Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:24:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Đòn ngoại giao" của cha ông ta khiến ngoại bang nể sợ  (Đọc 106115 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #70 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2012, 02:57:14 pm »

Câu chuyện 41:

Tài ngoại giao của Thái sư Trần Quang Khải

Trần Quang Khải (1241-1294), danh tướng nhà Trần. Thời chiến, ông chỉ huy quân đánh giặc. Khi cần, ông trở thành nhà ngoại giao.

(ĐVO) Từ Nghệ An đến bến Chương Dương

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 (1285) quân dân nhà Trần đã có nhiều chiến thắng lẫy lừng. Trận Chương Dương (tháng 6/1285) là một trong những chiến công đó. Trận diễn ra sau khi giai đoạn 1 (ta rút lui, bảo toàn lực lượng) và nằm trong giai đoạn 2 phản công chiến lược.

Từ tháng 5/1285 bắt đầu giai đoạn này, sau hàng loạt trận đập tan tuyến phòng thủ của địch và đánh thắng ở Tây Kết, Hàm Tử, ta tiến hành trận Chương Dương. Ngày nay Chương Dương thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội.

Phát huy chiến quả từ A Lỗ, Giang Khẩu, Tây Kết, Hàm Tử, nhà Trần tập trung binh lực tiến đánh Chương Dương, căn cứ quan trọng của quân Nguyên Mông trên tuyến phòng thủ dọc sông Hồng bao quanh Thăng Long. Người chỉ huy chính của trận này là Trần Quang Khải, khi ông ở tuổi 44.

Trước đó, đích thân Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân ta đánh thắng lớn ở A Lỗ rồi Trần Nhật Duật nối tiếp mạch thắng ở cửa Hàm Tử (nay ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Cùng với Trần Quang Khải, các tướng Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền đã chỉ huy dân binh từ nhiều địa phương đánh phối hợp.

Ở trận Chương Dương đã thể hiện tài thao lược của Trần Quang Khải. Trận Chương Dương, quân ta thu được nhiều vũ khí, trang bị, góp phần lớn cho ta giải phóng Thăng Long.

Bài thơ của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải khi quân ta trở lại Thăng Long đã dâng lên niềm tự hào vô bờ bến:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái Bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử giang san


Nghĩa là:

Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu


Để có được ngày cướp giáo giặc ở Chương Dương, Tướng quân Trần Quang Khải đã có quá trình không ngừng học tập, làm việc hơn 40 năm.

Trần Quang Khải sinh tháng 10 năm Tân Sửu (1241), quê làng Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay là xã Lộc Vương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), là con thứ ba của vua Trần Thái Tông và Công chúa Thuận Thiên.

Ông là chú ruột của vua Trần Nhân Tông. Trước trận Chương Dương tháng 6/1285, ngày 7/5/1285, ông cùng tướng Phạm Ngũ Lão đã chặn đường tiến của Toa Đô ở Nghệ An. Chặn cả đường tiến của Ô Mã Nhi.

Nghệ An chính là đất Trần Quang Khải rời Thăng Long năm 1265, khi ông mới 24 tuổi để thể hiện bản lĩnh.

Khi quân ta vừa đánh thắng cuộc xâm lăng lần 1 của quân Nguyên Mông, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con, hoàng tử Trần Hoảng lên ngôi, hiệu là Thánh Tông, Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh đại vương và ba năm sau (1261) ông được phong Thái úy, gánh vác công việc của triều đình.

Bốn năm sau, ông trấn thủ ở đất Hoa Diễm, Nghệ An. Ở đây, ông vừa lo kinh tế xã hội, an dân, vừa tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Ông học tiếng dân tộc, tiếp xúc nhiều bộ tộc, biết rằng họ là phên dậu của dất nước, nhất là khi có biến.

Sáu năm ở Nghệ An là 6 năm không ngừng làm và học trong thực tế. Tròn 30 tuổi, ông trở lại Thăng Long, đem kinh nghiệm ở Nghệ An, giúp vua ổn định tình hình châu Bố Chính (Quảng Bình, Quang Trị). Sau này, ông còn có dịp cùng vua trở lại đất Nghệ An để giữ yên bờ cõi.

Nhà ngoại giao lịch duyệt

Thất bại xâm lăng 1258, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị cho lần sau. Năm 1278, 20 năm sau thất bại 1258, nhà Nguyên cử phái đoàn do người đứng đầu bộ Lễ là Sài Thung sang “răn đe” quân dân ta.

Trần Quang Khải được vua Trần Nhân Tông giao nhiệm vụ đón đoàn sứ Nguyên ở bờ sông Hồng. Trần Quang Khải đã quán triệt tinh thần khôn khéo, mềm dẻo. Trước sau giặc cũng đem quân sang, song ta cần thời gian, thời gian cũng là lực lượng.

Ở nước ta, vua Trần Nhân Tông mới lên ngôi, cần phải củng cố, tích lũy lực và tạo thế. Trên mặt trận ngoại giao, Trần Quang Khải khi đó 37 tuổi đã ứng xử sáng suốt. Tuy lắm thủ đoạn nhưng Sài Thung trong lần đi sứ này chưa thể lấy cớ nào cho biện pháp dùng vũ lực.

Đoàn sứ nhà Nguyên có 4 người, được Trần Quang Khải gọi là “mang bốn ông bạn hiền mở lòng yêu mến, che chở sinh linh dân Việt”, còn với người đứng đầu Sài Thung, Trần Quang Khải tặng hẳn bài thơ.  (*)

Ba năm sau (1281), Sài Thung đi sứ lần hai và triển khai nhiều biện pháp thâm độc, láo xược hơn, điển hình là đem hàng nghìn quân để gọi là “hộ tống cho An Nam Quốc vương Trần Di Ái về nhận chức”.

Một mặt, Trần Quang Khải cho lực lượng ban đêm bất ngờ tập kích toán quân bảo vệ kẻ phản quốc Trần Di Ái, mặt khác khi Sài Thung đến Thăng Long, ông đã tiếp đãi không cho sứ giả này có cớ vu cáo.

Từ 1281-1283, ông đứng đầu triều đình, cùng vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn chống giặc.

Những vần thơ sảng khoái

Như nhiều danh tướng nhà Trần, Trần Quang Khải vừa đánh giặc vừa làm thơ.

Những ngày đánh giặc, những tháng năm đứng đầu Hoan Diễm, những lần tiếp sứ giặc... đều được phản ánh trong thơ ông.

(*) Tiễn sứ giả Sài Thung khi đến nước ta lần đầu, ông viết:

Ông về, tôi tiễn dạ không yên
Hướng cũ, xăm xăm ngựa ruổi liền
Nam, Bắc tìm theo cờ sứ cuốn
Khách-nhà ly biệt rượu đầy thâm
Nói cười chốc đã chia đôi ngả
Xướng họa giường kê trống một bên
Chẳng biết bao giờ còn gặp lại
Cầm tay trao đổi chuyện hàn huyên.


Đến chiến trường xưa trên đất Thanh Hóa, nơi quân dân ta cầm chân Toa Đô, ông bồi hồi:

Phúc Hương ngòi nước chảy xanh xanh
Vườn rộng phẳng phiu mấy mẫu hành
Tan tuyết, chòm mai hoa lấp lánh
Cuốn mây, bụi trúc ngọc biếc xanh
Nắng đến, mời khách pha trà nhấp
Mưa tạnh, sai đồng dỡ thuốc nhanh
Trông vọng về nam yên khói lửa
Nằm khểnh trên giường ngủ giấc lành.


“Tòng giá hoàn kinh” của ông đã trở thành âm điệu hùng tráng mấy trăm năm nay. Ở phần trên đã giới thiệu bản dịch của nhà sử học Trần Trọng Kim. Dưới đây là bản dịch của nhà văn Ngô Tất Tố:

Bến Chương Dương cướp giáo giặc
Ải Hàm bắt quân Hồ
Thì bình nên gắng sức
Non nước vẫn muôn thuở.


Lời thơ ông chính là lời nhắn nhủ của tổ tiên, mà sau này, hậu thế như nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết trong bài thơ “Đất nước”:

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.


Ông dặn thời bình phải canh tân, phát triển, yên dân thì nước non sẽ vững bền. Cả cuộc đời Trần Quang Khải 53 năm là sống theo lẽ cao đẹp ấy.

Các Thái sư nhà Trần đều là những nhân vật xuất chúng, tài năng, quyết đoán. Theo thứ tự thời gian có:

1. Trần Thủ Độ (1194-1264), tấn phong Tướng quốc Thái sư năm 1227.
2. Trần Quang Khải (1241-1294), tấn phong Thượng tướng Thái sư năm 1282.
3. Trần Quốc Tuấn (?-1300), truy phong Thượng phu Thượng quốc Thái sư năm 1300.
4. Trần Đức Việp (1265-1306)
5. Trần Nhật Duật (1255-1330), tấn phong Tả thánh Thái sư năm 1324.
6. Hồ Qúy Ly (1336-?), tấn phong Phụ chính Thái sư năm 1395.

Văn Tuấn

Link: http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Tai-ngoai-giao-cua-Thai-su-Tran-Quang-Khai/20128/228270.datviet
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #71 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 12:35:01 am »

Nghệ thuật ngoại giao tôn giáo trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từng có hai cuộc bang giao tôn giáo nổi tiếng: Lần thứ nhất vào thời vua Lê Đại Hành, lần thứ hai vào thời vua Trần Nhân Tông.

Cuộc bang giao thứ nhất vào cuối thế kỷ X, hai vị Thiền sưpháp Thuận và Khuông Việt với tư cách ngoại giao quan, thay vua Lê Đại Hành đã tiếp sứ giả nhà Tống tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Sau khi tham gia vào chiến thắng năm 981, tiêu diệt toàn bộ đội quân xâm lược Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, Khuông Việt lại tham gia vào mặt trận đấu tranh ngoại giao ngày càng trở nên xung yếu trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Nổi bật nhất là sự kiện Khuông Việt tiếp đónphái bộ ngoại giao của Lý Giác đến nước ta vào năm Thiênphúc thứ 8 (987). Trước khi Lý Giác ra về, vua Lê Đại Hành đã sai Khuông Việt viết một khúc nhạc để tiễn đưaphái bộ. Và bài Vương Lang quy - một từ khúc ngoại giao nổi tiếng với lời lẽ hết sức mềm mỏng, khéo léo nhưng lại hết sức cương nghị, đã được Đại sư ứng tác trong dịp này để đưa tiễn Lý Giác trở về: "Tường quangphong hảo cẩmphàm trương/Dao vọng thần tiênphục đế hương/Vạn trùng sơn thuỷ thiệp thương lương/Cửu thiên qui lộ trường/Tình thảm thiết/Đối ly thương/Phan luyến sứ tinh lang/Nguyện tương thâm ý vị biên cương/Phân minh tấu ngã hoàng. Tạm dịch: "Gió Xuân đầm ấm cánh buồm giương,/ Ngóng vị thần tiên lại đế vương./ Non nước nghìn trùng vượt đại dương/ Trời xa bao dặm trường/Tình thắm thiết/ Chén đưa đường/Vin xe sứ giả vấn vương/Dám xin tâu rõ cùng thánh thượng: Lưu ý chốn biến cương”.(Trần Thanh Mại dịch).

Sau khi Lý Giác đươc 2 vị Quốc sư đón tiếp và đàmphán các vấn đề quốc gia đại sự, khi trở về Trung Quốc, Lý Giác đã để lại bài thơ tặng vua Lê Đại Hành, trong đó có câu: " Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu”. Nghĩa là: "Ngoài trời lại có trời soi rọi”. Vua Lê Đại Hành đưa bài thơ ấy hỏi các vị thiền sư, bài thơ ấy ngụ ý nói gì, Thiền sư Khuông Việt đáp: Sứ giả nhà Tống muốn nói vua Việt Nam ngang hàng vua Trung Quốc.

Được sứ giả nhà Tống kínhphục, tôn trọng vua Việt như vua Trung Quốc, từ đó biên cươngphía Bắc được vững bền.

Cuộc bang giao thứ hai, vào thời Trần. Trần Nhân Tông là vị vua có đối sách ngoại giao mềm dẻo nhưng cương quyết, biết hoạch định những chiến lược đúng đắn làm nền tảng vững chắc cho chính sách đối ngoại của nước Đại Việt.

Theo vua Trần Nhân Tông, trước áp lực thường xuyên của thế lựcphương Bắc, con đường sinh tồn của nước Đại Việt còn là ổn định biên giớiphía Nam để có thêm hậu thuẫn mạnh. Đối sách của vua Trần Nhân Tông theo hai chiều Nam - Bắc được lịch sử khẳng định làphù hợp, và đã được các triều đại kế tiếp noi theo, tạo nên một quốc gia hùng mạnh, vững vàng, hòa hiếu, đất đai rộng mở suốt tiến trình lịch sử 700 năm sau đó.

Trong 14 năm gắn bó với chính sự, vua Trần Nhân Tông đã để lại dấu ấn chính sự trong chính sách đối ngoại của nhà Trần thể hiện trên 3 nội dung lớn. Đó là cương quyết tập trung toàn lực đốiphó với quân Nguyên Mông ởphía Bắc vàphía Đông để bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc; tăng cường hoạt động ở Ai Lao để ổn định bền vững ranh giới bờ cõiphía Tây; nỗ lực kết giao với Chămpa nhằm giữ gìn lãnh thổphía Nam. Đặc biệt, cuối thế kỷ XIII sau hai lần đại thắng Nguyên Mông, trở thành vị Minh quân - Anh hùng giảiphóng dân tộc, ở vào tuổi 35, vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử tuphật, đắc đạo trở thànhphật Hoàng.phật Hoàng Trần Nhân Tông đi vào Chiêm Thành, đàmphán với vua Chiêm Thành gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm, thống nhất với vua Chiêm cắt 2 châu Ô và châu Lý về cho nước Đại Việt. Thế là, nước ta được mở rộng biên cương tới Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Đây là cuộc bang giao tôn giáo để mở mang bờ cõi đầu tiên vềphía Nam là do một vịphật Hoàng mở cõi. Cũng trong lịch sử, thời Trần, các vua nhà Trần đã cử Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tảng,… đều là những tướng giỏi của triều đình, là nhữngphật tử thuần thành về huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn - Quảng Ninh để làm kinh tế biển và trấn giữ giang sơn.

Lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền biên cương hải đảo, được Bác Hồ thể hiện rõ nhất khi Người ra thăm huyện đảo Cô Tô vào năm 1961. Và, gần đây Giáo hộiphật giáo Việt Nam được sự ủng hộ của TP Hà Nội xây dựng tượng đài Thánh Gióng; xây dựng Đền Xã Tắc tại Móng Cái, Quảng Ninh...Mới đây đã có 6 vị sư đến Trường Sa để tu niệm, cùng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm với cácphật tử đang làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước và cầu nguyện cho những người con của dân tộc đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, cầu mưa thuận, gió hòa cho ngư dân. Sắp tới, Giáo hộiphật giáo Việt Nam sẽ xây dựng các ngôi chùa tại huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh)...

Có thể nói, những tư tưởng tôn giáo gắn với lòng yêu nước, thương dân, trách nhiệm trước Tổ quốc, nhân dân, nhân loại, thông qua việc thực hiện những đối sách ngoại giao uyển chuyển, kiên quyết, kế sách giữ nước, yên dân sáng suốt trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc đã gópphần bảo vệ đất nước vượt qua bao sóng gió, giữ vững bờ cõi, biên cương và xây dựng đất nước ta xứng tầm thời đại từ xưa đến nay.

Theo Đại Đoàn Kết http://www.ddk.vn/
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #72 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 07:52:23 pm »

Câu chuyện 42:

Buộc nhà Thanh phải trả đất

Năm 1719, sứ thần nhà Thanh là Đặng Đình Triết và Thành Văn sang phong vương cho vua Lê, đòi vua Lê phải làm lễ ba lần quỳ, 9 lần vái khi nhận sắc phong. Trịnh Cương không chấp nhận, đã nhiều lần cho người tranh luận, buộc bọn sứ thần phải chấp nhận theo lệ cũ của ta.
Tin tưởng vào lực lượng của mình, Trịnh Cương nhiều lần cho người đưa thư sang vua nhà Thanh đề nghị trả lại các vùng đất Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thủy Vĩ (thuộc Tây Bắc) nguyên các vùng đất này bị nhà Thanh chiếm vào năm 1668, nhà nước Lê - Trịnh nhiều lần đòi mà không được đành bỏ qua.
Trước sự kiên quyết của chúa Trịnh Cương lần này, năm 1726, nhà Thanh buộc phải trao trả lại 80 dặm đất vùng Thủy Vĩ và sau đó năm 1728, triều đình nhà Thanh phải trả nốt 40 dặm còn lại, bao gồm cả mỏ đồng Tụ Long, một nguồn nguyên liệu lớn của đất nước. Đây là một thắng lợi to lớn trong chính sách ngoại giao của nhà nước Lê - Trịnh mà Trịnh Cương là người chủ trì.
...

Link: http://www.baomoi.com/3-chinh-sach-quan-trong-cua-Chua-Trinh-Cuong/144/9545478.epi

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #73 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2012, 10:21:45 am »

Câu chuyện 43:

Lý Thường Kiệt với việc khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng lại đất nước

Sau khi đuổi được quân Tống về nước, Lý Thường Kiệt tâu vua Lý làm lễ mừng chiến thắng. Vua Lý Nhân Tông liền làm lễ tâu tiên đế ở Thái miếu và tháng 5 Đđinh Tỵ cho mở hội Nhân Vương ở điện Thiên An(1).
 
Lý Thường Kiệt cũng kịp thời khen thưởng những người có công, an ủi gia đình các tướng sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu chống giặc. đặc biệt đối với hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn đã anh dũng hy sinh sau khi đã chỉ huy quân ta gây cho địch những tổn thất nặng nề, ông sai lập đền thờ để nhớ ơn hai hoàng tử.
 
Đối với những người mắc mưu ly gián của địch mà theo địch, ông thực hiện chính sách khoan hồng, chiêu dụ họ trở về với đất nước.
 
Đối với những nơi địch tàn phá khi chúng hành quân đi qua, ông giao cho các tù trưởng và các quan coi địa phương kịp thời giúp đỡ khôi phục nhà cửa để nhân dân nhanh chóng trở về sản xuất, ổn định đời sống. đặc biệt đối với sông Như Nguyệt, ông cho “đắp đê dài 67.380 bước” khoảng 35km vào tháng 9 năm Đinh Tỵ (10/1077) (Việt sử lược trang 112).
 
Ông cũng ra lệnh cho các lộ, các châu sửa chữa, củng cố lại các thành trì để tăng cường việc bảo vệ đất nước nhất là những thành trì ở các châu biên giới. đầu năm Mậu Ngọ (1078), ông cho sửa thành đại La” cho vững chắc hơn (Việt sử lược trang 112).
 
Để động viên nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, ông tổ chức cho vua Lý Nhân Tông, lúc đó đã 12 tuổi đi xem gặt ở Lý Nhân và thăm cửa biển Long Thụy vào tháng 10 Đinh Tỵ (11/1077) (Việt sử lược trang 112).
 
Đối với những đất Tống đã chiếm trước đây như động Vật ác(1), động Vật Dương(2) và những đất Tống mới chiếm khi phát động chiến tranh xâm lược đại Việt, ông chủ trương kiên quyết và khôn khéo đòi lại cho bằng được.
 
Đòi châu Quảng Nguyên

Cuối năm 1076, quân Tống do Yên đạt và Khúc Chẩn chỉ huy tấn công Quảng Nguyên. Nhưng Lưu Kỷ kịch liệt chống lại nên Tống không chiếm được bèn dùng kế ly gián để cô lập Lưu Kỷ, cuối cùng Lưu Kỷ phải theo Tống, nhưng Tống không tin, liền dùng kế điệu hổ ly sơn, đưa Lưu Kỷ về Biện Kinh và chiếm châu Quảng Nguyên, đổi tên châu này thành “Thuận Châu”. Sau khi quân Tống thất bại phải rút khỏi các nơi thì vua Tống liền cho tướng Đào Bật đến coi châu này, trước mắt nhằm khai thác vàng đưa về Tống, lâu dài nhằm biến châu này thành một bàn đạp để sau này khi có thời cơ sẽ lại phát động chiến tranh thôn tính đại Việt. Với ý đồ đó, vua Tống ra sức tổ chức cai trị châu đó cho chặt chẽ. Ngoài đào Bật, vua Tống còn cử đủ các thứ quan cai trị sang từ thông phán, thiểm thư, phán quan kiểm hạt, đô giám đến đô áp. để động viên các viên quan lại đến nơi khí hậu lam chướng này, vua Tống quy định mỗi năm sẽ thay một quan và ai ở hết hạn thì được thăng một chức và được điều về làm quan ở Biện Kinh. để bảo vệ “Thuận Châu” vua Tống còn cử 17 viên chỉ huy quân sự đến làm nhiệm vụ. để khai thác “Thuận Châu”, vua Tống ra lệnh phải đưa phạm nhân bị tội đi đày đến đây lao động. để khai mỏ vàng, ngay trong chiến tranh, Quách Quỳ đã xin vua Tống cho lập lò luyện quặng vàng bạc ở Quảng Nguyên.
 
Để thu phục nhân tâm ở Quảng Nguyên, Tống còn đặt các chức quan lại người địa phương coi các việc hành chính và ra sức mua chuộc các tù trưởng đã theo Tống như Huệ đàm, cháu Nùng Thiện Mỹ, Tống còn định cấp ấn son cho các động trưởng để tỏ ra Tống rất quan tâm giao quyền cho các tù trưởng địa phương.
 
Tuy nhiên những thủ đoạn mị dân đó vẫn không lừa bịp được nhân dân các dân tộc địa phương vì hàng ngày, họ vẫn thấy rất rõ các hành động áp bức, bóc lột của quan quân Tống. Hơn nữa thủ lĩnh Lưu Kỷ vẫn bị bắt giữ ở Biện Kinh. Do vậy nhân dân các địa phương vẫn hướng về nhà Lý.
 
Về phía Lý Thường Kiệt, sau khi đã khôi phục được các châu Quang Lạng, Tô Mậu và Môn, ông liền tập trung sức vào việc khôi phục châu Quảng Nguyên. Ông chuẩn bị sẵn sàng lực lượng quân sự ở châu Quang Lạng để có thể triển khai vào giải phóng Quảng Nguyên. Tuy vậy ông cũng chưa quyết định dùng biện pháp quân sự mà trước hết dùng biện pháp chính trị, vừa động viên nhân dân địa phương chuẩn bị nổi dậy, vừa đưa tin sẽ đánh Quảng Nguyên để lung lạc tinh thần quân Tống, làm cho quan quân Tống luôn luôn nơm nớp lo sợ ông cho quân vào đánh Thuận Châu.
 
Trước tình hình đó, bản thân đào Bật, một viên tướng có kinh nghiệm chiến trận, cũng rất lo. Y khuyên các binh sĩ phải hết sức giữ gìn, cố thủ, chớ có khiêu khích quân Lý, khiến Lý có cớ cất quân đánh Tống.
 
Nắm được tâm trạng đó, một mặt Lý Thường Kiệt vẫn gây sức ép về quân sự, mặt khác ông xin vua Lý cho cử sứ sang Tống để bàn về cương giới nhằm đòi lại những đất mà Tống đã chiếm của ta. Thấy tình hình quan quân Tống ở “Thuận Châu” không được yên tâm lắm, phần thì lo quân của Lý Thường Kiệt đánh vào, phần thì thuỷ thổ không thuộc, nhiều người ốm đau, thậm chí chết ngay trên đất Quảng Nguyên, vua Tống đồng ý tiếp nhận sứ giả sang Tống để bàn về cương giới.
 
Lý Thường Kiệt liền xin vua Lý Nhân Tông cho cử Lý Kế Nguyên là người rất thông thạo tình hình đất đai ở biên giới, đồng thời là viên tướng đã cầm quân đánh Tống ở đông Kênh dẫn đầu một phái đoàn sang Biện Kinh để đàm phán.
 
Tuy đồng ý nhận sứ giả ta sang đàm phán, nhưng vì vẫn sợ quân ta sang đánh Ung Châu như trước nên vua Tống hỏi ý kiến Triệu Tiết xem liệu ta có đánh sang nữa không? Triệu Tiết trả lời là Giao Chỉ chưa thể động binh ngay được vì họ cũng cần nghỉ ngơi sau chiến tranh.
 
Nhưng tháng 10 đinh Tỵ (11/1077), khi ta cử Lý Kế Nguyên sang Tống thì Triệu Tiết lại ngại viên tướng này sẽ lợi dụng đi sứ để nắm tình hình, thu thập tình báo chuẩn bị cho việc đánh Tống. Vì vậy, lấy cớ là trong thư của vua Lý gửi vua Tống có chỗ phạm huý của triều Tống, Triệu Tiết không chịu nhận và yêu cầu ta về sửa lại thư đó.
 
Biết Tống có ý ngại Lý Kế Nguyên nên kiếm cớ trì hoãn việc đàm phán với ta, Lý Thường Kiệt liền bàn với Lý Đạo Thành xin vua cho Đào Tông Nguyên đi sứ thay cho Lý Kế Nguyên và cũng chiều lòng Tống cho sửa thư của vua Lý để không có chữ phạm huý triều Tống. Tuy Lý Thường Kiệt đã cho quân đánh chiếm lại châu Quang Lạng rồi, nhưng để giữ thể diện cho Tống, trong thư vua Lý vẫn yêu cầu vua Tống trả lại châu Quảng Nguyên và châu Quang Lạng cho ta.
 
Nhận được thư của vua Lý, vua Tống trả lời là đồng ý nhận sứ giả sang nhưng cương giới thì đến Biện Kinh sẽ “phân xử”.
 
Thế là đầu năm Mậu Ngọ (1078), vua Lý cử Đào Tông Nguyên mang 5 con voi sang biếu vua Tống và xin trả lại châu Quảng Nguyên và châu Quang Lạng.
 
Lần này thì vua Tống và Triệu Tiết phải chấp nhận cho đoàn sứ giả của ta tới Biện Kinh. Tuy nhiên vì Tống vẫn muốn chiếm giữ châu Quảng Nguyên của ta nên vẫn sợ ta đem quân sang đánh Tống để đòi lại châu đó. Vì vậy, để đề phòng bất trắc. Triệu Tiết phải xin tăng thêm 5.000 quân đóng ở Quế Châu, tăng binh sĩ luyện tập chiến đấu; mặt khác Triệu Tiết cũng tăng cường các hoạt động tình báo và phản gián để đề phòng hoạt động do thám của ta. Vua Tống còn ra lệnh cho các địa phương có đoàn sứ giả của ta đi qua phải theo dõi và giám sát chặt chẽ các hoạt động của đoàn này.
 
Khi đoàn sứ giả của ta tới Biện Kinh, vua Tống cho tiếp đãi rất tử tế. Nhưng khi sứ giả của ta đưa ra yêu cầu trả lại châu Quảng Nguyên thì vua Tống nghe theo lời tâu của Triệu Tiết, tìm cách thoái thác không trả và đặt ra điều kiện là ta phải trả các tù binh ta đã bắt trong các trận đánh Ung, Khâm, Liêm. Đào Tông Nguyên đồng ý sẽ trả 1.000 quan lại Tống mà ta đã bắt làm tù binh trước đây. Nhưng vua Tống lại đưa ra một điều kiện khác là ta phải đưa các thủ lĩnh đã gây loạn đến biên giới xử (ám chỉ Lý Thường Kiệt). Vua Lý Nhân Tông đã có thư trả lời vua Tống theo tinh thần Lý Thường Kiệt đã chỉ đạo sứ giả Kiều Văn Ưng khi gặp Quách Quỳ ở bờ bắc sông Như Nguyệt và kiên quyết khước từ việc đưa “những thủ lĩnh gây loạn” ra biên giới xử như vua Tống yêu cầu.
 
Vì Tống cố tình muốn chiếm châu Quảng Nguyên của ta nên sau khi nhận được thư trả lời của vua Lý, vua Tống lại khước từ việc trả lại châu đó cho ta. Vì thế phái đoàn đào Tông Nguyên không đạt được mục đích đề ra.
 
Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt chủ trương vẫn kiên trì dùng biện pháp ngoại giao nhưng đồng thời đẩy mạnh sức ép về quân sự để lung lạc tinh thần vua tôi nhà Tống. Thực hiện chủ trương đó, ông cho Nùng Trí Xuân coi động Cung Khuyết cùng với Ma Thuận Phúc coi động Vũ Lăng (thuộc Bắc Cạn) và Hoàng Phu đem quân địa phương tới đánh châu Quảng Nguyên và động viên nhân dân châu Quảng Nguyên nổi dậy chống Tống. Tình hình đó làm cho quan quân Tống ở Quảng Nguyên ăn ngủ không yên. Giữa lúc đó thì Đào Bật, viên tướng coi “Thuận Châu” cáo ốm và xin về Biện Kinh, vua Tống nghĩ rằng đào Bật giả ốm để thoát khỏi Thuận Châu liền cho người thẩm tra thực hư rồi mới quyết định. Sau khi biết rõ Đào Bật ốm thật, vua Tống mới cử Trương Chí Gián thay đào Bật - coi Thuận Châu (28 tháng 10 Mậu Ngọ 05/12/1078). Nhưng Đào Bật chưa kịp về Biện Kinh thì đã chết (11/1078). Ngoài Đào Bật ra, một số quan cai trị của Tống ở Quảng Nguyên tuy chưa hết nhiệm kỳ một năm cũng lần lượt ốm, chết. Còn quân lính Tống mỗi năm cắt 3.000 tên đến chiếm giữ Quảng Nguyên cũng bị ốm đến năm sáu phần.
 
Trước nguy cơ quan quân Tống bị quân Lý tiêu diệt, các quan lại nhà Tống coi Quế Châu như Triệu Tiết và Miêu Thì Trung thấy không thể giữ được Thuận Châu nữa nhưng phải tìm cách trả sao cho vẫn giữ được thể diện của Tống.
 
Biết được tình hình đó, Lý Thường Kiệt liền sai đem trả Tống một ít tù binh gồm đủ già trẻ, gái trai mà quân ta đã bắt ở Ung, Khâm, Liêm. để giữ được bí mật nơi giam giữ tù binh và con đường dẫn giải, ông sai cho tù binh vào thuyền trát mui kín, trong thuyền ngày đêm thắp đèn để tù binh không biết ngày đêm ra sao, rồi chở đi. Mỗi ngày thuyền chỉ đi 10 - 12 dặm rồi đậu và lính giả đánh trống cầm canh, khiến cho tù binh Tống tưởng phải đi đến vài tháng mới tới nơi.
 
Ngày 13 tháng 10 Kỷ Mùi (11/1079), ta trả cho Tống 221 tù binh. Tuy không đủ số 1.000 tù binh mà Đào Tông Nguyên đã hứa và tuy ta đã xăm vào trán vào cánh tay tù binh những chữ “đầu Nam triều” “Thiên Tử binh” và “quan khách”, nhưng Tống vẫn phải nhận và trả lại châu Quảng Nguyên cho ta. Nhưng trước khi trả Tống đã di dân Quảng Nguyên vào đất Tống để dễ dàng áp bức và bóc lột sức lao động. Lưu Sở, viên quan coi Ung Châu đã tâu với vua Tống là: “đã dời 9.929 người đã theo ta vào ở các động gần trong để dễ đàn áp. Dân dời tới Tả Giang thì giao cho các viên tuần kiểm Nùng Bảo Phúc và viên coi Giang Châu Hoàng Thiện Hưng quản. Dân dời vào Hữu Giang thì giao cho các viên coi Điền Châu Hoàng Tiên Sánh, viên coi Đồng Châu Hoàng An Định quan sát” (Trường biên Q.309 tờ 4a).
 
Trả được châu Quảng Nguyên cho ta, vua Tống như đã trút được gánh nặng, không phải ngày đêm lo cách đối phó nữa.
 
Dân Tống vì không biết được tình thế mà Tống không thể giữ nổi châu Quảng Nguyên đành phải trả nên đã chế nhạo vua quan Tống bằng hai câu thơ:
 
  Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khước thất Quảng Nguyên kim

 
Nghĩa là:
 
     Vì tham voi Giao Chỉ
Nên mất vàng Quảng Nguyên.


Đến đây, Lý Thường Kiệt đã hoàn thành việc khôi phục các đất mà Tống đã chiếm trong chiến tranh Tống - Việt. Đòi lại được châu Quảng Nguyên, triều đình ta rất vui vẻ, mọi việc trong nước diễn ra đều tốt lành. đặc biệt đúng năm ta đòi lại được châu Quảng Nguyên, dân lại được mùa to nên mọi người đều rất phấn khởi.
...
(còn tiếp)
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #74 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:20 am »

...
(tiếp theo)

Lý Thường Kiệt với việc khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng lại đất nước

Bình thường hoá quan hệ bang giao Lý - Tống

Để củng cố bang giao Lý - Tống, xây dựng tốt quan hệ với bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng bên trong cho vững chắc, giữa năm Tân Dậu (1081) Lý Thường Kiệt xin vua Lý Nhân Tông cho cử một phái bộ ngoại giao sang Tống để giao hiếu. Vua Lý đồng ý và một phái bộ ngoại giao gồm 156 người do viên Chánh sứ Lương Dũng Luật và viên phó sứ Nguyễn Văn Bội cầm đầu được cử sang Tống. Ngoài việc giao hiếu, phái bộ này còn có nhiệm vụ xin kinh đại tạng để về phổ biến trong nước. để đề phòng quan chức địa phương của Tống gây khó dễ trong việc đi lại như đối với phái bộ của đào Tông Nguyên trước đây, vua Lý Nhân Tông viết thư cho vua Tống rằng: “Trước đây, tôi có sai bọn đào Tông Nguyên vào triều cống. Nhưng bị quan Quảng Châu cầm chế, ngăn cản nên thú vật đem cống không cùng tới một lần được. Nay tôi lại sai Lương Dũng Luật và Nguyễn Văn Bội đi thuyền tới cống. Xin giáng chỉ cho phép theo lệ cũ mà vào kinh”.
 
Để làm vừa lòng vua Lý, để tránh cả những việc nhỏ nhất có thể ảnh hưởng đến quan hệ với ta, sau khi nhận được thư của vua Lý, vua Tống liền ra lệnh cho viên coi Quảng Châu không được ngăn cản phái bộ của ta, hơn nữa phải cử một viên quan nhập nội sứ thần đi hộ tống phái bộ ta tới kinh cho chu đáo. Khi Trương Hiệt, viên Kinh lược sứ Quảng Tây tâu về triều là: “Giao Chỉ vào cống có 156 người. So lệ cũ thì thừa 56 người”, vua Tống liền phê: “Ai đã đến đó thì cứ cho vào kinh. Về sau sẽ theo lệ cũ”.
 
Để giảm bớt phiền phức trong việc trao nhận công văn giữa Tống và nước ta, vua Tống ra lệnh cho ti kinh lược Quảng Tây là: “Từ nay, hễ có công văn cho An Nam thì sai Khâm Châu báo tin cho họ, đợi họ sai người đến biên giới thì giao cho họ. Dọc biên giới Tống - Lý, Tống đã giao cho các quan địa phương tổ chức cho việc giao dịch giữa 2 bên trở lại bình thường. Tăng Bố, viên Kinh lược Sứ Quảng Tây còn giao cho châu Khâm, châu Liêm lập lại các trạm, các bến đò để người nước ta sang buôn bán được dễ dàng.
 
Đối với những quan lại có hiềm khích với nước ta như Ôn Cảo coi Khâm Châu, Long đại coi trại Vĩnh Bình, vua Tống cũng cho điều đi nơi khác và thay vào đó những quan chức có thái độ đúng đắn đối với nước ta.
 
Sở dĩ Tống đối xử với ta như vậy, một phần do thái độ mềm mỏng của ta, một phần do Tống đang gặp khó khăn trong đối nội và đối ngoại. đối nội thì có vụ nổi loạn kéo dài ở châu An Hóa. đối ngoại thì Hạ đang đánh Tống thua.
...

(còn tiếp)
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #75 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2012, 10:38:58 am »

...
(tiếp theo và hết)

Lý Thường Kiệt với việc khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng lại đất nước

Đòi động Vật Dương, Vật ác

Đi đôi với việc xây dựng và củng cố bang giao Lý - Tống, Lý Thường Kiệt tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng và củng cố đất nước cho vững mạnh về mọi mặt.
 
Về chính trị, để củng cố và tăng cường chính quyền, ông cho “cất nhắc những người hiền lương có tài văn võ cho quản quân dân” và cho “thi lại viên bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật” để chọn người có trình độ, có kiến thức đưa vào bộ máy nhà nước.
 
Về kinh tế, nhờ tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn yên ổn, ông đã làm cho nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp của đất nước được phát triển mạnh mẽ.
 
Về văn hoá, ông cho chọn những người giỏi văn hoá đưa vào Quốc Tử Giám để dạy học.
 
Để củng cố miền núi và biên giới, ngoài việc chăm lo cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc, ông vẫn chú ý liên kết các tù trưởng miền núi, biên giới với triều đình bằng chính sách hôn nhân. Chính vì vậy mà tháng 2 năm Nhâm Tuất (1082) vua Lý gả công chúa Khâm Thành cho châu mục châu Vị Long Chiêm Hoá là Hà Di Khánh (Việt sử lược trang 114).
 
Trong quan hệ với Tống, ông tiếp tục xúc tiến giải quyết những vấn đề tồn tại là đòi dân, đòi đất mà Tống đã chiếm của nước ta trước đây. Về đòi dân, tháng 5 Nhâm Tuất (9/1082), ông đề nghị vua Lý cử một phái bộ sang Tống thương thuyết. Phái bộ mang 50 sừng tê giác và 50 ngà voi sang cống vua Tống mục đích là để đòi dân mà Tống đã di vào đất Tống. Trong thư của vua Lý gửi vua Tống có câu: “Thủ lĩnh động Cát Đán thuộc châu Quảng Nguyên (ở tây nam Cao Bằng ngày nay) là Nùng Dũng cùng dân động đã làm loạn và chạy vào Ung Châu. Tôi đã viết thư nhiều lần vào đòi. Nhưng Ung Châu không chịu trả”.
 
Nhận được thư này, vua Tống trả lời là không trả và cho đó là dân Tống. Ngược lại quan coi Quảng Tây lại đòi phải trả thêm tù binh ta bắt ở Ung, Khâm, Liêm.
 
Sứ ta trả lời là không có nữa. Như vậy thái độ của ta đã găng. Theo nhận định của viên Chuyển vận Phó sứ Quảng Tây thì trước thái độ của vua Tống, nước ta không hài lòng và chỉ “trong dăm ba năm nữa là Giao Chỉ sẽ mang quân vào đòi đất đòi dân”. Vì vậy y xin vua Tống cho huấn luyện thổ đinh để đề phòng. Trước thái độ từ chối của vua Tống, tháng 9 Nhâm Tuất (1082), Lý Thường Kiệt sai châu mục châu Thượng Nguyên (vùng Bắc Cạn) là Dương Thọ Văn mang quân đuổi bắt Nùng Trí Hội đã chạy theo Tống và nộp cho Tống động Vật Dương năm Giáp Thìn (1064) và định đuổi bắt cả Nùng Tông Đán đã chạy theo Tống và nộp cho Tống động Vật Ác năm Đinh Dậu (1057). Nùng Trí Hội thua phải chạy vào Hữu Giang cầu cứu.
 
Trước tình hình đó, viên quan coi Quế Châu lúc đó là Hùng Bản tấu về triều Tống đúng là 2 châu Quý Hoá tức động Vật Dương và Thuận An (Vật Ác) là do Nùng Trí Hội và Nùng Tông đán nộp cho Tống thật nhưng hai châu đó rất quan trọng vì nó là đất chẹn cổ họng của Hữu Giang, khống chế các con đường quan trọng đi Giao Chỉ, Đại Lý, Cửu Đạo Bạch Y. Vì vậy phải cố gắng giữ coi là đất thuộc Tống, không thể trả được và phải làm già, viết thư cho vua Lý trách là tại sao lại dám cho quân xâm phạm đến đất của “Thiên Triều”.
 
Vua Lý Nhân Tông lúc bấy giờ đã bắt đầu đến tuổi trưởng thành 17 tuổi và tự cầm quyền, Thái hậu ỷ Lan cũng không muốn dùng quân sự đánh Tống để đòi đất, đòi dân mà muốn dùng biện pháp ngoại giao để đòi đất, đòi dân mà Tống còn chiếm giữ của ta. Chính vì vậy mà nghe theo lời Thái hậu, vua Lý Nhân Tông đã nói với Lý Thường Kiệt ra lệnh cho Dương Thọ Văn rút quân để Tống không có lý do gì trách cứ ta được, đồng thời vua Lý vẫn gửi thư yêu cầu vua Tống trả lại đất Vật Dương, Vật Ác cho ta. Thời gian này, có thể vì sợ để Lý Thường Kiệt trực tiếp điều khiển quan hệ bang giao Lý Tống thì e lại xẩy ra chiến tranh nên vua Lý Nhân Tông đã lập ra một quận ở Thanh Hoá và giao cho Lý Thường Kiệt làm phong ấp để trông coi trấn Thanh Hoá, từ đó công việc bang giao Lý - Tống do vua Lý Nhân Tông trực tiếp điều khiển với sự giúp đỡ của Thái hậu Linh Nhân. Có thể vì thế mà không được kiên quyết như trước.
 
Về phía Tống tuy có trách ta mang quân đánh châu Quy Hoá nhưng Hùng Bản, viên quan coi Quế Châu thấy ta đòi đất găng là đúng nên vẫn xin vua Tống Thần Tông trả cho ta 8 động đất hoang rồi hẹn ta phái người tới Vĩnh Bình bàn cương sự (việc biên giới). Tháng 6 năm Quý Hợi (1083), Tống cử Thành Trạc, viên đô tuần kiểm(1) Tả Giang và Đặng Khuyết viên coi lò vàng Điền Nại đến Vĩnh Bình để đàm phán. Phía ta vua Lý cử Đào Tông Nguyên sang thương nghị. Sứ ta đòi Tống phải trả lại hai động Vật Dương, Vật Ác. Nhưng Tống lại chỉ muốn trả một giải đất ở phía nam dãy núi Hoả Diễm. Đào Tông Nguyên không đồng ý và nói với Thành Trạc rằng:
 
“đất thuộc Quảng Nguyên này chỉ là đất nhỏ, khó lòng mà bàn chia được. Tôi muốn tự viết thư lên vua Tống để triều đình xem xét có bằng lòng hay không?”
 
Thành Trạc không đồng ý yêu cầu này. Đào Tông Nguyên liền bỏ Hội nghị ra về.
 
Ngày mồng 2 tháng 9 năm Quý Hợi (10/1083), ty Kinh lược Quảng Tây tâu về kinh tình hình này. Khi được tin đó, vua Tống không hài lòng và trách Hùng Bản là chỉ đạo hội nghị không khéo, đáng lẽ phải cho sứ ta xem văn bản của triều đình Tống thì lại dùng lý lẽ bắt bẻ, cãi nhau, làm cho sứ ta coi thường đại Tống.
 
Hội nghị Vĩnh Bình thất bại làm cho quan hệ Lý - Tống lại trở nên căng thẳng. Vua Lý Nhân Tông lại sai tập trung quân ở gần châu Qui Hoá (động Vật Dương) nên quan quân nhà Tống ở Quảng Tây rất lo. đặc biệt Ty Kinh lược Quảng Tây(1) lo rằng nếu để Trí Hội ở lại châu Quy Hoá thì không giữ nổi vì Trí Hội không kiên quyết chống lại ta. Do vậy vua Tống hạ chiếu bảo phải dời Trí Hội vào nội địa và tổ chức phòng thủ châu Quy Hoá cho thật tốt. Về phía ta tuy vẫn gắng nhưng cũng không muốn cắt đứt quan hệ thương thuyết với Tống. Vì vậy tháng 6 Giáp Tý (1084), vua Lý lại cử một phái bộ do viên Binh bộ lang trung(2) Lê Văn Thịnh làm Chánh sứ và Nguyễn Bội làm phó sứ sang Vĩnh Bình để tiếp tục bàn về biên giới.
 
Tháng 7 năm đó (1084), Hội nghị bắt đầu. Sứ ta vẫn đòi Tống phải trả động Vật Dương, Vật Ác. Nhưng Thành Trạc người cầm đầu phái đoàn Tống vẫn không chịu trả với lý do: “Những đất mà quân nhà vua (Tống) đã đánh lấy thì đáng trả cho Giao Chỉ. Còn những đất mà các người coi giữ lại mang nộp để theo ta thì khó mà trả lại”.
 
Lê Văn Thịnh liền đáp lại. “đất thì có chủ, các viên coi giữ mang nộp (cho Tống) và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Việc chủ giao đất cho mà tự ý lấy trộm đã không tha thứ được thì kẻ ăn trộm hay người tàng trữ vật ăn trộm, pháp luật cũng không dung. Huống chi nay chúng lại mang đất ăn trộm để dâng thì chỉ làm nhơ bẩn sổ sách nhà vua” (Tống).
 
Trước lý lẽ đanh thép và thái độ găng của Lê Văn Thịnh, vua Tống phải ra lệnh cho Quảng Tây tăng cường phòng thủ biên thuỳ. Thành Trạc bèn đưa ra đề nghị: “Sẽ vạch địa giới ở phía nam 18 xứ trong đó có Vật Dương, Vật Ác và coi những đất đó thuộc Tống”. Nhưng Lê Văn Thịnh không đồng ý. Biết rằng cãi nhau với Trạc cũng vô ích nên Lê Văn Thịnh liền viết thư cho Hùng Bản để tâu về Biện Kinh, khẳng định rằng Vật Dương, Vật Ác đều thuộc châu Quảng Nguyên của ta chớ không thuộc Tống. Trong thư có đoạn nói: “Thành Trạc đã nói sẽ vạch địa giới ở phía nam 18 xứ sau đây: Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn Nhuận, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế Thành, Cống, Lực, Tần, Nhâm, Động, Cảnh, Tư, Kỳ, Kỷ, Huyện và nói những xứ ấy đều thuộc Tống. Bồi thần tiểu tử này chỉ biết nghe mệnh, không dám cãi lại. Nhưng những đất ấy mà họ Nùng đã nộp đều thuộc Quảng Nguyên. Nay may gặp thánh triều ban bố hàng vạn chính lệnh khoan hồng, sao lại chuộng miếng đất đầy đá sỏi, lam chướng này mà không cho lại nước tôi, để giúp kẻ ngoại thần. (Trường biên Q.349 tờ 7b).
 
Nhưng Thành Trạc đã không chuyển ngay bức thư ấy về kinh mà đã xuyên tạc ý của Lê Văn Thịnh và trình với Hùng Bản là: “Theo công điệp của Lê Văn Thịnh thì bằng lòng vạch địa giới ở phía nam các châu Vật Dương và Thuận An. Căn cứ vào lời trình đó, Hùng Bản xin vua Tống “Ban chiếu thư cấp cho Giao Chỉ 8 xứ ở ngoài ải có nghĩa là Tống vẫn giữ 2 động Vật Dương và Vật ác và chỉ trả ta “8 động đất hoang”. Cụ thể là Tống lấy 8 ải sau đây làm giới hạn: Canh Liệm, Khâu Cự, Khiếu Nhạc, Thông Khoáng, Canh Nham, Đốn Ly, Đa Nhân và Câu Nan. Đất ngoài 8 ải đó có 6 huyện và 2 động trả lại ta. 6 huyện là: Bảo Lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phóng và Can. Hai động là Túc và Tang.
 
Nhận được trả lời của vua Tống như trên, vua Lý rất không hài lòng nên cũng không trả lời vua Tống ngay, khiến vua Tống yên trí là vua Lý đã bằng lòng cách giải quyết đó.
 
Đến khi vua Tống Thần Tông mất ngày 5 tháng 3 năm ất Sửu (1/4/1085) vua Tống Triết Tông lên nối ngôi mới có 10 tuổi, mọi việc nước đều trong tay Thái hoàng, Thái hậu họ Cao là người rất ghét phái Vương An Thạch nên muốn xoá bỏ những hậu quả do chính sách của Tống Thần Tông và Vương An Thạch để lại, cho nên khi vua Lý gửi thư sang cho vua Tống nhắc lại việc đòi Vật Dương, Vật ác thì theo lời tâu của Viện Khu mật (Bộ Quốc phòng), vua Tống trả lời một cách kiên quyết không trả 2 động đó và cứ theo quyết định như trước đây của vua Tống Thần Tông mà làm. Như vậy dưới thời vua Tống Triết Tông 4 lần vua Lý dùng ngoại giao để đòi Tống trả đất Tống chiếm của ta đều không có kết quả. đó là những năm ất Sửu (1085), Bính Dần (1086), Đinh Mão (1087), Mậu Thìn (1088).
 
Đặc biệt mỗi khi ta dùng ngoại giao mềm mỏng để đòi đất Vật Dương, Vật ác thì Tống vừa kiên quyết từ chối vừa ra sức đề phòng ta mang quân sang đánh bằng cách tăng cường phòng thủ biên giới. Thấy ta không động tĩnh gì về mặt quân sự nên Tống càng kiên quyết giữ không trả lại đất của ta. Không những thế sau này có nhiều dịp thuận lợi để ta đòi đất Vật Dương, Vật ác nhưng vua Lý Nhân Tông cũng không làm. đó là năm Quý Hợi (1083) khi Thái hoàng Thái hậu nhà Tống mất, vua Tống Triết Tông trực tiếp cầm quyền nhưng nhu nhược, nội bộ triều đình Tống lại xẩy ra mâu thuẫn kịch liệt giữa phái Tân và phái Cựu: còn ở bên ngoài thì nước Hạ đe doạ Tống ở biên thuỳ phía Bắc. Hoặc khi nước Tống bị nước Kim xâm lấn, bắt vua và phá kinh đô Tống, buộc Tống phải xuống phía nam sông Dương Tử để lập nước Nam Tống, thế mà vua Lý không biết nhân thời cơ đó mà đòi đất của nước ta bị Tống chiếm. Thậm chí có lần như năm Kỷ Tỵ (1089) Tống cho quân đánh phá châu Thạch Tê(1) mà vua Lý Nhân Tông cũng không chống lại kịch liệt, khác hẳn với thời Lý Thường Kiệt còn làm Thái uý ở kinh đô. Chính vì vậy mà Tống không chịu trả lại 2 động Vật Dương, Vật ác cho nước ta.

Link: http://thanglonghanoi.gov.vn/channel/67/2010/11/7669/#V26CWKueafNN
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #76 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2014, 10:14:26 am »

Sáng mùng 6 tết, trên chương trình "người đương thời" mình nghe từ 1 Giáo sư tham gia chương trình kể 1 câu truyện khi vị GS này tiếp xúc với 1 GS Nhật Bản, đại loại:
Trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, vốn dĩ sao chép gần như y chang sử Đại Hán luôn coi các nước trong khu vực Đông Nam Á là man di nên khi nói về các nước này, họ luôn gắn chữ "man" phía trước như Man Mã ( Malaysia ) Man Thái ... nhưng vị GS Nhật này không thể tìm thấy chữ "man" khi nói về nước Việt Nam mà là dưới tên " An Nam Dị quốc " : Một nước An Nam xa lạ, ngang hàng cả với các nước châu âu như Hoa Lan Dị quốc : nước Hà Lan xa lạ!. Vị GS Nhật giải thích: ngoài việc gần gũi trong quan hệ Nhật - Việt, điều quan trọng nhất khiến người Nhật vị nể đất nước ta do sự xuất sắc của các sứ thần nước Việt mà các sứ thần Nhật Bản thường gặp trong các lần đi sứ Trung Hoa!  Shocked   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM