Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:34:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 85882 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 07:56:34 pm »

CHƯƠNG SÁU

PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG VÀ PHONG TRÀO CHIẾN TRANH
NHÂN DÂN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, GÓP PHẦN
ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
(GIỮA 1965 - CUỐI 1968)

I. PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN VÀ PHONG TRÀO CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
ĐÁNH MỸ - DIỆT NGỤY, BẢO VỆ CĂN CỨ, QUÂN DÂN BÌNH PHƯỚC
GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI HAI CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC
MÙA KHÔ CỦA ĐẾ QUỐC MỸ

Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, tháng 7 năm 1965, Tổng thống Mỹ Johnson quyết định đưa nước Mỹ “vượt qua ngưỡng cửa chính thức bước vào cuộc chiến tranh trên bộ” ở miền Nam Việt Nam qua việc chấp thuận chiến lược “tìm - diệt” và kế hoạch “ba giai đoạn”(1) của tư lệnh MACV Wesmoreland, đưa quân chiến đấu Mỹ và chiến trường miền Nam Việt Nam.

Ở chiến trường Nam bộ và Cực Nam Trung bộ (B2), trong khi coi đồng bằng sông Cửu Long, là chiến trường chủ yếu của chương trình bình định, địch lấy miền Đông Nam bộ làm chiến trường chủ yếu thực hiện chiến lược “tìm - diệt” nhằm mục tiêu đánh rã khối chủ lực Quân giải phóng, triệt phá căn cứ, làm tê liệt đầu não chiến tranh cách mạng của chiến trường B2. Lấy Sài Gòn làm trung tâm, địch hình thành thế bố trí chiến lược theo tinh thần quân ngụy chủ yếu làm nhiệm vụ “bình định” giữ phía sau; quân Mỹ và “đồng minh” Mỹ làm nhiệm vụ “tìm - diệt”.

Triển khai chiến lược Chiến tranh cục bộ, trên chiến trường Đông Nam bộ, từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 12 năm 1968, lần lượt có mặt trên 8 đơn vị Mỹ, từ cấp trung đoàn, lữ đoàn đến sư đoàn (trong đó 2 sư đoàn thường xuyên có mặt là sư đoàn bộ binh 1 “Anh cả đổ”, sư đoàn bộ binh cơ giới 25 “Tia chớp nhiệt đới”), 4 đơn vị “đồng minh Mỹ” từ cấp tiểu đoàn đến sư đoàn(2). Riêng trên chiến trường Đông Nam bộ và Cực Nam Trung bộ, số quân viễn chinh có mặt thường xuyên trên dưới 245.000 tên trong số trên 50 vạn(3); các đơn vị Mỹ thường xuyên có mặt ở chiến trường Bình Long, Phước Long; Sư đoàn bộ binh 1, sư đoàn kỵ binh bay số 1, lữ đoàn không vận 173…

Đơn vị chiến đấu Mỹ tham chiến sớm nhất trên chiến trường Bình Long, Phước Long là lữ đoàn không vận (thường gọi là lữ đoàn dù) 173. Vừa tới căn cứ Biên Hòa vào tháng 5 năm 1965, chưa chính thức được phép tham chiến; nhưng trước tình hình quân ngụy đang nguy cấp ở Đồng Xoài (trong chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài), ngày 3 tháng 6 năm 1965, tướng Pôn Xmit, lữ đoàn trưởng lữ đoàn dù 173 đã phái một tiểu đoàn lên Phước Vĩnh. Đây cũng là cuộc hành quân chiến đấu đầu tiên của quân viễn chinh Mỹ trên chiến trường Nam bộ - Cực Nam Trung bộ (trước kia chỉ tham chiến với tư cách cố vấn. Đơn vị thứ hai sớm có mặt trên chiến trường Bình Dương, Bình Long, Phước Long là sư đoàn bộ binh 1 “Anh cả đỏ” (tháng 7-1965 bộ phận đầu tiên của sư đoàn đã vào chiến trường, tháng 10-1965 xây dựng căn cứ sư đoàn bộ ở Dĩ An, sau đó xây dựng các căn cứ Lai Khê, Phước Vĩnh…). Ngày 18 tháng 6 năm 1965, lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam cũng là lần đầu tiên trên thế giới, máy bay B52, một bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ (tên lửa chiến lược, tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân, và máy bay ném bom B52) ném bom rải thảm xuống Bến Cát. Sau 27 lần chiếc xuất kích, chúng thả truyền đơn huênh hoang về sức mạnh của “thần mưa bom khủng khiếp”.

“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược! Đó là ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên cả hai miền Nam, Bắc. Quyết tâm đó thể hiện trong lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước ngày 20 tháng 7 năm 1965 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu, dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”(4).

Với tinh thần và lực lượng đượ chuẩn bị một cách toàn diện khẩn trương, nhân dân hai tỉnh Bình Long, Phước Long sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.


(1) Giai đoạn 1 (tháng 7-1965 đến cuối năm 1965): ngăn chặn tiến công mùa khô của đối phương, ngăn chặn chiều hướng thua, triển khai lực lượng Mỹ trên chiến trường. Giai đoạn 2 (từ đầu đến giữa năm 1966): phản công chiến lược giành chủ động diệt chủ lực đối phương, tiến hành bình định, kiểm soát nông thôn. Giai đoạn 3 (từ tháng 7-1966 đến giữa hoặc cuối năm 1967): hoàn thành tiêu diệt chủ lực và căn cứ của đối phương, bình định miền Nam, bắt đầu rút quân Mỹ, giao cho quân ngụy tiếp tục bình định.
(2) Chủ yếu lữ đoàn bộ binh số 1 Úc, sư đoàn bộ binh Báo Đen Thái Lan (T.G).
(3) Trên toàn miền Nam, lực lượng quân viễn chinh vào năm 1968 lên cao nhất là 767.000 tên, riêng số quân Mỹ đạt số cao nhất vào tháng 6 năm 1969 là 541.000 tên. Về đơn vị, ở miền Đông Nam bộ lúc quân viễn chinh đông nhất, có sư đoàn bộ binh 1, sư đoàn kỵ binh bay số 1, sư đoàn bộ binh cơ giới 25, sư đoàn không vận 101, sư đoàn bộ binh 9 (chủ yếu ở Mỹ Tho và Nam Long An), lữ đơàn 173 không vận, trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11, lữ đoàn bộ binh 4 (sư đoàn bộ binh 4), lữ đoàn không vận số 3 (sư đoàn 82 không vận), hai lữ sư đoàn bộ binh Thái Lan…
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.11, tr.470.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 07:57:55 pm »

Cũng như sự bố trí lực lượng và phân công chiến lược” với hai gọng kìm “tìm - diệt” và “bình định” trên toàn chiến trường, trên vành đai đông - bắc Sài Gòn, các căn cứ Mỹ, lực lượng Mỹ, chủ lực ngụy đều hướng về “phía trước” tức phía các căn cứ kháng chiến của Miền và quân giải phóng; các lực lượng ngụy còn lại chủ yếu làm nhiệm vụ bình định phía sau, xung quanh các đô thị, thiết lập phòng tuyến an ninh từ xa bảo vệ Sài Gòn.

Cùng với sự điều chuyển, tăng cường ráo riết, địch giải tán tỉnh Phước Thành và đặc khu Phước - Bình - Thành (đặc khu Phước Long - Bình Long - Phước Thành), tổ chức các khu chiến thuật 32, 33, trong đó các tỉnh Bình Long, Phước Long, Bình Dương đều nằm trên địa bàn khu chiến thuật 32. Trên địa bàn này thường xuyên có mặt sư đoàn bộ binh 5 ngụy, sư đoàn 18 thường xuyên hoặc lâm thời có mặt các đơn vị Mỹ thuộc sư đoàn 4 bộ binh 1 “Anh cả đỏ”, sư đoàn 1 “Kỵ binh bay”, sư đoàn dù 101, các lữ đoàn dù 173, bộ binh nhẹ 196, 199, trung đoàn kỵ binh thiết giáp số 11 Mỹ…

Ở Bình Long, các căn cứ Mỹ, ngụy được bố trí đan xen nhau chốt giữ các vị trí xung yếu, các trục giao thông quan trọng. Mỹ đầu tư mở rộng, nâng cấp các cơ sở kho tàng của Pháp thành các căn cứ quân sự kiên cố. Ở phía đông bắc An Lộc chúng xây dựng Téc Ních, từ một cơ sở thí nghiệm của đồn điền Quản Lợi, thành một căn cứ quân sự lớn của sư đoàn bộ binh số 1 “Anh Cả đỏ” (về sau một đơn vị của sư đoàn 1 “Kỵ binh bay” đến thay) với hệ thống công sự kiên cố, kho tàng, một trận địa pháo hạng nặng, và một Phi trường có thể tiếp nhận máy bay từ lên thẳng đến C130 (máy bay vận tải quân sự”. Bên cạnh căn cứ Phước Vĩnh, chi khu Phước Vĩnh tạo thế phòng thủ chiều sâu cho căn cứ này gồm đầy đủ công an, cảnh sát, gián điệp, hệ thống 7 đồn cấp trung đội, một trung đội biệt kích ngụy, một đại đội biệt kích Mỹ, một trung đội thám kích Mỹ, một tiểu đoàn bảo an, một trường đào tạo và thực tập biệt kích Mỹ… Một hệ thống ấp chiến lược kìm kẹp 11.000 dân.

Tiểu khu Bình Long bao gồm 3 chi khu, mỗi chi khu có hai đại đội bảo an, khu cảnh sát và 3 trung đội dân vệ. Tại thị xã An Lộc có một đơn vị pháo binh Tân Tây Lan. Sau này khi quân Mỹ vào thêm, những căn cứ quân sự lợi hại của địch ở Bình Long như trung tâm biệt kích cầu sông Bé, trung tâm biệt kích và sân bay Minh Hòa, căn cứ biệt kích Tống Lê Chân…

Tên “ấp chiến lược” gắn với một quốc sách đã bị phá sản, nhưng âm mưu về “ấp chiến lược” vẫn không thay đổi, chúng chỉ đổi tên “ấp chiến lược” là “ấp tân sinh’. Bên cạnh mũi lao “tìm - diệt”, mặt trận bình định được coi là “một cuộc chiến tranh thứ hai” có tính “quyết định tối hậu” sự thành bại của chiến lược mới. Với sự có mặt quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường, và qua củng cố, tăng lực lượng quận ngụy, cuộc bình định lập lại ấp chiến lược (mang những tên mới “tân sinh”, “đời mới”) ác liệt, tàn khốc hơn, đồng thời lại thêm nhiều hình thức giả tạo, lừa bịp thâm độc hơn.

Trong khi triển khai lực lượng, địch đã tiến hành ngay hoạt động bình định lập lại hệ thống ấp chiến lược vừa bị phá. Triệt phá xóm ấp cũ, để cho dân bị gom không còn chỗ trở lại, chúng dùng xe cơ giới ủi sạch nhà cửa, ruộng vườn, dùng máy bay rải chất độc hóa học hủy diệt hoa màu, cây cối. Ở vùng ven và vùng giải phóng, chúng dùng bom đạn chà xát, tạo thành vành đai trắng.

Trên các ấp “đời mới” “tân sinh”, với trò giả tạo “chăm sóc đời sống nhân dân”, chúng dựng thêm trường học, bệnh xá, thậm chi có cả cố vấn Mỹ thâm nhập vào dân “hoạt động xã hội” như ở Lộc Hưng, Sóc Bế… Để theo dõi, kiểm tra, kìm kẹp dân, chúng chia các hộ dân thành ba loại và gắn bảng trước nhà: “thân cộng” gắn bảng đỏ, “lưng chừng” gắn bảng vàng, “thân chính quyền” gắn bảng xanh. Hệ thống kìm kẹp ấp vẫn như cũ nhưng được tăng cường: bốt dân vệ, bảo an, thanh niên chiến đấu, hàng rào kẽm gai… khi dân đấu tranh mạnh, chúng thẳng tay đàn áp. Ở Lộc Ninh, các sóc Chàng Hai, Bù Nôm, Bù Tam bị chúng đốt sạch.

Riêng sóc Bù Do Tó bị máy bay hủy diệt không còn một người. Nhiều nơi đồng bào phải tản mát vào rừng sống lại cảnh “hái, lượm”. Ở Lộc Ninh, một số đồng bào tập hợp lập nên những “buôn sóc kháng chiến”.

Quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ đã được xác định. Tuy nhiên, sự xuất hiện đối thượng mới là quân chiến đấu Mỹ, với “xe tăng bầy, trực thăng bầy, pháo bầy”, B52… không tránh khỏi sự xuất hiện tư tưởng ngán ngại trong một bộ phận Đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân; đồng thời thực tế đang đặt ra một câu hỏi, chính là vấn đề trung tâm bức xúc: “Đánh Mỹ và thắng Mỹ bằng cách nào”. Lời Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Ủy viên Bộ Chính trị, Chính ủy Miền tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua miền Nam lần thứ nhất (5-5-1965 tại Lò Gò, bắc Tây Ninh) cũng chính là quyết tâm của toàn dân ta: “Cứ đánh Mỹ rồi sẽ tìm ra cách thắng Mỹ”.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 08:07:01 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 07:58:17 pm »

Để giữ vững quyền chủ động và yêu cầu thắng Mỹ thì trận đầu hết sức quan trọng. Tại An Điền, huyện Bến Cát, ngày 10 tháng 10 năm 1965 bốn du kích do xã đội phó Út Đỡ chỉ huy, chỉ có 2 súng, nhưng với thế trận đã bố trí gồm hào, ụ chiến đấu, hàng rào, mìn chặn đầu khóa đuôi, đã diệt tại trận 1 phân đội Mỹ, thuộc 1 tiểu đoàn của lữ dù 173 đang đi càn. Trận An Điền là một thực tiễn sinh động ngay trên chiến trường Đông Nam bộ để Quân ủy và cả Bộ chỉ huy Miền rút ra kết luận: du kích có khả năng diệt được Mỹ và có thể diệt được phân đội Mỹ, như vậy các lực lượng vũ trang giải phóng đều có khả năng diệt được phân đội Mỹ. Tại Lộc Ninh, cũng trong tháng 10 năm 1965, 12 du kích do Út Nhỏ (chỉ huy quân sự huyện) chỉ huy phục kích trên đường liền xã xóm Bưng - Lộc Khánh, chặn một lực lượng Mỹ đi càn, diệt 2 xe jeep, quân Mỹ tháo chạy, bỏ lại 2 xác sĩ quan Mỹ, ta thu 2 súng. Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên ở Lộc Ninh khi chúng đặt chân lên đất này. Trong vòng một tháng sau, với trận Đất Cuốc diệt tiểu đoàn Mỹ (8-11-1965) của sư đoàn 9(1) chủ lực Miền đã chứng minh kết luận đó, tiếp theo trận Bàu Bàng (11 rạng 12-11-1965), Sư đoàn này lại diệt cụm dã chiến bộ binh, cơ giới Mỹ với lực lượng tương đương chiến đoàn… Toàn chiến trường sôi động khí thế “tìm mỹ mà đánh, “oán nặng thù sâu, thấy Mỹ đâu diệt sạch”… Ngày 20 tháng 11 năm 1965, Bộ chỉ huy Miền phát động phong trào giành danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”, “đơn vị diệt Mỹ”. Cục chính trị Miền cụ thể hóa tiêu chuẩn các cấp diệt Mỹ và bổ sung nhiều danh hiệu dũng sĩ khác “dũng sĩ diệt cơ giới, “dũng sĩ diệt máy bay, “dũng sĩ diệt ngụy”…

Trong khí thế đánh Mỹ toàn chiến trường đang dâng cao, Tỉnh ủy Bình Long họp đánh giá tình hình và ra Nghị quyết, chủ trương: “Đẩy mạnh hoạt động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh, kiên quyết ngăn chặn các cuộc hành quân lấn chiếm giành dân của địch, động viên lực lượng để giữ thế tấn công liên tục, không cho địch giành lại thế chủ động trên chiến trường, tích cực đánh địch bằng phương thức hai chân, ba mũi, tiêu diệt sinh lực địch, đồng thời chú trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng tại cơ sở để làm hạt nhân lãnh đạo, phát động quần chúng chống chính sách bình định của địch, giải quyết những khó khó khăn về hậu cần, xây dựng lực lượng ta”.

Các Tỉnh ủy Bình Long, Phước Long khẩn trương củng cố và xây dựng lực lượng một mặt triển khai chiến đấu và công tác chống địch phản kích, bình định, quyết tâm giữ vững thế trận và phát huy thắng lợi chiến dịch Đồng Xoài.

Các Đảng bộ huyền đều được củng cố, các huyện ủy viên được phân công trực tiếp phụ trách từng đội mũi công tác. Ở Lộc Ninh tỉnh chỉ đạo thống nhất hai Ban cán sự phụ trách nông thôn và thành thị huyện Đảng bộ Lộc Ninh. Tại căn cứ lá buôn Sóc Cần Giựt (Lộc Thành) hội nghị huyện Đảng bộ bầu Huyện ủy 15 đồng chí do Tư Thành Công làm Bí thư. Tiếp sau Hớn Quản và Chơn Thành, huyện Đảng bộ Lộc Ninh được thành lập tạo bước phát triển mới cho phong trào Lộc Ninh. Huyện có một trung đội vũ trang gồm 3 tiểu đội do đồng chí Bảy Thành làm Trung đội trưởng, Năm Xước làm chỉ huy Phó.

Ở Phước Long, do đặc điểm của chiến trường, sau chiến dịch Đồng Xoài, về tổ chức hành chính ta vẫn giữ hình thức các K tương đương huyện, như K16 Bù Đốp (do Bảy Chiến và Hai Tiến phụ trách). K11 vùng Phước Bình do Nguyễn Đình Kính làm Bí thư (sau đồng chí Kính về tỉnh, đồng chí Tám Lưu làm Bí thư K11), K14 (do K10, sát nhập vùng đường 10, Đak Nhau, do Tư Quý sau đó là Nguyễn Tài Lực phụ trách). Mỗi K có nhiều làng xã, buôn sóc của đồng bào dân tộc. Riêng K11 chủ yếu gồm người Kinh và một số đồng bào bị gom vào các ấp chiến lược. Vùng giải phóng và vùng làm chủ nông thôn Phước Long ta giữ được 56.000 dân,. Về lực lượng vũ trang, bên cạnh việc củng cố C270, C290, Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh vận động tân binh để thành lập thêm các đại đội C271, C273 bộ binh, C14 đại đội cối, C15 đại đội đặc công trinh sát. Các xã, buôn, sóc được tăng cường thêm cán bộ, phát triển du kích, khi quân Mỹ vào xã nào cũng có 1 đến 2 tiểu đội. Ở các buôn, sóc cũng có đội du kích thôn, sóc, nơi ít nhất cũng được nửa tiểu đội, trong đó, các đội du kích các xã Phú Văn, Đức Hạnh, Bù Xa, Bù Gia Mập, Đak Nhau… là những đội mạnh nhất.

Quân dân Bình Long, Phước Long kết hợp với một bộ phận chủ lực Miền, tiến công, phản công, thắng Mỹ những trận đầu, từng bước bẻ gãy âm mưu bình định của địch. Chỉ riêng ở các xã Đức Hạnh, Phú Văn, Bù Xia, Đak Ơ… trong những tháng mùa mưa năm 1965, bộ đội địa phương cùng du kích xã thôn, sóc đã bẻ gãy hàng chục cuộc càn lớn nhỏ, diệt nhiều tên địch. Ở những vùng lực lượng chính trị, vũ trang mạnh như Đức Hạnh, Phú Văn, Đak Ơ… hoạt động vũ trang có kết hợp đấu tranh vũ trang chính trị và binh vận.

Những chiến thắng Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bàu Da Đốt, Căm Xe,…(2) trực tiếp tác động tích cực đến khí thế quân dân Bình Long, Phước Long, cùng những chiến thắng của lực lượng tại chỗ đã từng bước giải quyết tư tưởng ngán ngại Mỹ… Đặc biệt trận Dầu Tiếng cổ vũ mạnh mẽ khí thế “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.


(1) Theo quyết định của Quân ủy Trung ương và thành lập các sư đoàn ở miền Nam, trên chiến trường Đông Nam bộ, các sư đoàn đã lần lượt ra đời. Sư đoàn 9 (2-9-1965), Sư đoàn 5 (23-11-1965), sư đoàn 7 (tháng 6-1966),... (T.G).
(2) Trận Dầu Tiếng (26-11-1965) lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam ta diệt chiến đoàn ngụy; trận Căm Xe (21-11-1965) vận động phúc diệt 20 xe Mỹ và gồm 200 tên (trong đoàn cơ giới lớn của Mỹ đang hành quân tiến lên đoạn đường Căm Xe - Dầu Tiếng; trận Bàu Da Đất, 5-12-1965 xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Mỹ, đánh thiệt hại một tiểu đoàn Mỹ khác, xác minh hiệu quả chiến thuật “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Đây là những chiến công của Sư đoàn 9 chủ lực Miền (T.G).
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 08:10:45 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 07:58:38 pm »

Ở Phước Long, sau khi quân Mỹ vào, địch hình thành ba cụm lớn: thị xã tiểu khu Phước Long, chi khu Phước Bình, cụm Bù Đốp, cụm chi khu quân sự và quận lỵ Đức Phong (Bù Đăng). Ở Bù Đăng, địch quyết tâm chiếm lại các địa bàn Bù Na, Vĩnh Thiện nhằm gom dân, củng cố lại các ấp chiến lược đã bị phá, chúng không tập trung xây dựng các đồn bốt, nhỏ rải rác, không đưa quân về đóng giữ các xã mà tập trung xây dựng lực lượng biệt kích. Các đơn vị biệt kích được Mỹ trực tiếp huấn luyện, trực tiếp chỉ huy trang bị mạnh. Biệt kích cộng hỏa lực mạnh là biện pháp chủ yếu ở Phước Long của Mỹ ngụy. Lực lượng quân sự địch trên toàn tỉnh lên đến 3.000 tên, bố trí thành hơn 70 vị trí chiến đấu lớn nhỏ, hình thành các cụm căn cứ lớn. Phước Bình là cụm chốt lớn với lực lượng hỗn hợp Mỹ, ngụy. Các trục giao thông như quốc lộ 14 (đoạn Đồng Xoài - Bù Đăng, Bù Đăng - Kiến Đức) và các đường giao thông nội tỉnh như Đức Liễu đi Phước Long, Phước Bình qua ngã ba Công Chánh đi Bù Đốp, bị ta cắt đứt, làm chủ hoặc phong tỏa. Hàng loạt ấp chiến lược, dinh điền như Đa Kia, Thuận Kiệm, Bù Na, Đức Bổn, Bù Rạt, Phước Tín, Phú Văn, Đức Hạnh, Bù Xia, Khắc Khoan… ta làm chủ, có chính quyền tự quản, tổ chức Đảng, các đoàn thể, quần chúng, và lực lượng du kích, phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh. Ở những vùng tiếp giáp như Vĩnh Thiện, Phước Quả, Hiếu Phong… thì giữa ta và địch xa nhau, ban ngày địch hoạt động, ban đêm ta làm chủ. Ở các đồn điền cách xa trục giao thông như Bù Nho, Thuận Lợi, Phú Riềng, Đức liễu, Đa Kia là những nơi ta đang đứng chân hoạt động. Riêng các đồn điền Thuận Lợi, Phú Riềng, Đa Kia, sau khi bị địch hủ diệt, chủ Tây chạy về Dầu Tiếng, bỏ trống đồn điền (từ 1965 đến 1969), công nhân về các xóm ấp vùng lân cận để làm ruộng, rẫy, tham gia kháng chiến. Các đồn điền này trở thành căn cứ của K17, K16, K11 (Đồng Xoài), nơi đứng chân của cả một bộ phận quân chủ lực Miền, đặc biệt là những điểm hậu cần. Khu vực đồng bào dân tộc cũng hình thành hai vùng. Vùng hoàn toàn giải phóng như Bom Bo, Đak Nhau, Đak Ơ, Bù Gia Mập lên tận biên giới Campuchia và các buôn sóc ở Nước sông(1) và vùng bị địch gom dân lập ấp chiến lược nhưng vẫn có cơ sở móc ráp, liên lạc với các đội, mũi công tác ở Đồng Xoài, Phước Long. Các đội mũi công tác ở Phước Long lúc bấy giờ: đội vùng núi Bà Rá (các đồng chí Tám Lực, Bảy Tuyết, Út Tiến, Nguyễn Văn Thỏa, Tạn Quang Sinh, Tứ Quý lần lượt phụ trách), đội Phước Bình (đồng chí Thành phụ trách), đội Nhơn Hòa (đồng chí Siêng phụ trách), đội Đức Hạnh (các đồng chí Mười Lồng, Sáu Non phụ trách), đội Phước Quả, Phước Tín (do đồng chí Bảy Phụng phụ trách)… Các đội mũi chân núi Bà Rá và Phước Bình áp sát thị xã, tiếp giáp kẻ thù đến mức chỉ một sơ suất nhỏ có thể có thể dẫn đến tổn thất. Trên đỉnh là đài ra đa, từ đây chúng quan sát cả một chiến trường rừng núi rộng lớn. Dưới đà ra đa là căn cứ, một đại đội bảo an, có pháo bắn thẳng, có sân bay trực thăng dã chiến, trận địa pháo. Dưới chân núi là chi khu, các đồn bốt, ấp chiến lược, ấp tân sinh. Đặc biệt, đội mũi Bà Rá có khoảng một trung đội đã được xây dựng từ năm 1965 bám trụ trong lòng địch nhiều lúc bị chúng bao vây phong tỏa phải sống bằng rau rừng, củ chuối, trái sung, vẫn bám địa bàn, móc nối xây dựng cơ sở trong các ấp chiến lược, tổ chức đánh địch, tạo bàn đáp áp sát thị xã, dẫn đường cho bộ đội của trên…

Với khẩu hiệu do Tỉnh ủy đề ra: “Kiên cường bám trụ, giành đất, giành dân giữ vững vùng căn cứ”, quân dân Phước Long đã đẩy mạnh xây dựng làng xã chiến đấu, nổi bật như sóc Bom Bo, xã 9. Ở xã Đak Ơ - K28, qua một thời gian, xây dựng, giáo dục và tổ chức, quần chúng đã thành công tố giác hơn 200 tên phản cách mạng do địch gài lại sau khi chúng rút chạy trong chiến dịch Đồng Xoài (xã này trước chiến dịch là xã vùng sâu, bị địch kìm kẹp nặng). ngay số này cũng được giáo dục, cảm hóa, dần dần một số bắt đầu nhận nhiệm vụ và sau đó trở thành du kích, đảng viên, có người vào bộ đội tỉnh. Đến đầu năm 1966 ở vùng mới giải phóng Đak Ơ - K28 đã có 4 chi bộ (22 đảng viên), 4 chi đoàn thanh niên, 16 cán bộ xã; trong vùng căn cứ có 6 chi bộ (61 Đảng viên), 32 đoàn viên, 69 du kích xã và 86 du kích ở các buôn sóc. Đến cuối năm 1965, quân dân Phước Long đã xây dựng được hệ thống làng xã, chiến đấu khá vững chắc với hệ thống hầm hào, ổ ụ, chiến đấu cắm bẫy dầy đặc với hàng triệu cây chông tre, trong đó có cả chông lạng chống địch đổ bộ đường không. Nhân dân Phước Long sẵn sàng ăn củ rừng, rau rừng, tiết kiệm lương thực để góp phần nuôi quân. Đặc biệt quân dân đã giành nhiều rẫy mì để làm nguồn dự trữ lương thực cho kháng chiến. Cuối năm 1965 địch dùng máy bay đánh phá bừa bãi, phun chất độc hóa học, ném bom xăng… hủy diệt rẫy, rừng, đảng bộ Phước Long lãnh đạo nhân dân đấu tranh trực tiếp với địch, đòi bồi thường thiệt hại, đòi không được càn quét bắn phá bừa bãi. Song song với việc tự túc lương thực, chống địch bao vây kinh tế, Tỉnh ủy Phước Long, các K ủy và chi bộ xã quan tâm mọi mặt đời sống của dân, đặc biệt như việc chăm sóc y tế.

Vào cuối năm 1965, Quân ủy, Bộ chỉ huy Miền tổ chức nhiều tuyến, đoàn hậu cần trên vùng biên giới Bình Long, Phước Long. Trên vùng biên giới tỉnh Bình Long, cuối năm 1965, Đoàn 85 hậu cần Miền được thành lập (tương đương cấp trung đoàn sau chia thành hai Đoàn 50 và 70). Ở Phước Long, đồng chí Trần Ngọc Khanh móc nối với cơ sở từ Campuchia để tổ chức cửa khẩu mua gạo và nhu yếu phẩm dự trữ trong căn cứ. Đồng chí Kính cùng một số đồng chí khác bàn với tỉnh đội tổ chức móc ráp chủ tây Phú Riềng cho công nhân làm ở Phú Riềng - Thuận Lợi, qua đó xây dựng cơ sở hoạt động trong lòng địch, xây dựng cơ sở tiếp tế. Nhờ vậy một cửa khẩu hậu cần được tổ chức ở Phú Riềng, Thuận Lợi. Đặc biệt, ông Vũ khiêm, chủ đồn điền cao su Thuận Lợi có uy tín với chính quyền Sài Gòn đồng thời có quan hệ với ta trong việc khai thác gỗ từ rừng Phước Long, để hợp đồng mua lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều mặt hàng thiết yếu cho kháng chiến. Qua ông Vũ Khiêm ta móc nối được một số tư bản khác chuyên khai thác lâm sản để thu thuế tài nguyên rừng và tổ chức ra các cửa khẩu khu vực. Ở hướng Bù Đốp, Thuận Kiệm, Đa Kia và đường Hoàng Diệu, ta cũng tìm cách tổ chức mạng lưới các cửa khẩu nhỏ và vừa. Có thể nói, trên địa bàn Bình Long, Phước Long, bên cạnh những cơ sở sản xuất của hậu cần cấp trên, của dân, hệ thống cơ sở hậu cần chiến lược, hậu cần khu vực, hậu cần tại chỗ đã góp phần quan trọng vào sự hình thành hậu phương lớn tại chỗ của chiến trường Đông Nam Bộ. Trên các đồn điền, dinh điền và vùng dân tộc, thanh niên hăng hái tòng quân, có gần 500 thanh niên nhập ngũ (trong đó có hơn 300 bổ sung cho chủ lực Khu 6) nên các đơn vị tỉnh luôn tăng quân số, đặc biệt C280 toàn quân là người dân tộc thiểu số phát triển tốt.

Đến cuối năm 1965, được Mỹ hỗ trợ, trên chiến trường Phước Long địch sử dụng sư đoàn 5 cùng bảo an, dân vệ, liên tục mở các cuộc càn quét với thủ đoạn tàn bạo, càn đến đâu phá nhà cửa, ruộng rẫy của đồng bào đến đó để gom dân ở những vùng tiếp giáp, dọc các trục giao thông, cố giành lại những vùng đã mất. Có nơi chúng dùng trực thăng bất ngờ đổ xuống hốt hết dân, chở về trại tập trung. Những nơi bị đánh trả, chúng phản ứng mạnh, dùng máy bay hủy diệt xóm ấp. Bằng các thủ đoạn trên, chúng đã chiếm được các khu Bù Na 1, Vĩnh Thiện và xây dựng những nơi đây thành các yếu khu quân sự, có kho tàng, trận địa pháo, sân bay dã chiến. Một số dân bị địch gom về các ấp chiến lược Phước Long, xung quanh thị xã Phước Long.


(1) K59 cũ, về sau thuộc xã Đồng Nai (T.G).
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 08:12:56 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 07:58:53 pm »

*
*   *

Tháng 12-1965, tư lệnh MACV Westmoreland đánh giá là hoàn thành giai đoạn 1 và chuyển sang giai đoạn “phản công chiến lược” gồm hai bước, gọi là giai đoạn 2, giai đoạn 3, thực tế là hai cuộc tổng phản công mùa khô:

- Phản công lần thứ 1 từ tháng 1 năm 1966 đến giữa năm 1966.

- Phản công lần thứ 2 từ tháng 10 năm 1966 đến giữa năm 1967.

- Trong cuộc phản công mùa khô lần 1, địch xác định Đông Nam bộ với hai hướng chủ yếu, nhằm vào các mục tiêu:

- Thực hành chiến lược “tìm - diệt”, diệt những sư đoàn của “Việt cộng” hoặc buộc những đơn vị này phải phân tán đánh du kích.

- Bình định có trọng điểm, đánh phá hậu cần dự trữ của đối phương giành dân.

Đây là bước đi tất yếu của địch trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” nhằm giành”thắng lợi quyết định” trong vòng 2 đến 3 năm. Song không ngoài dự kiến của Đảng ta, ngay từ tháng 2 năm 1965, Quân ủy Trung ương đã nêu rõ sáu phương thức tác chiến(1) nhằm phát triển thế chủ động tiến công, giành thắng lợi ngày càng lớn, tiến lên giành thắng lợi quyết định trên chiến trường. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Cấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1965) xác định rõ phương châm chiến lược của ta là “đánh lâu dài” nhưng phải tích cực “tập trung lực lượng cả hai miền, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn”.

Ở miền Đông, địch tập trung lực lượng tinh nhuệ cơ động (chủ yếu là Mỹ) hành quân “tìm - diệt” lên các căn cứ, vùng giải phóng trên vành đai tây bắc, bắc đông bắc Sài Gòn; trong lúc đó các sư đoàn chủ lực ngụy cùng bảo an, dân vệ bình định các tỉnh xung quanh Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Trong 10 tháng đầu năm 1966, trên chiến trường Miền Đông chúng mở 13 cuộc hành quân quy mô cấp sư đoàn tăng cường hoặc lữ đoàn tăng cường (trong tổng số 450 cuộc lớn nhỏ trên toàn miền Nam).

Ngày 1 tháng 1 năm 1966, địch mở cuộc hành quân then chốt mang tên Crimp (1-1-1966 - 19-1-1966, gồm F1 Mỹ + d Úc + 8 d ngụy, khoảng 30.000 quân) đánh lên vùng bắc Củ Chi nhằm diệt đầu não quân khu Sài Gòn - Gia Định triệt hạ vùng giải phóng bắc Củ Chi. Hướng tiến công thứ hai nằm vào các chiến khu ở tỉnh Tây Ninh và ở Thủ Dầu Một, Biên Hòa, trong đó có những cuộc hành quân ảnh hưởng trực tiếp đến chiến trường Bình Long, Phước Long: Rolling Stone (tháng 3-196, gồm lữ 1/f1 Mỹ + d Úc) đánh lên Bông Trang, Nhà Đỏ; Silver + City (7-3-1966 - 24-4-1966) gồm lữ 2/f1 Mỹ + lữ dù 173 + d Úc) đánh vào chiến khu Đ, Austin (1-5-1966 - 17-5-1966, gồm lữ 1/f10 Mỹ, đánh lên Bù Gia Mập, tỉnh Phước Long; Houston (từ 12-5-1966, gồm lữ 1/f1 Mỹ) đánh lên Dầu Tiếng; Alpasso II (từ 3-6-1966) đánh phá vùng ven Hớn Quản, Chơn Thành, Minh Thạnh,…

Đối đầu với cuộc hành quân hủy diệt tàn khốc, lực lượng chiến tranh nhân dân vùng bắc Củ Chi đã dũng cảm chiến đấu, “lấy một chọi mười, chọi trăm…”, trong 20 ngày đã đánh bại cuộc càn Crimp(2) kéo theo sự hình thành vành đai diệt Mỹ Bắc Hà (Đồng Dù); đồng thời hơn nửa tháng sau, từ thực tiễn Củ Chi, Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã mở Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ; tổng kết 10 điểm về khả năng đánh Mỹ, thắng Mỹ của lực lượng chiến tranh nhân dân. Đánh phủ đầu cuộc hành quân Rolling Stone; Sư đoàn 9 chủ lực Miền cùng lực lượng vũ trang địa phương tập kích cụm quận Mỹ tại Nhà Đỏ, loại khỏi vòng chiến 1.200 tên, tập kích diệt 1 tiểu đoàn Mỹ tại dốc Bà Nghĩa. Tại chiến khu Đ, Sư đoàn 9 cùng bộ đội địa phương và du kích đánh bại cuộc hành quân Silver City, loại khỏi vòng chiến 3 đại đội Mỹ, đặc biệt thắng lợi này mở ra khả năng bảo vệ căn cứ trước các cuộc hành quân “tìm - diệt” quy mô lớn của quân Mỹ. Mặc dù cường độ chiến tranh tăng cao; khắp các mặt trận cả phía trước và phía sau cuộc phản công của Mỹ đã có dấu hiệu thất bại hoàn toàn. Ngày 17 tháng 5 năm 1966, sau trận Bàu Sắn (Tây Ninh), ta diệt một cụm dã chiến của sư đoàn “Anh cả đỏ”, địch buộc phải kết thúc sớm cuộc phản công mùa khô thứ nhất.


(1) Đẩy mạnh tác chiến tập trung, mở những chiến dịch vừa và lớn của bộ đội chủ lực trên những hướng quan trọng; 2 - Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao, phối hợp tác chiến giữa du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực; 3 - Đánh phá các cơ sở hậu phương cơ quan đầu não của địch; 4 - Kết hợp hoạt động vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng ở đô thị và vùng ven; 5 - Phát triển cách đánh giao thông; 6 - Phối hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị và binh vận (T.G).
(1) Loại khỏi vòng chiến 1.632 tên địch (chủ yếu là Mỹ) hạ 84 trực thăng, bắn cháy, bắn hỏng 77 xe tăng, thiết giáp… (T.G).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 07:59:09 pm »

Những chiến thắng trên chiến trường đã cổ vũ mạnh mẽ khí thế đánh Mỹ diệt ngụy của quân dân Bình Long, Phước Long.

Tỉnh Phước Long đối với địch, vừa là tuyến phòng ngự từ xa vừa là cửa ngõ bảo vệ Sài Gòn từ hướng bắc, chúng xác định đây là địa bàn “tìm - diệt” và “bình định”, nhưng trong cuộc phản công mùa khô lần 1, là một trong những trọng điểm bình định. Khu ủy Khu 6 xác định; “Hướng chủ yếu của Khu là rừng núi Tây Nguyên, nhưng đồng bằng cũng rất quan trọng. Và trọng điểm vùng rừng núi là địa bàn Phước Long”(1). Ban chỉ huy tỉnh đội Phước Long lúc ngày gồm: Võ Hòa tỉnh đội trưởng, Hai Phong chính trị viên, Ba Huệ tỉnh đội phó, Tư Cần chính trị viên phó. Chuẩn bị mở đợt hoạt động Đông - Xuân 1965-1966, ở hướng trọng điểm Phước Long, Quảng Đức, ngoài các đơn vị của Bộ, Quân Khu thành lập thêm trung đoàn 346 (thiếu) sử dụng lực lượng của trung đoàn này phối hợp với lực lượng của trung đoàn 16 và của Bộ và tiểu đoàn 84 mở chiến dịch đông bắc Phước Long, với yêu cầu tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng trên trục đường 14, đoạn vòng cung từ Kiến Đức đến Bu Prang mà cho đến cuối năm 1965 ta chưa làm được. Trong chiến dịch (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1966), trung đoàn 16 đã đánh dứt điểm căn cứ Tuy Đức, tiểu đoàn 840 diệt một đại đội bảo an ở Nhân Cơ (5-4-1966, bắt 8 tù binh, thu vũ khí), nhưng do bị căng kéo, địch không ứng viện, chiến dịch không đạt được yêu cầu về diệt sinh lực địch. Trung đoàn không dứt điểm được Bu Prang, nhưng gây được sức ép buộc địch phải rút bỏ căn cứ này. Chiến dịch đạt hiệu quả lớn về giải phóng vùng: ta đã mở được mảng từ đông Bù Đốp đến Đak Son, tạo một vùng giải phóng liên hoàn từ tỉnh lỵ Phước long đến tây Gia Nghĩa.

Không lấn chiếm lại được phải rút bỏ một số cứ điểm quan trọng, và đánh hơi có quân chủ lực đối phương trên địa bàn Phước Long, địch huy động lữ đoàn 1/sư đoàn dù 101 Mỹ và 6 tiểu đoàn ngụy có máy bay, xe tăng, pháo binh yểm trợ, thực hiện cuộc hành quân “tìm - diệt” mang tên Austin đánh sâu vào vùng giải phóng Bù Gia Mập, lên tận tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên địa bàn này, bên cạnh các lực lượng chiến tranh nhân dân địa phương còn có một số đơn vị của Khu 6, các trung đoàn 141, 164 của Bộ (chuẩn bị thành lập sư đoàn 7). Suốt 17 ngày (từ 1 đến 17-5-1966), cuộc hành quân Austin diễn ra với mật độ bom đạn rất lớn, có máy bay B52 rải thảm và chất độc hóa học đánh vào căn cứ của ta. Dưới sự lãnh đạo. chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ban chỉ huy quân sự tỉnh, các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện, du kích các xã Đak Nhau, Đak Ơ, Bù Gia Mập, các thôn Bu Ninh, Bù Du Nga… hợp đồng chặn chẽ với bộ đội Khu 6 và các trung đoàn 141, 164 chặn đánh từng mũi tiến công của địch. Lần đầu tiên đối đầu quân chiến đấu Mỹ, có đơn vị còn ngần ngại, lúng túng, nhưng đã nhanh chóng nắm bắt thực tế, hình thành cách đánh để vượt qua tình thế bất lợi về so sánh lực lượng, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tên Mỹ, bắn hỏng hàng chục máy bay, phá hủy 2 xe tăng và pháo. Cuối cùng địch phải dùng máy bay đến giải tỏa để trực thăng hốt quân, kết thúc cuộc càn. Trong quá trình chống càn, đã xuất hiện những gương mẫu điển hình của du kích như Điểu Up, Điểu Brao ở xã Đak Ơ, dùng súng AK bắn máy bay Mỹ rơi tại chỗ. Điểu Rú ở xã 9 bị thương vẫn chống gậy đi đánh địch. Đồng chí Điểu Sách, Bí thư xã 10, cõng con trên lưng đi chống càn…

Ngày 13 tháng 6 năm 1966, tại khu rừng già Bù Gia Mập, Sư đoàn 7, sư đoàn thứ ba của chủ lực Miền được thành lập, địa bàn hoạt động là chiến trường Đông Nam Bộ.

Song song với những cuộc hành quân “tìm - diệt” trên chiến trường Phước Long, những cuộc càn quét, bình định của địch đã có những nét mới. Từ đầu năm 1966, trên chiến trường này chúng bắt đầu sử dụng chiến thuật “vồ mồi” trực thăng bất ngờ đổ chụp, xua quân ồ ạt tấn công từng xã, từng ấp trong vùng giải phóng để vây bắt, xúc hốt đưa dân về trại tập trung. Tại Đức Hạnh, lần đầu tiên, hàng chục máy bay trực thăng chở hàng trăm lính Mỹ, sau một vòng quần đảo, vãi đạn “dọn bãi” bất ngờ hạ xuống Đức Hạnh. Lần đầu tiên đối đầu quân Mỹ trong tình huống “tao ngộ”, du kích xã Đức Hạnh lâm vào thế bị động đối phó. Song nhờ hệ thống hầm hào, ổ ụ chiến đấu, chông mìn, cạm bẫy đã bày sẵn, du kích có thế dựa, đã ngoan cường chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt xung phong của quân Mỹ. Cuộc chiến đấu giằng co, quân Mỹ không chịu đựng được lâu trên trận địa gây nhiều bất ngờ do chông, mìn, cạm bẫy, nên chiều cùng ngày, chúng rút lui cùng một số tên thương vong, xúc hốt đi một số đồng bào. Ở các ấp Bù Xia, Thuận Kiệm, Lệ An, Đức Bổn, quân Mỹ cũng thực hiện chiến thuật bất ngờ đổ chụp, nhưng du kích ở các nơi này đã có bài học Đức Hạnh, nêu cao cảnh giác chuẩn bị sẵn sàng đánh địch. Ở Bù Xia, Thuận Kiệm, khi máy bay còn quần thảo trên bầu trời, du kích đã bắn hạ một chiếc. Số còn lại tập trung hỏa lực dọn bãi để hạ cánh và bảo vệ chếc bị rơi. Từ bãi đáp chúng bung ra, càn quét, gom dân, nhưng phần lớn dân đã được du kích hướng dẫn, mở đường rút sâu vào vùng giải phóng. Chúng chỉ xúc hốt được số người chưa kịp sơ tán. Suốt ngày du kích bám công sự, giao thông hào để chống càn. Vũ khí kém, đạn ít, nhưng biết dựa vào lợi thế địa hình, du kích anh dũng chiến đấu, giết, làm bị thương hàng chục tên Mỹ ngụy.


(1) Nghị quyết Hội nghị Khu ủy Khu 6 năm 1965 (T.G).
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 08:05:54 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 07:59:24 pm »

Tại Đồng Xoài, từ đầu năm 1966, một trung đội bộ đội địa phương, người dân tộc do Điểu Khi (Phạm Thành Khi) làm trung đội trưởng đã bám sát các trục giao thông chính từ đường BuyMore tới làng 9 và đường 14, đường 322, gặp gỡ đồng bào đi làm nương rẫy để làm công tác tuyên truyền, vận động đồng bào ủng hộ kháng chiến. Qua vận động, mạng lưới cơ sở cách mạng hình thành trong các ấp dân tộc Đồng Tâm, Đồng Tiếng, Tân Phước. Sau này các cơ sở này đều trở thành Đảng viên (như Điểu Kiết, Điểu Rơi, Kbó, Điểu Đế,…). Trung đội bộ đội địa phương làm tốt công tác diệt ác, trừ gia (như đã diệt tên Thật Nhẫn, thư ký tên Tổng Thoại); phối hợp với du kích tiêu hao địch trong các cuộc chống càn.

Như vậy khi quân Mỹ kết thúc cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất, trên chiến trường Phước Long, quân dân ta vẫn giữ thế chủ động, giữ và phát triển đuợc vùng giải phóng.

Cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất đã kết thúc sớm so với kế hoạch mà không đạt được mục tiêu nào. Địch tiếp tục những cuộc hành quân bổ sung vào đầu mùa mưa, trọng điểm là chiến trường Bình Long.

Trên chiến trường Bình Long, trong khi đang chuẩn bị cho cuộc hành quân Houston đánh Dầu Tiếng, địch phát hiện sự có mặt của quân chủ lực Miền xung quanh An Lộc, tháng 5 năm 1966, chúng mở cuộc hành quân Alpasso ở các khu vực vùng ven Hớn Quản, Chơn Thành, Minh Thạnh. Chủ động đối phó cuộc hành quân này, Bộ chỉ huy Miền chủ trương mở chiến dịch Bình Long với lực lượng gồm một bộ phận chủ lực Miền chủ yếu là sư đoàn 9 với các lực lượng vũ trang địa phương, thực hiện đánh điểm, diệt viện. Mở màn chiến dịch, ngày 6 tháng 6 năm 1966, ta tiến công cứ điểm Đồng Long, một chốt điểm quan trọng án ngữ phía bắc An Lộc nhằm tiêu diệt sinh lực địch và đánh quân viện của chúng từ Lộc Ninh xuống, An Lộc lên, tạo khí thế cho quân dân Bình Long vào chiến dịch. Tương quan lực lượng trong trận này bất lợi về phía ta. Địch trong công sự kiên cố, gồm tiểu đoàn tăng cường của sư đoàn 5 ngụy một đại đội bảo an, được các trận địa pháo của tiểu khu Bình Long, sân bau An Lộc và căn cứ Téc Ních yểm trợ. Bên ta chỉ có đại đội 70 và trinh sát đặc công tỉnh. Được cơ sở nội tuyến cung cấp tin tức, sơ đồ phòng thủ, chiến sĩ trinh sát đột nhập, luồn sâu đến trung tâm căn cứ, bộ binh áp sát bên ngoài. Đến giờ G, quân ta đồng loạt tiến công, trong thời gian ngắn, đã làm chủ cứ điểm, diệt gần 200 tên địch.

Cùng lúc các mũi vũ trang công tác với các cơ sở bên trong đã vận động nhân dân nổi dậy diệt ác phá kìm, phá ấp chiến lược Đồng Long. Toàn bộ hệ thống hàng rào xung quanh ấp bị quần chúng nhổ sách. Quân địch từ Lộc Ninh xuống theo quốc lộ 13 bị du kích Sóc Bế chặn đánh, diệt 1 xe GMC, tiêu hao một số tên.

Chiến thắng Đồng Long có tiếng vang lớn, làm nức lòng quân dân Bình Long. Lực lượng vũ trang tỉnh được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhì. Phát huy thắng lợi, những ngày tiếp theo, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và du kích liên tiếp tiến công địch. Quốc lộ 13 thường xuyên bị du kích đắp mô, đánh mìn gây khó khăn vận chuyển của địch, buộc quân Mỹ phải nhiều lần hành quân giải tỏa. Mặc dù có phi pháo dọn đường, nhưng lần nào chúng cũng lọt vào trận địa phục kích của quân ta. Quân ngụy ở An Lộc bị uy hiếp, thiếu lương thực, đạn dược. Địch buộc phải đưa hai trung đoàn 8 và 9 thuộc sư đoàn 5 ngụy và một bộ phận sư đoàn “Anh cả đỏ” Mỹ lên giải tỏa áp lực đường 13. Trong lúc đó tiếp tục chiến dịch Bình Long, sư đoàn 9 chủ lực Miền đang vào đợt hoạt động mùa mưa trên địa bàn này. Địch phát hiện được, chúng hình thành từng cụm quân lớn và tổ chức phòng ngự để ngăn chặn. Ban chỉ huy sư đoàn kịp thời chủ trương thay đổi phương châm hoạt động, hết sức linh hoạt trong sử dụng lực lượng và cách đánh, dùng lực lượng nhỏ đánh châm ngòi, nếu địch ra sẽ đánh lớn, phục kích đánh giao thông, tập kích khi địch đóng quân dã ngoại, pháo kích tiêu hao chúng, cùng các lực lượng vũ trang địa phương phát triển chiến tranh du kích.

Theo phương án mới trung đoàn 2 chuyển sang phục kích đánh Mỹ trên đường 13. Khu vực trọng điểm là đoạn đường dài hơn 3km từ ngã ba Cây Đa đến cầu Cần Đâm. Trong khi đó Khu ủy và Bộ chỉ huy Quân khu 7 giao nhiệm vụ cho tỉnh đội Phước Thành: bằng mọi giá phải cầm chân cho được lữ đoàn 3 sư đoàn 1 Mỹ tại căn cứ Phước Vĩnh trong một tuần lễ, không cho chúng hành quân ứng cứu đồng bọn ở đường 13. Thi hành nhiệm vụ này, tỉnh đội Phước Thành đã huy động toàn bộ lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với nhân dân Phước Vĩnh, thực hiện bao vây chặt căn cứ Phước Vĩnh qua nhiều tầng, bằng cả quân sự, chính trị, binh vận, gây tâm lý hoang mang, căn thẳng trong hàng ngũ địch. Hết sức giữ bí mật về thời gian, địa điểm kế hoạch, đặc biệt là làm thật tốt kế hoạch nghi binh.

Ngày 6 tháng 6 năm 1966, quân dân Bình Long tiến công căn cứ Núi Đất và vị trí đóng quân dã ngoại của một đại đội quân ngụy ở phía bắc sân bay Téc Ních, loại khỏi vòng chiến 2 trung đội.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 08:04:28 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2011, 07:54:17 pm »

Ngày 8 tháng 6 năm 1966, trung đoàn 2 sư đoàn 9 phối hợp với du kích tổ chức trận địa phục kích trên đường 13 từ ngã ba Cây Đa đến phía bắc cầu Cần Đâm. 13 giời 28 phút chi đoàn tăng - thiết giáp và 3 đại đội bộ binh thuộc sư đoàn 1 Mỹ lọt vào trận địa. Trận đánh ác liệt diễn ra trong 3 giờ liền. Quân ta diệt tại trận 40 xe tăng, thiết giáp, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên Mỹ; bắn rơi, bắn cháy 8 máy bay, thu 44 súng các loại. Kể từ khi quân chiến đấu Mỹ vào chiến trường, đây là trận đánh giao thông lớn nhất, diệt nhiều xe cơ giới nhất trên chiến trường Đông Nam bộ. Đường 13 tiếp tục bị uy hiếp liên tiếp trong 10 ngày từ 8 tháng 6 đến 18 tháng 6 năm 1966, trung đoàn 2 sư đoàn 9 cùng lực lượng địa phương diệt hơn 500 tên Mỹ, ngụy trong các cuộc hành quân giải tỏa đường 13, phá hủy hàng trăm xe cơ giới, có 48 xe tăng, xe bọc thép. Quân dân huyện Phú Giáo tỉnh Phước Thành thực hiện xuất sắc nhiệm vụ nghi binh và bao vây lữ đoàn 3 Mỹ ở Phước Vĩnh. Đúng ngày N, súng lớn súng nhỏ quanh căn cứ Phước Vĩnh và dọc đường 16 Phước Hòa đi Phước Vĩnh nổ súng suốt ngày đêm, kết hợp với gọi loa địch vận. Lữ đoàn 3, sư đoàn 1 Mỹ án binh bất động trong căn cứ. Lính ngụy trong bốt Phước Hòa nằm im. Một không khí căng thẳng, ngột ngạt bao trùm căn cứ đồn bốt địch. Trái lại, phía bên ngoài, du kích, nhân dân đi lại dễ dàng, các hoạt động kháng chiến nhộn nhịp từ các cơ sở trong ấp chiến lược ra. Cuộc bao vây mang tính chất toàn dân, lấy bộ đội địa phương và du kích làm nòng cốt, cả bằng quân sự, chính trị, binh vận, đã thắng lợi rực rỡ. Quân dân Phước Thành được Bộ chỉ huy Miền và Khu ủy nhiệt liệt khen ngợi.

Tiếp theo những ngày cao điểm, bộ đội địa phương và du kích Bình Long kết hợp chủ lực Miền tiếp tục đánh địch trên đường 13, diệt thêm hàng trăm tên Mỹ ngụy. Ngày 9 tháng 7 năm 1966, C70 và du kích Xa Cát phục kích đánh thiệt hại nặng lực lượng địch đang di chuyển từ Chơn Thành lên Bình Long. Ngày 11 tháng 6 năm 1966, tại ấp chiến lược làng 3 và khu vực Lộc Thiện, lực lượng vũ trang huyện Lộc Ninh và du kích xã đã phối hợp với tiểu đoàn 7 chủ lực Miền đánh địch lấn chiếm. Suốt 10 giờ chiến đấu, ta bẻ gãy 13 đợt xung phong của địch, loại khỏi vòng chiến 350 Mỹ thuộc tiểu đoàn 1 lữ dù 173, thu 25 súng các loại.

Suốt 32 ngày đêm chiến dịch Bình Long, trên mặt trận chống phá bình định, quân dân Bình Long đã vượt qua mọi thủ đoạn tàn bạo của địch, giữ vững thế trận chiến tranh nhân dân. Các đội mũi công tác kiên trì ngày bám lô cao su, đêm vào ấp chiến lược, tuyên truyền vận động, móc nối, xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang chính trị bên trong, tổ chức cơ sở Đảng. Lợi dụng tình hình địch đang phân tán đối phó hoạt động vũ trang của ta và tinh thần đang giao động, các đội mũi công tác được sự hỗ trợ của các đơn vị vũ trang đã vận động, lãnh đạo nhân dân các ấp An Lộc, Bình Phú, Phú Lô, Sóc Bế, các làng 4, 5, 6, 7, 8, 9, Xa Cát… nổi dậy đấu tranh phá rã ấp chiến lược, diệt ác, trừ gian trở về làng, sóc cũ. Ở Quản Lợi, mũi công tác chỉ có 3 đồng chí đã xây dựng được cơ sở Đảng, du kích mật bên trong và vận động hàng chục thanh niên tòng quân tham gia Quân giải phóng. Ở Xa Cô 2, Xa Cô 28, dân đã bị địch hốt vào ấp, nhưng có sở sở mạnh, đã liên tục đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, thường xuyên liên lạc với đội mũi công tác, vượt qua sự kiểm soát của địch, góp phần giải quyết khó khăn cho kháng chiến, cung cấp cho bộ đội lương thực, thuốc men, các nhu yếu phẩm khác. Ở Lộc Ninh, các chiến sĩ du kích, cơ sở bên trong là những người dẫn đường đắc lực cho quân chủ lực ta hành quân đánh địch. Có những người đã ngã xuống trên đường làm nhiệm vụ như Điểu Xấu (dân tộc S’tiêng), Lâm Khanh (dân tộc Khơ me). Tất cả bà con ở Brêlin, Cốc Rưới đều là cơ sở cách mạng. Với sự vận động của đội mũi công tác, nhân dân Xóm Bưng đã hình thành một “xóm hậu cần của bộ đội”. Làng 2 địch gọi là “đồn điền Việt Cộng” chính là nơi “cách mạng cả làng”,…

Trên toàn miền Nam, mùa khô 1965-1966, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến 67.000 tên địch, trong đó có hàng vạn quân Mỹ và “đồng minh”(1), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh (trong đó có 940 máy bay, hầu hết là trực thăng; 6.000 xe quân sự, trong đó có nhiều xe tăng, thiết giáp)… Tập trung lực lượng 68 vạn quân (gồm 25 vạn quân Mỹ, 40 vạn quân ngụy, 3 vạn quân “đồng minh”), gần như toàn bộ lực lượng cơ động đã được tung ra chiến trường, nhưng đế quốc Mỹ không thực hiện được những mục tiêu đã đề ra cho cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất:

- Không đánh bại được chủ lực quân giải phóng.

- Không giành được thế chủ động chiến lược.

- Không thực hiện được kế hoạch bình định.

- Đường giao thông chiến lược chỉ sử dụng được 30%.

- Nội bộ ngụy quyền tiếp tục khủng hoảng, nội bộ Mỹ tiếp tục phân hóa(1).

Những việc địch làm được trong cuộc phản công này là phá hủy của đối phương một số kho tàng dự trữ, cơ sở tiếp vận, mùa màng, bịt nhiều cửa khẩu, xúc hốt 15 vạn rưỡi dân vùng giải phóng giải phóng và vùng tranh chấp.


(1) Báo cáo lúc bấy giờ: 3 vạn rưỡi (T.G).
(2) Ngày 5-5-1966, đại sứ Mỹ Cabot Lodge về Washington để trình Tổng thống Johnson Báo cáo về cuộc phản công mà sau này Tài liệu Lầu năm góc gọi là “bản báo cáo bảy số 0”: 1 - “0” hao tổn được Việt Cộng. 2 - “0” tiêu hao đơn vị chính quy lớn nào của VC. 3 - “0” ngăn được du kích phát triển. 4 - “0” ổn định được địa phương. 5 - “0” giành được chủ động. 6 - “0” ngăn được sự suy sụp của quân đội Sài Gòn. 7 - “0” tăng cường và bổ sung kịp lực lượng Mỹ (T.G).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2011, 07:54:38 pm »

Đánh giá thắng lợi mùa khô 1965-1966, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: “Đây là thắng lợi có tầm quan trọng nhất về chiến lược, chiến thuật và chỉ đạo chiến tranh. Ta đã thắng hiệp đầu trong chiến tranh cục bộ của Mỹ”, “qua thực tiễn chiến đấu, chúng ta đã hiểu rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của quân viễn chinh Mỹ, bước đầu rút ra những kinh nghiệm quí báu, nhận rõ những quy luật của cuộc cách mạng dân tộc giải phóng ở miền Nam, làm cho toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.”.

Thất bại trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất đế quốc Mỹ đẩy mạnh leo thang chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, tăng quân ở miền Nam, ráo riết chuẩn bị mở cuộc phản công lần thứ hai.

Ngày 17 tháng 7 năm 1966, tại Hội nghị chính trị đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân và dân cả nước “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”(1).

Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ nung sôi thêm quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân ta.

Tháng 7 năm 1966 Khu ủy Khu 6 mở Hội nghị Khu ủy mở rộng lần thứ 5 và ra nghị quyết chỉ đạo về tình hình, nhiệm vụ mới, trong đó nêu rõ: “Động viên quyết tâm toàn quân toàn dân thi đua vươn lên hàng đầu, vượt tất cả khó khăn, gian khổ, tiếp tục tiến công tiêu hao, tiêu diệt địch trên khắp 3 vùng, giữ vững và phát triển quyền chủ động của ta, đánh bại địch trong mùa mưa và mùa khô sắp tới, đập tan kế hoạch càn quét và bình định của địch, đưa phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh, phục vụ đắc lực cho phá ấp, mở vùng, giành dân, xây dựng căn cứ”. nghị quyết xác định hướng chủ yếu vẫn là Phước Long và Quảng Đức.

Mùa mưa năm 1966 là thời gian quân Mỹ chuẩn bị mọi mặt cho cuộc phản công mùa khô thứ 2, đó cũng là thời gian mà ta vừa tác chiến vừa xây dựng mọi mặt phát huy thắng lợi trong mùa khô thứ nhất, chuẩn bị quyết thắng trong mùa khô lần thứ 2.

Trên chiến trường Bình Long, khu vực nóng bỏng vẫn là trục và ven đường 13, đoạn Chơn Thành lên Lộc Ninh, chiến tranh du kích ở Lộc Ninh đang phát triển, tạo điều kiện cho chủ lực Miền đứng vững trên địa bàn, hiệu suất diệt địch ngày càng cao.

Nơi đây, một bộ phận Sư đoàn 9, chủ lực Miền vẫn đang tiếp tục cùng quân dân địa phương phát huy kết quả đợt hoạt động quân sự Bình Long tháng 5, tháng 6 năm 1966.

Sau đợt tiến công tháng 6 lên hướng bắc Hớn Quản bị trận đòn sau ngày 9 tháng 6, trung đoàn 2, Sư đoàn 9 chủ lực Miền cùng lực lượng địa phương đã thực hiện trận phục kích vận động xuất sắc trên đường đất đỏ Minh Hòa - Xa Cát, diệt 43 xe quân sự, phần lớn là xe bọc thép M113 và xe tăng M41, loại khỏi vòng chiến 300 tên thuộc sư đoàn bộ binh 1 Mỹ. Quân ta và sư đoàn bội binh 1 Mỹ tiếp tục gài thế trận trên quốc lộ 13 và lộ đá đó Hớn Quản - Minh Hòa (tam giác Hớn Quản Chơn Thành - Minh Hòa). Trong lúc đó tại khu vực Tà Thiết (phía bắc lộ 17, phía đông đường 13 độ 14km), liên tiếp trong 2 ngày 1 và 2 tháng 7 quân ta (Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 chủ lực Miền) diệt gần 1 tiểu đoàn Mỹ (thuộc sư đoàn “Anh cả đỏ”) đang hành quân gọi là “truy kích chủ lực Việt Cộng), đánh tiêu hao 1 đại đội Mỹ khác. Trên khu vực cầu Xa Cát từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 7, trung đoàn 2 (Sư đoàn 9) được tăng cường 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 19 cùng lực lượng địa phương loại khỏi vòng chiến gần 400 Mỹ, diệt 35 xe (có 5 xe tăng M41 và M48, 30 xe M113). Trong những chiến công nói trên có sự góp sức đắc lực của đại đội trinh sát Bình Long do đồng chí Út Tính chỉ huy).

Trên chiến trường Phước Long, mùa mưa năm 1966 do quân Mỹ bị hút vào chiến trường Bình Long, sư đoàn 5 ngụy, các lực lượng bảo an, dân vệ co cụm về tỉnh lỵ, quận lỵ, yếu khu quân sự, để phòng thủ. Phối hợp mặt trận Bình Long, Tỉnh ủy Phước Long chủ trương sử dụng phần lớn lực lượng vũ trang hoạt động hưởng ứng. Tháng 7 năm 1966, các đơn vị của C270, C271, đợt tiến công chi khu quân sự Phước Bình, pháo kích vào các điểm địch trong tỉnh lỵ Phước Long. Đợt này ta phá hủy được một số xe quân sự, làm sập hai dãy nhà và một số lô cốt. Trong khi đó các bộ phận khác cùng lực lượng vũ trang các K, du kích các xã liên tục chặn đánh các lực lượng bảo an, dân vệ càn quét lấn chiếm vùng giải phóng. Sau những trận đánh địch phản ứng mạnh bằng máy bay, “pháo” bầy vào các khu vực, chúng nghi là căn cứ của lực lượng vũ trang kháng chiến. Có ngày địch huy động hàng chục máy bay B52 đánh bom, hủy diệt các khu rừng rậm, hành lang kháng chiến. Chúng còn dùng trực thăng đổ biệt kích vào các vùng căn cứ kháng chiến để thăm dò, chuẩn bị đánh phá lớn; Cùng với hoạt động tác chiến, phong trào phá ấp chiến lược ở các làng xã buôn sóc ở Phước Long đang phát triển manh. Tính đến cuối năm 1966, trên toàn địa bàn tỉnh có 23 ấp chiến lược bị phá rã, 12 ấp chiến lược ở vùng ven và ở những khu vực sát địch cũng bị phá lỏng từng mảng, dân bung ra vùng giải phóng ngày càng đông hơn. Tỉnh vận động phong trào thanh niên đi dân công để mở đường Trường Sơn từ Tây Nguyên cắt ngang Phước Long, từ giữa năm 1966 đã huy động được gần 1.000 thanh niên tham gia. Nhưng do địa hình phức tạp, sau đó Trung ương quyết định chuyển hướng mở đường khác từ nam Tây Nguyên qua Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh để chuẩn bị hành lang chiến lược phục vụ cho những mùa tiến công lớn sau này.


(1) Hồ Chí minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.108.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2011, 07:54:55 pm »

Về phía địch theo kế hoạch của Bộ tư lệnh MACV, cuộc phản công mùa khô thứ hai bắt đầu tháng 10 năm 1966, kết thúc vào cuối tháng 5 năm 1967, nhưng thực tế trên chiến trường miền Đông, cuộc phản công này bắt đầu từ giữa tháng 9 với cuộc hành quân thăm dò Attel boro lên “chiến khu Bàu Gòn” bắc Tây Ninh (thuộc chiến khu Dương Minh Châu).

Rút kinh nghiệm cuộc phản công mùa khô trước (địch cho rằng “nỗ lực quốc gia trước đây, đặt nặng về quân sự, năm 1967 xây dựng nông thôn phải được chú trọng hơn”, địch nhấn mạnh cả “hai gọng kìm”, “tìm - diệt”, và “bình định”, mục tiêu là làm chuyển biến cục diện chiến tranh vào giữa hoặc cuối năm 1967, tiến tới thương lượng trên thế mạnh… Mục tiêu cụ thể ở miền Đông Nam bộ ưu tiên tập trung lực lượng tiến công vào hệ thống căn cứ kháng chiến nhưng trọng điểm là chiến khu Dương Minh Châu và vùng “tam giác sắt” (bắc Sài Gòn, gồm phần đất của nhiều huyện Bến Cát, Củ Chi, một phần Trảng Bàng, trung tâm là Bến Súc), với hai cuộc hành quân then chốt mang tên Junction City và Cédar falls, nhằm vào căn cứ Miền và đầu não quân khu Sài Gòn Gia Định và địa đạo Củ Chi hòng “xé nát căn cứ trung ương Cục”, bẻ gãy xương sống “Việt Cộng”, “Bới tung địa đạo Củ Chi…”. Địa bàn Bình long nằm trong tuyến xuất phát hành quân và phục vụ các cuộc hành quân lớn phía Tây Ninh của địch. Trên cả hai chiến trường Bình Long, địch đều tăng cường thế lực quân sự và tiếp tục bình định, gom dân, triệt hạ vùng giải phóng.

Theo yêu cầu tình hình, nhiệm vụ sắp tới, tháng 10 năm 1966, Trung ương Cục, Quân ủy, Bộ chỉ huy Miền quyết định điều chỉnh tổ chức chiến trường. Tỉnh Bình Long được tách khỏi Quân khu miền Đông (T1), các tỉnh Quảng Đức, Phước Long được tách khỏi khu 6 (T6). Với nhiệm vụ trung tâm là xây dựng căn cứ và hành lang của Miền, Khu 10 (T10) được thành lập lần thứ hai gồm 3 tỉnh: Quảng Đức, Phước Long, Bình Long. Khu ủy Khu 10: Bùi Định (Ba Khiêm) Bí thư kiêm Chính ủy Quân khu 10; Đỗ Quang Thắng Phó Bí thư; Ba Cang, Ba Nghệ, Tư Nguyện Thường vụ. Các thành viên khác: Hai Phong, Bảy Kính, Mười Đông, Tám Tổ, Ba Kính, Ba Thiều, Tám Điển. Riêng tỉnh Bình Long lúc này vừa chịu sự chỉ đạo chỉ huy của Khu 10 vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Miền (là một tỉnh căn cứ của Miền). Nhiệm vụ chủ yếu của Khu 10 là xây dựng căn cứ và hành lang cho Miền. Ở Bình Long, đồng chí Ba Nghệ được Trung ương Cục rút về trên, Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Khắc Thành làm Bí thư, đồng chí Bùi Quang Sang (Ba Phước) làm Phó Bí thư, các tỉnh ủy viên: Tư Bình, Hai Soái, Năm Béo, Hai Sẻ, Tư Huỳnh, Tư Nam, Năm Chi sau đó thêm Ba Sơn, Ba Vinh, chị Sáu Sơn. Các Huyện ủy cũng được củng cố, bổ sung. Các thành viên Huyện ủy được phân công trực tiếp phụ trách các đội mũi công tác cơ sở.

Phước Long sau khi trở lại Khu 10, đã tổ chức lại các K: K16 (Bù Đốp) do Hai Tiến làm Bí thư, K11 (Phước Bình) do Bảy Kính làm bí thư, K17 (Đôn Luân) do Ba Kim làm Bí thư, K19 (các xã ven sông Đồng Nai - Bù Na), K10 (các xã hai bên đường 10) do Ba Anh làm Bí thư, K14 (Bắc Phước Long) do Lê Văn Mạo làm Bí thư, K59 (trước thuộc K6 nay nhập vào Phước Long).

Các thành viên Tỉnh ủy Phước Long sau khi trở lại Khu 10 gồm: Bí thư: Tư Nguyên, Phó Bí thư: Trần Ngọc Khanh; các tỉnh ủy viên: Ba Võ, Ba Minh, Út Lộc, Bải Kính, Hai Tiến, Ba Anh, Tám Điển, Tám Lực, Mười Đông (sau đó đồng chí Trần Ngọc Khanh thay đồng chí Đỗ Văn Nuống (Tư Nguyện) làm Bí thư Tỉnh ủy. Thi hành chỉ thị về công tác đô thị, Tỉnh ủy cử các đồng chí Lê Thị Dâu và Năm Liên (nữ) chuẩn bị đấu tranh chính trị bên trong.

Trong khi địch đã vào cuộc phản công chiến lược thứ hai, cuối tháng 10 năm 1966, tại Bình Long, Tỉnh Đảng bộ mở Hội nghị cán bộ các cấp, tiến hành đợt sinh hoạt chính trị về tình hình, nhiệm vụ. Xác định nhiệm vụ chủ yếu của toàn dân, toàn quân Bình Long là: đẩy mạnh chiến tranh du kích, kết hợp lực lượng tỉnh, huyện, du kích và chủ lực kiên quyết phản kích và ngăn chặn các cuộc hành quân của địch, đồng thời tiếp tục xây dựng cơ sở phá cho được kế hoạch bình định của địch, mở rộng vùng giải phóng. Trong đợt sinh hoạt chính trị này, tỉnh phát động phong trào thi đua đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt cơ giới trong toàn thể lực lượng vũ trang.

Ngày 17 tháng 10 năm 1966, được tin quân Mỹ theo đường Minh Thạnh từ Chơn Thành lên Tây Ninh hỗ trợ cánh quân càn quét vào chiến khu Dương Minh Châu, lực lượng vũ trang Chơn Thành và mũi công tác thị trấn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Năm Phong, đã phối hợp với lực lượng trung đoàn 3 (Sư đoàn 9 chủ lực Miền) phục kích trên đường Xa Cát - Minh Thạnh. Địch hành quân hết sức thận trong, nhưng vẫn lọt vào trận địa phục kích. Quân ta xung phong mãnh liệt, chia cắt địch ra từng mảnh để tiêu diệt, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên Mỹ . Trong đó có 1 trung tá và 1 thiếu tá Mỹ, diệt 39 xe cơ giới.


(1) Báo cáo lúc đó: 300 tên (T.G).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM