Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:05:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 85895 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:52:00 am »

Ở quận Chơn Thành:

- Mũi hoạt động vùng Xa Trạch, Bò Com, Văn Hiên, Sóc Tranh, Sóc Lớn, Sóc Tó, Tổng Cui, Sóc Đăng do đồng chí Năm Thiếu phụ trách.

- Mũi hoạt động vùng Xa Cát, Minh Đức, Sở Nhất do đồng chí Tám Liên phụ trách (đây là mũi mạnh nhất của quận).

- Mũi hoạt động vùng Minh Hòa, sở Minh Thạnh, Sóc số 5, 20 do Bảy Nguyệt phụ trách (đây là mũi mạnh nhất).

- Mũi hoạt động ở vùng Tân Khai, Tàu Ô, dọc quốc lộ 13 do đồng chí Năm Ẩn phụ trách.

- Mũi hoạt động vùng nông thôn Minh Thạnh, các dinh điền Căm Xe, Cầu Chà Và, Cây Dừng do đồng chí Chín Thu phụ trách.

- Mũi hoạt động vùng thượng Chơn Thành, dinh điền Đồng Hưu, Xóm Ruộng, do đồng chí Một Sai phụ trách.

- Mũi hoạt động vùng Nha Bích, Sóc Xà Nạp, Sóc Ứng, Sóc Ruộng do đồng chí Năm Kinh phụ trách.

Ở Lộc Ninh:

- Đội công tác được sắp xếp lại do Út Nhỏ làm đội Trưởng, Nam Hồng làm đội Phó. Đội chia làm nhiều mũi: mũi thị trấn do Út Nhỏ phụ trách; mũi bắc Lộc Ninh gồm Lộc An, Lộc Hòa, Cốc Rưới, do Năm Trực phụ trách; mũi hướng đông gồm Lộc Quang, Lộc Khánh do Năm Hồng, Ba Minh phụ trách; mũi tây Lộc Ninh gồm Tà Tê, Cần Giựt, Tà Thiết do Ba Tảo phụ trách.

Các đồng chí phụ trách các mũi đều là Bí thư chi bộ của mũi đó. Các mũi có từ 3 đến 8 người, vũ khí thiếu nhưng hoạt động rất tích cực, vừa đánh địch vừa vũ trang tuyên truyền hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, vừa xây dựng cơ sở, xây dựng thực lực cách mạng. Ở hầu hết vùng, khu vực hoạt động các mũi đều phát triển được đảng viên, xây dựng chi bộ, chi đoàn. Ở Lộc Ninh, phong trào vùng nông thôn từ cuối năm 1961 phát triển vượt bậc, ta làm chủ các khu vực hẻo lánh. Ở Chơn Thành đến năm 1961 toàn huyện có 37 đảng viên (cuối năm 1962 lên đến 140 đảng viên).Có nơi như ở Tân Khai, Lợi Hưng, ta xây dựng cả chi bộ bên trong, chi bộ bên ngoài. Tỷ lệ nữ ở nhiều chi bộ, chi đoàn bên trong rất cao, như ở Tân Khai, chi bộ mật do đồng chí Huỳnh Thị Chuỗi làm Bí thư, có 3 nữ đảng viên; chi đoàn bí mật do chị Trần Thị Lai làm Bí thư, có 3 đoàn viên nữ. Ở Lộc Ninh, số đảng viên mới phát triển gồm cả người dân tộc ở các phum, sóc như Tư Cươi, Chiến Thắng (xã Lộc Khánh), xây dựng được chi bộ mới ở Phước Thiện,… Nhờ có đội mũi bám chắc địa bàn, xây dựng được cơ sở Đảng và nòng cốt bên trong nên dù địch có càn quét, đánh phá, gom dân, phát triển đấu tranh của quần chúng vẫn được duy trì và giữ vững.

Ở Phước Long, Đảng bộ vừa thành lập, cơ sở được mở rộng, tỉnh mới chuyển căn cứ từ vùng Nước Sông sang vùng Đak Nhau, từng bước ổn định tổ chức và hoạt động. Tỉnh ủy được tăng cường gồm các đồng chí Phạm Thuận (Ba Thu) Bí, Ba Phú - Phó Bí thư, Bảy Cổ - ủy viên thường vụ; các đồng chí Ba Khanh, Hai Đính là ủy viên. Tháng 6 năm 1961, đồng chí Phùng Đình Ấm (Ba Cùng) từ Quảng Đức chuyển vào, được bổ sung vào Tỉnh ủy Phước Long (tỉnh ủy viên).

Tổ chức các K (tương đương huyện) từ K1 đến K4 vẫn giữ nguyên như lúc đầu thành lập, trừ một số thay đổi nhỏ về nhân sự và tổ chức. Ở K1 (Sóc Nê, Cốc Rưới, Bù Đốp) đồng chí Hai Tiến thay Hai Công Chánh. Ở K3 (Bù Đăng, Nước Sông) đồng chí Ba Kim thay Hai Một. Sau này cũng có nhũng K sáp nhập nhau, mỗi vùng làm nhiệm vụ toàn diện, có đội mũi công tác. Riêng ở Bù Đăng vùng phía đông 5 xã (25 buôn) của đồng bào S’tiêng, Mạ, tiếp giáp Lâm Đồng, sáp nhập với Gia Nghĩa (một phần của Kiến Đức)(1), xây dựng thành K59 gồm: K50, do đồng chí Phạm Văn Nhường làm Bí hư, K9 do đồng chí Ba Vinh làm Bí thư (đồng chí Phạm Văn Nhường là tỉnh ủy viên tỉnh Lâm Đồng). Hai K lúc đầu đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng, có nhiệm vụ xây dựng và mở rộng vùng căn cứ, bảo vệ và giữ vững đoạn hành lang chiến lược nối liền Lâm Đồng, Phước Long với chiến khu Đ, tạo thế hỗ trợ phong trào cách mạng, chiến tranh nhân dân địa phương.


(1) Phạm vi: đoạn đường 14 Đồng Xoài - Kiến Đức xuống vùng Nhân Cơ, Vĩnh Thiên, bao gồm cả vùng Cát Tiền ngày nay. (T.G).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:54:01 am »

Tháng 6 năm 1961, Trung ương Cục quyết định giao Kiến Đức về Quảng Đức, trừ vùng Đạo Nghĩa của K50 giao về Phước Long với nhiệm vụ xây dựng khu vực này thành vùng căn cứ, bảo vệ vững chắc đoạn hành lang chiến lược Bắc - Nam nối liền giữa Quảng Đức (Nam Tây Nguyên) và Phước Long (Đông Nam Bộ). Tỉnh ủy Phước Long, quyết định thành lập K5 (sau này thành K58) do đồng chí Ba Cung làm Bí thư(1). Khi đồng chí Ba Cùng về tỉnh, đồng chí Lê Văn Tây thay làm Bí thư.

Bước vào thời kỳ chiến tranh cách mạng, ta làm chủ vùng này trên một diện rộng nông thôn, miền núi, hình thành thế liên hoàn từ vùng “Ba biên giới” (tiếp giáp Trung Bộ, Nam Bộ, Campuchia) chạy dài qua K5, K4, K50 về chiến khu Đ. Việc xây dựng lực lượng cách mạng, phong trào đấu tranh và chiến tranh nhân dân, địa phương chính là yêu cầu hàng đầu để bảo đảm vùng căn cứ, đoạn hành lang chiến lược này. Có lực lượng vũ trang hỗ trợ các K, đặc biệt đẩy mạnh, xây dựng nhiều đội mũi công tác bám sát các khu, ấp chiến lược, đồn điền, dinh điền. Trong vùng địch kiểm soát, hình thức hoạt động của các đội mũi công tác rất đa dạng, phong phú.

Trên địa hình lân cận Bình Long, Phước Long còn có sự ra đời của tỉnh Phước Thành, một trong 5 tỉnh được tách ra từ Biên Hòa, Thủ Dầu Một. Tháng 6 năm 1961, Ban cán sự Đảng Phước Thành được thành lập do đồng chí Phạm Văn Lâm (Út Lâm) làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh (Sáu Cảnh) làm Phó Bí thư. Lần lượt hệ thống các cơ quan kháng chiến của tỉnh hình thành. Cùng với các tỉnh Bình Long, Phước Long, Phước Thành đã góp phần quan trọng tạo thế mạnh liên hoàn vùng căn cứ cứ kháng chiến rộng lớn ở phía bắc đông bắc của miền Đông Nam Bộ.

Một trong những công việc hàng đầu, cấp thiết để chuyển chiến lược từ đấu tranh chính trị sang chiến tranh cách mạng là xây dựng lực lượng vũ trang, đối với cấp tỉnh mục tiêu xây dựng phải đồng bộ gồm cả bộ đội tập trung tỉnh, bộ đội địa phương huyện, dân quân du kích xã ấp.

Ở Bình Long, sau khi có quyết định tách tỉnh, Trung ương Cục điều đồng chí Ba Nghệ về phụ trách Bình Long đồng thời bổ sung cho Bình Long một đại đội vũ trang đầu tiên, mang phiên hiệu C70 (thực chất chỉ một trung đội) do đồng chí Tám Dân chỉ huy, đồng chí Sáu Bang chính trị viên. Tỉnh chủ trương phân tán đơn vị này về các quận để làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang. Khoảng tháng 10 năm 1961, trên bổ sung một đơn vị nữa mật danh C75 (thực chất chỉ một tiểu đội). Lượng còn ít, ta phải vừa chiến đấu vừa tích cực vận động thanh niên tòng quân và thành công huấn luyện xây dựng một tổ đặc công C75. Cuối năm 1961, được cơ sở tuyến bên trong xã Thanh Lương, do đồng chí Năm Sao tổ chức cung cấp tin, nắm được quy luật trung đội dân vệ đồn Thanh Lương (sát thị xã), thường 4 giờ chiều chúng tập trung chơi thể thao, đánh bóng chuyền, chủ quan không phòng bị., B70 của tỉnh kết hợp với tổ đặc công, dùng hai xe của sở Phú Lố chở quân tập kích bất ngờ. Ta bắt sống phần lớn đội dân vệ (chỉ một số chạy thoát), thu toàn bộ vũ khí. Thừa thắng, cơ sở bên trong phát động quần chúng nổi dậy phá ấp, địch trong vùng hoang mang. Nhiều đồn điền ở Quản Lợi, Lộc Ninh, Xa Cát… được giải phóng. Hầu hết các sóc vùng sâu, hẻo lánh ở Lộc Ninh, Hớn Quản do ta làm chủ. Sóc nào cũng có Ủy ban tự quản. Ở Lộc Hòa (Lộc Ninh) nhiều đồng bào làm “rẫy cách mạng” để ủng hộ kháng chiến, có rẫy rộng đến 6 mẫu như ở ThomoĐa, Lâm Bụi…

Cuối năm 1961, khi đã có đội ngũ cán bộ quân sự mạnh, Ban quân sự Bình Long được chính thức thành lập. Trưởng ban là đồng chí Ba Nghệ, các phó ban phụ trách tham mưu: Tô Hiến Thìn, Lê Hùng, các ủy viên phụ trách chính trị và hậu cần: Lê Cho (Sáu Dự), Hai Thương, Hai Sinh. Các ban Kinh tài, Y tế, An ninh, Binh vận, Giao Liên, Tuyên huấn đều được thành lập.

Cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh, ở các quận (các C), bộ đội địa phương được xây dựng. Mỗi quận có một trung đội vũ trang, mỗi đội công tác cũng có từ 1 đến 2 đội vũ trang. Ở Chơn Thành, có trung đội vũ trang mạnh do đồng chí Tư Xê chỉ huy và tổ giao liên do đồng chí Năm Đô phụ trách, 32 thanh niên dân tộc tòng quân (có 7 nữ) được bổ sung cho giao liên, kinh tài và lực lượng vũ trang quận.

Ở Bù Đốp và Lộc Ninh, một bộ phận mở đường của đồng chí Lâm Quốc Đăng sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã được tăng cường về đây, trong đó có trung đội đồng chí Chín Hùng về Bù Đốp. Trung đội thâm nhập nhiều phum, sóc, làng, sở công tác vũ trang tuyên truyền, đột nhập thị trấn treo cờ Mặt trận giữa chợ. Trung đội đánh nhiều trận, nổi bậy là trận phối hợp với đại đội tỉnh diệt 1 trung đội của sư đoàn 5 ngụy ỏ sở Nhỏ, thu 10 súng, chỉ có hai tên chạy thoát. Lúc đầu trung đội toàn người Kinh, đến cuối năm 1961 đã có nhiều chiến sĩ người Stiêng, Khơme. Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng ở Bù Đốp phát triển.


(1) Giữa năm 1962 Tỉnh ủy tách K59 thành 2 K (K5, K8). Mùa khô 1963 tỉnh lại quyết định nhập 2 K lại thành K58. (T.G).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:55:16 am »

Ở Phước Long, với nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, giữ vững và bảo vệ an toàn, thông suốt đoạn hành lang chiến lược, được Khu ủy miền Đông và Trung ương Cục chi viện quân số, tỉnh thành lập Ban quân sự tỉnh và đơn vị chuyên trách hành lang, lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo quân sự tỉnh. Ban quân sự lúc đầu chưa đầy đủ, do đồng chí Ba Khanh phụ trách, sau đồng chí Ba Khanh sang kinh tế, đồng chí Hai Phong thay làm trưởng ban quân sự. Hành lang qua Phước Long có hai hướng, một hướng nối liền từ Quản Đức về Bù Đăng xây khu A, một hướng nối từ đường 14 qua khu vực Chơn Thành về khu B. Đơn vị chuyên trách hành lang lấy mật danh C280, do đồng chí Năm Công phụ trách. Nhiệm vụ cụ thể của C280 là quan hệ chặt chẽ của các địa phương để tổ chức, chỉ huy các trạm hành lang từ đầu mối Quảng Đức, qua hai lần quốc lộ 14. vượt ngã ba Cây Chanh về hướng chiến khu Đ, đồng thời tổ chức khai thác cửa khẩu trên quốc lộ 14 để mua gạo và nhu yếu phẩm thiết yếu cung cấp cho khách. Tỉnh tổ chức mua gạo, bắp và huy động nhân dân ủng hộ, chuẩn bị bước đầu được 30 tấn gạo, vài tấn muối và thuốc men. Nhờ tổ chức tốt, an toàn, quy mô khách qua hành lang ngày càng lớn, từ từng đoàn cán bộ đến những đơn vị thực binh miền Bắc vào, hành quân rầm rộ. Cuối năm 1961, cũng qua hành lang này, một số sĩ quan, hạ sĩ quan được đào tạo từ miền Bắc đã về và được bổ sung cho tỉnh Phước Long (các đồng chí Bảy Tròn, Sáu Mai, Ba Thành, Ba Lẹ, Mười Đức, Ba Thức), trở thành cán bộ nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang của tỉnh, một số được bổ sung về Ban quân sự phụ trách các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần. Việc xây dựng đơn vị tập trung cơ động tỉnh, bắt đầu từ nhân cốt C20. Qua vận động các chi bộ trên trong các đồn điền Thuận Lợi, Bù Ca, Phú Riềng, dinh điền Vĩnh Thiện, qua vận động các mũi công tác ở các vùng, có gần trăm thanh niên tinh nguyện thoát ly vào Quân giải phóng, được bổ sung vào C270. đơn vị do đồng chí Ba Nhân làm chỉ huy Trưởng, đồng chí Hai Hùng làm chính trị viên (sau đồng chí Tư Thân thay). Một đơn vị mới là C15 trinh sát được xây dựng, nhanh chóng đi vào hoạt động, chất lượng tốt.

Tháng 3 năm 1961, đội vũ trang tuyên truyền người dân tộc gồm 9 anh em ở vùng Nước Sông do các đồng chí Ba Phú và Tư Ngụ phụ trách (các đội viên Điểm Mác, Điểu Ông, Thinh Khâm Gô Rơi Ma Tắc…) bắt liên lạc và cảm hóa được Điểu Đích (người sóc Đăng Lâu - Đăng Lo) chỉ huy đồn dân vệ ở cây số 81 trên quốc lộ 14, chịu làm nội ứng cho ta đánh đồn. Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, tất cả dân vệ trong đồn bỏ chạy, ta thu 7 súng và một bộ chiêng đồng. Điểu Đích cùng em vợ bỏ ngũ theo cách mạng. Trận đánh tuy nhỏ nhưng có tác động tích cực đối với phong trào, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc. Nhân chiến thắng này, Tỉnh ủy Phước Long chủ trương thành lập đơn vị C290 bao gồm những anh em người dân tộc, đồng chí Cấm (C270) được cử sang để giúp đỡ, xây dựng. Ý định ban đầu của Tỉnh ủy xây dựng đơn vị này là để tuyên truyền vận động, phát triển lực lượng trong đồng bào dân tộc. Nhưng thực tế qua quá trình hoạt động, nhất là hoạt động chiến đấu, C290 đã tự khẳng định là một đơn vị vũ trang, chiến đấu và công tác đều tốt.

Cùng với việc xây dựng đơn vị vũ trang tập trung tỉnh, các K cũng phấn đấu xây dựng đơn vị vũ trang của K, từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội, đặc biệt xây dựng nhiều đội mũi công tác bám sát các vùng ấp chiến lược, đồn điền, dinh điền. Có lực lượng mạnh như đội công tác đồn điền Thuận Lợi với 16 người, trong đó có 10 đảng viên, do các đồng chí Hằng, Thu, Phụng phụ trách. Đội đã xây dựng được chi bộ, chi đoàn, hội lao động giải phóng, du kích mật… Đội mũi công tác đã tự khẳng định là một tổ chức phù hợp, thường xuyên trong vùng địch kiểm soát, rất đa dạng, phong phú về hình thức hoạt động.

Tháng 9 năm 1961, trên chiến trường miền Đông đã diễn ra trận Phước Thành, một trong những chiến thắng quan trọng nhất ở miền Nam trong bước chuyển từ đồng khởi sang chiến tranh cách mạng; đặc biệt có ý nghĩa lớn, tích cực đối với việc xây dựng, củng cố, mở rộng hệ thống các căn cứ rừng núi miền Đông Nam Bộ. Phước Thành là địa bàn xung yếu, án ngữ trên trục lộ giao thông chiến lược 14 và ngay cửa ngõ chiến khu Đ. Vì vậy Diệm đã ký sắc lệnh thành lập tỉnh nhằm nằm giữ một bàn đạp khống chế, đàn áp phong trào cách mạng địa phương, đặc biệt là đánh phá, bao vây, phong tỏa hệ thống căn cứ, rừng núi miền Đông, nhất là chiến khu Đ. Tỉnh lỵ Phước Thành đặng tại Phước Vĩnh và địch đã xây dựng ở đây căn cứ tiểu khu Phước Thành, chi khu Phước Vĩnh. Để phá vỡ âm mưu địch, mở rộng củng cố căn cứ ta, được Ban quân sự Miền chấp thuận, Ban quân sự miền Đông đã tổ chức tiến công tiểu khu Phước Thành vào đêm 17 tháng 9 năm 1961.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2011, 01:49:20 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:58:12 am »

Với lực lượng 1 chọi 5, nhưng thực hiện tốt chiến thuật bí mật, bất ngờ tạo được thế bao vây, chia cắt địch ngay từ đầu, trận đánh đạt được ý định, hiệu suất cao(1). 16 đồn bốt địch xung quanh rút chạy, chính quyền ngụy tại chỗ sụp đổ. Sau đó địch phải giải thể luôn tỉnh Phước Thành. Số vũ khí thu được giải quyết được một phần nhu cầu vũ khí cho lực lượng vũ trang miền Đông. Lực lượng tù nhân được giải phóng và vật chất thu được tạo thành cơ sở ban đầu để thành lập tiểu đoàn chủ lực mới ở miền Đông Nam Bộ (tiểu đoàn 800).

Để củng cố, giữ vững địa bàn Phước Thành, Khu ủy va Bộ chỉ huy quân khu miền Đông chủ trương tăng cường tổ chức lãnh đạo và lực lượng tỉnh Phước Thành. Ngày 25 tháng 12 năm 1961, Tỉnh ủy Phước Thành chính thức được thành lập (trước đó là Ban Cán sự) do đồng chí Phan Văn Lâm làm Bí thư. Đồng chí Lưu Phước Anh làm Tỉnh đội trưởng.

Vấn đề dân tộc ít người ở Phước Long có vị trí đặc biệt, trước hết đó là tiềm năng to lớn để xây dựng, củng cố căn địa rừng núi. Chính kẻ thù cũng đánh giá “phong trào đồng bào Thượng có một giá trị chiến lược”, “mục đích chiến lược là nắm dân. Nắm được dân là thắng, không nắm được dân là bại…”. Nhận thức tầm vóc của vấn đề trên, tháng 12 năm 1961, Tỉnh ủy Phước Long tổ chức Đại hội mặt trận dân tộc lần thứ nhất tại Điêng Rơ Bang, trên bờ suối Đak Lung (thuộc K58)(2), có mặt 250 đại biểu các già làng, nam nữ thanh niên các buôn, sóc toàn tỉnh (K4 và K58 đông nhất).Trong hai ngày, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, uống rượu ăn thề đoàn kết các dân tộc, động viên con em, tham gia du kích, tòng quân, động viên đóng góp sức người, sức của cho cách mạng, đánh thắng giặc Mỹ và tay sai. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Mặt trận dân tộc tỉnh do ông Báp Long làm chủ tịch; các phó chủ tịch gồm: các ông Hai Ky, K’lư, Bơ Dân, Bô Đơm Bri, Xơ Rức, S’Tiêng; các ủy viên gồm: các ông Tế, Gơ, Beo, Mớp, Mác, nữ đồng chí Tư Đệ (dân tộc) và đồng chí Ba Phú làm ủy viên thư ký kiêm thường trực ủy ban.

Sau đại hội, phong trào đồng bào thiểu số ở vùng căn cứ vươn lên mạnh mẽ. Hàng loạt buôn sóc ở K58 (K5 cũ), K4 phá bỏ các khu tập trung về làng cũ làm ăn, lập làng chiến đấu. Phong trào chiến tranh du kích, làng chiến đấu với hầm chông, cạm bẫy bắt đầu từ đấy…

Theo yêu cầu của tình hình, để tạo huấn luyện cho lãnh đạo, chỉ đạo, tháng 2 năm 1962, Trung ương Cục quyết định thành lập Khu 10 (T10)(3), bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, Quản Đức, Phước Long, Bình Long thuộc T1, C150 được sáp nhập lại với tỉnh Tây Ninh. Đảng bộ Bình Long đặt dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Khu 10. Tỉnh ủy Bình Long được chính thức thành lập tại một sóc biên giới ở “mũi Kennơđi”. Đồng chí Ba Nghệ về làm khu ủy viên Khu 10. Đồng chí Trần Quang Sang (Ba Phước) được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Long; các Tỉnh ủy viên gồm các đồng chí Năm Béo, Tư Nam, Sáu Xu, Tư Huỳnh, Ba Nhẫn, Ba Hùng. Đồng chí Năm Béo thay đồng chí Ba Nghệ làm Trưởng ban Quân sự tỉnh Bình Long.

Khi Bình Long về Khu 10, địa bàn C150 về Tây Ninh thì C75 về Tây Ninh, nhưng vẫn để lại cho Bình Long một tiểu đội do đồng chí Xước chỉ huy. Tiểu đội này là tiền thân của C75 Bình Long sau này. Do lực lượng nhỏ, tiểu đội vừa chiến đấu vừa tích cực vận động, thu nhận thanh niên tòng quân, tổ chức huấn luyện, tự bổ sung năm 1962 xây dựng được hai trung đội độc lập: B70 hoạt động ở phía tây quốc lộ 13, B75 hoạt động ở phía đông quốc lộ. Tiểu đội trinh sát đặc công kỹ thuật do đồng chí Lê Tính chỉ huy, phát triển dần thành trung đội trinh sát đặc công tỉnh. Ban quân sự còn có một tổ quân giới phát triển thành “công trường” (xưởng quân giới) của tỉnh, có trường huấn luyện tân binh ở Suối Bồ do đồng chí Tô Minh Việt phụ trách. Là những đơn vị vũ trang tập trung của tỉnh, B70 và B75 hoạt động trong điều kiện hết sức thiếu thốn nhất là về lương thực, mỗi B phải sản xuất tự túc lương thực với 8 ha rẫy, vào thời vụ phải sử dụng hai phần ba lực lượng, còn một phần ba bám địa bàn chiến đấu(4).

Ở các quận, huyện đều xây dựng cơ quan Ban quân sự(5); củng cố, phát triển bộ đội địa phương, mỗi quận, huyện có một trung đội vũ trang, một đội công tác trong đó có từ một đến hai tổ vũ trang. Huyện Chơn Thành là nơi có đội vũ trang mạnh (do đồng chí Tư Xê chỉ huy) và một tiểu đội giao liên (do đồng chí Năm Độ phụ trách).


(1) Tiêu diệt cơ quan chỉ huy tiểu khu Phước Thành, chi khu Phước Vĩnh, gần 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 đại đội cảnh sát dã chiến, 1 đại đội dân vệ, 1 trung đội pháo 105mm, toàn bộ cơ quan hành chính tỉnh. Số địch bị diệt khoảng 300 tên, bị bắt hơn 400 (giáo dục và thả tại chỗ, 15 tên được đưa về căn cứ). Ta thu 600 súng các loại, nhiều quân trang, quận dụng, giải thoát trên 300 cán bộ, đảng viên, quần chúng đang bị địch giam.
(2) Nay là xã Đak Nhau (T.G)
(3) Theo Khu 6 kháng chiến chống Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Khu 10 thành lập lần 1 từ đầu 1962 đến tháng 10 năm 1963. Có ý kiến cho rằng khu 10 thành lập từ năm 1961 đến năm 1963. (T.G)
(4) Lúc đầu Tỉnh ủy có chủ trương lực lượng vũ trang tự túc sản xuất đủ 18 tháng lương thực (lực lượng Đảng tự túc 8 tháng lương thực). Lực lượng vũ trang rất cố gắng nhưng thời gian tự túc quá nhiều trong lúc luôn phải chiến đấu ác liệt với địch, nên không hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Để giải quyết cùng lúc 2 nhiệm vụ, chính trị viên Sáu Bàng phân chia lực lượng như trên.
(5) Sau này là quận đội bộ, huyện đội bộ (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:59:41 am »

*
*   *

Kế hoạch Staley - Taylor về thời gian tính từ tháng 6 năm 1961 đến cuối năm 1962, kế hoạch ấp chiến lược được nâng thành “quốc sách” vào tháng 4 năm 1962 (tháng 8 năm 1962 Diệm thông qua). Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 1961 hoạt động bình định và việc chuẩn bị lập ấp chiến lược của địch đã được triển khai đồng bộ, đến đầu năm 1962 việc gom dân lập ấp chiến lược trở nên quyết liệt.

Với phương châm “lấy dân để chiếm đất, không phải chiếm đất để giữ dân” đã lỗi thời, địch huênh hoang “ấp chiến lược nhằm mục đích đánh thức bản năng tự vệ, tự tồn của người dân, và bảo đảm tính tự nhiên của họ: là bảo đảm tài sản của mình bằng vũ khí”, nhưng mục tiêu tối hậu của :quốc sách” là làm cho người dân trở thành thù địch với cách mạng, và chính vì bản chất phản dân hại nước của nó, thay vì “tranh thủ trái tim khối óc” của người dân lại là biện pháp vũ lực, cưỡng bức.

Địch huy động toàn bộ lực lượng, từ chủ lực tới dân vệ, cảnh sát, lực lượng “cán bộ bình định”… vào công cuộc bình định lập áp chiến lược.

Ở Bình Long, địch huy động một trung đoàn chủ lực, 3 đại đội bảo an, 16 trung đội dân vệ cùng cả bộ máy kìm kẹp, mạng lưới tề điệp vào cuộc bình định gom dân. Đầu tiên chúng lập “ấp chiến lược kiểu mẫu” tại Phú Miêng, sau đó xây dựng các ấp Tân Lập Phú, Minh Thạnh, Phú Lạc, Núi Gió, Thanh Lương, Thanh Tân, Thanh Bình…

Đến năm 1962, chúng triển khai kế hoạch ấp chiến lược trên toàn tỉnh, từ nội ô thị xã, thị trấn đến đồn điền, nông thôn và vùng người dân tộc ở Tổng Cui, Phú Lố… Số ấp chiến lược trên toàn tỉnh Bình Long lên đến 75. Ở Phước Long, địch sử dụng một bộ phận sư đoàn 5 với quân địa phương càn quét vào các vùng sâu, cưỡng bức đồng bào dân tộc trong các buôn sóc ra xung quanh các thị trấn và các trục giao thông. Ta tích cực vận động đồng bào ở lại, nhưng địch dùng sức mạnh quân sự để thúc ép, vừa dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, cuối cùng nhiều đồng bào cũng phải đứt ruột lìa nương rẫy, nơi chôn rau cắt rốn để vào trại tập trung. Chỉ riêng Bù Đăng đến năm 1962, ngoài các dinh điền cũ, địch đã cưỡng bức, gom dân xây dựng 25 ấp chiến lược trên trục lộ 14 từ cây số 22 đến cây số 94, trong đó 19 thôn sóc ở vùng sâu bị chúng xây dựng một trong những “ấp chiến lược kiểu mẫu” ở Phước Long lúc bấy giờ. Ở Bù Run, vào cuối năm 1961, một tiểu đoàn nhảy dù của địch đã đổ xuống vùng căn cứ của ta ở hướng Đồng Nai để phá kho tàng, đánh cơ quan đầu não, chặn hành lang kháng chiến. Quân ta chặn đánh địch quyết liệt, bẻ gãy cuộc càn. Chúng dùng máy bay oanh tạc giết chết 20 trâu bò của đồng bào.

Thủ đoạn về ấp chiến lược của địch mang tính toàn diện, sau các cuộc hành quân đốt phá, mở đường, các công việc khác trong toàn bộ dây chuyền bình định, gom dân, lập ấp được triển khai ngay. Ấp hình thành đến đâu, chúng tổ chức hệ thống kìm kẹp và xây đồn bốt đến đó. Chỉ trên dưới 7 ngày sau khi chiếm và gom, đoàn cán bộ bình định đã hình thành việc xây dựng về mọi mặt, từ việc tổ chức huấn luyện cho Ban trị sự ấp đến việc tổ chức huấn luyện dân vệ và các “đoàn thể” bảo vệ ấp, triệt phá hạ tầng cơ sở của ta. Việc trục phá cơ sở của ta đi đôi với việc phân loại quần chúng, dựa vào bộ máy tề điệp, bọn đầu hàng, đầu thú để có đối sách với từng loại. Đi đôi với cưỡng bức, kìm kẹp là lừa mị và xuyên tạc. Vì vậy, bên cạnh cách bố phóng nghiêm ngặt bằng cả hệ thống bốt gác, hàng rào kẽm gai, tường, hào chông mìn… là Ban hội tề và các luật lệ tước hết quyền tự do của dân, cộng vào đó các thứ sưu dịch, dịch vụ núp dưới danh nghĩa “nghĩa vụ” cùng với hoạt động tâm lý chiến âm ỉ “cộng đồng”, “đồng tiến, “đả thực bài phòng…”.

Lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta vừa xây dựng đã liên tục chiến đấu, phản công, tiến công địch. Tác chiến chủ yếu là đánh càn, đánh giao thông. Tuy nhiên về mặt chống phá bình định, chống gom dân lúc đầu ta còn lúng túng(1), chủ yếu tùy cơ ứng biến. Nơi nào các đội mũi công tác bám được dân, tích cực vận động quần chúng đồng thời có lực lượng vũ trang hỗ trợ thì đấu tranh có hiệu quả hoặc giằng co với địch.

Ở Bình Long, do có cơ sở chính trị bên trong và được sự vận động tích cực của đội mũi công tác, tháng 5 năm 1961 hơn 4000 công nhân các đồn điều Minh Thạnh, Xa Cát, Xa Cô, Trà Thanh, Xa Trạch, Phú Miêng… kéo vào thị xã An Lộc trực diện với địch đòi bỏ kế hoạch bình định 18 tháng, bãi bỏ ấp chiến lược. Cuộc đấu tranh này tranh thủ được sự đồng tỉnh ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong thị xã, của đồng bào dân tộc, tên tỉnh trưởng Toàn phải ra nhận kiến nghị và hứa giải quyết yêu cầu của đồng bào. Đồng bào Minh Hòa, Minh Thạnh nổi dậy phá hết hàng rào, diệt tên trưởng ấp, giải phóng các làng 2, 3 Minh Thạnh. Tiếp theo, ở các nơi khác như Xa Cát, Xa Trạch, Tân Khai, Nha Bích… nhân dân phá rã, phá lỏng bộ máy kìm kẹp của địch. Ở Xa Trạch ta diệt hai tên trưởng ấp, trong đó có Xu Tuấn khét tiếng gian ác. Ở Tân Khai, ta diệt hương chủ Dầu, Nguyễn Văn Tuấn tay sai giặc. Ở Tàu Ô ta diệt những tên Tám Ai, Tư Dớn, Bảy Hoa, Bảy Dụng. Ở Nha Bích ta diệt tên cán bộ bình định Lâm Hẹn, tên Cường ở Sóc Lớn. Ta liên tục đón đánh địch trên quốc lộ 13, bắt được tên đại úy Trần Văn Giàu là dinh điền trưởng Bình Ninh (Bình Long - Tây Ninh). Địch lo sợ, co cụm vào các khu vực trung tâm thị xã, thị trấn. Vùng giải phóng được mở rộng, ở các ấp chiến lược còn lại sự kìm kẹp đã nới lỏng một phần.


(1) Nhận định trong chỉ thị ngày 27-8-1963 của Trung ương Cục: “Chưa tập trung, chưa tương xứng nhiều mặt” (nói về thời kỳ chống phá ấp chiến lược). (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 06:49:02 am »

Ở Lộc Ninh, từ tháng 6 năm 1961, địch triển khai kế hoạch ấp chiến lược. Trung đội vũ trang Lộc Ninh kết hợp các đội du kích các làng công nhân tổ chức chống càn, diệt ác trừ gian, vũ trang tuyên truyền. Đặc biệt vào giữa tháng 6, ta đột nhập trung tâm quận lỵ Lộc Ninh, treo cờ Mặt trận ngay giữa chợ, rải truyền đơn cảnh cáo tay sai, ác ôn. Sáng hôm sau, địch tập trung lực lượng càn quét vào các làng cao su. Nắm được ý đồ của địch, đội vũ trang C31 Lộc Ninh và B70 của tỉnh tổ chức phục kích chống càn, diệt gọn một trung đội bảo an, thu 10 súng, bẻ gãy cuộc càn. Do có chủ trương chỉ đạo của Ban cán sự, phong trào chống và phá ấp chiến lược ở Lộc Ninh Bù Đốp đã diễn ra khá quyết liệt. Ở làng 10, sau khi gom dân vào ấp chiến lược, địch phát thẻ căn cước. Bà con rủ nhau đốt thẻ. Cấp ủy chỉ đạo bà con giữ lại thẻ để giữ thế hợp pháp, tiếp tục liên lạc, tiếp tế cho kháng chiến. Đồng bào người dân tộc được du kích hỗ trợ, lại tranh thủ được binh lính, đã dọn hết đồ đạc ra ngoài, tự tay đốt nhà, bỏ ấp chiến lược bung về sóc cũ. Nhìn chung ở Lộc Ninh, ta xây dựng được cơ sở bên trong ấp chiến lược, thậm chí có nơi có đảng viên bí mật trong ấp, như trường hợp đồng chí Tư Cươi ở xã Lộc Tấn. Nhờ vậy, các cuộc đấu tranh của đồng bào trong ấp chiến lược tiếp diễn, tranh thủ được sự đồng tình của nhiều dân vệ, thanh niên chiến đấu, nội dung đấu tranh từ thấp đến cao và tiếp tục giữ vững liên lạc với lực lượng kháng chiến. Ở đồn Tích Thiện tại Lộc Hòa, ta còn gây được cơ sở trong binh sĩ địch.

Thấy được khả năng về công tác binh vận, các cấp ủy ở Bình Long chỉ đạo các đội mũi công tác đẩy mạnh công tác này. Ở một số xã, ấp (như Phú Lố, Thanh Lương, An Lộc, ấp 1 và ấp 3 ở Tân Khai…), kết hợp với cơ sở bên trong, ta đã xây dựng được nội tuyến trong hàng ngũ địch (chính quyền xã ấp, dân vệ, ảo an…), biến số này thành lực lượng du kích canh gác cho ta khi ta đột nhập ấp. Cuối năm 1961, B70 của tỉnh kết hợp đội công tác do đồng chí Tám Dần chỉ huy, được cơ sở nội tuyến bên trong xã Thanh Lương cung cấp tin, nắm được quy luật trung đội dân vệ giữ ấp thường tập trung chơi thể thao, đánh bóng chuyền từ 4 giờ chiều, đơn vị dùng 2 xe của sở Phú Lố chở quân tập kích bất ngờ. Ta bắt sống phần lớn trung đội dân vệ, thu toàn bộ vũ khí, một số tên còn lại bỏ chạy. Thừa thắng, cơ sở bên trong phát động quần chúng nổi dậy phá ấp. Địch vô cùng hoang mang. Nhìn chung, những tháng cuối năm 1961, hoạt động phá ấp chiến lược ở Bình Long khá sôi nổi, niều đồn điền cao su ở Quản Lợi, Lộc Ninh, Xa Cát… được giải phóng. Hầu hết các vùng sâu hẻo lánh ở Lộc Ninh, Hớn Quản do ta làm chủ, sóc nào cũng có Ủy ban cách mạng. Ở Lộc Quang, Lộc Hòa (Lộc Ninh) nhiều nơi đồng bào còn làm “rẫy cách mạng” để ủng hộ kháng chiến như Thomo Đạ, Lâm Bui,… Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống phá âm mưu lập ấp chiến lược còn là một quá trình giằng co lâu dài. Về mặt quân sự, sự có mặt của một số bộ phận chủ lực Miền đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp, tiêu hao địch, lấy vũ khí tự trang bị. Nổi bật như trận Tân khai (2-1962) lực lượng tỉnh cùng du kích Tân Khai phối hợp Q762 Miền tấn công đồn, có nội tuyến phối hợp làm chủ đồn, diệt 11 tên trong đó có đồn trưởng. Cùng lúc đó, C270 Phước Long phối hợp với B10 đặc công do Ba Nhân chỉ huy đánh trận phục kích đoàn 5 xe địch trên đường 14 (đoạn cuối cầu 38), diệt 3 xe, 10 tên địch. Trận đánh bất ngờ gây chấn động địch khu vực Bù Đăng, Đồng Xoài, hệ thống ấp chiến lược trên đường 14.

Ở Phước Long cuộc chống phá kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược đã diễn ra gay gắt ngay từ đầu. Theo tình thế cụ thể, đồng bào dân tộc tùy cơ ứng biến nảy sinh nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Ở nhiều buôn sóc như Rạch Dạ, Bom Lố, Đak R’si,… đồng bào bỏ làng chạy vào rừng sâu tham gia cách mạng, lập thế chiến đấu chống địch. Một số sóc chấp nhận một nửa vào ấp chiến lược, một nửa ở nguyên làng cũ, nhưng chủ yếu vẫn ở nguyên làng cũ. Số vào ấp chiến lược vẫn luôn tìm cách liên lạc với đội mũi công tác để báo cáo tình hình, giữ mối quan hệ trong ngoài. Số đồng bào ở vùng Tân Thuận - Bù Na, các sóc Bù Tếch 1, Bù Tếch 2, Phùng Hà… đã bị địch gom qua Định Quán, Gia Kiệm, Long Khánh từ giữa năm 1961 (sau cuộc càn dài ngày từ cuối năm 1960) vẫn tìm mọi cách liên lạc được với số cán bộ, đảng viên còn lại (không bị gom) để bàn kế hoạch phá ấp chiến lược trở về rừng cũ. Được mũi công tác giúp đỡ, đồng bào sơ tán về vùng Nước Sông, lập làng chiến đấu, sau này thống nhất vào xã Đồng Nai.

(*)loạt các khu tập trung như Yok Tung, Điên Via, Điêng R’hách, Đăng Lân, Bu Lum… đã bị đồng bào phá bỏ, đồng bào kéo nhau về rừng cũ lập làng chiến đấu, chống địch. Riêng ở sóc Bom Bo, địch liên tục càn quét để gom dân ra đường 10, nhưng đồng bào vẫn kiên cường bám trụ, không vào ấp chiến lược, né tránh việc dời làng, ở nguyên rừng cũ, nhờ đó một số dân buôn sóc khác đã bị gom vào ấp chiến lược lại trốn chạy về đây, số dân Bom Bo từ 80 người tăng lên 150 người.

Đối với các ấp chiến lược địch đã lập được, các đội mũi công tác vẫn bám sát để xây dựng cơ sở bên trong, hướng dẫn quần chúng đấu tranh phá lòng sự kìm kẹp của địch và tạo mọi điều kiện chuẩn bị phá banh ấp. Ở các ấp chiến lược Vĩnh Thiện 1, 2, 3, Long Cơ, Bom Ría, Hòa Đồng, ta luôn có hoạt động vũ trang tuyên truyền đột ấp, móc ráp xây dựng cơ sở Đảng bên trong, thành lập được 2 chi bộ Đảng ở Bom Ría, Bù Gia Rá.


(*) Đoạn này theo nguyên bản trong sách, không hiểu sao lại thiếu phần đầu. Không phải sơ sót khi số hóa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 06:51:21 am »

Năm 1962 là năm có ý nghĩa quyết định của kế hoạch Saley - Taylor, địch triển khai kế hoạch ấp chiến lược một cách quy mô, toàn diện, ác liệt. Trên chiến trường miền Đông suốt năm 1962, trong khi các lực lượng địa phương địch đang dồn sức lập ấp chiến lược thì quân chủ lực liên tiếp hoặc đồng thời mở ba chiến dịch quy mô, từ cấp sư đoàn đến cấp sư đoàn tăng cường, chủ yếu đánh vào các căn cứ lớn (như Dương Minh Châu, chiến khu Đ), từ đó loang ra nhằm phá căn cứ, diệt lực lượng vũ trang cách mạng, hỗ trợ bình định lập ấp chiến lược: các chiến dịch “Mặt trời mọc”, “Sao Mai”, “Thu Đông”. Đặc biệt chiến dịch “Mặt trời mọc” (qui mô sư đoàn chủ lực) đánh vào các khu vực Bến Cát loang ra chín tỉnh Miền Đông kéo dài đến tháng 12 năm 1962, chiến dịch “Thu Đông” từ 20 tháng 12 năm 1962 đến đầu năm 1963 (15 tiểu đoàn bộ binh + 56 trực thăng, có 200 lính Mỹ làm nhiệm vụ tiếp tế, lái máy bay) đánh vào chiến khu Đ, hy vọng cùng với chiến dịch “Sao Mai” sẽ quét sạch hoặc vô hiệu hóa lực lượng vũ trang kháng chiến trên vòng cung bắc - đông bắc Sài Gòn.

Ngày 26 tháng 2 năm 1962, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là “Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự giành và giữ thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra sức phá “kế hoạch Staley - Taylor” “phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch là nhiệm vụ có tính cấp bách đồng thời là nhiệm vụ lâu dài…”(1).

Trung ương Cục liên tiếp mở các lớp bồi dướng về kinh nghiệm chống càn quét, phá ấp chiến lược ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ cho các tỉnh. Tháng 5 năm 1962 Trung ương Cục họp nhận định tình hình, đề ra nhiệm vụ trước mắt: “… phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận của quần chúng để đập tan âm mưu bình định của kẻ thù…”. Tháng 7 năm 1962, Trung ương tiếp tục chỉ đạo: “Hiện nay địch đang đánh ta quyết liệt bằng cả chính trị và quân sự thông qua cái gọi là “quốc sách ấp chiến lược”. Ấp chiến lược là một kiểu trại tập trung khổng lồ để chống phá phong trào cách mạng của nhân dân, khống chế chiến tranh du kích bằng cách tách lực lượng vũ trang ra khỏi quần chúng. Đánh bại chương trình ấp chiến lược của địch là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, đồng thời cũng là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong đấu tranh lâu dài của ta” và “muốn chống địch lập ấp chiến lược nhất thiết phải dựa vào quần chúng. Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng hiểu rõ âm mưu thâm độc của địch, hiểu rõ tác hại của việc dồn dân lập ấp chiến lược, để quần chúng nung nấu quyết tâm phá bỏ ách kìm kẹp của địch. Về phần mình, để đánh thắng địch, đưa cách mạng đến thành công thì một mặt phải phá cho được kế hoạch lập ấp chiến lược của địch, mặt khác phải xây dựng lực lượng ta ngày càng vững mạnh, đặc biệt là xây dựng lực lượng quân sự trên cơ sở gắn liền với lực lượng chính trị của quần chúng”(2).

Ở miền Đông Nam Bộ, tháng 4 năm 1962, Hội nghị Công vận các đồn điền miền Đông được triệu tập. Hội nghị chủ trương vận động công nhân tích cực tham gia phong trào phá ấp chiến lược của địch, vận động thanh niên tòng quân giết giặc.

Với những kinh nghiệm bước đầu, đồng thời quán triệt tinh thần chỉ đạo của trên, các Tỉnh ủy Bình Long, Phước Long chỉ đạo các huyện, thị xã tiếp tục rút kinh nghiệm xây dựng quyết tâm đánh phá kế hoạch ấp chiến lược của địch bằng lực lượng và sức mạnh tổng hợp “hai chân” (quân sự, chính trị), ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, các đội du kích mật và cơ sở chính trị bên trong các ấp chiến lược. Với tinh thần đó, trên địa bàn hai tỉnh, năm 1962, phong trào phá ấp chiến lược diễn ra một cách liên tục, quyết liệt.

Ở Lộc Ninh, Bù Đốp từ tháng 3 năm 1962, địch gom công nhân làng 10 và nhân dân ở Brélin, Cuốc Rưới để lập ba ấp chiến lược mới. Hai ấp chiến lược Brélin, Cốc Rưới có hơn 100 hộ gia đình thì phân nửa là cơ sở cách mạng nên huyện ủy chọn hai nơi này làm điểm để chỉ đạo phá ấp chiến lược. Tháng 4 năm 1962, được sự hỗ trợ của đơn vị vũ trang huyện, đồng bào nổi dậy phá banh hai ấp chiến lược này. Nhưng đây là hai ấp chiến lược nằm trên đường 14A qua Lộc Ninh, Bù Đốp, địch không thể bỏ. Chúng lại tiếp tục gom dân, chở vật liệu để xây dựng lại quá trình chống phá ấp chiến lược ở đây diễn giằng co, đến tháng 4 năm 1963 ấp hình thành, nhưng trong cuộc đấu tranh đầy thử thách này quần chúng trở nền dày dạn.

Giữa năm 1962, địch mở cuộc càn quét vào vùng căn cứ Tỉnh ủy Phước Long - Do tên G. nhân viên kinh tài phản bội đầu hàng địch, khai báo chỉ điểm, địch đánh trúng căn cứ Tỉnh ủy ở Đak Liên, địa bàn K4, hai cán bộ cấp K hy sinh. Tiếp đó địch lại đánh trúng căn cứ C280, căn cứ Ban chỉ huy hành lang và tiến vào căn cứ sản xuất của K5. Tình hình vùng căn cứ trở nên căng thẳng; nhưng Tỉnh ủy, Khu ủy, các K4, K5 kịp thời củng cố, ổn định.


(1) Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 2-1962. Những văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu nước. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, t.1, tr. 45.
(2) Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, tr58-60.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 06:52:36 am »

Tháng 8 năm 1962, Đại hội công nhân đồn điền Bình Long họp do đồng chí Ba Phước chủ trì, bàn triển khai phương hướng nhiệm vụ theo chủ trương của Hội nghị công vận đồn điền miền Đông tháng 4 năm 1962. Đại hội bàn sâu về phương thức tổ chức xây dựng cơ sở, vận động phong trào đấu tranh, kết hợp lực lượng chính trị, binh vận bên trong với lực lượng vũ trang bên ngoài phá ấp chiến lược; phát huy điểm mạnh của phong trào các đồn điền ở Bình Long và qua quá trình đấu tranh giằng co, quyết liệt với địch, tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng bên trong vẫn được duy trì. Tháng 10 năm 1962, Tỉnh ủy Bình Long lại tổ chức Hội nghị dân tộc toàn tỉnh do các đồng chí Năm Thành, Hai Sẻ chủ trì, tham dự có khoảng 100 đại biểu các xã, ấp dân tộc. Nội dung chủ yếu của hội nghị là động viên đoàn kết dân tộc chống Mỹ và tay sai, chống địch gom dân lập ấp chiến lược, chống ắt lính.

Các hội nghị, công nhân và dân tộc đã góp phần đưa chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng về dân, tập trung nhiệm vụ chiến lược như phá ấp chiến lược cũng như những nhiệm vụ đấu tranh hàng ngày nhằm bảo vệ quyền lợi, bảo vệ đời sống của dân như chống đi xâu, chống đóng góp, chống địch vơ vét bóc lột, bắt lính, đấu tranh không tập quân sự… Những cuộc đấu tranh hàng ngày tuy không lớn, nhưng liên tục, rộng khắp, do các chi bộ và cơ sở bên trong lãnh đạo, hướng dẫn, luôn buộc địch phải bị động đối phó. Phong trào đấu tranh của đồng bào các xã dân tộc chống gom dân lập ấp, chống bắn phá bừa bãi vào nương rẫy, đòi tự do đi lại phát triển mạnh. Nổi bật là phong trào đồng bào Sóc Tó đấu tranh không vào ấp chiến lược cuối năm 1962. Đầu năm 1963, địch dùng cả bom xăng, bom phá hủy diệt Sóc Tó làm tất cả nhà cửa, tài sản của dân cháy sạch, gần 50 người chết, đồng bào buộc phải vào ấp Tổng Cui, Đồng Phất, ấp 23. Ta tổ chức 200 phụ nữ dân tộc, có cơ sở làm nòng cốt kéo lên gặp quận trưởng Hớn Quản đòi bồi thường mọi thiệt hại, tên này phải chấp nhận. Tuy đã bị gom vào ấp, qua vận động của các đội mũi công tác kết hợp với cơ sở bên trong, đồng bào vẫn liên tục đòi bung ra sản xuất, trở về làng cũ. Có ấp địch phải lập đi lập lại nhiều lần. Bằng mọi hình thức, dân trong các ấp phải liên lạc với các đội mũi công tác, tiếp tế cho kháng chiến. Do có cơ sở bên trong, phong trào vẫn được giữ vững.

Tháng 10 năm 1962, đại đội C270 tổ chức tiến công bọn ủi đường vào căn cứ kháng chiến ở Bù Xay, diệt 10 tên địch thu 6 súng, phá hỏng một xe ủi đất. Tiếp đó, một bộ phận trung đoàn 2 chủ lực Miền do đồng chí Mười Cộng chỉ huy, từ chiến khu Đ lên phối hợp với lực lượng tỉnh Phước Long, tiến công đồn Bù Đăng do một trung đội bảo an đóng giữ. Ta chiếm được đồn, thu vũ khí, bắt tù binh, trong đó có tên đồn trưởng, nhưng lại bị thiệt hại nặng; hy sinh gần 20 người, trong đó có tiểu đội của Phước Long hy sinh gần hết, bị thương hơn 20 người. Như vậy hiệu suất trận đánh không cao, nhưng đây là trận công đồn đầu tiên ở vùng này nên có tác động tích cực. Phong trào đồng bào vùng căn cứ, vùng trong ấp chiến lược đều tăng khí thế, đặc biệt làng Bu Rơ Nga là làng đầu tiên có chi bộ lãnh đạo dân đi dân công hỏa tuyến, thu chiến lợi phẩm và bắt sống đồn trưởng trong lúc tên này đang chạy trốn. Đồng bào rất phấn khởi và tận tình chăm sóc thương binh.

Nhìn chung, từ giữa năm 1962 trên chiến trường thể hiện rõ hình thái địch càn, ta chống càn; địch lập ấp chiến lược, ta phá ấp chiến lược, diễn ra liên tiếp và ngày càng quyết liệt, làm cho kế hoạch Staley - Taylor bị chặn lại, thất bại về cơ bản.

Tháng 12 năm 1962, Bộ Chính trị họp bàn về công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Hội nghị nhận định trong thời gian qua phong trào cách mạng miền Nam đã vượt qua những thử thách mới, từng lúc từng nơi ban đầu có lúng túng nhưng vẫn bảo tồn và phát triển được lực lượng…, ta có khả năng phá được “quốc sách ấp chiến lược” của địch. Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới là: Phát triển dân quân du kích, củng cố lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác binh vận, chú ý tiến hành công tác Mặt trận, công tác đô thị, xây dựng căn cứ địa và vùng giải phóng, tăng cường công tác xây dựng Đảng từ trên xuống tận cơ sở.

Cuối năm 1962, Khu ủy Khu 10 chỉ đạo tổng kết công tác binh vận, khẳng định công tác binh vận có tầm quan trọng đặc biệt, là một mũi tiến công sắc bén vào hàng ngũ địch. Thực tế cho thấy nơi nào làm tốt công tác này thì tranh thủ được sự đồng tình của binh lính trong chống phá ấp chiến lược, chống càn quét trong đấu tranh chính trị.

Tỉnh Bình Long rút kinh nghiệm ở một số nơi như Phú Lố, Tân Khai, An Lộc… tiếp tục đẩy mạnh công tác binh vận, xây dựng nội tuyến chuẩn bị đánh bốt, phá ấp chiến lược. Qua vận động của cán bộ binh vận, thiếu úy Tốt, chi khu trưởng chi khu Quản Lợi cùng 5 binh sĩ và gia đình mang 5 súng ra vùng giải phóng ở Phú Miêng (thiếu úy Tốt được đưa về Ban binh vận). Ở Đồng Xoài (Phước Long) đội mũi công tác xây dựng được cơ sở xã Đồng Tiến, móc nối với một số sĩ quan ngụy ở chi khu Đồng Xoài (như tiểu đoàn trưởng biệt động quân, trung đội trưởng nghĩa quân Tám Cọp) để nắm tình hình. Thông qua các thành công bên trong, ta nắm được một trung đội thanh niên chiến đấu. Năm 1963 dựa vào cơ sở nội tuyến, ta đã phát động cả trung đội thanh niên chiến đấu ở đồn điền Thuận Lợi nổi dậy phá bốt, gom súng theo cách mạng, một số tình nguyện vào quân giải phóng, trong số đó có nhiều người trở thành cán bộ tốt (như Hoàng Kỳ).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 06:56:55 am »

Về nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng, bảo vệ và xây dựng vùng căn cứ, do vị trí đặc biệt, cả hai tỉnh Phước Long và Bình Long đều được Trung ương Cục chỉ đạo chặt chẽ. Khu ủy Khu 10 lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ chính trị, quân sự, kinh tế. K50, vùng căn cứ kháng chiến nối liền các tỉnh Lâm Đồng, Phước Long, chiến khu Đ và cơ quan đầu não của Khu ủy Khu 10, luôn được phát động toàn Đảng bộ và quân dân xây dựng căn cứ địa, tham gia bộ đội, phát triển du kích, xây dựng làng chiến đấu, tăng gia sản xuất lương thực, sẵn sàng đánh địch càn quét, đồng thời hỗ trợ phong trào phá ấp chiến lược. Tất cả 6 xã vùng căn cứ K50 đều có chi bộ, đội du kích. Năm 1963, từ Bù Đăng địch càn vào Đồng Nai đánh các trạm hành lang kháng chiến, du kích phối hợp lực lượng bảo vệ căn cứ chặn đánh, chúng rút lui. Các xã vùng căn cứ sau này thống nhất thành xã Đồng Nai Thượng, được Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Ban chỉ huy Tỉnh đội Phước Long thời gian này gồm các đồng chí Đỗ Văn Nuống (Tư Nguyên), Hai Phong, Ba Nhân.

Ở vùng giải phóng của K4, K58, nơi đặt căn cứ của tỉnh Phước Long (Đak Liên thuộc K4), phong trào du kích chiến tranh phát triển, mỗi buôn, sóc là một làng chiến đấu. Tỉnh ủy Phước Long còn chú trọng về mặt văn hóa xã hội, mở các lớp cứu thương để chăm sức khỏe, phục vụ đồng bào, ra tờ tin Sông Bé, tổ chức phiên âm chữ M’nông, S’Tiêng dạy thí điểm cho đồng bào (đồng chí Ba Cung, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy đã phiên tiếng M’nông, S’tiêng ra chữ quốc ngữ). Tỉnh ủy mở một lớp thí điểm có 20 em học sinh người dân tộc. Một đội văn nghệ dân tộc đã được thành lập, hăng hái phục vụ đồng bào.

Sang năm 1963 tình hình rất khó khăn về lương thực tăng lên. Trong vùng căn cứ Bình Long, Phước Long, đồng bào sản xuất được lương thực, chỉ giữ lại một phần vừa đủ cho gia đình, còn lại đóng góp và bán cho cách mạng. Già làng K’Tranh tặng cho bộ đội cả hai con trâu. Vật chất đóng góp của đồng bào ở đây trực tiếp phục vụ cho khách trên hành lang kháng chiến với lưu lượng ngày càng lớn.

Được Mỹ tăng viện trợ, lực lượng quân ngụy tăng rất mạnh(1). Chúng đã lập được 2.301 ấp chiến lược ở vùng nông thôn Nam Bộ (chiếm 50% của 3.000 ấp lập được, trên toàn miền Nam; riêng ở miền Đông Nam Bộ ta mất 13 xã trong số 35 xã giải phóng… Tuy nhiên, trên thực tế từ giữa năm 1962 thế địch trên chiến trường đã bắt đầu chựng lại, đến cuối năm 1962 đầu năm 1963 rơi vào tình thế khó khăn mới trước phong trào phá ấp chiến lược của ta kế hoạch ấp chiến lược mới đạt 36%, lực lượng vũ trang giải phóng chẳng những không bị diệt hoặc bị “vô hiệu hóa” mà còn phát triển cả về lượng và chất. Ngày 8 tháng 2 năm 1963, Harkins, Tư lệnh MACV(2) buộc phải thú nhận sự không thành công của kế hoạch bình định miền Nam trong 8 tháng và cho rằng “còn phải kéo dài mới thắng lợi được”. Dự kiến trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh MACV đã vạch ra một kế hoạch gọi là “tổng tiến công toàn diện” (mật danh AN16), Bộ Tổng tham mưu ngụy cụ thể hóa theo phương hướng “tích cực tranh thủ nhân dân”, “yểm trợ mạnh quân sự”, “tiếp viện và tiếp ứng mau”, hoạt động quân sự kết hợp chặt chẽ với hoạt động tình báo, công dân vụ, chiêu hàng, chiến tranh tâm lý. Mục tiêu là “khống chế 2 phần 3 dân số” nhằm đảo ngược tình thế.

Nhưng kế hoạch AN16 chưa kịp triển khai thì địch gặp phải sự kiện Ấp Bắc(3). Chúng thừa nhận: “Trận Ấp Bắc cùng các trận đánh lớn của cộng sản đã gây thiệt hại quan trọng cho quân đội Việt Nam Cộng hòa về người và trực thăng, tạo được tiếng vang trên quốc tế, và chứng tỏ cộng sản đang phát triển mạnh”. Trận Ấp Bắc chứng minh khả năng các lực lượng vũ trang giải phóng đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và hơn thế nữa, là dấu hiện phá sản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

Ngày 1 tháng 3 năm 1963, Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền phát động phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”. Trung ương cục ra Nghị quyết về chống cố thủ, nhất là trong hoạt động đấu tranh chống địch bình định lập ấp chiến lược. Trong khi đó địch bắt đầu triển khai kế hoạch AN16 với mục tiêu cụ thể là lập 7.500 ấp chiến lược, gom 8.000.000 dân trong năm 1963. Hưởng ứng phong trào thi đua do Quẩn ủy và Bộ chỉ huy Miền phát động, các Tỉnh ủy Bình Long, Phước Long lãnh đạo quân dân đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích đánh địch, phá ấp chiến lược, kiện toàn tổ chức, sắp xếp lực lượng, tiếp tục rút kinh nghiệm, khắc phục những nhược điểm về phá ấp chiến lược. Ở Phước Long, đồng chí Phạm Thuận được điều động lên làm Khu ủy viên khu 10. Đồng chí Đỗ Văn Nuống (Tư Nguyện) về thay làm Bí thư. Đồng chí Hai Đính về thường vụ. Khu ủy Khu 10 bổ nhiệm các đồng chí Ba Cung và Bảy Kính làm ủy viên Thường vụ. Các đồng chí Bảy Chiến, Hai Phong vào Tỉnh ủy; Tỉnh ủy dời căn cứ về đóng ở Đak Lá sông Đak Huýt, giáp biên giới Campuchia. K1, K2 và K7 được sáp nhập thành K127, phạm vi hoạt động gồm Bù Đốp, Phước Bình, Đồng Xoài, do đồng chí Bảy Kính làm Bí thư. Từ giữa năm 1962 K5 cũ được tách ra, lập thêm K8, nhằm mở hành lang qua phía bên kia biên giới, đầu tháng 3 năm 1963 lại nhập trở lại K5 và K8 thành K58. Đồng bào Ba Cung làm Bí thư K58 đồng thời phụ trách hành lang của tỉnh nằm trên địa bàn K58.


(1) Năm 1963, chủ lực ngụy lên 200.000 tên, gần 10 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn dự bị chiến lược, bảo an, dân vệ lên 211.000 tên; không quân, hải quân tăng gấp đôi về số thiết giáp có 50 chi đội… (T.G)
(2) Ngày 8-2-1962, Mỹ nâng cơ quan MAAG (Phái bộ viện trợ quân sự) thành Bộ tư lệnh MACV, tăng quyền lực cơ quan này như một Bộ Tư lệnh tiền phương của Mỹ ở Đông Nam Á.
(3) Ngày 2-1-1963, tại Ấp Bắc, một xã thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, khoảng 300 chiến sĩ, bộ đội địa phương (khu và tỉnh) và dân quân du kích đã đánh bại cuộc càn 20000 quân ngụy do cố vấn Mỹ chỉ huy với các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, diệt nhiều tên (tỉ lệ thương vong ta - địch: 1 phần 100, diệt và làm bị thương 19 cố vấn, giặc lái Mỹ, bắn trúng 15 trực thăng (rơi tại chỗ 5 chiếc), bắn cháy 3 xe M113. (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 06:58:19 am »

Tháng 2 năm 1963 tại Bù Du Nga, vùng sông Dak Huýt(1) đã diễn ra Đại hội Mặt trận dân tộc tỉnh Phước Long lần thứ hai. Lần này có khoảng 300 đại biểu tham dự (đông hơn lần trước). Trong 3 ngày, Đại hội kiểm điểm công tác của Mặt trận những năm 1961, 1962, tập trung bàn nhiệm vụ xây dựng vùng căn cứ, chống địch càn quét, gom dân, chống phá ấp chiến lược, xây dựng làng, xã chiến đấu, phát triển du kích chiến tranh, phát triển dân quân, du kích, động viên thanh niên tòng quân xây dựng lực lượng vũ trang… đánh bại âm mưu bình định của địch. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành, hầu hết các thành viên nhiệm kỳ trước trúng cử. Ông Báp Long tiếp tục làm Chủ tịch, đồng chí Ba Phú làm Phó chủ tịch thường trực. Ở Bình Long từ cuối tháng 12 năm 1962, Bộ chỉ huy Miền điều động đồng chí Nguyễn Soái về phụ trách Ban quân sự thay đồng chí Năm Béo. Đến giữa năm 1963, Trung ương Cục điều đồng chí Ba Nghệ trở lại Bình Long làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Ba Phước làm Phó Bí thư, đồng chí Năm Thành ủy viên Thường vụ. Các Tỉnh ủy viên khác gồm Năm Béo, Ba Hùng, Tư Nam.

Cũng trong khoảng thời gian này, một hội nghị chuyên đề vể phát huy ba mũi giáp công đánh phá ấp chiến lược được tổ chức tại suối Bồ. Đây là hội nghị cụ thể hóa Nghị quyết về phá ấp chiến lược của tỉnh. Về lực lượng, Bình Long tiếp tục củng cố các mũi vũ trang đã có từ trước, một đội công tác mới tên An Lợi thuộc C45 (Chơ Thanh) được thành lập gồm 30 đoàn viên do đồng chí Sáu Ít làm Trưởng đoàn, phụ trách cụm các xã An Ninh, An Thạnh, An Lợi. Trong số những cán bộ có Ba Lùn là một đảng viên rất kiên cường, dũng cảm.

Để nâng cao khả năng và hiệu quả phá ấp chiến lược, cán bộ cốt cán của hai tỉnh Bình long, Phước Long, các cán bộ phụ trách các mũi công tác tiếp tục bám trụ trong quần chúng để xây dựng hệ thống cơ sở cách mạng và chi bộ Đảng trong các ấp. Trong các ấp Bù Đăng 4, Bù Đăng 2, La Ru, Bù Lố, Bù Dăng Xa Rây… trước đây do Đảng bộ ít chú ý phát triển Đảng người dân tộc nên phong trào đấu tranh của quần chúng bị hạn chế. Rút kinh nghiệm, từ đầu năm 1963, các mũi công tác tích cực xây dựng và phát triển trong mỗi ấp ít nhất một chi bộ và một số tổ du kích mật hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, phá ấp chiến lược. Trong mấy tháng đầu năm 1963, sau vụ lực lượng K5 diệt tên tổng K’Lang ác ôn trong ấp chiến lược Bu Thanh giữa ban ngày, bọn phản động hoang mang. Có tên ác ôn khét tiếng như tổng Hách, tổng Lô Ông, tổng Xa Ráy xã Tôn, xã Dân… được các đội công tác X1, X2 (Bù Đăng) gặp gỡ, giáo dục, giác ngộ và tổ chức ăn thề, hứa hẹn, làm cho thế kìm kẹp của địch bị nơi lỏng.

Suốt 3 tháng đầu năm 1963, lực lượng vũ trang tỉnh Phước Long phối hợp với đội vũ trang các K và du kích các xã mở nhiều cuộc đột nhập vào ấp chiến lược, vũ trang tuyên truyền, phát động đồng bào phá, bỏ ấp chiến lược, trở về buôn sóc cũ làm ăn. Đến giữa năm 1963, các ấp chiến lược Đak Ơ, Đak Son I, Đak Son II, Bù Xia, Phú Văn đã bị nhân dân phá lỏng. Ở ấp Bôm Ría, sau khi lực lượng vũ trang K19 (Bù Đăng) đánh bại cuộc càn gom dân của địch, đồng bào đã tự đốt nhà trong ấp chiến lược, bung về làng cũ.

Giữa năm 1963, các đơn vị C270 của Phước Long phối hợp với K127, B5 đặc công phục kích đánh 2 xe địch trên đường Hoàng Diệu, đoạn Đakia đi Bù Đốp gần cầu Sông Bé. Ban chỉ huy trận đánh: Ba Nhận, chỉ huy trưởng, Tư Thân chính trị viên, chỉ huy phó Sáu Mai. Xe trước lọt vào trận địa phục kích, ta nổ súng diệt, xe thứ hai chống trả. Ta xung phong diệt luôn xe thứ 2. Ta diệt 40 tên (có 1 lính Mỹ thu 12 súng). Đồng chí Ba Nhân, người chỉ huy đã gắn bó với đơn vị từ những ngày mở đường trên chiến trường Phước Long đã anh dũng hy sinh cùng 5 đồng chí khác (đồng chí Đức, đồng chí Lai, đồng chí Hai Sương, đồng chí Kế…).

Giải quyết xong thương binh, tử sĩ, ta rút về Sóc Nê. Tại đây đại bộ phận đi mua gạo, còn một số ở lại lo bảo vệ chiến thương do đồng chí Cấm trung đội trưởng chỉ huy. Điểu Ông trung đội phó, bố trí canh gác trên đồi. Sáng hôm sau ta phát hiện địch trên đồi xuống đúng vào lúc bộ phận đơn vị đi tải gạo chưa về. Trong tình thế một chọi mười, các chiến sĩ anh dũng chiến đấu đẩy lùi địch. Đặc biệt, Điểu Ông dùng súng trung liên chặn đứng, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của chúng, tạo điều kiện cho đồng đội rút lui an toàn, ta diệt 6 tên, làm bị thương 5 tên địch. Đồng chí Điểu Ông là một trong những chiến sĩ người dân tộc đầu tiên của tỉnh Bình Long(2).


(1) Nay thuộc xã Bù Gia Mập, Phước Long (T.G).
(2) Năm 1974, đồng chí Điểu Ông được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM