Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:16:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 85879 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 02:34:55 pm »

II. KHÔI PHỤC CĂN CỨ, XÂY DỰNG LƯỢNG LƯỢNG
CHÍNH TRỊ, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, TIẾN LÊN ĐỒNG KHỞI

Trước tình hình địch trắng trợn phá hoại Hiệp định Genève, khước từ tổng tuyển cử tiến hành “chiến tranh một phía”, đàn áp khốc liệt các lực lượng cách mạng và yêu nước ở miền Nam, giữa năm 1956, Đảng ta đã xác định một số điểm mới về biện pháp cách mạng ở miền Nam; đường lối chung là đấu tranh chính trị, đặt mạnh vấn đề xây dựng lực lượng chính trị, nhưng “đấu tranh chính trị không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thành đấu tranh vũ trang, tự vệ trong hoàn cảnh nhất định”(1).

Trên tinh thần đó, tháng 12 năm 1956, Xứ ủy ra Nghị quyết tình hình nhiệm vụ, trong đó đặt vấn đề cần xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, xây dựng căn cứ rừng núi, đồng thời trước đó đã có dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn Ủy viên Bộ Chính trị xác định con đường bạo lực của cách mạng miền Nam. Đầu năm 1957, Xứ ủy chủ trương khôi phục căn cứ địa ở miền Đông trên hai khu vực đông bắc và tây bắc Sài Gòn. Đông bắc là vùng chiến khu Đ, mở rộng lên hướng biên giới Việt Nam - Campuchia gọi là khu A; tây bắc là vùng căn cứ Dương Minh Châu mở rộng lên biên giới, gọi là khu B. Thực tế lúc này ở hầu hết các tỉnh đều đã nhen nhóm lực lượng vũ trang. Xứ ủy cử một đoàn cán bộ do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, ủy viên quân sự Xứ ủy, phụ trách việc thống nhất lực lượng vũ trang và củng cố các căn cứ trên địa bàn miền Đông. Tuy nhiên, cho đến những năm 1957, 1958, bên cạnh những địa phương đã nhen nhóm, hình thành lực lượng vũ trang, vẫn còn nhiều địa phương lúng túng không được phổ biến, chỉ đạo theo tinh thần trên của Nghị quyết, lại chỉ ảnh hưởng chỉ thị 04 HBC về điều lắng (giữa năm 1956) và chỉ thị 01/HBC của Liên tỉnh ủy miền Đông nên vẫn coi việc xây dựng lực lượng vũ trang là điều cấm. Riêng ở Thủ Dầu Một, từ năm 1955, Tỉnh ủy đã có chủ trương khôi phục căn cứ Long Nguyên, đồng thời đã có một số cán bộ, đảng viên, du kích cũ lánh vào chiến khu Đ, Long Nguyên, rừng núi phía Bắc, thâm nhập vào các phum, sóc đồng bào Stiêng, Mơnông, Chro, Châu Mạ, Tà Mun xây dựng cơ sở chính trị và nhen nhóm lực lượng vũ trang chống địch khủng bố. Giữa năm 1955, xuất hiện “đảng cướp Rừng Xanh” chuyên cướp nhà giàu, không chống cách mạng, sau được ta tổ chức thu phục trở thành một đơn vị vũ trang của tỉnh. Giữa năm 1956, Tỉnh ủy đã cử người phụ trách xây dựng lực lượng vũ trang. Đầu năm 1957, Tỉnh ủy họp tại rừng An Điền, Bến Cát, nghiên cứu Đề cương cách mạng miền Nam và Nghị quyết Xứ ủy, Tỉnh ủy quyết định tổ chức Ban quân sự. Từ hai tiểu đội ban đầu, lực lượng vũ trang tỉnh phát triển thành 6 tiểu đội. Lúc bấy giờ lực lượng Bình Xuyên ly khai ở chiến khu Đ được bổ sung nhiều đảng viên, cán bộ, biên chế thành 3 đại đội. Đại đội Bùi Văn Dung đứng chân ở An Lính, Phước Sang (tây bắc chiến khu Đ). Đại đội Trịnh Phước Hùng đứng chân ở bắc sông Bé, từ Bàu Phụng đến suối Xà Cóc. Một đại đội đóng ở Gò Dầu (Tây Ninh). Các đại đội có chi bộ lãnh đạo, toàn lực lượng có Đảng ủy. Đồng chí Lâm Quốc Đăng chỉ huy Trưởng, đồng chí Phạm Văn Thuận Bí thư Đảng ủy; Xứ ủy chủ trương giữa nguyên lực lượng, lấy danh nghĩa “Bình Xuyên ly khai” để hoạt động.

Đảng bộ Hớn Quản (Bình Long) sau khi được quán triệt Nghị quyết Xứ ủy và Đề cương Cách mạng miền Nam triển khai ngay việc xây dựng lực lượng (chính trị, vũ trang), bắt đầu là việc xây dựng các đội, mũi công tác dựa trên lực lượng cán bộ, đảng viên đã rút vào rừng Minh Thạnh trước đây. Phân vùng hoạt động như sau: mũi các đồng chí Tám Cường, Lê Năm ở Chơn Thành; mũi của đồng chí Năm Sách ở Minh Thạnh; mũi của đồng chí Năm Thiểu ở Xa Trạch; mũi của đồng chí Út Quẹo ở Hớn Quản; mũi các đồng chí Sáu Xu (Sáu Quyền), Bảy Nguyệt ở Lộc Ninh (ở Lộc Ninh mũi này lại chia làm 3 tổ do các đồng chí Tư Thành Công, Năm Trực, Tảo phụ trách).

Các đội mũi công tác bám địa bàn nông thôn, đồn điền, bên cạnh công tác vận động quần chúng, bước đầu đã hoạt động vũ trang: bảo vệ cán bộ, cơ sở, gài mìn trên đường đánh bọn tuần tra; trừng trị, cảnh cáo những tên ác ôn đã gây nợ máu như cai Tân ở Phú Riềng, cai Tý, tên ấp trưởng Hai Trước… Tuy lực lượng ít (mỗi mũi từ 3 đến 5 người), vũ khí trang bị tương đối đầy đủ so với hiện tại. các đội mũi vũ trang đã đạt được một số thành tích đáng kể, có tác dụng hạn chế sự hung hăng và hoạt động sục sạo của bọn ác ôn. Ban đêm chúng thường trốn trong đồn chứ không dám đi ra ngoài như trước.

Tháng 8 năm 1957, để tiếp tục giải quyết khó khăn về hậu cần, đồng thời thăm dò phản ứng của địch và hỗ trợ đấu tranh chính trị, Ban quân sự miền Đông quyết định tiến công địch ở trung tâm đồn điền Minh Thạnh với lực lượng 21 tiểu đội (trong đó có lực lượng Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Khu Bình Xuyên ly khai), lấy danh nghĩa “Bình Xuyên, giáo phái ly khai”, có một số đội mũi công tác của Hớn Quản phối hợp. Trận đánh diễn ra giữa ban ngày, nhanh, gọn. Ta thu được nhiều chiến lợi phẩm. Tiếp sau trận Bến Củi (tháng 5 năm 1957), trận Minh Thạnh đánh dấu sự mở đầu thời kỳ có hoạt động vũ trang hỗ trợ đấu tranh chính trị ở miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt trận đánh có ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến không khí vũ trang và phong trào đấu tranh với địch ở Bình Long.

Ở Phước Long, trong tình thế bị địch bao vây, phong tỏa vùng căn cứ, nhưng do hoạt động tích cực của các đồng chí cốt cán được phân công ở lại, cơ sở cách mạng vẫn phát triển, từ căn cứ ra hướng Đồng Xoài, Bù Đăng theo trục lộ 14. để hình thành đoàn công tác trong vùng cao su, từ tháng 4 năm 1956, Tỉnh ủy Biên Hòa đã bổ sung cho Phước Long một số đồng chí như: Sáu Hải, Ba Hỷ, Hai Tuấn, chị Từ Huệ. Tháng 9 năm 1956, Tỉnh ủy chỉ thị cho đoàn công tác gắng xây dựng cho được ba chi bộ trên địa bàn người dân tộc và vùng cao su, trước mắt là các sở cao su Thuận Lợi, Bù Ka vì hai nơi này đã có cơ sở cách mạng từ thời chống Pháp.


(1) Trích Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6-1956 - Việt Nam - những sự kiện, Nxb. Khoa học xã hội, 1991, tr.182.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 09:17:35 am »

Thực hiện chỉ thị của trên, đoàn phân công các đồng chí Ba Phú, Ba Tuyên lên sở Bù Ka; các đồng chí Ba Đấu, Hai Tuấn vào sở Thuận Lợi để nắm lại tình hình và móc nối lại các đảng viên, quần chúng cốt cán. Kết quả là đến tháng 12 năm 1956, Tỉnh ủy Biên Hòa đã ra quyết định thành lập ba chi bộ:

Chi bộ 1 ở Tân Thuận - Bù Ka do đồng chí Ba Phú làm Bí thư (đảng viên gồm Hai Tập, Sáu Hải, Ba Hỷ, Tư Quí, Tư Huê). Trên địa bàn chi bộ 1 còn nhiều đối tượng phát triển.

Chi bộ 2 ở Thuận Lợi do đồng chí Ba Đấu làm Bí thư (Đảng viên: Hai Tuấn và hai đồng chí ở làng 2, làng 9 sở cao su).

Chi bộ 3 ở sở Bù Ka do đồng chí Ba Tuyên làm Bí thư (Đảng viên: Hai Lạc, Sáu Xê, Bảy Hát…).

Từ năm 1957, số cán bộ hoạt động ở Phước Long bắt đầu liên lạc với các đồng chí ở chiến khu Đ.

Địch đánh hơi sự phát triển lực lượng của ta, chúng tăng cường kiểm soát, kìm chặt quần chúng. Cán bộ đảng viên hoạt động gian khổ, thiếu thốn nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc.

Để thuận lợi cho việc chỉ đạo phong trào, Tỉnh ủy Biên hòa quyết định thành lập Ban cán sự Đảng ở vùng Tân Thuận - Bù Na. Tháng 6 năm 1957, tại rừng Bùi Trúc (cách Đồng Xoài 1,5km), Ban cán sự Đảng vùng Tân Thuận - Bù Na được thành lập, các đồng chí Hai Đính, Ba Dục thay mặt Tỉnh ủy Biên Hòa chủ trì buổi họp làm thủ tục. Ban cán sự gồm: đồng chí Ba Phú làm Bí thư, Ba Tuyên Phó Bí thư, Ba Đấu ủy viên. Về sau số ủy viên được bổ sung gồm Hai Tuấn, Hai Lập, Tư Quí. Nhiệm vụ Ban cán sự vùng Tân Thuận - Bù Na: lãnh đạo và phát động phong trào quần chúng công nhân cao su, các dân tộc ít người đấu tranh chính trị, dân sinh, phát triển lực lượng cách mạng, xây dựng đoàn kết Kinh thượng. Những nội dung đấu tranh trước mắt như chống địch bắt bớ, bắt lính, đòi địch cứu đói, cứu đau, đòi được ở nguyên chỗ cũ làm ăn… chống khủng bố, chống mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vận động quần chúng, tăng gia sản xuất chống đói và tiết kiệm, giảm bớt các tập tục lạc hậu, gấp rút phát triển cơ sở trên hướng Bù Đăng, chú ý phát triển Đảng và xây dựng các tổ du kích ở Tân Thuận, Bù Na.

Ở Phước Vĩnh, trong và sau chiến dịch Trương Tấn Bửu, một số đồng chí bị bắt đầy ra Côn Đảo, trong đó có đồng chí Hà Minh, số còn lại trong chi bộ hầu hết phân tán khỏi địa bàn. Chi bộ Phước Sang có đảng viên không chịu nổi khó khăn, ác liệt đã ra đầu thú, gây tổn thất cho cách mạng: địch bắt 3 đảng viên, 22 quần chúng tốt. Số đảng viên còn lại do đồng chí Tám Hòa lãnh đạo đã vận động nhân dân đấu tranh đòi thả những người bị bắt nhưng bị địch đàn áp khốc liệt. Tình hình ở đồn điền cao su Thuận Lợi cũng tương tự.

Năm 1957, tại Đồng Xoài địch bó ráp ráo riết hơn, công bố ai chứa chấp, tiếp tế cho cộng sản sẽ bắn bỏ tại chỗ. Chúng đóng thêm các chốt ở dốc Tà Bế, cầu Nha Bích để tăng cường khám xét người đi lại, giả danh công nhân xịt thuốc muỗi, vào các làng xóm, đồn điền, buôn sóc để dò xét; ráo riết tuyên truyền triển khai lập khu dinh điền, “khu trù mật”. Hướng lãnh đạo đấu tranh của ta lúc này là chống địch lập khu dinh điền, khu trù mật, hướng dẫn dân cất giấu tài sản, làm rẫy bí mật, đòi ở lại chỗ cũ làm ăn.

Tại An Linh chi bộ mật do đồng chí Tư Chinh làm Bí thư, chỉ đạo cho cơ sở trong dinh điền là Nguyễn Thị Ngọc Liên (Hai Liên) xây dựng cơ sở cách mạng trong đồng bào Công giáo di cư. Bằng cách thâm nhập, gần gũi, chia xẻ khó khăn, bằng các bước công tác quần chúng từ thấp đến cao, đồng chí Hai Liên đã gây được một số cơ sở trong số đồng bào Công giáo Bùi Chu - Nam Hà. Dinh điền di cư không còn là vùng trắng nữa. Về mặt vũ trang, tại xã Anh Linh đến năm 1957 đã có một tiểu đội vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ. Khi Ban cán sự Đảng vùng Tân Thuận - Bù Na được thành lập các mặt hoạt động, kể cả vũ trang tự vệ đã có nền nếp ổn định. Chi bộ Phước Vĩnh sau một thời gian phân tán, dàn mỏng đã được khôi phục với 9 đảng viên do đồng chí Bảy Đức làm Bí thư.

Lúc này lực lượng vũ trang miền Đông tiếp tục phát triển. Theo chỉ thị của Xứ ủy, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã đưa lên 2 trung đội (4 tiểu đội) góp phần thành lập các đại đội 50, 70 trực thuộc Ban Quân sự miền Đông. Đại đội 50 xây dựng căn cứ ở vủng rừng núi 2 xã Bù Cháp, Lý Lịch - vùng đồng bào dân tộc Xtiêng, Châu Ro có truyền thống cách mạng lâu đời. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chiến khu Đ thành căn cứ khu A rộng lớn, nối liền với hành lang chiến lược sau này. Đại đội 60 tách ra 1 trung đội và 1 tiểu đội về chiến khu Đ, cùng các lực lượng Biên Hòa, “Rừng Xanh” và một bộ phận “Bình Xuyên ly khai” thành lập đại đội 250. Như vậy, lực lượng vũ trang miền Đông đã có các đại đội 60, 50, 70, 250 và lực lượng “Bình Xuyên ly khai” chủ yếu đứng chân hoạt động ở chiến khu Đ và địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một. Cũng như ở Bù Cháp, Lý Lịch, đồng bào An Linh - Phước Sang là một trong những lực lượng tiếp tế quan trọng cho lực lượng vũ trang trong buổi đầu xây dựng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 09:18:35 am »

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phong trào công nhân, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương thành lập Đảng ủy Cao su. Đầu năm 1958, đồng chí Sáu Chí (Sáu FM), đại diện Liên Tỉnh ủy miền Đông chủ trì cuộc họp thành lập Đảng ủy cao su Thủ Dầu Một (trong đó có Bình Long). Đảng ủy gồm 11 đồng chí, do đồng chí Tám Cường Tỉnh ủy viên làm Bí thư, đồng chí Lê Sắc Nghi (Bảy Nghi) Phó Bí thư, đặc trách sở cao su Minh Thạnh và hai vùng nông thôn Minh Thạnh, Tân Thành; đồng chí Bảy Niên ủy viên phụ trách vùng cao su Hớn Quản; các đồng chí Sáu Quyền (Sáu Xu) và Sáu Sáng phụ trách Lộc Ninh…

Sau hội nghị trên, Huyện ủy Hớn Quản (Bình Long) được tách thành 2 bộ phận để chỉ đạo phong trào: Ban cán sự cao su vận do đồng chí Tám Cường phụ trách, Ban cán sự dân tộc vận do đồng chí Năm Thành phụ trách. Cả hai ban này trực thuộc Tỉnh ủy Thủ Dầu Một.

Năm 1958 có phát triển về tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, có lực lượng vũ trang hỗ trợ, phong trào công nhân và nông dân Thủ Dầu Một có khí sắc mới. Do vậy, mặc dù địch vẫn tiếp tục các chiến dịch “tố cộng - diệt cộng một cách quyết liệt, thâm hiểm và tàn bạo, trong đó có “chiến dịch Nguyễn Trãi” (20-4-1958 - 20-11-1985), chiến dịch Hồng Châu, đánh lại 8 tỉnh miền Đông và ngoại ô Sài Gòn, phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân Thủ Dầu Một vẫn được duy trì và phát triển, đặc biệt là có nền nếp, tổ chức chu đáo hơn.

Về phong trào công nhân, những tháng đầu năm 1958 nổi bật có cuộc bãi công 7 ngày của 15 nghìn công nhân ở hai đồn điền Quản Lợi và Xa Trạch đòi dân sinh, dân chủ, đòi tự do nghiệp đoàn (tháng 1-1958) liên tiếp mấy ngày sau, công nhân 8 đồn điền khác bãi công ủng hộ (Sóc Tranh, Sóc Xiêm, Sóc Trào, Sóc Gòn, An Lộc, Phú Lố, Phú Riềng), cuộc biểu tình ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5, hơn 10 nghìn người của toàn ngành cao su miền Đông kéo về Sài Gòn đòi tăng lương và các quyền dân sinh, dân chủ. Công nhân hưởng ứng cuộc đấu tranh Dầu Tiếng, Phước Hòa, tổ chức bãi công tại chỗ để hưởng ứng và chống bọn sa thải công nhân.

Phong trào công nhân ở nông thôn phát triển, trong đó có hoạt động trấn áp tề điệp, vô hiệu hóa, phá lỏng ách kìm kẹp của địch ở nông thôn, tạo điều kiện xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.

Trong khối đồng bào các dinh điền, có một lực lượng quan trọng là người của các tỉnh vùng tự do Liên khu 5, có truyền thống cách mạng và kháng chiến, có cả cán bộ thôn, xã, đảng viên, đoàn viên, hội viên đoàn thể kháng chiến, họ bị địch o ép, cưỡng chế, vào rừng núi miền Đông. Bị kìm kẹp nặng nề, đồng bào vẫn hướng về cách mạng, quê hương. Đầu năm 1958, đồng chí Võ Đức Hòa (Hai Một) được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở ở vùng Thiệu Hưng. Với danh nghĩa “thợ cưa gỗ” đồng chí thâm nhập đồn điền Vĩnh Thiện (Dak War), đến giữa năm 1958, đồng chí móc nối được đồng chí Võ Tâm là đảng viên quê ở Quảng Nam di dân vào, qua đó móc nối được thêm một số đồng chí khác, trong đó có Phan Thách. Các đồng chí tổ chức được hai chi bộ mật, hoạt động hợp pháp ở thôn 2, thôn 3 dinh điền Vĩnh Thiện, dưới sự lãnh đạo đơn tuyến của đồng chí Hai Một. Có chi bộ bên trong, ở dinh điền Vĩnh Thiện đã bắt đầu có đấu tranh, đầu tiên là đấu tranh dân sinh dân chủ, qua đó phát triển cơ sở cách mạng và xây dựng cơ sở thành cán bộ. Cho đến năm 1959 ở Bù Đăng có hai mũi công tác độc lập nhau. Một mũi hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng vùng dân tộc thiểu số Tân Thuận - Bù Na; mũi thứ hai hoạt động trong vùng người Kinh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Biên Hòa. Căn cứ tình hình cụ thể, ở Phước Long ta chủ trương luồn sâu, bí mật xây dựng cơ sở, nhen nhóm phong trào, mở rộng địa bàn hoạt động. Trong lúc đó ở hướng Bình Long, ta tiếp tục đẩy mạnh hoạt động các đội, mũi vũ trang công tác, kết hợp các làng công nhân để đưa phong trào lên bước mới, đặc biệt là tiến công quân sự.

Để hỗ trợ phong trào đấu tranh của nhân dân đồng thời giải quyết những khó khăn về vật chất cho các lực lượng vũ trang ở miền Đông, đêm 10 rạng 11 tháng 8 năm 1958, bộ đội liên tỉnh miền Đông tấn công chi khu quân sự Dầu Tiếng, nơi địch đặt trụ sở đốc chiến các chiến dịch Trương Tấn Bửu, Nguyễn Trãi. Lần đầu tiên ở miền Nam sau năm 1954, quân cách mạng đã chiếm và làm chủ chi khu địch trong nhiều giờ, diệt, bắt và thả tại chỗ một số tên địch, thu một số thuốc men, lương thực, tiền bạc, bắt chủ đồn điền để giáo dục, cam kết không hà hiếp công nhân.

Trận Dầu Tiếng có tiếng vang lớn, là đòn báo trước cho địch con đường tất yếu của cách mạng miền Nam là không chỉ đấu tranh chính trị mà còn bạo lực vũ trang.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 09:20:57 am »

Địch lo sợ, phản kích quyết liệt, khủng bố trắng. Lần nữa, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng. Trên toàn Nam Bộ, lực lượng đảng viên, cán bộ tổn thất 90%; 7 vạn đảng viên, cán bộ bị giết; gần 90 vạn cán bộ, nhân dân bị bắt…

Cách mạng miền Nam đứng trước tình thế nghiêm trọng mới. Trong bối cảnh đó, vụ ngộ độc hàng ngàn tù nhân do địch gây ra ở nhà lao Phú Lợi ngày 1-2-1958 đã gây làn sóng phẫn nộ trên cả nước. Tại Bình Long, Đảng ủy cao su đã cử 200 đại biểu công nhân (do các đồng chí Sáu Xu, Kim Anh, Năm Thiếu phụ trách) kéo xuống thị xã Bình Dương, đến tận dinh tỉnh trưởng đòi được thăm bạn nạn nhân Phú Lợi. Địch ngoan cố không giải quyết yêu sách, nhưng qua cuộc đấu tranh, công nhân Bình Long đã biểu dương sức mạnh của mình.

Cuối năm 1958, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thành lập ban vận động dân tộc thiểu số. đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt cho việc xây dựng căn cứ rừng núi. Trước sự xuất hiện lực lượng vũ trang và hoạt động vũ trang ngày càng tăng, tháng 3 năm 1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam Việt Nam trong tình trạng chiến tranh. Đây là thủ đoạn chuẩn bị cho biện pháp phát xít mới. Tháng 4 năm 1959 chúng mở chiến dịch “đồng tâm diệt cộng”, quốc hội Diệm thông qua luật gọi là “luật 10/59” nhằm “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, cho phép xử chém không cần xét xử đối với những người cộng sản hoặc tình nghi có liên quan với cách mạng. Máy chém của chế độ tay sai Mỹ về tận xã ấp ở miền Nam và trở thành biểu tượng của chế độ Diệm. Lực lượng cách mạng lại bị tổn thất nặng nề. Đồng chí Lê Duẩn nhận định tình hình miền Nam lúc bấy giờ: “Do sự khủng bố hết sức dã man, tàn ác của địch cùng với khuyết điểm lộ liễu của chúng ta trong công tác cho nên vào năm 1959, lực lượng miền Nam ở vào tình thế hết sức nguy hiểm. Cơ sở Đảng tan vỡ đến tám phần mười, quần chúng căm hờn nhưng bị kìm kẹp gay gắt cơ hồ như quỵ xuống, không vùng lên nổi”(1).

Tình thế đang đặt ra cho nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác là khởi nghĩa vũ trang.

Tháng 1 năm 1959, Ban Cháp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng để xác định đường lối, phương châm, phương pháp cách mạng ở miền Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị ra dự thảo Nghị quyết 15, trong đó xác định “con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về thay nhân dân”, “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

Để chuẩn bị điều kiện kháng chiến lâu dài giải phóng miền Nam, tạo thế “hậu phương lớn miền Bắc, tiền tuyến lớn miền Nam”, sau khi có Nghị quyết 15, tháng 5 nắm 1959 Trung ương quyết định thành lập đoàn 559 tạo tuyến vận chuyển bộ nối liền Bắc Nam - con đường mòn chiến lược dọc Trường Sơn; tháng 7 năm 1959 thành lập đoàn vận tải 559. Theo quyết định của Trung ương, ngày 25 tháng 5 năm 1959, một đoàn cán bộ xoi đường từ miền Bắc vào, mật danh là Đoàn B90 gồm 25 người là con em đồng bào Nam Bộ và khu 5 tập kết, do đồng chí Trần Quang Sang (Ba Phước) làm Trưởng đoàn (kiêm Bí thư chi bộ), các đồng chí Phùng Đình Ấm (Ba Cung) và Phạm Lạc làm Phó đoàn. Ra đi ngày 25 tháng 5 năm 1959, 30 tháng 10 năm 1959 Đoàn tới nam Đắk Lắc, thống nhất với đội công tác Đăk Mil thành B4 và chia làm hai mũi để vừa công tác xây dựng cơ sở trong quần chúng vừa mở đường vào Nam Bộ.

Thực hiện chỉ thị của Trung ương, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo Khu ủy miền Đông tổ chức các đoàn vũ trang công tác, vừa làm nhiệm vụ công tác quần chúng, xây dựng cơ sở, mở rộng căn cứ địa miền núi, vừa xoi ngược đường từ miền Đông Nam Bộ ra để bắt liên lạc với đoàn xoi đường từ phía Bắc vào.

Đoàn vũ trang công tác gồm ba mũi:

Mũi thứ nhất, dựa vào lực lượng C200, lúc đầu do đồng chí Hai Hồng Sơn, về sau tăng cường đồng chí Nguyễn Trọng Tâm (Bảy BK) phụ trách, từ chiến khu Đ mở ra hướng Đồng Nai thượng (thuộc tỉnh Lâm Đồng).

Mũi thứ hai do đồng chí Lâm Quốc Đăng phụ trách, lực lượng chủ yếu rút từ các C240, C250 của bộ đội liên tỉnh miền Đông (trong đó có lực lượng Bình Xuyên ly khai) và số cán bộ, chiến sĩ biết tiếng Khơ Me S’tiêng như các đồng chí Hai Sẻ, Tám, Lợi, Tư Thành Công. Đoàn nhận mệnh lệnh từ sau cuộc họp quán triệt Nghị quyết 15 do Xứ ủy giao (9-1959) nhưng đến tháng 2 năm 1960 mới xuất phát từ Suối Đá 1, còn gọi là Suối Dênh Dênh ở chiến khu Đ (nay thuộc xã Tân Phước, huyện Đồng Phú), vượt lộ 14, cùng lực lượng liên tỉnh tập kích Phú Riềng lấy gạo, phục vụ cho đoàn tiến qua vùng Lệ An, Bù Rạt, Đak R’Lập, Đak Nhau mở hướng về biên giới.


(1) Tại Hội nghị nghiên cứu Nghị quyết Trung ương thứ 12. (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 09:24:28 am »

Tiến vào rừng núi địa bàn mới lạ, vùng dân tộc ít người, chưa có cơ sở quần chúng, lương thực, thực phẩm hết sức thiếu thốn, các đoàn công tác, mở đường chịu đựng đói ăn, đói muối, sốt rét hoành hành, sống dựa vào củ nần, củ chụp, rau rừng, măng… nhưng tất cả hướng về phía trước, tin ngày thắng lợi, vượt mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm hoàn thành sứ mạng mà Đảng đã giao phó.

Địch đánh hơi ta đang xây dựng căn cứ, xây dựng lực lượng, xoi đường Bắc - Nam, Nam - Bắc, chúng triển khai kế hoạch đánh phá quyết liệt, trên một diện rộng vùng rừng núi đông bắc Sài Gòn. Với lực lượng hàng vạn tên gồm cả chủ lực và địa phương, chúng triển khai quân từ khu vực giáp Phú Giáo dọc trục lộ 14 đến cây số 22 Đồng Xoài - Bù Đăng, qua vùng Cây Gáo, Túc Trưng, Định Quán, chủ yếu từ khu Đồng Xoài hướng vào căn cứ Mã Đà. Suốt 6 tháng trời, cắt đứt mọi liên lạc của đối phương trong ngoài, giữa phía nam về phía bắc, triệt để bao vây kinh tế, vừa chia ô lùng sục, có máy bay trinh sát chỉ dẫn; kết hợp kêu gọi “Việt cộng”, đầu hàng với các thủ đoạn gom hốt triệt để, dồn dân vào các trại tập trung. Bằng vũ lực, chúng đã lùa hốt, dân Bù Na, Tân Thuận, Bù Tếch I, Bù Tếch II, Phùng Hà… vào các trại tập trung ở Long Khánh, Định Quán, Gia Kiệm. Trong khi đó, dân ở Bù Cháp, Lý Lịch “một tấc không đi, một ly không rời”, kiên cường bám trụ, cùng lực lượng cách mạng chống trả địch. Bị bao vây, phong tỏa bốn, năm tháng trời, hàng ngàn người, cả lực lượng cách mạng và dân hai xã sống dựa vào củ chụp, rau rừng. Cuối cùng địch phải rút, cuộc hành quân phong tỏa dài ngày thất bại. Hai xã Bù Cháp, Lý Lịch trụ vững, trở thành cái nôi cách mạng của một vùng, là nơi cung cấp nhiều cán bộ người dân tộc của tỉnh Phước Long”(1).

Giữa năm 1959, thực hiện chủ trương của Liên tỉnh ủy miền Đông, tỉnh Thủ Dầu Một được chia ba theo cơ cấu hành chính của ngụy quyền để tạo thuận lợi trong chỉ đạo phong trào. Đảng ủy cao su Bình Long được thành lập gồm các đồng chí Tám Cường, Sáu Quyền (Sáu Su), Út Quẹo, Mười Báu, Tám Lên, Năm Sao, đồng chí Tám Cường làm Bí thư.

Ở Lộc Ninh, để vượt qua tình thế hầu hết đảng viên bị bắt, tổ chức quần chúng bị địch đánh tê liệt, Ban cán sự Đảng tổ chức 2 đội công tác quần chúng để gây cơ sở, khôi phục phong trào. Một đội đi sâu vào thị trấn để vận động công nhân và đồng bào thị trấn. Một đội thâm nhập vào các làng, sở, phum, sóc để vận động công nhân và đồng bào các dân tộc. Đội công tác nông thôn lúc đầu có Út Nhỏ, Ba Dựa được giao nhiệm vụ từ Minh Thạnh trở về bám làng, sở, phum, sóc. Thời kỳ này đảng viên hoạt động đơn tuyến, cơ sở cách mạng đồng thời là những du kích mật. Các đồng chí công tác vận động đồng bào dân tộc gặp nhiều khó khăn do chính sách “chia để trị” của Mỹ - Diệm và các chủ Tây. Thường là ngày ở rừng, đêm vào nhà quen để “lần bắt mối”, lực lượng công tác vượt qua nhiều gian khổ, thường lấy rau củ, măng rừng thay cơm, thiếu muối, sốt rét, bị địch phong tỏa… từng bước thâm nhập,. cảm hóa được đồng bào, được đồng bào che chở… từ đó mà khôi phục cơ sở đoàn, Đảng…. Lộc Tấn, Làng 2, Ninh Thái là những nơi sớm tổ chức được Đoàn thanh niên, Đặc biệt trong đại đội bảo an Lộc Ninh, ta đã xây dựng lực lượng cơ sở chiếm 1 phần tư quân số.

Ở Bình Long, năm 1959, công nhân đấu tranh dân sinh đạt một số kết quả, nổi bật là buộc chủ Tây phải trả tiền làm nhà (2000 đồng) cho những gia đình công nhân chưa có nhà. Tháng 10 năm 1959, “Tết cộng hòa” ở Minh Thạnh địch thất bại trong việc bắt công nhân “tố cộng”, chúng quay ra đàn áp. Hàng trăm đại biểu công nhân kéo đến dinh tỉnh trưởng phản đối và đòi quyền tự do dân chủ.

Ở Phước Long, đầu năm 1959, sau khi đưa dân lập các dinh điền, địch tách quận Phước Tâm ra khỏi tỉnh Biên Hòa đổi tên là quận Đức Phong nhập vào tỉnh Phước Long, lập thêm xã mới là Vĩnh Thiện. Tháng 9 năm 1959, vùng Thiện Hưng phát triển thêm một chi bộ do đồng chí Võ Đức Hòa (Hai Một) làm Bí thư. Từ hạt nhân ban đầu chỉ có vài đảng viên cốt cán bám trụ xây dựng cơ sở trong điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp, đến đầu năm 1960, Phước Long đã có hơn chục chi bộ cơ sở với hơn 30 đảng viên.

Tháng 9 năm 1959, Đại hội Xứ ủy Nam Bộ (mở rộng đến Bí thư Tỉnh ủy), được triệu tập tại Trảng Chiên (vùng căn cứ bắc Tây Ninh), nhằm quán triệt Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 và đề ra phương hướng thực hiện Nghị quyết trong tình hình thực tế ở Nam Bộ, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng lực lượng, chính trị và vũ trang, lực lượng vũ trang sẽ giữ vai trò nòng cốt cho toàn dân khởi nghĩa.


(1) Hai xã Bù Cháp, Lý Lịch đều được Nhà nước tặng danh hiệu xã anh hùng lực lượng vũ trang. (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 09:27:36 am »

Tuy Nghị quyết chưa được phổ biến rộng rãi trên chiến trường, nhưng với yêu cầu bức bách của tình hình, với tình cảm của mọi đảng viên, cán bộ và nhân dân miền Nam, trên chiến trường tinh thần “vũ trang” đã “đến trước”, gây thành khí thế mạnh mẽ và đầy tin tưởng sau bao năm trăn trở, vướng mắc, dồn nén.

Trong không khí phấn chấn, náo nức từ những tin “đồng khởi” Bến Tre (1-1-1960), chiến thắng Tua Hai (26-1-1960) ở Thủ Dầu Một, ngày 31 tháng 1 năm 1960, tại căn cứ Giếng Chảo rừng An Điền (Bến Cát), Tỉnh ủy Thủ Dầu Một họp mở rộng đến các Bí thư Huyện ủy để quán triệt Nghị quyết 15 và bàn kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh(1). Đánh giá phong trào cách mạng trong tỉnh, tỉnh ủy thống nhất nhận định: Tuy những chiến dịch “đồng tâm diệt cộng” và luật 10/59 của Mỹ - ngụy có gây cho ta những tổn thất mới, nhưng phong trào vẫn được giữ vững và phát triển là nhờ có sự chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và hoạt động vũ trang tự vệ hỗ trợ. Tỉnh ủy quyết định chọn ngày 25 tháng 2 năm 1960 làm ngày đồng khởi toàn tỉnh.

Cơ quan đồng khởi đóng tại Bưng Xóm (xã Minh Hòa).

Ở Bình Long (lúc này chưa có Đảng bộ mà có chi bộ Hớn Quản), đúng ngày 25 tháng 2 năm 1960, với vũ khí rất ít nhân dân Bình Long cùng lực lượng vũ trang tuyên truyền nổi dậy phá kìm, diệt ác. Tại các làng xã nông thôn, đồn điền, nông dân, công nhân đồng loạt đánh trống rải truyền đơn, treo băng rôn, biểu ngữ, dùng ống tre nhét khí đá đốt trộn ra tiếng nổ để phân tán lực lượng phản kích của địch. Trước khí thế quần chúng, lực lượng dân vệ, cảnh sát địa phương tuy đông (mỗi xã có 1 trung đội dân vệ cùng nhiều công an, cảnh sát) nhưng không dám khủng bố, bỏ chạy. Đội vũ trang Bình Long đã đột nhập khu dinh điền làng 3 Xa Cát… diệt ác ôn, tề ngụy. Nổi bật là trận diệt tên ác ôn An Vĩnh ở Rờlin thu 3 súng. Cuộc nổi dậy của nhân dân Bình Long đạt được mục tiêu cơ bản, ta làm chủ phần lớn nông thôn, địch co lại. Đặc biệt ở các xã Tân Khai, Minh Thạnh, ta diệt được nhiều tên địch, thu nhiều súng, nhiều đạn. Cờ đỏ búa liềm giương cao trên vùng ta làm chủ. Chi bộ Hớn Quản tổ chức ngay những buổi sinh hoạt chính trị trong dân: mít tinh, họp mặt để phổ biến, giải thích đường lối cách mạng của Đảng, vạch trần tội ác, âm mưu kẻ thù, những việc cần làm ngay, xác định nhiệm vụ trung tâm là xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang. Nhiều gia đình đã chuẩn bị quần áo, võng để đưa con em tham gia lực lượng cách mạng. Hơn 50 thanh niên ở Hớn Quản đã vào vùng căn cứ. Tổ chức Đảng, Đoàn phát triển mạnh.

Ở Lộc Ninh, đến mùa xuân 1961, Nghị quyết 15 mới về đến cơ sở, tuy nhiên năm 1960 đã đạt nhiều thành quả về xây dựng lực lượng chính trị và đặt nền móng xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ. Từ đầu năm 1960, qua hoạt động của mũi vận động công nhân do đồng chí Bảy Nguyệt chỉ huy, một chi bộ ở phố chợ thị trấn đã được thành lập gồm 3 đảng viên. Các đảng viên của chi bộ đi sâu vào các làng cao su 2, 3, 5, 11, Cốc Rưới, công tác vận động thanh niên, tổ chức mỗi nơi một chi đoàn.

Tháng 5 năm 1960, một tổ tuyên truyền vũ trang thuộc lực lượng của Xứ ủy, do đồng chí Năm Trực phụ trách đã được giao nhiệm vụ về hoạt động ở Lộc Ninh - Bộ phận này liên lạc với tổ công tác của đồng chí Út Nhỏ và theo chỉ đạo của Ban cán sự, hai bộ phận chia làm 3 tổ: vũ trang công tác, một tổ phụ trách khu vực Lộc An, Lộc Hòa, Cốc Rưới(2); tổ đồng chí Năm Trực phụ trách khu vực làng 2, Đất Đỏ, Bù Nồm, Bù Dinh, Bù Ai, Chơ Ram; tổ đồng chí Tảo phụ trách khu Tây Lộc Ninh. Được sự hỗ trợ của các đội vũ trang công tác, đồng bào Kinh, Thượng các làng, sở, phum, sóc đẩy mạnh đấu tranh đòi quyền sống, đồng thời phối hợp giúp đỡ lực lượng vũ trang, tiến đánh các đồn bốt địch ở Brêlin, Lộc Tấn, Làng 2, chợ Lộc Ninh, làng 1, làng 11. Mầm mống lực lượng vũ trang địa phương hình thành: đội du kích mật được thành lập, lúc đầu do đồng chí Út Nhỏ chỉ huy, trang bị vài súng (trên cho và lấy được của địch).

Đồng Phú nằm trong điều kiện, hoàn cảnh chung của Biên Hòa, không có phong trào đồng khởi, song hoạt động vũ trang, tuyên truyền đã góp vào khí thế chung trên chiến trường. Để tạo thế và hỗ trợ Bình Long nhanh chóng xây dựng, mở rộng vùng căn cứ và phát động quần chúng trên những vùng mới mở, Xứ ủy và Liên tỉnh ủy miền Đông chủ trương đưa lực lượng tập trung lên hướng Đồng Xoài - Bù Đăng. Phát huy chiến thắng Tua Hai, mở cửa tiến công Đồng Xoài, lực lượng vũ trang từ Phước Long sang đã tiến công tiêu diệt các đồn An Bình, Nước Vàng, giải tán các trạm kiểm lâm của địch ở các cửa khẩu. Đêm 28 tháng 1 năm 1960, ta tiến công chi khu Đồng Xoài, thu nhiều chiến lợi phẩm. Trên 20 ngày sau, đêm 19 rạng ngày 20 tháng 2 năm 1960 ta tấn công sở Phú Riềng chiếm kho gạo dự trữ của sở (trận này có lực lượng xoi đường của đồng chí Lâm Quốc Đăng phối hợp). Ta huy động nhân dân Bù Na - Tân Thuận và dùng ô tô của sở Phú Riềng chuyển gạo vào rừng. Số gạo do dân vận chuyển, Ban cán sự vùng giải quyết cứu đói cho đồng bào; số gạo do ô tô chở ra để tập trung, hôm sau địch phản kích phá hủy (ta hy sinh một cán bộ hậu cần).


(1) Theo sách “Truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Long” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Long (xuất bản năm 1988): Tháng 7-1959, Nghị quyết 15 của Trung ương đã đến Bình Long và được Đảng ủy cao su tổ chức hội nghị triển khai tại Suối Lạnh (Tân Khai). Theo đồng chí Ngô Thanh Phong (năm 1960 công tác ở Đảng ủy cao su Hớn Quản). tại hội nghị này đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của Bình Long được thành lập gồm 5 người (Út Nhỏ, Tư Lớn, Chín Liên, Ba Dừa do Út Lớn phụ trách), hoạt động từ Bình Long đến Lộc Ninh. (T.G)
(2) Chưa rõ người phụ trách lúc bấy giờ, năm 1962 đồng chí Tư Thành Công phụ trách. (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 09:30:09 am »

Tháng 1 năm 1960, ta mở tiếp đợt hoạt động ở chiến trường Bù Đăng. Lực lượng được huy động gồm các đơn vị C200, C59, C300, C250, C260, Ban chỉ huy gồm: Nguyễn Việt Hồng (chỉ huy Trưởng), Nguyễn Như Phong (chỉ huy Phó). Được sự hướng dẫn của cơ sở cách mạng ở địa phương, 28 tháng 1 năm 1960 đánh trận mở màn ở Đồng Xoài; 20 tháng 2 đánh trận thứ 2; đêm 28 rạng 29 tháng 6 năm 1960 quân ta đồng loạt tiến công các mục tiêu: quận lỵ Đức Phong, dinh điền Vĩnh Thiện, chặn viện cầu 38. Bị đánh bất ngờ, địch ở quận lỵ Đức Phong, dinh điền Vĩnh Thiện, bỏ chạy, ta thu chiến lợi phẩm. Địch ở Bù Na đến ứng cứu quận lỵ Đức Phong bị ta chặn đánh, phải tháo lui. Kết quả ta diệt một số địch, thu 30 súng, có 2 trung liên. Riêng tại chốt Tân Minh, ta thu kho gạo 18 tấn. Đồng chí Vũ Hùng ở bộ phận chặn viện cầu 38 anh dũng hy sinh.

Với những đặc thù riêng: đồng bào miền núi, dân tộc ít người, cơ sở cách mạng chưa có hoặc có mà ít, yếu, lực lượng cách mạng thoát ly mỏng… vùng Phước Long không có phong trào đồng khởi diễn ra đồng loạt, sôi nổi, rầm rộ như ở vùng dân cư có cơ sở mạnh. Tuy nhiên, ở đây lực lượng cách mạng cũng đã tranh thủ thời cơ hoạt động hưởng ứng phong trào, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, mở mảng, mở vùng, phát triển cơ sở, xây dựng lực lượng trong quần chúng dân tộc ít người.

Sau cuộc càn quét, phong tỏa dài ngày của địch. Ban cán sự vùng Tân Thuận - Bù Na nhanh chóng ổn định tình hình, sắp xếp lại tổ chức các cơ sở quần chúng. Đầu năm 1960, tại Nước Sông, Ban cán sự vùng tổ chức cuộc Hội nghị cán bộ cốt cán trong đồng bào dân tộc, có khoảng 50 người dự. Hội nghị bàn các nội dung: xây dựng khối đoàn kết dân tộc Thượng, Kinh, phát động tinh thần cách mạng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống địch bắt xâu, bắt lính, chống dồn dân và tổ chức người móc nối với số dân bị gom về Long Khánh, kêu họ trở về buôn làng cũ. Hội nghị cử Ban Chấp hành Mặt trận dân tộc do ông K’Lư làm chủ tịch có 3 ủy viên. Một đội vũ trang tuyên truyền 9 người được thành lập gồm những thanh niên thoát ly (trong số này có Điểu Ông là người sau này được nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang), hướng hoạt động của đội là Bù Đăng.

Để chuẩn bị điều kiện thành lập tỉnh Đảng bộ Phước Long tách khỏi Đảng bộ Biên Hòa, trong những tháng đầu năm 1960, cấp trên đã điều nhiều cán bộ về Phước Long(1), trong đó các đồng chí Phạm Thuận (Ba Thu), Hai Đính là cán bộ cấp tỉnh.

Tháng 6 năm 1960, tại căn cứ vùng suối Dak Có(2), Ban cán sự tỉnh Đảng bộ Phước Long được thành lập, đồng chí Phạm Thuận được chỉ định làm Bí thư, đồng chí Ba Phú Phó Bí thư và đồng chí Hai Đính ủy viên. Việc thành lập tỉnh Đảng bộ Phước Long đáp ứng yêu cầu bức thiết lúc này là lãnh đạo thống nhất lực lượng nhanh chóng mở rộng địa bàn, phát triển cơ sở, xây dựng các tổ chức quần chúng cách mạng trong đồng bào dân tộc, trong các dinh điền và đồn điền cao su, xây dựng vùng căn cứ, nối liền với chiến khu Đ và mở đường liên lạc với Trung ương. Đồng chí Phạm Thuận phụ trách chung đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác mở đường, đồng chí Ba Phú phụ trách khối dân tộc, đồng chí Hai Đính phụ trách khối cao su. Về quân sự, Ban cán sự Tỉnh đội Phước Long được thành lập gồm các đồng chí Ba Khanh, Hai Phong, Hùng mắt kính.

Lực lượng Đảng bộ lúc đầu chỉ có 10 chi bộ với 30 đảng viên, đa số là cán bộ, hình thành văn phòng Ban cán sự và các mũi công tác. Ban cán sự quyết định tổ chức các K tương đương cấp huyện. K1 ở Bù Đốp do đồng chí Hai Công Chánh làm Bí thư. K2 gồm các sở cao su và thị trấn Đồng Xoài do đồng chí Hái Đính làm Bí thư. K3 gần đường 20 và dinh điền Vĩnh Thiện lúc đầu do đồng chí Võ Đức Hòa (Hai Một) làm Bí thư. K4 vùng Đak Nhau - Bom Bo do đồng chí Tư Quý phụ trách là người được tỉnh giao nhiệm vụ tìm bắt liên lạc với hai cánh mở đường của đồng chí Lâm Quốc Đăng và Bảy Cổ, mua lúa gạo trong dân để dự trữ cho tỉnh chuyển về căn cứ K4 và chuẩn bị cung cấp cho khách từ miền Bác về khi con đường Bắc - Nam được khai thông.

Tháng 11 năm 1960, Ban cán sự tỉnh Phước Long liên lạc được với hai cánh mở đường, chuyển căn cứ về Bu Liên - Đak Nhau. Đồng chí Lâm Quốc Đăng về Liên Tỉnh ủy miền Đông, đồng chí Bảy Cổ được bổ sung vào Ban cán sự tỉnh thống nhất lực lượng mở đường và lực lượng ở Biên Hòa lên, hình thành các cơ quan tỉnh. Đồng chí Phạm Thuận tiếp nhận lực lượng đồng chí Lâm Quốc Đăng giao lại, thành lập đội vũ trang tuyên truyền C270 của Xứ ủy. Địa bàn mới, lực lượng đông, cơ sở quần chúng vừa phát triển, khó khăn về lương thực. Tại căn cứ Đak Liên khẩu phần gạo mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhân viên cơ quan chỉ được nửa lon một ngày. Địa danh “căn cứ cửa lon” ghi dấu những ngày gian khổ của Phước Long đã ra đời từ đây.

Đơn vị C270 vừa thành lập do đồng chí Ba Nhân, chỉ huy trưởng, đồng chí Hai Hùng (mắt kiếng) Chính trị viên, tiếp tục nhiệm vụ mở đường, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự tỉnh Phước Long, trở thành đơn vị vũ trang tỉnh Phước Long.

Với phương thức hoạt động là vừa gây dựng cơ sở vừa xoi đường, lực lượng mở đường vượt qua nhiều gian khổ, trong đó phải lánh địch mà đi. Có lần mũi mở đường của đồng chí Mười Thuộc bị lộ, địch tung một tiểu đoàn biệt kích lùng sục gắt gao, phải tạm lùi về căn cứ.


(1) Như các đồng chí Tư Thân, Hai Cao, Ba Thọ, Hai Hùng, Bảy Chiến, Ba Kim, Bảy Mang, Tư Bốn, Chín Bản, tư Mạo, Tư Quý. (T.G)
(2) Buôn Bù Có, nay nằm trong xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng. (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 09:31:44 am »

Ngày 30 tháng 10 năm 1960, lúc 16 giờ, tổ mở đường của C200 gồm các đồng chí Tâm, Tư, Cột bắt liên lạc được với tổ mở đường của Đoàn B90 từ Trung ương vào, gồm các đồng chí Lạc, Nhường, Đỏ tại Vàm sông Đak Tích - Đồng Nai Thượng, nam Gia Nghĩa. Tiếp sau đó, ở hướng tây bắc, ngày 4 tháng 11 năm 1960, lúc 20 giờ, theo điểm hẹn qua điện đài, tại chân trụ cây số 4, đường 14 bis, tính từ ngã ba Đak Song vào Gia Nghĩa, tổ vũ trang của Phước Long do đồng chí Hai Hùng và các đồng chí Chín Châu, Bé, Chiến bắt liên lạc được với tổ mở đường của Đoàn B90 do các đồng chí Ấm, Bảy Kính, Ba Quai và Ama Sa phụ trách. Các đoàn mở đường Bắc - Nam, Nam - Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, một nhánh của con đường mòn chiến lược Bắc Nam xuyên qua vùng ba biên giới, nơi tiếp giáp các chiến trường Nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Campuchia được nối liền, thông hành lang từ Trung ương đến Xứ ủy Nam Bộ.

Đến lúc này, nhìn chung ở Bình Phước ta đã làm chủ một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tỉnh Phước long được đón tiếp đoàn cán bộ quân sự đầu tiên từ miền Bắc vào Nam Bộ do đồng chí Tăng Thiên Kim phụ trách. Ban Cán sự tỉnh Phước Long chi viện cho các đồng chí Phùng Đình Ấm, Lê Văn Tây, một số chiến sĩ để tổ chức các trạm giao liên tiếp giáp Phước Long và Quảng Đức, góp phần xây dựng một đoạn hành lang tiếp giáp Nam Bộ và Nam Tây Nguyên những ngày đầu.

Con đường mòn chiến lược dọc Trường Sơn thời đánh Mỹ sau này mang tên Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại. Đảng ủy miền Đông tích cực lãnh đạo xây dựng địa bàn căn cứ miền Đông thành hậu phương vững chắc cả chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, nơi đứng chân các cơ quan lãnh đạo từ Xứ ủy, Trung ương Cục đến các khu ủy ở miền Đông. Về kinh tế, bằng mọi cách sản xuất ra nhiều lương thực, chuẩn bị vật chất và mọi điều kiện cần thiết để đón tiếp lực lượng chi viện từ miền Bác vào. Về đường dây, trước mắt phải thông từ đường Trường Sơn tới các tỉnh lân cận.

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, tại một địa điểm trên vùng căn cứ bắc Tây Ninh, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp, thành lập Mặt trận dân tộc giải quyết miền Nam Việt Nam do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Mặt trận thành lập nhằm tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo, xu hướng chính trị, cùng đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Với cuộc đồng khởi năm 1960 làm phá sản chiến lược “tố cộng - diệt cộng” của Mỹ - ngụy, nhân dân miền Nam đặt tiền đề mới về thế và lực để chuyển giai đoạn cách mạng ở miền Nam, từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh giải phóng.

*

Cũng như toàn miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Long, Phước Long đã trải qua giai đoạn đấu tranh chính trị trong sự tiến công quyết liệt của kẻ thù nắm bộ máy và lực lượng cai trị, đàn áp, gây cho ta nhiều tổn thất, trong đó miền rừng núi, căn cứ cũ, đồn điền là những mục tiêu tập trung đánh phá của chúng. Trong tinh thế không thuận lợi và đầy gian khổ, ác liệt, có lúc, có nơi phong trào cách mạng đã tạm thời lâm vào thế thoái trào, nhưng trên toàn cục suốt hơn 6 năm thì đó là quá trình giữ vững và phát triển để tiến lên bước chuyển lớn vào năm 1960. Đó là nhờ Đảng bộ địa phương đã tương đối kịp thời có chủ trương chuyển hướng tổ chức và hoạt động, hình thành được tổ chức lãnh đạo và đề ra phương châm, phương thức hoạt động phù hợp với từng vùng rừng núi, đồn điền, nông thôn, vùng dân tộc ít người, vùng công nhân, nông dân… nhưng trong số đó cái chung vẫn là giữ vững lòng tin, kiên trì bám dân, dựa vào dân, thực hiện cả hai yêu cầu xây dựng và phát triển lực lượng cả chính trị, vũ trang, xây dựng và phát triển căn cứ. Xây dựng lực lượng chính trị bắt đầu từ những cuộc phát động đấu tranh dân sinh, dân chủ phù hợp yêu cầu quyền lợi quần chúng, từ đó xây dựng cơ sở cách mạng và xây dựng Đảng. Xây dựng lực lượng vũ trang bắt đầu từ việc xây dựng những đội, mũi công tác, vũ trang tuyên truyền, tiến lên những đội vũ trang tự vệ diệt ác và đơn vị vũ trang ngay trước và trong những ngày đồng khởi. Vùng đồn điền, vùng nông thôn, vùng rừng núi có dân tộc ít người đều có những đặc điểm riêng, hoàn cảnh riêng, vì vậy mà đồng khởi diễn ra không đồng loạt và có hình thức phù hợp cho môi vùng. Nơi tập trung dân, cơ sở quần chúng mạnh (như Hớn Quản) thì võ trang tuyên truyền kết hợp quần chúng nổi dậy diệt ác phá kìm, lật ngược thế, giành quyền làm chủ; nơi dân thưa, cơ sở ít, lực lượng mỏng thì chủ yếu là hoạt động xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng chính trị. Cuộc đồng khởi ở Bình Phước không chỉ khôi phục lại vùng căn cứ cho địa phương mà cho cả miền Đông, đồng thời nối tiếp đường Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ. Bài học về xây dựng lực lượng, xây dựng Đảng cũng bắt đầu từ xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng chính trị từ nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:34:17 am »

CHƯƠNG NĂM

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VÀ THẾ TRẬN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, GÓP PHẦN
ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH
ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961-1965)

I. PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, XÂY DỰNG THẾ TRẬN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH,
ĐÁNH BẠI KẾ HOẠCH STALEY - TAYLOR VÀ
“QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC” CỦA ĐỊCH

Cuộc đồng khởi 1960 của quân dân miền Nam đã tạo bước chuyển giai đoạn của cách mạng ở miền Nam từ đấu tranh chính trị sang chiến tranh cách mạng: chiến tranh nhân dân ở miền Nam chống chiến lược mới của đế quốc Mỹ là chiến tranh đặc biệt, thay thế cho chiến lược tố cộng đã bị phá sản. Cùng với quân và dân toàn miền, quân và dân Bình Phước xây dựng và phát triển mọi mặt, tạo thế và lực chiến tranh nhân dân địa phương nhằm thắng địch trên một địa bàn căn cứ có ý nghĩa sống còn đối với chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

Tháng 1 năm 1961, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), trong đó có đoạn: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện ngày càng rộng lớn. Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn quyết dùng bạo lực tiêu diệt cách mạng nên con đường tất yếu sẽ dẫn đến là cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa của nhân dân sẽ bùng nổ lật chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”.

Về hình thức và phương châm, Bộ Chính trị xác định: “Phải đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt trận chính trị, quân sự, đấu tranh trên cả ba vùng chiến lược”. Song do đặc điểm phong trào cách mạng miền Nam phát triển không đều, so sánh lực lượng giữa ta và địch ở mỗi vùng khác nhau, nên phải vận dụng phương châm đấu tranh linh hoạt, thích hợp từng vùng: vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu, vùng nông thôn và đồng bằng đấu tranh quân sự và chính trị có thể ngang nhau, vùng đô thị lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu có vũ trang hỗ trợ, trong đấu tranh giữ thế hợp pháp với địch, nhưng từng lúc dùng cả đấu tranh không hợp pháp.

Về nhiệm vụ cụ thể, chỉ thị nêu rõ: “Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng ta cả về hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng. Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ trong quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở, và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam”.

Đế quốc Mỹ sau thất bại chiến lược “tố cộng” đã thăm dò, tính toán hơn một năm, mới quyết định thực thi một chiến lược ở miền Nam Việt Nam, mang tên “chiến lược chiến tranh đặc biệt” còn gọi là “chiến tranh không lật đổ” trong khuôn khổ chiến lược toàn cầu của Mỹ là “phản ứng linh hoạt, nhằm đánh bại phong trào cách mạng đã phát triển thành chiến tranh du kích”. Công thức của chiến lược chiến tranh đặc biệt là: quân ngụy, vũ khí Mỹ, đặt dưới sự chỉ huy của cố vẫn Mỹ; biện pháp trung tâm của chiến lược này là “ấp chiến lược”, trước mắt là triển khai ngay kế hoạch mang tên Staley - Taylor, bình định miền Nam 18 tháng, quyết giành thắng lợi quyết định(1) mở đường cho việc kết thúc chiến tranh toàn thắng trong năm 1965.

Địch tăng quân ngụy, tăng cố vấn Mỹ, tổ chức lại chiến trường, giải tán các quân khu, chia lại lãnh tổ miền Nam thành các vùng chiến thuật, khu chiến thuật, kiện toàn các tiểu khu (cấp tỉnh), chi khu (cấp quận). Địa bàn Bình Phước lúc này cùng với Thủ Dầu Một và Biên Hòa nằm trong khu chiến thuật 31, vùng chiến thuật 3 của địch(2). Lực lượng thường trực của quân ngụy trên địa bàn Bình Phước chủ yếu là các đơn vị của sư đoàn 5 bộ binh ngụy.

Theo yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết định thành lập lại Trung ương Cục thay cho Xứ ủy Nam Bộ, phạm vi lãnh đạo lúc đầu là toàn miền Nam, sau đó, căn cứ hoàn cảnh cụ thể, phạm vi được giới hạn là chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ (gọi là B2). Căn cứ đầu tiên của Trung ương Cục tại Suối Nhung, bắc Mã Đà(3). Cùng với hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể, hệ thống cơ quan quân sự được xác lập từ Miền đến xã. Ngày 15 tháng 2 năm 1961, Quân giải phóng miền Nam được công bố thành lập từ sự thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam. Bộ Chính trị xác định phải xây dựng ba thứ quân, trong đó, lực lượng vũ trang địa phương tỉnh sẽ gồm dân quân du kích, bộ đội địa phương huyện, một số đơn vị tập trung tỉnh đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt phong trào chiến tranh nhân dân ở tỉnh.


(1) Tháng 6-1961, Tổng thống Mỹ cử đoàn Staley sang miền Nam Việt Nam để vạch kế hoạch dập tắt phong trào cách mạng ở đây trong 18 tháng (từ tháng 6-1961 đến cuối năm 1962) - 3 tháng sau, Chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ Taylor lại sang miền Nam nghiên cứu tình hình, bổ sung các vấn đề quân sự cho kế hoạch Staley. Tháng 11-1961 Tổng thống Mỹ, Kennedy và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thông qua “chiến lược chiến tranh đặc biệt” và chuẩn y kế hoạch Staley - Taylor.
Tháng 8-1962, Diệm chính thức thông qua “quốc sách ấp chiến lược” quyết lập cho được 16000 khu, ấp chiến lược ở miền Nam trong 18 tháng.
(2) Các tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng các tỉnh Phước Long, Bình Long là thiếu tá Mã Sanh Nhơn, thiếu tá Nguyễn Thành Thông. (T.G).
(3) Nay thuộc xã Tân Lập (T.G)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:40:08 am »

Về tình hình quân số ở Bình Long, Phước Long từ trước đồng khởi đến cuối thời kỳ chống chiến lược chiến tranh đặc biệt đã có những biến đổi như sau:

Tỉnh
1957
1963
1965
Bình Long    64200 người
79000 người
65000 người
(Thị xã An Lộc 54000)
Phước Long    390000 người
62000 người
42000 người
(Thị xã Phước Bình 2000)
   

Việc trước mắt thời gian này là khẩn trương xây dựng lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến tranh nhân dân. Ở những vùng ta làm chủ (chủ yếu là vùng cao su và vùng dân tộc), khí thế cách mạng đang lên cao; lực lượng thanh niên, nhất là công nhân ở các làng và đồn điền cao su, được chi bộ Đảng và cơ sở cách mạng bên trong cùng các đội mũi vũ trang vận động tham gia cách mạng ngày càng đông như: ở Lộc Ninh, Xa Cam, Xa Trạch. Quản Lợi, Phú Riềng, Thuận Lợi, dinh điền Vĩnh Thiện đã có thanh niên tình nguyện vào quân giải phóng. Lực lượng thoát ly sau khi được học tập, huấn luyện, bổ sung cho các đội mũi công tác, các đội vũ trang. Du kích tập trung, bộ đội địa phương bước đầu được xây dựng ở cấp tiểu đội, trung đội.

Ở Bình Long, Đảng ủy đồn điền cao su được củng cố lại sau khi đồng chí Tám Cường (Bí thư) hy sinh (tháng 9 năm 1959), đồng chí Sáu Xu làm Bí thư, các ủy viên: Mười Bào, Út Quẹo, Năm Cánh. Đầu năm 1961, đồng chí Ba Nghệ (Bùi Đoàn), ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một được phân công về phụ trách Bình Long.

Tháng 5 năm 1961, với chủ trương mở rộng căn cứ Miền, Trung ương cục quyết định sáp nhập C150(1) vào Bình Long và bổ sung cho Bình Long một số cán bộ (Tư Mai, Tám Ba, Tư Huỳnh, Tư Hưng…), một trung đội do Năm Phước phụ trách. Đến tháng 10 năm 1961, Bình Long được trên quyết định tách khỏi tỉnh Thủ Dầu Một, thành một tỉnh riêng. Đảng bộ Bình Long được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục. Địa giới của tỉnh quy định theo địa giới của địch. Ban Cán sự Bình Long mang mật danh C35, gồm các đồng chí Ba Nghệ (Bùi Đoàn) Bí thư, Tư Mai - Phó Bí thư, Năm Thành - Ủy viên. Thống nhất vùng cao su và vùng nông thôn thành 3 quận, mỗi quận mang mật danh riêng, gọi là C: C45 tương ứng với quận Chơn Thành, do đồng chí Hai Luận phụ trách (về sau đồng chí Tư Huỳnh thay); C55 tương ứng với quận Hớn Quản (bao gồm cả thị xã An Lộc) do đồng chí Lê Văn Hai (Năm Béo) phụ trách (sau đồng chí Năm Nhẫn thay); C65 tương ứng với Lộc Ninh do đồng chí Sáu Xu phụ trách.

Cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1961, các đoàn cán bộ quân sự Trung ương tăng cường cho chiến trường B2 lần lượt vào tới miền Đông Nam Bộ. Các tổ chức quân sự theo lãnh thổ ở Nam Bộ được thành lập. Quân khu 7 (còn gọi là T1) gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Biên Hòa, Bà Rịa; Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên là Nguyễn Hữu Xuyến, căn cứ đóng tại Suối Linh (chiến khu Đ).

Tháng 8 năm 1961, Miền lại bổ sung cho Bình Long một số cán bộ quân sự tập kết ra Bắc vừa trở về miền Nam (các đồng chí Tô Hiến Thìn, Lê Hùng, Lê Văn Tựu, Lê Cho, Tô Thanh Việt, Nguyễn Quang Thưởng…), đây là nguồn để thành lập các cơ quan quân sự.

Cuối năm 1961, Trung ương Cục lại điều 10 cán bộ từ Bến Tre bổ sung cho Bình Long, trong đó có các đồng chí Tám Nhất, Năm Phong… để tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo phong trào.

Ở các quận của Bình Long các đội, mũi công tác(2) đều được củng cố, bám sát cơ sở để hoạt động.

- Mũi hoạt động vùng dân tộc ở các xã An Khương, An Quí A, An Quí B, Phú Lố, Bình Quới, do đồng chí Hai Sẻ phụ trách.

- Mũi hoạt động vùng Phú Miêng do đồng chí Chín Chùa phụ trách.

- Mũi hoạt động vùng Sóc Trào do đồng chí Sử phụ trách.


(1) Tháng 3 năm 1961, căn cứ địa khu A lấy phiên hiệu là C150, Lâm Quốc Đăng làm Bí thư Đảng ủy. C150 thuộc quân khu miền Đông (T1) có nhiệm vụ xây dựng căn cứ cho Trung ương Cục, xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ căn cứ, tổ chức sản xuất, hoạt động hậu cầu. (T.G)
(2) Đội phụ trách vùng lớn, gồm nhiều mũi hoạt động trên từng khu vực.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2011, 08:52:41 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM