Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:27:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Đòn ngoại giao" của cha ông ta khiến ngoại bang nể sợ  (Đọc 106114 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 08:49:37 am »

Câu chuyện 24:

Đỗ Thuận

Đỗ Thuận (Đỗ Pháp THuận) là pháp danh nhà sư nổi tiếng dưới triều Lê Đại Hành, không rõ tên thật và quê quán của ông,chỉ bết ông thuộc thế hệ thứ 10,dòng Thiền Nam Phương. Ông học rộng,thơ hay, am hiểu đời, giúp triều đình có công to nhưng không nhận phong thưởng từ vua nên vua kính trọng ông vô cùng. Sử chép ông có nhiều công với triều đình,đặc biệt khi tiếp đón và xướng họa thơ ca với sứ nhà Tống.

Khoảng năm 987, vua Tống sai Lý Giác -1 tay sính thơ sang sứ nước ta. Vua Lê Đại Hành bèn nhờ vị sư Đỗ Thuận giả làm người lái đò để theo dõi hành động của sứ. Khi thuyền đang đi trên sông Kinh Thầy (nay thuộc Hải Dương ), thấy 2 con ngỗng bơi trên mặt nước, Lý Giác bèn ngâm 2 câu thơ (tạm dịch):

"Ngỗng kìa,ngỗng một đôi
Nghển cổ nhìn chân trời"

Bài thơ nguyên tác của Lạc Tân Vương, người đời Đường (thế kỉ VII) làm lúc 10 tuổi.

Sư Đỗ đang chèo thuyền, liền ứng khẩu đọc:

"Nước xanh lông trắng phủ
Sóng biếc chân hồng bơi"

Thấy người lái đò Đại Việt mà cũng giỏi thơ, Lý Giác rất thán phục và làm tặng 1 bài trong đó có 2 câu thơ sau (tạm dịch):

"Ngoài trời lại có trời soi sáng
Sóng lặng khe đầm rọi mảnh thu"

Sư Đỗ chép bài thơ dâng vua Lê Đại Hành. Vua lại đưa bài thơ đó cho sư Khuông Việt - người đứng đầu giới Phật giáo khi ấy và hỏi ý kiến. Sư  cho biết bài thơ có ý tôn trọng vua mình như vua Tống.Thấy vậy vua Lê Đại Hành rất hài lòng, sai sư Khuông Việt làm bài thơ tiễn sứ về nước như sau ( tạm dịch):

"Gió xuân đầm ấm cánh buồm giương
Trông vị thần tiên về đế hương,
Muôn lần non nước vượt trùng giương.
Đường về bao dặm trường,
Nhớ vị sử lang
Xin lưu ý việc biên cương,
Tâu rõ lên thánh hoàng."

Lý Giác lạy tạ vua lên xe về Bắc, lòng khâm phục nhân tài Đại Việt, lần này về triều phải tâu rõ hoàng thượng nên tỏ ra hòa bình chứ không nên đối đầu với họ.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 08:09:01 am »

Những sứ thần Đại Việt ngày xưa như thế đấy

Thực hiện đường lối ngoại giao giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nêu cao chính nghĩa, hoà hiếu là một nhiệm vụ cực kì khó khăn của một nước nhỏ luôn phải đối phó với những âm mưu bành trướng thôn tính của nước lớn. Các vương triều Đại Việt ngày xưa chưa có cơ quan chuyên trách ngoại giao, chưa có người làm ngoại giao chuyên nghiệp, khi cần người đi sứ hay tiếp sứ thì vua, chúa cử trong số các quan lại triều đình. Trong việc bang giao ngày xưa, ngoài những việc về lễ nghi như triều cống theo lệ, xin phong vương, báo tang, chúc mừng Thiên tử lên ngôi hay chia buồn, thì công việc ngoại giao quan trọng nhất của các sứ thần là giải quyết những tranh chấp về đất đai, đấu tranh giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ không để cho các biên thần của Thiên triều lấn chiếm vùng biên giới của nước ta, làm những việc đã rồi, hoặc xin hoãn binh hoặc giải quyết những hậu quả chiến tranh giữa hai nước, duy trì hòa bình là những việc lớn liên quan đến an nguy của đất nước.
 
Vì vậy những quan lại được cử làm ngoại giao, lập sứ hay đi sứ đều là những quan lại giỏi, “trí dũng song toàn”. Những nhà ngoại giao Đại Việt là đại diện cho một quốc gia văn hiến luôn chứng tỏ cho Thiên triều biết nước ta cũng là một nước văn hiến không kém gì thượng quốc. Những người đi sứ ngày xưa đều đã thuộc lòng những câu trong sách Luận ngữ: “Sứ ư tứ phương, bất nhục quân mệnh, khả vi sĩ hỉ”. Nghĩa là: Kẻ sĩ đi sứ bốn phương, không làm nhục mệnh vua, được như thế mới gọi là kẻ sĩ. “Sứ ư tứ phương, bất năng chuyên đối, tuy đã diệc hề dĩ vi”. Nghĩa là: Đi sứ bốn phương, tự mình không có tài ứng đối, thì học nhiều mà làm gì.

Cho đến đời Lê, các nhà ngoại giao hầu hết là những người đã đỗ đại khoa, nhiều người là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, có người là những nhà ngoại giao chiến lược như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm với chủ trương đường lối ngoại giao được thi hành trong vài ba chục năm và có rất nhiều nhà ngoại giao đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của triều đình giao phó, đã “Đem chuông đi đấm nước người”. Không làm nhục mệnh vua, giữ gìn được quốc thể, bảo vệ được lợi ích dân tộc, đòi hỏi sứ thần phải tinh thông địa lí, lịch sử, văn hoá nước mình, nước người, tài năng mẫn tiệp, ứng đối nhanh trí, thông minh, lịch lãm. Lịch sử còn ghi lại lý lẽ đấu tranh của trạng nguyên Lê Văn Thịnh, tài ứng đối của trung nguyên Mạc Đĩnh Chi với quan lại triều Nguyên trong bao nhiêu việc đến mức độ lưu truyền trong nước là ông được phong “Lưỡng quốc trạng nguyên”, tài biện luận của Nguyễn Trung Ngạn, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hãng, Hồ Phi Tích, Nguyễn Công Nhuận trong việc đòi đất bị lấn chiếm ở vùng biên giới. Lê Quý Đôn đi sứ đã làm cho các quan nhà Thanh phải hết lời khen ngợi, kính phục mà nói rằng nhân tài nước Nam như Lê tiên sinh thì ngay cả Trung Hoa cũng chỉ có đến 1, 2 người. Không những thế, với học vấn uyên bác, lịch lãm Lê Quý Đôn còn làm cho cả sứ thần các nước láng giềng như Lưu Cầu, Triều Tiên phải kính phục, ông lại xây đắp thêm tình hữu nghị giữa hai nước với việc giới thiệu nền văn hiến nước nhà. Dưới triều Tây Sơn, những nhà ngoại giao như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyên Tuấn đều là những nhà văn hoá lớn đã làm nên trang sử ngoại giao vẻ vang của triều đại Quang Trung.

Một biểu hiện nữa của chữ “Trí” của các nhà ngoại giao Đại Việt là phải biết làm thơ, làm thơ thù tiếp các quan lại địa phương ra đón, làm thơ thù phụng với các quan sứ trong triều, làm thơ mừng chúc thọ vua, làm thơ khi đón tiếp sứ thần nước ngoài đến kinh đô phong vương, làm thơ tiễn biệt... Việc là thơ tuy không bắt buộc nhưng là một biểu hiện trình độ văn hoá của sứ thần, của thần dân một nước có văn hiến. Chính một sứ thần Trung Hoa là Tiền Phổ sang phong vương cho Lê Thánh Tông năm 1462 đã yêu cầu khi tiếp đón sứ phải biết làm thơ để bộc lộ cái chí cho người khác biết. Về việc làm thơ của các sứ thần thì có lẽ không lấy gì làm khó khăn vì người nào ngày xưa cắp sách đi học mà không biết làm thơ, huống chi những sứ thần đều là những người đã đỗ đạt trung, đại khoa. Làm thơ tưởng như là chuyện thong thả vui chơi, hàn huyên tâm sự, nhưng đối với các sứ thần thì quả thật không chỉ là chuyện giao hảo, phải tuỳ theo quan hệ giữa 2 nước trong từng thời kỳ mà thể hiện tình hòa hiếu, tự cường dân tộc. Trong dân gian ta thường có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, còn trong việc bang giao giữa các sứ thần ngày xưa thì bài thơ cũng có thể coi như mở đầu cho việc giao dịch bàn bạc thuận lợi. Phùng Khắc Khoan sang Yên Kinh cầu phong vương cho vua Lê Thế Tông năm 1597 đã bị để nằm ở công quán 4,5 tháng trời không được dâng biểu. Nhân dịp vua Minh Thần Tông mừng thọ 80 tuổi, ông đã làm 31 bài thơ chúc thọ trong tập Vạn thọ vô cương dâng lên, đến được tay vua Minh xem, được khen là trung hậu và sau đó đã nhận biểu phong cho vua Lê. Đường lối “ngoại giao văn chương” đã do sứ thần Phùng Khắc Khoan sáng tạo sử dụng từ thế kỷ 16.
.....
( còn tiếp )
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 08:12:30 am »

Những sứ thần Đại Việt ngày xưa như thế đấy
.....
Tiếp

Cùng với chữ Trí, tài năng văn hoá sâu rộng tiêu biểu cho nền văn hiến của quốc gia, các nhà ngoại giao Đại Việt đã thấm nhuần chữ Dũng, nghìn là có dũng khí, can đảm, bất khuất, không sợ chết trước mặt đối phương, không sợ gian khổ khi đi làm nhiệm vụ vua giao phó: Kiều Văn Ứng vâng lệnh Lý Thường Kiệt sang trại giặc bàn với Quách Quỳ, bao nhiêu sứ thần đời Trần đi sứ quân Nguyên trong 3 lần chiến tranh là coi như đi vào cái chết nhưng tất cả đều vâng mệnh vua. Đỗ Khắc Chung xung phong vào trại Ô Mã Nhi xin hoãn binh... Nhiều sứ thần bị giam giữ như Đào Tử Kỳ bị giam ở Giang Lăng 1 năm, Trịnh Đình Toàn, Nguyễn Nghĩa Toàn và 34 hành nhân đã bị nhà Nguyên giam giữ. Lâu hơn cả là Lê Quang Bí đi sứ năm 1548, bí giam cầm đến 18 năm mà được tha về. Ngô Tử Can đi sứ Chiêm Thành cũng bị giữ lại. Hơn thế nữa, có sứ thần còn bị giết hại như Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân sang cầu phong cho Trần Quý Khoáng vào năm 1411 đã bị vua Minh giết hại, Nguyễn Biểu đã bị tướng Minh thử thách tinh thần bằng cách dọn cho ăn cỗ là đầu một người Việt Nam đã bị chúng bắt giết rồi sau đó đem trói dưới chân cầu cho nước dâng lên dìm chết.

Không những phải có dũng khí trước mặt đối phương, các sứ thần Việt Nam còn phải dũng cảm vượt qua bao nhiêu gian khổ trên đường đi sứ. Phải vượt hàng vạn km bằng đường bộ, đường thuỷ, khi đi xe ngựa, khi đi thuyền trong thời gian cả đi và về kéo dài đến gần hai năm, khi mưa, khi nắng gió, khi tuyết rơi lạnh buốt, khi đắm thuyền, khi mưa dột không chỗ che thân, khi bị mất trộm cả tư trang lẫn đồ triều phục, khi ốm đau bệnh tật phải bỏ xác nơi đất khách quê người trên đoạn đường dài hàng vạn km mà sử sách cũ đã không ghi lại hết. Sứ thần Phạm Mưu chết trên đường đi sứ Nguyên năm 1295, Doãn Bang Hiến chết năm 1322, Phó sứ Phan Ninh, hành nhân Nguyễn Cát Phu cùng 7 nhân viên đi sứ Minh bị bệnh dịch chết năm 1435, Phạm Quang Tiến đời Mạc đi sứ chết trên đường đi năm 1530, Bùi Bỉnh Quân chết năm 1632, Đinh Nho Hoàn đi sứ nhà Thanh chết năm 1821, sứ bộ Phạm Hi Lượng đi sứ nhà Thanh năm 1870 bị chết 3 người, sứ bộ Phan Thanh Giản đi sứ Pháp năm 1863 cũng có 2 người bị chết…

Một chuyện nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến là ngoài nhiệm vụ chính là công việc chính trị được giao, các sứ thần Đại Việt đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu và phổ biến những kĩ thuật học tập được trong khi đi sứ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, trong nhiều chuyến đi sứ, một số sứ thần đã chú ý học nghề, tìm hiểu các bí mật nghề nghiệp, kĩ thuật cao, để mang về nước, truyền bá cho dân. Trong dân gian vẫn thường kể chuyện về một số sứ thần đã để công học hỏi kĩ thuật các nghề thủ công ở nước ngoài đem về dạy cho dân trong nước. Trần Lư quê làng Bình Vọng, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, tinh thông nghề thuốc nên trong lần đi sứ năm 1488 sang Trung Quốc, được cử làm người bốc thuốc cho các sứ thần. Năm 1502 ông thi đỗ Tiến sĩ, đến năm 1505 ông được cử làm Phó sứ sứ bộ sang Trung Quốc. Trong 2 lần đi sứ ông đều có ý tìm tòi học hỏi nghề vẽ sơn trang trí. Khi về nước ông đã dạy cho dân trong làng và xung quanh nghề vẽ sơn trang trí. Phùng Khắc Khoan quê làng Phùng Xá (còn gọi là làng Bùng), huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, thi đỗ Hoàng Giáp năm 1580, được cử đi sứ 2 lần vào năm 1597 và 1606. Trên đường đi sứ qua các vùng dệt lụa ở Trung Quốc, ông đã để ý xem xét dân địa phương kéo tơ từ kén tằm sao cho nhỏ, kĩ thuật làm cho sợi tơ thêm bóng, mềm và mượt. Ông cũng để ý đến kết cấu của các khung cửi sao cho dệt được nhiều loại lụa, cách dệt lụa sao cho mịn và bóng. Khi về nước ông đã phổ biến kĩ thuật đó cho dân làng, vì thế nên dân làng Bùng đã dệt được một thứ lụa mượt, mềm và bóng, gọi là lượt. Lượt của làng Bùng nổi tiếng trong cả nước từ đó, dần dần nghề dệt lượt được lan truyền đi các vùng khác. Trong nhiều sách cũng đều chép ông là người đã đem các hạt giống đậu đen, đậu nành (đậu tương) và hạt ngô, giấu trong chỗ kín trong người khi qua cửa ải về nước, để phổ biến cho dân trong nước gieo trồng, làm cho ngũ cốc thêm phong phú hơn. Trần Quốc Khái người xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, đỗ Tiến sĩ năm 1637 được cử đi sứ nhà Minh, ông đã tìm cách học được nghề thêu và nghề làm lọng. Khi về nước ông truyền dạy cho dân làng và xung quanh. Khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ và tôn là tổ nghề thêu. Đặng Huy Thứ người xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đỗ Tiến sĩ năm 1847 được vua Tự Đức cử đi sứ 2 lần đến Quảng Châu, Hồng Kông, Ma Cao. Khi về nước, ông đã đề xuất nhiều cải cách về kinh tế, mở mang việc thương mại. Chính ông là người đã mua máy ảnh và phụ tùng về mở hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1869, lấy tên hiệu là Cảm Hiếu Đường. Mục đích mở hiệu ảnh không phải là kinh doanh kiếm lời mà là để quảng cáo khoa học kĩ thuật mới trên thế giới và giúp cho con cháu có tấm ảnh thờ cha mẹ khi qua đời cho trọn chữ hiếu (nên có tên hiệu là Cảm Hiếu Đường).

Năm 1863, vua Tự Đức cử sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp để điều đình xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Trong thời gian ở Pháp, Chánh sứ Phan Thanh Giản đã mời đại sứ nước Áo và Thổ Nhĩ Kì đến để tìm hiểu về các loại thuế hàng hoá ở hai nước này với hi vọng làm cho nền tài chính đất nước thoát khỏi khó khăn. Cũng chính trong dịp đi sứ này, Phó sứ Phạm Phú Thứ đã học hỏi người dân Ai Cập cách lấy nước tưới ruộng bằng xe trâu và đã phổ biến ở miền Trung khi ông về nước, mọi người đều làm theo vì thấy rất có lợi so với dùng sức người.

Thật đáng kính trọng biết bao những nhà ngoại giao Đại Việt mang trong mình những phẩm chất cao quý, “trí dũng song toàn”, truyền thống anh hùng bất khuất của đất nước Việt Nam. Thiết nghĩ những phẩm chất của họ vẫn là những bài học bổ ích cần thiết cho các nhà ngoại giao ngày nay. Tất nhiên chữ Trí ngày nay cũng bao hàm một nội dung mới phù hợp với thời đại (như tinh thông ngoại ngữ, hiểu biết địa lí, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, đường lối của đối phương, hiểu biết đến một mức độ nhất định khoa học kĩ thuật... Chữ Dũng thể hiện ở chỗ vượt lên mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên, dám nêu những nhận định chủ quan, những kiến giải phục vụ sự phát triển của dân tộc. Ngày nay vai trò của các nhà ngoại giao trong việc tiếp thu những thành tựu của khoa học xã hội, nhân văn và khoa học kĩ thuật tiến bộ trên thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước, đẩy mạnh giao lưu văn hoá, xã hội với các nước là không thể thiếu được...

Nguồn: quehuongonline.vn
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2011, 08:40:50 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 11:38:42 am »

Bác ơi, Mạc Đĩnh Chi mới đúng chứ nhỉ?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 12:19:12 pm »

Bác ơi, Mạc Đĩnh Chi mới đúng chứ nhỉ?

Ý chú Sồm định nói đến câu chuyện, hay đoạn nào vậy  Huh
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 08:36:38 pm »

Tiếp chuyện lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên:

Một hôm Mạc Đĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt Nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:

Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo
(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)

Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại. Theo đó, can mộc là Đoàn Can Mộc - một nhân vật đời Chiến quốc, Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải - một triết gia đời Bắc Tống, Lục Giả: người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ, tương như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc, tự đạo: Giả Tự Đạo, người đời nhà Tống, một quyền thần chuyên chế.

Mạc Đĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:

Đại đình, an thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
(Nghĩa là: Đình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)

Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó Đại Đình là một biệt hiệu của Thần Nông, an thạch tức Vương An Thạch thừa tướng đời Bắc Tống, Vọng Chí là người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế (hai từ "nghiễm nhược" và "Thai sơn", các nhà nghiên cứu cho biết chưa tra cứu ra là ai).

Một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của Mạc Đĩnh Chi.

Link: http://nhantai.vn/nhantai/158/TalentId/137/Nhan_tai_Mac_Dinh_Chi.aspx

 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #46 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 08:42:01 pm »

Câu chuyện 25:
Trần Quang Khải


Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; 1241-1294), con thứ ba của Trần Thái Tông, là đại tướng đời nhà Trần, làm đến chức Tướng quốc đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo tứ tư, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.

Trần Quang Khải còn là một nhà ngoại giao giỏi. Năm 1281, khi nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Việt Nam lần thứ hai, chúng cho Sài Thung đem 1.000 quân đưa bọn Trần Dĩ ái về nước. Khi tới biên giới, quân Nguyên bị nhà Trần phục đánh. Trần Dĩ ái bỏ chạy. Sài Thung được "rước" về Thăng Long để dùng vào kế hoãn binh để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với giặc. Lúc Sài Thung về Trung Quốc, Trần Quang Khải làm bài thơ tiễn tặng rất thân, nhã, đoạn kết có câu viết:

Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện,
Ân cần ác thủ tự huyên lương.
(Chưa biết ngày nào lại cùng gặp mặt,
Để ân cần nắm tay nhau hàn huyên).

Đối với viên sứ giả hống hách của một nước sắp tràn quân sang xâm lược, thái độ Trần Quang Khải vẫn ung dung, niềm nở như vậy, đó cũng thể hiện một nghệ thuật ngoại giao khôn khéo của ông và con người Việt Nam thời ấy.

Link: http://nhantai.vn/nhantai/158/TalentId/79/Tran_Quang_Khai.aspx
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 07:19:21 pm »

...Sứ thần Giang Văn Minh

...Những ngày ở lại kinh đô nhà Minh, Giang Văn Minh vẫn cứ tỏ thái độ cứng cỏi, đôi lúc cũng ngông cuồng. Có lần sau những ngày mưa gió ẩm ướt, trời nắng to, thiên hạ ai cũng đi dạo chơi, ngắm cảnh, sưởi ấm, riêng ông lại nằm nhà, ra sân, phanh bụng để... phơi nắng! Bọn quan chức Tàu hỏi tại sao, thì ông nói:

- Lâu nay học hành, sách vở thiên hạ có bao nhiêu, đều thu cả vào trong bụng này. Bên nước Nam, thời tiết hanh khô, chứ bên Trung Quốc thì ẩm ướt quá. Hôm nay được trời nắng to phải phơi bụng ra cho chữ trong ấy khỏi mốc!

Câu trả lời nghịch ngợm, hóm hỉnh thôi. Nhưng bọn quan lại hiểu ra là ông có ý khinh bỉ, ngạo đời.



Mộ thám hoa Giang Văn Minh



Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh

Link: http://nhantai.vn/nhantai/158/TalentId/139/Nhan_tai_Giang_Van_Minh.aspx
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 07:40:17 pm »

Câu chuyện 26:
Trần Nhật Duật - Nhà ngoại giao tài ba


Trần Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn có sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không những hiểu tiếng mà còn hiểu cả tâm tư người khác.

Ngoài 20 tuổi, Trần Nhật Duật đã được triều đình nhà Trần giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan.

Khi tiếp xúc với các sứ thần nhà Nguyên, ông vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến sứ Nguyên cho rằng Nhật Duật là người Hán ở Chân Định (nước Triệu cũ) (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt.

Năm 1280, chúa đạo Đà Giang (thuộc miền Tây Bắc ngày nay) là Trịnh Giác Mật nổi lên nổi lên cự lại triều đình. Cùng lúc đó nhà Nguyên đang sửa soạn đại binh đánh Đại Việt. Với nhu cầu cấp bách phải dẹp ngay mối bất hòa trong nước, vua Trần phái Trần Nhật Duật làm "Trấn thủ Đà Giang" ra quân đi dẹp.

Hay tin, Trịnh Giác Mật họp thủ hạ bàn kế cự chiến. Giác Mật định ám hại ông nên sai người đưa thư dụ Nhật Duật: "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay". Các tướng can ngăn e Giác Mật tráo trở, ông chỉ nói nếu có như vậy triều đình sẽ cử một vương khác tới làm tướng, rồi ông một mình một ngựa đến trại Giác Mật, chỉ mang theo mấy tiểu đồng cắp tráp đi hầu. Thản nhiên đi giữa lớp lớp gươm giáo và đám lính sắc phục kỳ dị cố ý phô trương uy hiếp của Giác Mật, Nhật Duật nói với chúa đạo bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc Đà Giang:

"Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tai phải."

Từ Giác Mật đến các đầu mục đều kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói và tục lệ của ông. Rồi Giác mật sai bưng mâm rượu lên. Giác Mật mời ông uống. Trần Nhật Duật không chút ngần ngại, cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt, cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo.

Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: "Chiêu Văn Vương là anh em với ta rồi!".

Nhật Duật nói: "Chúng ta xưa nay vẫn là anh em". Trịnh Giác Mật nhanh chóng chịu quy thuận, khiến nhà Trần yên ổn được biên giới Tây Bắc để tập trung chống quân Mông Nguyên.

Link: http://nhantai.vn/nhantai/158/TalentId/77/Nhan_tai_Tran_Nhat_Duat.aspx

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 07:50:00 pm »

Câu chuyện 27:

Chính sách ngoại giao của Trần Thánh Tông


Quan hệ với Nam Tống

Năm 1258, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Sau đó dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ.

Để giữ tình bang giao với Đại Việt, khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Việc duy trì quan hệ với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc.

Sau này Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, từ đó mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Quan hệ với Nguyên Mông

Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua Mông Cổ lại đặt quan Đạt-lỗ-hoa-xích (tức là quan Chưởng ấn) để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt. Ý Mông Cổ muốn tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm.

Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để phòng chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân quân ngũ ra làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Từ năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, trong lúc bình định nốt miền nam Trung Quốc muốn dụ vua Đại Việt sang hàng phục, để khỏi cần động binh. Cứ vài năm, Mông Cổ lại cho sứ sang sách nhiễu Đại Việt và dụ vua An Nam sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275 Trần Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng:

Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Link: http://nhantai.vn/nhantai/158/TalentId/83/Nhan_tai_Tran_Thanh_Tong.aspx
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM