Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:43:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Đòn ngoại giao" của cha ông ta khiến ngoại bang nể sợ  (Đọc 106117 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #60 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2012, 09:18:35 am »

Câu chuyện 36:

Nguyễn  Đại Pháp “Ta nay là sứ thần của một nước”

Sau 3 lần bị thua to tại Đại Việt, vua Nguyên vẫn nuôi ý định mang quân sang trả thù. Để tránh một cuộc chiến tranh mới có thể xẩy ra vua Trần đã cử Nguyễn Đại Pháp sang sứ với ý định làm dịu quan hệ hai nước. Nguyền Đại Pháp đã hoàn thành sứ mạng, chuyến đi của ông là một trong mấy nguyên nhân quan trọng khiến nhà Nguyên không dám cất quân sang xâm lăng nước ta một lần nữa.

Trước khi về nước Nguyễn Đại Pháp đã tới chào từ biệt mấy quan chức nhà Nguyên. Không ngờ thấy Trần Ích Tắc  cũng ngồi ở đó. Trần Ích Tắc là con vua Trần Thái Tông, em vua Trần Thánh Tông và anh ruột tướng Trần Nhật Duật nổi tiếng. Trần Ích Tắc là ngưòi thông minh học giỏi nhưng ngầm có ý tranh ngôi vua từ lâu, nên khi quân Nguyên sang đánh nước ta lần thứ hai, Trần Ích Tắc đã mang cả gia quyến ra hàng và khi quân Nguyên bại trận đã theo chúng về Trung Quốc, được chúng phong cho chức “An Nam quốc vương” hờ. Thấy Nguyễn Đại Pháp không chào mình, Trấn Ích Tắc lên giọng hỏi :”Ngươi có phải là kẻ ghi chép ở nhà Chiêu Đại Vưong không?( Chiêu đại vưong là anh em cùng mẹ với Trần Ích Tắc).

Nguyễn Đại Pháp khoan thai trả lời: Thời thế đã đổi thay. Đại Pháp này trước đây đúng là kẻ ghi chép tại nhà Chiêu Đại vương, nhưng nay là sứ thần của nước Đại Việt, còn ông trước đây đúng là con vua một nước nhưng nay đã là kẻ đầu hàng giặc!

Ích Tắc nghe xong vô cùng hổ thẹn!
Link: http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/3962--may-mau-chuyen-di-su-trung-quoc-thoi-da-doc-lap.html
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #61 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 12:47:37 pm »

Câu chuyện 37:

Những vế đối trí tuệ và khí phách hào hùng của người Đại Việt

Chuyện thứ nhất:

Ngồi trên chiếc thuyền xuôi về Thăng Long, đoàn sứ thần Trung Quốc nói cười hể hả. Trong lúc quá vui, viên chánh sứ đã vô ý văng ra một phát trung tiền u... út, cả đoàn bò lăn ra cười. Để chữa thẹn, tên chánh sứ đọc:

LÔI ĐỘNG NAM BANG

(Sấm dậy nước Nam), rồi nhìn bác lái đò cười ngạo nghễ. Danh dự Tổ quốc bị xúc phạm, bác lái đò vội tụt quần, vắt “cu” đái một vòng trên mui thuyền sứ thần, rồi đọc rành mạch từng chữ:

VŨ QUÁ BẮC HẢI

(Mưa qua biển Bắc), rồi nhìn tên chánh sứ mỉm cười. Một câu đối tài hoa và tràn đầy khí phách khiến cho cả đoàn sứ thần nhìn nhau, rồi cúi gằm mặt im lặng để suy ngẫm câu ngạn ngữ: “Gieo gió thì gặt bão”(1).

-------------
(1) Một số nơi cho rằng bác lái đò là nhà sư Đỗ Pháp Thuận cải trang để tìm hiểu Lý Giác - sứ thần Trung Quốc

Link:http://tapchinhatle.vnweblogs.com/print/26168/347119
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #62 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 09:05:03 pm »

Những vế đối trí tuệ và khí phách hào hùng của người Đại Việt

Chuyện thứ hai:

Hôm đó đoàn sứ Tàu đi dạo chơi trong thành Thăng Long. Cô Đoàn Thị Điểm bày trầu thuốc để tiếp đãi khách. Thấy cô đẹp, ăn nói dịu dàng lịch thiệp, cả đoàn nhí nhố đua nhau tán tỉnh. Bỗng một tên trong bọn đọc to câu:

NAM BANG NHẤT THỐN THỔ, BẤT TRI KỶ NHÂN CANH

(Một tấc đất An Nam không biết mấy người cày cấy).

Cả đoàn cười ồ rồi dỡ thói trêu hoa ghẹo nguyệt. Hành động bỉ ổi của bọn vô liêm sỉ khiến cô rất căm giận. Vì danh dự của bản thân và Tổ quốc bị xúc phạm, cô quyết định: “Ăn miếng trả miếng” để dạy cho chúng một bài học. Lấy lại bình tĩnh, nhìn vào mặt họ và nói: “Xin các ngài hãy nghe đây”:

BẮC QUỐC CHƯ ĐẠI PHU, GIAI DO THỬ ĐỒ XUẤT

(Các đại phu phương Bắc đều chui ra từ chỗ đó).

Quá đau và xấu hổ trước câu đối tài hoa và sâu cay của người con gái Đại Việt nên họ chỉ còn cách: “Tẩu vi thượng sách” (chuồn là tốt nhất).

-------------

Chuyện thứ ba:

Thượng thư Hoàng Phúc được vua Minh cử sang Đại Việt để cai trị và truyền bá văn hóa Trung Hoa. Y mở trường để dạy cho các nho sinh Đại Việt. Nhân một hôm mưa bão nổi lên, nhà sập đổ, tường xiêu vẹo điêu tàn. Trước đám học trò, Hoàng Phúc đọc:

TAI CHIÊU PHONG VŨ GIA GIA ĐỒI HOẠI CỰU VIÊN TƯỜNG

(Hôm qua mưa gió nhà nhà sập đổ vách tường xiêu) và bắt học trò đối lại. Câu này có ý gì sâu xa không? Lẽ nào chỉ là câu tả thực? Trong lúc mọi người đang suy ngẫm thì một nho sinh xin đọc:

KIM NHẬT CÀN KHÔN XỨ XỨ PHÁT SINH TÂN THẢO MỘC

(Nay đất trời quang chốn chốn mọc lên cây cỏ mới).

Câu đối thật tài tình bởi quang cảnh đổ nát ở đây do mưa bão gây nên cũng như kẻ thù đã làm cho nước Nam điêu đứng. Cây cỏ mới mới mọc lên cũng như nhân tài Đại Việt sẽ sớm xuất hiện để khôi phục lại đất nước. Tác giả câu đối này là Lê Thúc Hiến, con trai của Lê Cảnh Tuân, từng viết bài VẠN NGÔN THƯ nổi tiếng chấn động đất trời, dậy lòng trung nghĩa. Ông bị quân Minh bắt giam ở Kim Lăng cùng với con trai Lê Thái Diêu đều chết ở trong ngục. Sau vụ này, Lê Thúc Hiến cùng với anh là Lê Thiếu Đính vào Lam Sơn chiến đấu dưới lá cờ Lê Lợi và đã lập nhiều chiến công hiển hách.

Link:http://tapchinhatle.vnweblogs.com/print/26168/347119
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #63 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 09:08:45 pm »

Những vế đối trí tuệ và khí phách hào hùng của người Đại Việt

Chuyện thứ tư:

Tại làng Phan Xá, Nghi Xuân, Hà Tĩnh có chàng hàn sĩ  Phan Nhân bị quân Minh bắt về hầu hạ tên học quan Trung Quốc sang Đại Việt mở trường để truyền bá văn hóa Trung Hoa và ca ngợi công đức nhà Minh. Một hôm y ra một vế đối và bắt nho sinh Đại Việt đối lại:

HỒNG LỰU TỰ HỎA PHI CẦM LAI VÃNG BẤT THIÊU THÂN

(Hoa lựu đỏ như lửa, chim bay qua lại thân chẳng bị thiêu). Phan Nhân ứng khẩu đọc:

LỤC TẢO NHƯ TI DU LÍ PHÙ TRẦM NAN TƯỚC VĨ

(Đám rêu xanh như tơ, cá lội nổi chìm đuôi chẳng bị vướng).

Vế ra tên quan nhà Minh muốn nói: Đạo quân của chúng tuy bề ngoài có vẻ hung dữ nhưng thực chất là đạo quân nhân nghĩa chẳng làm hại ai. Còn vế đối của Phan Nhân khẳng định rằng: Dù bị bủa vây nhưng không ngăn nổi ý chí tung hoành của người Đại Việt.

Sau cuộc đấu trí này biết kẻ thù đang theo dõi mình, Phan Nhân đã trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi và đã lập được nhiều chiến công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Link:http://tapchinhatle.vnweblogs.com/print/26168/347119
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #64 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 03:03:50 am »

Câu chuyện 30:

Trạng “Lợn” - Nguyễn Nghiêu Trư

Ông hiệu là Tùng Khê người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.

Tương truyền lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 tức tháng Hợi nên đặt tên là Nguyễn Văn Trư và thường gọi là cậu Lợn (chữ Hán “Trư” nghĩa là lợn).

........
Cạnh làng ông là làng Yên Đinh đất học, có cụ đồ sang chơi ra cho trạng vế đối, mang đề tài lợn, nghề sinh sống của nhà này:
- Lợn cấn ăn cám tốn ([font=Verdana]ý là lợn có chửa ăn hết nhiều cám [/font]nhưng Cấn và Tốn là hai quẻ trong bát quái).

Trạng đối ngay:
- Chó khôn chớ cắn càn.

Câu đối xấc xược làm cụ đồ cay đắng, song vế đối chỉnh quá, chó khôn đừng cắn bậy, mà Khôn và Càn cũng là hai quẻ trong bát quái. Cụ đồ khuyên bố mẹ Trư cho Trư đi học.

.......
Nghiêu Tư trả lời:
- Đường Thái tông giết cả anh là Kiên Thành, em là Nguyên Cát là việc cũ của thiên triều, thì việc nước tôi ngày nay có gì là lạ?

Thấy sứ thần Đại Việt trả lời rất đúng lý nhà Minh đành nhận phong vương.

........
Nghệ sỹ dân gian nào đó đã chép thành chuyện Trạng Lợn mà ta thường đọc. Cực đoan hơn nữa, ở Hà Nam có hẳn sách Trạng Lợn dài 18 hồi theo kiểu chương hồi Tam Quốc chí.

Trần Quốc Thịnh
Link: http://www.bacninh.gov.vn/dukhach/Trang/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?newsid=121&cid=13&dt=2011-06-14
Nông dân Bắc bộ gọi lợn cấn là lợn choai sắp trưởng thành. Giai đoạn này lợn sinh trưởng nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng . Cho nên mới '' ăn cám tốn''. Từ chuyên ngành chăn nuôi gọi là '' lợn hậu bị''. Còn lợn chửa(lợn nái, lợn sề) thì cho ăn hạn chế. Chủ yếu là rau, bèo. Lợn nái không được ăn nhiều chất dinh dưỡng (cám ) vì lợn sẽ béo mất khả năng sinh sản ( lợn xổi ).'' Cám ngon đâu đến lợn sề ''là câu ca dao nói về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Nông dân mấy ai không biết.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #65 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 05:49:40 pm »

Câu chuyện 38:
Thực hư chuyện vua Quang Trung 'cầu hôn' công chúa nhà Thanh

(ĐVO) Một số tài liệu lịch sử xác nhận rằng, vua Quang Trung đã sai sứ thần tới Đại Thanh cầu hôn công chúa - con gái được cưng chiều nhất của hoàng đế Càn Long. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiện nay lại phủ nhận điều này.

    Thực hư cuộc cầu hôn giữa nhà Tây Sơn với nhà Thanh là như thế nào? Sách Hoàng Lê nhất thông chí chép rằng: “Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, bèn sai bầy tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn và đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây".

    Sách Đại Nam chính biên liệt truyện cũng ghi: “Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn để dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng vua bị bệnh không đi được”.

    Theo hai tài liệu trên, việc Quang Trung xin cưới một công chúa của Càn Long mới chỉ trong dự định của một ý đồ liên quan đến vận nước của hai bên. Vua mong muốn bành trướng lãnh thổ Đại Nam về phương Bắc và bằng mọi cách đòi lại cho được 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây - vốn thuộc nước Nam Việt thời Triệu Đà (năm 207 trước Tây lịch), mà nhà Hán đã thôn tính.

    Sắc mệnh sai sứ thần sang nhà Thanh cầu hôn

    Vào tháng 4 âm lịch năm 1791, vua Quang Trung gửi một sắc mệnh cho Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng, có nội dung như sau:

    “Sắc Hải Dương Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công tiên gia lĩnh Bắc sứ kiêm toàn ứng tấu thỉnh Đông, Tây lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ.

    Thận chi! Thận chi!

    Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành.

    Tha nhất tiền phong, Khanh kỳ nhân dã, khâm tai sắc mệnh.

    Quang Trung tứ niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật”.

    Tạm dịch:

    "Sắc sai Hải Dương, Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công được tiên phong làm Chánh sứ đi sứ nhà Thanh, kiêm lãnh toàn quyền trong việc tâu thưa để xin lại đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để dò ý và cầu hôn công chúa để khiêu khích tự ái vua Thanh.

    Cẩn thận! Cẩn thận!

    Hình thế dụng binh là ở chuyến này cả. Ngày kia làm tiên phong chính là khanh.

    Sắc mệnh nhà vua.

    Ngày rằm tháng 4 năm Quang Trung thứ 4 (1791).

    Như vậy, đoàn sứ của Vũ Văn Dũng lên đường sang Đại Thanh để bệ kiến vua Càn Long hai việc: xin cầu hôn và xin đất đóng đô. Thực chất, theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, đó chỉ là cái cớ vì thực tâm, vua Quang Trung muốn dụng binh đánh Trung Quốc và Vũ Văn Dũng chính là vị tướng tiền phong trong tương lai.

    Càn Long chuẩn thỉnh cầu... Quang Trung băng hà

    Sau khi sứ thần Vũ Văn Dũng dâng tấu xin Càn Long ban cho hai yêu cầu nói trên, vua nhà Thanh đã chuẩn y lời cầu hôn của hoàng đế Quang Trung, sai bộ Lễ sửa soạn nghi thức cho việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang nước Nam. Còn việc xin lại hai tỉnh, Càn Long ngoài mặt đồng ý, nhưng thực tế chỉ muốn trao cho Quảng Tây làm đất đóng đô, coi như "của hồi môn" cho con gái diệu.

    Tuy nhiên, ở đời mấy ai học được chữ ngờ! Chỉ sau đó mấy hôm, Vũ Văn Dũng nhận được tin chẳng lành là vua Quang Trung đột ngột băng hà. Mọi việc trở nên dang dở... Lúc đó, Vũ Văn Dũng đã làm bài thơ viếng:

    Năm năm dấy nghiệp tự thân nông

    Thời trước thời sau khó sánh cùng

    Trời để vua ta thêm chục tuổi

    Anh hùng Đường, Tống hết khoe hùng.

    Vua Càn Long cũng thảo một bài thơ viếng hoàng đế Quang Trung. Sứ nhà Thanh đã đến tận mộ ông ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng.

    Cho đến nay, thời điểm mất của vua Quang Trung vẫn được các tài liệu cổ ghi khác nhau. Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn ghi ông mất tháng 7 âm lịch năm 1792. Hoàng Lê nhất thống chí chép ông mất tháng 8 âm lịch năm 1792. Theo lý giải của Hoàng Xuân Hãn trong La Sơn phu tử, cả hai sách ghi đều không sai. Quang Trung mất vào khoảng 11 h đêm ngày 29 tháng 7 âm lịch, khoảng đó là giờ tý, nghĩa là bắt đầu được tính sang hôm sau; mà tháng 7 năm đó là tháng thiếu, ngày 29 là ngày cuối tháng, nên sau 11h đêm đã chuyển sang tháng 8. Theo Hoàng Xuân Hãn: "Ghi tháng 7 hay tháng 8 thực ra chỉ chênh nhau khoảng nửa giờ".

Link: http://www.baomoi.com/Thuc-hu-chuyen-vua-Quang-Trung-cau-hon-cong-chua-nha-Thanh/54/6969600.epi
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
hoangphi
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #66 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 10:15:03 am »

Xin nói về lễ "ôm gối" mà Vua nhà thanh tặng cho Hoàng Đế Nguyễn Huệ........
Nó có thực không ?
trong sách 'Hoàng Lê nhất thống chí' có đoạn viết về việc Càn Long cho Quang Trung (giả) làm lễ này như sau: 'Khi “quốc vương' tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết đó là Quang Trung giả.

Lúc 'quốc vương' vào yết kiến, vua Thanh cho cùng ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối hệt như tình cha con trong nhà...'; hoặc như trong 'Đại Nam liệt truyện' cũng có đoạn:

'Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An, tuần phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh cùng đưa đi đến Yên Kinh. Vua nước Thanh muốn nêu khen khác mọi người thưởng cho rất hậu. Đến hành cung Nhiệt Hà, vào chầu ra mắt, làm lễ bảo tất (ôm lấy đầu gối vua)'.
Thực ra ở đây có sự nhầm lẫn, 'bảo tất' viết đúng phải là 'bão tất' dùng để chỉ hành động chính mình ôm gối mình, tức là ngồi bó gối và nó không phải là một lễ trong nghi thức, điển chế cung đình triều Mãn Thanh.

Theo sách 'Hàn các anh hoa' của Ngô Thì Nhậm, một triều thần Tây Sơn thì lễ đó gọi là 'bão kiến, thỉnh an', đây là lễ cực kỳ đặc biệt rất hiếm khi thực hiện, nó được hoàng đế dành cho những người lập nhiều quân công lớn.

Việc vua Càn Long tiếp vua Quang Trung (giả) bằng lễ “bão kiến, thỉnh an” để tỏ ý ưu đãi khác thường là trường hợp không chỉ hiếm thấy tại nước Thanh mà cũng chưa bao giờ dành cho các quốc vương nước ngoài khi đến Trung Quốc.

Trong bức thư mà Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An trong thư gửi vua Quang Trung trước khi sang thăm có đoạn cho biết: 'Quốc vương ở đất Giao (Chỉ) xa xôi nóng nực, chắc không thông hiểu cách thức của thiên triều.

Phàm các bầy tôi vào triều cận, thường là nghi lễ bình thời, (còn như) bão kiến thỉnh an, ấy là vượt hẳn điển lệ, trước đây chỉ có tướng quân Triệu Công khi bình định Hồi bộ trở về và tướng quân A Công, khi bình định hai Kim Xuyên xong, ca khúc khải hoàn vào triều kiến hoàng đế, hoàng thượng muốn tướng sĩ ra sức, khi đó mới cho thi hành đại lễ này'.

Theo 'Đại Việt quốc thư', trong bài dụ mà Càn Long gửi cho Quang Trung cũng nói rằng 'bão kiến, thỉnh an' là lễ mà 'đại hoàng đế tiết thứ ban cho rất là ưu hậu, các nước phiên ở ngoài, từ thiên cổ cho đến bây giờ, chưa từng được như thế'.

Vậy 'bão kiến, thỉnh an' là lễ gì? Các nhà nghiên cứu cho hay lễ này vốn là một tục đón khách quý trong trường hợp đặc biệt của các sắc dân du mục phía bắc Trung Quốc như Mông Cổ, Mãn Châu…; sau đó nó được cải biến để thành một trọng lễ.

Khi tiến hành, hoàng đế sẽ từ trên ngai vàng bước xuống, đi ra cửa cung điện ôm lấy người được chào đón (bão kiến) để chứng tỏ sự ưu ái, đồng thời có lời thăm hỏi (thỉnh an) trong một bầu không khí cực êm đềm, thân mật.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

còn lễ "Ôm gối" thực sự là do Hoàng Đế minh mạng nhà nguyễn "nghĩ ra".....chuyện như thế này...
Do Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Lê Văn Đức, Tổng đốc An Tĩnh là Tạ Quang Cự và Đề đốc Phạm Văn Điển có công lớn dẹp "Phỉ" ở phía bắc. Để ban thưởng, Minh Mạng đã ban một bản dụ trong đó nói rằng vua nghĩ ra một nghi lễ mới dành cho những người có công, qua đó tỏ tình yêu mến trọng vọng.

Bản dụ có đoạn viết: 'Trẫm nghĩ Đề đốc Phạm Văn Điển, Tổng đốc Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức hai lần đi đánh giặc, 3 năm mới thành công. Trải qua mọi gian hiểm mới nên được công to. Tuy là bổn phận của đạo tôi con phải làm nhưng vì nước khó nhọc, làm ta bớt mối lo ở phương Bắc.

Trẫm lẽ nào quên đi mà không hậu đãi, ngoài việc ban công ban thưởng, phong tước đền công đã có dụ thi hành rồi, nay cho bộ Lễ bày nghi lễ, chọn ngày tốt, trẫm ngự ở cửa Đại Cung, cho các quan đại thần lui quân về vào chầu và cho Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức làm lễ ôm gối để tỏ ý trẫm coi như Hoàng tử vui đùa dưới gối.

Đây là cái lễ trẫm mới nghĩ ra, mà vì tình thì rất thân yêu, ở chỗ tình lễ vua tôi, không còn gì hơn nữa. Vậy nên đem ý đó truyền bảo cho bọn ấy biết. Lại hôm làm lễ ôm gối xong, cùng cho Tham tán là Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Phụng, Nguyễn Tiến Lâm, Hồ Bảo Định đến bên cạnh, trẫm tự tay rót rượu ban cho để báo đáp sự khó nhọc' (Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ).

Trong bản dụ này, vua Minh Mạng cho biết lễ ôm gối do ông nghĩ ra, nhưng một số ý kiến cho rằng khi đặt ra lễ đó có thể vua có học hỏi về lễ ôm gối mà trước đó vua Mãn Thanh là Càn Long đã từng thực hiện và được một số tư liệu của nước ta nhắc đến. Nhưng thực tế không phải vậy.

Lễ 'ôm gối', sáng kiến lạ của vua Minh Mạng được coi là dịp bày tỏ lòng vua thương dân như con, thể hiện cảnh vua tôi hoà mục, thân ái chỉ diễn ra 3 lần với 6 người 'vinh dự' được nhận ân sủng này là Lê Văn Đức, Tạ Quang Cự,  Phạm Văn Điển, Nguyễn Xuân, Phạm Hữu Tâm và Trương Minh Giảng.

Có gì sai sót xin thứ lỗi
 
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2012, 07:57:51 am »

Câu chuyện 39:

Danh nhân Bùi Cầm Hổ ( 1390 - 1483 )
.....
Bùi Cầm Hổ cũng có nhiều công lao trong hoạt động ngoại giao, trong hai lần sang sứ nhà Minh và những năm trấn thủ ở Lạng Sơn. Năm Quý Sửu, 1433 Lê Thái Tổ sai Ông cùng Trình Thuấn Du và Nguyễn Khả Chi đi sứ sang nhà Minh với trọng trách giữ mối hòa hoãn dài lâu giữa hai nước, cho dân sự hưởng thái bình, nhà Lê được yên vị. Với tài ứng phó và vóc tướng uy nghiêm của Ông, vua nhà Minh phải tôn trọng đoàn sứ bộ của nước Nam, và cũng nể vì khi Ông khảng khái cự tuyệt lời mua chuộc của nhà Minh. Thời gian 2 năm 7 tháng làm An phủ sứ Lạng Sơn, Bùi Cầm Hổ đã góp phần quan trọng vào việc giữ hòa hiếu giữa hai nước, vùng biên giới được yên ổn. Năm Mậu Ngọ - 1438, sứ nhà Minh sang báo tin địa phương Thái Bình (thuộc tỉnh Quảng Tây ngày nay) nổi loạn, Bùi Cầm Hổ được vua Lê tin cậy cử cùng Lê Bá Kỳ sang sứ nhà Minh, Ông đã thẳng thắn tố cáo trước vua Minh về việc thổ quan châu Tư Lãng phủ Thái Bình đã vượt biên lấn chiếm đất Việt Nam. Rồi năm Kỷ Tỵ - 1449, có tin báo từ biên giới, hai ty Khâm sai và Tổng Liêu (Quảng Tây) đem binh mã cát cứ, kiểm soát bờ cõi biên giới. Bùi Cầm Hổ và Tư khấu Nguyễn Khắc Phục được cử đi thị sát làm rõ tin giả, giải quyết ổn định vùng biên.
.....
Link: http://hobuivietnam.com.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=862
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #68 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 01:53:42 pm »

                          Chiêu 'độc' khiến sứ thần Tống triều... run sợ của Lê Đại Hành

 Không chỉ "phô" sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, Vua Lê Đại Hành còn có tuyệt chiêu dùng thú dữ... uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều thật độc đáo.

Là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 980 đến 1005, Lê Đại Hành, tên húy là Lê Hoàn, không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Bí ẩn về thân thế đế vương

Thần tích Lê Hoàn tại lăng Vua Lê, làng Ứng Liêm (Hà Nam) kể rằng, Lê Hoàn sinh ra ở xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông nội là Lê Lộc và bà nội là Cao Thị Phương; cha là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Khiết. Nhà nghèo nên cha mẹ ông đã về xã Ninh Thái, Thanh Liêm, Hà Nam làm nghề chài lưới, đơm đó bắt cá. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (942), ông ra đời và năm lên 7 tuổi, thì mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Tuy nhiên, xung quanh thân thế của vua Lê Đại Hành còn được kể với nhiều tình tiết ly kỳ. Chẳng hạn, thân mẫu Lê Hoàn, khi đang mang thai ông, bỗng nằm mơ thấy bụng mình nở ra hoa sen và kết thành hạt sen ngay. Bà lấy hạt sen ấy đem chia cho mọi người nhưng phần mình lại không ăn. Tỉnh dậy, bà lấy làm lạ lắm. Đến khi sinh ông, vừa thoáng thấy mặt mũi đến hình dáng đều khác thường, bà nói với mọi người: “Thằng bé này về sau ắt sẽ được sang giàu hơn người, chỉ tiếc là tôi không kịp được hưởng lộc mà thôi”.

Thế rồi được độ vài năm, bà mất. Bấy giờ, có viên quan người họ Lê, người Ái Châu (nay thuộc Thanh Hóa) thấy vua có dung mạo khác thường, bèn nuôi làm con. Một hôm, mùa đông giá rét, Lê Hoàn phải nằm phục xuống như hình cái cối úp cho đỡ buốt, chẳng dè đêm ấy, nhà sáng rực cả lên vì có con rồng vàng nằm che lên…

Lớn lên, Lê Hoàng đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công. Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó, ông mới 27 tuổi.

Khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại vào tháng 10 năm 979, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Tuy nhiên, vì triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua.

Tuyệt chiêu ngoại giao độc đáo

Sử sách chép rằng, vào năm Canh Dần (990), Vua Tống sai Tống Cảo dẫn đầu đoàn sứ mang chiếu thư sang phong cho Lê Hoàn hai chữ "Đặc Tiến". Vốn biết nhà Tống hống hách, ngạo mạn, Lê Hoàn thay đổi cách đón tiếp. Ông muốn nhân lúc này tỏ rõ sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, đã sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại cồ Việt... Và tháng 10 năm đó, đoàn sứ Tông tới kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sánh lòa; trên các cánh đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng mạnh, giàu mạnh của nước Việt.

Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên Triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn giải thích vừa đi đánh giặc Mán, ngã ngựa, chân đau, không lạy được. Chánh sứ Tống Cảo cũng đành chịu. Đây là lần đầu tiên, vua nước ta nhận chiếu thư không lạy.

Không chỉ mở đại yến tiệc ngoài bãi biển để chào mừng sứ thần, Vua Lê còn mời sứ giả xem những người lính Đại Cồ Việt tay không đánh nhau với hổ trong sân nhà vua. Hổ dữ gầm thét lồng lộn để vồ lấy người, nhưng đã bị những người lính “tặng” quả đấm như trời giáng vào hai thái dương và bị đạp vào chỗ hiểm nên chỉ còn điên cuồng giãy giụa. Sứ thần Tống Cảo đã bị một phen sợ toát mồ hôi.

Sau trận đấu hổ là trò trăn dữ biểu diễn. Trăn có thể nuốt người ăn thịt hoặc vặn mình cho đến nát, song đã bị người lính bé nhỏ điều khiển, cho quấn lên cổ mà không khiếp sợ. Lê Hoàn cũng cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch nói với sứ Tống: "Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời". Sứ Tống khiếp đảm từ chối.

Trước khi đoàn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn thẳng thắn bảo họ: "Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa". Vua Tống đã đồng ý. Năm Ất Tị (1005), Vua Lê Đại Hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm.

Người tình 'từ cái nhìn đầu tiên' của vua Lê Đại Hành

Bàn về chính sách ngoại giao thời Vua Lê Đại Hành, theo Bách khoa toàn thư mở, Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống.

“Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục”, nhà sử học Phan Huy Chú đánh giá.

Nguồn:http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Chieu-doc-khien-su-than-Tong-trieu-run-so-cua-Le-Dai-Hanh/20127/223481.datviet
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #69 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2012, 06:40:36 am »

Câu chuyện 40:

Nguyễn Duy Thì - "Sứ thần thông minh"

....
 Vị sứ thần 35 tuổi đi triều cống Trung Quốc theo thường lệ. Hoàng đế nhà Minh muốn làm cho bẽ mặt bằng cách thử tài ông, nên đã ra câu đố: đi cùng vua, thầy học và cha trên một chuyến đò, nếu có bão đắm đò thì cứu ai trước? Câu hỏi hóc búa vì theo đạo lý Khổng học quân-sư-phụ, cứu ai trước thì cũng bị tội bất nghĩa, bất trung hoặc bất hiếu. Sứ thần trả lời khôn ngoan: “Gặp người nào thì cứu người ấy trước và sẽ cứu cả ba”.

Hoàng đế lại hỏi: “Thức ăn gì ngon nhất? Vật gì quý nhất trên đời?”. Sứ thần trả lời: “Muối ngon nhất, thiếu muối thì nhạt nhẽo; vật quý nhất là sĩ phu (trí thức) khiến đất nước thanh bình phồn thịnh”.

Hoàng đế Minh hết cách hạch sách, rất cảm phục và đã ưu đãi sứ thần (theo Quỳnh Cư - Danh nhân đất Việt).

Sứ thần đó là cụ Nguyễn Duy Thì đỗ Hoàng Giáp Tiến sĩ năm Mậu Tuất (1598) và đã đi sứ hai lần.

Ngoài 80 tuổi liên tiếp đứng thứ nhất Triều đình

Tôi không ngờ có dịp được viếng hương hồn Cụ ở Văn Miếu - Hà Nội và ở đền thờ Cụ tại quê hương: Thanh Lãng - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

Tên Cụ còn ghi ở Văn Miếu, bia số 23 đằng sau bên phải nhà bia bên phải, bia thứ 6. Đọc bài ký văn bia khắc tên các Tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1598 mà sửng sốt!

Ngày nay không ít người vẫn còn lên án chế độ phong kiến lạc hậu, ngu dân! Nhưng văn bia toát lên hai điều không thể chối cãi được: Thứ nhất nhà vua cầu và chuộng người tài, trí thức thực sự để trị quốc. Văn bia kể lại quá trình các vua đời Lê nối tiếp nhau tìm người tài: Lê Lợi “lấy võ công dẹp yên thiên hạ”. Xong, liền “dùng văn hóa xây dựng thái bình. Đầu tiên mở nhà học, cho nên việc học có từ đấy”. Tiếp sau “Thái Tông Văn hoàng đế mở khoa thi Nho, phong hóa từ đó hưng thịnh”.

Về sau, Lê Thánh Tông cho khắc tên của các Tiến sĩ vào bia đá (đỗ từ năm 1484 cho đến 1788, khoảng 1.300 vị có tên trong số đó 2.300 tiến sĩ).

Thế kỷ XVI nhà Mạc chiếm ngôi. Sau Nam Bắc Triều, thời nhà Lê Trung Hưng (có chế độ chúa Trịnh) mở lại kỳ thi ở Bắc Hà; Nguyễn Duy Thì đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ khoa thi thứ 2, khi 27 tuổi (Mậu Tuất, 1598).

Văn bia có lời răn đe: “Hãy lấy một khoa làm thí dụ, điểm xem sự nghiệp họ ra sao? Ta sẽ thấy người ấy có lấy việc can gián làm trách nhiệm của mình để tạo phúc được cho nước, cho dân. Hay người lấy sự đưa đón chiều đời để bảo toàn địa vị? Có người nào trái đạo, thậm chí tham quyền, không biết giúp vua, giúp nước? Công luận sẽ còn mãi mãi ai trung ai nịnh, ai hiền ai gian?” Bia lập năm 1653 này đáng để chúng ta ở thế kỷ 21 suy nghĩ!

Về các bia Tiến sĩ, ta còn thấy điểm nữa: Xưa kia tôn trọng người tài là người tài thực sự, vì phải qua thi hương, thi hội, thi đình rất nghiêm, rất khó! Hàng nghìn vạn người đi thi, chỉ được vài Tiến sĩ. 100% trong số các vị Tiến sĩ có tên ghi trên bia Văn Miếu không thể có Tiến sĩ giấy, mua Bằng cấp như giờ đây!

Cụ Nguyễn Duy Thì (1572 - 1652) quê ở làng Hợp Lễ, xã An Lãng (còn gọi là Láng tên y như làng Láng - ngoại ô Hà Nội - có trồng rau húng, cùng tên Yên Lãng), nay là Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Tên thật sự của Cụ là Nguyễn Duy Thời, sau này,đến đời vua Tự Đức, do kỵ Tên Húy trong Cung, đã phải đổi thành Nguyễn Duy Thì .

Cụ là Thượng thư bộ Lại - Chưởng lục bộ sự, chức Thái Tể (Tể tướng), Tế Tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, công thần thời Lê Trung Hưng suốt 40 năm .

Thời đó các quan được cấp đất và đặt phủ đường ngay tại Thăng Long. Cụ được Vua Lê - Chúa Trịnh tôn trọng đặc biệt, đặc cách, phong đất và đặt phủ đường ngay tại quê nhà (nay là đền thờ), một tháng chỉ lên kinh đô Thăng Long một lần.

Tai đây hiện nay là đền thờ Cụ. Đền Tướng Công (Tướng công từ) cũng khiêm tốn. Nhà tiền tế có 5 gian, 24 cột gỗ lim, với bức hoành phi “Thượng trụ quốc”, qua một khoảng sân hẹp là vào từ đường. Gian giữa từ đường đặt ngai thờ với bức hoành phi “Tướng công Từ” và các câu đối ca ngợi công đức Cụ, đặc biệt có 2 câu :

"Bát cổn ngoại xuân thu lũy triều Nguyên Lão

Tứ thập niên Tể phụ vạn cổ danh gia"

(lược dich: Áo mũ làm quan ngoài 80 tuổi, liên tiếp đứng thứ nhất Triều đình - 40 năm làm chủ giúp nhà vua, muôn xưa vẫn là một gia đình danh tiếng).

Link: http://www.baomoi.com/Su-than-thong-minh/59/3143167.epi
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM