Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:46:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 304604 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2011, 01:20:40 pm »

Thế này bác ducthang ạ,
Xét về lịch sử thì ngày 26-4 F3 với xe tăng và trọng pháo tấn công theo đường 56 (đường từ Long Khánh đi Bà Rịa). Trong ngày 26 thì dứt điểm thị trấn Ngãi Giao (Đức Thạnh cũ) chuẩn bị chơi luôn thị xã Bà Rịa vào ngày hôm sau 27-4.
Không biết sư 3 có chia 1 cánh vòng núi Dinh sang khu núi Thị Vải, núi Ông Trịnh để làm mũi vu hồi hay chặn viện từ hướng Long Thành theo đường 51 xuống Bà Rịa hay không?
Nếu có mũi này thì địa danh đồng đội LS nói là hợp lý.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #41 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2011, 03:39:03 pm »

Rồi, vậy là đã rõ. Như vậy là chúng ta có độ thống nhất thông tin và tin cậy khá cao trong việc có thể trả lại tên cho LS Tuấn. Ta sẽ bắt đầu với những phân tích để làm rõ hơn quá trình trận đánh, địa điểm hy sinh và các bước cần làm như sau:.

1.
Trích dẫn
F3 đánh và chiếm Thị xã Bà Rịa ngày 27 tháng 4 chứ không phải ngày 26.
Mà gia đình sao không hỏi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo như giấy báo tử đã ghi?
- Sáng ngày 26 tháng 4, tại sở chỉ huy cơ bản sư đoàn, cán bộ các đơn vị đứng vây quanh một chiếc bàn tre ghép sơ sài, trên trải tấm bản đồ Phước Tuy – Vũng Tàu, nghe  sư đoàn trưởng Trần Bá Khúc hạ đạt mệnh lệnh chiến đấu. ... Về nhiệm vụ và cách đánh cụ thể, sư đoàn trưởng nói: “Với địa hình cho phép và khả năng của ta hiện nay, sư đoàn sẽ vừa tiến công các cụm quân phòng thủ vành ngoài ở Đức Thạnh, vừa nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là thị xã Bà Rịa. Sau đó tỏa ra giải phóng toàn bộ ỉinh Phước Tuy. Bước 2 sẽ tập trung đánh chiếm thành phố Vũng Tàu. Mặc dù Bà Rịa ở sâu tới 17 ki-lô-mét so với Đức Thành nhưng bài học ở Phan Rang vừa qua cho phép chúng ta tin tưởng và chấp nhận cách đánh đó. Cụ thể trung đoàn 12 sẽ bóc vỏ quận lỵ Đức Thạnh rồi phát triển xuống Đất Đỏ, Long Điền. Trung đoàn 141 được tăng cường đại đội xe tăng 4 và  tiểu đoàn bộ binh 5 sẽ cắt rừng đánh thẳng vào thị xã Bà Rịa, trung tâm huấn luyện hạ sĩ quan Vạn Kiếp. Sau đó một mũi đánh về phía tây chặn địch từ Biên Hòa về, một mũi phát triển sang hướng đông, bắt liên lạc với trung đoàn 12, nhanh chóng chiếm cầu Cỏ May, không cho địch phá cầu, giữ bàn đạp cho trung đoàn 2 làm nhiệm vụ thọc sâu đánh Vũng Tàu trong bước 2. Mỗi trung đoàn có một cụm pháo sư đoàn trực tiếp chi viện. Lực lượng tỉnh sẽ giải phóng vùng Xuyên Mộc giáp với Hàm Tân”.

Cuối buổi hợp đồng tác chiến, chính ủy sư đoàn thông báo tóm tắt tình hình chung trên chiến trường và trao cho mọi người thư kêu gọi của đảng ủy vả Bộ tư lệnh Quân đoàn. Lúc đó là 12 giờ ngày 26 tháng 4. Thời gian rất gấp. Đơn vị nào phối hợp với xe tăng thì lên xe, vừa đi vừa làm công tác hợp đồng cụ thể. Các đơn vị khác thì chạy bộ. Rừng tre Đức Thạnh run lên trong tiếng xích xe tăng, tiếng động cơ ô tô và hàng ngàn bước chân chiến sĩ. Dẫn đường các cánh quân là cán bộ, du kích, bộ đội địa phương, nam có, nữ có. Suốt mấy ngày nay, các đồng chí quên ăn, quên ngủ dẫn các đoàn cán bộ của sư đoàn đi chuẩn bị chiến trường cung cấp nhiều tin tức quan trọng về địch, về địa hình về dân  để sư đoàn có cơ sở hạ quyết tâm chiến đấu. 17 giờ chiều hôm đó, từ phía tây, hàng loạt tiếng nổ rền vang như sấm động vọng về háo hiệu hướng chính của Quân đoàn 2 đã mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sở chỉ huy sư đoàn náo nức hẳn lên.

Khác với những chiến dịch trước, thường nổ súng vào rạng sáng, chiến dịch này sư đoàn được lệnh tiến công địch vào lúc chập choạng tối. 19 khẩu pháo từ 85 đến 155 gầm lên cùng một lúc, trút hàng ngàn viên đạn vào căn cứ địch ở Đức Thạnh và Bà Rịa. Trên các cánh đồng, trong rừng tre gai, bộ đội vẫn đang vận động hối hả. Ở hướng trung đoàn 141, đã đến giờ pháo binh ngừng bắn mà bộ binh vẫn còn cách mục tiêu một ki-lô-mét. Trung đoàn trưởng điện về sư đoàn xin pháo binh bắn thêm 15 phút nữa cho bộ đội tiếp cận. 19 giờ, trung đoàn 141 bắt đầu  tiến công vào  thị xã Bà Rịa. Hỏa lực trung đoàn, tiểu đoàn bắn áp đảo các trí địch trong thị xã. Trong tiếng nổ dồn dập của súng, pháo đi cùng, đại đội xe tăng 4 chở đại đội 3 tiểu đoàn 7 ầm ầm lao dọc theo đường Lê Lợi tiến vào trung tâm thị xã. Trước sự xuất hiện đột ngột của xe tăng, bọn địch giãn ra tháo chạy hỗn loạn. Qua mấy phút hoảng hốt, địch bắt đầu phản ứng. Xe số 3 trúng đạn M.72 đứt xích, xe số 4 sa hố bom phải nằm lại chờ cứu kéo. Các lái xe và pháo thủ nhảy xuống dùng súng bộ binh chiến đấu bảo vệ xe. Đội hình thọc sâu chỉ còn lại hai chiếc xe tăng đang vượt qua ngã ba đường Phan Chu Trinh thọc vào khu nhà tròn ở trung tâm  thị xã. Xe tăng số 2 theo hợp đồng, dẫn bộ binh đánh thẳng xuống phía nam, nhưng tới đây, xe lại bị thụt lầy ở mé sông Dinh, không sao vượt lên được. Xe tăng số 1 sau một giờ tung hoành ở khu nhà tròn, mất liên lạc với đại đội, đành phải đánh ngược trở ra để đón xung kích.

22 giờ, sở chỉ huy trung đoàn 141 nhận định: Địch không mạnh nhưng đông. Khi xe tăng ta đột phá, chúng tản ra sao đó khép lại phản kích dữ dội khiến các mũi xung kích không vượt lên được. Bộ binh chưa quen chiến đấu cùng xe tăng nên một số không phát triển kịp. Cần bổ cứu ngay hợp đồng giữa các đơn vị. Đêm hôm đó, trung đoàn 141 được lệnh giữ chắc các vị trí đã chiếm được, nhanh chóng đưa tiểu đoàn 8 áp sát vào Vạn Kiếp, dùng tiểu đoàn 5 đánh cắt giữa thị xã và căn cứ Vạn Kiếp, không cho địch co cụm. Rạng sáng ngày 27 sẽ tiến công tiếp.

Trời vừa hửng sáng, xe tăng số 1 đã dẫn đầu tiểu đoàn 7 đánh thẳng vào khu tiếp liệu. Pháo trên xe tăng, B.40, B.41 lần lượt bắn tan các ổ đề kháng của địch. Bám sát sau xe tăng, tiểu đoàn 7 chia thành hai mũi đánh chiếm khu tiếp liệu, rồi vượt qua đường Lê Lợi thọc vào khu an ninh, cảnh sát, sở chỉ huy liên đoàn bảo an. Bọn địch lùi dần về khu trung tâm, chống trả quyết liệt. 9 giờ, chúng đưa xe tăng ra phản kích vào sườn tiểu đoàn 7, nhưng chiếc đi đầu vừa xuất hiện đã bị xe tăng số 1 của ta bắn cháy. Những chiếc còn lại vội vã quay đầu tháo chạy.

Ở phía tây, tiểu đoàn 9 đánh chiếm ấp Dinh, phát triển ra đường số 15, tiến vào thị xã. Địch cho bốn xe tăng ra chặn lại. Đại đội trưởng đại đội hỏa lực dẫn đầu một khẩu đội DKZ bắn cháy liên tiếp hai chiếc, buộc chúng phải co lại.

Ở phía đông, tiểu đoàn 8 đánh vào khu gia binh, bịt cổng chính của trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. Gần một ngàn tên học viên bị đẩy lùi vào khu trung tâm cố thủ. Tiểu đoàn tiến công vào trận địa pháo của địch ở Đồi Đá, thu bốn khẩu 105, sau đó đánh ra đường số 23, thực hiện chia cắt địch giữa thị xã Bà Rịa và Vạn Kiếp. Tình hình pháp triển hết sức thuận lợi. Tiểu đoàn 9, có tiểu đoàn 5 hỗ trợ được lệnh đánh nhanh xuống cầu Cỏ May với quyết tâm giữ cầu bằng được không cho địch phá cầu trước khi rút chạy về Vũng Tàu.

10 giờ, trung đoàn 141 mở đợt tiến công toàn diện dứt điểm thị xã Bà Rịa. Không chịu nổi sự vây ép, địch bung ra tháo chạy về phía nam. Tại đây chúng gặp một bộ phận quân ta đang chờ sẵn. Rất nhiều tên bị diệt và bị bắt sống.

11 giờ 30 phút, đại đội 11 báo cáo đã chiếm được cầu Cỏ May. Tin đó làm sở chỉ huy sư đoàn hết sức phấn khởi. Phối hợp với trung đoàn 141, trung đoàn 12 tiến công quận lỵ Đức Thạnh. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt đêm. Tới 4 giờ sáng ngày 27, tiểu đoàn 6 đã tràn vào làm chủ quận lỵ, tiểu đoàn 4 chiếm lĩnh Bình Giã, Ngãi Giao, phát triển tiếp xuống Bình Ba rồi thừa thắng đánh chiếm Núi Đất. Ở các huyện Xuyên Mộc, Long Lễ, Long Điền, các lực lượng vũ trang địa phương cũng nổ súng đồng loạt tạo thành thế trong đánh ra, ngoài đánh vào khiến bọn địch từ chỗ ngoan cố chống cự chuyển sang rút chạy hỗn loạn.

Nắm chắc tình hình, sư đoàn ra lệnh cho trung đoàn 12 truy kích địch. Có lực lượng địa phương làm hậu thuẫn, trung đoàn 12 trong một ngày đánh  xuyên ba huyện từ Đức Thạnh xuống Đất Đỏ, qua Long Điền phối hợp với trung đoàn 2 đánh vào trung tâm huấn luyện sư đoàn 18 và hàng loạt vị trí ở ven biển, diệt và bắt hàng ngàn tên. Trưa hôm đó, thị xã Bà Rịa hoàn toàn giải phóng. Một lá cờ lớn tung bay lồng lộng từ trên tháp nước ở trung tâm thị xã. Sư đoàn khẩn trương bước vào giai đoạn 2: Vượt cầu Cỏ May, giải phóng đặc khu Vũng Tàu

Vậy thông tin LS hy sinh ngày 26/4/1975 là chính xác. Có thể do chiến dịch mở màn vào lúc chiều tối; quá trình hiệp đồng binh chủng còn hạn chế, chưa nhuyễn; bộ binh và xe tăng đột phá cửa mở bị chia cắt không phát huy được tính năng và hiệu quả khi đánh thành phố, nơi có đông khu dân cư nên quá trình bổ trợ gặp nhiều khó khăn chăng?

Về câu hỏi của bác Tuấn em đưa cái bản đồ này để giải thích nhé:
 

2. Hồi ức CCB: nhật ký của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn quân y sư đoàn 3 trong những ngày cuối tháng 4/1975:
- Ngày 22/4: Sư đoàn 3 hành quân từ Phan Rang vào Phước Tuy, đội phẫu thuật cùng hành quân theo Sư đoàn bộ.
- Ngày 22/4: Tiểu đoàn Quân y theo Phòng Hậu cần vào Phước Tuy, tới đồn điền Cẩm Mỹ triển khai phục vụ (cách Bà Rịa 30km, cách Đức Thạnh gần 10km) nhận 37 thương bệnh binh tại chỗ do đội phẫu thuật Sư đoàn giao lại. Đội phẫu thuật theo Sư đoàn bộ và Trung đoàn 141 hành quân đường rừng tới khu chiến. Bệnh xá 2 triển khai nhận thương bệnh binh, Bệnh xá 1 là lực lượng dự bị cho đợt sau, nhưng vẫn tăng cường giúp Bệnh xá 2 giải quyết nhanh công việc hàng ngày. Tại đồn điền Cẩm Mỹ có nhiều đơn vị cùng đóng quân, Bệnh xá triển khai vào một xóm nhỏ, nhiều nhà gạch, có nhiều nhà vắng chủ. Bệnh xá bố trí đội hình hàng dọc, đầu ngõ là trạm thu dung, phân loại, tiếp theo là các buồng chuyên môn, khu cấp cứu bất động, phía trong là khu thương bệnh binh đi lại được. Khả năng thu dung khu này từ 200-250 ca. Khu vực ngoài có giếng và gần 1 con suối, có thể tắm giặt được, ngoài ra còn có cả máy nước… Đường ôtô vào tận cửa nhà. Nhân dân khu này đông, có thể mượn các phương tiện như bàn ghế để phục vụ cho nhiệm vụ, thực phẩm mua dễ dàng. Đơn vị có 2 ôtô (1 xe nhỏ của chuyên môn, 1 xe ôtô vận tải lớn). Thương bệnh binh không nhiều, công việc chuyên môn tiến hành thuận lợi, chất lượng tốt hơn.
- Ngày 26/4: Trung đoàn 141 cùng xe tăng tấn công thị xã Bà Rịa, Trung đoàn 12 đánh huyện lỵ Đức Thạnh.
- Ngày 27/4: Trung đoàn 141 làm chủ Bà Rịa, địch phá cầu Cỏ May, Trung đoàn 2 bị địch chặn lại, Trung đoàn 12 đánh Bình Giã, Ngãi Giao, Long Lễ, vây huyện Xuyên Mộc, truy kích tới Long Hải. Ngày này Bệnh xá 2 có 138 thương bệnh binh.
- Ngày 28/4: Trung đoàn 12 đánh trung tâm huấn luyện Sư đoàn 18 ngụy ở Long Hải, Phước Lâm, Phước Tĩnh; Trung đoàn 2 vượt cầu Cỏ May bị địch chặn lại. Đội phẫu thuật Sư đoàn hành quân xuống An Ngãi.


Như vậy, theo cuốn hồi ký này, ta thấy có một đội phẫu đi cùng E141 - gắn với địa danh ấp Ông Trịnh. Em đang nghi có thể là đặt tại Viện mân côi nhưng chưa có dẫn chứng cụ thể đây.  Smiley


3. Các vấn đề cần làm:
- xác nhận của UBND xã về việc không có LS Lê Ngọc Tuấn tại địa phương: cái này bác đang làm rồi.
- có nên hỏi thêm Ban chính sách F3 không nhỉ? để tổng hợp thông tin và đối chiếu thêm.
- liên lạc với CCB F3: thấy bác nói là có rồi, không biết cụ thể đến đâu? em cho bác số điện thoại chú Lập, lính 74, trong ban liên lạc CCB F3 ở Bà Rịa Vũng Tàu - cứ nói có Quang ở Hà Nội giới thiệu  Grin và đại tá, thầy thuốc ưu tú Vũ Quang Dũng, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn quân y F3 lúc đó nhé.
- chú ý các chính sách hỗ trợ của nhà nước được nêu ở phần quy định.

Chúc bác và gia đình thành công.
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #42 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2011, 04:54:44 pm »

Như vậy thông tin từ tài liệu của sư đoàn chi tiết hơn từ tài liệu "Đại thắng mùa xuân ...". Chấp nhận tài liệu của Sư!
-------
Hàng oai-tu-kây!
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2011, 05:36:55 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 09:02:28 am »

@quangcan,
Theo sử của sư và hồi kí đã dẫn ở trên ... thì chỗ nào nói đến địa danh Ông Trịnh hoặc nghĩ rằng đó là Ông Trịnh?
Cái đoạn mô tả bệnh xá gần suối, có nước máy kia là ở Cam My (Cẩm Mỹ) chứ!
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #44 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 09:30:23 am »

@quangcan,
Theo sử của sư và hồi kí đã dẫn ở trên ... thì chỗ nào nói đến địa danh Ông Trịnh hoặc nghĩ rằng đó là Ông Trịnh?
Cái đoạn mô tả bệnh xá gần suối, có nước máy kia là ở Cam My (Cẩm Mỹ) chứ!

Ơ kìa bác, D quân y F3 tách ra, bệnh xá 2 ở khu đồn điền Cẩm Mỹ (đồn điền Cuốc tơ nây) bám sát hướng tấn công của E2 F3 và hướng vu hồi của E12 F3. Bệnh xá 1 ở phía sau chuẩn bị cho đợt dứt điểm thành phố Vũng Tàu. Tách riêng một đội phẫu thuật theo hướng của E141 trên đường 15 ( đường 51).

Em kết hợp với thông tin gia đình cung cấp: gắn với địa danh ấp Ông Trịnh và suối cạn mà.  Grin
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 10:51:16 am »

Theo trích dẫn sử ở trên thì D9 đánh ấp Dinh, phát triển ra đường 15 rồi thọc vào thị xã! Chứ không nói ngược lại "quân ta từ đường 15 đánh chiếm ấp Dinh rồi thọc vào thị xã". Cái ấp Dinh đấy ở ngay sát của ngõ thị xã.

Như vậy khả năng 141 men theo núi Dinh (phía nam núi Dinh) đánh xuống ấp Dinh rồi chọc vào thị xã. Mũi vu hồi này có lẽ không đi quá xa, lòn giữa 2 khu núi Dinh và Thị Vải để đóng cứ tạm tại Ông Trịnh.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 11:14:01 am »

Theo trích dẫn sử ở trên thì D9 đánh ấp Dinh, phát triển ra đường 15 rồi thọc vào thị xã! Chứ không nói ngược lại "quân ta từ đường 15 đánh chiếm ấp Dinh rồi thọc vào thị xã". Cái ấp Dinh đấy ở ngay sát của ngõ thị xã.

Như vậy khả năng 141 men theo núi Dinh (phía nam núi Dinh) đánh xuống ấp Dinh rồi chọc vào thị xã. Mũi vu hồi này có lẽ không đi quá xa, lòn giữa 2 khu núi Dinh và Thị Vải để đóng cứ tạm tại Ông Trịnh.

hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác. Em mô tả thêm một chút thế này:
- thời điểm đó tranh tối, tranh sáng; tàn quân hỗn độn bỏ chạy tan hoang hết cả. Mục đích của chúng là ven biển, bằng mọi cách ra biển; thế nên địch chạy theo đường 15 từ Long Thành Đồng Nai, bám sát biển, vừa chạy về Vũng Tàu lại vừa ghé được các cảng biển Thị Vải để chờ tàu đón.
- Mục đích của F3 cao nhất là Vũng Tàu; mà muốn chiếm nó thì phải chiếm được một số cầu như Rạch Hào, Cầu Rạch Bông, cầu Cỏ May, ... để duy trì bàn đạp tấn công. Trong khi E2 có nhiệm vụ đánh chính diện trực tiếp uy hiếp thị xã - tác chiến hợp đồng binh chủng gây sức ép mạnh trên đường 56 đánh thẳng vào tàn quân chạy từ Long Khánh, Xuân Lộc ra biển; E12 hướng vu hồi đánh bàn đạp các xã ven biển phía đông, nhằm tới bãi ven biển Phước Tĩnh để làm mũi thứ yếu hỗ trợ đợt 2 đánh thành phố Vũng Tàu thì E141 lại được tăng cường D5 E12 Wink. Chính trong đợt 1 này, mũi vu hồi phía tây của E141 là quan trọng nhất, nó chặn bằng được con đường 15 (bản đồ google map của bác tuaans vẽ rất chính xác) ngăn dòng lũ tiếp tục đổ về Vũng Tàu; hướng một mũi thứ yếu chọc vào thị xã bà rịa, một mũi chủ công đánh chiếm bằng được các cây cầu chiến lược qua sông, còn mũi tấn công cuối cùng chỉ là để giải quyết Long Sơn, Núi Lở.
- Vậy thì liệu với một đội phẫu thuật nhỏ đi kèm E có đặt địa điểm ở ấp ông trịnh? E141 hướng hết về phía Vũng Tàu với 3 mũi tấn công hiểm hóc, liệu có đặt đội phẫu - tuyến hai không có gì đảm bảo trên con đường 15 đầy tàn binh và sát biển? nếu là em, em chả dại, em sẽ đặt ở chỗ gần núi Ông trịnh, suối ngọt hoặc suối ba sình; vừa tránh tàn quân vô tổ chức, vô kỷ luật, liều mạng, mất hết lý trí, sẵn sàng thí thân vừa cách đường không xa - mà rất an toàn. Grin
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #47 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 11:21:18 am »

Đồng chí Mod này nói là hoàn toàn nhất trí với tôi nhưng lại chứng minh ngược lại ý tui. Người nào không theo dõi sát thì có thể hiểu là tui đồng ý với ý kiến của đ/c Mod đó!
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #48 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 11:51:35 am »

Đồng chí Mod này nói là hoàn toàn nhất trí với tôi nhưng lại chứng minh ngược lại ý tui. Người nào không theo dõi sát thì có thể hiểu là tui đồng ý với ý kiến của đ/c Mod đó!

 Cheesy, ơ, ấp Dinh ở sát thị xã bà rịa, D9 đánh ấp Dinh rồi phát triển ra đường 15, tiến vào thị xã. Tiến vào thị xã thì rõ rồi. Còn phát triển ra đường 15 có nghĩa là cắt đường, cắt đứt sự liên lạc - vu hồi chọc theo đường 15 tiến xuống chiếm các cây cầu vào Thành phố Vũng Tàu.

Nếu thế ta chỉ cần giữ vững đường tại điểm cắt để làm bàn đạp và phân tuyến thôi chứ có cần tiến lên đường 15 về phía cảng thị vải nữa không? liệu lúc đó đội phẫu có đặt ở ấp ông trịnh hay núi ông trịnh không khi vị trí đó rất xa ấp Dinh, không nằm trong sự kiểm soát của ta?
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #49 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2011, 12:06:02 pm »

Ta cũng chỉ ước đoán cái mũi của e141 là đi như thế ... tạm thời thì thống nhất nhau ở vài điểm mà ban đầu còn chưa thống nhất:
- e141 đánh Bà Rịa
- đánh trong 2 ngày, 26 và 27 tháng tư
- trận đánh không dễ dàng chút nào, ta có tổn thất cả người và xe tăng
- LS hy sinh theo giấy báo là 26 tháng 4 tại Bà Rịa
- theo lời CCB kể lại thì LS bị thương và được chuyển về phẫu ở tuyến sau (phẫu đi cùng E ở (Huh) - hoặc bệnh xá F ở Cẩm Mỹ) và hy sinh do vết thương quá nặng.

Như vậy có thể LS được an táng tại chỗ điều trị. Nhiều khả năng là sau này được qui tập vào các nghĩa trang LS tại Bà Rịa hoặc quanh đó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM