại cho Bến Cát.

Trong khí thế chiến thắng, ngày 31-3-1975 Bộ chính trị họp nhận định thời cơ giải phóng Sài Gòn - Gia Định đã chín muồi. “Hiện nay ta có đầy đủ lực lượng và khả năng để giành thắng lợi hoàn toàn trong một thời gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cầm nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975, không thể để chậm”(1).

Đầu tháng 4-1975, tỉnh Bình Long được hoàn toàn giải phóng. Đảng bộ các địa phương và chính quyền cách mạng lo tiếp quản, thu gom vũ khí, truy quét tàn binh, ổn định đời sống nhân dân và động viên nhân dân tình nguyên đi dân công phục vụ tiền tuyến, tòng quân giết giặc. Ở Bình Long, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp đông đảo thanh niên đã tích cực tham gia du kích, bộ đội chủ lực. Toàn tỉnh có hơn 2.000 đồng bào tình nguyện đi dân công. Lộc Ninh có 39 thanh niên xung phong gia nhập quân giải phóng. Những ngày này các nơi trong tỉnh nhộn nhịp không khí khởi nghĩa, cùng cả nước sẵn sàng bước vào chiến dịch lịch sử, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong những ngày tháng 4-1975, tại sóc Tà Thiết và Lộc Ninh cách 17km là thị trấn Lộc Ninh giải phóng, xa hơn 30km đường bộ là thị xã An Lộc (Bình Long); tại dây, đã từng diễn ra các cuộc họp quan trọng, để cho quân dân Nam Bộ lập ra kỳ công mới.

Ngày 7 tháng 4 năm 1975, tại Hội trường giao ban của Bộ tư lệnh Miền, đồng chí Phạm Hùng đã chủ trì cuộc họp quan trọng giữa đoàn cán bộ của Bộ Tham mưu với Trung ương Cục và Quân ủy Miền, đánh giá toàn bộ tình hình, đồng thời quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 1 tháng 4 về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn với phương châm: “Phải thần tốc, thần tốc toàn thắng, nhất định toàn thắng”.

Chiều hôm đó, giữa lúc cuộc họp đang diễn ra sôi nổi, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị từ miền Bắc vào tới Tà Thiết tham gia lãnh đạo thực hiện trận quyết chiến.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, cuối cuộc họp, đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị, phổ biến tình hình nghị quyết của Đảng về việc thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Bộ chỉ huy do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy. Các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn và Đinh Đức Thiện làm Phó tư lệnh. Sở chỉ huy đóng tại Tà Thiết.

Cũng trong ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung(2) sau khi ném bom vào dinh Độc Lập rồi bay về hạ cánh an toàn tại sây bay Phước Bình (Phước Long). Sự kiện này làm cho tình hình Sài Gòn thêm rối loạn.


(1) Nghị quyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (T.G).
(2) Người của ta cài vào hàng ngũ địch (T.G).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:33:51 am »

Trung tuần tháng 4 năm 1975, Tư lệnh các quân đoàn 1 và 3 đã trực tiếp đến sở chỉ huy chiến dịch Tà Thiết nhận nhiệm vụ.

Căn cứ Tà Thiết bước vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh với không khí khẩn trương, nhộn nhịp. Cán bộ các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần làm việc nghiêm túc, khẩn trương. Chuông điện thoại đổ hồi ở các văn phòng.

Ngày 14 tháng 4 năm 1975, để có một tên gọi xứng đáng với một chiến dịch lớn nhất, có ý nghĩa nhất, kết thúc cuộc chiến tranh dài 21 năm chống đế quốc Mỹ, Bộ chỉ huy chiến dịch đề nghị và Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 22 tháng 4 năm 1975, Bộ chỉ huy chiến dịch duyệt lần cuối cùng kế hoạch mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Một bộ phận của Bộ chỉ huy chiến dịch - Bộ chỉ huy tiền phương rời Tà Thiết về đóng chỉ huy sở tại Cămxe (Bến Cát). Sở chỉ huy cơ bản vẫn đóng tại Tà Thiết để giải quyết toàn bộ tình hình và chiến trường chung.

Để thực hiện thành công Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Bộ tư lệnh 559 chuyển lực lượng và phương tiện vận tải từ tây sang đông, từ tuyến tây Trường Sơn sang quốc lộ 1.

Hai trung đoàn ô tô 571 cùng với lực lượng xe của tuyến vận tải hậu phương và các trung đoàn giao liên đã cơ động từ miền Bắc theo đường 15, đường 14 vào miền Đông Nam Bộ.

Sư đoàn 471 tập trung 1468 xe chở toàn bộ Quân đoàn 3 vào Lộc Ninh và vận chuyển 6.000 tấn vũ khí vào Đồng Xoài.

Cùng với lực lượng vận tải chiến lược, lực lượng vận tải chiến dịch do Bộ Tư lệnh Miền, các quân đoàn có kết hợp với nhân dân địa phương đã tranh thủ thời gian huy động hết khả năng phương tiện của đơn vị và nhân dân để bảo đảm yêu cầu vận chuyển vật chất và cơ động bộ đội.

Sáu tuyến vận tải bảo đảm cho các hướng tiến công vào Sài Gòn được hình thành, đa số các tuyến này đều xuất phát từ các địa bàn thuộc tỉnh Bình Phước, cụ thể là:

- Tuyến 1: Từ Lộc Ninh, Đồng Xoài đi Tà Lài, Cây Gáo, Vĩnh An tới Đoàn 814 La Ngà, Xuân Lộc và Túc Trưng, Dầu Giây bảo đảm cho hướng Đông.

- Tuyến 2: Từ Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Đồng Xoài đi Bến Cầu tới các cụm thuộc Đoàn 210 đảm bảo cho hướng Bắc.

- Tuyến 3: Từ Đồng Xoài, Lộc Ninh đi Chơn Thành, Dầu Tiếng tới Đoàn 235 đảm bảo cho hướng Tây Bắc.

- Tuyến 4: Từ Lộc Ninh đi An Lộc, Võ Tùng, Dầu Tiếng đảm bảo cho hướng Tây Bắc.

- Tuyến 5: Từ Bù Đốp, Lộc Ninh, Đồng Xoài đi Lò Gò, Tà Nông xuống đường 1 với Đoàn 230 và 240, bảo đảm cho hướng Tây và hướng Nam.

- Tuyến 6: Là tuyến dự bị trên trục lộ 13 đi Bến Cát, Bình Dương và từ lộ 13 đến Dầu Tiếng, Gò Dầu xuống Đoàn 240, tạo thế liên hoàn trên các hướng.

Song song với các tuyến vận tải, quân dân ta mở cuộc tiến công quy mô lớn từ 5 hướng đánh vào Sài Gòn. Trên đường tiến quân, bộ đội ta lần lượt đập tan các tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, hỗ trợ lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương giải phóng các tỉnh xung quanh Sài Gòn.

Từ ngày 2 tháng 4 năm 1975, Bình Phước sạch bóng quân thù. Quân dân Bình Phước ra sức ổn định tình hình, xây dựng và bảo vệ vùng mới giải phóng, tham gia phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần vào thắng lợi vĩ đại ngày 30 tháng 4 năm 1975 giải phóng hoàn toàn Sài Gòn, giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:35:33 am »

KẾT LUẬN

Cùng với Đông Nam Bộ và cả nước, quân và dân tỉnh Bình Phước vừa đi hết chặng đường tròn 30 năm kháng chiến chống xâm lược bắt đầu từ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chặng đường 30 năm ấy là bản anh hùng ca vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng bộ địa phương, quân và dân tỉnh Bình Phước tự hào đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Nằm trong đặc điểm chung của chiến trường toàn miền Nam, chiến trường Đông Nam Bộ, Bình Phước có những nét riêng và những nét riêng ấy chi phối sâu sắc đến quá trình phát triển của cuộc kháng chiến ở địa phương.

Bình Phước là tỉnh có sự thay đổi liên tục về tổ chức địa lý hành chính. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bình Phước thuộc phần đất phía bắc hai tỉnh Thủ Dầu Một (Hớn Quản, Bù Đốp) và Biên Hòa (Bà Rá), đến năm 1961 mới gộp chung lại trong tỉnh Thủ Biên. Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta tổ chức địa giới hành chính kháng chiến căn cứ vào sự lập tỉnh của chính quyền ngụy Sài Gòn: Bình Phước gồm hai tỉnh Bình Long,  Phước Long, lần lượt trực thuộc các quân khu 1, 6, 10 rồi phân khu Bình Phước. Đến cuối năm 1972, tỉnh Bình Phước được chính thức thành lập trên cơ sở giải thể phân khu Bình Phước và tổ chức này tồn tại đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Sự thay đổi liên tục về tổ chức địa lý hành chính nêu trên phản ánh mức độ phức tạp ác liệt của chiến trường Bình Phước cũng như vị trí, vai trò đặc biệt của tỉnh trong công cuộc kháng chiến.

Là một tỉnh miền núi, ó đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một bộ phận lớn trong cấu trúc cư dân. Công cuộc kháng chiến ở Bình Phước do đó gắn liền với hoạt động tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc ít người và mối liên hệ đoàn kết giữa họ với các lực lượng kháng chiến trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù chung. Đồng thời, Bình Phước cũng là địa bàn tập trung nhiều đồn điền cao su thuộc các công ty tư bản lớn của thực dân Pháp với số lượng đông đảo công nhân nông nghiệp làm thuê. Hầu hết trong số họ vốn là những nông dân bị khánh kiệt ruộng đất ở Bắc, Trung kì, bị lừa mị vào làm phu contra tại các đồn điền “địa ngục trần gian”, đời sống hết sức khổ cực và có mối căm thù sâu sắc với phong kiến, đế quốc. Đồng bào dân tộc thiểu số và công nhân cao su là hai thành phần cư dân chính ở địa phương tham gia kháng chiến và điều này tạo ra sắc thái riêng ở Bình Phước trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 30 năm qua.

Nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, trên triền thoải cuối cùng của cao nguyên Trung Bộ xuống miền Nam, có chung đường biên giới với Campuchia, lại án ngữ giao điểm các lộ 13, 14 và hành lang Bắc - Nam, Đông - Tây của Đông Nam Bộ, Bình Phước có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng. Điều đó làm cho nơi đây trở thành đầu mối cuối cùng của hệ thống đường vận tải chiến lược Bắc - Nam trên bộ, nơi hoàn chỉnh thêm hệ thống tuyến đường Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm giao liên vận tải ở miền Đông Nam Bộ cũng như ở phần phía Nam chiến trường ba nước Đông Dương, trở thành một trong những căn cứ địa chiến lược, hậu phương tại chỗ, thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các cơ quan đầu não kháng chiến. Bình Phước còn là nơi diễn ra nhiều chiến dịch, trận đánh quan trọng mà kết quả của nó có ý nghĩa làm chuyển biến cục diện chiến trường, tác động sâu sắc đến tiến trình của cuộc chiến tranh.

Từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Bình Phước đã là một trong những trung tâm sôi động trong phong trào đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ở Nam Bộ. Đây là những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc M’nông, S’tiêng, Tàmung do Điều Dó, Nơ Trang Long lãnh đạo chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đó là sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản tại đồn điền Phú Riềng tháng 10 năm 1929 và phong trào đấu tranh của công nhân các đồn điền cao su ở Bình Phước bắt đầu từ sự kiện “Phú Riềng đỏ” tháng 2 năm 1930. Đó là sự kiện hàng vạn nông dân, công nhân cao su, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân hỏa xa, công nhân sở củi ở Bà Rá, Hớn Quản, Bù Đốp nhất tề đứng dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại năm 1945.

Tiếng súng kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược ở Bình Phước nổ ra vào cuối năm 1945, sau hơn ba tháng kể từ sự kiện ngày 23 tháng 9 năm 1945. Trong hơn ba tháng ấy, cùng với nỗ lực xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng cuộc sống mới, đóng góp sức người sức của và trực tiếp tham gia chiến đấu ngăn chặn bước chân xâm lược của thực dân Pháp ở Sài Gòn và các tỉnh phụ cận, quân và dân Bình Phước đã ra sức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, huấn luyện quân sự, tổ chức chiến trường, sẵn sàng chiến đấu đánh địch tái chiếm quê hương. Trong điều kiện hết sức khó khăn của buổi đầu kháng chiến, thế và lực địch đang áp đảo, quân và dân Bình Phước đã khẩn trương phát triển và củng cố hệ thống tổ chức Đảng, hệ thống tổ chức chính quyền và mặt trận cứu quốc, phát triển và chấn chỉnh lực lượng vũ trang, phát động phong trào chiến tranh nhân dân rộng khắp, góp phần làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho nhân dân cả nước chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến trường kỳ.

Từ đầu năm 1947, thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra phạm vi cả nước và tập trung bình định ở Nam Bộ. Bình Phước trở thành địa bàn trọng điểm khai thác nguồn lợi cao su của tư bản thực dân Pháp nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược và góp phần vãn hồi nền kinh tế nước Pháp đang bị kiệt quệ kể từ sau Đại chiến Thế giới thứ hai. Vừa gióp phần xây dựng các đơn vị bộ đội tập trung của trên, các địa phương ở Bình Phước và ra sức phát triển lực lượng vũ trang ở huyện, xã, tiến tới hình thành lực lượng vũ trang ba cấp. Phối hợp nhịp nhàng với phong trào đấu tranh chính trị ở các huyện lỵ, các đồn điền cao su, nhân dân và các đơn vị vũ trang địa phương đẩy mạnh hoạt động diệt ác phá kìm, chống địch càn quét lấn chiếm và tổ chức đánh phục kích trên dọc các đường giao thông. Hàng loạt trận đánh giao thông địch trên quốc lộ 13, quốc lọ 14, đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh và phong trào “cao su chiến” phá hoại cao su của tư bản thực dân Pháp trong các đồn điền cao su ở Phú Riềng, Bình Long, Lộc Ninh là hai mảng hoạt động nổi bật nhất ở Bình Long trong giai đoạn 1947-1951; hai mảng hoạt động góp phần chống lại chính sách bình định, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch và xây dựng nền kinh tế kháng chiến của ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:37:03 am »

Trong điều kiện đặc biệt khó khăn do chính sách bao vây kinh tế của địch gây ra, từ giữa năm 1951 thực hiện chỉ thị của trên, quân và dân Bình Phước đã kịp thời tổ chức lại chiến trường, sắp xếp lại lực lượng, xây dựng hợp lý các đại đội bộ đội địa phương huyện, các đội vũ trang tuyên truyền và binh chủng chuyên môn cùng lực lượng dân quân du kích xã ấp Cùng với quân và dân toàn tỉnh Thủ Biên, quân và dân Bình Phước đã ra sức khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục những biểu hiện “hữu khuynh” trong thực hiện phương châm vùng kháng chiến, kiên cường bám trụ, đánh địch càn quét lấn chiếm, giữ vững và mở rộng vùng căn cứ địa. Đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân, công nhân cao su và lực lượng vũ trang phối hợp đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đấu tranh địch vận và hoạt động quân sự, duy trì và phát triển phong trào chiến tranh du kích, phối hợp có hiệu quả với quân và dân cả nước trong chiến cục đông xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mặc dù ký kết Hiệp định Genève, nhưng đế quốc Mỹ đã ngang nhiên xé bỏ Hiệp định, trực tiếp nhảy vào miền Nam Việt Nam, thay chân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược dưới hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Địa bàn Bà Rá, Bù Đốp, Hớn Quản được tổ chức thành hai tỉnh Bình Long, Phước Long. Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng bộ và nhân dân Bình Long - Phước Long đã kiên trì gìn giữ lực lượng cách mạng, đấu tranh chống địch “tố cộng diệt cộng”, đòi địch thi hành Hiệp định Genève, đòi quyền dân sinh, dân chủ trong các đồn điền cao su. Từ trong phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước và dưới nhiều hình thức, các đơn vị vũ trang được tái thành lập. Đồng thời, căn cứ địa kháng chiến được từng bước khôi phục và mở rộng. Bình Long - Phước Long trở thành một trong những địa bàn sôi động của hoạt động tái lập lực lượng vũ trang cách mạng, hoạt động đấu tranh vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị tiến tới cao trào đồng khởi giành quyền làm chủ phần lớn vùng nông thôn rừng núi.

Sau thất bại của chính sách “tố cộng diệt cộng”, Mỹ Diệm chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, ráo riết bình định miền Nam với quốc sách “ấp chiến lược”. Cùng với quân và dân toàn miền Nam, quân và dân Bình Phước khẩn trương xây dựng và ổn định tổ chức chiến trường và lực lượng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, đấu tranh giữ vững con đường Hồ Chí Minh mới được khai mở ở đoạn thuộc tỉnh Bình Phước. Bình Phước trở thanh khu vực đầu mối cuối cùng của hệ thống đường giao liên và vận tải chiến lược Bắc Nam trên bộ, một trong những trung tâm hoạt động giao liên vận tải ở miền Đông Nam Bộ cũng như phần phía Nam chiến trường ba nước Đông Dương, một căn cứ hậu phương tại chỗ trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các lực lượng vũ trang cùng nhân dân đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược bằng cả ba mũi giáp công, tổ chức hàng loạt trận phục kích trên quốc lộ 13, 14, trận tiến công vào tỉnh lỵ Phước Thành, tiểu khu Phước Long, chi khu Phước Bình, chi khu Đồng Xoài, đánh quân tiếp viện ở Thuận Lợi, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy.

Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân chiến đấu Mỹ của du kích An Điền, quân và dân Bình Phước đã tổ chức đánh Mỹ, diệt ngụy, đẩy mạnh thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh, góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Bàu Bàng, Bông Trang, Nhà Đỏ. Cùng với lực lượng chủ lực của trên, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương nỗ lực chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần đánh bại hai cuộc phản công chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của địch trong các mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chuẩn bị chiến trường, vận chuyển dự trữ, tiếp tế hậu cần, tạo thế tạo lực chuẩn bị mọi mặt cho Tổng tiến công và nổi dậy và thực hành chiến đấu ghìm chân địch, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy trong suốt cả ba đợt của sự kiện tết Mậu Thân (1968).

Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, địch buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đẩy mạnh “quét và giữ”, “bình định” giành dân, mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Chúng ồ ạt tổ chức các cuộc hành quân “Đồng tiến”, “Toàn thắng 44, 45, 46” vào Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long, gây cho ta rất nhiều khó khăn, tổn thất. Vượt qua mọi cam go thử thách, bộ đội, du kích, nông dân, công nhân các đồn điền cao su, đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước đã kiên cường bám trụ, chiến đấu đánh địch càn quét, lấn đất giành dân, giữ vững lực lượng, giữ vững địa bàn, phát triển căn cứ địa dọc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Và, cùng với lực lượng chủ lực của Miền, của Khu, quân và dân Bình Phước đã vượt lên, tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, đánh địch ở Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành, giải phóng hoàn toàn Lộc Ninh, tạo địa bàn cho việc xây dựng thủ phủ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (Bộ chỉ huy Miền) cùng các cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.

Mặc dù buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, ra sức phá hoại Hiệp định. Chúng đưa quân lấn chiếm Đồng Xoài, ném bom Lộc Ninh, sẵn sàng gây lại chiến tranh lớn. Quân và dân Bình Phước một mặt nỗ lực xây dựng vùng giải phóng Lộc Ninh - thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vững mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, mặt khác chủ động đánh địch vi phạm Hiệp định. Lực lượng vũ trang và nhân dân Bình Phước trong đó đông đảo công nhân cao su và đồng bào các dân tộc thiểu số đã đấu tranh giữ vững và phát triển mạng lưới đầu cầu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh Bắc - Nam trên bộ ở Bình Phước, tạo điều kiện để tiếp nhận sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với quy mô lớn; tham gia chiến dịch Đường 14 - Phước Long, giải phóng toàn tỉnh, hoàn thành nhiệm vụ thực hành đòn trinh sát chiến lược cho cuộc Tổng tổ chức và nổi dậy giải phóng miền Nam. Và trong mùa xuân năm 1975, nhân dân và lực lượng vũ trang Bình Phước cùng lực lượng của trên thực hành Tổng tổ chức và nổi dậy, lần lượt giải phóng An Lộc, Chơn Thành, Đồng Xoài và tất cả các địa phương còn lại trong tỉnh, giữ vững bàn đạp cho các binh đoàn chủ lực tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:38:35 am »

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân Bình Phước đã góp phần cùng quân và dân cả nước giành được thắng lợi vẻ vang. Thành công của quân và dân Bình Phước trong 30 năm kháng chiến bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

Trước hết và cơ bản nhất là do các tổ chức Đảng bộ ở Bình Phước đã vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt đường lối và phương pháp cách mạng sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy miền Đông để đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp tổ chức thực hiện sát hợp, có hiệu quả ở địa phương.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, dựa trên cơ sở hệ thống các tổ chức Đảng tồn tại khá mạnh khắp các địa phương và đồn điền cao su (như Phú Riềng, Lộc Ninh,…), tổ chức Đảng Cộng sản được củng cố vững chắc ngay từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám và giai đoạn đầu cuộc kháng chiến. So với nhiều địa phương khác ở Nam Bộ, tổ chức Đảng ở Bình Phước ngay từ đầu đã xác lập một cách vững chắc sự lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong đấu tranh quân sự chống xâm lược. Trong những thời điểm đặc biệt khó khăn cuối năm 1945 đầu năm 1946 hay cuối năm 1952 đầu năm 1953, có những địa bàn ở phía bắc hoàn toàn không có cơ sở kháng chiến, các tổ chức Đảng ở Bình Phước vẫn kiên trì giữ vững đội ngũ, không ngừng phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đảng viên, nắm vững sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên và đề ra phương hướng nhiệm vụ sát hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Đó là chủ trương nắm và xây dựng lực lượng vũ trang ngay từ trong và sau Cách mạng tháng Tám, trước hết dựa vào lực lượng tự vệ chiến đấu trong các đồn điền cao su; chủ trương vận động công nhân cao su, vận động đồng bào dân tộc thiểu số cùng sát cánh đoàn kết kháng chiến; chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự (mà hoạt động chủ yếu là phục kích và tập kích địch trên đường giao thông) với đấu tranh chính trị và đấu tranh kinh tế tạo nên sức mạnh tổng hợp chung…

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, dựa vào đặc điểm địa bàn rừng núi, tổ chức Đảng bộ các cấp ở Bình Phước đã nỗ lực gây dựng và phát triển lực lượng, duy trì sự lãnh đạo vững chắc của Đảng từ sau khi thực hiện Hiệp định Genève. Trong những ngày địch phản kích quyết liệt sau sự kiện Mậu Thân 1968, các tổ chức Đảng ở Bình Phước vẫn kiên cường bám trụ lãnh đạo quân và dân địa phương chủ động tiến công và phản công địch, đấu tranh quyết liệt ở vùng nông thôn tạm bị chiếm và vùng tranh chấp, trên tất cả các mặt quân sự, chính trị và binh vận. Xây dựng và bảo vệ căn cứ địa, giữ vững và phát triển đoạn đường đầu cầu trong hệ thống liên lạc - vận tải chiến lược Bắc - Nam trên bộ, xác định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tham gia chống trả các cuộc phản công mùa khô và hành quân bình định nông thôn của địch, tham gia cuộc tập kích chiến lược năm 1972 và các chiến dịch giải phóng Lộc Ninh, giải phóng Phước Long, xây dựng vùng giải phóng cả về quân sự chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trên một địa bàn rộng lớn trước ngay 30 tháng 4 năm 1975… là những nội dung ở đó, các cấp bộ Đảng ở Bình Phước xây dựng nhiệm vụ kế hoạch và tổ chức lãnh đạo thực hiện một cách sáng tạo, đầy hiệu quả.

Thứ hai, do toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở Bình Phước đoàn kết một lòng, dám chấp nhận gian khổ hy sinh, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn thử thách để kháng chiến chống xâm lược, giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc kháng chiến chống xâm lược do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã cuốn hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân khắp cả nước. Ở Bình Phước, ngay từ khi cuộc kháng chiến bùng nổ cho đến ngày kết thúc thắng lợi, toàn thể nhân dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, thành phần dân tộc, tôn giáo đều tham gia kháng chiến. Đó là lực lượng công nhân cao su ở các đồn điền, công nhân sở củi, sở hỏa xa, công nhân làm đường trên các lộ 13, 14; là nông dân làm rẫy, làm ruộng từ Bá Rá, Bù Đốp đến Hớn Quản, Lộc Ninh; là đồng bào các dân tộc ít người S’tiêng, M’nông, Ch’ro; là lực lượng bình dân thành thị, các tiểu chủ, tiểu thương, công chức, nhân sĩ, trí thức, học sinh ở các huyện lỵ, thị trấn, sở cao sủ của Tư bản Pháp; cả một số người trong tầng lớp cai, su ở các đồn điền, các tu sĩ đạo giáo và những người vốn một thời là binh lính cũ của quân đội Pháp, Nhật. Vì mục đích chung chống thực dân xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành được, tất cả đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ kháng chiến do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Không thể kể hết những khó khăn gian khổ và quân và dân Bình Phước đã chịu đựng trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, từ những ngày cuối năm 1945 khi thực dân Pháp tái chiếm, khủng bố dã man những người tham gia cách mạng đến những năm 1952, 1953, khi cơn bão lụt ập đến tàn phá dữ dội, tình trạng hiếu gạo, thiếu muối diễn ra từng ngày một; rồi những ngày bị địch “tố cộng”, “diệt cộng” sau năm 1954, những ngày địch phản kích quyết liệt sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968… Kẻ thù, cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với trăm phương ngàn kế, từ sử dụng sức mạnh bom đạn cho đến chiến tranh tâm lý xảo quyệt vẫn không thể lung lạc ý chí chiến đấu và chia rẽ khối đoàn kết thống nhất trong nhân dân Bình Phước. Tin tưởng vào chính nghĩa, vào sự tất thắng của sự nghiệp kháng chiến do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, quân và dân Bình Phước đã lần lượt vượt qua mọi khó khăn thử thách, sáng tạo ra muôn vàn cách đánh linh hoạt, sáng tạo trên nền tảng cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện, lần lượt góp phần đánh bại các thủ đoạn chiến lược chiến tranh của địch, làm nên thắng lợi chung.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:39:42 am »

Thứ ba, quân và dân Bình Phước đã tạo ra được một hậu phương tại chỗ đồng thời tổ chức tiếp nhận có hiệu quả sự chi viện sức người, sức của của đồng bào toàn miền, đồng bào cả nước cho công cuộc kháng chiến.

Là một tỉnh miền núi, giáp với vùng cao nguyên Trung Bộ và biên giới Việt Nam - Campuchia, nghèo về kinh tế và xa sự chi viện của Trung ương, vấn đề cung ứng hậu cần kỹ thuật, vấn đề xây dựng tiềm lực mọi mặt cho kháng chiến luôn luôn là mặt trận bức xúc của Bình Phước, cả trong chiến tranh chống Pháp lẫn chống Mỹ. Trong quá trình tiến hành kháng chiến, các cấp bộ Đảng ở Bình Phước luôn chú trọng lãnh đạo xây dựng kinh tế, đẩy manh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làm than, khai gỗ, tạo nguồn lương thực thực phẩm cho bộ đội, cán bộ các cơ quan kháng chiến. Quyên góp, tiếp tế cho kháng chiến luôn luôn được duy trì, thành một hoạt động thường xuyên. Công nhân cao su tiếp tế lương thực, quần áo, máy móc (cho xưởng quân giới) trong những ngày đầu kháng chiến, phong trào công nhân cao su thực hiện “tuần lễ cứu trợ đồng bào bị bão lũ” năm 1952; đồng bào sóc Bom Bo giã gạo nuôi bộ đội; hàng vạn lượt dân công đêm đêm về Đồng Tháp Mười tải gạo, về Xuyên Mộc tải muối… là những hình ảnh đẹp còn lại mãi mãi trong ký ức mỗi người dân Bình Phước. Mặt khác, quân và dân Bình Phước chủ động đánh địch, “lấy của địch trang bị cho ta”. Hàng loạt cuộc chiến đấu phục kích dọc đường 13, đường 14, đường xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh, hàng loạt cuộc chiến đấu tập kích đồn bốt, sở cao su; những cuộc vận động các chủ đồn điền người Pháp, các chủ trại be, xe đò “nộp thuế” cho cách mạng… Tất cả, làm cho Bình Phước, dù là tỉnh nghèo và xa sự chi viện của Trung ương vẫn chủ động tạo ra một hậu phương tại chỗ, bảo đảm cung ứng về cơ bản mọi nhu cầu của cuộc kháng chiến.

Tuy nhiên, quân và dân Bình Phước hoàn thành được nhiệm vụ của mình một phần lớn nhờ sự chi viện to lớn về sức người, sức của, của đồng bào toàn Miền, đồng bào cả nước. Hàng loạt cán bộ cách mạng từ các nhà tù đế quốc, từ các địa phương khắp cả nước đã về đây hoạt động, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Các đơn vị vũ trang hoặc của trên về đứng cây trên địa bàn Bình Phước hoặc được điều về gia nhập, bổ sung cho Bình Phước đã góp phần nâng cao sức mạnh của đòn tiến công quân sự, hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận ở các địa phương. Là địa bàn đầu mối cuối cùng của hệ thống đường giao liên vận tải chiến lược Bắc - Nam trên bộ, nơi trực tiếp tiếp nhận sự chi viện to lớn sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa; nơi được cấp trên chọn lam hướng chủ yếu trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 giải phóng hoàn toàn Lộc Ninh và thực hành chiến dịch “trinh sát chiến lược” giải phóng toàn tỉnh Phước Long; nơi được chọn xây dựng “Thủ đô” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ địa của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Bình Phước có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển căn cứ địa, mở rộng và phát triển vùng giải phóng. Chủ động chuẩn bị thực lực, sẵn sàng đáp ứng và tham gia có hiệu quả các hoạt động của trên, Bình Phước đã tổ chức tốt công tác tiếp nhận sự chi viện về sức người sức của của đồng bào cả nước, xây dựng và phát triển hậu phương tại chỗ, đặt cơ sở vững chắc cho việc xây dựng tiềm lực về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc sự nghiệp kháng chiến.

*
*   *

Những nguyên nhân thắng lợi nêu trên cũng chính là những bài học lịch sử mà quân và dân Bình Phước đã dày công rèn đúc trong ba mươi năm trường kỳ kháng chiến. Trong ba mươi năm ấy, lớp lớp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ở Bình Phước, người trước ngã, người sau đứng lên, kế tiếp viết nên những trang sử vẻ vang và vun đắp nên những nét truyền thống rất đỗi tự hào!

Từ sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, quân và dân Bình Phước lại tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh mới. Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ chiến tranh giải phóng, quân và dân Bình Phước đang ngày đêm nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia xây dựng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia; góp phần xây dựng Bình Phước thành một tỉnh ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế - xã hội, vững mạnh về quốc phòng - an ninh, tích lũy tiềm lực về mọi mặt, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hành động của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng vừa giành được trong hơn hai mươi lăm năm xây dựng chủ nghĩa xã hội; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 07:44:53 am »

PHỤ LỤC

I. PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ

TẬP THỂ

- 1 Huân chương Sao vàng

- 535 Huân chương Độc lập

- 7.108 Huân chương Kháng chiến chống Pháp

- 28.114 Huân huy chương Kháng chiến chống Mỹ

- 38 Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
 
- CÁ NHÂN

- 8.000 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang

- 5.000 Huân chương chiến công

- 95 Huân chương Quân công

- 1.100 Huân chương chống Mỹ

- 150 Huân Huy chương chống Pháp

- 9 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

- 71 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 07:57:24 am »

II. ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

Số TT
Đơn vị
Ngày tuyên dương
1Đại đội 70 Bình Long10-1973
2Đại đội 13 Đặc công Bình Long10-1976
3Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Lộc Tấn - Lộc Ninh11-1978
4Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Bù Gia Mập11-1978
5Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Hưng Long - Bình Long11-1978
6Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đồng Nai Thượng - Bù Đăng11-1978
7Đại đội 31 huyện Lộc Ninh12-1979
8Đại đội 568 huyện Phước Long12-1979
9Công ty cao su huyện Bình Long1-1990
10Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đắc Ơ - Phước Long11-1990
11Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Phước Long12-1994
12Nhân dân và lực lượng vũ trang Đắc Nhau - Phước Long12-1994
13Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Lộc Ninh8-1995
14Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đức Hạnh - Phước Long1-1996
15Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Nghĩa Trung - Bù Đăng8-1996
16Nhân dân và lực lượng vũ trang Thị trấn An Lộc - Bình Long11-1994
17Ban An ninh huyện Lộc Ninh3-1977
18Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Bình Long12-1998
19Nhân dân và lực lượng vũ trang Tân Khai - Bình Long12-1998
20Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Thuận Lợi - Đồng Phú12-1998
21Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Bù Đăng12-19998
22Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Thống Nhất - Bù Đăng12-1998
23Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Đồng Phú28-4-2000
24Nhân dân và lực lượng vũ trang Thiện Hưng - Lộc Ninh28-4-2000
25Nhân dân và lực lượng vũ trang Lộc Thuận - Lộc Ninh28-4-2000
26Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Lộc Khánh - Lộc Ninh28-4-2000
27Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Lộc Thái - Lộc Ninh28-4-2000
28Nhân dân và lực lượng vũ trang Bình Thắng - Phước Long28-4-2000
29Nhân dân và lực lượng vũ trang thị trấn Phước Bình - Phước Long28-4-2000
30Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Minh Đức - Bình Long28-4-2000
31Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Phước An - Bình Long28-4-2000
32Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Tân Lợi - Bình Long28-4-2000
33Nhân dân và lực lượng vũ trang thị trấn Chơn Thành - Bình Long28-4-2000
34Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Thanh An - Bình Long28-4-2000
35Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đồng Tâm - Đồng Phú28-4-2000
36Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Bom Bo - Bù Đăng28-4-2000
37Ban An ninh huyện Bình Long1-9-2000
38Ban An ninh Phước Long1-9-2000
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:01:48 am »

IV. BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI

Số TT    
Họ và tên
Địa chỉ
Chồng, con là liệt sĩ
1Bồ Thị HạngThị xã Đồng XoàiChồng và 2 con
2Bùi Thị SơnPhường Tân Phú3 con
3Huỳnh Thị Hảo    Phường Tân Xuân    3 con
4Võ Thị ChắcThị xã Đồng Xoài2 con

HUYỆN ĐỒNG PHÚ

Số TT    
Họ và tên
Địa chỉ
Chồng, con là liệt sĩ
5Trần Thị Thảnh    Xã Thuận Lợi          3 con
6Phạm Thị MùnXã Tân Hòa3 con
7Lê Thị SenXã Thuận Lơi3 con

HUYỆN PHƯỚC LONG

Số TT    
Họ và tên
Địa chỉ
Chồng, con là liệt sĩ
8Phạm Thị ThungXã Sơn Giang4 con
9Phạm Thị LựaXã Sơn Giang3 con
10Huỳnh Thị VinhXã Sơn Giang3 con
11Đinh Thị PhòngThị trấn Thác Mơ1 con độc nhất
12Nguyễn Thị ChínhXã Bù Nho3 con
13Nguyễn Thị ĐiềuXã Bình Thắng3 con
14Phan Thị LữXã Bình Thắng3 con
15Lê Thị SàngThị trấn Phước Bình1 con độc nhất
16Nguyễn Thị ĐiệpXã Đa Kia1 con độc nhất
17Nguyễn Thị TiênXã Bình Thắng3 con
18Nguyễn Thị ChướcThị trấn Phước Bình  1 con độc nhất
19Nguyễn Thị BéoHuyện Bình LongChồng và 2 con
20Nguyễn Thị ChiếnXã Bình ThắngChồng và 2 con
21Phạm Thị LaiXã Sơn Giang3 con
22Nguyễn Thị ThìnThị trấn Thác MơChồng và 2 con

HUYỆN BÙ ĐĂNG

Số TT    
Họ và tên
Địa chỉ
Chồng, con là liệt sĩ
23Nguyễn Thị Kéo    Xã Nghĩa Trung          3 con

HUYỆN BÌNH LONG

Số TT    
Họ và tên
Địa chỉ
Chồng, con là liệt sĩ
24   Đỗ Thị ChắcXã Thanh Bình3 con
25Đinh Thị XuyếnXã Thanh Lương3 con
26Nguyễn Thị ChánhXã Thanh An1 con độc nhất
27Triệu Thị VuiXã Thanh Phú4 con
28Trương Thị SáuThị trấn An Lộc1 con độc nhất
29Huỳnh Thị TúyThị trấn Chơn Thành    3 con
30Lê Thị MẹoThị trấn Chơn Thành3 con
31Đoàn Thị HếtThị trấn Chơn Thành3 con
32Võ Thị TầnThị trấn Chơn Thành3 con
33Nguyễn thị ĐậmThị trấn Chơn Thành3 con
34Đặng Thị KiềuXã Tân Khai1 con độc nhất
35Võ Thị ÍchThị trấn An LộcChồng và 2 con
36Nguyễn Thị GhiXã Minh Đức1 con độc nhất
37Phạm Thị ĐạoThị trấn Chơn Thành3 con
38Nguyễn Thị ĐềnThị trấn An Lộc3 con
39Lê Thị ThiệtThị trấn Chơn Thành2 con
40Thị Đanh (Tâm)Xã Phước AnChồng và 2 con
41Nguyễn Thị MiênThị trấn An Lộc1 con độc nhất
42Dương Thị HươngXã Phước An3 con
43Nguyễn Thị NỏXã Minh Thành3 con
44Võ Thị ÁnhThị trấn Chơn Thành3 con
45Nguyễn Thị TánhThị trấn Chơn ThànhChồng và 2 con
46Lê Thị TừngXã Minh Hưng3 con
47Đặng Thị QuẹtXã Thạnh Phú1 con độc nhất
48Phạm Thị BaXã An PhúChồng và 4 con

HUYỆN LỘC NINH

Số TT    
Họ và tên
Địa chỉ
Chồng, con là liệt sĩ
49Lý Thị KhinhXã Lộc Hiệp3 con
50Thị ThơnXã Lộc An1 con độc nhất
51Nguyễn Thị SenXã Lộc Hiệp1 con độc nhất
52Nguyễn Thị ỐcXã Tân Tiến1 con độc nhất
53Đặng Thị LiêmThị trấn Lộc Ninh1 con độc nhất
54Trịnh Thị HạXã Lộc TháiChồng và 2 con
55Phạm Thị NgaXã Lộc Thái1 con độc nhất
56Phạm Thị BaXã Lộc Tấn4 con
57Nần Thị NuôiXã Lộc Tấn3 con
58Nguyễn Thị Nghĩa    Xã Lộc Hưng3 con
59Nguyễn Thị TỵXã Thiện Hưng3 con
60Phạm Thị ThếXã Thiện Hưng1 con độc nhất
61Nguyễn Thị TẻoThị trấn Lộc Ninh       Chồng và 2 con
62Lê Thị BảyThị trấn Lộc Ninh2 con
63Đặng Thị SángXã Lộc Hiệp3 con
64Nguyễn Thị ÚtXã Lộc TấnChồng và 2 con
65Nguyễn Thị TámXã Lộc TấnChồng và 2 con
66Nguyễn Thị HaiXã Lộc Hưng2 con ruột và 1 con nuôi
67Hồ Thị ThúiXã Lộc Tấn3 con
68Mai Thị NhungXã Lộc Thái1 con độc nhất
69Nguyễn Thị ThẹoXã Lộc TháiChồng và 2 con
70Nguyễn Thị ChâuXã Hưng Phước3 con
71Bùi Thị ChịtXã Hưng Phước3 con
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2011, 10:45:16 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:20:25 am »

V. DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO VÀ
CHỈ HUY LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BÌNH PHƯỚC QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Đơn vị Bộ đội áo nâu (1945-1946)

Nguyễn Văn Kính: Chỉ huy trưởng
Lê Đức Anh: Chính trị viên
Lê Văn Cát: Chỉ huy phó
Nguyễn Văn Hội: Chỉ huy phó

Đơn vị trung đội A (1945-1946)

Nguyễn Văn Hội: Trung đội trưởng
Lê Đức Anh: Chính trị viên
Lê Văn Cát: Trung đội phó

Đại đội huyện Hớn Quản (1945-1946)

Nguyễn Văn Ngọ (Tư Quỳ): Đại đội trưởng
Lê Đức Anh: Chính trị viên
Nguyễn Văn Hội: Đại đội phó
Lê Văn Cát: Đại đội phó
Nguyễn Văn Cẩm: Đại đội phó

Chi đội 1 (1946-1948)

Huỳnh Kim Trương: Chi đội trưởng
Nguyễn Văn Thi: Chi đội phó, Chi đội trưởng
Lê Đức Anh: Chính trị viên
Nguyễn Văn Ngọ: Chi đội phó
Hoàng Anh Tuấn: Chi đội phó
Đoàn Hữu Hòa: Chi đội phó

Trung đoàn 301 (1948-1949)

Nguyễn Văn Thi: Trung đoàn trưởng
Lê Đức Anh: Chính trị viên
Nguyễn Văn Ngọ: Trung đoàn phó
Đoàn Hữu Hòa: Trung đoàn phó

Tiểu đoàn 903 thuộc Trung đoàn 301 (1948-1949)

Nguyễn Văn Cẩm: Tiểu đoàn trưởng
Vũ Thượng Liên: Chính trị viên
Lê Văn Cát: Tiểu đoàn phó

Liên Trung đoàn 301-310 (1950-1951)

Nguyễn Văn Thi: Liên Trung đoàn trưởng
Nguyễn Quang Việt: Chính trị viên
Đinh Quang Ân: Liên Trung đoàn phó
Nguyễn Văn Lung: Liên Trung đoàn phó

Huyện đội Hớn Quản

Trần Văn Canh: Huyện đội trưởng kiêm Đại đội phó 2709
Trần Quang Sang: Huyện đội trưởng kiêm Đại đội phó 2709
Nguyễn Đình Kính: Phụ trách đội võ trang tuyên truyền huyện Hớn Quản, Lộc Ninh

Tỉnh đội Thủ Biên (1951-1954)

Huỳnh Văn Nghệ: Tỉnh đội trưởng
Nguyễn Quang Việt: Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên
Lê Hồng Lĩnh: Phó Chính trị viên
Nguyễn Văn Tư: Tỉnh đội phó
Trịnh Văn Tạo (Tùng Lâm): Tỉnh đội phó
Bùi Cát Vũ: Tỉnh đội phó, Tham mưu trưởng

Tiểu đoàn 303 (1951-1954)

Lê Văn Ngọc: Tiểu đoàn trưởng
Nguyễn Văn Trực: Tiểu đoàn trưởng
Quang Văn Bảy: Chính trị viên
Tạ Minh Khâm: Tiểu đoàn phó
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM