Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:48:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Đòn ngoại giao" của cha ông ta khiến ngoại bang nể sợ  (Đọc 106116 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 07:42:45 pm »

Trích:
BANG GIAO ĐẠI VIỆT VÀ TRUNG HOA DƯỚI THỜI LÊ - TRỊNH
(1599-1786)

....
4. Chính sách bang giao của Đại Việt đối với Trung Hoa thời Lê - Trịnh

4.1. Chính sách hòa hiếu, chủ động, linh hoạt trong bang giao

Đặt trong bối cảnh cần ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và vị thế nước nhỏ trước một đế chế Trung Hoa rộng lớn, chính quyền Lê - Trịnh luôn tỏ thái độ nhún nhường và đặc biệt thực thi chính sách bang giao mềm dẻo, linh hoạt.

Ngay khi kết thúc chiến tranh, chính quyền Lê - Trịnh được thiết lập, Đại Việt đã chủ động sang cầu phong. Mặt khác, trong quan hệ với Trung Hoa, chính quyền Lê - Trịnh luôn tự xác định cho mình vị thế nước nhỏ nên đã chủ động hòa hiếu thông qua việc cầu phong, triều cống... Đánh bại triều Minh, nhà Thanh ra đời trên đất Trung Hoa. Chính quyền Lê - Trịnh một mặt từ chối nhận sách phong của nhà Minh, phần nữa sang cầu phong triều Thanh. Sự linh hoạt trong cách hành xử của chính quyền Lê - Trịnh đối với Trung Hoa đã tạo tiền đề cho quan hệ hai nước sau này. Khi bang giao, Đại Việt phải theo định lệ tiến cống, mỗi lần như vậy rất tốn kém. Hoàn cảnh đó sứ thần chúng ta đã chủ động xin được đổi lệ 3 năm thành 6 năm mới tiến cống, thậm chí nếu trong nước có việc thì có thể nhiều hơn thế. Các nghi lễ bang giao cũng được Đại Việt chủ động bỏ bớt chỉ giữ lại những nghi thức căn bản mà không làm mất đi sự trọng thể của quốc gia trong đón tiếp sứ.

Chú trọng hoạt động bang giao và xác định được tầm quan trọng của bang giao, chính quyền Lê - Trịnh đã có sự chủ động linh hoạt, hòa hiếu trong chính sách bang giao. Nhờ đó, góp phần quan trọng tạo sự ổn định của đất nước dưới thời Lê - Trịnh.

4.2. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị xâm phạm

Trong bang giao, chính quyền Lê - Trịnh luôn lấy sự hòa hiếu làm đầu. Thế nhưng, khi chủ quyền bị xâm phạm thì sẵn sàng đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền mà thành quả tiêu biểu là thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại mỏ đồng Tụ Long.

Năm 1724, tổng đốc Vân Nam là Cao Kỳ Trác chiếm và đưa lính vào khai thác mỏ đồng Tụ Long. Hành động của nhà Thanh đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt. Để ngăn chặn, chúa Trịnh một mặt ra lệnh cho trấn thủ Tuyên Quang ra sức chống giữ. Mặt khác, chính quyền Lê - Trịnh cử các sứ thần sang tranh biện, vạch định việc biên giới. Trước những bằng chứng và lý lẽ của sứ thần Đại Việt, phía nhà Thanh không thể tự bào chữa cho mình. Do vậy, vua Ung Chính nhà Thanh: “Đã hạ lệnh cho viên tổng đốc rút nhân viên đóng ở các xứ thôn Tà Lộ về, còn việc lập giới mốc sau sẽ bàn riêng, quốc vương nên bình tĩnh đợi sẽ phân xử” [3, tr.341 - 342]. Sau một thời gian, vấn đề mỏ đồng Tụ Long “tranh biện và bẻ lý mãi rồi lập đồng trụ làm mốc. Thế là việc biên giới mới được ổn định. Mỏ đồng Tụ Long lại thuộc về ta” [4, tr.161]. Bên cạnh đó, Đại Việt bằng những chính sách, hành động kiên quyết trong bang giao cũng đã đấu tranh giành lại ba châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và nhiều vùng đất dọc hai bên biên giới.

Thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại mỏ đồng Tụ Long đã khẳng định chính sách đúng đắn trong bang giao của chính quyền Lê - Trịnh, đồng thời khẳng định những giá trị lớn lao của bang giao Đại Việt trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính quyền Lê - Trịnh bằng chính sách kiên quyết trong bang giao đã thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm của người cầm quyền đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự khôn khéo trong đường lối bang giao của dân tộc.
....
Link: http://www.sugia.vn/index.php?mod=news&nid=671&cpid=2&view=detail
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 08:04:37 pm »

Câu chuyện 18:

LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC
....
( Trích từ bài: Tôn vinh trạng nguyên Nguyễn Trực )

Trạng nguyên Nguyễn Trực tên chữ là Công Dĩnh, hiệu Hu Liêu. Ông sinh năm 1417, trong một dòng họ nối đời khoa bảng. Cụ nội ông là Nguyễn Tử Hữu từng giữ chức Hàn lâm viện thị giảng kiểm Thẩm hình viện sự triều Trần. Ông nội là Nguyễn Bính - Huấn đạo phủ Ứng Thiên, một người nổi tiếng tài ba đức độ. Thân sinh Trạng nguyên là Nguyễn Thời (Thì) Trung, một nhà thơ khá nổi tiếng đầu thời Lê, từng làm quan trong triều, nổi tiếng thanh liêm đạo đức... Phu nhân trạng nguyên Nguyễn Trực là bà Đỗ Thị Chừng - người làng Nghĩa Bang, phủ Quốc Oai.

Tương truyền, Nguyễn Trực từ bé đã nổi tiếng thần đồng. Mười tuổi đã đọc thông viết thạo Hán văn. Mười hai tuổi chỉ ham thích việc học. Mười tám tuổi đi thi Hương đã đỗ đầu. Năm 26 tuổi đỗ đầu thi Đình (Đệ nhất giáp, đệ nhất danh tiến sĩ) đứng đầu 33 tiến sĩ cùng khóa - cuộc thi do đích thân vua ra đề và chấm. Đến nay, bài thi đình của Nguyễn Trực được đánh giá là một trong những bài thi Đình hay nhất.

Làm quan, kinh qua nhiều chức vụ lớn, Nguyễn Trực luôn giữ được phẩm cách nhà Nho. Ông thanh cao đến nỗi vua Lê Nhân Tông sai vẽ hình ông để bên cạnh ngai vàng để tỏ ý không lúc nào quên. Còn vua Lê Thánh Tông thì kính trọng sai văn thần đem bộ sách “Thiên Nam dư hạ” đến tận nơi ở của ông để tiện “biên tập”...

Về danh vị “Lưỡng quốc trạng nguyên”, chuyện kể rằng: Khi đi sứ, bằng tài thơ phú và đối đáp, ông được vua Minh mến mộ và mời dự kỳ thi Đình. Không ngờ, ông lại đỗ đầu. Vì thế nên được vua nhà Minh phong “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Lúc được vua giao tiếp sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián, Nguyễn Trực đối đáp như thần, lại hạ bút họa ngay một lúc 50 vần thơ lưu biệt khiến sứ thần phương Bắc vô cùng thán phục... Dù làm quan to trong triều nhưng Nguyễn Trực mấy lần cáo quan muốn lui về vui thú điền viên nhưng không được. Đến khi ông mất, vua Lê Thánh Tông điếu rằng: “Đời dõi nho tông phát ấp bang; Trong đạo đức, có từ chương; Nối dòng thi lễ nhà truyền báu; Tranh giải khôi nguyên bảng chói vàng; Nam - Bắc hai triều danh vang; Phong lưu một cửa họ sang; Từ đường ở đấy niềm tây lạnh; Dấu cũ càng thơm xạ có hương“.

Link: http://www.baomoi.com/Ton-vinh-Trang-nguyen-Nguyen-Truc/54/6097563.epi
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 08:13:05 pm »

Câu chuyện 19:

NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là con gái cụ Đoàn Doãn Nghi, là em Đoàn Doãn Luân, đều là những nhà khoa bảng nổi danh thời Lê - Trịnh. Thấy bà có tài, bố nuôi là Lê Anh Tuấn muốn tiến cho Chúa Trịnh, nhưng bà cự tuyệt, về nhà bố đẻ ở. Từ đó, việc học của bà càng tiến tới và nổi tiếng về đức hạnh cũng như văn chương thơ phú. Năm 25 tuổi, bà dạy học ở Mỹ Hào. Anh ruột mất, bà phải vào làng Chương Dương, huyện Thường Tín (hiện nay) dạy học và bốc thuốc nuôi mẹ, nuôi cháu. Năm bà 39 tuổi, quan Binh bộ tả Thị lang Nguyễn Kiều đến cầu hôn. Bà đồng ý làm vợ lẽ và theo ông về kinh đô. Cuộc sống hạnh phúc đã cho bà cảm xúc làm văn chương, trong đó truyện Truyền Kì Tân Phả bằng chữ Hán và dịch thành công Chinh phụ Ngâm của Đặng Trần Côn bằng quốc âm, rất phù hợp với hoàn cảnh, tình cảm của người phụ nữ Việt Nam, trong đó có bà, khi chồng đi sứ xa nhà.

Không chỉ tài văn chương, bà còn nổi tiếng làm câu đối, trong những trường hợp rất gay cấn… Một lần, có đoàn Sứ thần Bắc quốc sang nước ta. Đoàn Thị Điểm được bố trí ngồi bán nước ở quán gần phủ. Đoàn Sứ thần nghỉ chân vào quán uống nước. Thấy cô hàng nước xinh đẹp, họ liền trêu ghẹo bằng một vế đối hóc búa: “Nam bang nhất thốn thổ, bất tri kỉ nhân canh”. Nghĩa là: Có một tấc đất ở nước Nam, không có người biết cày. Họ vừa đọc xong, Đoàn Thị Điểm ứng khẩu ngay: “Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất”. Nghĩa là: Các bậc quan lớn ở xứ Bắc đều ở chỗ ấy mà ra!. Vế đối rất chỉnh, lại sắc bén, thâm thúy, đoàn sứ thần bị vố cay, mà vẫn thán phục cô bán nước.

Nguyễn Tiến Bình

Link: http://www.baomoi.com/Tai-van-chuong-xuat-chung-cua-nu-si-Doan-Thi-Diem/152/5826604.epi
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 08:24:17 pm »

Câu chuyện 20:

TRẠNG NGUYỆT: VỊ SỨ THẦN NHANH TRÍ

(Trích: Chuyện về ông Trạng Nguyệt đất Thanh Trì )

Năm Đinh Mùi (1667) Nguyễn Quốc Trinh được triều đình phong làm Chánh sứ dẫn đoàn sứ bộ sang nhà Thanh. Biết ông là người giỏi thơ văn, vua Thanh là Khang Hy có lệnh triệu Nguyễn Quốc Trinh vào điện để thử tài. Khi ông đến thì thấy có cả sứ thần Cao Ly ở đấy, vua Thanh sai người mang ra hai chiếc thẻ tre dài chừng hai thước, rộng nửa thước rồi nói: “Hai sứ thần hãy viết tên 100 danh thần của Trung Quốc vào chiếc thẻ, ai viết xong trước sẽ được phong là Lưỡng quốc danh thần (Quan giỏi hai nước), bằng không chỉ là Độn thần (Quan ngu dốt)”.

Thấy sứ Cao Ly chăm chú cầm bút, mài mực viết còn Nguyễn Quốc Trinh vẫn ngồi im lặng tỏ vẻ suy nghĩ nhưng mãi không viết được chữ nào, vua quan nhà Thanh rất ngạc nhiên. Một đại thần sốt ruột hối thúc, ông chỉ cười và nói: “Không có gì phải vội cả, tôi chỉ viết một loáng là xong ngay”. Khi thời hạn nộp thẻ sắp hết, sứ thần Cao Ly cũng sắp hoàn thành phần thi của mình, lúc đó Nguyễn Quốc Trinh mới viết hai dòng chữ lên thẻ tre rồi buông bút. Vua quan nhà Thanh tất thảy đều kinh ngạc không rõ ông trổ tài ra sao, bằng cách nào nên khi hai thẻ tre được dâng lên, vua Thanh cầm ngay chiếc thẻ của Nguyễn Quốc Trinh đọc thấy viết rằng: “Khổng môn thất thập nhị hiền/Vân Đài nhị thập bát tướng”. Nghĩa là: “Cửa Khổng có bảy mươi hai người hiền/Vân Đài ghi hai mươi tám tướng giỏi”.

Ý nghĩa hai câu trên đều dẫn theo tích của Trung Quốc, theo đó vào thời Xuân Thu trong số các học trò của Khổng Tử nổi tiếng tài giỏi nhất có 72 người. Còn Vân Đài là một đài kỷ niệm được xây dựng thời vua Hán Vũ Đế, trên đó có khắc tên 28 danh tướng dũng lược của triều Hán; do đài xây cao vút như chạm đến trời nên mới có tên là Vân Đài (đài mây). Vậy là đã đủ 100 người tài giỏi của nước Tàu.

Đọc xong thẻ tre, vua Thanh tấm tắc khen ngợi tài năng và trí thông minh của Nguyễn Quốc Trinh rồi phán rằng: “Sứ thần nước Nam rất xứng đáng là Lưỡng quốc danh thần”.

Sau khi đi sứ trở về, do có công lớn nên triều đình thăng chức cho Nguyễn Quốc Trinh lên làm Tả thị lang bộ Lại, tước Liên Trì tử.

Link: http://www.baomoi.com/Chuyen-ve-ong-Trang-Nguyet-dat-Thanh-Tri/59/4855281.epi
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 08:34:15 pm »

Truyện tiếp theo về Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi:

VỊ SỨ THẦN DÁM GIƯƠNG CUNG BẮN...MẶT TRỜI

Đó chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) đời nhà Trần. Ông quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương (nay là làng Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương), đỗ Trạng nguyên vào năm 1304 triều vua Trần Anh Tông.

Sau khi thi đỗ, Mạc Đĩnh Chi được ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia tức quản lý kho sách của thư viện Hoàng gia. Sau đó thăng dần lên Hàn lâm Đại học sĩ, Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung.

Ông làm quan trải bốn triều vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông. Ông được cử đi sứ 2 lần sang nhà Nguyên vào các năm 1308 và 1324. Quanh chuyện đi sứ của ông có nhiều điều thú vị.

Một lần, đoàn sứ bộ đi đến cửa quan thì đã muộn, cửa quan đã đóng. Sứ bộ ta gọi cửa mãi mà không được. Một lúc sau thấy từ trên vọng lâu thòng xuống một mảnh giấy, trên đó là một vế đối, thách sứ giả ta đối được thì mới mở cửa quan cho đi. Vế ra như sau: Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan (Tới cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua).

Đây là một vế đối khó, phải tìm được một câu trong đó một từ phải được lặp lại 4 lần và một từ phải được lặp lại 3 lần tương ứng với hai từ ở vế ra. Mạc Đĩnh Chi đã rất nhanh ý, lấy ngay hoàn cảnh của mình lúc này để đối lại: Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước).

Nói là mời tiên sinh đối trước (ý nhún nhường) nhưng bản thân đây đã là một vế đối hoàn hảo rồi. Câu này cũng có chữ đối được lặp lại 4 lần và chữ tiên được lặp lại 3 lần, ý tứ rất chỉnh. Những người giữ cửa quan đành phải mở cho đoàn sứ bộ của ta đi qua.

Khi Mạc Đĩnh Chi được diện kiến vua Nguyên, vua ra vế đối: "Nhật: hỏa, vân: yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ (mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng). Có ý tự phụ ta đây là vua của Thiên triều, là bậc Thiên tử, như mặt trời đỏ có thể thiêu cháy tất cả, còn các nước chư hầu như mặt trăng yếu ớt, chỉ dám sáng vào ban đêm, còn ban ngày sẽ bị mặt trời thiêu cháy.

Với sự thông minh, mẫn tiệp và dũng cảm, Mạc Đĩnh Chi đã khẳng khái đối lại: "Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô (Mặt Trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rơi mặt trời). Vế đối lại của Mạc Đĩnh Chi rất chỉnh, ý tứ rất mạnh mẽ. Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! Quả thật là táo bạo. Vua Nguyên dù hậm hực nhưng đành chịu tài sứ giả, chẳng bắt bẻ vào đâu được.

Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống liêm khiết, vì vậy tuy làm quan mà vẫn nghèo. Có lần đang đêm vua sai người lén bỏ 10 quan tiền trước cửa nhà ông. Sáng ra ông thấy tiền liền đem nộp triều đình, nhưng không ai nhận cả.

Vua nói: Tiền đó không ai nhận thì là của nhà ngươi, ngươi hãy cầm lấy mà dùng. Thật ra đây chỉ là một hình thức trợ cấp mà nhà vua có ý dành cho Mạc Đĩnh Chi. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng đế.

Phan Duy Kha
Link: http://www.baomoi.com/Vi-su-than-dam-giuong-cung-ban-Mat-Troi/141/4211107.epi
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 08:56:32 pm »

ĐỀN THỜ THÁM HOA GIANG VĂN MINH

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 09:06:07 pm »

Câu chuyện 21:

Nguyễn Biểu -sứ giả can trường.
   

Nguyễn Biểu (?- 1413) là tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam, quê ở quê làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh).
     Thân thế của Nguyễn Biểu sử sách chỉ chép là người làng Bà Hồ, huyện Chi La (nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) không chép ngày tháng năm sinh cha mẹ là ai, làm gì. (Lã Duy Lan trong bài: Từ Nguyễn Du đến Nguyễn Biểu thì cho cho rằng ông quê Thanh Oai, cùng dòng tộc với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan… ) Ông đỗ Thái học sinh thời Trần, ( có sách nói đậu khoa Nhâm Dần (1400) cùng Nguyễn Trãi) đã từng theo giúp vua Trùng Quang nhà Hậu Trần từ những ngày đầu mới lên ngôi, lấy đất Bà Hồ, huyện Chi La làm căn cứ tổ chức cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Lúc bấy giờ lực lượng kháng chiến của Giản Định đế Trần Ngỗi đã suy yếu, Trùng Quang đế đã tìm cách đưa Trần Ngỗi về Bà Hồ tôn làm Thái Thượng hoàng thống nhất lực lượng kháng chiến. Từ đó Bà Hồ chỉ còn lại lực lượng nhỏ, Thượng Hoàng  cùng các tướng đều đưa quân ra trận, thời gian này nghĩa quân lúc tiến ra Bắc, lúc lui về Diễn Châu, Nghệ An, nhưng sau trận thua ở Thần Đầu vào năm 1412 nghĩa quân bị tổn thất nặng. Quân Minh chiếm Thanh Hoa, Diễn Châu và thành Nghệ An, vua Trùng Quang phải rút vào giữ vùng Tân Bình -Thuận Hoá và sai Nguyễn Biểu đi sứ cầu phong ở thành Nghệ An tìm kế hoà hoãn chờ đợi thời cơ.
       Về việc đi sứ và cái chết của ông, Đại Việt sử ký Toàn thư chỉ chép: “Mùa hạ tháng 4 năm Quý Tỵ (1413) bọn Trương Phụ nhà Minh đánh mạnh vào Nghệ An, vua chạy về Châu Hoá sai Đài quan là Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong mang sản vật địa phương đến Nghệ An. Trương Phụ giữ lại, Biểu tức giận mắng rằng: “Trong bụng muốn đánh lấy nước người, bên ngoài giả làm quân nhân nghĩa; đã hứa lập con cháu nhà Trần nay lại đặt quận huyện, không những chỉ cướp lấy vàng bạc, châu báu còn giết hại nhân dân, thực là giặc tàn ngược”. Phụ giận lắm đem ông ra giết.
     Còn trong sách “Nghĩa Sĩ truyện” thì chép rằng: “Khi tới trước quân Trương Phụ, bọn giặc bắt ngài lạy. Ngài đứng trơ không nhúc nhích. Nhân thế giặc đặt tiệc thết, nấu một đầu người mà mời, cốt để cho rõ ý ngài. Ngài tức thì lấy đũa khoét hai mắt, hoà với dấm mà nuốt”. Trong bản chép tay kèm ở trong gia phả họ Nguyễn có thêm:     Lúc bày tiệc ra ngài cười mà nói: “Đã mấy lúc người Nam lại được ăn đầu người Bắc”. Trương Phụ cảm phục đối xử tử tế rồi cho ông về. Nhân đó Phụ hỏi viên hàng thần Phan Liêu: “Nguyễn Biểu là người thế nào?” Liêu vốn có hiềm khích với ông bèn nói: “Người ấy là hào kiệt c ủa n ước Nam, Ngài muốn lấy nước Nam mà không có người này thì việc thành sao được”. Phụ sai người đuổi theo bắt ông lại hòng uy hiếp mua chuộc nhưng khi Nguyễn Biểu bị dẫn đến trước dinh, Trương Phụ bắt ông lạy ông vẫn đứng thẳng không hề run sợ. Ông nói: Ta là tôi vua phương Nam, ngươi là tôi vua đất bắc, là bề tôi cả sao lại bắt nhau quỳ được? Phụ mắng ông vô lễ ông bèn vạch âm mưu và tội ác của giặc. Phụ tức giận sai quân đưa ông ra trói dưới cầu Yên Quốc (tức cầu Lam, một nhánh sông Lam chảy giữa hai làn Vệ Chánh và Quang Dụ xưa) cho nước lên dìm chết. Ông lấy móng tay vạch vào cột cầu 8 chữ: “Thất nguyệt, sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử” (ngày mồng 1 tháng 7 Nguyễn Biểu chết).   Trương Phụ giết ông nhưng phải ngầm kính phục cho đưa thi hài về Bình Hồ an táng. Vua Trùng Quang được tin ông tử tiết hết sức thương xót sai làm văn Dụ tế, nhà sư chùa Yên Quốc cũng soạn bài tụng, làm lễ cầu siêu cho ông. Nguyễn Biểu vị sứ giả can trường của dân tộc đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh. Tiết tháo của Nguyễn Biểu thật là lẫm liệt, trước giặc giữ lòng chỉ nghĩ đến vua, trước vận suy của nước vẫn làm rạng danh quốc thể.

Link: http://trannhuong.com/news_detail/10112/KHI%CC%81-PHA%CC%81CH-NG%C6%AF%C6%A0%CC%80I-%C4%90I-S%C6%AF%CC%81
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 09:12:59 pm »

Câu chuyện 22:

LÀM THƠ DỞ PHẢI ĐI SỨ

Đương thời, tài thơ văn ứng đáp của Nguyễn Tông Quai lẫy lừng hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

Chuyến đi sứ lần thứ nhất, khi xướng họa thơ văn, các nho sĩ nhà Minh đã nghiêng mình thán phục  là tài thơ của sứ thần họ Nguyễn đáng sánh ngang với các bậc đại gia thời Đường, Tống.

Đi sứ về, Nguyễn Tông Quai bị bọn hoạn quan ganh ghét dèm pha nhưng khi bàn đến việc cử người lo nhiệm kì công sứ mới thì triều đình Lê – Trịnh lại thấy khó có thể chọn ai ngoài Nguyễn Tông Quai làm chánh sứ.

Khi đến Yên Kinh (thủ đô nhà Thanh) gặp lại những gương mặt năm xưa, có viên quan nhà Thanh đã hỏi móc rằng:

- An Nam hết nhân tài rồi hay sao mà lần công sứ nào cũng thấy cử ông đến vậy ?

Nguyễn Tông Quai thản nhiên đáp:

- Ở nước tôi thường vẫn quan niệm đi sứ là một sự đầy ải nên mỗi lần cử người đi sứ, triều đình lại tổ chức thi thơ. Khi bình xong, thơ của người nào dở nhất thì buộc phải làm chánh sứ để dẫn đoàn sứ bộ lên đường. Tôi vốn kém sở trường về thơ nên hai lần thi đều bị xếp hạng bét, thành thử phải đi sứ cả hai lần.

Các quan Trung Quốc biết là bị hố, nhưng đành ngậm miệng phục tài biện bác của sứ thần Đại Việt.

(Giai thoại Việt Nam, NXB Kim Đồng)

Link: http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin-bai/7/35/147/2064/lam-tho-do-phai-di-su.html
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #38 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 09:32:06 am »

Truyện tiếp theo về Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi:

LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều danh tướng làm cho triều đại phương Bắc khiếp sợ mỗi khi nhắc đến danh tính. Trong hàng quan văn, cũng có nhiều danh nhân làm rạng danh cho các triều đại Việt Nam, nhưng để đạt được sự ngưỡng mộ và và đạt được danh phong của triều đại phong kiến phương Bắc thì rất hiếm. Một trong số đó chính là trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi.


Đền thờ Mạc Đỉnh Chi ở Hải Dương

Trong những lần đi sứ của mình, Mạc Đỉnh Chi đã được diện kiến vua Nguyên. Biết sứ thần nước ta là người thông minh, tài trí và ứng đối nhanh lẹ, nhiều lần vua Nguyên đã cố tình thử tài ông, nhưng lần nào Mạc Đỉnh Chi cũng khiến cho triều đình nhà Nguyên phải nể phục tài năng của mình, qua đó tạo thêm sự tốt đẹp cho mối bang giao Nguyên – Đại Việt.

Có một lần, Mạc Đỉnh Chi và sứ thần một số nước khác ra mắt vua Nguyên. Nhân lúc đang cầm chiếc quạt của một sứ thần nước khác dâng, vua Nguyên buộc sứ thần nước ta và sứ thần Triều Tiên đề thơ. Trong lúc còn đang suy nghĩ tìm ý thơ thì sứ thần Triều Tiên đã làm được hai câu:

Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công (là những người được vua trọng dụng) Rét buốt lạnh lùng, thì như Bá Di, Thúc Tề (là những người bị ruồng bỏ)

Mạc Đỉnh Chi nhìn thấy hai câu thơ của sứ thần Triều Tiên liền nhanh trí phát triển thêm thành một bài thơ hoàn hảo:
Chảy vàng, tan đá, trời đất như lò, ngươi bấy giờ là Y  (Y Doãn) Chu (Chu Công) đại nho.
Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, ngươi bấy giờ là Di (Bá Di) Tề (Thúc Tề) đói xo.
Ôi, được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru!

Bài thơ của Mạc Đỉnh Chi làm xong trước, vua Nguyên xem xong rất ngợi khen tài năng của ông. Cảm phục và quý mến tài trí của Mạc Đỉnh Chi, vua Nguyên phong ông làm “Lưỡng quốc trạng nguyên” và hết sức coi trọng.

Link: http://enews.agu.edu.vn/?act=VIEW&a=7438
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 11:26:05 am »

Câu chuyện 23:
Trương Trọng

Theo sách Cổ Kim thận ngôn (những lời nói hay xưa nay) của Phạm Thái,Trương Trọng,người quận Nhật nam có học hành ít nhiều và làm Thuộc lại trong quận.
Bấy giờ nước ta đang lệ thuộc phương Bắc,Trương Trọng được viên Thái thú Nhật Nam cử sang kinh đô Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà nam,Trung Quốc)thay mặt Thái Thú tâu bày công việc trong quận lên vua Hán.
Trương Trọng đến kinh đô vò chầu vua Hán.Hán Minh đế thấy Trương Trọng thấp bé lại là dân "man di"(mọi rơ)ngoài cõi xa tỏ ý khinh thường,hỏi xách mé:
-Viên lại nhỏ kia(tiểu lại)người quận nào?
Trương Trọng khảng khái đáp:
-Thần là Kế Lại,người thay mặt thái thú Nhật Nam vào chầu vua và dâng sớ lên triều đình,chứ không phải là 1 viên lại nhỏ.Bệ hạ muốn dùng người có tài cán hay chỉ muốn đo xương thịt?
Vua Hán nghe câu trả lời cứng cỏi và đúng đắn của Trương Trọng xong thì tức lắm nhưng đành im lặng.
Mấy hôm sau, nhân dịp Tết Nguyên Đán,vua mở tiệc.Trăm quan vào hầu và chúc tết vua trong đó có Trương Trọng.Thấy ông, vua Hán nghĩ ngay tới chuyện hôm trước và muốn rửa hận nên nhân đủ các quan ở đấy,y hỏi kháy:
-"Nhật Nam" có nghĩa là "phía nam mặt trời".ta nghe nói tất cả nhà cửa quận này đều xoay hướng về phương Bắc để trông thấy mặt trời phải không?
Câu hỏi kiêu ngạo trên ý muốn xưng thiên triều phương Bắc là mặt trời còn mọi người thì phải phục tùng.Trương Trọng bình tĩnh đáp:
-Tâu bệ hạ,theo thiển ý của thần thì "Nhật Nam" không phải là ở phía nam mặt trời.Trung nguyên của bệ hạ có quận gọi là "Vân Trung" mà đâu có ở giữa mây, có nơi gọi là "Kim Thành" mà lại không phải là toà thành xây bằng vàng.Tên thế thôi chứ thực có vậy đâu. Nơi nào thì mặt trời cũng ở đằng đông cả.
Lời đối đáp rắn rỏi và sự thông minh nhanh trí của Trương Trọng đã khiến nhà vua thán phục ông 1 lần nữa
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM